Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

“Tín ngưỡng thờ mẫu và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội ở việt nam hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.8 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra trên toàn thế

giới, Việt Nam cũng đang hòa nhập vào xu thế đó. Tuy nhiên chúng ta gặp phải
một thách thức không nhỏ, khi mà bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế ngày càng rộng
rãi như hiện nay. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như thế
nào là một việc làm cần thiết, có lẽ chúng ta không cần nhắc lại tác hại của việc
đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Điều quan trọng là phải tìm được những giải
pháp giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực của bản sắc văn hóa dân tộc
trong bối cảnh hiện nay.
Tôn giáo, tín ngưỡng là một nhu cầu tâm linh của một bộ phận cư dân trong
xã hội. Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì tín ngưỡng thờ Mẫu là
một loại hình tín ngưỡng dân gian khá phổ biến trong xã hội. Tin ngưỡng thờ
Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn liền với thân phận của người phụ nữ
Việt Nam… Người ta đến với Mẫu để tìm chỗ dựa về tinh thần, tìm sự che chở
từ người mẹ… dẫu biết rằng khi đến với tín ngưỡng tức là con người đang cầu
xin từ những cái vô hình, để hy vọng có thể nhận được cái hữu hình.
“Tháng tám giỗ Cha, Tháng ba giỗ Mẹ”. Đó là truyền thống quý báu của dân
tộc Việt Nam, trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng với những nấc thang phát
triển của dân tộc, chữ “hiếu” đã trở thành nét đẹp trong đời sống tinh thần của
người Việt từ bao đời nay.
Đã từ lâu, ở mọi vùng quê trên đất nước Việt Nam thường diễn ra những
ngày lễ hội gắn với các truyền thuyết và sự tích về các Nữ Thần, hay còn gọi là
tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy
và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, nó phát triển theo sự phát triển đa dạng
của tín ngưỡng dân gian mà không theo một quy luật định sẵn nào. Đây được
1



1


xem như là tín ngưỡng bản địa, người Việt từ ngàn đời xưa đến nay vốn coi
trọng vai trò của người phụ nữ. Đó là một trong những truyền thống tốt đẹp, có
sức sống bền bỉ, chi phối đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Cho đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn luôn được bảo tồn và phát triển qua các lễ
hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh
thần của người dân đất Việt.
Đến với “Mẫu” không chỉ dùng lại ở việc đáp ứng những nhu cầu đời sống
tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu còn là hiện tượng sinh hoạt văn hóa dân gian
phong phú, hấp dẫn có sữ lôi cuốn con người. Người ta đến với “Mẫu” còn có cả
sự đồng cảm về giá trị văn hóa và góp phần củng cố ý thức cộng đồng của dân
tộc Việt Nam.
Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu và
ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay” để hiểu rõ hơn
những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay vấn đề tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói riêng và một số tín

ngưỡng bản địa của Việt Nam nói chung đã được một số tác giả nghiên cứu dưới
nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và ở những mức độ khác nhau với mục đích và
phương pháp nghiên cứu khác nhau.
-

Cuốn “Đạo Mẫu ở Việt Nam” do Ngô Đức Thịnh làm chủ biên (NXB. Văn hoá
thông tin, Hà Nội,1996) được coi là tác phẩm nghiên cứu tương đối toàn diện về

“Đạo Mẫu ở Việt Nam”. Tập 1 của tác phẩm gồm hai phần: phần thứ nhất gồm
những lý luận chung về “Đạo Mẫu”, phần thứ hai trình bày khá chi tiết thờ Mẫu
ở các địa phương khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên trong tác phẩm
này, tác giả chỉ tiếp cận ở góc độ văn hoá và phần nào xem xét nó ở góc độ tín
ngưỡng.

2

2


-

Cuốn “Văn hoá dân gian Việt Nam” của Nguyễn Chí Bền (NXB. Văn hoá dân
tộc, 2000) đã giới thiệu khái quát kho tàng văn hoá cổ truyền của Việt Nam,

-

cùng với những mặt tiêu cực và hạn chế của nó trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu.
Cuốn “Nữ thần và các Thánh Mẫu Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh (NXB.
Thanh niên, 2002) thể hiện một cách khái quát về hệ thống nguồn gốc, về sự tích
phần lớn các Thánh Mẫu đang được thờ phụng ở Việt Nam, việc thờ phụng nữ
thần và Thánh Mẫu là thực chất là tôn vinh những người có công đóng góp cho

-

dân tộc Việt Nam trong lịch sử.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác về tín ngưỡng thờ Mẫu như:
“Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu
Á” do Ngô Đức Thịnh (chủ biên), (NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004); “Các

nữ Thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (NXB. Phụ nữ, Hà
Nội, 1984); “Tam Toà Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung (NXB. Văn hoá dân
tộc, Hà Nội); “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” của Nguyễn Minh San
(NXB. Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994)…
Những công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả kể trên đã
tiếp cận tín ngưỡng thờ Mẫu từ các góc dộ khác nhau nhưng nhưa có công
trình nào nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu và ảnh hưởng của nó đến đời sống
xã hội ở Việt Nam hiện nay nên chúng tôi đã chọn đề tài này làm đề tài
nghiên cứu khoa học của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
3.1.
Đối tượng nghiên cứu

cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu về ín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam hiện nay với những ảnh
hưởng của nó đến đời sống xã hội ở hai khía cạnh là ảnh hưởng tích cực và ảnh
hưởng tiêu cực.

3.2.

3

Phạm vi nghiên cứu

3


Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng bản địa của Việt Nam được hình thành từ
ngàn xưa cho đến nay, nên khi nghiên cứu thì chủ yếu đề cập đến tín ngưỡng thờ

Mẫu ở Việt Nam trong lịch sử và hiện đại với một số trung tâm thờ Mẫu tiêu
biểu ở ba miền.
4. Mục đích và
4.1.
Mục đích

nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Bước đầu trình bày một cách tương đối về khái niệm và nguồn gốc hình
thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Sau đó tìm hiểu thực trạng tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam hiện nay, tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng như
thế nào trong đời sống của nhân dân Việt Nam hiện nay.

-

Nhiệm vụ
Tìm hiểu về khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như nguồn gốc

-

hình thành tín ngưỡng ở Việt Nam.
Nêu lên thực trạng của hoạt động thờ Mẫu ở Việt Nam thông qua một số trung

4.2.

tâm thờ Mẫu lớn, qua đó tìm hiểu ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đến đời
-

sống xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Từ thực trạng và ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu đưa ra một số giải pháp và

kiến nghị cụ thể nhằm định hướng đúng đắn cho sinh hoạt văn hóa đặc sắc này.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong đề tài này kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó lấy chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận chung.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác như:
Phương pháp so sánh đối chiếu, để làm rõ nét đặc sắc của tín ngưỡng thờ
Mẫu so với các tín ngưỡng bản địa khác ở Việt Nam
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp lôgic, lịch sử
4

4


6.

Đóng góp về khoa học của đề tài
Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu và nguồn gốc hình thành tín
ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
Khát quát thực trạng hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu qua
đótìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội ở Việt Nam hiện
nay, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng đúng đắn cho hoạt
động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam hiện nay.

7.

Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có

3 chương, 6 tiết.

Chương 1:
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM
1.1.
1.1.1.

5

Khái niệm về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ Mẫu
Khái niệm về tín ngưỡng

5


Có rất nhiều nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực, góc độ khác nhau đã đưa ra khái
niệm về tín ngưỡng với những cách nghĩ khác nhau, thậm chí là đối nghịch nhau.
Chủ nghĩa Mac-Lenin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã
hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Điều này đã
được Angghen khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo vào trong đầu óc của con người”.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: Tín ngưỡng, tôn giáo là một sức
mạnh thần bí, thuộc lĩnh vực tinh thần tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại
sinh khí, sức mạnh cho con người. Đại diện cho trường phái này là Platon,
Heghen, ….
Đối với các nhà thần học như Tomat Đacanh, … xem tín ngưỡng, tôn giáo là
niềm tin vào cái thiêng liêng, cái huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu
nhiên, nó có một sức mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người
thoát khỏi khổ đau, có được hạnh phúc và sự bình yên.
Việt Nam từ trước đến nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Trong Hán-Việt từ điển, Đào Duy Anh đã giải nghĩa: “Tín ngưỡng là lòng
ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hay một chủ nghĩa”.
GS Đặng Nghiệm Vạn cho rằng: thuật ngữ tín ngưỡng có thể có 2 nghĩa. Khi
nói đến tự do tín ngưỡng, người ta có thể hiểu là niềm tin nói chung hay niềm tin
tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu
hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu
thành của tôn giáo.
Nguyễn Chính cho tín ngưỡng là tâm linh, vì tín ngưỡng và tâm linh là hạt
nhân của tín ngưỡng tôn giáo. Đây là niêm tin, sự trông cậy và yêu quý một thế
lực siêu nhiên mà với tri thức của con người và kinh nghiệm chưa đủ để giải
thích và lý giải được.
6

6


Một số học giả khác xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ
cúng thể hiện qua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, khái niệm tín ngưỡng được nhiều tác giả, nhiều ngành khoa học
tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau. Vì thế tựu chung các quan điểm nêu
trên về tín ngưỡng thể hiện nội dung sau:
Tín ngưỡng là một bộ phận của ý thức xã hội, là 1 yếu tố thuộc lĩnh vực đời
sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ xã hội, được hình thành bởi quá trình
lịch sử văn hóa, là sựu biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý xã hội vào cái thiêng
liêng thông qua hệ thống lễ nghi, thờ cúng của con người và cộng đồng người
trong xã hội.
Thuật ngữ tín ngưỡng bao gồm tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những nguên tắc
thực hành tôn giáo nhất định.
Tín ngưỡng dân gian phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người và

của cả cộng đồng, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn liền
với phong tục tập quán truyền thống.
Theo GS.TS Phạm Ngọc Quang: Tín ngưỡng dân gian cũng có thể và cần
được xem là một yếu tố, một bộ phận của văn hóa dân gian. Từ quan niệm đó,
nếu văn hóa dân gian được hiểu là loại hình văn hóa ra đời nhờ sự sáng tạo của
chính nhân dân, thì tín ngưỡng dân gian cũng có thể được xem là loại hình tín
ngưỡng tôn giáo do chính nhân dân – trước hết là những người lao động – sáng
tạo ra trên cơ sở những tri thức phản ánh sai lạc dưới dạng kinh nghiệm cảm tính
từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình.
Khi đề cập đến sự tương đồng và khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo cũng cần
làm rõ sự giống và khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín, mê tín với mê tín dị đoan.

7

7


Thực chất, tín ngưỡng và tôn giáo là mê tín vì tin vào những điều không có
thực, nhưng bản chất của tín ngưỡng và tôn giáo là không có dị đoan.
Dị đoan là những điều quái lạ huyễn hoặc do tin vào những điều nhảm nhí
mà có. Dị đoan là hệ quả của mê tín, làm theo những điều quái dị không thật,
không hợp lẽ phải. Dị đoan là mức cao hơn của mê tín.
Mê tín dị đoan là niềm tin của con người và các lực lượng siêu nhiên đến
mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính,
phản văn hóa. Mê tín dị đoan thường gây ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng
xấu đến đời sống xã hội. Hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn liền với các hình
thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
1.1.2.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam


Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt
Nam, được hình thành từ ngàn đời xưa, nó ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc và
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Cho
đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống sinh
hoạt của nhân dân. Trong tín ngưỡng dân dã của người Việt thì việc tôn thờ Nữ
thần, thờ Mẫu là một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống văn hoá, bắt nguồn
từ lịch sử xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam thể hiện sự ngưỡng mộ chân
thành của con người về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như
trong xã hội, trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước.
Mẫu là một từ gốc Hán Việt được hiểu là Mẹ, hay Mụ, Mạ, Mế, dùng để chỉ
người phụ nữ nói chung, người mà đã có công sinh thành, nuôi dưỡng những
đứa con nên người. Ngoài ra, Mẫu còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự
tôn vinh, tôn xưng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có thật) như:
Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Nghi Thiên hạ, …Trong tâm thức của người
Việt, Mẫu cũng có nghĩa là sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật trong vũ trụ.

8

8


Cho dù hiểu như thế nào thì vị trí của Mẫu trong tiềm thức của người Việt
Nam luôn là sự thành kính, sự tôn trọng trong đời sống của họ. Việt Nam là nước
đa tôn giáo, đa tín ngưỡng với đặc điểm nổi bật là sự bao dung, sự hoà hợp lẫn
nhau của các tôn giáo trong cùng một quốc gia, vì thế trên khắp đất nước ta trải
dài từ Bắc đến Nam có khoảng 1000 di tích văn hoá trong đó có 250 các di tích
thờ cúng các vị thần hay danh nhân là Nữ. Chính vì thế trong kho tàng văn hoá
dân gian về truyền thuyết hay thần thoại có nhiều những câu chuyện về các nữ
thần như: Nữ thần Mặt Trời, Nữ thần Mặt Trăng người đã soi sáng xuống trái đất

tạo lập nên đất trời, hay sự tích về “Nữ Oa đội đá vá trời”. Còn các nữ thần Tứ
pháp như: pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện tạo ra các hiện tượng Mây,
Mưa, Sấm, Chớp. Đây chính là những yếu tố mang tính bản thể của vũ trụ cũng
được dân gian nữ tính hoá, hay những yếu tố được xem là bản nguyên đầu tiên
của thế giới như: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ cũng được nhân dân ta gọi là Bà.
Trong quan niệm của người Việt thì Mẹ đầu tiên nuôi sống và che chở cho
con người là Mẹ Cây. Không chỉ là nơi che chở cho con người mà còn mang lại
hoa thơm quả ngọt nuôi sống cho con người, là nơi mà con người trú ngụ và
tránh thú dữ. Chính vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam xuất hiện từ rất xa
xưa, từ lúc mà con người còn sinh sống trong rừng xanh, hang hẻm, cho nên
hình ảnh đầu tiên mà con người tôn thờ là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm.
Người dân luôn tôn thờ Mẫu Thượng Ngàn cho dến khi mở rộng địa bàn cư
trú xuống đồng bằng, lênh đênh sông nước xuống miền xuôi, lúc này Mẹ cây
không còn nâng đỡ được họ nữa mà người che chở cho họ là Mẹ nước thế nên ý
thức về Mẫu Thoải dần dần được hình thành.
Cuộc sống sinh sôi và nhu cầu của con người ngày càng nhiều thì con người
không chỉ trú ngụ ở sông núi mà còn phải khai phá đất đai để sinh sống. Lúc này
hình ảnh Mẹ Đất được hình thành với sự tôn vinh là Mẫu Địa cùng với Mẫu
thoải, Mẫu Thượng Ngàn phù hộ cho cuộc sống bình an, mưa thuận, gió hoà của
con người.
9

9


Cho đến thế kỷ XVI, tín ngưỡng thờ Mẫu được làm phong phú hơn với hình
tượng công chúa Liễu Hạnh được tôn là Thánh Mẫu. Khác với Mẫu Thượng
Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa đều có nguồn gốc từ tự nhiên thì Mẫu Liễu là hình
tượng con người trần thế có thật được người Việt Nam sáng tạo ra hội tụ đầy đủ
các yếu tố và đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì thế người

Việt Nam tôn vinh Liễu Hạnh là Tiên, là Thánh, là một trong tứ bất tử của mình.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam, nhân dân ta còn tôn thờ
những bà mẹ có công sinh thành ra dân tộc, những người phụ nữ có tài giữ nước
và dựng nước trong lịch sử.
Như vật ta có thể hiểu rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng
bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ nữ thần (nhưng không phải tất cả nữ thần đều là
Mẫu), là một bộ phận của ý thức xã hội, được hình thành từ chế độ thị tộc mẫu
hệ, để tôn vinh nhữnh người phụ nữ có công với nước, với cộng đồng tiêu biểu
cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội làm Thánh Mẫu,
Vương Mẫu… và qua đó người ta gửi gắm niềm tin vào sự che chở, giúp đỡ của
các lực lượng siêu nhiên thuộc nữ thần.
1.2.
1.2.1.


Nguồn gốc hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
Điều kiện kinh tế-xã hội cho sự hình thành và tồn tại tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam
Điều kiện kinh tế - xã hội

Tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng cũng ra đời
từ nguồn gốc kinh tế-xã hội, nhận thức và tâm lý tình cảm.
Theo quan điểm Mác-xít thì tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã
hội, là một bộ phận của ý thức xã hội. Cho nên nó có quy luật hình thành, tồn tại
và phát triển riêng, được nảy sinh trên cơ sở kinh tế-xã hội nhất định, chịu sự
quy định của tồn tại xã hội.

10

10



Điều kiện địa lý tự nhiên chính là môi trường sinh thái mà trong đó con
người sinh sống và tồn tại. Đặc biệt môi trường tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh hoạt, phong tục tập quán canh tác của con người. Cũng chính từ môi
trường tự nhiên mà con người có được những tư liệu sản xuất cần thiết cho sự
tồn tại của bản thân mình và nuôi sống gia đình để duy trì sự phát triển của xã
hội. Kể từ đó con người hình thành mối quan hệ với tự nhiên. Vì thế môi trường
tự nhiên thuận lợi hay khó khăn đều tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần
hay vật chất của con người trên tất cả các lĩnh vực như: phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, văn hoá, lễ hội…
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á có địa hình phong phú và đa
dạng, với những đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó còn
có địa hình rừng núi hiểm trở, vùng biển rộng với bờ biển dài và có nhiều bãi biển
đẹp. Hơn thế nữa, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Đây là
những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên những sắc thái riêng biệt trong
tập tục sản xuất, canh tác của cư dân nông nghiệp cũng như những nét sinh hoạt
trong đời sống văn hóa tinh thần, trong đó có tôn giáo, tín ngưỡng.
Việt Nam là một nước thuần nông, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Thời gian đầu khi công cụ sản xuất chưa phát triển, phương thức canh tác còn
lạc hậu nên con người sống còn phụ thuộc vào tụ nhiên. Chính trong cuộc sống
sản xuất nông nghiệp của nhân dân luôn thể hiện khao khát, mong chờsự che
chở của một thế lực bên ngoài, từ đó dẫn đến việc con người thần thánh hóa các
hiện tượng tự nhiên và vô hình chung gắn cho các hiện tượng tự nhiên một sức
mạnh siêu nhiên và tôn thờ nó. Vì thế trong đời sống tâm linh của người Việt
xuất hiện tín nưỡng thờ thần trong đó thần thánh hóa các vị nữ thần, vì theo
quan niệm của họ sản xuất nông nghiệp gắn liền với các yếu tố như đất nước (là
yếu tố âm) hay những yếu tố của tự nhiên khác như mặt trăng, mặt trời, tín
ngưỡng thờ Tứ pháp (pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện).

11

11


Như vậy trong nền “văn minh lúa nước” có nhiều tập tục gắn với quy trình
canh tác đặc thù của cây lúa. Với tập tục đó xuất hiện nhiều tín ngưỡng hay nghi
thức liên quan đến các yếu tố đất, nước, cây lúa. Theo kinh nghiệm của cư dân
nông nghiệp thì yếu tố đất và nước là yếu tố quan trọng hàng đầu liên quan đến
sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Thế nên dân gian ta thường truyền nhau
kinh nghiệm trong canh tác: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vì thế
người xưa tôn thờ những yếu tố đất, nước, cây lúa và coi nó như là thần linh từ
đó hình thành tín ngưỡng thờ thần như: Thần đất, Thần nước, Thần lúa, … vì
những yếu tố đó gắn liền với việc sinh sản ra lúa, gạo để nuôi sống con người
nên theo quan niệm dân gian các vị thần ấy thường là các Nữ Thần.


Quá trình hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
Ở nước ta thường gọi là Mẹ Nước, Mẹ Đất, Mẹ Lúa và cho đến ngày nay cả

nước ta vẫn còn nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ
Lúa. Bởi vì trong tâm linh của người Việt, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa như dòng
sữa mẹ mang lại cho cây lúa trĩu bông, mùa màng bội thu, đời sống của con
người được no ấm, thuận hoà, bình an, vì thế tương truyền trong nhân dân ta
luôn tôn thờ những vị nữ thần này trong cuộc sống của mình.
Do đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp nên vai trò của người phụ nữ
được đề cao, bởi người phụ nữ là người tham gia hầu hết vào công việc đồng
áng, quán xuyến mọi việc trong gia đình.Trong các khâu của sản xuất nông
nghiệp thì: “Đàn ông làm các công việc cày, bừa, đắp bờ ruộng, khai mương
phai, chuẩn bị công việc gieo trồng. Còn các công việc như gieo hạt thóc giống,

nhổ mạ cấy lúa, làm cỏ, gặt hái đều do đàn bà đảm nhiệm. Như thế là chỉ có đàn
bà mới được tiếp xúc với cây lúa đang độ sinh trưởng (Từ khi là cây lúa cho đến
khi thành cây lúa chín vàng)”. Đối với gia đình, người phụ nữ không những
chăm lo cho gia đình mà còn đảm nhiệm vai trò dạy dỗ, giáo dục con cái. Chính
vì thế hình ảnh người mẹ luôn in sâu trong tiềm thức của những đứa con, là hình

12

12


ảnh theo người con trong suốt cuộc đời. Người mẹ không chỉ mang nặng đẻ đau
ban cho ta sự sống, mà người còn dạy dỗ ta nên người.
Không chỉ có các giai thoại về các nữ thần được nhân dân ta thần thánh hoá
mà trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước thì nhân dân ta cũng tôn thờ
những người phụ nữ có tài, có đức, có công với dân tộc trong công cuộc dựng
nước và giũ nước như: Hai Bà Trưng, Thái Hậu Dương Vân Nga, Nguyên Phi Ỷ
Lan, Bà Phạm Ngọc Trần (hoàng hậu nhà Lê) hay những nhân vật huyền thoại
như: công chúa Liễu Hạnh, Bà mẹ của Phù Đổng Thiên Vương, Bà Âu Cơ… Ở
Miền Trung hay cả Miền Nam nhân dân ta cũng tôn thờ những người mẹ có
công với dân tộc như: ở Miền Trung thờ Nữ thần Yana (bà mẹ y theo mệnh trời)
thờ ở điện Hòn Chén - Huế và Tháp Bà - Nha Trang. Người Chăm có tục Nữ
Thần Poh Nagar (người mẹ xứ sở). Ở Miền Nam có tục thờ các bà chúa như: Bà
chúa Xứ ở núi Sam - An Giang, ở núi Linh Sơn Núi Bà Đen) có tục thờ Linh
Sơn Thánh Mẫu.
Từ khi sơ khai hình thành cho đến khi phát triển rực rỡ, trải qua bao lớp
bụi thăng trầm của lịch sử thì ngày nay tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn được nhân
dân ta coi trọng trong đời sống sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nó như một nét
đẹp thanh nhã trong đời sống tâm linh của người Việt. Sự ra đời và phát triển
của tín ngưỡng thờ Mẫu luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội và phản ánh

tồn tại xã hội. Với những biến cố của thời đại thì tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt
Nam còn chịu ảnh hưởng cũng như sự giao thoa, tiếp biến của nhiều tín
ngưỡng, tôn giáo khác.
Ngoài ra, tâm lý và tình cảm của con người cũng là một trong những nguyên
nhân cho sự ra đời hình thức tín ngưỡng. Xét dưới góc độ triết học thì tâm lý,
tình cảm là một bộ phận của ý thức xã hội; tín ngưỡng, tôn giáo được hình thành
trên cơ sở tâm lý, tình cảm của con người và cộng đồng người trong xã hội. Con
người luôn tự hỏi về nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng cũng như số phận
của con người. Về những vấn đề này thì đôi khi những giải đáp khoa học hay
13

13


triết học chưa đủ thỏa mãn, trong tình hình đó thì tín ngưỡng, tôn giáo lại có thể
đem lại cho con người một lời giải thích không chính xác, nhưng có sức hấp
dẫn, thuyết phục bởi nó có tính huyền bí, tính logic của nó.
Con người có nhu cầu là được tâm sự, giải tỏa những bức xúc trong đời sống
tinh thần và luôn có nhu cầu vươn tời một cuộc sống tốt đẹp. Vì thế, họ cần rất
nhiều thứ ngoài vật chất, lý trí, đạo lý truyền thống…đó là sự thiêng liêng, “bù
đắp hư ảo”. Điều đó chỉ có ở tín ngưỡng, tôn giáo.
Chúng ta cần phải nghiên cứu đến một khía cạnh tâm lý khác của con người
đó là lòng biết ơn đến công sinh thành, sự kính trọng, tình yêu thương…đó
chính là điều mà chế độ mẫu hệ tồn tại dai dẳng trong đời sống các dân tộc, hay
bắt nguồn từ hình tượng tôn thờ giới nữ, phản ánh vai trò của người mẹ, người
mẹ là sự bảo tồn sinh sôi giống nòi.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của hình thức tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam.
1.2.2.


Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại hình tín ngưỡng, tôn
giáo khác
Việt Nam là nước đa tôn giáo, tín ngưỡng. Một đặc điểm nổi bật của tín

ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam là sự đan xen, dung hoà của các tôn giáo. Điểm này
cũng xuất phát từ bản thân tính cách của người Việt đó là tính nhân ái, bao dung
cho nên bất cứ một tín ngưỡng, tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam chúng ta đều
tiếp nhận trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những yếu tố phù hợp với phong tục,
tập quán của người Việt, hay nói cách khác khi các tôn giáo du nhập vào Việt
Nam thì nó đã bị “bản địa hoá”. Giữa các tôn giáo và tín ngưỡng không có sự
phân biệt rạch ròi mà giữa chúng có sự đan xen hoà quyện lẫn nhau, tạo nên nét
đặc sắc trong văn hoá Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam được xem là
tín ngưỡng bản địa nhưng cũng chịu ảnh hưởng của một số tín ngưỡng, tôn giáo

14

14


khác như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng Thành
Hoàng làng, Đạo giáo, Nho giáo, Kitô giáo…
Tín ngưỡng thờ Mẫu được xem là thoát thai từ đạo thờ thần và chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Đạo giáo ở Trung Quốc, “Đạo Mẫu” với tư cách là một biến
thể ở Việt Nam đã và đang có sự thâm nhập vào các tín ngưỡng, tôn giáo khác.


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ mẫu cũng tiếp thu những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên, một tín ngưỡng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong đời sống tinh thần

người Việt. Trong điện thờ của tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính gia tộc, có vua
Cha, có thánh Mẫu, có phong tục “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tín
ngưỡng thờ Mẫu lấy hình ảnh người Mẹ làm hình tượng, bên cạnh Mẹ còn có
cha.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa giáo dục truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” một đạo lý bất diệt muôn đời của
người Việt.


Tín ngưỡng thơ thần và tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng thờ thần là một loại tín ngưỡng nguyên thuỷ nó ra đời thể hiện sự

bất lực của con người trước tự nhiên. Vì thế họ tôn thờ các vị thần có nguồn gốc
từ tự nhiên như Thờ Tứ pháp (pháp Vân, pháp Vũ, pháp Lôi, pháp Điện), Thờ
Thần Mặt Trời, Thờ Thần Mặt Trăng… và đều có liên quan đến Nữ Thần. Người
Việt không chỉ thờ Thần có công sáng tạo ra vũ trụ như: Nữ Oa, Thần Lửa, Thần
Mộc,… mà còn thờ các vị thần có công giúp dân trong việc dựng nước và giữ
nước, lập bản, lập làng, mở mang nghề nghiệp, gương sáng trung hiếu nghĩa tình
như: Đức Thánh Trần, Các Vua Hùng, Liễu Hạnh, Thánh Gióng, Mẫu Thượng
Ngàn, … Do đó, có thể nói rằng những anh hùng dân tộc, những người có công,
những nhà văn hoá, … được nhân dân ta tôn thờ hầu hết là có nguồn gốc từ Nữ
Thần. Vì thế tín ngưỡng thờ Thần cũng có những ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ

15

15


Mẫu và ngược lại tín ngưỡng thờ Mẫu cũng ảnh hưởng trở lại tín ngưỡng thờ
Thần ở Việt Nam.
Tín ngưỡng phồn thực biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở để tạo ra sự sống

của muôn loài. Người xưa tôn thờ tín ngưỡng này với mơ ước mong cho cuộc
sống con người luôn trường tồn, cuộc sống sinh sôi, no đủ. Chính sự sinh sôi đó
bao hàm yếu tố âm gắn liền với hình tượng người phụ nữ - chủ thể của sự sinh
sôi, nảy nở, theo người xưa quan niệm từ người mẹ mà sự sinh sôi, nảy nở diễn
ra không ngừng. Cũng chính vì ý nghĩa đó mà người ta tôn thờ tín ngưỡng phồn
thực và coi nó như một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá dân gian của người Việt,
nó được bảo tồn cho đến ngày nay và là cơ sở nền tảng để các tín ngưỡng ngoại
lai khi du nhập vào Việt Nam đều bị “bản địa hoá”. Trong đó hình tượng người
Mẹ của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng ảnh hưởng và quy định trở lại tín ngưỡng
phồn thực được xem là đặc nét văn hoá đặc sắc của người Việt từ bao đời nay.


Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Thờ Thành Hoàng là một tín ngưỡng phổ biến của người Việt Nam. Cơ sở tâm

lý và xã hội của tín ngưỡng này chính là sự tin tưởng vào một vị thần nào đó để
bảo vệ cho cuộc sống nhân dân được bình yên, phồn thịnh, phát triển. Ở Việt Nam
tín ngưỡng này phát triển khá rộng rãi ở bất kỳ một bản, một làng nào của người
Việt cũng tôn thờ một vị thần được nhân dân tôn vinh là Thành Hoàng và lập đình
thờ. Tất cả các vị Thành Hoàng ở khắp Bắc - Trung - Nam đều có nguồn gốc lịch
sử rõ ràng. Mặc dù có nguồn gốc khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều có tấm
lòng bao dung và mang tính linh thiêng. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng đều khơi
dậy ở mỗi con người ý thức về dân tộc, về nguồn gốc tổ tiên của mình: “Chim có
tổ, người có tông”. Tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng đều là
tín ngưỡng bản địa, giữa chúng có mối quan hệ với nhau. Chúng đều có điểm xuất
phát từ đạo thờ thần, trong đó thì nhiều Thành Hoàng làng có nguồn gốc từ Nữ
Thần và đều mang đặc trưng là hướng tới tổ tiên, nhớ về cội nguồn với mơ ước
cuộc sống muôn đời của nhân dân được phúc lộc, bình an.
16


16




Đạo giáo
Đạo giáo là một thứ tôn giáo ra đời ở Trung Quốc, tư tưởng cơ bản của Đạo

Giáo là sống tuân theo lẽ tự nhiên và luôn đề cao tự nhiên, hướng con người đến
với cuộc sống của thế giới thần tiên, có được cuộc sống vui vẻ, trường sinh. Hệ
thống các vị thần trong Đạo giáo hết sức phong phú và mang tính đa thần. Đạo
Giáo vào Việt Nam khá sớm và ăn sâu, bám rễ vào trong cuộc sống của cư dân
người Việt cổ. Có thể thấy rằng trong số các tôn giáo du nhập vào Việt Nam thì
Đạo giáo là tôn giáo gần gũi có quan hệ chặt chẽ với các tín ngưỡng dân gian
bản địa trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tiếp thu và cải biến một số nội dung của Đạo Giáo phù
hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam như các hình thức lên đồng, các hình
thức phù thuỷ, hệ thống điện, thờ… những nội dung xuyên suốt và cốt lõi của tín
ngưỡng thờ Mẫu là tôn thờ Mẹ. Cho dù là có sự tiếp biến nhưng tín ngưỡng thờ
Mẫu ở Việt Nam không thể đồng nhất với Đạo Giáo mà ở Việt Nam tín ngưỡng
thờ Mẫu mang đậm bản sắc dân tộc.


Phật giáo
Trong quá trình Đạo Phật du nhập vào nước ta thì dần dần cũng được dân

gian hoá. Giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu có sự tiếp thu và thâm nhập lẫn nhau khá
sâu sắc. Điều mà chúng ta dễ nhận biết là hầu hết trong các ngôi chùa hiện nay
đều có điện thờ Mẫu.
Cần phải thấy rằng Quan Âm trong Phật Giáo Ấn Độ vốn là nam thần nhưng

khi qua Trung Quốc vào nước ta đã bị “Nữ Thần hoá” thậm chí “Mẫu hoá” để
trở thành quan thánh của Đạo Mẫu ở Việt Nam. Trong các ngày giỗ Mẫu, giỗ
Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa để đón Phật về phủ.
Trong xã hội nông thôn Việt Nam thì có sự thâm nhập của hai thứ tôn giáo,
hay tín ngưỡng này cũng là điều dễ hiểu. Tất cả đều hướng con người tới cái từ
bi, bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện, trừ ác và hai thứ tôn giáo tín
17

17


ngưỡng này bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.
Theo Phật để tu nhân, tích đức cho đời sau để lên cõi Niết Bàn cực lạc, còn theo
Đạo Mẫu mong được phù hộ độ trì cho sức khoẻ, tài lộc, may mắn trong cuộc
sống thường ngày.


Thiên chúa giáo
Đối với Thiên Chúa Giáo thì Đạo Mẫu cũng không tạo thành bức tường rào

ngăn cách. Truyền thống tôn thờ Mẫu ở Việt Nam cũng có cái gì gần gũi gắn bó
với hình ảnh Đức Mẹ Maria của Thiên Chúa Giáo. Do vậy, khi du nhập vào
nước ta Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam vẫn đề cao vai trò của người Mẹ - Đức Mẹ
Maria. Ở những trung tâm Thiên Chúa Giáo của Việt Nam, bên cạnh hình tượng
Đức Chúa Giêsu thì vẫn tôn thờ Đức Mẹ Maria như: Nhà Thờ Phát Diệm, Nhà
Thờ Lớn (Hà Nội), … Như vậy, khi Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam cũng dần
dần bị “bản địa hoá” và ảnh hưởng tác động trở lại các tín ngưỡng , tôn giáo
khác trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đã có sự tiếp biến, giao thoa với các tín
ngưỡng, tôn giáo bản địa cũng như ngoại nhập tạo nên tính đặc sắc của tín

ngưỡng mang tính bao dung, ôn hoà giữa các tôn giáo, tín ngưỡng đều hướng
con người tới cuộc sống bình yên, no đủ, hạnh phúc.

18

18


Tiểu kết chương 1
Khái niệm tín ngưỡng có nhiều cách tiếp cận, ở nhiều góc độ, khía cạnh khác
nhau của nhiều nghành khoa học. Nhưng với phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin khi xem xét tín ngưỡng là một
hiện tượng của ý thức xã hội, xuất phát từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội
chứ không phải là một hiện tượng tinh thần thuần tuý. Nó thể hiện niềm tin của
con người vào một lực lượng siêu nhiên có khả năng cứu rỗi linh hồn, giải thoát
con người trước những bất công, bế tắc của họ trong hiện thực xã hội.
Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam cũng là một bộ phận của hình thái ý thức xã
hội, nhằm phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, cùng với
việc đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đó là một tín
ngưỡng bản địa tiêu biểu của người Việt, được hình thành trên cơ sở những điều
kiện kinh tế - xã hội, văn hoá nhất định. Trong quá trình hình thành và tồn tại
của mình tín ngưỡng thờ Mẫu có mối quan hệ biện chứng với các loại hình tín
ngưỡng, tôn giáo khác như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Tín ngưỡng thờ thần,
Tín ngưỡng phồn thực, Đạo Giáo, Nho Giáo, Phật Giáo, Thiên chúa giáo, …
Cho đến ngày nay thì tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn là nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá
của người Việt Nam.

19

19



Chương 2:
HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.

Hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam hiện nay
Đi suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trải qua những chặng đường gian nan

trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Nền văn hóa Việt Nam không ngừng
được bồi đắp, cùng với đó thì tín ngưỡng bản địa của nước ta phát triển mạnh
mẽ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam. Đặc biệt với tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển
rộng khắp các địa phương từ Bắc vào Nam, từ miền ngược lên miền xuôi. Ở mỗi
một địa phương do đặc thù về điều kiện tự nhiên, về phong tục tập quán nên tín
ngưỡng thờ Mẫu đều mang những dấu ấn đặc sắc, từ đó làm cho tín ngưỡng bản
địa này thêm phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ .Tuy nhiên đều thống
nhất với nhau về giá trị tinh thần, giá trị văn hóa trong tâm thức của người Việt.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài cho đến ngày hôm nay tín
ngưỡng thờ Mẫu vẫn phát triển và bảo tồn được nhiều giá trị ở một số trung tâm
thờ Mẫu lớn khắp cả ba miền.
Đặc biệt là miền Bắc cho đến nay vẫn được xem là nơi có tín ngưỡng thờ
Mẫuphát triển nhất cả nước với hệ thống chùa chiền, đình thờ Mẫu nhiều nhất
trong cả nước nằm rải rắc ở hầu khắp các địa phương, trong đó nổi lên ở một số
trung tâm thờ Mẫu lớn như: Thờ Mẫu Liễu ở Phủ Giày, Phủ Tây Hồ với sự tích
về Mẫu Liễu Hạnh, thờ Mẫu ở Lạng Sơn…
Bên cạnh đấy thờ Mẫu ở Nam Bộ và Trung Bộ cũng phát triển rất mạnh mẽ.
Có thể kể tới một số trung tâm nổi tiếng như thờ Bà chúa Xứ núi Sam (Nam Bộ)
hay thờ mẫu ở Huế và thờ bà mẹ Chăm (Trung Bộ).

Trong số các lễ hội thờ Mẫu, thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày – Nam Định
được rất nhiều người biết đến và có số lượng người tham gia đông đảo. Đây là
một trong những lễ hội thờ Mẫu nổi tiếng nhất trong cả nước.
20
20


Thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày


Một số nét khái quát về di tích Phủ Giày

Phủ Giày là tên gọi chung của quần thể di tích thuộc xã Kim Thái huyện Vụ
Bản tỉnh Nam Định. Đây được xem là trung tâm thờ Mẫu của đạo Tứ Phủ lớn
nhất ở Miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung gắn liền với truyền thuyết về
Thánh Mẫu Liễu Hạnh với nhiều giai thoại ly kỳ, hấp dẫn.
Vùng đất Kim Thái - Vụ Bản là nơi có điều kiện địa lý đặc biệt cho việc
hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu. Nằm trong khu vực miền
hạ thổ sông Hồng, sông Đáy, vùng đất này hiện còn lưu giữ lại những dấu
vết của vùng cửa sông ven biển xa xưa, vùng đầm lầy trũng xen lẫn đồi núi
sót. Lịch sử của vùng đất Thiên Bản (gốc trời) gắn liền với lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trải qua các triều
đại phong kiến đặc biệt là nhà Trần đã để lại nơi đây nhiều dấu tích lịch sử.
Điều kỳ diệu trên mảnh đất này gắn với nhiều truyền thuyết về tôn giáo về
tín ngưỡng thờ Mẫu. Truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh từ ngàn đời xưa cho
đến ngày nay gắn với quần thể di tích Phủ Giày.


Truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh


Nhân vật trung tâm được thờ phụng trong di tích Phủ Giầy là Liễu Hạnh. Mỗi
khi đến hội mọi người trở về đây đều với tâm niệm trở về với quê hương của
Mẫu Liễu Hạnh. Liễu Hạnh cũng được coi là thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam. Nói về Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì xung quanh bà là một màn huyền
thoại dày đặc những yếu tố vừa thực, vừa ảo.
Trong các văn bản có tính chất truyền thuyết, thần thoại về Thánh Mẫu Liễu
Hạnh được kể như sau:
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một cô gái xinh đẹp, trải qua “tam sinh tam hóa”.
Bà chính là người con thứ hai, tên Quỳnh Hoa của Ngọc Hoàng, được giáng sinh
vào nhà họ Phạm, có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành, nhưng không chịu
lấy chồng. Bà quyết tâm ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, cứu giúp người nghèo, tu
sửa đền chùa. Nhưng vào ngày 30 tháng 2 năm Quý Tỵ (1473) thời vua Lê
Thánh Tông thì bà về trời, thọ 40 tuổi.

21

21


Ở làng An Thái, xã Vân Cát huyện Thiên Bản có ông Lê Thái Công hiền
lành, phúc đức thường ngày đem đốt hương thờ Trời Phật. Năm Thiên Hựu (đời
Lê Anh Tông 1557), bà vợ ông có mang đã đến kỳ sinh nở thì mắc bệnh chữa
mãi không khỏi. Có một đạo sĩ đến giúp, làm phép cho ông được nằm mộng lên
thiên đình. Tại đây ông chứng kiến cảnh Đệ nhị Tiên chúa Quỳnh Hoa phạm lỗi
(đánh vỡ chén ngọc) bị đày xuống trần gian. Khi ông tỉnh giấc thì vợ ông vừa
chuyển dạ sinh được một cô con gái. Đêm ấy có hương lạ thơm nức ở trong nhà
trăng sáng soi vào cửa sổ. Ông bèn nhớ lại giấc mộng nên đặt tên con gái tên là
Giáng Tiên. Cô con gái lớn lên xinh đẹp lạ thường đủ tài văn thơ đàn nhạc. Ông
bà Lê Thái Công gả con gái cho Đào Lang (chàng trai dưới gốc Đào), là con
nuôi của bạn ông là Trần Công.

Vợ chồng Giáng Tiên sinh được hai con thì ngày mùng 3 - 3, Gáng Tiên
không bị bệnh gì mà mất, mới có 21 tuổi. Nàng đã hết hạn đày phải trở về trời.
Vì còn nặng duyên trần nên nàng luôn sầu não, cố xin vua cha cho tái hợp với
gia đình. Vua cha vì thương con nên đồng ý phong cho nàng là Liễu Hạnh công
chúa. Nàng về thăm cha mẹ, chồng con nhưng vì là thần tiên nên không thể ở lại
trần gian. Khi cha mẹ và chồng mất, con cái đã trưởng thành, Liễu Hạnh đi mây
về gió hóa phép, biến hóa bỡn với với người đời. Khi trở thành bà già tự gậy
trúc bên đường, khi thì biến thành cô gái đẹp trong quán trọ. Người hiền lành thì
được ban phúc, người bỡn cợt thì tai vạ. Nàng lên Lạng Sơn biến thành người
đẹp họa, thơ phách đố với Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), về Hồ Tây họp bạn
văn chương với các văn sĩ họ Phùng, Ngô, Lý. Rồi Liễu Hạnh vào làng Sóc ở
Nghệ An. Tại đây nàng kết hôn với một hậu sinh của chồng cũ, nhưng chỉ được
ít lâu nàng lại phải trở về trời. Ở thiên cung nàng vẫn khao khát cuộc sống trần
thế, nàng lại nằng nặc xin xuống trần thế một lần nữa thượng đế đành phải chiều
ý cho thêm hai cô Quế và Thị cùng Liễu Hạnh về Phố Cát (Thanh Hóa). Nàng
vẫn tiếp tục tác quái và người dân ở đây phải lập đền thờ, vua chúa cho quân đến
dẹp phá tan đền của Liễu Hạnh nhưng sau đó Nàng làm phép cho bệnh dịch lan
tràn. Nhân dân hoảng sợ cho là Liễu Hạnh trừng phạt nên xin triều đình lập lại

22

22


đền thờ ở Phố Cát và sắc phong “Mã hoàng công chúa”. Tiên chúa sau đó nhiều
lần giúp vua đánh giặc được tặng là “Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương”.
Như vậy, qua tác phẩm của Đoàn Thị Điểm về sự tích Liễu Hạnh ta thấy có
sự gặp gỡ giữa văn học dân gian văn chương bác học. Vân Cát thần nữ mang
tính truyền kỳ bằng cảm quan và cảm thụ của một nhà thơ nên ít nhiếu có gia
tăng những chi tiết những yếu tố xã hội so với truyền thuyết trong dân gian. Tuy

vậy qua đó chúng ta thấy được sự phong phú về con người của Mẫu Liễu cũng
như vị trí của Mẫu trong tâm thức của nhân dân.


Quần thể di tích Phủ Giày

Có thể khẳng định rằng hiếm có một nơi nào trên đất nước ta, trong bán kính
chừng1 km lại có mật độ di tích đậm đặc như Phủ Giầy. Đây là quần thể di tích có
giá rị to lớn về mặt lịch sử cũng như giá trị về văn hóa, nghệ thuật. Quần thể di tích
nằm rải rác trong phạm vi của ba thôn Tiên Hương, Vân Cát, Báng Già (Xuân Bảng)
các di tích này hoặc xen lẫn những mái nhà lụp sụp dưới bóng cây hoặc nằm ngang
mặt đường chính xe cộ qua lại nườm nượp hoặc đứng biệt lập giũa cánh đồng mênh
mông. Trước kia nơi đây gồm có 17 di tích nhưng theo năm tháng một số di tích đã
bị phá hủy. Hiện nay có nhiều tài liệu cho rằng nơi đây còn 13 di tích. Hầu hết những
di tích nơi đây đều có một kiến trúc độc đáo, trong các di tích còn lại ta có thể dễ
dàng nhận thấy sự tồn tại đan xen của nhiều loại hình tôn giáo như: Chùa thờ Phật,
đình thờ Thành Hoàng, đền thờ Vua, thờ Phúc thần, thờ thần tự nhiên. Đặc biệt còn
có lăng Mẫu với dáng vẻ như một đài tế trời đất. Sự tồn tại song song của các loại
hình di tích này một mặt phản ánh sự hỗn dung của các loại hình tôn giáo bản địa,
mặt khác chứng tỏ sự dung hòa của tín ngưỡng thờ Mẫu với các tôn giáo khác trong
cùng sự tồn tại và phát triển bền lâu.
Mặc dù quần thể di tích Phủ Giày kéo dài với hệ thống các di tích khác nhau
nhưng chúng đều có mối quan hệ với nhau. Ta có thể nhận thấy rằng các di tích
chuyên thờ Mẫu Liễu có diện tích lớn nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng
23

23


khá rõ rệt đến các tín ngưỡng khác trong quần thể di tích và mang tính chất cộng

sinh. Mặt khác quần thể di tích Phủ Giày có xu hướng quy tụ là trung tâm của
các vị thần linh với hệ thống thần linh hoàn chỉnh trong Tứ Phủ. Như vậy quần
thể di tích Phủ Giày thể hiện vị trí và phạm vi ảnh hưởng to lớn của tín ngưỡng
thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng
và người Việt nói chung.


Lễ hội ở Phủ Giày

Cũng như sự phức tạp, biến đổi về truyền thuyết Liễu Hạnh thì các nghi thức
và lễ hội ở đây cũng vận động và biến đổi theo những bước thăng trầm của lịch
sử và quá trình nhận thức của con người
Do tính chất đa dạng của các loại hình di tích nên cũng quy định nên tính đa
dạng phong phú của các hình thức lễ hội nơi đây. Các nghi lễ ở Phủ Giày ngoài
những nét riêng biệt, độc đáo của địa phương còn mang những nét chung của tín
ngưỡng thờ Mẫu. Việc cúng bái, thắp hương trong các di tích cũng được tiến
hành thường xuyên. Vào ngày sóc, ngày vọng con nhang đệ tử đi lễ Mẫu như
đến Chùa lễ Phật. Ngày thường thủ nhang của các Phủ chăm sóc việc đèn nhang.
Ngoài ngày hội tháng Ba các phủ còn làm một số ngày lễ gắn liền với các chu
kỳ tự nhiên (đền Đức Vua làm vào ngày 18 - 1), lễ vào hè (1 - 4), lễ ra hè (1 - 7),
hoặc các ngày lễ kỵ (đền quan lớn 26 - 4), Phủ Khâm Sai (14 - 3), …lễ tiệc Cô
Bơ (12 - 6), tiệc ông Hoàng Bảy (17 - 7), tiệc ông Hoàng Mười (10 -10), …
Người đi lễ Phủ Giày gồm đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi nhưng đông hơn
cả là phụ nữ. Nhũng người phụ nữ đến đây họ tìm thấy ở Mẫu sự đồng cảm, gần
gủi, vì theo truyền thuyết Mẫu từng là người vợ, người mẹ với bao nỗi lo toan
vất vả để làm tròn sứ mệnh của mình. Vì vậy mà hàng năm mọi người đi Phủ
Giầy với tâm thức là tìm về với Mẹ chứ không phải là đi lễ Phật hay lễ Vua
Các đồ lễ thường được chuẩn bị rất cẩn thận, tùy theo ban thờ mà họ đặt đồ
cúng cho phù hợp, ví như bàn thờ chính thường đặt đồ cúng theo tục lệ cúng nhà
24


24


Phật (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Trong cung Mẫu (Đệ Nhất, Đệ Nhị) chỉ
được dâng hương, hoa quả tinh khiết. Đồ lễ mặn được đặt ở Ban Công Đồng và
bàn thờ các Quan. Ban Chúa Sơn Trang thường đặt đồ thủy sản,… Mặc dù
không quy định nhưng mà nhìn chung người ta thương theo các bước thắp
hương, lạy, cầu, khấn, đôi khi có xin âm dương và đốt sớ, hóa vàng. Nhìn chung
các bước lễ tương tự như lễ Phật.
Trong các nghi lễ thờ Mẫu thì Hầu Đồng được xem là nghi lễ đặc trưng nhất.
Vì thế công việc chuẩn bị cho Hầu Đồng khá phức tạp và phải được chuẩn bị kỹ
lưỡng, không những người ta phải chọn ngày lành để hầu mà người ta phải lo
trang phục, lễ vật, mời cung văn và người hầu dâng. Lại cũng tùy các giá đồng
mà có các trang phục tương ứng. Nhưng những trang phục phải có như khăn phủ
diện màu đỏ, áo dài năm cái năm màu, khăn, thắt lưng, thẻ ngà, đai, vòng đeo
tay, chuỗi hạt, quạt. Lễ vật cũng được chuẩn bị chu đáo theo tính chất của buổi
hầu đồng. Khi tiến hành hầu đồng cũng phải tuân thủ những bước trình tự nhất
định. Trong buổi hầu đồng có hai yếu tố mang tính chất tín ngưỡng quan trọng
và hàm chứa giá trị nghệ thuật đó là hát văn và múa thiêng. Trong hát văn thì
mang tính đa dạng của các vùng miền khác nhau từ Bắc trí Nam, từ miền ngược
đến miền xuôi, điều đó chứng tỏ khả năng xâm nhập, ảnh hưởng trên phạm vi
rộng lớn. Do tính chất đặc biệt của nó nên tạo ra sức hút lớn đối với những
người tham dự.
Nhìn chung, các nghi thức lễ ở Phủ Giày, đặc biệt là nghi thức hầu đồng tuân
thủ những quy đinh khá chặt chẽ, bài bản và được tiến hành cả vào những ngày
thường nhưng mà sôi nổi nhất vẫn là những ngày hội như hội chợ Viềng, hội
tháng Ba.
Mùa xuân là mùa của lễ hội cho nên ở Phủ Giầy cũng vậy, hàng năm cứ vào
ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch người dân Vụ Bản cũng như khắp nơi trong cả

vùng đều nô nức trẩy hội chợ Viềng. Chợ Viềng được xem là ngày hội truyền
thống của cư dân nông nghiệp đồng bằng bắc bộ. Chín Chính vì truyền thống từ
xa xưa nên hội chợ Viềng đã đi vào ca dao dân gian:
“Chợ Viềng năm có một phiên
Làm cho trai gái tốn tiền giầu cau”

25

25


×