Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

GIÁO án tự CHỌN lớp 10 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.22 KB, 46 trang )

Tiết PPCT: 1,2
Tuần dạy: 01,02

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT VÀ THỰC
HÀNH SỬA LỖI.
1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức: Hiểu sâu hơn các phép tu từ trong ngữ văn 10; Nắm vững yêu cầu sử dụng
tiếng Việt về phương diện ngữ âm chữ viết, dùng từ đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách
ngôn ngữ.
1.2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng xác định các phép tu từ qua một số ngữ liệu cơ bản; Nhận diện
được lỗi trong sử dụng tiếng Việt ở những phương diện : phân tích lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc
lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi.
1.3. Thái độ: Cảm nhận được cái hay trong cách dùng phép tu từ, bước đầu biết sử dụng các
phép tu từ trong nói và viết.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên
- Thiết kế giáo án, đọc tài liệu, soạn câu hoi…
2.2. Học sinh
- Soạn bài, đọc tài liệu
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng (không).
3.3. Tiến trình dạy học
HĐ CỦA GV VÀ HS
HĐ 4: NHỮNG LỖI THƯỜNG
GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT VÀ THỰC HÀNH SỬA


LỖI (90 P) (TIẾT 1)

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG YÊU CẦU SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT
1. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ, theo các
chuẩn mực của tiếng Việt
a) Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần I. b) Chuẩn mực về dùng từ
- Cần sử dụng đúng những chuẩn c) Chuẩn mực về đặt câu
d) Chuẩn mực về cấu tạo văn bản
mực nào về tiếng việt?
e) Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ
HS: Trả lời
2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
a) Đối với ngữ âm và chữ viết
b) Đối với từ ngữ
c) Đối với câu
d) Đối với toàn văn bản
II. NHỮNG LOẠI LỖI THƯỜNG MẮC KHI SỬ
DỤNG TIẾNG VIỆT
1. Lỗi về phát âm
a) Lỗi do nói hoặc viết theo sự phát âm của phương ngữ
hoặc cá nhân
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu mục
VD:
II.
- Lồng làn, lông lổi, chăng chối, xục xôi, dội dàng, dui
? Chữa lỗi các cụm từ sau?

dẻ
HS: Làm bài tập và chữa
- uống riệu, yêu tiên, gió bỉn, con tru, tùi tàn, xiên tạc…
- bác ngác, tịt thu, mên mông, nhăng nhó, ngây ngấc, lần
Năm 2018 - 2019

1

GA tự chọn


HĐ CỦA GV VÀ HS

HẾT TIẾT 1

HĐ 5: NHỮNG LỖI THƯỜNG
GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG
VIỆT VÀ THỰC HÀNH SỬA
LỖI (TIẾT 2)
GV: Tìm và chữa lỗi về từ trong
các câu sau?
HS: Làm và chữa bài tập
- Hiện nay việc ôn thi là quan
trọng nhất, không thể làm à uông
được
- Thế là nó ám hiệu cho tôi biết.
- Huấn Cao không nề hà đến tính
mạng của mình.
- Khi ý thức cách mạng, ý thức
trách nhiệm đã nhiễm sâu vào cán

bộ, nhân viên rồi thì trở thành niềm
hăng say, lạc quan trong công tác.
- Sứ nước ngoài biết mình dại, đành
vuốt bụng vào cung yết kiến vua
Nam.
- Nghe tiếng gõ cửa, lão thân chinh
ra mở cửa.
GV: Chữa lỗi về câu qua các câu?
HS: Làm và chữa
- Nếu không bị trừng trị kịp thời sẽ
gia tăng tội ác.
- Đó là niềm tự hào, niềm tin
tưởng tất thắng vào sự lãnh đạo tài
tình của Đảng, của Bác Hồ, của
đồng bào Việt Bắc.
b) - Phan Bội Châu đã tố cáo bọn
thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
Năm 2018 - 2019

NỘI DUNG

lược…
- rộng rải, trống trãi, khủng khiếp, bình tỉnh
- ngắc ngải, ngẹo đầu ngẹo cổ, chếnh cháng,…
b) Lỗi do viết không đúng những quy định hiện về chữ
viết hiện hành
VD:
- Nghành nghề, ôm gì, kông tác, ngế ghỗ, thi sĩ, hoa
quình…
- Quảng ninh, Vàm cỏ đông, quận cầu Giấy, ông

Nguyễn văn ba, bà Thu yến…
- Thủ đô Pa Ri, nhà văn Séc Văn Téc, nước Bờ Ra Din,
nhà bác học An Be Anhxtanh, makétinh, câylômét,…
2. Lỗi về từ
- Trình độ tư di của nó còn yếu lắm
- Những kẻ tàn ác rồi sẽ bị trời chu đất diệt cho mà xem.
- Trong những vấn đề này có nhièu phương tiện khác
nhau.
- Chúng ta sẽ ác chiến với quan thù trong trận này.
- Khi bị bắt, bị kế tán tù, ông không khiếp sợ mà thẳng
thừng nhận tội và chịu trách nhiệm việc mình làm.
- Tóc mẹ có nhiều nếp nhăn.
- Văn hoá quần chúng phát triển mạnh hơn bao giờ, đặc
biệt về mặt chất lượng.
- Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh toán được.
- Ngay cả viên quan ngục cũng khen vào cái tài của
Huấn Cao.

3. Lỗi về câu
a) - Qua tác phẩm đã cho ta thấy tinh thần anh dũng của
giai cấp công nhân vùng mỏ.
- Đọc tác phẩm này khiến người đọc nghĩ nhiều tới tình
cảm quê hương sâu nặng.
- Với tác phẩm “Chữ người tử tù” đã làm cho sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Tuân bay bổng khắp đó đây.
b) - Mặt biển mênh mông không bờ bến có những con
tàu rẽ sóng đi xa.
- Ngôi nhà tôi đã ra đời và đã sống qua những ngày thơ
ấu.
2


GA tự chọn


HĐ CỦA GV VÀ HS
về thuế má nhưng ông cũng không
ngần ngại mà vạch mặt bọn thực
dân Pháp cướp bóc nhân dân ta.
-Trong tác phẩm Nguyễn Du đã
lên án xã hội phong kiến thối nát vì
lúc bấy giờ Nguyễn Du cũng xuất
thân ở một xã hội phong kiến suy
tàn.
- Ngòi bút và tâm hồn ông đều chỉ
phục vụ mục đích giải phóng dân
tộc, cho nên thơ văn ông có một
kịch tính rất cao.
Gv: Cho bt Hs làm thêm ở nhà
Hs: về nhà làm.

HẾT TIẾT 2

NỘI DUNG

- Hai làng gần nhau đã xảy ra mất đoàn kết nghiêm
trọng và đánh chửi nhau kịch liệt.
c) - Trong xã hội phong kiến thối nát trước đây, cái xã
hội làm cho con người chỉ biết tuân theo những lễ giáo
hủ lậu.
- Những tác phẩm đã nói về cuộc chiến đấu dũng cảm

một mất một còn giữa ta và địch.
- Năm học vừa qua, những học sinh của trường thi đỗ
điểm cao và được cử đi thi học sinh giỏi toàn quốc.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Bài tập 1: Phân tích và chữa lỗi chính tả
a) Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ ngữ viết
đúng, chữa lại từ ngữ viết sai:
1. khuếch trương
8. ngoằn ngoèo
2. nguắt nguéo
9. tranh dành
3. luạng chuạng
10. dọng điệu
4. bạc mạng
11. dao dịch
5. dận hờn
12. lãn mạng
6. giao dịc
13. tàng ác
7. nguyếch ngoác
14. lục lội
b) Phân tích và chữa lỗi chính tả trong các câu sau
- Cụ già bé loắc choắc, noạng choạng đi vào ngôi nhà
chanh, ngồi suống cái trõng che, vớ lấy trai nước ở trên
lền đất nỏ chổ, uống ừn ực, dồi đắp triếu dên ừ ừ.
- Bác Tám đến chụ xở uỷ ban, chịnh chọng chình bày í
kiến của mình nhằm thuyết phục chị em phụ lữ tham ra
phong chào kế hoạch hoá đình.
2. Bài tập 2: Phân tích và chữa các lỗi về hình thức

cấu tạo của từ
a) Chúng em đã khuyên góp được nhiều tiền và vật dụng
để ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt.
b) Các em học sinh ở đây thường được thưởng thức
những vai điệu tuyệt vời của đoàn văn công.
c) Nếu không đoàn kết thì làm sao chống lại được
những tên giặc vũ trang bằng vô ngàn vũ khí.
3. Bài tập 3: Phân tích và chữa lỗi về nghĩa từ
a) Anh chú ý nghe ngóng lời giảng của thầy giáo và ý
kiến phát biểu của các bạn trong lớp.
b) Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng
này còn rất nhiều.
c) Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối
phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được.
4. Bài tập 4: Phân tích và chữa lỗi về kết hợp từ và

Năm 2018 - 2019

3

GA tự chọn


HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

phong cách ngôn ngữ
a) Danh ngôn của các nhà vật lí học nổi tiếng của nhân
loại đã xúc tác trí óc các em mãnh liệt biết dường nào.

b) Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít ngày
thôi mà đất nước đã thay lòng đổi dạ, những mái nhà rạ
cứ lùi dần cho ngói mới.
c) Đến năm 2000 phải thanh toán hết các trang thiết bị
cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa
cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
4.1. Tổng kết
-Thực hành các biện pháp tu từ ( So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, và phép điệp phép đối)
- Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi
4.2. Hướng dẫn tự học
- Đối với bài học ở tiết học này: Nắm lí thuyết và làm bài tập
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: soạn về văn học dân gian Việt Nam
5. PHỤ LỤC
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Năm 2018 - 2019

4

GA tự chọn


Tiết PPCT: 3
Tuần dạy: 03

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A


Đề 1: Đọc những câu văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Đến lúc này, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn miếng trầu. Nhưng
Đăm Săn đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp
bội.”
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy
ông Trời.
Đăm Săn : Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng
hắn !”.
Ông Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành
tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ
địch.
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
2. Vai trò của ông trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được
thể hiện như thế nào?
3. Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ
thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật chính của tác phẩm?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người
trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
1/ Miếng trầu mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho
người anh hùng. Người anh hùng trong xã hội cổ đại không thể sống tách rời thị
tộc.
2/ Ông Trời là vị thần bảo trợ cho thị tộc. Ông Trời giúp đỡ và chỉ giúp đỡ cho
những ai chiến đấu vì quyền lợi của thị tộc. Cần nói thêm là cả Đăm Săn và Hơ
Nhí đều có nguồn gốc thần linh. Đó chính là ngọn nguồn tài năng, sức mạnh kì
vĩ mà nhân vật có được. Trong thời đại sử thi, con người không thể chiến thắng
nếu không dựa vào sự giúp sức của thần linh. Mối quan hệ giữa con người và
thần linh gần gũi, mật thiết thậm chí bình đẳng thân tình. Điều đó phản ánh dấu

vết của tư duy thần thoại cổ sơ, dấu vết của xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp
rạch ròi.
Thần linh có tham gia vào việc con người nhưng chỉ đóng vai trò gợi ý, cố
vấn, không quyết định kết quả cuộc chiến. Kết quả đó hoàn toàn phụ thuộc vào
hành động của người anh hùng. Điều đó biểu hiện của ý thức dân chủ công xã
thời thị tộc cổ xưa.
3/ Qua cách kể lại cuộc chiến, chúng ta thấy được thái độ yêu mến, tự hào của
tập thể cộng đồng (dân làng Êđê) đối với chiến thắng của cá nhân anh hùng (tù
trưởng ĐĂM SĂN)
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
Năm 2018 - 2019

5

GA tự chọn


-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ nhân vật Đăm Săn quyết định cho việc chiến thắng kẻ thù qua
văn bản, thí sinh thấy được vai trò quan trọng của con người trong cuộc sống
hôm nay. Từ đó, cần phải tôn trọng, bảo vệ con người, đề cao nhân quyền. Phê
phán những hành động xâm phạm quyền sống và quyền lợi của con người. Rút
ra bài học nhận thức và hành động.
Đề 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
(...)“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một
lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút
qua phía tây ” ;
(...)“Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa
dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn

nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Qua nội dung đó, em có nhận xét gì ?
3. Xác định biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phép đối, phóng đại được sử
dụng trong những câu văn trên? Tác dụng của biện pháp đó?
4/ Em có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên đó ?
Trả lời:
1/ Nội dung chính của văn bản: miêu tả 2 lần múa khiên của Đăn Săn trong cuộc
đấu với Mtao Mxay.
2/ Nhận xét qua 2 lần múa khiên của Đăm Săn: Lần múa khiên thứ hai hùng
tráng hơn lần đầu. Lần múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua các chướng ngại vật,
nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết chóc cho nhiều thứ.
3/ Biện pháp tu từ so sánh, phép điệp, phóng đại
- Biện pháp tu từ so sánh : gió như bão ; gió như lốc
- Phép điệp : điệp từ múa ,vun vút ; điệp cú pháp: Một lần xốc tới chàng vượt
một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô...;
- Phép đối: cao-thấp
- Phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ ...
Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài năng của Đăm Săn trong cuộc đấu với kẻ thù
để đem lại hạnh phúc gia đình và dân làng.
4/ Nhận xét :
-Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất
trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau ;
- Đây là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ trùng lặp, nhàm
chán ;
- Đây cũng là biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách lặp lại việc mô
tả múa khiên hai lần.
Đề 3:
Năm 2018 - 2019


6

GA tự chọn


Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
...“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc
chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình
khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm,
đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là
một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng.
Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức
chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì
gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ
trong bụng mẹ”...
(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.
3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng của
biện pháp đó?
4. Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn ?
Trả lời:
1/ Nội dung chính của văn bản: miêu tả hình dáng và sức mạnh của Đăn Săn
trong cảnh ăn mừng chiến thắng.
2/ Đăm Săn được miêu tả :
-Trang phục : Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo
chiến, tai đeo nụ.
-Hình thể: tràn đầy sức trai ; Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang ; Bắp đùi
chàng to bằng ống bễ

- Khí chất, thể tạng : dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi
bước,chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm
sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang
tàng từ trong bụng mẹ
3/ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên:
-Sử dụng thành công thủ pháp so sánh liên tiếp : như mắt chim ghếch,to bằng
cây xà ngang...
-Kết hợp với phóng đại : Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức
voi đực, hơi thở chàng ầm ầm
-Sử dụng phép đối, phép điệp cú pháp : chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng
nằm ngửa thì gãy xà dọc
Tác dụng : Hình ảnh so sánh lấy từ thiên nhiên, rừng núi và cuộc sống quen
thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Qua đó, hình ảnh người anh hùng vừa gần gũi
lại vừa kì vĩ, mang đậm chất sử thi hào hùng.
4/ Người kể tỏ thái độ, tình cảm ngưỡng mộ, ca ngợi, tự hào với nhân vật Đăm
Săn.

Năm 2018 - 2019

7

GA tự chọn


Tiết PPCT: 4
Tuần dạy: 04

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A


Đề 1:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...
( Trích bài thơ Tâm sự- Tố Hữu)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu những ý chính của văn bản.
2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi nhắc đến
nhân vật Mỵ Châu?
3. Từ văn bản trên, nêu ngắn gọn bài học rút ra qua nhân vật Mỵ Châu trong
truyện “An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thuỷ”?
4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi
trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
Trả lời:
1.Ý chính của văn bản: Nhà thơ Tố Hữu đã nhắc lại chuyện Mỵ Châu đã cho
Trọng Thuỷ xem trộm nỏ thần để cuối cùng hậu quả xảy ra là bi kịch nước mất
nhà tan
2. Các từ ngữ: lầm chỗ, vô ý có hiệu quả nghệ thuật: thấy được sai lầm lớn của
Mỵ Châu là vì tình yêu với Trọng Thuỷ mà quên đi trách nhiệm công dân, mất
cảnh giác để gây ra thảm kịch lịch sử cho nước Âu Lạc. Đồng thời thể hiện niềm
cảm thông của đời sau với hành động của nàng.
3. Bài học rút ra từ nhân vật Mỵ Châu là phải cảnh giác trước âm mưu của kẻ
thù; phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và lợi ích dân
tộc.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi
chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Thí sinh bày tỏ suy nghĩ :
+ Hiểu được tình hình đất nước hiện nay ;

+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Phê phán và nêu hậu quả của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô trách nhiệm với
đất nước
+ Bài học nhận thức và hành động.
Đề 2-3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8:
Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng
không có thuyền qua bèn kêu rằng " Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau
mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn " Kẻ nào ngồi sau ngựa
chính là giặc đó! " . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng "
Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành
Năm 2018 - 2019

8

GA tự chọn


cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành
châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù ". Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống
nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa
vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ
văn 10,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?
2/ Vì sao Rùa Vàng lại nói: " Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! " ?
3/ Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ? Câu ghép đó thể hiện mối
quan hệ gì ?
4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm không ? Điều đó có ý nghĩa như thế
nào ?

5/ Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản ?
6/ Xác định chi tiết thần kì trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi
tiết đó.
7/Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và
Mị Châu.
8/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công
dân đối với Tổ quốc.
Trả lời:
1/ Ý chính của văn bản trên :
- Bị truy đuổi cùng đường, An Dương Vương cầu cứu Rùa Vàng ;
- Rùa Vàng hiện lên nói cho vua biết Mị Châu là giặc.
- Vua tuốt kiếm chém Mị Châu. Trước khi chết, Mị Châu có lời khấn ;
- Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
2/ Rùa Vàng nói: " Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! " vì chính Mị Châu
đã rắc lông ngỗng để chỉ đường cho giặc đuổi theo. Trọng Thuỷ đã lần theo vết
lông ngỗng để truy sát hai cha con An Dương Vương đến cùng.
3/ Câu ghép trong lời khấn của Mị Châu :
- nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi.
- Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành
châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù
Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ điều kiện-kết quả.
4/ Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm : Mị Châu chết, máu hoá thành ngọc
trai, xác biến thành ngọc thạch. Qua đó, nàng đã được giải oan, thể hiện cái nhìn
bao dung, vị tha của nhân dân với Mị Châu.
5/ Ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong văn bản :
Thanh kiếm của vua An Dương Vương chính là đại diện cho công lí. Thanh
kiếm ấy một thời đã được vung lên trên chiến trường để giết giặc bảo vệ đất
nước và bây giờ cũng chính thanh kiếm ấy đã hạ xuống chém đầu con gái duy
nhất của ông. Còn gì đau xót, thương tâm hơn khi chính cha lại giết con. Nhưng
kẻ có tội thì phải đền tội và chính hành động dứt khoát, quyết liệt ấy của An

Dương Vương đã cho thấy được nét đẹp trong con người nhà vua, phân minh
rạch ròi giữa công – tư, đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi gia đình.
6/ Chi tiết thần kì trong văn bản :
Năm 2018 - 2019

9

GA tự chọn


-Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành
hạt châu.
-Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
Hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó :
-Minh oan cho hành động vô ý để mất nước của Mị Châu ;
-Tác giả dân gian đã bất tử hóa hình ảnh An Dương Vương. Trong tâm thức của
nhân dân, ông vẫn là một ông vua yêu nước đã lập ra nhà nước Âu Lạc. Vì thế,
ông vua ấy phải được sống mãi trong cõi đời này, cho dù là sống ở một kiếp
khác, không phải trần gian.
7/Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị
Châu.
-Với Mị Châu, nhân dân vừa tỏ thái độ nghiêm khắc, vừa giàu lòng vị tha, bao
dung, nhân ái ;
- Với An Dương Vương, nhân dân rất thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ
.
8/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công
dân đối với Tổ quốc.
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: Từ nhân vật An Dương Vương và Mị
Châu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ của mình: Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với
kẻ thù dù bất cứ lúc nào, giải quyết đúng đắn mối qua hệ riêng-chung, giữa tình
cảm gia đình với nghĩa vụ, trách nhiệm với dân tộc, đất nước.

Năm 2018 - 2019

10

GA tự chọn


Tiết PPCT: 5
Tuần dạy: 05

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A

Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Người nói vậy, và Pêlênôp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uylixơ tả đúng mười
mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng,
hôn lên trán chồng và nói:
- Uylixơ ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng
khôn ngoan. Ôi ! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì
người ghét ghen ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau
hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc.
Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng
mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây,
dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm

điều tai ác….Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái
giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Acrôtit, một người thị tì của
cha thiếp cho, khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên
cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin
chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi.
( Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 51, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Các từ chạy, ôm, hôn, nói thuộc từ loại gì ? Các từ đó xuất hiện như thế nào
trong văn bản ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó.
3/Tâm trạng chính của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng là tâm
trạng gì ? Vì sao nàng có tâm trạng đó ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hạnh phúc gia đình
trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời:
1. Nội dung chính của văn bản: Lời nàng Pê-nê-lốp đối thoại với Uylixơ sau khi
chàng tả đúng đặc điểm chiếc giường.
2/ Các từ chạy, ôm, hôn, nói thuộc từ loại động từ. Các từ đó xuất hiện hàng
loạt trong một câu văn. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó: thể hiện
sự xúc động tột cùng của nàng Pê-nê-lốp khi đã tin tưởng và nhận ra người
chồng thương yêu của mình sau thời gian xa cách. Qua đó, người đọc nhận ra
tính cách thận trọng và vẻ đẹp tấm lòng thuỷ chung của nàng.
3/ Tâm trạng chính của nàng Pê-nê-lốp trong lời nói với chồng là tâm trạng lo
sợ . Nàng sợ bị lừa dối. Bởi trong thời gian Uylixơ đi vắng, có 108 người quyền
quý đến cầu hôn Pê-nê-lốp thì với số đông như vậy, Pê-nê-lốp không sợ mà còn
tạo ra các mưu kế để đối phó. Còn giờ đây, khi bọn cầu hôn đã bị đánh đuổi, Pênê-lốp chỉ còn đối diện với một người, mà người đó lại có đủ sức mạnh và tài
năng để giết lũ 108 người kia thì nàng lại sợ. Bởi lẽ, nàng có thể từ chối 108
Năm 2018 - 2019

11


GA tự chọn


người, nhưng lại khó lòng từ chối một người, sợ những lời đường mật đánh lừa,
vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ giây phút hạnh phúc của vợ chồng Pê-nê-lốp và Uylitxo trong
văn bản, thí sinh bày tỏ suy nghĩ ý nghĩa của hạnh phúc gia đình trong cuộc sống
hôm nay. Cụ thể : Gia đình là gì ? Hạnh phúc là gì ? Ý nghĩa của hạnh phúc gia
đình trong cuộc sống như thế nào ? Bài học nhận thức và hành động.
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Khi Uylixơ từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lại
trở về chỗ cũ, ngồi đối diện với Pêlênôp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói
với nàng:
- Nàng thật là người kỳ lạ! Hẳn là các thần trên núi Ôlempơ đã ban cho nàng
một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu đuối, vì một người khác
chắc chắn không bao giờ có gan ngồi cách xa chồng như thế, khi chồng đi biền
biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mới được trở về xứ sở.
Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy
lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Pêlênôp khôn ngoan đáp:
-Ngài kì lạ thật ! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không
ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rất rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã Itac
ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơriclê ! Già hãy khiêng
chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay
Uylixơ xây lên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uylixơ bỗng giật mình nói với người vợ

chung thủy:
-Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi
đi chỗ khác vậy ? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng
khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng
người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là
một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy
chứ chẳng phải ai…
( Trích Uy-lit-xơ trở về, Trang 50, Ngữ văn 10 Tập I,NXBGD, 2006)
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
2/ Chi tiết chiếc giường được nhắc đến mấy lần ? Nêu ý nghĩa chi tiết chiếc
giường trong văn bản?
3/Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me thường sử dụng các định ngữ.
Trong văn bản, định ngữ đó là gì ? Thuộc từ loại nào ? Định ngữ đó bộc lộ
phẩm chất gì của Pê-nê-lốp ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của
người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay.
Năm 2018 - 2019

12

GA tự chọn


Trả lời:
1. Nội dung chính của văn bản: Nàng Pê-nê-lốp đưa ra phép thử chiếc giường
để thử thách Uylixơ . Ngay lập tức, Uylixơ đã giật mình, ngạc nhiên và nói rõ
đặc điểm chiếc giường do chính mình làm.
2/ Chi tiết chiếc giường được nhắc đến 4 lần , trong đó Pê-nê-lốp nói đến 2 lần,
Uylixơ nhắc đến cũng 2 lần.
Ý nghĩa chi tiết chiếc giường trong văn bản :

- Chiếc giường là biểu tượng hạnh phúc của vợ chồng ;
- Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt
nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nêlốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng
chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí
mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp
cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất
kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình,
tình cảm vợ chồng cha con.
-Đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện vì qua việc lựa
chọn và kể lại sự việc tiêu biểu với những chi tiết đặc sắc như thế đã làm câu
chuyện thêm hấp dẫn.
3/ Miêu tả thái độ của Pê-nê-lốp, Hô-me thường sử dụng các định ngữ. Trong
văn bản, định ngữ đó là từ khôn ngoan, thuộc từ loại tính từ. Định ngữ đó chứng
tỏ Pê-nê-lốp là con người thận trọng, không cẩu thả, tắc trách.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung: Từ chi tiết phép thử chiếc giường của Pê-nê-lốp trong văn bản, thí
sinh bày tỏ suy nghĩ về lòng chung thuỷ của người phụ nữ trong cuộc sống hôm
nay. Cụ thể : lòng chung thuỷ là gì ? Ý nghĩa của lòng chung thuỷ như thế nào ?
Bài học nhận thức và hành động?

Năm 2018 - 2019

13

GA tự chọn


Tiết PPCT: 6

Tuần dạy: 06

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A

Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát
tuổi nhaụ Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn
bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì
ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn
trâu, gánh nước, đến thái khoai,vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không
hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn,
suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.
( Trích Tấm Cám, Trang 65, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Nêu ý chính của văn bản trên ?
2/ Các từ ngữ chăn trâu, gánh nước, thái khoai,vớt bèo; xay lúa giã gạo đạt hiệu
quả nghệ thuật như thế nào khi kể về nhân vật Tấm?
3/ Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng
thành ngữ đó?
4/ Xác định biện pháp nghệ thuật đối lập trong văn bản? Qua đó, nhân dân tỏ
thái độ, tình cảm gì với nhân vật Tấm và Cám?
Trả lời:
1/ Văn bản trên có nội dung giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám.
2/ Các từ ngữ chăn trâu, gánh nước, thái khoai, vớt bèo; xay lúa giã gạo đạt
hiệu quả nghệ thuật: Thông qua cách liệt kê hàng loạt công việc mà Tấm phải
làm, tác giả dân gian thể hiện những vất vả mà Tấm phải gánh chịu khi phải
sống trong cảnh mẹ ghẻ-con chồng.
3/ Thành ngữ dân gian trong văn bản là ăn trắng mặc trơn. Ý nghĩa của việc sử
dụng thành ngữ đó: gợi cuộc sống sung sướng mà nhàn hạ, không phải làm gì

hoặc không phải làm việc vất vả của nhân vật Cám.
4/ Biện pháp nghệ thuật đối lập trong văn bản: Tấm phải làm lụng luôn canh,
hết chăn trâu, gánh nước…..mà không hết việc đối lập với Cám được mẹ nuông
chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm
việc nặng.
Qua đó, nhân dân tỏ tình cảm thương yêu, ca ngợi đức tính chăm chỉ, siêng năng
với nhân vật Tấm và thái độ phê phán, không đồng tình với sự lười biếng của
nhân vật Cám.
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng
bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng
cho một cái yếm đỏ".
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa
cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến
chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
Năm 2018 - 2019

14

GA tự chọn


- Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút
hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm
bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
( Trích Tấm Cám, Trang 66, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Văn bản trên kể về sự việc gì?

2/ Chi tiết cái yếm đỏ có ý nghĩa gì ?
3/ Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng
thành ngữ đó?
4/ Viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) bày tỏ suy nghĩ về đức tính chăm chỉ .
Trả lời:
1/ Văn bản trên kể về sự việc:
- Mụ dì ghẻ treo giải thưởng cái yếm đỏ nếu Tấm hoặc Cám bắt nhiều
tôm tép hơn.
- Tấm bắt nhiều tép nhưng bị Cám lừa nên mất giỏ tép đành ngồi khóc.
2/ Chi tiết cái yếm đỏ : đối với các cô gái trẻ ở làng quê xưa, cái yếm đỏ là vật
mơ ước của tuổi thanh xuân. Ở đây, nó có ý nghĩa như cái mồi mà mụ dì ghẻ
đưa ra để nhử Tấm, nhằm bóc lột sức lao động của đứa con chồng, để đứa con
riêng của mụ lừa tấm lấy hết giỏ tép. Từ đây, mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện.
3/ Thành ngữ dân gian trong văn bản là mò cua bắt ốc: chỉ cuộc sống vất vả của
Tấm ; ba chân bốn cẳng gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã
lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm .
4/ Bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) bày tỏ suy nghĩ về đức tính chăm chỉ.
I/ Mở bài: Nêu ý có liên quan ( nhân vật Tấm chăm chỉ, siêng năng qua văn
bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có
nhiều tác dụng.
II/ Thân bài :
1/ Giải thích :
-“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong
công việc, luôn hoàn thành công việc.
- Ví dụ : học sinh thuộc bài, làm đầy đủ bài tập..
2/ Bàn luận :
a/Phân tích tác dụng của đức tính chăm chỉ :
- Trong cuộc sống, con người phải làm việc. Mỗi người đều có công việc.
Việc gì cũng phải bỏ công sức.
- Với học sinh, chăm chỉ sẽ có kết quả học tập tốt, được lên lớp, đáp lại công

lao của cha mẹ, thầy cô.
- Với mọi người, chăm chỉ sẽ hoàn thành được công việc, thành công trong
cuộc sống, có người trở nên nổi tiếng.
- Chăm chỉ là đức tính tốt. Người chăm chỉ được quý trọng, được giúp đỡ..
b/ Phê phán :
Kẻ lười biếng, dựa dẫm, có khi trở thành gian dối, trộm cắp…không thể
thành công.
3/ Bài học nhận thức và hành động :
- Nhận thức chăm chỉ là đức tính tốt, cầm phải chăm chỉ trong bất kì công
Năm 2018 - 2019

15

GA tự chọn


việc gì
- Mọi người phải rèn luyện tính chăm chỉ, có kế hoạch làm việc và hoàn
thành kế hoạch.
- Học sinh phải chăm chỉ học tập
III. Kết bài : Đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng. Học sinh THPT cần chăm
chỉ học tập và rèn luyện.

Năm 2018 - 2019

16

GA tự chọn



Tiết PPCT: 7
Tuần dạy: 07

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A1, 10A6,107

Đề 1:
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay
chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, đến chữ "kê" là gà,
thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy
cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết
thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài
âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài
được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc
cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy
vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa",
nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng tôi dạy cháu thế là
dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con
gà!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Xác định các tình huống gây cười trong văn bản ? Các tình huống đó được bố
trí như thế nào ?
2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm nào ?
3/ Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả như thế nào về nội
dung và nghệ thuật của truyện ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học rút ra từ câu
chuyện.
Trả lời:
1/ Các tình huống gây cười trong văn bản :
-Tình huống nhầm lẫn: ông bố tưởng anh học dốt ưa khoác lác kia là thầy đồ
chính hiệu ;
-Tình huống dốt nát: thầy đồ không đọc được chữ ( dù là chữ đơn giản nhất)
-Tình huống mê tín dị đoan: bói chữ và tin vào quẻ bói ;
-Tình huống bị bóc mẽ: ông bố chỉ ra chỗ thầy sai ;
Năm 2018 - 2019

17

GA tự chọn


-Tình huống nguỵ biện: giải thích rằng thầy dạy Tam đại con gà ;
Các tình huống đó được bố trí theo lối tăng cấp. Đỉnh điểm của sự tăng cấp ấy là
lời nguỵ biện về ông tổ ba đời của con gà là ...một loài vật không có trong thực
tế.
2/ Thầy đồ trong văn bản đáng bị cười ở những điểm:
-Xuất thân là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, làm ra vẻ ta đây uyên bác. Đó

là thái độ không trung thực.
-Không chịu học hỏi lại đi tin vào thổ công nhà chủ: bị cười ở tội mê tín.
-Đã dốt không chịu nhận mà lại biến báo quanh co: bị cười ở cách bịa đặt láo
toét
3.Chi tiết thầy đồ xin ba đài âm dương đạt hiệu quả về nội dung và nghệ thuật
của truyện :
a/ Về nội dung: chi tiết mở rộng phạm vi và đối tượng bị phê phán, chế giễu.
Ngoài thầy đồ còn có thêm ông thổ công cũng dốt.
b/ Về nghệ thuật: tuy là hư cấu nhưng chi tiết đã làm cho câu chuyện phát triển
nhanh hơn, mạnh hơn và độc đáo hơn. Nó khiến cho thầy đồ tin tưởng, từ chỗ
bảo học trò đọc khẽ sang đọc to hơn câu Dủ dỉ là con dù dì, làm cho ông bố
đang làm ngoài vườn nghe được cái chữ lạ đời ấy và chất vấn thầy đồ, dồn thầy
đến chân tường, bộc lộ đầy đủ sự giấu dốt ngoan cố của mình.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : thí sinh hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra
bài học cho bản thân, đó là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của
mình, không nên sĩ diện hão.
Đề 2:
Tam đại con gà
Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt, dốt hay
chơi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.
Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ "tước" là chim sẻ, đến chữ "kê" là gà,
thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy
cuống, nói liều: "Dủ dỉ là con dù dì". Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết
thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài
âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "dù dì" không. Thổ công cho ba đài

được cả ba.
Thấy vậy, thấy lấy làm sắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc
cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:
- Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì...
Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy
vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:
- Chết chửa! Chữ "kê" là gà, sao thầy lại dạy ra "dủ dỉ" là con "dù dì"?
Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: "Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa",
nhưng nhanh trí thầy vội nói gỡ:
Năm 2018 - 2019

18

GA tự chọn


- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê" mà "kê" nghĩa là "gà" nhưng tôi dạy cháu thế là
dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.
Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:
- Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?
- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con
gà!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 78-79,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Xác định nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản ? Vì sao ?
2/ Những tình huống nào cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí ?
3/ Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con nào là con bịa?Lập luận về Tam đại
con gà ở cuối truyện có gì đáng cười ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa tiến cười từ
văn bản.
Trả lời:

1/ Nhân vật nào đáng bị cười trong văn bản : Thầy dạy trẻ và bố bọn trẻ.
Lí do :
- Kẻ dốt nát lại dám nhận làm thầy dạy trẻ ;
- Ông bố cả tin nên rước kẻ dốt nát ( dốt hơn cả ông ta vì thầy đồ không
biết chữ kê(gà), còn ông bố thì biết) về làm thầy con mình.
2/ Những tình huống cho thấy thầy đồ rởm bị đặt vào thế bí :
-Không đọc được chữ kê, bị học trò hỏi phải nói liều là dủ dỉ ;
-Ông bố chỉ ra chữ kê, thầy đồ rởm mới biết mình dạy sai ;
-Ông bố hỏi về nghĩa của tam đại con gà.
3.Trong hai con dủ dỉ và dù dì, con dủ dỉ là con bịa ;
Lập luận về Tam đại con gà ở cuối truyện đáng cười ở chỗ :
-Tam đại con gà bao gồm : dù dì(cụ hoặc cố)-dủ dỉ và công ( chị em với nhau,
giữ vị trí ông)-con gà ;
- Anh thầy đồ rởm, láu cá, lập luận vòng vo ;
-Tuy có nhanh trí nhưng rốt cuộc vẫn lộ vẻ dốt nát, hổng kiến thức, bởi theo lập
luận đó thì con gà không có bố mẹ mà chỉ có cụ và ông thôi.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : Tiếng cười mang ý nghĩa phê phán, hóm hỉnh, sâu sắc và
mang đậm chất dân gian. Truyện cười có nói về chữ nghĩa nhưng không lỉnh
kỉnh chữ nghĩa. Truyện có ý nghĩa đánh giá các hạng thầy trong xã hội phong
kiến suy tàn, trong đó có thầy đồ dạy chữ. Mặt khác, truyện không chỉ phê phán
các ông đồ phong kiến năm xưa mà còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay
cũng mắc bệnh ấy.

Năm 2018 - 2019

19


GA tự chọn


Tiết PPCT: 8
Tuần dạy: 08

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A1, 10A6,107

Đề 1:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nhưng nó phải bằng hai mày
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế,
lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện,
thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải
về con mà!
- Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:
Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 80,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Kịch tính của truyện được thể hiện qua những tình huống nào?
2/ Từ phải trong câu nói của thầy Lí là từ đồng âm hay đồng nghĩa ? Hiệu quả
nghệ thuật khi dùng từ này của dân gian là gì ?
3/ Chi tiết nào tập trung khả năng gây cười nhất ? Vì sao ?
4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chữ liêm
trong lời dạy của Hồ Chí Minh : cần, kiệm, liêm, chính
Trả lời:
1/ Kịch tính của truyện được thể hiện qua những tình huống :
-Lí trưởng được giới thiệu là nổi tiếng xử kiện giỏi nhưng hoá ra lại xử kiện theo

số tiền đút lót ;
-Nhân vật cải chắc mẩm sẽ thắng kiện nhờ đút lót nhưng hoá ra thua kiện vì Ngô
đút lót gấp đôi mình.
2/ Từ phải trong câu nói của thầy Lí là từ đồng âm.
- phải :tức là lẽ phải, là đúng.
- Trong văn bản, chữ phải trong câu nó lại phải… bằng hai mày được
hiểu là tiền
Hiệu quả nghệ thuật : về hình thức, tác giả dân gian đã khéo léo chơi chữ và tạo
mâu thuẫn vì trên đời này làm gì có phải… bằng hai ;về nội dung: tạo tiếng cười
đả kích vào bản chất tham tiền của của bọn cẩu quan trong xã hội phong kiến
ngày xưa.
3/ Chi tiết nào tập trung khả năng gây cười nhất :
- Chi tiết cuối truyện, lời thầy Lí nói với Cải: Tao biết mày phải… nhưng nó lại
phải… bằng hai mày!
- Câu nói này tạo ra sự bất ngờ, lật ngược tình thế đối với Cải, anh ta tin chắc là
mình thắng kiện, và nó cũng tạo ra sự bất ngờ đối với độc giả, dù trước đó,
người kể đã thông báo là số tiền Ngô hối lộ nhiều gấp hai lần Cải
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi
chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : Từ hành vi ăn hối lộ của thầy Lí, thí sinh liên hệ đến chữ liêm trong
lời dạy của Hồ Chí Minh : cần, kiệm, liêm, chính. Liêm là trong sạch, không
tham lam. Mọi người, nhất là cán bộ nhà nước phải thực hiện chữ liêm để thể
Năm 2018 - 2019

20

GA tự chọn



hiện là người có phẩm chất đạo đức cách mạng. Cần phê phán hiện tượng bất
liêm. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Đề 2:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nhưng nó phải bằng hai mày
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
- Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ kém thế,
lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện,
thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
- Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải
về con mà!
- Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:
Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!
( SGK Ngữ văn 10,Trang 80,Tập I, NXBGD 2006)
1/ Em có nhận xét gì về những nhân vật mang tên Cải, Ngô ?
2/ Trong văn bản, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu ngôn ngữ. Hãy chỉ ra và
phân tích giá trị biểu cảm, biểu ý của nói.
3/ Qua văn bản, nêu những đặc trưng của thể loại truyện cười và ý nghĩa
của đặc trưng đó là gì ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về những bài học rút ra từ
văn bản ?
Trả lời:
1/ Nhận xét về những nhân vật mang tên Cải, Ngô :
-Đây là những nhân vật thuộc tần lớp lao động hiền lành, chất phác;
-Hai cái tên Cải, Ngô là tên của hai loài thực vật gần gũi với đời sống người
nông dân ;
- Sự mâu thuẫn của họ là cái cớ để bọn quan thamtrục lợi.
2/ Trong văn bản, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu ngôn ngữ :
-Đấy là kiểu ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ lời nói
-Ngôn ngữ nói là để cho mọi người thấy rằng thầy lí xử đúng người đúng tội :

Ngô phải gấp hai nên Cải đáng bị đánh đòn
-Ngôn ngữ cử chỉ là ngôn ngữ mật, chỉ có hai người biết là thầy Lí và Cải khi
thầy xoè ra năm ngón tay đáp lại cú xoè năm ngón tay của Cải rồi tiếp tục đưa
năm ngón nữa đè lên, thì chúng ta mới biết có sự ăn khớp giữa hai kiểu ngôn
ngữ đó.
3/ Những đặc trưng của thể loại truyện cười và ý nghĩa của đặc trưng đó:
a/ Những đặc trưng của thể loại truyện cười :
- Truyện cười thường ngắn gọn, ít nhân vật, sự việc, chi tiết dễ nhớ, dễ kể ;
-Đối tượng đả kích, chế giễu là tầng lớp trên với những thói hư tật xấu ;
- Biện pháp tương phản, kịch tính, bất ngờ thường được sử dụng ;
- Các yếu tố như giọng điệu, động tác...của nhân vật thường được khai thác để
tạo hiệu quả tiếng cười.
b/ Ý nghĩa : Những đặc trưng trên là bằng chứng sinh động của trí thông minh,
tinh thần lạc qua và đấu tranh không khoan nhượng trước cái xấu, cái ác của
nhân dân lao động đối với những hiện tượng đáng cười.
Năm 2018 - 2019

21

GA tự chọn


4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, thái độ rõ ràng ;
-Nội dung: bài học về lối sống : hãy sống hoà thuận để khỏi lâm vào cảnh kiện
tụng như Ngô và Cải. Đừng đặt hết niềm tin vào những ông Lí giỏi xử kiện vì rất
có thể sẽ rơi vào cái bẫy tham nhũng của ông ta, rơi vào cảnh bi hài tiền mất tật
mang .


Năm 2018 - 2019

22

GA tự chọn


Tiết PPCT: 9,10,11
Tuần dạy: 9,10,11

Ngày soạn:
Lớp dạy: 10A1, 10A6,107

Đề 1:
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”
1/ Xác định biện pháp tu từ về từ và biện pháp nghệ thuật đối lập và nêu ý
nghĩa hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó trong bài ca dao.
2/ Phân tích những nhân tố giao tiếp trong bài ca dao
3/Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là có dụng ý gì ?
4/ Viết bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn trong cuộc
sống.
Trả lời:
1/ a/ Biện pháp tu từ so sánh: như mưa ruộng cày
-Hiệu quả: Gợi hình ảnh và biểu cảm về nỗi vất vả của người nông dân.
b/ Biện pháp nghệ thuật đối lập: Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
-Hiệu quả: ca ngợi giá trị của bông lúa, hạt gạo cũng là công lao của người

nông dân làm ra, đồng thời nhắc nhở mọi người không bao giờ quên họ. Phải
biết nâng niu, quý trọng thành quả lao động và người lao động.
2/ Bài ca dao là một hoạt động giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: Người nông dân đang cày ruộng nói với những người khác
(Đại từ “Ai”: chỉ tất cả mọi người)
- Hoàn cảnh giao tiếp: Người nông dân cày ruộng vất vả giữa buổi trưa nóng
nực.
- Nội dung giao tiếp: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm
việc vất vả, đắng cay.
- Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả
lao động mà mình đã đổ ra biết bao nhiêu công sức để có được thành quả đó.
=> Cách nói cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục.
3/ Tác giả dân gian chọn thời điểm ban trưa là có dụng ý gợi sự khắc nghiệt của
thời tiết. Ban trưa đáng lẽ con người phải được nghỉ ngơi nhưng phải tiếp tục lao
động. Qua đó, ta thấy nỗi vất vả của người nông dân, đồng thời cảm thông, chia
sẻ với công việc nặng nhọc của họ.
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi
chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung :
I/ Mở bài : Nêu ý có liên quan ( từ ý bài ca dao) để dẫn vào vấn đề ( lòng biết
ơn) và nhận định lòng biết ơn có ý nghĩa sâu sắc.
II/ Thân bài :
1/ Giải thích :
-“Lòng biết ơn ” là ghi nhớ công lao của người có công với mình, giúp đỡ mình,
Năm 2018 - 2019

23

GA tự chọn



làm ra thành quả cho mình hưởng thụ.
- Biểu hiện : bằng lời “ cảm ơn” , bằng tư tưởng, tình cảm, bằng hành vi đền
đáp.
2/ Bàn luận :
a/Phân tích ý nghĩa của lòng biết ơn :
- Cần phải có lòng biết ơn vì không có cái gì tự nhiên mà có: biết ơn cha mẹ,
thầy cô, người có công với nước, người làm ra sản phẩm cho ta hưởng thụ….
- Lòng biết ơn biểu hiện bằng việc làm góp phần làm cho xã hội tốt đẹp( trở
thành con ngoan trò giỏi, có năng lực cống hiến cho xã hội…).
- Có lòng biết ơn là có nhân cách tốt được quí trọng, được giúp đỡ.
- Là giữ gìn và phát huy đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
b/ Phê phán :
Kẻ vô ơn, sẽ không được giúp đỡ....
3/ Bài học nhận thức và hành động :
- Nhận thức lòng biết ơn là phẩm chất tốt, cần phải có lòng biết ơn.
- Phải có lời “cám ơn” khi được người khác giúp đỡ mình.
- Phải rèn luyện đạo đức, học tập tốt để đáp lại công ơn của cha mẹ, thầy cô.
- Học tập tốt, có kiến thức để cống hiến cho xã hội, để đền đáp công lao
người có công với nước.
III. Kết bài : Lòng biết ơn có ý nghĩa quan trọng. Học sinh THPT cần ý thức và
thực hiện lòng biết ơn bằng lời nói và hành động cụ thể.
Đề 2:
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
1/ Chủ thể than thân trong bài ca dao là ai? Người đó tự so sánh mình với cái

gì ?
2/ Xác định phép đối, phép lặp cú pháp và nêu ý nghĩa hiệu quả nghệ thuật của
các phép tu từ đó trong bài ca dao.
3/Tác giả dân gian dùng động từ nếm có dụng ý gì ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về cái đẹp của
con người trong cuộc sống.
Trả lời:
1/ Chủ thể than thân trong bài ca dao là cô gái. Cô tự so sánh mình với củ ấu gai,
một loại củ có sừng nhọn, ruột trắng, vỏ đen nhẻm.
2/ Phép đối, phép lặp cú pháp: Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh cô gái tự ý thức về vẻ đẹp tâm hồn của mình
3/ Tác giả dân gian dùng động từ nếm có dụng ý thể hiện tiếng than của cô gái,
đó là thân phận bị phụ thuộc, chỉ có giá trị sử dụng mà thôi. Nhưng đằng sau đó,
cô gái đã tự hào về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của mình: ngọt bùi .
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
Năm 2018 - 2019

24

GA tự chọn


-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : Từ tiếng than và tự ý thức của cô gái trong bài ca dao, thí sinh trình
bày suy nghĩ về cái đẹp của con người trong cuộc sống. Đó là cái đẹp quý nhất
là đẹp ở tâm hồn, nhân cách, đúng như tục ngữ dân gian cái nết đánh chết cái
đẹp. Từ đó, bản thân rút ra bài học nhận thức và hành động trong việc rèn luyện
đạo đức, nhân cách để làm giàu vẻ đẹp tâm hồn.


Đề 3:
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi !
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng .
Mình ơi ! Có nhớ ta chăng ?
Ta như sao Vượt chờ chăng giữa trời .
1/ Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Vì đâu mà nhân vật trữ tình có tâm
trạng chua xót?
2/ Xác định biện pháp tu từ về từ, điệp ngữ và nêu ý nghĩa hiệu quả nghệ thuật
của biện pháp đó trong bài ca dao.
3/Các hình ảnh Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt đạt hiệu
quả nghệ thuật như thế nào trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về chữ chờ trong
bài ca dao.
Trả lời:
1/ Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là chàng trai. Nhân vật trữ tình chàng trai
có tâm trạng chua xót vi sự cách trở trong tình yêu của anh với một người con
gái..
2/ a/Biện pháp tu từ về từ:
- Ẩn dụ: Mặt trời,sao Vượt ( chàng trai); Mặt trăng ( cô gái);
- So sánh: như sao Vượt
b/Điệp ngữ: sánh với
Hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả tiếng hát than thân cất lên vì sự chờ đợi vô vọng
nhưng vẫn thể hiện tình yêu thuỷ chung của con người.
3/ Các hình ảnh Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hôm, sao Mai, sao Vượt đạt hiệu quả
nghệ thuật trong việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình: Người bình dân đã
lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng để nói lên tình nghĩa con
người bền vững, thuỷ chung.

4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính
tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;
-Nội dung : chữ chờ khép bài ca dao đã toả sáng vẻ đẹp nhân văn trong tình yêu,
tình nghĩa con người. Đó là sự chờ đợi dù trong vô vọng. Duyên kiếp có thể và
đã dở dang, không thành nhưng tình yêu thì mãi mãi vẫn còn, không thể đổi
Năm 2018 - 2019

25

GA tự chọn


×