Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa việt nam giai đoạn 1945 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.63 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nông Tiến Dũng

YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG HỘI HỌA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀICHIẾN TRANH CÁCH MẠNG

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Văn Dƣơng

Hà Nội - 2020


i

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội
họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng là công
trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến
tham khảo, tƣ liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2020

Tác giả luận án


ii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CTCM

: Chiến tranh cách mạng

ĐH

: Đại học

H

: Hình

NCS

: Nghiên cứu sinh

Nxb

: Nhà xuất bản


tr

: trang

YTLM

: Yếu tố lãng mạn


iii

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................... 01
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975 VỀ ĐỀ
TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG......................................................................................... 08
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................................... 08
1.2. Giới thuyết yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa về đề tài chiến tranh
cách mạng.................................................................................................................................................... 19
1.3. Cơ sở lý thuyết và luận điểm vận dụng trong luận án............................................. 27
1.4. Khái quát hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh
cách mạng.................................................................................................................................................... 36
1.5. Nhân tố hình thành yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng................................................... 41
Tiểu kết.......................................................................................................................................................... 51
Chƣơng 2: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG TÁC PHẨM
HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN
TRANH CÁCH MẠNG...................................................................................................................... 53

2.1. Yếu tố lãng mạn biểu hiện qua nội dung tác phẩm................................................... 53
2.1.1. Đề tài tình quân dân................................................................................................................. 53
2.1.2. Đề tài ngƣời chiến sĩ trên đƣờng ra trận.................................................................... 62
2.1.3. Đề tài sinh hoạt của ngƣời chiến sĩ................................................................................ 72
2.2. Yếu tố lãng mạn biểu hiện qua hình thức nghệ thuật............................................... 81
2.2.1. Không gian nghệ thuật........................................................................................................... 82
2.2.2. Màu sắc............................................................................................................................................ 95
Tiểu kết ………………………………………….................................................107
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TÁC
PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 VỀ ĐỀ TÀI
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG CÓ YẾU TỐ LÃNG MẠN................................. 108
3.1. Đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945
- 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng có yếu tố lãng mạn....................................... 108
3.2. Giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng có yếu tố lãng mạn........................................... 134
Tiểu kết....................................................................................................................................................... 151
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................. 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................... 157
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................. 169


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

1.1. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nƣớc và giữ
nƣớc. Thời đại Hồ Chí Minh đã viết tiếp trang sử hào hùng ấy bằng chiến thắng

vang dội, đánh bại hai cƣờng quốc hùng mạnh nhất thế giới, mở ra một kỷ
nguyên mới cho dân tộc. Đóng góp chung cho thành công ấy, phải kể đến vai trò
của hội họa phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng (CTCM) giai đoạn 1945 1975. Trong đó, nổi bật là yếu tố lãng mạn (YTLM) thể hiện ở cả nội dung và
hình thức biểu đạt của tác phẩm.
Có thể khẳng định, CTCM là mảng đề tài xuyên suốt trong hầu hết lĩnh
vực nghệ thuật ở Việt Nam, từ văn học, thi ca, sân khấu, điện ảnh cho đến mỹ
thuật tạo hình. Đề tài CTCM đã làm nên những đỉnh cao nghệ thuật, đặc biệt là
hội họa, gắn với nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử Mỹ thuật hiện đại, mang đậm
giá trị lịch sử, tƣ tƣởng và văn hóa dân tộc. Ở đó, YTLM biểu hiện trong tác
phẩm hội họa rất rõ nét. Phải chăng, YTLM góp phần tạo nên một tinh thần lạc
quan, lý tƣởng hóa hiện thực, tin tƣởng vào thắng lợi của cuộc cách mạng?
YTLM đã chắp cánh cho ý tƣởng nghệ thuật thăng hoa, hƣớng con ngƣời sống
có giá trị nhân văn? Vậy đặc trƣng về tạo hình, ý nghĩa, vai trò của YTLM trong
hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 phản ánh CTCM nhƣ thế nào? Có ảnh
hƣởng đến sáng tác hiện nay ra sao?
1.2. Qua khảo sát tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 có thể thấy,
những tác phẩm phản ánh CTCM có số lƣợng lớn với sự phong phú, đa dạng về chủ
đề và chất liệu sáng tác, nhƣng đều có chung một phƣơng pháp thể hiện: Phƣơng
pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa - đây là giai đoạn minh chứng cho một thể loại tranh
hiện thực xã hội mang đặc điểm văn hóa, thẩm mĩ riêng của Việt Nam.
Nền mỹ thuật của các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, đề tài CTCM
thƣờng đƣợc diễn tả một cách khốc liệt, trực diện, thì trong mỹ thuật Việt Nam hầu
hết đƣợc đề cập một cách gián tiếp, nhẹ nhàng, lãng mạn từ tên gọi tác phẩm cho đến
hình thức biểu hiện. Lối nhìn này đã làm lãng mạn hóa sự khốc liệt của chiến


2

tranh trong hội họa Việt Nam. Vậy, do tâm lý, truyền thống hay do văn hóa của
ngƣời Việt? Đó là những vấn đề không dễ dàng phân giải nhƣng lại đầy lý thú.

1.3. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc nghiên cứu, đánh giá giá trị
thẩm mĩ của YTLM trong các tác phẩm hội họa cũng nhƣ khẳng định phong cách
mỹ thuật phản ánh CTCM giai đoạn 1945 - 1975 đang trở nên cấp thiết. Vì vậy,
nghiên cứu YTLM trong hội họa về đề tài CTCM Việt Nam dƣới góc nhìn mỹ
thuật học là cần thiết để đƣa ra những nhìn nhận, đánh giá khoa học về biểu hiện
của YTLM đã làm nên giá trị riêng ở nội dung, hình thức nghệ thuật cũng nhƣ thể
hiện tinh thần chung của ngƣời họa sĩ, chiến sĩ, quần chúng nhân dân giai đoạn
1945 - 1975. Tuy nhiên cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu, hệ thống vấn đề này, do đó luận án đã chọn hƣớng nghiên cứu phân
tích, đánh giá, chỉ ra những đặc điểm tạo hình của YTLM cách mạng trong tác
phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 làm nội dung chính của đề tài.
Là một họa sĩ chuyên sáng tác về đề tài lịch sử, CTCM, quan trọng hơn là sự
yêu thích khát khao tìm hiểu đề tài này để tích lũy một số kiến thức nhất định, cùng
những nhận thức và nhu cầu cấp bách của tình hình nghiên cứu hiện nay đã thôi
thúc nghiên cứu sinh (NCS) chọn nghiên cứu luận án: Yếu tố lãng mạn trong hội
họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng.
2.

Mục đích nghiên cứu

2. 1.

Mục đích tổng quát

Mục đích chính của luận án là phân tích, chứng minh, tìm ra đặc điểm
nghệ thuật, đánh giá giá trị nghệ thuật và lý giải về vai trò, ý nghĩa văn hóa, lịch
sử của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài
CTCM qua nội dung và hình thức nghệ thuật.
2.2. Mục đích cụ thể
Tổng hợp, phân tích các luận điểm, khái niệm liên quan đến lãng mạn để xây

dựng khái niệm YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM. Sử dụng, kết hợp
các tài liệu khoa học để tìm hiểu bối cảnh lịch sử, nhân tố hình thành YTLM trong
tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM.


3

Nghiên cứu biểu hiện của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM qua nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhận
diện YTLM bằng phƣơng pháp so sách với tác phẩm hội họa ở các giai đoạn
khác và một số tác phẩm hội họa Liên Xô cùng thời.
Chứng minh giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của YTLM trong tác phẩm
hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM và việc phát huy cách
thể hiện này trong tác phẩm hội họa về ngƣời chiến sĩ ở những giai đoạn sau.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3. 1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là YTLM biểu hiện ở nội dung và hình thức nghệ
thuật trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, chỉ
ra sự hiện diện của YTLM thông qua các yếu tố tạo hình. Nhận định giá trị nghệ
thuật, văn hóa, lịch sử cũng nhƣ tinh thần ngƣời họa sĩ, chiến sĩ và nhân dân Việt
Nam lúc bấy giờ. Bên cạnh đó luận án đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của YTLM ở tác
phẩm hội họa giai đoạn 1945 - 1975 trong việc cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân
-


dân thông qua quá trình bàn luận và phát triển các vấn đề nghiên cứu.
Luận án so sánh YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 -

1975 với các giai đoạn khác nhau, khẳng định đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm,
vai trò của YTLM cách mạng trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tác phẩm hội họa tiêu biểu Việt
Nam sáng tác ở giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Ngoài ra, luận án còn so
sánh YTLM trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 với một số tác phẩm
hội họa giai đoạn trƣớc và sau năm 1945 - 1975.
Phạm vi không gian
Luận án nghiên cứu các tác phẩm hội họa tiêu biểu Việt Nam giai đoạn 1945
-

1975 về đề tài CTCM, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại một số Bảo tàng của Nhà nƣớc,

Tƣ nhân và các Nhà sƣu tập trong nƣớc. Luận án so sánh tác phẩm hội họa Việt


4

Nam với một số tác phẩm hội họa Liên Xô giai đoạn 1945 - 1975 phản ánh
CTCM, để nhận diện đặc điểm riêng về nền hội họa phản ánh CTCM Việt Nam.
4.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa

học Câu hỏi nghiên cứu

Nhìn nhận nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM cho
thấy, đại đa số các tác phẩm đều thể hiện YTLM, điều này ít có ở các tác phẩm hội
họa vẽ cùng đề tài trên thế giới, vậy do nguyên nhân, mục đích gì? Làm thế nào để
nhận diện YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn này cũng nhƣ vai trò,
ý

nghĩa của nó trong lịch sử mỹ thuật, lịch sử CTCM? Còn đƣợc sáng tác trong

những tác phẩm hội họa vẽ về ngƣời chiến sĩ ngày nay không?
Giả thuyết khoa học
YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài
CTCM luôn hƣớng tới tinh thần lạc quan, lý tƣởng hóa hiện thực và nhìn về
tƣơng lai tƣơi sáng của cuộc cách mạng. YTLM trong tác phẩm hội họa phản
ánh CTCM giai đoạn này chứa đựng đặc điểm nghệ thuật riêng biệt, là sự kết
hợp phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và tƣ duy, mĩ cảm ngƣời Việt,
phản ánh diện mạo nền hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, qua đó thúc
đẩy tinh thần chiến đấu của ngƣời chiến sĩ, quần chúng nhân dân và cũng là tinh
thần chung của dân tộc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp - Mĩ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện thông qua công việc điền dã, thu thập tƣ liệu và
xử lý thông tin khoa học. Trên cơ sở những quan điểm của phƣơng pháp hiện
thực xã hội chủ nghĩa, phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, liên
ngành, phân tích, so sánh, tổng hợp... Luận án xem xét, đánh giá các vấn đề về
nội dung - hình thức nghệ thuật của YTLM trong tác phẩm hội họa Việt Nam
giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Từ phạm vi nghiên cứu để đƣa ra những
nhận định, đánh giá khách quan.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Sử dụng, tham khảo những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành
khoa học có mối liên hệ với Mỹ thuật nhƣ: Văn hóa, Văn học, Khoa học xã hội,



5

tâm lý học, Lịch sử... Để làm sáng rõ vai trò của YTLM trong tác phẩm hội họa
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM.
Bằng phƣơng pháp này, luận án tiếp cận trên cơ sở tổng hợp, hệ thống các
tƣ liệu mang tính tri thức của nhiều lĩnh vực có sự tƣơng tác qua lại từ các
ngành khoa học. Qua đó tạo điều kiện nhìn nhận đánh giá các vấn đề nghiên cứu
logic và hệ thống, thông qua việc nghiên cứu hình tƣợng nghệ thuật, yếu tố tạo
hình với nội dung cần phản ánh.
Phương pháp phân tích
Trên cơ sở hệ thống các luận điểm khoa học, khái niệm nghiên cứu nhằm
phân tích các yếu tố tạo hình của tác phẩm. Phƣơng pháp này áp dụng để bóc
tách, chứng minh sự hiện diện của YTLM thông qua nội dung và hình thức trong
tác phẩm hội họa giai đoạn 1945 - 1975 phản ánh CTCM, làm tiền đề cho việc
so sánh chỉ ra đặc điểm nghệ thuật, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh từ góc nhìn YTLM trong tác phẩm hội họa
Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, nhìn nhận tƣ tƣởng lý tƣởng hóa
hiện thực, hƣớng tới tinh thần lạc quan, nhìn về tƣơng lai tƣơi sáng của cuộc cách
mạng. Xét từ tổng thể các mối quan hệ hình tƣợng nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật
và nội dung cần phản ánh nhƣ: tƣơng tác với tình hình xã hội lúc bấy giờ, thời
điểm, hoàn cảnh và mục đích sáng tác, nhằm diễn giải sự phù hợp và mối quan hệ
biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Áp dụng phƣơng pháp này tạo
điều kiện thuận lợi để đƣa ra những nhận định hoặc chỉ ra những điểm tƣơng
đồng, khác biệt của YTLM với giai đoạn trƣớc và sau năm 1945 - 1975. Phƣơng
pháp so sánh đặc điểm nghệ thuật thực hiện trong luận án nhằm hạn chế những
phỏng đoán trong quá trình nghiên cứu, luận giải các vấn đề khoa học.

Phương pháp tổng hợp

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc áp dụng trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích tác
phẩm, luận án tổng hợp những thành tựu đạt đƣợc của YTLM trong hội họa Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM, thấy đƣợc vai trò, đóng góp của
YTLM trong các tác phẩm hội họa về đề tài CTCM. Từ đó đƣa ra đánh giá, nhận


6

xét YTLM góp phần không nhỏ về giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, cũng nhƣ
thúc đẩy tinh thần đấu tranh của dân tộc. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng
để nhìn nhận nội dung nghiên cứu một cách khoa học, logic và thuận tiện trong
quá trình theo dõi luận án.
Để triển khai thực hiện nội dung luận án còn tiếp thu các học thuyết, lý luận,
luận điểm, chắt lọc khía cạnh khoa học từ kho tàng tri thức, kết hợp với phƣơng
pháp luận nhƣ đối chiếu, so sánh, liên hệ, quy nạp, diễn dịch, kiểm chứng, nhận
thức, đánh giá... khẳng định đặc điểm nghệ thuật, giá trị nghệ thuật YTLM trong
tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM.
6.

Những đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt, đánh giá các
vấn đề khoa học của tác phẩm hội họa phản ánh CTCM giai đoạn 1945 - 1975
qua góc nhìn của YTLM. Từ kết quả nghiên cứu đóng góp các luận cứ, luận
điểm cơ bản nhƣ:
6.1. Đóng góp sự nhận diện nguồn gốc hình thành và biểu hiện của YTLM
ở hình tƣợng nghệ thuật, yếu tố tạo hình trong hội họa phản ánh CTCM Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 mà các nghiên cứu trƣớc chƣa có. Chứng minh tinh
thần lãng mạn làm chủ đạo trong hội họa, góp phần nhìn nhận chân thực nền hội
họa phản ánh CTCM Việt Nam giai đoạn này.

6.2. Luận án chỉ ra những đặc điểm tạo hình và giá trị nghệ thuật của các
tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM có YTLM, là
hiệu quả của sự kết hợp phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa và tƣ duy,
thẩm mĩ ngƣời Việt. Tác phẩm hội họa phản ánh CTCM giai đoạn này là bằng
chứng về tƣ tƣởng lạc quan, lãng mạn cách mạng của ngƣời họa sĩ, chiến sĩ và
quần chúng nhân dân trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Là chìa khóa
góp phần khẳng định tinh thần chung của dân tộc, tinh thần lãng mạn cách mạng
trong hai cuộc chiến chống giặc ngoại xâm qua tác phẩm hội họa.
6.3. Luận án góp phần bổ sung kiến thức, thông tin khoa học về lý luận mỹ
thuật, là tƣ liệu nghiên cứu cho các họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật, giảng viên,
NCS, học viên, sinh viên chuyên ngành mỹ thuật. Bổ sung nguồn tƣ liệu chuyên


7

biệt về YTLM cách mạng trong hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 cho nền
mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
7. Kết cấu của luận án
Đề tài bao gồm phần mục lục (1 trang), mở đầu (7 trang), kết luận (4 trang).

Phần nội dung của đề tài gồm ba chƣơng.
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát hội
họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng (45 trang).
Chƣơng 2. Biểu hiện của yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng (55 trang).
Chƣơng 3. Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm hội họa Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng có yếu tố lãng mạn
(44 trang).
Ngoài ra đề tài còn có: Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến
đề tài luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (48 trang).



8

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI
QUÁT HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH
MẠNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, luôn tự hào về một kho tàng phong phú
các tác phẩm hội họa, đặc biệt những tác phẩm phản ánh đề tài CTCM giai đoạn
1945 - 1975. Những tác phẩm này là minh chứng lịch sử hào hùng trong thời kỳ
CTCM và nền mỹ thuật Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm hội họa phản ánh CTCM
giai đoạn này YTLM đƣợc biểu hiện đậm nét và cô đọng ở cả nội dung và hình
thức nghệ thuật, nó là sự kết tinh của nền mỹ thuật Đông - Tây, phƣơng pháp hiện
thực xã hội chủ nghĩa và tâm lý, văn hóa, nghệ thuật truyền thống của ngƣời Việt.
Giai đoạn 1945 - 1975, những tác phẩm hội họa đƣợc trƣng bày đã có không
ít lời khen ngợi ở cả trong và ngoài nƣớc. Nền nghệ thuật chân chính, nằm trong
chính trị, ca ngợi Đảng, cách mạng, nêu cao tinh thần chiến đấu kiên cƣờng của
dân tộc. Giai đoạn này đánh dấu sự thay đổi quan điểm sáng tác của các họa sĩ, họ
đã bắt nhịp cùng cuộc chiến tranh của đất nƣớc, tạo nên lịch sử chói lọi cho nền
hội họa Việt Nam hiện đại. Qua tác phẩm cho thấy, hội họa về đề tài CTCM Việt
Nam giai đoạn 1945 - 1975 không phản ánh trực diện cuộc chiến, mà các họa sĩ
tiếp cận ở góc nhìn tế nhị, nhẹ nhàng, lãng mạn, tạo nên ý tứ sâu xa cho tác phẩm.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề đã chỉ ra, năm 1968, tác giả Peter Weiss là họa
sĩ, nhà văn, nhà soạn kịch ngƣời Đức xuất bản cuốn Ghi chép về đời sống văn
hóa ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nxb Suhrkamp - Tây Đức, là tài liệu
đầu tiên nhận xét tinh thần lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn

1945 - 1975 về đề tài CTCM qua màu sắc nghệ thuật. Sau này, ngày càng có
nhiều công trình đánh giá về YTLM nhƣ khẳng định giá trị nghệ thuật của
YTLM trong tác phẩm hội họa phản ánh đề tài CTCM Việt Nam giai đoạn 1945
- 1975, cùng với nhận định, đánh giá tinh thần lạc quan, lãng mạn cách mạng
trong tác phẩm. Đây là nguồn tƣ liệu cần thiết khi nhìn nhận chân thực nền Mỹ
thuật Việt Nam giai đoạn này, giúp NCS có định hƣớng đúng cho đề tài luận án.


9

Các công trình nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam hiện đại nói chung và YTLM
trong hội họa Việt Nam về đề tài CTCM nói riêng, đã có một số nghiên cứu tìm
hiểu về lĩnh vực này, nhƣng chủ yếu mới chỉ ở bƣớc mô tả, đánh giá đơn lẻ mà
chƣa trở thành công trình nghiên cứu chuyên biệt. Có thể chia thành hai nhóm sau.

Nhóm tài liệu tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử và nhân tố hình thành yếu tố
lãng mạn
Đây là nguồn tham khảo cần thiết, làm cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, phân
tích những nhân tố hình thành YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM
giai đoạn 1945 - 1975. Cung cấp thông tin, luận điểm đến lãng mạn, xu hƣớng
lãng mạn, kiểu sáng tác lãng mạn, những thành quả kiến thức nhất định, từ đó
đƣa ra đánh giá khoa học, khách quan và tổng thể.
Tác giả Б ящuнa, (1959), với cuốn Изобразительное искусство
Вьиетнама, (Nghệ thuật tạo hình Việt Nam), Nxb Советский Художник (Mỹ
thuật Xô Viết). Tài liệu giới thiệu khái quát về nghệ thuật tạo hình Việt Nam qua
cuộc triển lãm 12 nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Matxcơva vào tháng 12 năm 1958.
Nội dung sách ca ngợi tinh thần chiến đấu của quân và dân Việt Nam đƣợc thể
hiện trong tác phẩm: “Nền nghệ thuật mạnh vì nó trung thực, có tƣ tƣởng cao,
tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của nhân dân lao động và đƣợc quảng đại
quần chúng ủng hộ, nền nghệ thuật đó góp phần quý giá, rực rỡ bản sắc dân tộc

vào kho tàng hiện thực xã hội chủ nghĩa”, [163, tr.10], ngoài ra tài liệu giới thiệu
nghệ thuật tạo hình Việt Nam bằng hình ảnh, đặc biệt có những tác phẩm trong
tài liệu mà ở Bảo tàng trong nƣớc không có.
Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Viện Triết học, Viện Lịch sử nghệ thuật
(1961) xuất bản cuốn Nguyên lý Mỹ học Mác - Lênin - Tính nhân dân, tính giai
cấp và tính Đảng trong nghệ thuật [147], tài liệu viết:
Trong sự nghiệp phát triển làm giàu thêm nền văn hóa tinh thần của xã
hội chủ nghĩa, văn học nghệ thuật giữ một vai trò quan trọng. Văn học
nghệ thuật đang tích cực góp phần vào việc hình thành con ngƣời của xã
hội cộng sản chủ nghĩa. Không có nhiệm vụ nào vinh quang và cao cả
hơn nhiệm vụ đang đặt ra trƣớc nền nghệ thuật của chúng ta - khắc ghi


10

chiến công anh hùng của nhân dân một nƣớc đang xây dựng chủ nghĩa
cộng sản [147, tr. 80].
Nhƣ vậy, song song với lực lƣợng vũ trang, những ngƣời trực tiếp chiến
đấu trên khắp chiến trƣờng thì văn nghệ sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng, họ
dùng sức mạnh chiến đấu bằng ngòi bút, tƣ duy sáng tạo, bằng kiến thức đã
đƣợc học để thể hiện tác phẩm, nhằm giáo dục chủ trƣơng cộng sản cho những
ngƣời lính trên mọi mặt trận và ngƣời lao động, các tác phẩm nghệ thuật tuyên
truyền, ca ngợi đạo đức cộng sản, phát triển nền văn hóa của nhiều dân tộc góp
phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội vững mạnh về mọi mặt.
Cuốn Mỹ học tập 2B của G.F.W. Hegel (1972), do Nhữ Thanh (dịnh). Toàn
bộ sách viết về hình thức của nghệ thuật lãng mạn, là nguồn tài liệu bổ ích khi tìm
hiểu sâu sắc về chủ nghĩa Lãng mạn trong quá trình phân tích nội dung và hình
thức biểu hiện của nghệ thuật lãng mạn “Nghệ thuật lãng mạn phải biểu hiện không
chỉ những cái nội dung bên trong mà cả những mặt sâu kín nhất của tâm hồn” [54,
tr. 289]. Nhƣ vậy, hình thức diễn đạt của chủ nghĩa lãng mạn phải đƣợc cụ thể hóa

thành hình tƣợng nghệ thuật, nó phản ánh ý tƣởng và nội dung sâu kín của tác
phẩm. Đây là công trình lý luận khoa học nghiên cứu về hình thức và nội dung biểu
hiện của chủ nghĩa lãng mạn, đƣa ra nguyên nhân, cách thức thể hiện tác phẩm,
củng cố chắc chắn cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận cho đề tài luận án.
Năm 1979 Viện Mỹ thuật - Trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam dịch cuốn Chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và các truyền thống nghệ thuật của Vraum Noi.
Trong tài liệu viết, trƣớc khi có nền nghệ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa, ở Nga đã
xuất hiện Chủ nghĩa hiện thực vào thế kỷ XIX, về bản chất Chủ nghĩa hiện thực ở Nga
là sự vƣợt qua những nguyên mẫu lý tƣởng hóa của Chủ nghĩa cổ điển và ý tƣợng
trƣng của Chủ nghĩa lãng mạn. Nghĩa là Chủ nghĩa hiện thực ở Nga là sự kết hợp và
phát triển của Chủ nghĩa cổ điển và lãng mạn vì vậy trong tác phẩm có nhiều tính thơ.
Nền nghệ thuật Hiện thực xã hội chủ nghĩa là nguồn cách tân của các họa sĩ Hiện thực
trƣớc sự biến chuyển xã hội vĩ đại xảy ra trong thế giới hiện tại, nảy sinh tƣ tƣởng
mới đòi hỏi phải có những hình thức thể hiện mới tƣơng ứng với nội dung sâu sắc của
nền nghệ thuật này. Họ là ngƣời đồng cảm với nhân dân,


11

thể hiện trên nghệ thuật những chí hƣớng tình cảm của những ngƣời cùng thời.
Các họa sĩ Hiện thực xã hội chủ nghĩa vừa là ngƣời họa sĩ vừa là chiến sĩ đấu tranh
cho lý tƣởng cộng sản, giúp đỡ nhân dân nhận thức chân lý, mục đích, ý nghĩa của
cuộc sống, bằng sự sáng tạo chân thành của mình cổ vũ hàng triệu ngƣời đứng lên
đấu tranh cho chủ nghĩa Cộng sản. Đó là một nền nghệ thuật thấm nhuần lý tƣởng
công dân cao cả, niềm tin trong sáng về tình yêu đối với con ngƣời. Hội họa Hiện
thực xã hội chủ nghĩa ở Nga đƣợc tài liệu phân tích chứng minh về nguồn gốc hình
thành từ chủ nghĩa hiện thực và lý tƣởng của chủ nghĩa lãng mạn, mục đích đấu
tranh cho lý tƣởng cộng sản bằng ngôn ngữ nghệ thuật.
Nhân kỷ niệm lần thứ 15 năm thành lập Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam


(1966 - 1981), tác giả Vƣơng Nhƣ Chiêm biên tập cuốn kỷ yếu Viện Bảo tàng
Mỹ thuật, (1983). Sách tập hợp những bài viết giới thiệu về bảo tàng trong 15
năm, trong đó có bài viết “Lịch sử mỹ thuật cận đại Việt Nam qua các tác phẩm
trƣng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật” của tác giả Nguyễn Hải Yến, giới thiệu những
tác phẩm hội họa trƣớc Cách mạng tháng 8, tác giả nhận xét:
Giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử
mỹ thuật cận đại. Hai xu hƣớng sáng tác hiện thực và lãng mạn đã
đƣợc các họa sĩ, phần lớn là sinh viên của trƣờng Mỹ thuật Đông
Dƣơng thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau và đã có những thành
công đáng kể” [18, tr. 28]
Bài viết nhắc đến xu hƣớng lãng mạn đƣợc các họa sĩ thể hiện trên tác
phẩm, để bộc lộ rung cảm của trái tim trƣớc sự quyến rũ của cái đẹp, đây là luận
điểm cần thiết khi phân tích sự chuyển biến của YTLM trong hội họa trƣớc năm
1945 vào những tác phẩm ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
Cuốn Việt Nam ở thế kỷ XX Nghệ thuật tạo hình và nghe nhìn từ 1925 đến
nay, (1998), Hội đồng biên tập Bertrand De Hartingh, Michèle Lachowshy, Joel
Benzakin, Ngô Phƣơng Lan, Lƣu Yên. Là cuốn sách giới thiệu về nghệ thuật tạo
hình, trong sách nhận xét từ tháng 12 - 1946 hầu nhƣ đối với tất cả các họa sĩ ở
thời kỳ này, cuộc chiến tranh đã đem lại cho nghệ thuật một diện mạo mới, họ kiên
quyết đi theo đƣờng lối nghệ thuật yêu nước, vì nền nghệ thuật phải nằm trong


12

chính trị, phục vụ chính trị. Tài liệu khẳng định nền nghệ thuật Việt Nam từ khi
có cách mạng đã đƣợc chuyển biến, thay đổi kịp thời phục vụ cho cách mạng,
lấy chính trị làm thống soái, vẽ theo phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, ca
ngợi ngƣời tốt việc tốt, anh hùng trong chiến đấu.
Tác giả M.F. Ốp-Xi-An-Nhi-Cốp viết trong cuốn Mỹ học cơ bản và nâng
cao, năm (2001): “Kiểu sáng tác lãng mạn trong chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ

nghĩa đƣợc thi vị hóa giá trị tự thân của con ngƣời” [103, tr.766], nghĩa là trong
nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức thể hiện, trong đó lãng
mạn là một kiểu sáng tác của nghệ thuật này, nó đƣợc thi vị hóa để xây dựng
thành hình tƣợng và hình tƣợng nghệ thuật đó tạo nên yếu tố lãng mạn trong tác
phẩm. Đây là luận điểm quan trọng giúp NCS nhìn nhận về YTLM trong tác
phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM.
Tác giả Đỗ Huy viết trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt
Nam, (2002), nhƣ sau: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là cơ sở
triết học của nền văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam” [70, tr. 4]. Đúng nhƣ vậy, ở tình
hình đất nƣớc trong giai đoạn 1945 - 1975, chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng, bệ đỡ cho nghệ thuật Việt Nam, phƣơng pháp hiện thực xã
hội chủ nghĩa đƣợc tiếp cận, tác phẩm hội họa có sự thay đổi nhanh chóng, phù
hợp với tình hình xã hội và thời đại, tạo nên những dấu ấn về văn hóa, lịch sử.
Cuốn Tác phẩm mỹ thuật sưu tầm của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, (2002)
Trần Nguyên Đán (chủ biên). Giới thiệu những tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam hiện
đại qua các thời kỳ lịch sử, nằm trong bộ sƣu tập của Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.


giai đoạn 1930 - 1945, sách viết: “Hai xu hƣớng sáng tác chính là lãng mạn

và hiện thực đã khẳng định diện mạo của nền hội họa cận đại Việt Nam với
những đại diện xứng đáng, tiêu biểu” [40, tr. 32], xu hƣớng lãng mạn đƣợc thể
hiện ở nhiều thể loại tranh và chủ đề sáng tác, là thời kỳ có nhiều biến động và
phân hóa, đánh dấu sự khởi đầu phát triển của hội họa Việt Nam, phản ánh xã
hội trƣớc bƣớc ngoặt quan trọng của lịch sử khi cách mạng tháng tám thành
công, và nối tiếp hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc.


13


Năm 2010, Quang Việt biên tập cuốn Mỹ thuật hiện đại Việt Nam sưu tập
của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Mỹ thuật. Tài liệu giới
thiệu bằng hình ảnh về những tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam, chủ yếu là
những tác phẩm của họa sĩ miền Nam. Phần Mỹ thuật thời kỳ 1945 - 1975 sách
giới thiệu về tác phẩm hội họa đƣợc các tác giả ghi lại thời kỳ khó khăn, gian
khổ nhƣng cũng rất tự hào, họ đã sống, chiến đấu và sáng tác dƣới làn bom rơi
đạn nổ cho đến ngày đất nƣớc thống nhất. Tài liệu nhận xét đến lòng can đảm
trong khó khăn gian khổ của ngƣời họa sĩ, tình nguyện đi ra chiến trƣờng, các
tác phẩm của họ nhƣ những trang nhật ký sống động về những tấm gƣơng kiên
cƣờng chiến đấu, phút giây nghỉ ngơi sau trận đánh hay giờ học tại căn cứ.
Cuốn Mỹ thuật Hà Nội thế kỷ XX, (2012), biên tập Quang Việt. Là tài liệu
tập hợp những bài nghiên cứu về Mỹ thuật Hà Nội thể kỷ XX, đặc biệt ở thời kỳ
kháng chiến chống Pháp có nhiều bài viết phân tích hoàn cảnh lịch sử, khi cách
mạng tháng tám thành công những họa sĩ trẻ lên đƣờng đi kháng chiến, họ mang
trong mình niềm tin, tinh thần lãng mạn, lạc quan tin tƣởng vào sự dẫn dắt của
Đảng và Bác Hồ kính yêu, tạo nên một nền nghệ thuật chân chính, nghệ thuật
phục vụ cách mạng, phục vụ tầng lớp Công - Nông - Binh và quần chúng nhân
dân lao động, dùng nghệ thuật tham gia công tác vận động quần chúng. Với tuổi
trẻ đầy lạc quan lãng mạn, họ đã thay đổi khuynh hƣớng sáng tác, góp sức mình
vào công cuộc cách mạng chung của dân tộc.
Cuốn Ký họa kháng chiến, sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh, tập 2, (2014), biên tập Quang Việt. Tài liệu giới thiệu tác phẩm ký họa của
những họa sĩ miền Nam trong những năm 1945 - 1975, tác phẩm đƣợc thể hiện bằng
ý

thức sáng tạo, tƣ duy, kỹ năng thể hiện của ngƣời họa sĩ, những tác phẩm lấy tƣ

liệu từ thực tế hai cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc. Tài liệu nhận xét về ngƣời
phụ nữ, những ngƣời mẹ, ngƣời chị, ngƣời em luôn xuất hiện trong tác phẩm trên
mọi chiến tuyến, mọi nẻo đƣờng với hình ảnh Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu Đảm đang đƣợc ngƣời họa sĩ ghi lại trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, là hình ảnh

đƣợc đề cập nhiều nhất, hầu nhƣ trong bất kì ký họa nào: trên đƣờng hành quân,
ngoài chiến trận, bên chiến hào, trong quân y viện hay phút nghỉ ngơi, sinh hoạt văn


14

nghệ... là lực lƣợng tham gia tiền tuyến, nguồn động viên, hậu phƣơng vững
chắc. Trong thời điểm phải đối mặt với nhiều thiếu thốn về vật chất và tinh thần,
bên cạnh ranh giới giữa sự sống và cái chết, vẫn lạc quan, lãng mạn, khát vọng
hƣớng đến cái đẹp. Tác phẩm thể hiện tình yêu thƣơng đối với quê hƣơng, đất
nƣớc, đồng bào, đồng chí và nhân dân, ký họa đã trở thành những minh chứng
chân thực của lịch sử, thể hiện khát vọng hòa bình, sự chính nghĩa và chủ nghĩa
anh hùng dân tộc. Ký họa chứa đựng những nội dung bình dị, không mang nặng
tính tàn khốc và đối kháng trong chiến tranh.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam,
Quang Phòng, Quang Việt xuất bản cuốn Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch sử
và nghệ thuật, (2015). Cuốn sách đề cập về vai trò của trƣờng Mỹ thuật Đông
Dƣơng nay là trƣờng Đại học Mỹ thuật Việt Nam trong nền hội họa Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử. Trong sách chủ yếu viết về thành quả đóng góp của Nhà
trƣờng cho nền hội họa Việt Nam, những kiệt tác sơn mài biểu hiện nhiều cung
bậc cảm xúc, khi nghiêm trang, hùng tráng, khi rộn ràng, cảm động bồi hồi và
nhẹ nhàng chất thơ, thông qua những từ ngữ ít nhiều biểu hiện tinh thần lạc
quan, cảm xúc lãng mạn trong tác phẩm. Ở tranh lụa tài liệu nhận xét: “trong
quá trình 20 năm phát triển (1925 - 1945), lụa đã đạt tới mọi vẻ phong phú, đem
lại cái dịu dàng, thanh nhã, mềm mại và uyển chuyển đầy tính thơ, tính nhạc cho
hội họa Việt Nam” [110, tr. 14], cũng nhƣ đánh giá ở tranh sơn mài, tranh lụa
tác giả sử dụng những ngôn từ bộc lộ rõ YTLM qua cái dịu dàng, thanh nhã,
mềm mại, uyển chuyển, tính thơ, tính nhạc.
Điểm qua các công trình nghiên cứu nêu trên có thể kết luận: những tài liệu viết
về nguồn gốc hình thành YTLM, biểu hiện của xu hƣớng lãng mạn, trƣờng phái nghệ

thuật lãng mạn; giới thiệu tác giả, tác phẩm, bối cảnh lịch sử nền Mỹ thuật Việt Nam.
Nhóm tài liệu này cần thiết trong quá trình xây dựng khái niệm, tìm hiểu về nhân tố
hình thành YTLM và tƣ tƣởng của nền nghệ thuật phản ánh cách mạng Việt Nam.
Ngoài ra, tài liệu khẳng định xu hƣớng lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam
giai đoạn 1930 - 1945, qua đó đƣợc chuyển biến sang các tác phẩm giai đoạn 1945 1975 mang tinh thần lãng mạn cách mạng. Đây là những cơ


15

sở ban đầu, gợi ý cho đề tài luận án triển khai đúng hƣớng và phát triển các nội
dung nghiên cứu.
Những công trình nghiên cứu đề cập đến yếu tố lãng mạn trong tác phẩm
hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng

Năm 1958, tác phẩm hội họa Việt Nam về đề tài CTCM triển lãm ở
Matxcơva đã đƣợc công chúng ủng hộ, đánh giá cao. Một nền nghệ thuật chân
chính, nằm trong chính trị, ca ngợi Đảng, cách mạng, nêu cao tinh thần chiến
đấu kiên cƣờng của dân tộc. Nhƣng phải đến năm 1968, tác giả Peter Weiss
nhận xét ban đầu về tinh thần lãng mạn trong tác phẩm hội họa Việt Nam phản
ánh CTCM. Sau này, ngày càng có nhiều công trình đánh giá, ghi nhận đến hình
tƣợng lãng mạn, màu sắc lãng mạn, tinh thần lãng mạn, lãng mạn cách mạng,
chất thơ, chất nhạc trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về
đề tài CTCM, điều này đƣợc chứng minh nhƣ sau.
Năm 1968, tác giả Peter Weiss là họa sĩ, nhà văn, nhà soạn kịch ngƣời Đức
xuất bản cuốn Ghi chép về đời sống văn hóa ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ,
Nxb Suhrkamp ở Tây Đức. Cuốn sách đã đƣợc xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp, Ý,
Thụy Điển và Đức, trong tài liệu tác giả hết sức ca ngợi cuộc kháng chiến và nền
văn hóa Việt Nam. Sách có nhiều bài viết nhƣ: Nguồn gốc của nền văn hóa Việt
Nam; Cổ sử Việt Nam, Bƣớc đầu của một nền văn học hiện đại; Truyền thống,
nghi lễ, luật thơ; Về nền nghệ thuật Việt Nam; Tiếng hát át tiếng bom... Ở bài viết

Về nền nghệ thuật Việt Nam Peter Weiss đã nhận xét những tác phẩm trong Bảo
tàng Mỹ thuật nhƣ sau: “Hình ảnh con ngƣời trong các cảnh chiến đấu, sản xuất và
sinh hoạt đƣợc lý tƣởng hóa và mang màu sắc lãng mạn” [104, tr. 5], nhƣ vậy tác
giả đã đánh giá về nền hội họa Việt Nam giai đoạn này mang màu sắc lãng mạn, từ
những cảnh sinh hoạt đời thƣờng, lao động sản xuất đến những cảnh chiến đấu.
Ngoài ra tác giả còn phỏng vấn, trao đổi với những ngƣời chiến sĩ, ngƣời lao động
để tìm hiểu về văn hóa, tinh thần của ngƣời dân Việt Nam.
Tác phẩm Visal arts socialism Vietnam (Nghệ thuật tạo hình chủ nghĩa xã hội
Việt Nam) của tác giả I. F. Murian, (1980), Nxb Matxcơva - Visual arts. Nội dung
chính giới thiệu nghệ thuật tạo hình Việt Nam qua kỹ thuật, bối cảnh xã hội


16

và cách thể hiện tác phẩm. Chƣơng 3 khi nói về Sự nở rộ của nghệ thuật tạo
hình Việt Nam trong những năm đình chiến 1954 - 1965, tác giả phân tích tác
phẩm Bộ đội qua cầu, của Phạm Văn Đôn và tác phẩm Hành quân đêm của
Nguyễn Hiêm cùng một tâm trạng lãng mạn qua hồi tƣởng và tác giả đã có cái
nhìn bao quát khi đánh giá các tác phẩm hội họa Việt Nam ở giai đoạn này, cùng
với lời bình: “Một thái độ lãng mạn hay bi tráng đối với thế giới là điển hình đối
với phần lớn các tác phẩm của các họa sĩ Việt Nam” [166. tr. 67]. Nhƣ vậy, tác
giả đã đánh giá nền hội họa Việt Nam mang một tinh thần lãng mạn, là sự điển
hình của phần lớn các tác phẩm hội họa giai đoạn này.
Năm 2004, tác giả Nguyễn Văn Chiến xuất bản cuốn Bình luận Mỹ thuật, tập
2, Nxb Mỹ thuật. Là công trình tập hợp những bài viết bình luận về Mỹ thuật Việt
Nam hiện đại, trong tài liệu có bài Mỹ thuật Việt Nam hiện đại thời kỳ kháng chiến
chống Pháp 1945 - 1954 khi phân tích tác phẩm Đêm hoa đăng tác giả nhận xét:
“Dùng nét hình thể hiện nửa trên một thiếu nữ bên cây đàn, nhƣ gợi lên những nét
nhạc trữ tình lãng mạn cách mạng” [21, tr. 91]. Ở bài viết về họa sĩ Nguyễn Khang
tác giả bình luận tinh thần trong tranh có “Phẩm chất lãng mạn hùng tráng” [21, tr.

199]. Nhìn chung, sách có những bài nghiên cứu, đánh giá về hội họa Việt Nam
hiện đại giai đoạn kháng chiến, những lời bình trên giúp luận án có thông tin khoa
học khách quan, đúng hƣớng trong quá trình phân tích và đánh giá tác phẩm.

Cuốn Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, (2005), của Nguyễn Lƣơng Tiểu Bạch
(chủ biên), Trƣờng Đại học Mỹ thuật Hà Nội - Viện Mỹ thuật. Là cuốn sách
đánh giá tổng quan về mỹ thuật Việt Nam hiện đại qua tình hình xã hội, hoạt
động mỹ thuật, tác giả tác phẩm với năm phần, từ Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ
Pháp thuộc trƣớc 1945 đến ngày đất nƣớc thống nhất 1975. Phần Mỹ thuật Việt
Nam thời kỳ 1945 - 1975, tài liệu nhận xét các tác phẩm hội họa vẽ về cách
mạng tiếp thu ảnh hƣởng phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa từ Liên Xô
và các nƣớc trong phe xã hội chủ nghĩa, các tác phẩm bám sát vào cuộc chiến
tranh cách mạng và quần chúng nhân dân lao động, trong giai đoạn này sách đã
nhắc đến cụm từ lãng mạn cách mạng khi đánh giá tác phẩm.


17

Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Văn Sửu với đề tài Chất hội họa trong thơ
và chất thơ trong hội họa Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt
Nam. Đây là luận án có cái nhìn sâu sắc về chất họa trong thơ và chất thơ trong
hội họa. Tác giả phân tích biểu hiện chất thơ trong hội họa qua: Đề tài chủ đề
nên thơ; Nhân vật gợi cảm; Phong cảnh thiên nhiên; Hiệu quả khí tƣợng và
Hiệu quả nghệ thuật, thông qua các tác phẩm hội họa có biểu hiện đậm chất thơ.
Đặc biệt trong luận án tác giả đã phân tích đến một số tác phẩm hội họa biểu
hiện nhiều yếu tố thơ, yếu tố lãng mạn trong đề tài CTCM. Đây là nguồn tài liệu
đi sát vấn đề NCS quan tâm, qua luận án giúp NCS hiểu sâu hơn về YTLM
trong tác phẩm hội họa đƣợc biểu hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có chất thơ.
Cuốn Tác giả - tác phẩm mỹ thuật thời kỳ chiến tranh cách mạng, (2005),
Nxb Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Là cuốn sách giới thiệu về các tác giả,

tác phẩm trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, chủ yếu các họa sĩ miền Nam
nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Họ
không chỉ là họa sĩ, mà còn là chiến sĩ trực tiếp tham gia vào những trận đánh
lớn của dân tộc, trong đó 61 ngƣời hi sinh, hòa mình vào đất mẹ. Qua những
sáng tác, ngƣời xem phần nào hiểu đƣợc cuộc chiến đấu gian khổ, khốc liệt của
dân tộc kiên cƣờng chống giặc ngoại xâm, nhƣng đầy lạc quan tin tƣởng vào
chiến thắng. Phần Tranh lụa sách viết lời bình cho những nữ họa sĩ sáng tác chất
liệu này từ năm 1960 - 1976: “Chất liệu lụa hợp với khả năng diễn đạt trữ tình,
lãng mạn, bởi vậy các họa sĩ nữ thƣờng thể hiện cảm xúc của mình tạo nên
những tác phẩm giàu tình cảm, nhẹ nhàng tinh tế, thấm đƣợm vẻ đẹp gần gũi
vẫn thấy trong đời sống hàng ngày” [15, tr. 50].
Cuốn Nghiên cứu Mỹ thuật, (2007), tác giả Lê Anh Vân, trƣởng ban biên
tập, Nxb Mỹ thuật. Là tài liệu tập hợp những công trình nghiên cứu của nhiều tác
giả. Trong đó có bài viết Mỹ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu của tác giả Bùi
Nhƣ Hƣơng, nói về vấn đề của mỹ thuật và nền hội họa qua các giai đoạn phát
triển cho đến ngày nay, để tìm câu trả lời cho Mỹ thuật Việt Nam ngày nay đang ở
đâu. Nội dung bài tác giả viết: “Một vài thành công tiếp theo của Mỹ thuật cách
mạng có đƣợc một phần nhờ vào niềm tin trong sáng lãng mạn vào cuộc cách


18

mạng và cuộc kháng chiến trƣờng kỳ không kém phần huyền thoại của dân tộc”
[141, tr. 310]. Tác giả Bùi Nhƣ Hƣơng nhận xét nền Mỹ thuật Việt Nam ở giai
đoạn này thành công vì có niềm tin trong sáng, lạc quan, lãng mạn trƣớc tƣơng
lai của cách mạng.
Cuốn Hội họa Việt Nam một diện mạo khác, (2015), Nxb Thế giới, Phan
Cẩm Thƣợng biên soạn và viết lời bình. Đây là cuốn sách tập hợp những tác phẩm
nằm trong bộ sƣu tập tƣ nhân Nguyễn Minh. Tài liệu không khái quát toàn bộ tác
phẩm hội họa Việt Nam, không đánh giá các giai đoạn lịch sử, chủ yếu giới thiệu

những tác giả có tác phẩm trong bộ sƣu tập cùng với lời bình luận, nhận xét về
phong cách thể hiện của từng tác giả. Ở thời kỳ chiến tranh cách mạng Phan Cẩm
Thƣợng nhận xét về những tác phẩm phản ánh Công - Nông - Binh “Là những con
ngƣời biết hy sinh, chiến đấu, lạc quan, lao động, quên bản thân mình” [128, tr.
55], những con ngƣời đó tham gia cách mạng nhiệt tình sôi nổi, công nhân làm
việc tích cực trên công trƣờng, nông dân cấy cày chăm chỉ, bộ đội dũng cảm trong
chiến đấu, miệt mài tập luyện trên thao trƣờng, đó là những đánh giá sâu sắc về
thời kỳ cách mạng Việt Nam. Khi nhận xét về tinh thần trong tranh của họa sĩ Trần
Văn Cẩn tác giả viết “Tranh của ông thể hiện tính tài hoa, khoáng đạt và có nhiều
phần thơ mộng” [128, tr. 128], cùng với tinh thần đó tác giả nhận xét tranh của họa
sĩ Mai Văn Hiến: “Mai Văn Hiến là họa sĩ - ngƣời lính điển hình, trong thời kỳ
chiến tranh kéo dài ở Việt Nam. Hầu hết những tác phẩm của Ông vẽ về chiến tranh
cách mạng với một cái nhìn rất riêng và lối vẽ lãng mạn” [128, tr. 363]. Qua những
nhận xét trên một lần nữa khẳng định trong hội họa Việt Nam vẽ về đề tài CTCM
giai đoạn 1945 - 1975 có YTLM.
Nhƣ vậy, hầu hết các công trình khoa học tiêu biểu nói trên có một thành quả
kiến thức rộng lớn, bao hàm nhiều khía cạnh liên quan mật thiết đến đề tài luận án.
Song chủ yếu những công trình này lại mô tả thế mạnh đặc thù, mà ở đó việc nghiên
cứu YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu
chuyên biệt, hệ thống và triệt để. Ngoài một số công trình của tác giả Nguyễn Lƣơng
Tiểu Bạch, Lê Văn Sửu, Phan Cẩm Thƣợng, Bùi Nhƣ Hƣơng, Nguyễn Văn Chiến... ít
nhiều đã đƣa ra những nghiên cứu ban đầu lý giải YTLM trong tác phẩm


19

hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài CTCM. Bên cạnh đó là những
công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đƣợc nhắc đến nhƣ tác giả Peter
Weiss, I.F. Murian... Đã nhận xét, đánh giá chung nền hội họa Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 về đề tài CTCM mang tinh thần lãng mạn, màu sắc lãng mạn, nhƣng

chƣa nghiên cứu sâu, chƣa chỉ ra đặc điểm tạo hình và giá trị văn hóa, lịch sử của
YTLM cách mạng trong tác phẩm hội họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Vì vậy,
tác giả luận án nhận thấy nghiên cứu đề tài Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội
họa Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 về đề tài chiến tranh cách mạng là mảng
khuyết thiếu, cần đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên biệt. Do đó NCS
trân trọng tất cả những công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả đi trƣớc,
đồng thời luôn coi những công trình nghiên cứu trên là nguồn tƣ liệu gợi ý quý báu
cho quá trình triển khai luận án của mình.

1.2. Giới thuyết khái niệm yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa về
đề tài chiến tranh cách mạng
Để tìm hiểu khái niệm YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM, tác
giả luận án tìm hiểu đến nội hàm những khái niệm đơn lẻ, những từ ghép để hiểu
đúng nghĩa gốc. Hơn nữa khi kết hợp các khái niệm, thuật ngữ riêng lẻ với nhau
sẽ đặt khái niệm chính vào đúng ngữ cảnh, ý nghĩa của công trình nghiên cứu.
Vì vậy, thuật ngữ YTLM trong tác phẩm hội họa về đề tài CTCM có thể tách ra
thành những khái niệm sau.
1.2.1. Khái niệm Yếu tố lãng mạn trong tác phẩm hội họa
Trong các từ điển, luận điểm đánh giá nghệ thuật lãng mạn thƣờng nói đến
xu hƣớng lãng mạn, tinh thần lãng mạn, phƣơng pháp sáng tác lãng mạn, phong
cách thể hiện lãng mạn. Tuy nhiên, chƣa có công trình đƣa ra khái niệm YTLM
trong tác phẩm hội họa. Do đó NCS dựa trên hai từ khóa yếu tố và lãng mạn để xây
dựng khái niệm. Song thực tế, khi bàn về YTLM các công trình nghiên cứu dƣờng
nhƣ chỉ sử dụng thuật ngữ lãng mạn, còn yếu tố là một bộ phận nhỏ, gắn với ngôn
ngữ nghệ thuật hay hiệu quả về tạo hình mà nghệ thuật đó mang lại. Vì vậy ở khái
niệm này luận án tập trung nghiên cứu thuật ngữ lãng mạn làm nòng cốt.


20


Khái niệm Yếu tố
Yếu tố là một từ nhằm để chỉ nhân tố cụ thể trong sự vật, sự việc cụ thể,
nó là một bộ phận đơn lẻ cấu thành nên sự vật sự việc đó. Cuốn Đại từ điển
tiếng Việt: “Yếu tố là thành phần, bộ phận tạo thành sự vật, sự việc, hiện tƣợng”
[160, tr. 1889],
Cuốn từ điển Việt - Nam tân từ điển: “Yếu tố là nguyên tố cần để cấu thành

vật gì: yếu tố gây ra chiến tranh” [95, Tr. 1491].
Yếu tố, nói đến một bộ phận đơn lẻ hình thành nên sự vật, sự việc, hiện
tƣợng hay một thuộc tính tình cảm của con ngƣời, nhƣ trong tác phẩm văn học
thì ngôn từ chỉ là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học đó, cũng nhƣ một
tác phẩm hội họa màu sắc, đậm nhạt, đƣờng nét, không gian, ánh sáng... là
những yếu tố cấu thành nên tác phẩm. YTLM trong tác phẩm hội họa là một
trạng thái tinh thần đƣợc biểu hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật.
Khái niệm Lãng mạn
Lãng mạn trong cuộc sống nói chung thuộc trạng thái tinh thần nhằm để chỉ
tình cảm, tâm hồn của con ngƣời ở một thời gian nhất định. Lãng mạn cũng dùng
để chỉ cho một trƣờng phái nghệ thuật, một phƣơng pháp sáng tác hay một phong
cách nghệ thuật cụ thể. Từ lãng mạn (romanticism, romantisme) xuất phát từ tình
ca (romances) ở thời trung cổ, để nói đến những bài thơ dài, những chàng kỵ sĩ,
những anh hùng hay nói về những vùng đất xa xôi… Khái niệm lãng mạn phong
phú, đa dạng. Song phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ thuật ngữ lãng
mạn trong nghệ thuật, xây dựng khái niệm YTLM trong tác phẩm hội họa:

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt:
Lãng mạn: 1. thuộc chủ nghĩa lãng mạn, có tính chất của chủ nghĩa
lãng mạn, nhƣ tiểu thuyết lãng mạn. 2. có tƣ tƣởng lý tƣởng hóa hiện
thực và nuôi nhiều ƣớc mơ về tƣơng lai xa xôi, nhƣ tƣ tƣởng lãng
mạn cách mạng. 3. có suy nghĩ hay hành động không thiết thực,
thƣờng nhằm thỏa mãn những ƣớc muốn, tình cảm cá nhân, nhƣ đầu

óc lãng mạn, yêu đƣơng lãng mạn [131, tr. 710].


21

Cuốn Đại từ điển tiếng Việt viết:
Lãng mạn, 1. thuộc về khuynh hƣớng văn học chủ trƣơng phản ánh cảm
xúc, ƣớc mơ và đời sống riêng tƣ: văn học lãng mạn, nhà thơ lãng mạn.
2.

có ý nghĩa hoặc hành vi không thiết thực, chỉ nhằm thỏa mãn tình cảm

cá nhân không lành mạnh: tình yêu lãng mạn, con ngƣời lãng mạn. 3. có

mong muốn lý tƣởng hóa hiện thực và ƣớc mơ xa xôi: tƣ tƣởng lãng
mạn, lãng mạn cách mạng [160, tr. 976].
Cuốn Việt - Nam tân từ điển: “Lãng mạn chủ nghĩa là một khuynh hƣớng
trong văn nghệ, hội họa, âm - nhạc trái với Cổ điển chủ nghĩa, chuyên - chú
hoàn - toàn về tình - cảm và trí tƣởng - tƣợng phóng túng riêng của mỗi cá
nhân, không câu thức bởi những lề - lối, phép - tắc, lý lẽ cũ” [95, tr. 706]
Theo Từ điển Triết học: “Lãng mạn đƣợc miêu tả chủ nghĩa lãng mạn,
trƣờng phái lãng mạn, là phƣơng pháp nghệ thuật, trong đó thể hiện rõ thái độ
của ngƣời nghệ sĩ với những hiện tƣợng đƣợc mô tả, điều này làm cho các tác
phẩm nghệ thuật có đƣợc tính chất tao nhã nhất định, một khuynh hƣớng cảm
xúc đặc biệt.” [116, tr. 301-302]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lƣu văn hóa lớn nhất ở châu Âu vào thế
kỷ 18… các Nhà lãng mạn chủ nghĩa hƣớng đến một thế giới khác
thƣờng mà họ tìm thấy trong các tiểu thuyết và sáng tác dân gian, trong
các thời đại lịch sử đã qua, trong những bức tranh kỳ diệu của thiên

nhiên, trong đời sống, sinh hoạt, tập quán. Họ đem những ƣớc vọng cao
cả và những biểu hiện cao nhất của đời sống tinh thần nhƣ nghệ thuật,
tôn giáo, triết học đối lập với thực tiễn vật chất bình thƣờng.
Đồng thời các nghệ sĩ ý thức đầy đủ vai trò, cá tính sáng tạo của nghệ sĩ
đối lập với “bắt trƣớc tự nhiên” của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng
mạn cho rằng nghệ sĩ có quyền cải biến thế giới hiện thực bằng cách
sáng tạo cho mình một thế giới riêng đẹp hơn, chân thực hơn và vì thế
hiện thực hơn… Chủ nghĩa lãng mạn đòi hỏi tính lịch sử và tính dân tộc


×