Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐÀO THỊ HUỆ NGHIÊN cứu BIỆN PHÁP TĂNG độ ổn ĐỊNH AMLODIPIN TRONG VIÊN nén KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TĂNG
ĐỘ ỔN ĐỊNH AMLODIPIN TRONG
VIÊN NÉN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ HUỆ
Mã sinh viên:
1501195

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TĂNG
ĐỘ ỔN ĐỊNH AMLODIPIN TRONG
VIÊN NÉN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1.TS. Trần Trịnh Công
2. HVCH. Lê Thiện Giáp
Nơi thực hiện:
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia



HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
TS. Trần Trịnh Công
HVCH. Lê Thiện Giáp
Là người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn Ngọc Chiến đã hướng dẫn, giúp đỡ cũng
như động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các nghiên cứu viên, kĩ thuật
viên, các bạn sinh viên đang nghiên cứu khoa học và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại
Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia, bộ môn Công nghiệp dược đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm thực nghiệm và hoàn thành khóa luận
này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô giáo và cán bộ nhân
viên trường Đại học Dược Hà Nội - những người đã dạy bảo, truyền đạt những kiến thức
quý báu, tình yêu nghề nghiệp, luôn giúp đỡ tôi trong suốt những năm học tập tại đây.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè tôi, những người
luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu
vừa qua.

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2020
Sinh viên

Đào Thị Huệ



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................... 2

1.1. Tổng quan về độ ổn định. .......................................................................................2
1.1.1. Độ ổn định .........................................................................................................2
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất ..................................4
1.2. Đại cương về amlodipin .........................................................................................6
1.2.1. Công thức cấu tạo..............................................................................................6
1.2.2. Tính chất lý hoá .................................................................................................7
1.2.3. Độ ổn định .........................................................................................................7
1.2.4. Chỉ định .............................................................................................................8
1.2.5. Chống chỉ định ..................................................................................................8
1.2.6. Một số biện pháp tăng độ ổn định amlodipin ...................................................8
1.2.7. Vài nét về amlodipin besylat .............................................................................9
1.2.8. Một số phương pháp định lượng amlodipin besylat .......................................10
1.2.9. Một số dạng bào chế chứa amlodipin besylat trên thị trường .........................10
1.3. Một số nghiên cứu liên quan ................................................................................11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 13

2.1. Nguyên liệu, thiết bị .............................................................................................13
2.1.1. Nguyên liệu .....................................................................................................13
2.1.2. Thiết bị ............................................................................................................14
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................15
2.3.1. Phương pháp bào chế viên nén chứa AMB ....................................................15



2.3.2. Các phương pháp đánh giá ..............................................................................17
2.3.3. Phương pháp xử lí thống kê ............................................................................21
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................ 22

3.1. Thẩm định phương pháp định lượng amlodipin besylat ......................................22
3.1.1. Tính đặc hiệu ...................................................................................................22
3.1.2. Đánh giá tính thích hợp của hệ thống sắc ký ..................................................22
3.1.3. Tính tuyến tính ................................................................................................22
3.2. Sơ bộ đánh giá độ ổn định viên đối chiếu ............................................................23
3.3. Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của tá dược lên hàm lượng amlodipin besylat ..........24
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi ethanol .....................................................24
3.3.2. Ảnh hưởng của tá dược dính ...........................................................................25
3.3.3. Ảnh hưởng của tá dược độn ............................................................................26
3.3.4. Ảnh hưởng của tá dược rã ...............................................................................27
3.3.5. Ảnh hưởng của tá dược ổn định ......................................................................28
3.4. Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của các loại tá dược lên hàm lượng amlodipin besylat
trong viên được bào chế bằng phương pháp hạt ướt ...................................................29
3.4.1. Ảnh hưởng của loại tá dược dính đến hàm lượng amlodipin besylat trong viên
...................................................................................................................................29
3.4.2. Ảnh hưởng của lượng PVP K30 đến hàm lượng amlodipin besylat trong viên
...................................................................................................................................31
3.4.3. Ảnh hưởng dung môi pha tá dược dính ..........................................................32
3.4.4. Ảnh hưởng của loại tá dược độn đến hàm lượng amlodipin besylat trong viên
...................................................................................................................................33
3.4.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ tinh bột và Starch 1500 ..................................................35
3.4.6. Ảnh hưởng của tá dược chống oxy hoá ..........................................................36
3.4.7. Ảnh hưởng lượng tá dược C sử dụng ..............................................................38
3.4.8. Ảnh hưởng tá dược rã .....................................................................................39



3.4.9. Sơ bộ theo dõi độ ổn định viên ở điều kiện lão hoá cấp tốc ...........................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 47


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Cách viết tắt

Thuật ngữ

ACN

Acetonitril

AMB

Amlodipin besylat

BHT

Butylat hydroxytoluen

Giải thích

CT

Công thức


DC

Dược chất

DCP

Dicalci phosphat

ĐKCB

Điều kiện cưỡng bức

ĐKT

Điều kiện thường

DST

Sodium starch glycolate

EDTA

Ethylenediaminetetraacetic acid

EtOH

Ethanol

FT-IR


Fourier Transform Infraced Spectroscopy Phổ hồng ngoại

HLGTN
HPC

Hydroxypropyl cellulose

HPLC

High Performance Liquid

Hàm lượng ghi trên nhãn
Sắc kí lỏng hiệu năng cao

Chromatography
HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose

kl/kl

Khối lượng/khối lượng

LHCT

Lão hoá cấp tốc

MgSt


Magnesi stearat

MeOH

Methanol

NaCMC

Sodium carboxymethyl cellulose

PE

Polyethylen

PVP

Polyvinyl pyrroridon

RSD

Relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn


USP

The United states Pharmacopeia

Dược điển Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu nghiên cứu độ ổn định [1] ................................................................3
Bảng 1.2. Các vùng khí hậu và điều kiện nghiên cứu độ ổn định dài hạn [1] ................4
Bảng 1.3. Các phản ứng phân huỷ của nhóm chức chính [13] ........................................4
Bảng 1.4. Một số điều kiện sắc kí định lượng AMB .....................................................10
Bảng 1.5. Một số dạng bào chế chứa amlodipin besylat trên thị trường .......................10
Bảng 2.1. Nguyên liệu, tá dược dùng trong bào chế viên nén amlodipin .....................13
Bảng 2.2. Thành phần công thức viên ...........................................................................15
Bảng 3.1. Kết quả tính thích hợp của hệ thống. ............................................................22
Bảng 3.2. Mối tương quan giữa nồng độ AMB và diện tích pic. ..................................23
Bảng 3.3. Đánh giá hình thức và hàm lượng viên đối chiếu sau LHCT 1 tháng và
ĐKCB ............................................................................................................................24
Bảng 3.4. Kết quả độ hoà tan viên đối chiếu Amlor 5mg .............................................24
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ EtOH lên hàm lượng AMB trong dung dịch .........24
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của polyme lên hàm lượng AMB trong dung dịch ....................25
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của loại tá dược độn lên hàm lượng AMB trong dung dịch ......26
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tá dược rã lên hàm lượng AMB trong dung dịch ................27
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tá dược chống oxy hoá lên hàm lượng AMB trong dung dịch
.......................................................................................................................................28
Bảng 3.10. Công thức cơ bản viên nén chứa AMB .......................................................29
Bảng 3.11. Thành phần công thức viên thay đổi loại polyme .......................................30
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của loại tá dược dính lên hàm lượng AMB trong viên ............30
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng PVP K30 lên hàm lượng AMB trong viên .............31

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của dung môi nhào ẩm .............................................................32
Bảng 3.15. Ảnh hưởng tá dược độn lên hàm lượng AMB trong viên và độ hoà tan ....33
Bảng 3.16. Ảnh hưởng tỉ lệ tinh bột : Starch 1500 lên hàm lượng viên sau ĐKCB .....35
Bảng 3.17. Thành phần công thức viên sử dụng các chất chống oxy hoá khác nhau ...37


Bảng 3.18. Ảnh hưởng chất chống oxy hoá lên hàm lượng AMB trong viên ..............37
Bảng 3.19. Ảnh hưởng lượng tá dược C lên hàm lượng AMB trong viên ....................38
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tá dược rã lên hàm lượng AMB trong viên .......................39
Bảng 3.21. Định lượng AMB trong viên sau điều kiện LHCT 1 tháng ........................40
Bảng 3.22. Công thức bào chế viên nén AMB lựa chọn .......................................................... 41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của amlodipin ....................................................................7
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của amlodipin besylat ........................................................9
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế viên nén AMB theo phương pháp tạo hạt ướt ........16
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan diện tích pic – nồng độ AMB ...................23
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ EtOH lên hàm lượng AMB trong dung dịch (**p
<0,01) .............................................................................................................................25
Hình 3.3. Ảnh hưởng của polyme lên hàm lượng AMB trong dung dịch (*p <0,05;
**p<0,01) .......................................................................................................................26
Hình 3.4. Ảnh hưởng của loại tá dược độn lên hàm lượng AMB trong dung dịch.......27
Hình 3.5. Ảnh hưởng của tá dược rã lên hàm lượng AMB trong dung dịch ................28
Hình 3.6. Ảnh hưởng của tá dược chống oxy hoá lên hàm lượng AMB trong dung dịch
.......................................................................................................................................29
Hình 3.7. Ảnh hưởng của loại tá dược dính lên hàm lượng AMB trong viên ..............30
Hình 3.8. Ảnh hưởng của lượng PVP K30 lên hàm lượng AMB trong viên ................31
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn hàm lượng viên sau bào chế và ở điều kiện cưỡng bức với
dung môi nhào ẩm khác nhau ........................................................................................32

Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sau bào chế và ở điều kiện cưỡng bức ...........34
Hình 3.11. Đồ thị hoà tan của AMB từ viên nén chứa tá dược độn khác nhau.............34
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sau bào chế và ở điều kiện cưỡng bức với các tỉ
lệ khác nhau tinh bột : Starch 1500 ...............................................................................35
Hình 3.13. Đồ thị hoà tan AMB từ viên nén với tỉ lệ tinh bột : Starch 1500 khác nhau
.......................................................................................................................................36
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng chất chống oxy hoá lên hàm lượng AMB trong
viên. ...............................................................................................................................37
Hình 3.15. Ảnh hưởng lượng tá dược C lên hàm lượng AMB trong viên ....................38
Hình 3.16. Ảnh hưởng của tá dược rã lên hàm lượng AMB trong viên........................39
Hình 3.17. Đồ thị hoà tan của viên chứa tá dược rã khác nhau .....................................40


Hình 3.18. Phổ IR các mẫu AMB nguyên liệu, placebo, viên nén CT49 điều kiện
thường, viên nén điều kiện LHCT. ................................................................................41
Hình 3.19. Đồ thị hoà tan AMB từ viên nén CT49 sau điều kiện LHCT 1 tháng ........42


ĐẶT VẤN ĐỀ
Độ ổn định của thuốc là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm trong quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc. Nghiên cứu về độ ổn
định đảm bảo duy trì chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, và được ứng dụng trong
dự đoán thời hạn sử dụng cũng như xác định các điều kiện bảo quản thuốc. Những
nghiên cứu này đã được hướng dẫn thực hiện theo các văn bản do tổ chức y tế thế giới
(WHO) ban hành. Đồng thời, việc thực hiện và báo cáo các nghiên cứu độ ổn định là
điều kiện tiên quyết để được chấp nhận và phê duyệt trong hồ sơ đăng ký thuốc [7].
Amlodipin là một dẫn chất của dihydropyridin thuộc nhóm chẹn kênh calci, được
dùng để điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính và cơn đau thắt ngực thể
Prinzmetal. Tuy nhiên, amlodipin là dược chất có độ ổn định thấp, dễ bị phân huỷ bởi
ánh sáng và các tác nhân oxy hoá [9], [13]. Do đó, trong quá trình bảo quản, hàm lượng

dược chất trong viên có xu hướng giảm nhanh và hàm lượng tạp chất tăng lên làm giảm
tác dụng điều trị của thuốc đồng thời có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Bên
cạnh đó, do amlodipin có độ ổn định kém nên các chế phẩm chứa dược chất này trên thị
trường có thời hạn sử dụng ngắn (thường khoảng 2 năm). Vì vậy, việc nghiên cứu bào
chế viên nén amlodipin có độ ổn định về hàm lượng là một trong những tiềm năng trong
nghiên cứu phát triển thuốc ứng dụng trong sản xuất thực tế.
Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu biện pháp tăng độ ổn
định amlodipin trong viên nén” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá được ảnh hưởng của một số tá dược viên nén đến độ ổn định của
amlodipin trong dung dịch và viên nén.
2. Bào chế được viên nén amlodipin và bước đầu đánh giá độ ổn định về hàm lượng
ở điều kiện lão hoá cấp tốc.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về độ ổn định.
1.1.1. Độ ổn định
1.1.1.1. Định nghĩa
Theo WHO, độ ổn định của thuốc là khả năng của nguyên liệu hoặc chế phẩm được
bảo quản trong điều kiện xác định có thể giữ được những đặc tính vốn có về hoá lý, vi
sinh, sinh dược học... trong những giới hạn quy định.
1.1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định
Nghiên cứu độ ổn định phải bao gồm việc thử nghiệm các đặc tính của thành phẩm
thuốc dễ thay đổi trong quá trình bảo quản và có thể ảnh hưởng đến chất lượng, độ an
toàn và/hoặc hiệu lực. Có 5 tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định của thuốc:
 Độ ổn định hoá học: Các tính chất hoá học (thành phần định tính và định lượng) của
(các) hoạt chất có mặt trong chế phẩm nằm trong một giới hạn cho phép theo tiêu
chuẩn chất lượng.

 Độ ổn định vật lý: Các tính chất vật lý của nguyên liệu làm thuốc như: màu sắc,
trạng thái tinh thể, độ tan, điểm chảy… không thay đổi. Đối với chế phẩm, các đặc
điểm như: màu sắc, độ cứng, độ rã, độ hoà tan dao động trong khoảng giới hạn cho
phép của tiêu chuẩn chất lượng.
 Độ ổn định vi sinh: Độ vô trùng hoặc giới hạn nhiễm khuẩn của chế phẩm phải đáp
ứng yêu cầu của tiêu chuẩn phù hợp. Nếu chế phẩm có chứa chất kháng khuẩn thì
hàm lượng của nó không vượt quá giới hạn cho phép.
 Độ ổn định điều trị: Trong suốt quá trình lưu hành và bảo quản, tác dụng điều trị
của chế phẩm không thay đổi.
 Độ ổn định độc tính: Độc tính của chế phẩm không được tăng lên trong suốt quá
trình bảo quản và lưu hành trên thị trường [1].
1.1.1.3. Mục tiêu đánh giá độ ổn định
Theo hướng dẫn của WHO, nghiên cứu độ ổn định thuốc nhằm 4 mục tiêu chính:

2


Bảng 1.1. Mục tiêu nghiên cứu độ ổn định [1]
STT
1
2
3
4

Phương pháp
nghiên cứu

Mục tiêu
Xây dựng công thức, kĩ thuật pha
chế và bao bì

Xây dựng tuổi thọ và điều kiện bảo
quản
Khẳng định bằng thực nghiệm tuổi
thọ thuốc
Thẩm định độ ổn định liên quan
đến công thức và quy trình sản xuất

Giai đoạn áp
dụng

Thử nghiệm cấp tốc Phát triển sản phẩm
Thử nghiệm cấp tốc
và dài hạn
Thử nghiệm dài
hạn
Thử nghiệm cấp tốc
và dài hạn

Phát triển sản phẩm
và lập hồ sơ đăng kí
Lập hồ sơ đăng ký
Thuốc lưu hành
trên thị trường

 Giai đoạn phát triển sản phẩm
Các phép thử nghiệm cấp tốc được thực hiện để lựa chọn công thức bào chế, quy trình
sản xuất và bao bì phù hợp. Thành phẩm tiếp tục được thử nghiệm cấp tốc để đánh giá
độ ổn định, sơ bộ dự đoán tuổi thọ trong điều kiện bảo quản dự kiến, đồng thời các thử
nghiệm dài hạn cũng bắt đầu được triển khai [1].
 Giai đoạn lập hồ sơ đăng ký

Trên cơ sở theo dõi độ ổn định trong điều kiện thử nghiệm cấp tốc và dài hạn, nhà
sản xuất xác định tuổi thọ, hạn dùng của thuốc ở điều kiện bảo quản trong bao bì thích
hợp và ghi rõ trên nhãn thuốc, bao bì. Nhà sản xuất trình với cơ quan quản lý thuốc toàn
bộ thông tin đánh giá, theo dõi trong hồ sơ đăng kí thuốc để xin phép lưu hành thuốc
trên thị trường.
 Giai đoạn thuốc lưu hành trên thị trường
Sau khi thuốc được lưu hành trên thị trường, nhà sản xuất tiếp tục thực hiện theo dõi
độ ổn định để khẳng định tuổi thọ thuốc trong điều kiện bảo quản đã đề xuất. Các cơ
quan quản lý cũng theo dõi độ ổn định thông qua việc thanh tra, kiểm tra quy trình sản
xuất, lấy mẫu thuốc kiểm nghiệm.
Đối với chế phẩm đã được cấp phép lưu hành, nếu có sự thay đổi về công thức, quy
trình sản xuất hoặc quy cách đóng gói,… nhà sản xuất phải nghiên cứu bổ sung về độ
ổn định và báo cáo với cơ quan chức năng quản lý [1].
1.1.1.4. Phân vùng khí hậu và điều kiện theo dõi độ ổn định
Tuổi thọ của thuốc phụ thuộc vào vùng khí hậu mà thuốc lưu hành. Để nghiên cứu
độ ổn định người ta chia thế giới ra 4 vùng khí hậu:
- Vùng I: Khí hậu ôn hoà, đó là các nước bắc Âu, Anh, Canada, Nga.
- Vùng II: Khí hậu Á nhiệt đới có thể có độ ẩm cao như Mỹ, Nhật Bản, các nước nam
3


Âu (Hy Lạp, Bồ Đào Nha).
- Vùng III: Khí hậu nóng khô như Iran, Irac, Sudan.
- Vùng IV: Khí hậu nóng ẩm, đó là một số nước nam Mỹ (Brazil, Nicaragua,…).
Đông Nam Á (Việt Nam, Philippin, Indonesia,…)
Bảng 1.2. Các vùng khí hậu và điều kiện nghiên cứu độ ổn định dài hạn [1]
Đặc điểm khí hậu

Vùng khí hậu


I
II
III
IVA
IVB

Ôn hoà
Á nhiệt đới, có thể độ ẩm cao
Nóng khô
Nóng ẩm
Nóng và rất ẩm

Điều kiện nghiên cứu ổn
định dài hạn
Nhiệt độ
Độ ẩm
o
21 C
45%
o
25 C
60%
o
30 C
35%
o
30 C
65%
o
30 C

75%

Việt Nam được xếp vào vùng khí hậu IVB ( nóng và rất ẩm), vì vậy, quá trình theo
dõi độ ổn định dài hạn của thuốc được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ 30oC và độ ẩm
75%. Ngoài ra, thuốc còn được tiến hành nghiên cứu ở điều kiện lão hoá cấp tốc: nhiệt
độ 40 ± 2oC, độ ẩm 75 ± 5% [1].
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất
 Các phản ứng phân huỷ thuốc
Các nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể bị thuỷ phân tạo thành các hợp
chất khác, làm thay đổi tính chất lý, hoá của hợp chất ban đầu. Ngoài ra, phản ứng oxy
hoá cũng là một yếu tố quan trọng tác động lên khả năng phân hủy của hợp chất hữu cơ.
Bảng 1.3. Các phản ứng phân huỷ của nhóm chức chính [13]
Nhóm chức
Acetal
Ester / lacton
Amid / lactam
Alken
Amin bậc 2 và bậc 3
Nhóm thiol
Nhóm thioester
Alken
Allylic alcol
Aldehyd
Alcol
Oxazol/imidazol
Diene (có đồng phân hình
học)
Acid benzyl/Allylic

Phản ứng phân huỷ

Thuỷ phân

Oxy hoá (gốc tự do, ánh
sáng, kim loại, trung gian
peroxide)

4

Sản phẩm phân huỷ
Ceton / aldehyde / alcol
Acid / alcol
Amin / acid
Alcol
N-oxid, hydroxylamin
Disulfit
Sulfoxid, sulfon
Epoxid
α, β ceton chưa no
acid
Ceton, acid
Đa dạng sản phẩm
Đồng phân hình học tương
ứng
Alcol benzylic/allylic


 Nhiệt độ
Phương trình Arrhenius nêu lên ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:

k = Ae




E
RT

lnk = lnA −

hay

E 1
RT T

Trong đó: T là nhiệt độ tuyệt đối (K)
E là năng lượng hoạt hóa, R là hằng số khí lý tưởng (8,314 J.K-1.mol-1)
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất mạnh tới tốc độ của các phản ứng hoá học. Người ta thấy
rằng, khi nhiệt độ tăng lên 10oC, tốc độ (v) và hằng số tốc độ phản ứng (k) tăng lên từ
2-4 lần, lấy trung bình là 3,3 lần [3].
Dựa vào phương trình Arrhenius, bằng thực nghiệm lão hóa cấp tốc người ta có thể
dự đoán chính xác hơn về tuổi thọ của thuốc trên cơ sở xác định mức độ suy giảm hàm
lượng dược chất.
 Một số yếu tố khác
Bên cạnh các phản ứng hoá học gây ra bởi các tác nhân thuỷ phân, oxy hoá, một số
yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của dược chất.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí cao thúc đẩy nhanh sự phân huỷ do phản ứng thuỷ phân,
phản ứng sủi bọt, làm thay đổi tính chất lí học của dược chất; đồng thời độ ẩm cao tạo
điều kiện cho nấm mốc phát triển.
- Bao bì:
Thuốc được đóng vào các bao bì, trong quá trình tiếp xúc lâu dài, các thành phần của
bao bì có thể tương tác với các thành phần thuốc, làm biến chất và ảnh hưởng đến hàm

lượng dược chất trong chế phẩm. Chất lượng của nguyên liệu và chế phẩm có thể bị ảnh
hưởng bởi độ kiềm của thuỷ tinh, bao bì kim loại, nút cao su, độ thấm ẩm và khí của vật
liệu bao gói. Sự hấp phụ hoặc hấp thụ lên bao bì và sự chuyển các thành phần trong bao
bì sang chế phẩm hoặc ngược lại cũng ảnh hưởng đến độ ổn định của dược chất [2].
 Một số biện pháp tăng độ ổn định của dược chất
Các dược chất dễ bị phân huỷ bởi các phản ứng hoá học cần được bảo quản trong
điều kiện phù hợp như: Tránh nhiệt, tránh ẩm hoặc tránh ánh sáng. Điều này cũng cần
được lưu ý trong quá trình sản xuất, bảo quản, lưu thông nhằm đảm bảo độ ổn định của
thuốc. Ngoài ra, một số yếu tố như dạng dẫn xuất, dạng thù hình cần được lựa chọn phù

5


hợp, đồng thời các chỉ tiêu nguyên liệu như: Giới hạn tạp, giới hạn ẩm… cũng cần được
kiểm soát chặt chẽ [17].
Giá trị pH của môi trường ảnh hưởng đến khả năng oxy hoá và thuỷ phân của dược
chất. Ở pH thấp, một số hợp chất ít bị oxy hoá dẫn tới độ ổn định dược chất tăng. Ngoài
ra, giá trị pH ảnh hưởng đến độ phân cực và khả năng ion hoá của thuốc, qua đó ảnh
hưởng đến quá trình thuỷ phân và oxy hoá dược chất. Loại đệm, nồng độ đệm cũng ảnh
hưởng tới nồng độ ion và pH đệm. Do đó, trong quá trình bào chế có thể tác động vào
pH môi trường nhằm tăng độ ổn định cho sản phẩm.
Lực ion và hằng số điện môi ảnh hưởng tới độ tan của hợp chất trong nước. Vì vậy
khi tác động vào hai chỉ số này có thể làm giảm các phản ứng thuỷ phân hợp chất hữu
cơ.
Sử dụng các chất chống oxy hoá là một trong những biện pháp hay dùng nhằm tăng
độ ổn định của thuốc. Sau đây là một số nhóm chất chống oxy hoá thông dụng [17]:
- Chất chống oxy hoá dẫn xuất phenolic: Butylat hydroxyanisol (BHA), butylat
hydroxytoluen (BHT), tetra-butylhydroquinon, acid gallic, proryl gallat, α-tocopherol
(vitamin E), …
- Các chất có tính khử: Acid ascorbic, ascorbyl palmitat, monothioglycerol, natri

bisulfit, natri metabisulfit, natri sulfit, …
- Chất tạo phức chelat: Acid citric, dinatri edetat (EDTA), acid fumaric, acid malic,
acid phosphoric, acid tartaric, …
Những dược chất dễ xảy ra phản ứng thuỷ phân, cần loại hoặc giảm bớt nước trong
quá trình bào chế: Thay các dung môi sử dụng bằng dung môi khan hoặc thân dầu;
chuyển dạng bào chế (dạng bột đông khô, bột pha hỗn dịch, …); làm giảm độ ẩm của tá
dược hoặc thêm các chất hút ẩm (silica gel, CaSO4, CaO). Khi bào chế viên nén, để
tránh tác động của nhiệt và ẩm có thể sử dụng phương pháp dập thẳng hoặc phương
pháp tạo hạt khô [17].
1.2. Đại cương về amlodipin
1.2.1. Công thức cấu tạo
Công thức cấu tạo

6


Hình 1.1. Công thức cấu tạo của amlodipin
Tên khoa học: 3-O-ethyl 5-O-methyl 2-(2-aminoethoxymethyl)-4-(2-chlorophenyl)6-methyl-1,4-dihydropyridine-3,5-dicarboxylate
Công thức phân tử: C20H25ClN2O5
Khối lượng phân tử: 408,88 g/mol [9].
1.2.2. Tính chất lý hoá
Amlodipin tồn tại ở trạng thái rắn, màu trắng hoặc gần trắng, không hút ẩm.
Amlodipin có 1 C bất đối trong cấu trúc phân tử, tồn tại ở dạng hỗn hợp racemic
nhưng chỉ có đồng phân S (-) có tác dụng dược lý.
Hằng số phân ly : pKa = 8,6
Hệ số phân bố dầu-nước: 2,079
Điểm nóng chảy: 133-135oC
Góc quay cực của đồng phân (-)-(S)-Amlodipin:
[α]D20 = 19,4 (c = 0,45 trong methanol)
[α]D20 = -31,9 (c = 1,0 trong methanol)

[α]D20 = -31,2; -26,4 (c = 1 trong methanol) [6]
1.2.3. Độ ổn định
Khả năng phản ứng của amlodipin (dạng tự do và dạng muối) chủ yếu do sự có mặt
của vòng dihydropyridin và nhóm amino trong cấu trúc phân tử. Quá trình oxy hoá
dihydropyridin thành pyridin là một trong những con đường thoái hoá chính của
amlodipin và hợp chất thuộc nhóm 1,4-dihydropyridin (ví dụ: nifedipin), xảy ra trong
dung dịch, trạng thái rắn và dưới tác động của ánh sáng [9].
Nhóm amino trong cấu trúc của amlodipin ảnh hưởng đến sự thoái hoá của dược chất
qua phản ứng Maillard khi có mặt của các tá dược đường [9].
Amlodipin rất kém ổn định dưới tác động của ánh sáng và độ ẩm, dễ bị thuỷ phân
thành các tạp chất (A, B, D, E, F), trong đó, tạp D cần được kiểm soát chặt chẽ [13].

7


1.2.4. Chỉ định
Amlodipin là một dẫn chất của dihydropyridin thuộc nhóm chẹn kênh calci, có thể
được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp hoặc điều trị
đau thắt ngực khác để điều trị:
- Tăng huyết áp
- Bệnh động mạch vành
- Đau thắt ngực ổn định mạn tính
- Cơn đau thắt ngực thể Prinzmetal
- Bệnh động mạch vành được ghi nhận bằng phương pháp chụp mạch vành ở bệnh
nhân không bị suy tim hoặc phân suất tống máu < 40% [4].
1.2.5. Chống chỉ định
Amlodipin chống chỉ định ở bệnh nhân:
- Quá mẫn cảm với các dẫn xuất dihydropyridin, amlodipin hoặc bất kì tá dược nào
trong thành phần thuốc
- Hạ huyết áp nặng

- Tắc nghẽn đường ra tâm thất trái (ví dụ: hẹp động mạch chủ cấp)
- Sốc (bao gồm sốc tim)
- Suy tim không ổn định huyết động sau nhồi máu cơ tim cấp[4].
1.2.6. Một số biện pháp tăng độ ổn định amlodipin
 Dạng muối
Amlodipin trong các chế phẩm trên thị trường thường không dùng ở dạng base tự do
mà được kết hợp với các acid để tạo muối nhằm tăng độ ổn định và khả năng hoà tan
của dược chất.
Amlodipin tồn tại ở các dạng muối khác nhau như: Besylat, mesylat hoặc maleat,…
Các dạng muối khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến tính chất lý hoá của thuốc.
Amlodipin besylat (AMB) và amlodipin maleat tan tốt trong nước hơn dạng base tự do,
trong đó dạng maleat có độ tan cao hơn nhưng độ ổn định lại kém hơn. Vì vậy, dạng
besylat được sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm dùng đường uống với liều lượng
khác nhau [15], [18]
Bên cạnh đó, một số dạng muối mới như: Adipat, camsylat và nicotinat được cho là
tương đương sinh học và có các đặc tính dược động giống với AMB. Ngoài ra, AMB và
amlodipin camsylat được biết như một tác nhân bảo vệ thần kinh trên tế bào nguyên
8


phát nuôi cấy từ vỏ não khỏi các tác nhân oxy hoá, tăng cường tín hiệu sinh tồn và giảm
tín hiệu tử vong[12].
 Sử dụng kết hợp các chất có tác dụng bảo vệ
Amlodipin là chất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy có thể bào chế viên nén chứa
amlodipin bằng hệ rắn lỏng kết hợp sử dụng các chất cản quang. Amlodipin được phân
tán trong propylen glycol theo tỉ lệ 1 : 1, sử dụng Avicel pH 102 làm chất mang; silic vô
định hình (kích thước nano) có vai trò là chất bao kết hợp titan dioxid tạo tác dụng cản
quang. Phương pháp này có tác dụng cản quang, tránh ánh sáng trực tiếp tác động lên
dược chất, do vậy giúp tăng ổn định đồng thời cải thiện độ hoà tan của amlodipin [15].
1.2.7. Vài nét về amlodipin besylat

 Công thức cấu tạo

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của amlodipin besylat
Tên khoa học: 3,5-Pyridinedicarboxylic acid, 2-(2-aminoethoxy)methyl-4-(2chlorophenyl)-1,4-dihydro-6-methyl-,

3-ethyl

5-methyl

ester,

(±)-,

monobenzenesulfonat
Công thức phân tử: C20H25ClN2O5 . C6H6O3S
Khối lượng phân tử: 567,05 g/mol [5].
 Tính chất lý hoá
- Hình thức: Bột màu trắng hoặc gần như trắng
- Độ tan: Dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol khan, khó tan trong nước và
2-propanol
- Điểm nóng chảy: 199 – 201oC
- Góc quay cực: [α]D20 = - 0,10o đến + 0,10o ( 0,01mg/mL methanol) [5].

9


1.2.8. Một số phương pháp định lượng amlodipin besylat
1.2.8.1. Phương pháp đo quang
Phương pháp đo quang được thường được áp dụng để xác định hàm lượng dược chất
trong dịch thử hòa tan in vitro của viên AMB. Bước sóng hấp thụ cực đại của AMB dao

động từ 230 - 239 nm (tùy thuộc vào thiết bị đo quang và môi trường đo) và được áp
dụng trong nhiều nghiên cứu.
Dược điển Mỹ bản 41 áp dụng bước sóng 239 nm để xác định lượng dược chất giải
phóng ra môi trường thử hòa tan [16].
1.2.8.2. Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Với ưu điểm về tính chính xác và độ đặc hiệu, HPLC là phương pháp chủ yếu được
sử dụng để định lượng AMB trong các dạng bào chế, độ ổn định của chế phẩm hoặc các
thử nghiệm in vivo đánh giá hàm lượng dược chất trong dịch sinh học.
Phần lớn các nghiên cứu đều lựa chọn hệ sắc ký pha đảo với hệ dung môi pha động
là acetonitril (ACN) hoặc methanol (MeOH) và dung dịch đệm ở các tỷ lệ khác nhau.
Một số điều kiện sắc kí hay được sử dụng thể hiện qua bảng 1.4:
Bảng 1.4. Một số điều kiện sắc kí định lượng AMB
Cột
Pha động
C18
MeOH : ACN : đệm = 35 : 15 : 50 (tt/tt)
(150 x 3,9 mm; 5 m) - Đệm: 7ml triethylamin trong 900 ml nước,
điều chỉnh pH 3,0 ± 0,1 bằng acid phosphoric,
bổ sung nước vửa đủ 1000ml
C18
Dung dịch amoni acetat 2,3g/l : methanol = 30 :
70 (tt/tt)
(250 x 4 mm; 5 m)

Detector
UV
237 nm
[16]
UV
237

[8]

nm

1.2.9. Một số dạng bào chế chứa amlodipin besylat trên thị trường
Bảng 1.5. Một số dạng bào chế chứa amlodipin besylat trên thị trường
Dạng bào chế
Hỗn dịch uống
Viên nén

Viên nang

Tên biệt dược
Katerzia
Amlopin-2.5
Amlor
Amlodipin
10mg
Amlor
Amdipress
Stadovas 10

Hàm lượng
1 mg/ml
2.5 mg
5 mg

Hãng sản xuất
Silvergate Pharmaceuticals (Mỹ)
USV Private limited (Ấn Độ)

Pfizer (Mỹ)

10 mg

Công ty TNHH LD Stada-VN

5 mg
5 mg
10 mg

Pfizer (Mỹ)
Công ty Cổ phần Traphaco
Công ty TNHH LD Stada-VN

10


1.3. Một số nghiên cứu liên quan
Castulíková Hana và cộng sự (2005) nghiên cứu tăng độ ổn định của AMB ứng dụng
trong sản xuất viên nén và viên nang. Công thức viên 200 mg chứa 5 mg amlodipin kết
hợp với các tá dược Avicel, calci dihydrogen phosphat (DCP), natri carboxymethyl
starch và natri stearat (hoặc magnesi stearat), được bào chế bằng phương pháp dập thẳng.
Hỗn hợp bột gồm AMB, Avicel, DCP và natri carboxymethyl starch được trộn và đồng
nhất bằng máy, rây qua rây 1 mm. Tá dược trơn được thêm vào và trộn đồng nhất, rây
lại hỗn hợp qua rây 1 mm. Hỗn hợp bột sau đó được đem dập thành viên khối lượng 200
mg. Viên nén sau dập được chia thành 2 phần đem thử ổn định, một phần được đặt trong
bình thuỷ tinh không đậy nắp, một phần đặt trong bình kín có nắp đậy và được bảo quản
trong điều kiện nhiệt độ 40oC trong 16 tuần. Sau đó các mẫu viên nén AMB được định
lượng bằng phương pháp HPLC, kết quả thu được tổng lượng tạp trong các viên trong
khoảng 0,4 - 0,7%, trong đó tạp D cao nhất chiếm 0,3% [10].

Bằng việc sử dụng phương pháp tạo hạt ướt, Zeng Paien và cộng sự (2012) đã xây
dựng công thức bào chế viên nén chứa AMB với hàm lượng ổn định và sinh khả dụng
cao. Thành phần trong công thức bao gồm: AMB, tá dược rã (carboxymethyl stach natri,
carmethose, hyprolose), tá dược độn (starch, Avicel…), chất làm tăng độ tan (Tween80,
natri lauryl sulfat…), tá dược dính có thể là dung dịch natri carmellose hoặc PEG 400.
Nhóm tác giả đã tiến hành trộn đồng lượng dược chất và các tá dược, sau đó khối bột đã
trộn được nhào ẩm với dung dịch chất tăng độ tan và được xát hạt qua rây 1200 m. Sấy
khô cốm ở nhiệt độ 60 - 65oC đến khi thu được sản phẩm có hàm ẩm quy định. Hạt sau
khi sấy được sửa qua rây 1200 m rồi được trộn với tá dược trơn và đem đi dập viên.
Kết quả thu được viên nén có khả năng hấp thu nhanh, hiệu quả điều trị tốt và sinh khả
dụng cao. Cũng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng kĩ thuật tương đối đơn
giản với chi phí thấp và dễ nâng cấp quy mô công nghiệp [20].
Trong nghiên cứu tăng độ ổn định của AMB trong viên nén, Xu Lisa và cộng sự
(2016) đã tiến hành bào chế vi cầu chứa AMB và Eudragit E, sau đó trộn với các tá dược
khác để dập viên. Tỉ lệ kết hợp AMB và Eudragit E được khảo sát trong khoảng từ 1 : 3
đến 1 : 12 (kl/kl). Các nhóm tá dược khác được lựa chọn để khảo sát: Tá dược độn, tá
dược rã và tá dược trơn. Nghiên cứu được tiến hành như sau: Eudragit được hoà tan
trong ethanol tuyệt đối và được điều chỉnh pH về giá trị từ 3,0 – 7,0 bằng dung dịch acid
citric, sau đó AMB được thêm vào và khuấy đều cho tan hết. Tiến hành thêm parafin
11


lỏng có chứa Span vào dung dịch trên, điều nhiệt 35oC, khuấy đều và lọc thu được vi
cầu. Sau đó, sản phẩm được rửa với n-hexan để loại AMB tự do trên bề mặt rồi được
trộn thêm Avicel, PVP, talc và đem đi dập viên. Các viên được theo dõi độ ổn định ở
điều kiện nhiệt độ 40oC, hàm ẩm 75% trong 6 tháng. Kết quả định lượng cho thấy hàm
lượng AMB trong viên đều lớn hơn 95% thể hiện độ ổn định của AMB trong dạng bào
chế nghiên cứu [19].

12



CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu, tá dược dùng trong bào chế viên nén amlodipin
STT
1

Nguyên liệu, tá dược
Amlodipin besylat (AMB)

2

Chất chuẩn amlodipin besilat

3
4

Starch 1500
Avicel pH102

5
Dicalci phosphat (DCP)
6
Manitol
7
Tinh bột
8
Lactose monohydrat

9
10
11

12

Hydroxypropyl methyl
cellulose E6 (HPMC E6)
Hydroxypropyl methyl
cellulose E15 (HPMC E15)
Hydroxypropyl methyl
cellulose K100LV (HPMC
K100LV)
Polyvinyl pyroridon
(PVP K30)

13
Crospovidon XL10
14
L-HPC
15
Natri starch glycolat

K30

Nguồn gốc
Ấn Độ
Viện kiểm nghiệm thuốc
thành phố Hồ Chí Minh
Colorcon (Trung Quốc)

Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Jiangsu Sunrise Biotech
Co., Ltd.
(Trung Quốc)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)

Tiêu chuẩn
BP 2018
Số lô QT145
110220
NSX

Colorcon (Trung Quốc)

NSX

Colorcon (Trung Quốc)

NSX


Colorcon (Trung Quốc)

NSX

Hefei Trendchem Co.,
Ltd.
(Trung Quốc)
FDC Pharmachem Co.,
Ltd.
(Nhật Bản)
FDC Pharmachem Co.,
Ltd.
(Nhật Bản)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
13

NSX

NSX

NSX

NSX

NSX

NSX


NSX

NSX

NSX


16

Natri croscarmellose

17
Talc
18
Magnesi stearat
19
Ethanol (EtOH)
20
Methanol (MeOH)
21
22
23

Hydroxypropyl
cellulose
(HPC)
Hydroxyethyl cellulose (HEC)
Sodium
carboxymethyl
cellulose (NaCMC)


24
Vitamin E
25
26

Butylat hydroxytoluen (BHT)
Natri EDTA

Pharma Excipients
(Trung Quốc)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Xilong scientific Co.,
Ltd.
(Trung Quốc)
Xilong scientific Co.,
Ltd.
(Trung Quốc)

NSX
NSX

NSX

NSX


NSX

Ashland (Mỹ)

NSX

Ashland (Mỹ)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Shanghai
Pharmaceutical (Trung
Quốc)
Fisher (Mỹ)
Xilong scientific Co.,
Ltd.
(Trung Quốc)

NSX
NSX

NSX
NSX
NSX

27

Kali
dihydrophosphat

Merck (Đức)
TKPT
(KH2PO4)
28
Methanol
Fisher (Mỹ)
Dùng cho HPLC
29
Acetonitril (ACN)
Fisher (Mỹ)
Dùng cho HPLC
 Viên đối chiếu : Viên nén Amlor 5mg, nhà sản xuất: Pfizer Pharmaceuticals LLC
Lô sản xuất: CH6843.
Ngày sản xuất: 13/12/2018. Hạn sử dụng: 13/12/2020.
2.1.2. Thiết bị
STT

Tên thiết bị

Xuất xứ
Ấn Độ

1

Máy dập viên quay tròn SHAKTI

2

Cân kĩ thuật Sartorius Te 3102S


Đức

3

Máy đo độ cứng PTB-511E

Đức

4

Máy đo quang Hitachi U-1900

5

Máy thử độ hòa tan PHARMA TEST

Đức

6

Máy đo pH Sartorius TE 412

Đức

Nhật Bản

14



×