Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.95 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

TĂNG THỊ THANH THỦY

Hà Nội – 2020


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Quản trị công ty (QTCT) trong doanh nghiệp một cách hiệu
quả không chỉ giúp khai thác tối đa tài sản, đạt được mục tiêu lợi
nhuận đã đề ra mà còn gia tăng HQHĐKD doanh nghiệp, thu hút và
giữ chân người có năng lực. Ngành CBTP là ngành công nghiệp mà
Việt Nam có nhiều lợi thế và đầy tiềm năng khi là một trong những
ngành Việt Nam đang ưu tiên phát triển đến năm 2025, tầm nhìn tới
năm 2035. Công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đang trên đà
phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp


trong và ngoài nước. Nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm của nước ta, thì việc nâng cao HQHĐKD kinh doanh của các
doanh nghiệp này là cần thiết. Nghiên cứu ảnh hưởng QTCT thông qua
2 nhân tố: đặc điểm Hội đồng quản trị (HĐQT) và cơ cấu sở hữu
(CCSH) đến HQHĐKD của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết sẽ giúp đưa ra những gợi ý về việc quản trị trong doanh
nghiệp nhằm góp phần nâng cao HQHĐKD của các doanh nghiệp
CBTP tại Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết trên
TTCKVN nói chung. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Khoảng trống nghiên cứu
Các nghiên cứu về ảnh hưởng QTCT thông qua đặc điểm
HĐQT và CCSH đến HQHĐKD cho kết quả chưa thống nhất. Do tầm
quan trọng của HĐQT và sự đa dạng của cấu trúc sở hữu tại các DN
hiện nay, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, rất cần các nghiên
cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu, đặc điểm HĐQT và
HQHĐKD.


1.

2.

3.

4.

5.


6.

7.

25

2

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

Các nghiên cứu này ở Việt Nam chủ yếu phân tích các doanh
nghiệp trong ngành tài chính, chưa có nhiều nghiên cứu được triển
khai và phân tích QTCT cho ngành công nghiệp, trong khi mỗi ngành
nghề với đặc thù riêng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố tác động
khác nhau.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Bản chất và những đặc trưng cơ bản của quản trị công ty,
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm niêm yết tại Việt Nam?
Ảnh hưởng của quản trị công ty thông qua 2 nhân tố: đặc điểm
hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?
- Có những giải pháp nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho
việc đổi mới quản trị công ty nhằm nâng cao HQHĐKD cho các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến các nhân tố quản trị công
ty: đặc điểm hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động
kinh doanh, mô hình nghiên cứu ảnh hưởng giữa các nhân tố này,

- Nghiên cứu thực trạng quản trị công ty trong các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.
- Đề xuất các giải pháp liên quan đến hội đồng quản trị và cơ cấu
sở hữu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và kiến nghị cho cơ
quan quản lý nhà nước để tăng cường hoạt động quản trị công ty nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: đặc điểm hội đồng quản
trị và cơ cấu sở hữu tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam.
Luận án xem xét các lý luận cơ bản và thực trạng về quản trị
công ty, đặc điểm hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong các doanh nghiệp.

P.T. Dong, T.T. Thanh Thuy and N.T. Thanh Tra; Foreign
Investment, Corporate Governance and Firm Performance in
Vietnam Listed Companies, Indian Journal of Economics and
Development, Volume 15 No. 4, pp 499-507.
Tăng Thị Thanh Thủy, 2019, Quản trị công ty tại Thái Lan và
Malaysia – bài học kinh nghiệm, Tạp chí nghiên cứu Đông
Nam Á 236, 11/2019, trang 34-44.
Tăng Thị Thanh Thủy, 2019, Quản trị công ty tại Thái Lan và
bài học kinh nghiệm cho Việt nam, Tạp chí tài chính 708,
7/2019, trang 152-156.
Nguyễn Thu Thủy, Tăng Thị Thanh Thủy, 2019, Phát triển
nguồn nhân lực quốc gia của Trung Quốc và bài học kinh
nghiệm, Tạp chí kinh tế đối ngoại 115, 3/2019, trang 31-49.
Tăng Thị Thanh Thủy, 2019, Tác động của quản trị công ty lên

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí kinh
tế đối ngoại 114, tháng 2/2019, trang 52-67.
Cao Đinh Kiên, Tăng Thị Thanh Thủy, 2018, Công nghệ tài
chính trong nền kinh tế 4.0, Tạp chí kinh tế đối ngoại 112,
12/2018, trang 86-95.
Nguyễn Thu Thủy, Cao Đinh Kiên, Tăng Thị Thanh Thủy,
2017, Kiểm soát hoạt động bán khống chứng khoán trên thế
giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề
Kinh tế Chính trị Thế giới, số tháng 6/2017 (254), trang 56-68.


3

24

5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: luận án phân tích tổng quan lý thuyết về
quản trị công ty, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu tác động của các nhân tố quản trị công ty tác động đến
HQHĐKD của doanh nghiệp, luận án giới hạn việc nghiên cứu 2
nhân tố quản trị công ty: đặc điểm của hội đồng quản trị và cơ cấu sở
hữu của các doanh nghiệp.
- Phạm vi về không gian: 42 doanh nghiệp CBTP niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Trong đó 15 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán
Hà Nội và 27 doanh nghiệp niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh. Luận án cũng giới hạn việc nghiên cứu
QTCT từ 2013 đến 2018, tầm nhìn đến năm 2030.
- Phạm vi về thời gian: Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ

2013-2019 do trước năm 2012 hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam
không có báo cáo quản trị, giai đoạn 2012-2014 báo cáo quản trị đã
được lập nhưng còn hạn chế về thông tin.
6. Kết cấu của luận án
Cấu trúc của luận án được phân bổ thành năm chương gồm
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý
luận về tác động quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình
nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động quản trị
công ty đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Chương 5: Giải pháp quản trị công ty nhằm nâng cao kết quả hoạt
động kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

KẾT LUẬN
Luận án đã hệ thống hóa khung lý thuyết về QTCT nói chung
bao gồm: khái niệm về khái niệm, vai trò, đặc điểm và hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Bên cạnh đó, luận án đã làm rõ lý luận quản trị
công ty tác động lên HQHĐKD thông qua của đặc điểm HĐQT và
CCSH của doanh nghiệp.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu xem xét tác động của 2 nhân
tố quản trị công ty: đặc điểm HĐQT và CCSH đến HQHĐKD của
các DN CBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam, luận án đã sử dụng kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia và
phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng (thống kê mô tả, mô hình
hồi quy) đã xác định được mô hình xem xét tác động và kiểm chứng
mức độ tác động của 2 nhóm nhân tố đó. Kết quả cho thấy mô hình
kinh tế lượng để phân tích cơ sở dữ liệu của 42 công ty chế biến thực
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu chỉ ra ROA

bị tác động tích cực một cách có ý nghĩa thống kê bởi hai biến là số
lượng thành viên độc lập trong HĐQT (BIND) và Ủy ban kiểm toán
(AC) trong khi chỉ số Tobin’s Q được tác động có ý nghĩa thống kê
theo hướng tích cực bởi quy mô HĐQT, số lượng thành viên nữ trong
HĐQT và UBKT nhưng bị tác động tiêu cực bởi việc GĐĐH là thành
viên HĐQT. Sở hữu tổ chức có tác động tích cực có ý nghĩa đáng kể
và việc có yếu tố sở hữu gia đình lại tương quan ngược chiều lên
HQHĐKD thông qua Tobin’s Q và ROA của các doanh nghiệp.
Cuối cùng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu kết hợp với những
thực tiễn, nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp quản trị công ty
nhằm nâng cao HQHĐKD của các công ty CBTP niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần xây
dựng một cơ cấu sở hữu phù hợp cũng như nâng cao năng lực và vai
trò của thành viên HĐQT.


23

4

phép DN phát hành thêm một tỷ lệ nhất định cổ phiếu không có
quyền biểu quyết cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chưa cho thấy vai trò của
cổ đông tổ chức trong việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp khi tỷ
lệ sở hữu của tổ chức tác động tích cực đến HQHĐKD công ty. Do đó,
rất cần thiết để các công ty CBTP xây dựng một tỷ lệ sở hữu này một
cách hợp lí và thu hút sự tham gia đầu tư của các thành viên tổ chức,
cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động của công ty,
nhằm phát huy vai trò giám sát của của các nhà đầu tư tổ chức chuyên
nghiệp này. Các DN CBTP nên có chính sách ưu đãi, thu hút các tổ

chức đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Nhà đầu tư tổ chức là lực
lượng chính trên thị trường vốn và họ có nguồn tài chính mạnh.
5.2.2.2. Giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và sở hữu gia đình
Nghiên cứu chỉ ra sở hữu nhà nước không tạo ra được cơ chế
kiểm soát tốt để bổ trợ cho việc giám sát hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Các công ty CBTP cần thực hiện tái cấu trúc sở hữu, đặc biệt
là các công ty có sở hữu nhà nước, sở hữu gia đình; theo hướng giảm
tỷ lệ sở hữu nhà nước, giảm tỷ tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các
nhà hoạch định nên đưa ra các chính sách khuyến khích các chủ sở
hữu nước ngoài và hạn chế các chủ sở hữu nhà nước trong các công
ty. Để gia tăng hiệu quả hoạt động, các công ty cần thực hiện tái cấu trúc
sở hữu, đặc biệt là các công ty có sở hữu nhà nước, theo hướng giảm tỷ
lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các nhà hoạch định
nên đưa ra các chính sách khuyến khích các chủ sở hữu nước ngoài và
hạn chế các chủ sở hữu nhà nước trong các công ty.
5.3. Khuyến nghị với cơ quan quản lý
Xây dựng chế tài nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
trong quản trị công ty ở Việt Nam.
Quy định và kiểm soát chặt chẽ nhằm nâng cao tính minh bạch
khi công bố thông tin.
Nâng cao năng lực và tính hiệu quả của các hiệp hội và tổ chức
xã hội.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm hội đồng quản trị
Các nghiên cứu về QTCT tập trung vào các chủ đề như vấn đề
người đại diện và vấn đề thao túng của HĐQT (Zhu, 2016), cấu trúc sở
hữu (Phung, 2016), cải tổ doanh nghiệp nhà nước (Anh, 2013), lương
bổng người quản lý (Adams, 2009), vai trò của HĐQT và quản trị viên

độc lập (Brennan, 2005), cơ chế bảo vệ nhà đầu tư (Shufa, 2010), tương
quan QTCT và hiệu quả doanh nghiệp, khuôn khổ pháp lý QTCT,
những đặc thù về QTCT tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi (Black
và cộng sự, 2012).
Những nghiên cứu đầu tiên về QTCT ở Việt nam xuất hiện năm
2008, khi Hai và Nunoi (2008) đưa ra những cái nhìn đầu tiên về những
nhân tố quản trị bên trong doanh nghiệp trong “Quản trị công ty ở Việt
Nam trong quá trình chuyển đổi”, mặc dù QTCT là một khái niệm mới
lúc bấy giờ. Tuy nhiên tác giả khẳng định nó sẽ ngày càng trở lên quan
trọng khi luật Doanh nghiệp 2005 được áp dụng. Từ đây, các nghiên cứu
về QTCT ở Việt Nam ngày càng phát triển hơn.
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến cơ cấu sở hữu trong doanh
nghiệp
La Porta và cộng sự (1999), Claessens và cộng sự (2000) đã lập
luận rằng cơ cấu kiểm soát hình kim tự tháp và quyền bỏ phiếu đa số
cho phép các cổ đông lớn đảm bảo được quyền kiểm soát của mình mà
không cần quan tâm đến quyền đối với dòng tiền. Erkens và cộng sợ
(2012) nghiên cứu 296 công ty tài chính từ 30 nước được xem là chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính, đưa ra kết
quả là các công ty có tỉ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức càng cao thì bị
ảnh hưởng càng lớn bởi khủng hoảng tài chính dẫn đến sợ mất mát của
cải của cổ đông nhiều hơn trong giai đoạn khủng hoảng.


5

22

1.3. Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh

Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các chỉ tiêu phân tích
HQHĐKD, cách đánh giá, cách đo lường hiệu quả kinh doanh. Các chỉ
tiêu thường được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu: Tỷ số lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng
tài sản hay tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Mehran,
1995; Ang, Cole và Line, 2000). Tuy nhiên, theo Shah và cộng sự
(2011), Le và cộng sự (2011) đều cho rằng, chỉ tiêu đo lường hiệu quả
kinh doanh (như lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tổng tài sản)
cũng gần tương tự như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Behn (2003) cho rằng hiệu quả
kinh doanh có thể chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau như:
Mục tiêu kinh doanh, quy mô hay tuổi đời doanh nghiệp (DN)...
Baard và Van (2004), Kokko và Sjöholm (2004) đã chỉ ra rằng quy
mô doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Zeitun và cộng sự (2007) cũng cho
thấy, có mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, tuổi đời doanh nghiệp,
quy mô doanh nghiệp, thuế suất thu nhập doanh nghiệp và tỷ trọng
tài sản cố định hữu hình với hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được đo bằng Tobin’s Q.
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến tác động quản trị công ty đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong các nghiên cứu về QTCT, đặc điểm của HĐQT thường
được tìm thấy như: (1) Quy mô HĐQT, (2) thành viên nằm trong
HĐQT nhưng không tham gia điều hành, (3) Tính đa dạng của
HĐQT về tỷ lệ nữ trong HĐQT, (4) Tính song trùng và tỷ lệ sở hữu
của cổ đông (sở hữu nước ngoài, tổ chức, nhà nước và gia đình).
1.4.1. Đặc điểm của hội đồng quản trị tác động lên hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp

giám đốc đánh giá tình hình công ty, đồng thời đề cao tính minh bạch

và công khai thông tin. Thành phần thành viên các ủy ban này cần có
tính độc lập cao, đặc biệt là các vị trí chủ tịch các ủy ban.
Bên cạnh đấy, cần đa dạng giới trong HĐQT, và thành viên
HĐQT cần liên tục cải tiến, áp dụng các thông lệ quản trị tốt của Việt
Nam và thế giới, nắm bắt các vấn đề cốt lõi của quản trị trong các
quyết định. HĐQT cần nâng cao trách nhiệm giám sát và ngăn ngừa
xung đột lợi ích của các thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát,
tổng giám đốc và người quản lý khác… đây là những quy định phù
hợp nhằm giúp nâng cao chất lượng quản trị công ty.
5.2.2. Giải pháp liên quan đến cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp
5.2.2.1. Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, nước ngoài
Nghiên cứu cho rằng cần gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư
nước ngoài đối với các doanh nghiệp CBTP niêm yết. Cụ thể, các
công ty cần gia tăng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào
công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
công ty để các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội tham gia trực tiếp
điều hành công ty, giúp năng lực quản trị, khả năng cạnh tranh cuả
công ty được cải thiện và giúp công ty có cơ hội tiếp cận những tiến
bộ và máy móc thiết bị hiện đại trên thế giới, vươn tâm ra thị trường
quốc tế và tăng khả năng huy động vốn.
Hiện nay, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài bị
giới hạn ở mức 49%, điều này có thể làm giảm khả năng sở hữu lớn
và làm giảm động cơ giám sát của cổ đông nước ngoài đối với hoạt
động của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ sở hữu vượt qua mức 51%, các nhà
đầu tư nước ngoài sẽ có thêm cơ hội tham gia trực tiếp vào việc quản
trị công ty. Việc tỷ lệ cổ phiếu của một DN do các cá nhân, tổ chức
ngoài nước nắm giữ bị giới hạn ở một tỷ lệ nhất định đã tạo rào cản
cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đẩy mạnh đầu tư vào các
DN trong nước. DN có thể phát hành các loại cổ phiếu dành riêng
cho nhà đầu tư nước ngoài: Tăng cường sở hữu nước ngoài trong các

DN niêm yết không chỉ là biện pháp nới lỏng mức giới hạn mà cho


21

6

đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu mỗi năm, với trên
7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng
vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình… Trong đó, một số
ngành hàng hoặc sản phẩm có thiết bị chế biến hiện đại, mang tầm
của khu vực và thế giới.
5.2. Hoàn thiện quản trị công ty hướng tới nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
trên TTCK Việt Nam
5.2.1. Hoàn thiện mô hình và quy chế hoạt động của Hội đồng
quản trị.
5.2.1.1. Nâng cao tính độc lập của hội đồng quản trị
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT
độc lập trong các công ty CBTP có tác động cùng chiều đến
HQHĐKD các công ty. Nghiên cứu đề xuất thành viên HĐQT độc lập
của công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải lập báo cáo
đánh giá về hoạt động của HĐQT.
Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra việc chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm
chức vụ Tổng giám đốc làm giảm mức độ giám sát của HĐQT đối
với BGĐ và làm gia tăng rủi ro đạo đức. Để giảm thiểu rủi ro đạo
đức, cần có những quy tắc về tính minh bạch và công bằng, tuân thủ
nguyên tắc QTCT.
5.2.1.2. Khuyến khích thành lập ủy ban kiểm toán
Nghiên cứu đã chứng minh UBKT đóng vai trò rất quan trọng

đối với hoạt động của các doanh nghiệp nghiên cứu, vì vậy cần
khuyến khích các DN CBTP chuyển sang mô hình có UBKT, đồng
thời quy định rõ về thể chế của UBKT để đảm bảo chức năng, quyền
hạn không chịu ảnh hưởng của HĐQT hay ban điều hành. UBKT cần
có sự tương tác thường xuyên cũng như sự minh bạch trong hoạt
động góp phần giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về quy trình làm việc
và hiệu quả hoạt động của mình.
Ngoài ra, các DN CBTP nên thành lập các ủy ban bổ nhiệm,
ủy ban lương thưởng để giúp cho hội đồng quản trị cũng như tổng

Jensen (1993), Miwa và Ramseyer (2000), Ferris và cộng sự
(2003) cho rằng có sự tồn tại của mối liên hệ giữa việc thành viên
HĐQT giữ nhiều nhiệm kỳ với HQHĐKD của công ty trong nhóm các
công ty được khảo sát. Qi và cộng sự (2000) cho biết khi HĐQT có
một kế hoạch tốt thì ít nhất sẽ làm tăng 10% năng suất công ty và giảm
30% tỷ lệ thay đổi giám đốc điều hành (GĐĐH). Mô hình Ủy ban
Kiểm toán ở nhiều nước đã chứng minh được tính hiệu quả đối với các
hoạt động QTCT. Sự xuất hiện của UBKT trực thuộc HĐQT sẽ làm
giảm chi phí đại diện của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt
động (Yasser và cộng sự, 2011).
Đoàn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông (2014) cho thấy các yếu tố
thuộc về QTCT có tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt nam. Lê Quang Cảnh và cộng sự
(2015) chỉ ra QTCT tốt sẽ mang lại HQHĐKD tốt hơn cho doanh
nghiệp; Sự độc lập của HĐQT không ảnh hưởng tới HQHĐKD, đồng
thời trong bối cảnh nền kinh tế năng động nhưng kém minh bạch như
Việt Nam thì việc kiêm nhiệm 2 vị trí GĐĐH và chủ tịch HĐQT có
tác động tích cực đến HQHĐKD các doanh nghiệp.
1.4.2. Cơ cấu sở hữu của cổ đông tác động lên hiệu quả hoạt dộng
kinh doanh của các doanh nghiệp

Các nghiên cứu thực nghiệm lại đưa ra nhiều hiệu quả khác
nhau về sự tương quan giữa CCSH và KQHĐ công ty. Đối với cơ
cấu sở hữu thì phần lớn đề cập đến sở hữu nhà nước, sở hữu nước
ngoài, sở hữu của ban giám đốc, sở hữu của thành viên HĐQT, tuy
nhiên, nhân tố sở hữu nhà nước thì tùy thuộc vào từng đặc trưng của
từng quốc gia. Kaserer và Moldenhauer (2005) tìm ra mối tương
quan dương có ý nghĩa thống kê giữa KQHĐ (đo lường bằng giá cổ
phiếu và Tobin’s Q) và tỉ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT. Nghiên cứu
này cũng cho ra kết quả rằng, tỉ lệ sở hữu của cổ đông lớn có tương
quan dương với hiệu quả hoạt động của công ty. Trần Minh Trí và
Dương Như Hùng (2011), cho thấy tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư tổ
chức không có tác động đến HQHĐKD. Trong khi đó, tỉ lệ sở hữu
của nhà nước không tác động đến hiệu quả hoạt động đo bằng


7

20

Tobin’s Q nhưng tương quan dương với hiệu quả hoạt động đo bằng
ROE. Đỗ và Wu (2014) tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa sở
hữu nhà nước và HQHĐKD của công ty (đo lường bằng ROA và
ROE). Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) tìm ra mối
quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và HQHĐKD của các công
ty niêm yết, và mối quan hệ cùng chiều giữa sở hữu nước ngoài và
HQHĐKD của các công ty niêm yết. Nguyễn Tiến Thông (2017) cho
thấy các công ty đầu tư vốn nhà nước có tác động tích cực đối với
HQHĐKD của công ty.Phung và Mishra (2017) chứng minh cơ cấu
sở hữu nước ngoài có tác động tốt lên HQHĐKD của doanh nghiệp.


biến thể hiện cho cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp (trừ sở hữu nước
ngoài) đều có tác động có ý nghĩa thống kê lên ROA. Đồng thời, chỉ
số đòn bẩy vốn thể hiện cho đặc tính doanh nghiệp cũng thể hiện ảnh
hưởng có ý nghĩa đáng kể lên mối quan hệ giữa quản trị doanh
nghiệp và HQHĐKD của doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt
Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.
Tobin’s Qi,t = 53,31544 + 1,274453 * AGE - 0,8449494 * LEV +
4,716012 * BSIZE +5,333201* B-WMN - 9,178477
* CDUAL + 7,55271 * AC + 0,7905597 * FOWN +
0,5264417* COWN - 4,645285 * FamOwn +
99,032317
Trong tổng số 9 biến thể hiện cho quản trị công ty, 4 trên 5 biến thể
hiện cho cơ cấu HĐQT có ảnh hưởng thống kê đáng kể tới HQHĐKD của
các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam và 3 trên 4 biến thể
hiện cho cơ cấu sở hữu có tác động mang ý nghĩa thống kê lên Tobin’s Q.
Ngoài ra, bên cạnh biến Đòn bẩy vốn, biến số năm hoạt động cũng thể
hiện ý nghĩa mang tính thống kê trong việc tác động lên mối quan hệ giữa
quản trị doanh nghiệp và chỉ số Tobin’s Q của doanh nghiệp chế biến thực
phẩm Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán.

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về quản trị công ty trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm quản trị công ty
OECD định nghĩa “QTCT là những biện pháp nội bộ để điều
hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban
giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có
quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục

tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục
tiêu đó, cũng như để giám sát hiệu quả hoạt động của công ty”.
Tại Việt Nam, Quyết định số 12 ngày 13/03/2007 của Bộ Tài
Chính ban hành về quy chế QTCT định nghĩa: “QTCT là hệ thống các
quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được
kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của các cổ đông và những
người liên quan đến công ty”. Cách hiểu khái niệm QTCT như trên
tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất về QTCT.

CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ CÔNG TY NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
5.1. Xu hướng phát triển ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những
nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ Việt Nam lựa chọn
ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Tuy nhiên,
phần lớn DN chế biến thực phẩm Việt Nam có quy mô sản xuất vừa
và nhỏ, thiếu vốn và kinh nghiệm quản trị. Việt Nam đã hình thành
hệ thống công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản công suất thiết kế


19

8

Hầu hết các doanh nghiệp có mức sở hữu nước ngoài thấp. Tuy
nhiên, nhà đầu tư nước ngoài ngày càng có xu hướng gia tăng tỷ lệ sở
hữu của mình tại nhóm các doanh nghiệp này. Cụ thể các nhóm sở

hữu nước ngoài ở mức 20-30%, 40-50% có số lượng các DN có xu
hướng tăng qua các năm.
b. Sở hữu tổ chức các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm
Tỷ lệ sở hữu các nhà đầu tư tổ chức duy trì tăng trưởng khá ổn
định qua các năm, do các nhà đầu tư tổ chức thường cam kết đầu tư
dài hạn tạo sự ổn định trong cơ cấu sở hữu và hoạt động của doanh
nghiệp. Các nhóm có tỷ lệ sở hữu tổ chức cao từ 20-60% chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số các DN CBTP niêm yết tại Việt Nam.
c. Sở hữu nhà nước
Tỷ lệ sở hữu nhà nước càng lớn, hiệu quả hoạt động của công
ty CBTP niêm yết càng thấp. Sở hữu nhà nước có tác động ngược
chiều đến hiệu quả hoạt động của công ty khi người đại diện cho
phần vốn góp của nhà nước trong công ty lại không thật sự là cổ
đông của công ty.
d. Sở hữu gia đình
Tỷ lệ sở hữu gia đình càng thấp thì chỉ số Tobin’s Q càng cao
trong các DN CBTP, đặc biệt nhóm có tỷ lệ sở hữu gia đình nhỏ hơn
2% có hiệu quả hoạt động cao hơn rõ rệt so với 4 mức sở hữu gia
đình còn lại. Chứng tỏ, có một một quan hệ ngược chiều giữa sở hữu
gia đình và HQHĐKD trong các công ty CBTP nghiên cứu.
4.3. Kết quả phân tích định lượng
ROAi,t =
–25,56882 – 0,1757118 * AGE – 0,7049779 * LEV +
2,044225 * B-IND + 6,968383 * AC + 0,1779152*
COWN - 0, 3353949 * StateOwn –
2,852891 * FamOwn + 14,185766
Có 5 biến thể hiện cho quản trị công ty có ảnh hưởng thống kê
đáng kể tới HQHĐKD của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở
Việt Nam. Trong đó có hai biến là số lượng thành viên độc lập và sự
tồn tại của ủy ban kiểm soát thể hiện cho đặc điểm của HĐQT và ba


2.1.2. Đặc điểm của quản trị công ty
- QTCT được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở
hữu doanh nghiệp.
- QTCT xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các nhóm lợi
ích, các thành viên khác nhau trong công ty, bao gồm các cổ đông,
HĐQT, Ban Điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan
khác trong công ty.
2.1.3. Vai trò của quản trị công ty
 Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn.
 Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản
 Nâng cao uy tín
2.1.4. Các nguyên tắc quản trị công ty
(1) Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; (2) Đảm bảo quyền
lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; (3) Đối xử công
bằng giữa các cổ đông; (4) Đảm bảo vai trò của những người có
quyền lợi liên quan đến công ty; (5) Minh bạch trong hoạt động của
công ty; (6) Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát lãnh đạo và kiểm
soát công ty có hiệu quả.
2.2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Corporate
performance hay Firm performance) là hiệu quả sử dụng toàn bộ các
phương tiện kinh doanh trong sản xuất, tiêu thụ cũng như các chính
sách tài trợ. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh như đầu ra và là hiệu
quả hoạt động của công ty sau một thời gian nhất định (Akal và cộng
sự, 2015).



9

18

2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh
Có 3 hướng nghiên cứu đo lường sự ảnh hưởng của đặc điểm
hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu tới HQHĐKD của doanh nghiệp.
Thứ nhất là sử dụng thước đo truyền thống, thường được sử dụng
trong việc đánh giá HQHĐKD của doanh nghiệp là hệ số tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE (return on equity) - lợi nhuận trên tài
sản ROA (return on assets). HQHĐKD của công ty được đo lường bởi
chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Thứ hai đo
lường các chỉ số thị trường như chỉ số Tobin’s Q (Bhagat et al, 2008)
or hoặc lợi nhuận giữ lại (Mitton, 2002). Thứ ba là dùng thước đo giá
trị thị trường gia tăng và giá trị kinh tế gia tăng.
2.2.3. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh
Quy mô của doanh nghiệp
Thời gian hoạt động
Đòn bẩy tài chính
Tính thanh khoản
2.3. Tổng quan đặc điểm hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu
trong doanh nghiệp
2.3.1. Đặc điểm hội đồng quản trị
2.3.1.1. Phân loại đặc điểm hội đồng quản trị
Khi xem xét đặc điểm của HĐQT, “thành phần và quy mô của
HĐQT sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp” (IFC, 2008). Về mặt lượng, khi quy
mô công ty càng lớn, mức độ phức tạp càng cao thì cơ cấu HĐQT càng
trở lên phức tạp hơn. Xem xét đặc điểm của HĐQT như: cơ cấu các
thành viên HĐQT cho phù hợp, đảm bảo quy định và thông lệ tốt về
số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên nữ và thành viên HĐQT
độc lập, đồng thời cần xem xét cơ cấu sở hữu phù hợp cho hoạt động
quản trị của công ty là điều cần thiết.

Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong các công ty nghiên cứu
nói chung còn thấp. Trước năm 2017, hầu hết các DN CBTP không
có thành viên HĐQT độc lập. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định
71/2017/NĐ-CP, công ty đại chúng phải đáp ứng tối thiểu 1/3 tổng số
thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Quy định này có hiệu lực từ
năm 2017, nhưng năm 2018 chỉ có 4 doanh nghiệp CBTP đạt yêu
cầu. Năm 2015 số DN có 6-7 thành viên độc lập trong HĐQT có xu
hướng có HQHĐKD tăng, tuy nhiên các nhóm khác thì lại có sự ổn
định qua các năm nghiên cứu.
d. Tính song trùng
Các doanh nghiệp CBTP phần lớn không có chủ tịch HĐQT kiêm
nhiệm chức vụ GDĐH. Các doanh nghiệp CBTP niêm yết chủ yếu là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động đầu tư nước ngoài còn ít, chưa tập
trung vào vấn đề quản trị công ty, do vậy việc kiêm nhiệm chủ tịch
HĐQT và giám đốc điều hành sẽ làm giảm chi phí hoạt động của công
ty và tăng năng lực điều hành và đạt HQHĐKD tốt hơn.
e. Ủy ban kiểm toán
Việc thành lập các tiểu ban chuyên môn thuộc HĐQT còn hiếm
ở các doanh nghiệp CBTP. Chỉ có một số doanh nghiệp có quy mô lớn
như Vinamik, Masan, Sabeco và Mía đường Lam Sơn, Kido, Hải Hà,
Bibica, Habeco đã thành lập một số tiểu ban chuyên môn – trong đó ủy
ban kiểm toán. Do vậy, tính độc lập của ban kiểm soát là điểm đáng lo

ngại, khi chỉ có gần 20% doanh nghiệp CBTP niêm yết có vị trí trưởng
ban kiểm soát hoặc chủ tịch ủy ban kiểm toán được đảm nhiệm bởi
thành viên độc lập. Tuy nhiên, có tín hiệu đáng mừng là số lượng các
DN CBTP có ủy ban kiểm toán có xu hướng tăng dần qua các năm.
4.2.5.2. Cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết tại Việt Nam
a. Về sở hữu nước ngoài
Tỷ lệ sở hữu của các quỹ đầu tư ngoại tại các doanh nghiệp
CBTP niêm yết Việt Nam còn ở mức thiểu số, chưa cho phép các quỹ
có tiếng nói kiểm soát trong các doanh nghiệp niêm yết trong nước.


17

10

kho tăng thấp hơn mức tăng chung (5,1%); tỷ lệ tồn kho toàn ngành
CBTP là 78,8% so với bình quân toàn ngành quý I năm 2019 là
72,9%. Tính đến hết năm 2019, ngành công nghiệp chế biến duy trì
tăng trưởng khá ở mức 9,13%, đóng góp 3,06 điểm phần trăm vào tốc
độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Chỉ số ROA trung bình của các DN CBTP qua các năm từ
2013-2018 có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên năm 2015-2016 lại có sự
sụt giảm mạnh do tăng trưởng thương mại cả nước giảm mạnh, hoạt
động của thị trường hàng hóa kém sôi động, ảnh hưởng của thiên tai
đã gây ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngành công nghiệp và
các chỉ số đều ở mức thấp so với các năm.
4.2.5. Thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp chế biến
thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
4.2.5.1. Đặc điểm hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp chế biến

thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
a. Quy mô của hội đồng quản trị
Số lượng thành viên của HĐQT trong các năm 2013-2018 duy
trì khá ổn định tại các DN nghiên cứu, giao động ở mức từ 3 đến 10
thành viên trong HĐQT. Chủ yếu các DN có số lượng thành viên
HĐQT giao động trong mức 5-6 người - chiếm 57,14 %. Số DN có 910 thành viên trong HĐQT chiếm số ít chỉ từ 1 đến 5 DN. Các DN
CBTP niêm yết tuân thủ tốt cá quy định về số lượng thành viên HĐQT
theo Luật Doanh Nghiệp 2014.
b. Số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị
Số lượng thành viên nữ trong HĐQT giao động ở mức 0-6, chủ
yếu ở mức 1 - 3 thành viên. Các công ty có số lượng nữ giám đốc từ
3 trở lên trong HĐQT sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều so với 1 hoặc 2
thành viên nữ. Nhìn chung với các doanh nghiệp CBTP, khi số lượng
thành viên nữ càng tăng thì chỉ số Tobin’s Q có xu hướng tăng theo.
c. Số thành viên độc lập trong hội đồng quản trị

2.3.1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
a. Quy mô của hội đồng quản trị
O’Connell và Cramer (2010) cho thấy quy mô của HĐQT và tỷ lệ
phần trăm thành viên không tham gia điều hành trong HĐQT có tác
động đến HQHĐKD của công ty. Rouf (2011) nhận định tính song trùng
có tác động cùng chiều lên HQHĐKD, nhưng không có ý nghĩa thống
kê với biến quy mô HĐQT và BKS. Trong khi đó, Gill và Obradovich
(2012) cho thấy quy mô HĐQT có tác động ngược chiều, còn tính song
trùng lại có tác động cùng chiều với HQHĐKD. Paniagua và các cộng
sự (2018) chỉ ra mối quan hệ ngược chiều khi số lượng thành viên trong
HĐQT gia tăng sẽ làm cho ROE của doanh nghiệp giảm.
Fauzi và Locke (2012) cho thấy mối tương quan dương của quy
mô HĐQT và BKS với chỉ số ROA và Tobin’s Q. Trong khi tỷ lệ thành

viên HĐQT không tham gia điều hành, và tỷ lệ nữ trong HĐQT càng
cao thì HQHĐKD của doanh nghiệp càng thấp. Shukeri, Shin và Shaari
(2012) tìm thấy biến quy mô HĐQT có tương quan dương với chỉ số
ROE, trong khi tính độc lập của HĐQT có tương quan âm.
b. Tính độc lập của hội đồng quản trị
Fama và Jensen (1983) cho rằng các thành viên HĐQT độc lập
thường được xem như đóng vai trò giám sát trong HĐQT so với các
thành viên quản lý, do họ độc lập và rất quan tâm đến việc duy trì uy
tín của mình. Theo đó, người ta kỳ vọng tồn tại mối tương quan giữa
tính độc lập của HĐQT, được đo lường bằng tỷ lệ thành viên không
quản lý, với HQHĐKD. Tuy nhiên, một lập luận khác cho rằng người
ta thường tín nhiệm các thành viên nội bộ hơn thành viên độc lập.
Chính xác hơn, các thành viên nội bộ thường có được những thông tin
tốt nhất giúp đánh giá hiệu quả hơn đối với các nhà quản trị cao cấp
(Baysinger và Hoskisson, 1990). Mặt khác, các thành viên độc lập
thường làm việc bán thời gian, và có thể đồng thời là thành viên của


11

16

các HĐQT khác. Điều đó có thể làm cho các thành viên độc lập gặp
khó khăn trong việc hiểu được những phức tạp của công ty. Vì vậy tính
độc lập của HĐQT được xem như có tác động tiêu cực đến HQHĐKD
của công ty (Bhagat và Black (2000); Klein; (1998), Mehran; (1995),
nhưng các hiệu quả mâu thuẫn nhau và cho thấy tính độc lập của
HĐQT không có mối tương quan rõ rệt với HQHĐKD.
c. Số lượng thành viên nữ thuộc hội đồng quản trị
Sự hiện diện của nhà quản lý nữ chiếm tỷ lệ thấp tuy nhiên số

lượng các công ty được điều hành từ các nhà quản lý nữ dần gia tăng
(Ho và cộng sự, 2015). Carter, Simkins, và Simpson (2003); Erhard,
Werbel và Shrader (2003); Campbell & Mínguez (2008) đã tìm thấy
mối quan hệ tích cực giữa phần trăm thành viên nữ trong Hội đồng
quản trị và giá trị doanh nghiệp (đo lường bởi Tobin’s Q). Tuy nhiên,
tồn tại những quan điểm cho rằng, công ty được điều hành bởi nữ
giới sẽ có hiệu quả kém hơn (Inmyxai và Takahashi, (2010); Amran,
2011; Hsu và cộng sự, (2013); Singhathep và Pholphirul (2015).
d. Tính song trùng
Tính song trùng là việc một thành viên vừa là chủ tịch HĐQT
vừa là Tổng giám đốc sẽ có ảnh hưởng đến HQHĐKD doanh nghiệp.
Do đó, Dunn (2004), Ballinger và Marcel (2010), Quigley và
Hambrick (2012) đều cho rằng, DN sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi
GĐĐH và chủ tịch HĐQT nên là hai cá nhân khác nhau. Pakistan,
Sheikh và cộng sự (2013) đã kiểm tra tính song trùng của HĐQT làm
suy yếu khả năng kiểm soát của HĐQT và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu
quả kinh doanh của công ty. Ngược lại, Guillet và cộng sự (2013);
Peni (2014); Yang và Zhao (2014), cho rằng, quyền kiêm nhiệm tạo
ra một phong thái lãnh đạo rõ ràng và dứt khoát trong việc định hình
chiến lược và thực thi chiến lược công ty.
e. Ủy ban kiểm toán
Mô hình Ủy ban Kiểm toán (UBKT) là một ủy ban trực thuộc
hội đồng quản trị, hỗ trợ HĐQT thực hiện một số nhiệm vụ quan
trọng, bao gồm giám sát các hoạt động liên quan đến báo cáo tài

Công nghiệp chế biến bao gồm các hoạt động chế biến vật chất
tự nhiên thành dạng vật chất có tính năng, đáp ứng nhu cầu sản xuất
cho đời sống của con người, biến vật chất tự nhiên thành của cải vật
chất. Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của ngành
công nghiệp, sử dụng phần lớn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp

để chế biến thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị.
4.2.2. Vai trò của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành CNCBTP của Việt Nam đang
có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có
sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu.
Ngành chế biến thực phẩm là một trong hai ngành mang sứ mệnh và
được kỳ vọng trở thành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam.
4.2.3. Đặc điểm của doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
- Đầu tư vào nông nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến
thực phẩm nói riêng đều phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, độ
rủi ro cao.
- Hầu hết các ngành CNCBTP đều gắn với nguồn nguyên liệu ở
nông thôn. Trong khi đó, các vùng nguyên liệu phân bố phân tán, nhỏ lẻ.
- Việc xây dựng các DN CBTP đòi hỏi ít vốn đầu tư hơn nhiều
so với các ngành công nghiệp khác, thời gian quay vòng vốn nhanh,
tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.
- Các DN CBTP phân bố tương đối linh hoạt, có mặt ở mọi
quốc gia, mọi nơi, mọi vùng trong nước, tùy theo tính chất của nguồn
nguyên liệu và vùng tiêu thụ.
4.2.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
Theo tổng cục thống kê, tính đến năm 2019, chỉ số tồn kho
toàn ngành công nghiệp chế biến ước tính tăng 15,6% so với cùng
thời điểm năm trước (13,5%), trong đó ngành CBTP có chỉ số tồn


15

12


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
4.1. Tình hình quản trị công ty tại Việt Nam
4.1.1. Đảm bảo quyền và đối xử công bằng với cổ đông
Kết quả đánh giá trong Báo cáo đánh giá quản trị công ty các
DNNY Việt Nam năm 2018 chỉ ra nội dung Đảm bảo quyền và đối
xử công bằng với cổ đông là nội dung có điểm Thực thi tốt thứ hai
trong số bốn nội dung (sau nội dung Công bố thông tin và minh
bạch). Đồng thời, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cổ đông cũng là
một trong hai nội dung trọng tâm mà Chính phủ và Bộ Tài chính
muốn thúc đẩy thông qua Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày
06/06/2017 và thông tư 95/2017/TT-BTC ngày 22/09/2017.
4.1.2. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan
Báo cáo đánh giá QTCT các DNNY Việt Nam 2018 đã đánh
giá các quy định này đã đưa Việt Nam tiệm cận gần hơn với các quy
định của các nước trong khu vực về công bố thông tin thể hiện vai trò
của các bên có lợi ích liên quan, cụ thể là môi trường và xã hội.
4.1.2. Công bố thông tin và minh bạch
Một dấu hiệu rất tích cực và đáng khen ngợi khi công bố thông
tin và minh bạch đạt được điểm số cao nhất trong biểu đồ đánh giá
thực thi QTCT của các DNNY năm 2018. Theo đó, 76% các công ty
đều công bố thông tin báo cáo thường niên đúng thời hạn quy định
theo thông tư 155 (chậm nhất là 20 ngày sau ngày công bố báo cáo
tài chính năm được kiểm toán nhưng không vượt quá 120 ngày, kể từ
ngày kết thúc năm tài chính). 69% các công ty công bố Báo cáo
QTCT định kỳ 6 tháng theo Nghị định 71, 24% các công ty có công
bố phát biểu, tuyên bố khẳng định sự tuân thủ đầy đủ của công ty với
quy tắc QTCT.
4.2. Thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp chế biến
thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2013- 2018

4.2.1. Tổng quan ngành chế biến thực phẩm

chính, đảm bảo rằng công ty có các chính sách phòng ngừa và phát
hiện gian lận, kiểm soát hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ,
giám sát quá trình đánh giá và xử lý rủi ro, giám sát sự tuân thủ luật
định và chuẩn mực… Đây là mô hình quản trị công ty tiệm cận với
thông lệ tiên tiến hiện nay trên thế giới.
2.3.2. Cơ cấu sở hữu doanh nghiệp
2.3.2.1. Phân loại cơ cấu sở hữu doanh nghiệp
Phân loại cấu trúc sở hữu theo sở hữu bên trong (tỷ lệ cổ phần
được nắm giữ bởi các nhà quản lý), và sở hữu bên ngoài (tỷ lệ cổ
phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản
lý doanh nghiệp). Cơ cấu sở hữu cũng có thể phân theo mức độ tập
trung (một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân liên quan hoặc tổ chức sở
hữu phần lớn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp) hay cấu trúc sở
hữu phân tán (không có cá nhân hoặc hoặc nhóm các cá nhân, tổ
chức nào sở hữu đa số phấn vốn của doanh nghiệp). Cũng có thể
phân loại theo đặc điểm của chủ sở hữu như sở hữu cá nhân, sở hữu
của cổ đông tổ chức, sở hữu nước ngoài, sở hữu có yếu tố gia đình.
2.3.2.2. Ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh doanh nghiệp
a. Sở hữu nước ngoài
Anil V. Mishra và Duc Nam Phung (2015); Nguyễn Thị Minh
Huệ, Đặng Tùng Lâm (2017); Ongore (2011); Koo và Maeng (2006)
xác nhận rằng sở hữu nước ngoài có tác động tích cực đến hiệu quả
công ty. Phạm Hữu Hồng Thái (2013) chứng minh rằng sở hữu Nhà
nước không tác động đến giá trị công ty, nhưng sở hữu tư nhân và sở
hữu nước ngoài có tác động tích cực đến giá trị công ty.
Mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và
HQHĐKD của doanh nghiệp được thể hiện trong nghiên cứu của

Diaz và cộng sự (2008); Lê Thị Phương Vy và Phùng Đức Nam
(2011), Konijin và cộng sự, 2011). Tồn tại mối quan hệ này là do tỷ
lệ sở hữu nước ngoài thấp và phân tán. Sở dĩ như vậy vì sở hữu nước


13

14

ngoài chỉ thực sự giữ vai trò giám sát khi nó là sở hữu tập trung vì lúc
này chủ sở hữu sẽ nắm bắt thông tin chính xác và có thể thiết lập một
cơ chế giám sát hiệu quả trong công ty.
b. Sở hữu tổ chức
Muniandya và cộng sự (2016), Dwivedi và Jain (2003), Xu và
Wang (1999); Steiner (1996), cho thấy tỷ lệ sở hữu tổ chức có tác động
đáng kể và tích cực đối với tổng tài sản Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng quyền sở hữu thể chế có ít tác
dụng, thậm chí không có bằng chứng rõ ràng lên hiệu quả kinh doanh của
công ty (Black, 1998; Sarkar và Sarkar, 1999; Sarkar và Sarkar, 2000).
c. Sở hữu nhà nước
Mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và HQHĐKD với các phương
pháp và phạm vi nghiên cứu khác nhau dẫn đến các kết quả khác nhau tại
các quốc gia khác nhau. Lee và Zhang (2011), Capobianco và
Christiansen (2011), Thomsen và Pedersen’s (2000) đưa ra tác động
ngược chiều của sở hữu nhà nước đến HQHĐKD công ty. Phung và
Mishra (2017), Lê Đức Hoàng (2015) chứng minh sở hữu Nhà nước có
tác động tiêu cực đến HQHĐKD của công ty, trong khi đó sở hữu nước
ngoài có tác động tích cực tới HQHĐKD của công ty xây dựng niêm yết.
d. Sở hữu gia đình
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả

hoạt động của công ty, kết quả thực nghiệm lại trái ngược nhau. Theo
các nghiên cứu thực nghiệm về công ty gia đình của Anderson và Reeb
(2003), Adams và cộng sự (2009), Gonzalez và cộng sự (2011) cho
thấy sở hữu gia đình có ảnh hưởng đến hiệu quả của công ty. Các
nghiên cứu này cho thấy sở hữu gia đình có thể làm giảm thiểu chi phí
đại diện và làm gia tăng hiệu quả công ty. Tuy nhiên một số nghiên
cứu cho ra kết quả ngược lại. Holderness và Sheehan (1988); Miller và
cộng sự (2007); Adams và cộng sự (2009), Shyu (2011), Gonzalez
và cộng sự (2011)… cho rằng sở hữu gia đình không ảnh hưởng đến
hiệu quả công ty.

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là
phỏng vấn sơ bộ, phỏng vấn sâu và phân tích trường hợp điển hình
nhằm giải thích sâu về kết quả bổ trợ cho kết quả của nghiên cứu
định lượng.
3.2. Mô hình nghiên cứu
HQHĐKDi,t = β0 + β1BSIZEi,t + β2BWMNi,t + β3BINDi,t +
β4CDUALi,t+ β5ACi,t
+
β6FOWNi,t+β7COWNi,t+
β8StateOwni,t
+
β9FamOwni,t
+ β10AGE +β11LEV +β12BSIZEi,t + ui,t
Trong đó: HQHĐKD - là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế
biến thực phẩm ở Việt Nam (Tobin’s Q và ROA)
- Các biến độc lập: quy mô HĐQT, Tính độc lập của HĐQT,

số lượng thành viên nữ thuộc HĐQT, Tính song trùng, Ủy
ban kiểm toán; sở hữu nước ngoài, sở hữu tổ chức, sở hữu
nhà nước, sở hữu gia đình.
- Các biến kiểm soát: tuổi của doanh nghiệp, đòn bẩy tài
chính,
- Các chỉ số phụ i, t đại diện tương ứng cho doanh nghiệp và
năm (thời gian).
- β0 - Hệ số chặn của mô hình
- Βk- Hệ số hồi quy của các biến với k=1,2,…, 12
- ui,t - Phần sai số
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG
TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN



×