Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cách xử trí gãy xương cánh tay và bàn tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.71 KB, 7 trang )

Cách xử trí gãy xương cánh tay
và bàn tay

Mỗi cánh tay có ba xương dài trong mỗi cánh tay - một xương ở phần trên cánh
tay và hai xương ở dưới khuỷu. Đây là những xương trong số các xương thường dễ bị
gãy. Gãy xương bàn tay và ngón tay có thể hết sức đau vì ở đó có nhiều đầu dây thần
kinh.
Nguyên tắc điều trị cho tất cả các xương gãy là nâng đỡ phần bị chấn thương,
không cho nó vận chuyển quá nhiều. Hầu hết mọi người bị gãy cánh tay đều có thể tự
đi đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế, vì thế công tác điều trị sẽ tập trung vào cung cấp
phương tiện nâng đỡ thích hợp cho việc đi, và bất động cánh tay bị thương. Có thực
hiện điều này bằng cách lấy quần hay áo cải biến thành băng chéo, hoặc dùng một tấm
băng tam giác để băng chéo cánh tay.
CÁCH BĂNG CHÉO CÁNH TAY
1- Nhẹ nhàng đặt băng ở dưới cánh tay của nạn nhân, đặt điểm ở dưới khuỷu
tay.
2 -Cho đầu trên của băng vòng qua sau gáy của nạn nhân, chừa một đoạn ngắn
để cột lại ở khoảng xương đòn ở bên bị thương.
Đầu trên của băng vòng qua cổ.
Cột đầu băng ở khoảng xương đòn
3- Cẩn thận đưa đầu dưới của băng lên, sao cho băng nâng đỡ cánh tay bị
thương đúng mức. Cột cố định bằng nút thắt hay nút bướm.
4- Để nâng đỡ thêm, bạn có thể dùng một băng tam giác khác xếp làm ba (xếp
rộng) quấn quanh cánh tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay.
KHUỶU TAY HAY CÁNH TAY BỊ GÃY KHÔNG THỂ CO LẠI
Nếu có gãy xương tại khuỷu hay gần khuỷu, khuỷu nạn nhân không thể gập
cánh tay, hoặc là vì đau hoặc vì bị cứng khớp. Trong trường hợp này bạn cần điều trị
cánh tay trong tư thế đó - đừng cố gắng bẻ gập cánh tay lại.
1. Giúp nạn nhân ở vị thế thoải mái nhất; tư thế này thường là nằm trên
mặt đất, hoặc cũng có thể là đứng thẳng với cánh tay buông thõng.
2. Đặt đệm lót xung quanh bộ phận bị thương, giữa cánh tay và thân cũng


như ở ngoài cánh tay.
3. Cần vận chuyển nạn nhân bằng xe cứu thương. Đừng cố gắng băng
cánh tay nếu chúng ta tiến hành cấp cứu theo cách này, vì cố gắng đó sẽ làm cho
nạn nhân khó chịu thêm và có thể làm cho vết thương nặng hơn.
Cách di chuyển nạn nhân bị chấn thương

Hai lý do chính phải di chuyển người bị chấn thương cột sống là: để xoay bệnh
nhân nằm ngửa cho mục đích hồi sức; và để xoay nạn nhân sang vị thế có thể phục hồi
nếu người này bị bất tỉnh và đang ở trong tư thế không thể giữ thông đường thở được.
Chấn thương do giật đột ngột
Đây là dạng tổn thương cổ thường gặp, đặc biệt là sau tai nạn ô tô. Chấn thương
này do sự cố va chạm đột ngột khi người này đang mang đai an toàn và hậu quả là đầu
bị hất ra trước và ra sau quá mạnh. Có thể diễn tả whiplash đúng nhất là bong gân cổ.
Đây là một chấn thương phần mềm ở cổ có thể cần tập vật lý trị liệu và mang nẹp cổ
lâu dài. Whiplash có thể không xuất hiện cho đến vài giờ hoặc vài ngày sau chấn
thương.
Rất khó phân biệt whiplash với tổn thương tuỷ sống và gãy cổ bởi vì các dấu
hiệu, triệu chứng cũng như cơ chế thì tương tự nhau và cảm giác đau của whiplash có
thể che lấp những tổn thương khác nghiêm trọng hơn. Vì vậy nên xử trí whiplash như
các tổn thương cột sống khác cho đến khi thầy thuốc chuyên khoa đã loại trừ được các
chấn thương nghiêm trọng hơn.
LĂN KHÚC GỖ
Một trong những cách hiệu quả nhất để xoay trở nạn nhân là kỹ thuật lăn khúc
gỗ. Lăn khúc gỗ cũng có thể sử dụng để xoay người bị thương cột sống sang một bên
đển thay cho tư thế hồi tỉnh. Cách này cũng được sử dụng khi di chuyển nạn nhân bị
các chấn thương khác như gãy chân hay xương chậu sang cáng hay chăn.
Lý tưởng nhất là sáu người cùng thực hiện kỹ thuật này, trong đó một người giữ
đầu nạn nhân đồng thời chỉ đạo di chuyển.
1. Áp hai bàn tay bạn vào tai nạn nhân với các ngón xuôi dọc theo cằm. Giữ
đầu nạn nhân ở tư thế trung tính.

Giữ đầu và cổ thẳng hàng với cột sống.

×