Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Ứng dụng công nghệ e learning trong hoạt động của cơ quan nhà nước luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Đỗ Mai Hƣơng

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Đỗ Mai Hƣơng

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƢỚC

Ngành : Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính
Mã số: 60.48.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Hồ Sĩ Đàm

Hà Nội - 2013
MỤC LỤC


CHƢƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................5


1.1. YÊU CẦU BÀI TOÁN .............................................................................
1.1.1 . Vai trò của công tác đào tạo trong hoạt động của CQNN ..................
1.1.2 . Hiện trạng công tác đào tạo kiến thức trong các CQNN ....................
1.1.3.Sự cần thiết phải trang bị hệ thống E-Learning trong CQNN ...........
1.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................
1.2.1.Những vấn đề cần giải quyết ............................................................
1.2.2.Mục tiêu của đề tài ...........................................................................
CHƢƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ E-LEARNING
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CQNN..............................................................
2.1. CÔNG NGHỆ E-LEARNING ..................................................................

2.1.1.
E-Learning là gì ...
2.1.2.Các kiểu học tập điện tử ...................................................................
2.1.3.

Các thành phần của

2.1.4.Kiến trúc hệ thống E-Learning .......................................................
2.1.5.Đánh giá một số sản phẩm E-Learning...........................................
2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ĐỂ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ELEARNING TRONG CQNN...........................................................................
2.2.1.Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức .............................

2.2.2.Tính khả tri trong triển khai E-Learning .........................................
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ELEARNING TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CQNN........................
3.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG E-LEARNING TRONG CQNN .......
3.1.1.Phân tích sự khác biệt giữa các hệ thống đào tạo trong trƣờng học,

doanh nghiệp và CQNN hiện nay .................................................................
3.1.2.Yêu cầu chuyên biệt đối với hệ thống E-Learning của CQNN .......
3.1.3.Lựa chọn công nghệ .......................................................................
3.2. ĐỀ XUẤT PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT ..................................................
3.2.1.Yêu cầu về cơ sở hạ tầng................................................................
3.2.2.Mô hình hệ thống đào tạo trực tuyến ..............................................
3.2.3.Thiết kế chức năng hệ thống LMS .................................................


3
3.3. GIẢI PHÁP VỀ NHÂN LỰC ĐỂ DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG 32
3.4. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VẬN HÀNH HỆ THỐNG..............................
3.4.1.Những yếu tố tác động ...................................................................
3.4.2.Đề xuất các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện ...
3.4.2.1. Các giải pháp về môi trường chính sách ..................................
3.4.2.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện ..........................................
3.5. NHỮNG LƢU Ý KHI TRIỂN KHAI E-LEARNING .............................
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẢI TIẾN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG ELEARNING TRONG CƠ QUAN NHÀ NƢỚC ...........................................
4.1. MỘT SỐ MODULE CHỨC NĂNG RIÊNG BIỆT CỦA HỆ THỐNG ...
4.1.1.Đăng ký làm thành viên .................................................................
4.1.2.Quản lý đăng ký thành viên............................................................
4.1.3.Đăng ký tham gia khóa học ............................................................
4.1.4.Quản lý đăng ký khóa học ..............................................................
4.1.5.Đánh giá khóa học và góp ý ...........................................................
4.1.6.

Nhận thông báo ....

4.1.7.


Hỏi đáp .................

4.2. GIỚI THIỆU CÔNG CỤ HỖ TRỢ SOẠN THẢO CÂU HỎI .................
4.2.1.

Sự cần thiết ..........

4.2.2.Giới thiệu công cụ hỗ trợ xây dựng câu hỏi theo định dạng Moodle
XML
50
4.2.2.1. Định dạng Moodle XML ..........................................................
4.2.2.2. Một số dạng câu hỏi ................................................................
4.2.3.Nguyên tắc hoạt động của công cụ .................................................
4.2.4.Ƣu điểm của công cụ .....................................................................
KẾT LUẬN.....................................................................................................
PHỤ LỤC 1: 9 DẤU HIỆU CẢNH BÁO TRONG TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
E-LEARNING .................................................................................................
PHỤ LỤC 2: QUẢN LÝ THAY ĐỔI TRONG TRIỂN KHAI E-Learning ......
PHỤ LỤC 3: HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ SOẠN CÂU HỎI ..........
PHỤ LỤC 4: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHO HỆ
THỐNG E-LEARNING...................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

4
5

Từ đầy đủ
Cơ quan nhà nƣớc
Learning Management System
Learning Content Management System
Công nghệ thông tin
Sharable Content Object Reference Mo


5

CHƯƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. YÊU CẦU BÀI TOÁN
1.1.1 . Vai trò của công tác đào tạo trong hoạt động của CQNN
Hàng năm, các Bộ ngành, CQNN thƣờng xuyên tổ chức các đợt thi tuyển
công chức mới. Những công chức mới đƣợc tuyển dụng này cần đƣợc đào tạo
rất nhiều kiến thức về nghiệp vụ cũng nhƣ các kỹ năng để có thể hòa nhập với
công việc của cơ quan. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT,
phƣơng thức làm việc cũng dần đƣợc thay đổi. Điều này đặt ra yêu cầu mới đối
với lớp cán bộ đã công tác lâu năm – những đối tƣợng đã quen với cách làm
việc cũ – cần đƣợc trang bị những kỹ năng làm việc hiện đại với sự hỗ trợ của
các thiết bị mới. Đây là một yêu cầu rất bức thiết để có thể thúc đẩy hiệu quả
công việc.
Riêng về vấn đề đào tạo CNTT, có thể thấy rất rõ rằng, trong thời gian từ
năm 2001 đến nay, các cơ quan tập trung đầu tƣ mạnh mẽ vào CNTT, bƣớc một
bƣớc tiến lớn trong việc đƣa ứng dụng CNTT vào hoạt động của CQNN. Tuy
nhiên, việc ứng dụng CNTT tại đây chƣa đạt đƣợc hiệu quả tối đa. Nguyên
nhân là do trình độ CNTT của cán bộ công chức nhà nƣớc còn hạn chế, khoảng

70% cán bộ có trình độ tin học ở mức độ sơ khai, chỉ biết chứ chƣa thạo các kỹ
năng đơn giản nhƣ soạn thảo văn bản trên máy tính, lập bảng tính đơn giản, tra
cứu thông tin trên mạng Internet, gặp khó khăn trong việc vận hành các hệ thống
phần mềm nghiệp vụ phục vụ công tác hàng ngày. Chính do năng lực chƣa theo
kịp với công nghệ dẫn đến việc đầu tƣ CNTT còn lãng phí. Một số hệ thống
phần mềm đƣợc đầu tƣ xây dựng xong nhƣng không có ngƣời sử dụng, hoặc
chỉ sử dụng một thời gian rồi bỏ và quay lại cách làm trƣớc đây. Do vậy, song
song với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CQNN thì cần phải trang bị cho
cán bộ công chức các kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát huy hiệu quả cao nhất
của hệ thống.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, việc đào tạo cho cán bộ các kiến thức về nghiệp
vụ, quy trình xử lý công việc cũng nhƣ kỹ năng làm việc là rất quan trọng. Đặc
biệt, cách sử dụng máy tính nói riêng và vận hành các hệ thống phần mềm
chuyên dụng nói chung để phục vụ công việc hàng ngày trở thành yêu cầu bắt
buộc trong thời đại hiện nay.


6
1.1.2 . Hiện trạng công tác đào tạo kiến thức trong các CQNN
Hiện nay, do điều kiện khách quan, hầu hết các CQNN chƣa chú trọng
đúng mức đến công tác đào tạo cả về nghiệp vụ lẫn kỹ năng làm việc.
Đối với các cán bộ mới, thông thƣờng các cơ quan sau khi tuyển dụng sẽ
tổ chức lớp học gọi là “tiền công vụ” để đào tạo cho các công chức mới. Trên
thực tế, các lớp tiền công vụ này đƣợc tổ chức trong khoảng thời gian khá ngắn
và chỉ mang tính chất giới thiệu, phổ biến các quy định, quy chế trong cơ quan.
Do vậy, học viên không thể lĩnh hội đƣợc khối lƣợng kiến thức lớn trong
khoảng thời gian ngắn nhƣ vậy. Bên cạnh đó, các tài liệu để học viên tham khảo
cũng chƣa đƣợc tổ chức tập trung, khoa học dẫn đến việc tra cứu các tài liệu
này rất khó khăn, khiến cho học viên khó có thể tự nghiên cứu khi về nhà.
Đối với các cán bộ đang công tác tại các CQNN, thỉnh thoảng đƣợc cơ

quan cử đi tham gia các khóa đào tạo ngắn ngày để nâng cao nghiệp vụ. Tuy
nhiên, việc tham gia các lớp học này cũng không dễ dàng do các cán bộ phải thu
xếp công việc để có thể đi học đầy đủ.
Ngoài ra, sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT trong hơn một thập kỷ vừa
qua đòi hỏi cán bộ thời đại mới phải có những kỹ năng nhất định về việc ứng
dụng CNTT vào công việc hàng ngày. Tuy nhiên, việc trang bị cho đội ngũ cán
bộ của các CQNN những kiến thức về CNTT vẫn còn bị bỏ ngỏ do việc tổ chức
các lớp học tin học văn phòng cho tất cả cán bộ công chức là khó khả thi vì các
vấn đề về thời gian, tài chính …Do đó, trình độ về CNTT của đội ngũ cán bộ
hiện nay còn ở mức trung bình thấp. Điều này gây cản trở rất lớn cho công việc
hàng ngày. Trong bối cảnh các CQNN đang quyết tâm đẩy mạnh việc xây dựng
các hệ thống CNTT phục vụ công tác, nâng cao hiệu suất làm việc, đơn giản hóa
thủ tục hành chính, thì việc trang bị những kiến thức cơ bản về sử dụng máy
tính, các thiết bị điện tử, các công cụ và các phần mềm để đáp ứng đƣợc công
việc chuyên môn là hết sức cấp thiết.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu đào tạo của cán bộ các CQNN là rất
lớn, từ đào tạo nghiệp vụ cho đến đào tạo những kỹ năng về tin học văn phòng,
tin học phổ thông. Tuy nhiên, việc cử các cán bộ đi học tất cả những kiến thức
trên là kém khả thi do không có đủ các điều kiện về mặt tài chính, thời gian và
yêu cầu công việc.


7
1.1.3. Sự cần thiết phải trang bị hệ thống E-Learning trong CQNN
Theo phân tích ở trên, phƣơng pháp học tập truyền thống đối với cán bộ
CQNN thể hiện những điểm hạn chế nhƣ sau:
-Thời gian tổ chức lớp học không linh hoạt. Học viên phải đến lớp nghe
giảng do vậy không chủ động đƣợc thời gian và địa điểm học tập. Điều
này cản trở việc cập nhật kiến thức công nghệ mới cho các đối tƣợng là
cán bộ đi làm, đặc biệt là các cán bộ phải đi công tác thƣờng xuyên.


-Trình độ của các học viên trong lớp là khác nhau và mối quan tâm về
nội dung giảng dạy của mỗi học viên là khác nhau. Phƣơng pháp học
tập truyền thống không cho phép học viên đƣợc lựa chọn nội dung
phù hợp với mình dẫn đến học viên phải học tất cả mọi thứ mà giảng
viên dạy trong khi học viên đã quá quen thuộc với kiến thức này.
-Nội dung giảng dạy của một lớp không thể tái sử dụng cho các lớp
tiếp theo. Mặc dù số lƣợng cán bộ cần đƣợc đào tạo là rất lớn, song
mỗi lớp học chỉ có thể phục vụ cho khoảng 30 cán bộ. Cùng một nội
dung giảng dạy, nếu ta phải đào tạo cho khoảng 100 cán bộ, thì ta phải
tổ chức ít nhất là 3 lớp học. Điều này dẫn đến sự tốn kém về mặt tiền
bạc, thời gian và sức lực của rất nhiều ngƣời.
-Chi phí dành cho việc tổ chức các lớp học theo cách truyền thống là
khá tốn kém.
Do đó, việc đổi mới phƣơng pháp học tập trong CQNN là vô cùng cần
thiết. Với những ƣu điểm của mình, phƣơng pháp đào tạo trực tuyến E-Learning
tỏ ra là giải pháp phù hợp nhất đối với vấn đề đào tạo hiện nay tại các CQNN.
Với những thế mạnh về sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tái sử dụng tri thức,
giải pháp E-Learning gần nhƣ giải quyết phần lớn những hạn chế của phƣơng
pháp đào tạo truyền thống nhƣ hiện nay. Giải pháp E-Learning vừa cho phép
ngƣời học chủ động thời gian, địa điểm và nội dung khóa học, đồng thời giảm
thiểu chi phí dành cho phƣơng pháp đào tạo truyền thống nhƣ tổ chức lớp học,
thuê giáo viên, …
1.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.2.1. Những vấn đề cần giải quyết
Nhu cầu thực tiễn về việc xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến trong
CQNN đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có một giải pháp tổng thể từ lựa chọn


8

công nghệ, thiết kế hệ thống cho đến hình thức triển khai… để xây dựng hệ
thống E-Learning phù hợp với môi trƣờng của CQNN. Để giải quyết vấn đề
này, ta cần phải trả lời cho các câu hỏi sau:
-Thứ nhất, hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới có rất nhiều công nghệ
E-Learning hiện đại, cho phép ngƣời sử dụng có quyền lựa chọn rất
phong phú. Vậy, công nghệ nào phù hợp với đối tƣợng CQNN? Những
yêu cầu của CQNN đối với nền tảng công nghệ E-Learning là gì?
-Thứ hai, công nghệ E-Learning không phải là một công nghệ mới đối
với Việt Nam mà nó đã đƣợc ứng dụng từ rất lâu trong công tác đào
tạo, giảng dạy tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học, tiểu học,
doanh nghiệp. Tuy nhiên, công nghệ E-Learning vẫn còn rất xa lạ đối
với các CQNN. Lý do và phƣơng pháp khắc phục vấn đề trên cũng cần
phải đƣợc xem xét kỹ lƣỡng.
-Thứ ba, đối tƣợng CQNN có những yêu cầu chuyên biệt đối với hệ
thống đào tạo trực tuyến. Vậy khả năng đáp ứng của công nghệ ELearning đối với các yêu cầu đó đến đâu? Khả năng tùy biến của hệ
thống cũng là vấn đề phải nghiên cứu kỹ.

1.2.2. Mục tiêu của đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn này, đề tài sẽ tập trung giải quyết 03 nội
dung quan trọng sau:
1/ Đề xuất một giải pháp tổng thể toàn diện để xây dựng hệ thống đào tạo
trực tuyến E-Learning trong CQNN, bao gồm: yêu cầu về kỹ thuật công
nghệ, yêu cầu về chức năng hệ thống, yêu cầu về cơ chế chính sách vận hành
hệ thống, giải pháp về nhân lực triển khai, kế hoạch triển khai và quản lý rủi
ro khi triển khai hệ thống.
2/ Đề xuất cải tiến một số chức năng trên hệ thống Moodle cho phù hợp với
yêu cầu của CQNN.
3/ Cung cấp một công cụ hỗ trợ soạn câu hỏi nhanh chóng trên hệ thống
Moodle.



9

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ELEARNING TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CQNN
2.1. CÔNG NGHỆ E-LEARNING
Hình thức đào tạo từ xa đã đƣợc triển khai từ nhiều năm nay qua các
phƣơng tiện khác nhau nhƣ học qua radio, qua phân phát băng hình, đĩa
CD/VCD/DVD cho học viên hoặc qua các hình thức truyền hình, vv, nhƣng từ
khi có Internet thì phƣơng tiện chủ yếu đƣợc áp dụng trong đào tạo từ xa là
thông qua môi trƣờng mạng Internet chuyển tải nội dung dƣới dạng văn bản, âm
thanh, hình ảnh, video, mô phỏng và các phần mềm hỗ trợ trên nền Web (web
based learning). Cách học này đƣợc gọi là E-Learning. Từ khi xuất hiện vào
cuối những năm 90 của thế kỷ 20, E-Learning đã mở ra những kỳ vọng lớn về
những thay đổi có tính chất cách mạng trong giáo dục. Nhiều công ty, trƣờng
đại học và nhà đầu tƣ mạo hiểm đã đầu tƣ nhiều tỷ USD vào E-Learning để xây
dựng các hệ thống quản lý học tập (LMS) và quản lý nội dung (LCMS).
2.1.1. E-Learning là gì
Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về E-Learning, tùy theo hình thức triển
khai, nhƣng nhìn chung E-Learning có các đặc điểm chung sau:
o E-Learning đƣợc xây dựng và phát triển dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông nhƣ: công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô
phỏng, công nghệ tính toán, vv.
o Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với cách học truyền thống nếu ELearning có tính tƣơng tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho
ngƣời học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng nhƣ đƣa ra nội dung
học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng ngƣời.
2.1.2. Các kiểu học tập điện tử
Về cơ bản, có hai cách thức phân phối hay truyền đạt học tập điện tử: đồng
bộ và bất đồng bộ.
o Đồng bộ hiểu theo sát nghĩa là "cùng lúc", hàm ý sự tƣơng tác giữa
ngƣời hƣớng dẫn và ngƣời học theo thời gian thực.

o Bất đồng bộ, có nghĩa "không cùng lúc", cho phép ngƣời học thực hiện
theo tiến bộvà lịch biểu riêng, không có sự tƣơng tác trực tiếp giữa
ngƣời học và ngƣời hƣớng dẫn.


10
Từ đó hình thức bài giảng cũng nhƣ công cụ hỗ trợ cũng có khác nhau, tạm
thời đƣợc chia làm 3 nhóm nhƣ sau:
o Tự học: với cách tự học, học viên có thể sử dụng những cách sau:
 CBT (Computer Based Training): là phƣơng pháp sử dụng đĩa
CDROM để lƣu bài giảng, ngƣời học tự sử dụng trên máy tính của
mình, giao diện ngƣời học là đồ họa, có âm thanh và hình ảnh
đƣợc trình bày rất sinh động để mô phỏng bài giảng
 WBT(Web Based Training):: cũng gần giống nhƣ hình thức
CBT nhƣng học viên sử dụng môi trƣờng mạng Internet, do đó
phần nào hạn chế về tốc độ nên trong nội dung sử dụng hạn chế
hơn các ứng dụng đa phƣơng tiện. Tuy nhiên, với sự gia tăng tốc
độ đƣờng truyền và kỹ thuật nén, hình thức này sẽ hoàn thiện hơn
và có các tính năng của hình thức CBT.
 Web lecture: đây là dạng đơn giản nhất của CBT, nội dung chỉ
gồm những trang trình chiếu (kiểu Power Point hay Freelance) kết
hợp với tiếng nói.
 E-book: đây là sách học đƣợc đƣa lên mạng, hầu nhƣ không
có âm thanh và hình ảnh nhƣng nó đƣợc cấu trúc rất tốt giúp
ngƣời đọc tìm các chƣơng mục, chỉ dẫn rất nhanh.
 EPSS (Electronic Performance Support Systems): các hệ thống
hỗ
trợ sự trình diễn điện tử): đƣợc sử dụng để dạy cách sử dụng các
chƣơng trình máy tính, mô phỏng các ứng dụng
o Tƣơng tác gián tiếp: hình thức này đã có sự trao đổi thông tin giữa

các học viên với nhau và với giáo viên, nhƣng không đồng thời. Hệ
thống cho phép gửi các câu hỏi, trả lời, các ý kiến... thông qua các
phƣơng tiện nhƣ email, forum, chatroom...
o Giảng dạy trực tuyến: trong hình thức này học viên và giáo viên cùng
truy cập đồng thời vào lớp học ảo, họ có thể chia sẻ các ý kiến với nhau
thông qua các phƣơng tiện nhƣ bàn phím (chat), nói chuyện và thậm chí
cả nhìn thấy nhau trong khi trao đổi. Giáo viên có thể trực tiếp hƣớng
dẫn cho học viên, các hình thức nhƣ viết trên bảng, chia sẻ ứng dụng
phần mềm, giơ tay xin phát biểu... trong hình thức học truyền thống đều
đƣợc sử dụng và phát huy. Tuy nhiên đây là hình thức tƣơng đối đắt
tiền.


11
Học tập điện tử bất đồng bộ phổ biến hơn dạng đồng bộ vì nó đáp ứng việc
học theo yêu cầu và vào lúc thích hợp với ngƣời học. Ƣu điểm là ngƣời học
không bị ràng buộc theo chƣơng trình định trƣớc của ngƣời hƣớng dẫn, tuy
nhiên việc tƣơng tác không theo thời gian thực (việc liên lạc có thể thực hiện
qua e-mail và các diễn đàn trực tuyến) và khó đảm bảo tinh thần học tập tích
cực. Hiện đa phần các chƣơng trình đào tạo trực tuyến đều thuộc dạng bất đồng
bộ.
2.1.3. Các thành phần của E-Learning

Hình 2.1: Các thành phần của ELearning Các bộ phận cấu thành E-Learning gồm có:
- Tri thức:
 Tổ chức nội dung: xác định các mục tiêu và nội dung học, thiết
kế giáo trình.

-


 Công cụ soạn bài giảng để chuyển tài liệu truyền thống sang
định dạng theo chuẩn E-Learning.
Công nghệ:
 Hệ thống quản lý học tập.


Hạ tầng công nghệ thông tin

- Môi trƣờng tổ chức: tổ chức học tập của cơ quan, công ty gồm ngƣời
quản trị hệ thống; ngƣời quản lý khóa học; ngƣời quản lý dạy và học;
chuyên gia lĩnh vực; ngƣời làm phần mềm nội dung; trợ giáo, thầy kèm.


12
2.1.4. Kiến trúc hệ thống E-Learning

Hình 2.2: Kiến trúc hệ thống E-Learning
Học tập điện tử chủ yếu đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng Internet
thông qua World Wide Web (WWW). Hệ thống E-Learning đƣợc tích hợp vào
portal của tổ chức/doanh nghiệp. Nhƣ vậy hệ thống E-Learning sẽ phải tƣơng
tác tốt với các hệ thống khác trong trƣờng học nhƣ hệ thống quản lý sinh viên,
hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy…cũng nhƣ các hệ thống của doanh
nghiệp nhƣ là ERP, HR…
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System) là một thành
phần rất quan trọng của hệ thống E-Learning, gồm nhiều module khác nhau,
giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết
các điểm mạnh của mạng Internet.
Một phần rất quan trọng khác là các công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng
ta có 2 cách tạo nội dung là trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và
offline (ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống nhƣ

hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management
System) cho phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài
giảng (authoring tools) giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của
mình và soạn bài giảng. Với những nƣớc và khu vực mà cơ sở hạ tầng


13
mạng chƣa tốt thì việc dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp
lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thƣờng cho phép kết hợp giữa soạn bài
giảng online và offline.
Với các tổ chức có quy mô lớn cần phải quản lý kho bài giảng lớn thì phải
tính đến giải pháp kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lƣu
trữ, quản lý thông tin về các bài giảng (thƣờng dùng các chuẩn về metadata của
IEEE,IMS, và SCORM).
Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ
thống E-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng
sẽ hiểu nhau và tƣơng tác đƣợc với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả. Chuẩn và
đặc tả E-Learning cũng đang phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho các công
ty/tổ chức tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm E-Learning, và ngƣời dùng có rất
nhiều sự lựa chọn.
2.1.5. Đánh giá một số sản phẩm E-Learning

Việt Nam, phong trào E-Learning thực chất đã nhen nhóm từ những năm
90 với hàng loạt phần mềm hỗ trợ đào tạo do các công ty tin học sản xuất. Đến
nay, E-Learning vẫn là một thị trƣờng màu mỡ để các công ty tiếp tục đầu tƣ.
Các công ty lớn cung cấp những giải pháp E-Learning hoàn chỉnh và chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, đây là các giải pháp đóng gói của công ty. Do vậy, ngƣời sử
dụng rất khó can thiệp vào mã nguồn để sửa đổi theo nhu cầu. Việc mở rộng các
khóa học cũng không dễ dàng trên hệ thống phần mềm đóng gói.
Trên thế giới, thị trƣờng E-Learning cũng rất phong phú, kể cả các giải

pháp đóng gói lẫn những sản phẩm E-Learning mã nguồn mở, cho ngƣời dùng
rất nhiều lựa chọn. Nổi tiếng trong lĩnh vực này có các sản phẩm nhƣ Moodle,
Sakai, Blackboard, Microsoft, … Dƣới đây, so sánh sơ bộ 2 sản phẩm nổi tiếng
trong thị trƣờng E-Learning, Moodle đại diện cho dòng sản phẩm mã nguồn mở
và Blackboard đại diện cho sản phẩm E-Learning thƣơng mại[7][8].
Bảng so sánh sản phẩm Blackboard và Moodle
Blackboard
o
o
o

Là sản phẩm thƣơng mại
Hệ thống rất có lợi cho học viên
học tập
Phần mềm khó tìm hiểu và can


14
thiệp, khó tùy biến.
o
Chi phí triển khai, sử dụng,
bảo trì cao.

mở nên dễ cài đặt, can thiệp để
customize theo nhu cầu
o Chi phí triển khai, sử dụng, bảo
trì
thấp.
o Moodle đặc biệt có sự hỗ trợ của
cả một cộng đồng đông đảo.


2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ĐỂ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG ELEARNING TRONG CQNN
2.2.1. Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức
2.2.1.1. Điểm mạnh
o
Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và các CQNN đều nhận thức rõ vai trò
quan trọng trong việc đào tạo kiến thức và kỹ năng làm việc cho cán bộ,
công chức của các CQNN.
o
Trong những năm vừa qua, tất cả các Bộ, Ban, Ngành và các cơ quan
ngang Bộ đều đầu tƣ mạnh mẽ vào việc trang bị cơ sở hạ tầng CNTT. Đây
là tiền đề quan trọng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu để triển khai hệ thống
E-Learning.
o
Đội ngũ cán bộ, công chức của các CQNN đang đƣợc trẻ hóa. Các
cán bộ trẻ là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với môi trƣờng công nghệ
cao, sẽ là lực lƣợng tiên phong nòng cốt trong việc tiếp thu và đƣa hệ thống
E-Learning vào hoạt động hiệu quả tại cơ quan.
o
Tất cả các CQNN đều có đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT, đủ
khả năng làm chủ về mặt kỹ thuật và hỗ trợ vận hành hệ thống.
2.2.1.2. Điểm yếu
o
Mặc dù tiêu chuẩn về kiến thức CNTT, tin học văn phòng đƣợc coi là
điều kiện bắt buộc đối với cán bộ đƣợc tuyển dụng, nhƣng những tiêu
chuẩn này đôi khi còn mang tính hình thức. Các cán bộ lớn tuổi đƣợc tuyển
dụng từ những năm trƣớc thì gần nhƣ kiến thức về kỹ năng làm việc trong
môi trƣờng công nghệ cao là bằng không. Do vậy, việc chuyển đổi hình
thức học tập từ truyền thống sang trực tuyến cũng gặp nhiều khó khăn.



15
o
Công tác đào tạo kiến thức CNTT trong CQNN còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là về chất lƣợng đào tạo và tính tích cực của học viên.
o

Mặt bằng trình độ kiến thức CNTT của cán bộ không đồng đều.

2.2.1.3. Cơ hội
o
Môi trƣờng làm việc hiện đại, năng động đòi hỏi cán bộ, công chức
CQNN phải tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc.
o
Ứng dụng E-Learning trong công tác đào tạo đƣợc xác định một
trong những nhiệm vụ quan trọng Kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT
Quốc gia.
o
Kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực E-Learning phát triển giúp khắc
phục đƣợc những nhƣợc điểm của E-Learning với phƣơng pháp đào tạo
truyền thống.
o
Chất lƣợng dịch vụ Internet ngày càng tăng cùng với sự phổ biến của
máy tính cá nhân tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho mọi đối tƣợng học
viên có thể tham gia khóa học.
2.2.1.4. Thách thức
o
Thu hút đƣợc sự tham gia tích cực, chủ động của cán bộ, công chức
CQNN.
o

Giải quyết đƣợc những rào cản về nhận thức, thói quen và các cơ chế
phối hợp trong tổ chức thực hiện.
o
Cung cấp các điều kiện tốt (bài giảng, tiện ích, …) giúp học viên có
thể dễ dàng tham gia các khóa học và đạt kết quả.
2.2.2. Tính khả tri trong triển khai E-Learning
Căn cứ vào những đánh giá ở trên, có thể khẳng định đây là thời điểm thích
hợp để triển khai hình thức đào tạo E-Learning trong CQNN do đã hội tụ đƣợc
các điều kiện cơ bản, thiết yếu. Cụ thể là:
o

Sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao nhất.

o

Các căn cứ pháp lý [1], [2], [3], [4], [5], [6].

o

Năng lực của đơn vị chuyên trách về CNTT.

o
[6]

Đào tạo nâng cao trình độ là một nhiệm vụ quan trọng của các CQNN

o

Nhu cầu đào tạo của cán bộ.



o

Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ đủ đáp ứng.


16
o

Công nghệ E-Learning đa dạng, sẵn sàng để sử dụng.


17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ E-LEARNING TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
TẠI CQNN
3.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG E-LEARNING TRONG CQNN
3.1.1. Phân tích sự khác biệt giữa các hệ thống đào tạo trong trƣờng
học, doanh nghiệp và CQNN hiện nay
Mô hình đào tạo ở mỗi một môi trƣờng khác nhau sẽ mang những đặc
điểm khác nhau, mang đặc trƣng của môi trƣờng sử dụng. Giữa trƣờng học,
doanh nghiệp và CQNN có những khác biệt rất lớn về mô hình đào tạo, từ quy
trình, cơ chế, chính sách cho đến nhân lực và đối tƣợng tham gia học tập.


Nhà trƣờng

Nhà trư


Quy

v

trìn
h

Sin

đào
tạo

S

Đạt

Chứng


tả
quy
trìn
h

Bƣớc 1: Nhà trƣờng quy
định môn học, tổ chức
lớp học và phân công
giáo viên giảng dạy.
Bƣớc 2: Sinh viên tham
gia học tập trên lớp.

Bƣớc 3: Hết học kỳ, nhà


trƣờng tổ chức thi, sinh
viên bắt buộc phải tham
gia thi.
Bƣớc 4: Sinh viên thi
không đỗ sẽ phải thi lại
hoặc học lại.
Bƣớc 5: Nếu sinh viên
không hoàn thành
học
chứng
hoặc buộc thôi học

sẽ


19


chế,
chín
h
sách
đào
tạo

- Sinh
phải theo học đầy đủ

các môn học do nhà
trƣờng quy định.
- Tham gia đầy đủ các
buổi học, các kỳ thi
theo quy định.
- Chƣơng trình học do
nhà trƣờng quy định.
- Nếu sinh viên
hoàn
trình
đƣợc


hoặc bị buộc thôi học.

Nhâ
n
lực
phụ
c vụ
côn
g
tác
đào
tạo
Hệ
thốn
g bổ
trợ
cho

côn
g
tác
đào
tạo

- Giáo viên của trƣờng
Bộ phận quản lý đào
tạo

-

Hệ thống E-Learning,
giáo viên dạy trên lớp
và học viên sử dụng
hệ thống E-Learning
để tự học ở nhà

Kết luận:
- Công tác đào tạo có sự khác biệt lớn giữa các môi trƣờng nhà trƣờng,
doanh nghiệp và CQNN. Do đó, mỗi đối tƣợng cần phải có một hệ thống
E-Learning đƣợc thiết kế mang những đặc trƣng riêng, chế độ chính sách
vận hành riêng phù hợp với yêu cầu thực tế.


21
3.1.2. Yêu cầu chuyên biệt đối với hệ thống E-Learning của CQNN
Trên cơ sở phân tích về các điểm khác biệt trong công tác đào tạo trong
CQNN, hệ thống E-Learning của CQNN phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hệ thống chạy trên nền Web, theo mô hình client/server để có thể truy

cập từ mọi nơi trên thế giới mà không cần phải cài đặt phức tạp.
- Hệ thống chạy ổn định 24/24 để đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của
tất cả các học viên tại bất kỳ địa điểm và thời gian nào.
- Phải có khả năng hỗ trợ mô phỏng các phần mềm ứng dụng Desktop
đến các ứng dụng Web, cho phép ngƣời học có thể thực hành thao tác trên
các hệ thống mô phỏng giống hệt nhƣ đang dùng hệ thống thực mà không
can thiệp đến CSDL của hệ thống thực.
- Hệ thống có giao diện thân thiện, dễ sử dụng với ngƣời học, dễ quản
trị, tùy biến, duy trì đối với ngƣời quản trị hệ thống.
- Các khóa học của hệ thống phải bám sát yêu cầu thực tế công việc tại
cơ quan nhƣ: tin học văn phòng, vận hành các ứng dụng nghiệp vụ, ngoại
ngữ... để phục vụ công việc chuyên môn.
- Chi phí đầu tƣ vào phần cứng, phần mềm thấp, tập trung đầu tƣ nội
dung các khóa học cho cán bộ, công chức.
- Các chức năng của hệ thống phải đƣợc thiết kế sao cho phù hợp với
quy trình đào tạo của CQNN.
3.1.3. Lựa chọn công nghệ
Từ những đánh giá, nhận định về các phần mềm E-Learning trên thế giới
và của Việt Nam cộng thêm những yêu cầu chuyên biệt của CQNN và việc
khuyến khích sử dụng mã nguồn mở trong CQNN, thấy rằng sản phẩm Moodle
là phù hợp nhất với nhu cầu của CQNN. Những tiêu chí quan trọng để lựa chọn
sản phẩm Moodle bao gồm:
- Moodle là sản phẩm mã nguồn mở do vậy chi phí đầu tƣ vào phần
mềm và cài đặt hệ thống là rất thấp so với các sản phẩm đóng gói khác.
- Moodle đƣợc cộng đồng hỗ trợ rất lớn nên ngƣời quản trị dễ dàng cài
đặt, tùy biến và vận hành hệ thống.
- Moodle hỗ trợ tất cả các bài giảng điện tử đƣợc đóng gói theo chuẩn
E-Learning quốc tế (chuẩn SCORM, IMS). Do vậy, giảng viên có thể tùy
ý



22
sử dụng các công cụ hỗ trợ soạn các bài giảng điện tử cho phù hợp với
yêu cầu của tổ chức và trình độ của học viên, đóng gói bài giảng theo
chuẩn SCORM và đƣa lên hệ thống một cách dễ dàng.
3.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
3.2.1. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng
Các trang thiết bị phần cứng cần trang bị cho một hệ thống E-Learning bao
gồm:
o Hệ thống máy chủ: Phục vụ cho việc lƣu trữ và quản lý các tài
nguyên một cách tập trung, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ
thống. Trong
hệ thống E-Learning, ta cần xây dựng hệ thống máy chủ đủ mạnh để đảm
bảo sự ổn định và hiệu năng của hệ thống.
o Hệ thống máy trạm: Là công cụ cho các nhà phát triển nội dung, các
nhà quản lý... truy cập vào hệ thống. Ngoài ra nếu có thể ta cần trang bị
các phòng máy tính phục vụ học viên, các máy tính có kết nối mạng ở nhà
các giáo viên.
o Hệ thống mạng:
 LAN: Máy chủ E-Learning và các máy tính trong nội bộ cơ
quan phải đƣợc kết nối với nhau thông qua hệ thống mạng LAN tốc
độ cao nhằm tạo điều kiện làm việc và học tập thuận lợi nhất.
 Mạng ra bên ngoài (internet): Máy chủ E-Learning cũng cần
phải có thể truy cập đƣợc từ bên ngoài nhằm làm cho các học viên
có thể học đƣợc ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào.


×