Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.17 KB, 3 trang )
Nghệ thuật nói “không”
Thật khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là khi người nhờ
bạn lại là một đồng nghiệp hay một vị sếp. Bạn đang bận nhưng lại không
biết nên từ chối thế nào để người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi
áy náy.
Càng khó từ chối hơn khi bạn là người “cả nể”. Không giúp có thể mang
tiếng xấu, nhưng dễ tính quá thì có thể bị coi thường hoặc bị lợi dụng. Bạn
cần biết đánh giá việc gì nên làm giúp đồng nghiệp, việc gì không. Nếu từ
chối cũng phải khéo léo và tế nhị.
1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối
quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy
cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, công
việc,...).
2. Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết
“lượng” sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối “thẳng
thừng” thì lại kém tế nhị. Hãy “hoãn binh” một lúc để “chọn” từ ngữ, giọng
nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.
Ngoài ra, trước khi đưa ra câu trả lời, hãy hỏi rõ xem công việc người đó
định nhờ là gì. Nếu quá sức hoặc không đúng chuyên môn thì dù có rảnh rỗi
cũng không nên giúp, kẻo lại mang họa vào thân.
3. Đánh giá yêu cầu. Khi được nhờ cậy, hãy đánh giá công việc rồi phân tích
để giúp người kia hiểu rõ vì sao bạn đồng ý hoặc vì sao từ chối. Nếu có thể,
bạn hãy đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm
thông và chia sẻ với người kia.