Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Trình Phân Tích Dư Lượng Luralin Trong Sản Phẩm Thủy Sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

VÕ PHƯỚC THỌ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG
TRIFLURALIN TRONG SẢN PHẨM THỦY SẢN (CÁ TRA PANGASIUS HYPOPHTHALMUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này cùng với sự cố gắn của tôi là sự giúp đỡ
hết lòng của thầy cô và bè bạn. Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Quý thầy cô của bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản, khoa Thủy
Sản, trường Đại Học Cần Thơ đã cho tôi những kiến thức quý giá và tạo điều
kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thầy Vương Thanh Tùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi những lúc
gặp khó khăn trong khi hoàn thành đề tài luận văn này.
Anh Nguyễn Thanh Phong đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tại
phòng thí nghiệm, cho tôi những ý kiến quý giá và những lời khuyên hữu ích.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các ban của tôi đã động viên và
ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.

Cần Thơ, ngày

tháng



Võ Phước Thọ

i

năm


TÓM LƯỢC
Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay, việc nuôi và chế biến thủy sản xuất
khẩu đặc biệt là cá tra và tôm đã trở nên phổ biến và nó được xem là nghề mang
lại thu nhập cao cho người nuôi cũng như các công ty chế biến thủy sản, tuy
nhiên trong nhiều năm qua ngành này cũng đã đem lại nhiều rủi ro cũng như gây
nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nước nhà nói chung, các người nuôi
và các công ty chế biến thủy sản nói riêng. Việc xuất khẩu thủy sản nước ta đang
phải đối mặt với một vấn đề khó khăn rất lớn, đó là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong thủy sản và sản phẩm thủy sản.
Thuốc bảo vệ thực vật tồn tại trong sản phẩm thủy sản rất có hại cho sức
khỏe của con người và nền kinh tế nước nhà. Trong đó triflurain được xem là
một loại thuốc trừ cỏ có hại cho con người và đặc biệt là động vật thủy sản. Vì
vậy việc kiểm tra dư lượng trifluralin trong sản phẩm thủy sản là mmotj yêu cầu
cấp thiết hiện nay nhằm để đảm bảo yêu cầu chất lượng thủy sản xuất khẩu.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích dư lượng
Trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra - Pangasius
hypophthalmus) bằng phương pháp sắc ký” đã được thực hiện với mục
đích tìm ra một quy trình phân tích trifluralin trong sản phẩm thủy sản thích hợp
nhất. Đề tài được thực hiện với các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt độ cột sắc ký trong quy trình phân tích
trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra) bằng phương pháp sắc ký khí (Phân
tích với dung dịch chuẩn trifluralin nồng độ 40 ppb).

Thí nghiệm 2: xác định cột sắc ký trong quy trình phân tích trifluralin
trong sản phẩm thủy sản (cá tra) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC) (phân tích với dung dịch chuẩn trifluralin nồng độ 200 ppb).
Thí nghiệm 3: Xác định quy trình phân tích trifluralin trong sản phẩm thuỷ
sản (cá tra) thông qua việc xác định hoá chất trích ly và phương pháp chạy sắc ký
thích hợp: dư lượng trifluralin trong thủy sản được ly trích bằng các dung dịch
sau: acetonitril : nước (tỉ lệ 2: 1), methanol, ethylacetat, sau khi ly trích bằng các
dung dịch trên, các dịch trích được cô cạn và hoàn lưu lạy bằng 1ml methanol khi
phân tích bằng sắc ký lỏng cao áp (HPLC), 1ml n – hexane khi phân tích bằng
sắc ký khí (GC).
Qua quá trình khảo sát, kết quả quy trình li trích bằng acetonitril : nước (tỉ
lệ 2 : 1) và phân tích bằng máy sắc ký khí (GC) đạt kết quả tốt nhất, cho hiệu suất
thu hồi trung bình là 71.9 % và độ nhiễu nền thấp.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................i
TÓM LƯỢC........................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................vi
CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề:................................................................................................1
1.2. Nội dung đề tài: ........................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................2
1.4. Thời gian thực hiện đề tài: ........................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................4

2.1. Cá tra: .......................................................................................................4
2.1.1. Đặc điểm hình thái .................................................................................4
2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................................4
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng.............................................................................5
2.1.4. Thành phần hoá học của cá tra ...............................................................5
2.2. Giới thiệu về thuốc trừ cỏ trifluralin:.........................................................5
2.2.1. Tên gọi:..................................................................................................6
2.2.2. Tính chất vật lý và hóa học: ...................................................................6
(Theo qppl.quangngai.gov.vn) .........................................................................7
2.2.3. Việc sử dụng Trifluralin:........................................................................7
2.2.4. Độc tính của trifluralin:..........................................................................8
2.2.5. Sự nhiễm độc Trifluralin: .....................................................................10
2.2.6. Nguyên nhân nhiễm trifluralin ở thủy sản (cá tra): ...............................11
2.3. Giới thiệu về phương pháp sắc ký: ..........................................................11
2.3.1. Lịch sử phát triển phương pháp sắc ký: ................................................11
2.3.2. Khái niệm về phương pháp sắc ký:.......................................................12
2.4. Quy trình phân tích: ................................................................................21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................22
3.1. Phương tiện nghiên cứu: .........................................................................22
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu: ...........................................................................22
3.1.2. Nguyên liệu nghiên cứu: ......................................................................22
3.1.3. Thiết bị: ...............................................................................................22
3.1.4. Hóa chất:..............................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................23
3.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định nhiệt độ cột sắc ký trong quy trình phân tích
trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra) bằng phương pháp sắc ký khí. .....23

iii



3.2.2. Thí nghiệm 2: xác định cột sắc ký trong quy trình phân tích trifluralin
trong sản phẩm thủy sản (cá tra) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC)..........................................................................................................25
3.2.3. Thí nghiệm 3: Xác định quy trình phân tích trifluralin trong sản phẩm
thuỷ sản (cá tra) thông qua việc xác định hoá chất trích ly và phương pháp
chạy sắc ký thích hợp:....................................................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................31
4.1. Kết quả thí nghiệm 1: xác định phương pháp phân tích trên thiết bị sắc ký
khí (GC) trong quy trình phân tích trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra)
......................................................................................................................31
4.2. Kết quả thí nghiệm 2: xác định cột sắc ký trong quy trình phân tích
trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra) bằng phương pháp sắc ký lỏng cao
áp...................................................................................................................33
4.3. Kết quả thí nghiệm 3: xác định quy trình phân tích trifluralin trong sản
phẩm thuỷ sản (cá tra) thông qua việc xác định hoá chất trích ly và phương
pháp chạy sắc ký thích hợp: ...........................................................................35
4.3.1.Xây dựng dường chuẩn cho GC và HPLC.............................................35
4.3.2.Cách tính nồng độ trifluralin thật (lượng trifluralin chuẩn vào mẫu), nồng
độ thu hồi, hiệu suất thu hồi và hiệu suất thu hồi trung bình của trifluralin sau
khi ly trích: ....................................................................................................37
4.3.3. Kết quả thí nghiệm 3: xác định quy trình phân tích trifluralin trong sản
phẩm thuỷ sản (cá tra) thông qua việc xác định hoá chất trích ly và phương
pháp chạy sắc ký thích hợp: ...........................................................................39
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................43
5.1. Kết luận ..................................................................................................43
5.2. Kiến nghị ................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................46
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................47
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................49
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................51


iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần hoá học của cá tra.............................................................5
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của cá tra fillet ....................................................5
Bảng 2.3. Độ hòa tan của trifluralin trong các dung môi ở 250C: .........................7
Bảng 2.4. Mức độc hại cấp tính ở một số động vật thủy sản như bảng sau:........10
Bảng 3.1. Chương trình chạy gradient cho cột gemini C18................................26
Bảng 3.2. Chương trình chạy gradient cho cột STR – ODS – II.........................26
Bảng 4.1. Kết quả chạy sắc ký khí với dung dịch chuẩn ở nồng độ 40 ppb theo
các chương trình chạy đẳng nhiệt ở 800C, 1500C, 2000C và chương trình nhiệt độ.
..........................................................................................................................31
Bảng 4.2. Kết quả chạy sắc ký lỏng cao áp với dung dịch chuẩn 200ppb áp dụng
với các cột sắc ký khác nhau. ............................................................................33
Bảng 4.3. Dãy tín hiệu (diện tích peak) của dung dịch chuẩn trifluralin ở các
nồng độ khác nhau ............................................................................................35
Bảng 4.4. Dãy tín hiệu (diện tích peak) của dung dịch chuẩn trifluralin ở các
nồng độ khác nhau ............................................................................................36
Bảng 4.5. Hiệu suất thu hồi trung bình của các phương pháp ly trích phân tích với
sắc ký khí (GC) áp dụng chương trình nhiệt độ. ................................................39
Bảng 4.6. Hiệu suất thu hồi trung bình của các phương pháp ly trích phân tích với
sắc ký lỏng cao áp (HPLC) với cột STR – ODS - II...........................................40

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Cá tra (Pangasius hypophthalmus) .......................................................1

Hình 2.2. Công thức cấu tạo của trifluralin ..........................................................7
Hình 2.3. Hệ thống sắc ký khí (GC) ..................................................................13
Hình 2.4. cấu tạo của đầu dò ECD.....................................................................15
Hình 2.5. Hệ thống sắc ký lỏng cao áp (HPLC) .................................................17
Hình 2.6. quy trình phân tích trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra) ..........21
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1....................................................................24
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2....................................................................26
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3....................................................................29
Hình 4.1. đồ thị biểu thị diện tích peak sắc ký (tín hiệu) của dung dịch chuẩn
trifluralin ở nồng độ 40 ppb chạy bằng sắc ký khí ở các chương trình nhiệt độ cột
khác nhau. .........................................................................................................31
Hình 4.2. đồ thị biểu thị diện tích peak (tín hiệu) của trifluralin khi chạy với các
cột sắc ký lỏng cao áp (HPLC) ở nồng độ 200 ppb. ...........................................34
Hình 4.3. Đồ thị đường chuẩn của trifluralin chạy bằng sắc ký khí (GC) ở các
nồng độ khác nhau.............................................................................................36
Hình 4.4. Đồ thị đường chuẩn của trifluralin chạy bằng sắc ký lỏng cao áp
(HPLC) ở các nồng độ khác nhau. .....................................................................37
Hình 4.5. Đồ thị biểu thị hiệu suất thu hồi của trifluralin áp dụng các phương
pháp ly trích từ mẫu cá tra và phân tích bằng sắc ký khí (GC) và sắc ký lỏng cao
áp (HPLC).........................................................................................................40
Hình 4.6. Sắc đồ của trifluralin khi ly trích bằng methanol và phân tích bằng sắc
ký khí (GC) .......................................................................................................41
Hình 4.7. Sắc đồ của trifluralin khi ly trích bằng dung dịch acetonitril : nước (tỉ lệ
2 : 1) phân tích bằng sắc ký khí (GC) ................................................................42
Hình 5.1. Quy trình phân tích trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra) bằng
sắc ký khí (GC) .................................................................................................44

vi



CÁC TỪ VIẾT TẮT
WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

EU

Liên Minh Châu Âu (European Union)

Nafiqad

Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản

DN

Doanh nghiệp

LD50

Nồng độ gây chết 50% cá thể

ECD

Đầu dò bắt điện tử (electron capture detection)

FID

Đầu dò ion hóa ngọn lửa (flame ionization detector)

GC


Hệ thống sắc ký khí (Gas chromatograph)

HPLC

Hệ thống sắc ký lỏng cao áp (high performent liquid
chrogratomaphy)

UV – VIS

Quang phổ vùng tử ngoại (UV) – vùng khả kiến (VIS)

WHO

Tổ chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization)

vii


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề:
Bước vào sân chơi WTO, ngành thủy sản Việt Nam (cũng như một số
ngành khác như Cà phê, Hạt điều, Gạo…) sẽ còn có nhiều cơ hội để vươn ra
thị trường thế giới, góp phần đẩy nền kinh tế đi nhanh như dự kiến nhưng có
phải chúng ta đã quá chủ quan trong khâu quản lý từ nhà sản xuất (công ty)
trong nước đến những cơ quan chức năng về thương mại, kiểm dịch…tự mình

đánh mất giá trị của thương hiệu khi bị từ chối và có thể bị cấm nhập khẩu như
trường hợp một số hàng thủy hải sản của Trung quốc khi xuất khẩu sang Hoa
Kỳ. Người dân các nước tiên tiến đều được cảnh báo nguy cơ phơi nhiễm hóa
chất độc hại trong lương thực, có thể từ các mặt hàng thủy sản nuôi trồng
(Tôm, Lươn, Cá Basa…) như Chloramphinecol, Nitrofuran, thuốc bảo vệ thực
vật... sang cơ thể con người ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn nhiễm, mất
khả năng kháng thuốc khi tích tụ lâu ngày và có khả năng gây đột biến, rối
loạn nội tiết. Trong đó trifuralin là một loại thuốc trừ cỏ dể bị nhiễm vào thủy
sản trong suốt quá trình nuôi, nó được xem như một chất độc gây phá vỡ hệ
nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và đặc biệt nó bị nghi ngờ là chất
gây ung thư.
Theo Nafiqad, trong năm 2009, Hoa Kỳ và EU đã cảnh báo một số lô
hàng cá tra xuất khẩu của VN do phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Trifluralin. Nafiqad đã có đề xuất với bộ một số giải pháp nhằm giảm thiểu dư
lượng Trifluralin trong sản phẩm nông lâm thủy sản, đồng thời khuyến cáo các
DN chế biến cá tra chủ động thực hiện kiểm soát dư lượng Trifluralin trong cá
tra nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến xuất khẩu.
Mấy năm gần đây (cuối năm 2004) thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị
trả về do bị phát hiện hóa chất độc hại, thời gian gần đây nhất theo phản ánh
của một số DN (doanh nghiệp) chế biến thủy sản, kết quả tự kiểm tra dư lượng
Trifluralin trong cá tra nguyên liệu của DN cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm
Trifluralin khá cao, từ 25-30% tổng số mẫu kiểm tra. Bên cạnh đó, một số nhà
nhập khẩu nước ngoài cũng đề nghị áp dụng ngay các biện pháp kiểm soát
Trifluralin trong sản xuất kinh doanh cá tra nhằm ngăn ngừa các phản ánh tiêu
cực từ phía thị trường nhập khẩu và ảnh hưởng xấu tới ngành sản xuất cá tra
VN.
Ngày 15/03/2010 vừa qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản (NAFIQAD) đã có buối làm việc với Cục Y dược và Thực phẩm Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy
GVHD: Vương Thanh Tùng


1

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

sản, phía Nhật đã yêu cầu Việt Nam hợp tác kiểm tra, thanh tra về hệ thống
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của Việt Nam từ ngày 14 – 19/3,
trong đó tập trung đánh giá về hoạt động quản lý phân phối thuốc thú y và
kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản của Việt Nam
xuất khẩu vào Nhật Bản. Nhật Bản bắt đầu áp dụng chế độ kiểm tra tăng
cường theo mức kiểm 30% số lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam cho chỉ
tiêu Trifluralin và trong vòng 30 lô tiếp nếu có 1 lô không đạt sẽ bị chuyển
thành chế độ đặc biệt kiểm 100% lô hàng.
Vì vậy việc xác định dư lượng trifluralin trong sản phẩm thủy sản là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay để dảm bảo yêu cầu chất lượng thủy sản xuất
khẩu. Vì vậy đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích dư
lượng Trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá tra - Pangasius
hypophthalmus) bằng phương pháp sắc ký” do sinh viên Võ Phước Thọ
thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Vương Thanh Tùng nhằm mục đích tìm
ra một quy trình phân tích trifluralin thích hợp nhất để phân tích trifluralin
trong sản phẩm thủy sản (cá tra).
1.2. Nội dung đề tài:
- Nghiên cứu quy trình trích ly Trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá
Tra).
- So sánh hai phương pháp sắc ký (sắc ký lỏng và sắc ký khí) thông qua
hiều suất thu hồi của phương quy trình phân tích chất cần phân tích của hai

phương pháp sắc ký (sắc ký lỏng cao áp và sắc ký khí) từ đó xây dựng quy
trình phân tích thuốc trừ cỏ Trifluralin trong sản phẩm thủy sản (cá Tra) phù
hợp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu tìm ra một quy trình phân tích thuốc trừ cỏ
Trifluralin phù hợp bằng phương pháp săc ký.
1.4. Thời gian thực hiện đề tài:
Thời gian thực hiện đề tài: 15 tuần
Chuẩn bị: 3 tuần
− Nhận đề tài.
− Sưu tầm tài liệu
b. Thực tập tại phòng thí nghiệm và viết bài báo cáo: trong 12 tuần
GVHD: Vương Thanh Tùng

2

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

− Nghiên cứu các tài liệu có liên quan
− Thực tập tại phòng thí nghiệm
− Xử lý kết quả.
Viết bài báo cáo (4 tuần)

GVHD: Vương Thanh Tùng


3

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cá tra:
Cá tra có tên
khoa học là Pangasius
hypophthalmus, thuộc
giống pangasius, họ
pangasidae,
ngành
chordata. Cá tra phân
bố nhiều ở lưu vực sông
Mê Kông thuộc các
nước Lào, Campuchia,
Thái Lan và việt Nam.
Hình 2.1. Cá tra (Pangasius hypophthalmus)
Khi đến tuổi trưởng
thành cá tra di cư ngược sông Mê Kông đến bãy đẻ tự nhiên ở Tarên thượng
nguồn sông Mê Kông để sinh sản.
2.1.1. Đặc điểm hình thái
Cá hình thoi, thân dài, dẹp bên, chiều dài gấp bốn lần chiều rộng. Cá tra
không có vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng có hai
đôi râu dài. Vây thứ nhất có 5 tia, vây thứ hai là vây mỡ, vây hậu môn có 39

tia.
Cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ
(10 ÷ 14% muối), có thể chịu được nước phèn với pH >= 4 (pH <4 cá bỏ ăn và
bị sốc). Ít chịu được nhiệt độ thấp dưới 15 0C, chịu nóng tới 390C. Cá tra sống
được trong điều kiện thiếu thông thoáng khí, ở nơi chật hẹp,…Do đó, có thể
nuôi cá với mật độ cao, nên cho sản lượng rất lớn.
2.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp, cá con sau khi hết noãn thì thích ăn mồi tươi
sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp. Cá ăn các loại phù du
động vật có kích thước cỡ chúng. Cá lớn thích ăn tạp thiên về động vật và dễ
chuyển đổi các loại thức ăn.
Thành phần thức ăn bao gồm: ấu trùng của côn trùng, côn trùng, các
loại thân mềm, chân bụng, nhuyễn thể, cá con, nòng nọc, các mảng vụng thực
vật, thậm chí trong điều kiện nuôi trong ao còn ăn được nhiều loại thức ăn như
cám, bã đậu,…

GVHD: Vương Thanh Tùng

4

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra là loài cá lớn, dài tối đa 90 ÷ 100 cm, nặng tối đa trên 20 kg. Tuy
nhiên trong tự nhiên đã gặp cỡ cá 18 kg hoặc mẫu cá dài tới 1,8 m. Cá thường

được khai thác nặng khoảng 1 ÷ 1,5 kg. Cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh,
nuôi 6 tháng nặng khoảng 0,5 kg. Sau một năm đạt 1 ÷ 1,5 kg (năm đầu),
những năm sau cá tăng trọng nhanh hơn có khi đạt tới 5 ÷ 6 kg/năm.
2.1.4. Thành phần hoá học của cá tra
Ngoài các thành phần dinh dưỡng như protein, lipid…, cá tra còn có
đầy đủ các axit-amin không thay thế với hàm lượng cao cho nên được cơ thể
hấp thu rất tốt.
Tuy nhiên các thành phần trên thay đổi tuỳ theo giống, điều kiện chăm
sóc, độ tuổi.
Bảng 2.1: Thành phần hoá học của cá tra

Thành phần (%)
Protid
Lipid
Carbohyrate
Khoáng
Nước

Tối thiểu
6,0
0,1

Trung bình
16÷21
0,2÷25
<0,5
1,2÷1,5
66÷81

0,4

28,0

Tối đa
28
67
15
96

(Phạm Thị Cần Thơ, 2003)
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của cá tra fillet

Thành phần
Protid
Lipid
Nước

Tỷ lệ (%)
18÷20
2,65
77÷80
(Lê Minh Kha, 2003)

Với một nguồn dinh dưỡng cao như vậy, cá tra là một nguồn thực phẩm
có giá trị cao và được khắp nơi ưa chuộng.
2.2. Giới thiệu về thuốc trừ cỏ trifluralin:
Trifluralin là một chọn lựa trước gieo hoặc trước khi nảy mầm, được sử
dụng để kiểm soát nhiều loại cỏ và cỏ dại hàng năm cho rất nhiều loại cây
trồng nông nghiệp. Trifluralin là một trong những chất diệt cỏ thuộc nhóm

GVHD: Vương Thanh Tùng


5

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

dinitroanaline, trifluralin ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại do ức chế sự phát
triển gốc thông qua việc gián đoạn các tơ phân bào – giai đoạn tiền phân bào.
Trifluralin lần đầu tiên được đăng ký tại Hoa Kỳ năm 1963. Cấp bằng
sáng chế bởi Eli Lilly, và vẫn còn được sản xuất bởi Dow, trong số 24 nhà sản
xuất. Doanh thu hàng năm trên toàn thế giới vào năm 1998 đã trị giá 300 triệu
USD, và 24.000 tấn đã được sản xuất.
Trifluralin được đăng ký tại hơn 50 quốc gia để sử dụng trên hơn 80
cây, rau quả và cây cảnh. Hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường chủ yếu, trong đó
trifluralin là một trong năm loại thuốc trừ cỏ được bán hàng đầu, và nó cũng
được sử dụng rộng rãi trên bông và các cây trồng khác ở Châu Phi và các nước
đang phát triển khác.
2.2.1. Tên gọi:
Trifluralin có tên là α,α,α-trifluoro-2,6-dinitro-N,N-dipropyl-ptoluidine ngoài ra còn có các tên khác là:
+ L-36352
+ Treflan
+ Triflurex
+ 1,1,1-trifluoro-2,6-dinitro-N,N-dipropyl-p-toluidine (IUPAC)
+ 2,6-dinitro-N,N-dipropyl-4-(trifluoromethyl)benzenamine
Ngoài ra trên trị trường trifluralin có rất nhiều tên thương mại khác
nhau như: Agriflan; Agriflan 24; Crisalin; Digermin; Eloncolan; Ipersan;

Ipifluor; L 36352; Lilly 36,352; Nitran; Nitran K; Olitref; Su Seguro Carpidor;
Sinflouran; Synfloran ;TR-10; Trefanocide; Treflan; Treflan EC; Treflan-R;
Treficon; Trifloran; Trifluraline; Triflurex; Triflurex 48EC; Trikepin; Trim;
Tristar.
Tùy theo nhà sản xuất mà chế phẩm trifluralin có tên thương mại khác
nhau.
2.2.2. Tính chất vật lý và hóa học:
2.2.2.1. Tính chất vật lý:
Công thức phân tử: C13H16F3N3O4

Khối lượng phân tử: 335.3

GVHD: Vương Thanh Tùng

6

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

Cấu trúc:

Hình 2.2. Công thức cấu tạo của trifluralin

Trifluralin là một hóa chất nhân tạo, là chất rắn hay tinh thể màu da
cam hay vàng nhạt, có nhiệt độ sôi khoảng 139 – 140 0C ở điều kiện bình
thường và có nhiệt độ tan chảy ở 46 – 47 0C ở cùng điều kiện.

Trifluralin sẽ bị phân hũy trong ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo,
trifluralin ổn định ở nhiệt độ và áp suất bình thường, nhưng nó có thể gây cháy
nhẹ khi tiếp xúc với nhiệt hoặc ngọn lửa. Nó đặt ra một mối nguy hiểm cháy
nổ với sự có mặt của các chất ôxi hóa mạnh.
2.2.2.2. Tính chất hóa học:
Trifluralin rất dể tan trong dung môi không phân cực và ít phân cực, nó
ít tan trong nước và dể bay hơi trong không khí ẩm. Độ hòa tan của trifluralin
trong các dung dịch khác nhau được thể hiện như trong bảng sau:
0

Bảng 2.3. Độ hòa tan của trifluralin trong các dung môi ở 25 C:

Dung dịch
Độ hòa tan (g/l)
Nước
0,000221
Acetone, chloroform,
acetonitrile,
toluene,
>1000
ethylacetate
Methanol
30 – 40
Hexan
50 – 67
(Theo qppl.quangngai.gov.vn)
2.2.3. Việc sử dụng Trifluralin:
Việc sử dụng trifluralin đang tăng lên nhanh chóng ở Anh. Từ 19961998, sử dụng của nó tăng 57%. Từ 1996-1999, khối lượng trung bình hàng
năm được áp dụng để trừ cỏ là 659.904 kg. Trifluralin là thuốc trừ sâu thứ tám
được sử dụng nhiều nhất trên tất cả các cây trồng nông nghiệp: năm 1998 nó

đã được áp dụng cho 736.886 ha tại Vương quốc Anh.
Nhu cầu ở Mỹ cho thuốc trừ sâu dinitroaniline, chủ yếu là trifluralin.
Tại Mỹ, việc sử dụng các trifluralin trên đậu nành và các tài khoản bông cho
GVHD: Vương Thanh Tùng

7

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

khoảng 75% người sử dụng. Nó là thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất
trên bông ở vùng cao vào năm 1998, nơi nó được áp dụng cho 57% diện tích
được khảo sát. Trifluralin được sử dụng trên lúa mì mùa đông và lúa mạch, hạt
ép dầu, cây cải, cà rốt, rau diếp, củ cải đường, và đậu. Nó cũng được áp dụng
cho hoa, cây cỏ khô, cây trồng trong nhà kín, cây thông, cây thân thảo, trái cây
và rau cải mềm. Ở các nước khác nó được sử dụng trên bông, đậu tương,
hướng dương, cải dầu, cỏ linh lăng, cà chua và cây nho. Trifluralin hầu như
chỉ là một ứng dụng duy nhất trên mặt đất, hoặc được áp dụng điều trị kết hợp.
Ở Việt Nam, Theo kết quả rà soát của Nafiqad, trifluralin là thành phần
có trong 26 sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản trong danh
mục được phép lưu hành tại Việt Nam và vừa qua lại tiếp tục có thêm 5 sản
phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản chứa Trifluralin được bổ
sung vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và nó vẫn được sử dụng
rộng rãi ở Việt Nam. (theo />2.2.4. Độc tính của trifluralin:
Hiện nay, tuy chưa có nguy hiểm cấp tính nào khi sử dụng trifluralin
nhưng trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về độc tính của trifluralin trên

động vật (chuột, thỏ và gà) đã cho thấy việc kéo dài hoặc tiếp xúc lặp đi lặp lại
với trifluralin có thể gây kích ứng da. Nghiên cứu động vật đã cho thấy mức
tiêu thụ của trifluralin ở mức cao trong một thời gian dài có thể gây tổn thương
gan và thận.
2.2.4.1. Độc cấp tính:
Trifluralin được phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là không
trình bày một nguy hiểm cấp tính sử dụng bình thường.
Mặc dù không ghi nhận như là một thuốc trừ cỏ rất độc hại để kiểm tra
trên động vật, độc tính của một số dung môi hòa tan có chứa trifluralin có thể
độc hại hơn cả trifluralin. Vì vậy, trong khi đó liều LD50 (nồng độ gây chết
50% cá thể qua đường miệng) là 10.000 mg / kg (mg / kg) ở chuột, và lớn hơn
2.000 mg / kg cho chó, thỏ, gà. Da nhạy cảm (dị ứng da) có thể xảy ra ở một
số cá nhân tiếp xúc với trifluralin. Qua đường hô hấp có thể gây kích thích
niêm mạc miệng, họng hoặc phổi. Các dung môi trong nhũ tương với
trifluralin có thể gây kích ứng cho da. Hầu hết các trường hợp kết quả nhiễm
độc từ dung môi trong các sản phẩm trifluralin, hơn là từ trifluralin.
Công ty dữ liệu quốc gia cho biết các triệu chứng khi hít phải hơi
trifluralin có thể bao gồm đau đầu, chóng mặt và ngất, nếu ăn phải, có thể gây
buồn nôn, chuột rút và nôn mửa, và nó có thể gây khó chịu cho mắt.
GVHD: Vương Thanh Tùng

8

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ


2.2.4.2. Độc mãn tính:
Kéo dài hoặc tiếp xúc lặp đi lặp lại với trifluralin có thể gây kích ứng
da. Nghiên cứu trên động vật đã cho thấy mức tiêu thụ của trifluralin ở mức
cao trong một thời gian dài có thể gây tổn hại gan và thận.
a. Ung thư: Trifluralin được phân loại của Cơ quan Bảo vệ môi trường
Mỹ (EPA) là nhóm C, có thể con người gây ung thư. Trong một nghiên cứu
hai năm cho thấy trong số những con chuột ăn 325 mg / kg / ngày, các khối u
ác tính phát triển trong thận, bàng quang và tuyến giáp. Vì vậy có thể tăng
nguy cơ gây ung thư cho con người.
b. Hiệu ứng sinh sản: gây chán ăn và giảm cân sau đó sẩy thai đã được
quan sát khi chuột đang mang thai được cho ăn 224 hoặc 500 mg / kg / ngày.
Tổng trọng lượng giảm và có sự gia tăng số lượng các bào thai nhỏ tại 500 mg
/ kg / liều dùng mỗi ngày.
c. Hiêu ứng ảnh hưởng đến hệ nội tiết: Trifluralin là một chất hóa học
phá vỡ nội tiết, theo cả Anh và Cơ quan Quỹ Thiên nhiên và Môi trường Thế
giới (the UK Environment Agency and the World Wide Fund for Nature).
Những hóa chất này có tác dụng bất lợi như hiệu ứng "loạn giới tính" (genderbender) bằng việc can thiệp vào hệ nội tiết của cơ thể (hormones). (theo
www.pan-uk.org).
2.2.4.3 Đối với thủy sản:
Trifluralin có độc tính cao đặc biệt là cá (ôn đới và nhiệt đới) và động
vật không xương sống, đặc biệt rất độc đối với động vật lưỡng cư. Nó có thể
tích lũy dần trong trong thủy sản khi tiếp xúc với nước nhiễm trifluralin ở mức
độ thấp.
a. Ở động vật không xương sống: Trifluralin ức chế sự tăng trưởng của
ấu trùng và ảnh hưởng đến con trưởng thành, ở loài vẹm Mytilus edulis
trifluralin ức chế sự tăng trưởng của ấu trùng ở 90 – 100 μg/l, ảnh hưởng đến
khả năng gắn vào kính ở con trưởng thành. Các LC50 của các con vẹm trưởng
thành là 240 μg/l. ( theo www.ukmarinesac.org.uk)
b. Ở cá: một nghiên cứu trên cá tuế (Cyprinodon variegatus) cho thấy
khi tiếp xúc với 5,5-31 μg/l trong 28 ngày đầu tiên của cá dẫn đến loạn sản

xương cột sống cấp tính mà được cho là một kết quả trực tiếp của các tác động
của trifluralin trên bộ điều khiển kích thích tố của sự trao đổi chất canxi. Wells
Cowan (1982) cũng báo cáo dị tật cột sống ở cá tuế tiếp xúc với 16 μg/l cho 51
ngày. Parrish et al (1978) nghiên cứu trên cá tuế (sheepshead) tiếp xúc với
trifluralin trên một chu kỳ cuộc sống đầy đủ (166 ngày). Tiếp xúc với 17,7
GVHD: Vương Thanh Tùng

9

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

μg/l gây ra tỷ lệ tử vong đáng kể của cá đối với con trưởng thành, trong khi 9,6
và 4,8 μg/l dẫn đến giảm tăng trưởng đáng kể và khả năng sinh sản của cá
trưởng thành. Ngoài ra, giảm đáng kể việc nuôi thành công của phôi sinh ra
bởi cá mẹ và tồn tại và tăng trưởng của cá thế hệ thứ hai đã được quan sát khi
tiếp xúc với 9,6 μg/l. (theo www.ukmarinesac.org.uk)
Bảng 2.4. Mức độc hại cấp tính ở một số động vật thủy sản như bảng sau:

Loài

LC50

Cá hồi (rainbow trout)

41 ppb


Fathead minnow

105 ppb

Cá da trơn (channel catfish)

2.2 ppm

Bluegill sunfish

58 ppb

Cá vược (largemounth bass)

75 ppb

Goldfish

145 bbp

Water flea

0,56 - 0,9 ppm

Stone fly

2,8 ppm

Side swimmer


2,2 ppm
(Theo www.fluordealert.org)

2.2.4.4 Đối với môi trường:
a. Đất: Trifluralin háp phụ mạnh vào đất và gần như không hòa tan vào
nước, hấp phụ mạnh vào đất có chất hữu cơ cao và đất sét nên ảnh hưởng
mạnh đến các sinh vật sống khi tiếp xúc với đất nhiễm trifluralin đặc biệt là
thực vật.
b. Nước: trifluralin hầu như không tan trong nước nhưng bị hấp phụ
vào các chất lơ lửng trong nước nên có thể làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh
hưởng đến các sinh vật sống trong nước như cá, lưỡng cư, động vật thân
mềm...
c. Không khí: trifluralin rất dể bay hơi trong không khí ẩm nên nó có
thể dể dàng đi vào khí quyển và làm ô nhiễm nguồn không khí gây ảnh hưởng
đến môi trường không khí.
2.2.5. Sự nhiễm độc Trifluralin:
Do trifuralin là chất dể bay hơi vào không khí, dể nhiễm vào nước và
hấp phụ mạnh vào tronh dất nên trifuralin có thể nhiễm vào cơ thể thông qua
các cách sau:
GVHD: Vương Thanh Tùng

10

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ


+ Ăn thực phẩm nhiễm Trifluralin.
+ Hít phải không khí có hơi trifluralin khuếch tán vào.
+ Tiếp xúc với thuốc trong thời gian dài.
2.2.6. Nguyên nhân nhiễm trifluralin ở thủy sản (cá tra):
Do Việt Nam là nước nông nghiệp nên người dân nuôi cá còn phụ
thuộc vào tự nhiên như nước nuôi cá phải lấy từ tự nhiên mà không qua kiểm
tra và xử lý, dùng nhiều hóa chất để diệt trong nông nghiệp và nhiễm vào
nguồn nước...vì vậy xác xuất để cá tra nhiễm trifluralin là rất lớn, chủ yếu do
hai nguyên nhân sau:
+ Nhiễm từ môi trường nước: do nước ta hiện nay nuôi cá theo
lối tự phát, nước nuôi cá chủ yếu lấy từ sông nên việc nước nuôi cá nhiễm
thuốc trừ cỏ là có rất có khả năng.
+ Do người nuôi dùng thuốc để diệt rong hoặc xử lý trong ao
nuôi mà vẫn còn dư lượng trong ao nuôi nên gây nhiễm vào cá.
2.3. Giới thiệu về phương pháp sắc ký:
2.3.1. Lịch sử phát triển phương pháp sắc ký:
Nhà thực vật học người Nga Mikhail Tsvet (Mikhail Semyonovich
Tsvet) phát minh ra kĩ thuật sắc kí vào năm 1903 khi ông đang nghiên cứu về
chlorophyll. Ông nhận thay rằng, khi ông cho nước lá xanh được chiết bằng
ete đi qua giấy lọc thì thấy các dãy màu khác nhau hiện lên rõ rệt – dảy màu
vàng và dảy màu lục.
Chữ sắc trong sắc kí có nghĩa là màu; nó vừa là tên của Tsvet trong
nghĩa tiếng Nga, và vừa là màu của các sắc tố thực vật ông phân tích vào lúc
bấy giờ. Tên này vẫn tiếp tục được dùng dù các phương pháp hiện đại không
còn liên quan đến màu sắc.
Năm 1952 Archer John Porter Martin và Richard Laurence Millington
Synge được trao giải Nobel Hoá học cho phát minh của họ về sắc kí phân bố.
Kĩ thuật sắc kí phát triển nhanh chóng trong suốt thế kỉ 20. Các nhà nghiên
cứu nhận thấy nguyên tắc nền tảng của sắc kí Tsvet có thể được áp dụng theo

nhiều cách khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều loại sắc kí khác nhau. Đồng thời,
kĩ thuật thực hiện sắc kí cũng tiến bộ liên tục, cho phép phân tích các phân tử
tương tự nhau.

GVHD: Vương Thanh Tùng

11

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

2.3.2. Khái niệm về phương pháp sắc ký:
Sắc kí là kĩ thuật phân tích chất khai thác sự khác biệt trong phân bố
giữa pha động và pha tĩnh để tách các thành phần trong hỗn hợp. Các thành
phần của hỗn hợp có thể tương tác với pha tĩnh dựa trên điện tích, độ tan
tương đối và tính hấp phụ.
Trong đó, pha động mang chất phân tích di chuyển qua pha tĩnh, pha
tĩnh trì hoãn sự di chuyển của các thành phần trong mẫu. Khi các thành phần
này di chuyển qua hệ thống với tốc độ khác nhau, chúng sẽ được tách khỏi
nhau theo thời gian. Một cách lí tưởng, mỗi thành phần đi qua hệ thống trong
một khoảng thời gian riêng biệt, gọi là "thời gian lưu."
Trong kĩ thuật sắc kí, hỗn hợp được mang đi bởi chất lỏng (sắc ký lỏng)
hoặc khí (sắc ký khí) và các thành phần của nó được tách ra do sự phân bố
khác nhau của các chất tan khi chúng chảy qua pha tĩnh rắn hay lỏng. Nhiều kĩ
thuật khác nhau đã được dùng để phân tích hợp chất phức tạp dựa trên ái tính
khác nhau của các chất trong môi trường động khí hoặc lỏng và đối với môi

trường hấp phụ tĩnh mà chúng di chuyển qua, như giấy, gelatin hay gel
magnesium silicate.
- Sắc ký là kỹ thuật tách và phân tích các chất trong hỗn hợp mẫu dựạ
theo những tính chất hoá học, vật lý của các chất trong những điều kiện nhất
định.
- Các tính chất đó là:
v

Tính chất hấp phụ của các chất

v

Tính chất trao đổi ion hay cặp ion

v

Sự rây phân tử theo kích thước của chúng

v

Sự tạo phức và liên hợp các phân tử

v

Sự phân bố của các chất của hai pha không tan vào nhau

- Kỹ thuật sắc ký có hai loại dựa theo trạng thái của chất mẫu và pha
động khi tiến hành sắc ký. Gồm kỹ thuật sắc ký khí và kỹ thuật sắc ký lỏng,
trong kỹ thuật sắc ký lỏng ta có thể chia thành hai nhóm nhỏ là sắc ký lỏng áp
suất thường và sắc ký lỏng hiệu suất cao

2.3.2.1. Sắc ký khí:
Sắc kí khí là phương pháp tách những chất bay hơi (hay được làm cho
bay hơi) qua một cột. Những chất này được dẫn đi bằng một khí trơ gọi là khí
mang.
GVHD: Vương Thanh Tùng

12

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

2.3.2.1.1. Cơ chế sắc kí khí có thể là:
Sắc kí phân bố giữa pha tĩnh và khí mang
Sắc kí hấp phụ trên pha tĩnh
Việc lựa chọn kiểu cột tách sẽ phụ thuộc vào các đặc tính lý hóa của
chất phân tích và sự khác biệt về áp suất hóa hơi (P).
2.3.2.1.2. Các bộ phận cơ bản của hệ thống sắc kí khí

Hình 2.3. Hệ thống sắc ký khí (GC)

− Lò nung
− Nguồn mang khí
− Buồng tiêm mẫu
− Bộ phận phát hiện hay đầu dò (detector) (4)
− Bộ nhận ghi tính hiệu
− Cột sắc kí

(4) detector ECD
2.3.2.1.3. Nguyên lí hoạt động
Phương pháp sắc kí khí dùng nhiệt để tách chất nên dùng để tách những
chất dễ bay hơi và bền nhiệt.
Đầu tiên mẫu được bơm vào thiết bị tiếp nhận mẫu. Ta hút một lượng
mẫu là 1µl bằng dụng cụ tiêm mẫu chuyên dùng cho sắc ký khí sau đó tiến
hành bơm nhanh mẫu vào buồng tiêm mẫu của hệ thống máy và nhấn “Start”
GVHD: Vương Thanh Tùng

13

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

và để máy tự động phân tích mẫu, phần dư sẽ tự động cho ra ngoài. Thiết bị
tiêm mẫu có hệ thống gia nhiệt nên mẫu bị bay hơi tức khắc và được đẩy vào
cột khí bằng khí mang.
Trong cột sắc kí xảy ra quá trình tách chất. Mỗi chất đi qua cột với thời
gian lưu nhất định. Các chất trong cột được tách ra do ái lực của nó với chất áo
trên cột. Ái lực của chất với cột mạnh thì nó sẽ bị giữ lại trong cột lâu, thời
gian lưu dài, chất có ái lực với cột nhỏ sẽ được khí mang ra khỏi cột trước,
thời gian lưu nhỏ. Trong cột sắc kí, các chất tách ra phụ thuộc rất nhiều vào
quá trình thay đổi nhiệt độ (lập trình nhiệt). Nếu lập trình nhiệt không hợp lý
các peak sẽ rất gần nhau rất khó đọc.
Các chất tách ra từ cột lần lượt được đưa đến đầu dò gọi là Detector là
một máy biến năng chuyển bức xạ điện tử thành tín hiệu điện.

Dòng tín hiệu từ đầu dò đi ra được khuếch đại đưa vào hệ thống ghi
nhận kết quả và hiển thị trên màng hình máy vi tính.
2.3.2.1.4. Detector ECD:
ECD là đầu dò được dùng rộng rãi trong GC hiện nay, có lẽ chỉ đứng
sau FID. Do có thể phát hiện đến picogam (10^(-12)g) và thậm chí có thể đến
femptogam (10^(-15g)) trong một số trường hợp nên ECD được dùng nhiều
trong phân tích môi trường và dược phẩm.
a. Cấu tạo
• Thiết kế ECD chỉ đơn giản gồm một buồng kín chứa hai điện cực
và một nguồn phát bức xạ electron để ion hóa. Cấu tạo ở (a) gồm có anode và
cathode được thiết kế đồng trục. Trong khi đó ở (b), nguồn bức xạ là một tấm
mỏng, anode và cathode được thiết kế tạo thành hai mặt phẳng song song.

GVHD: Vương Thanh Tùng

14

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

Hình 2.4. cấu tạo của đầu dò ECD

• Bình thường, dòng khí mang (hay sử dụng là N2) đi qua sẽ bị các
electron bức xạ từ 63Ni ion hóa tạo nên các ion dương. Các ion và electron
này di chuyển giữa hai điện cực và tạo thành dòng điện nền cân bằng Io. Khi
trong dòng khí xuất hiện hợp chất có mang nguyên tử độ âm điện cao, nó sẽ

bắt electron và phản ứng với các ion theo phương trình.
• MX + e- → MX• MX- + N2+ → M + N2
• Do đó, cường độ dòng sẽ giảm và sẽ được detector ghi nhận.
b. Ưu điểm và nhược điểm của detector ECD:
vƯu điểm:
Đầu dò bắt điện tử rất nhạy, có thể phát hiện một số loại hợp
chất khi chúng hiện diện ở nồng độ cực nhỏ.
Không làm hư hại mẫu khi mẫu đi ngang qua bộ phận đầu dò
nên thích hợp cho loại sắc ký khí sử dụng cho cột điều chế.
Đơn giản.
vNhược điểm:
Chỉ nhạy với một số ít hợp chất còn các loại hợp chất khác sẽ
không cho tín hiệu mũi trên sắc ký đồ.

GVHD: Vương Thanh Tùng

15

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

2.3.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tách chất trong sắc ký khí:
a. Áp suất hơi của một hợp chất:
Áp suất hơi là số đo cho biết khả năng của những phân tử chất lỏng có
thể biến đổi từ thể lỏng sang thể khí. Các hợp chất có trọng lượng phân tử nhỏ,
tính phân cực kém, sẽ có giá trị áp suất hơi lớn và ngược lại, các hợp chất có

trọng lượng phân tử lớn, tính phân cực mạnh, có giá trị áp suất hơi nhỏ.
Các hợp chất có áp suất hơi lớn, chiu tác động mạnh mẽ của
dòng khí pha động sẽ nhanh chóng ra khỏi cột ( với điều kiện các hợp chất này
hòa tan kém vào pha tĩnh). Các hợp chất này có thời giang lưu nhỏ.
Các hợp chất có áp suất hơi lớn nhưng khả năng hòa tan vào pha
tĩnh cũng lớn sẽ ra khỏi cột chậm hơn có thời giang lưu trung bình.
Các hợp chất có áp suất hơi nhỏ, có khả năng hòa tan và pha tĩnh
lớn sẽ ra khỏi cột rất chậm, có thời gian lưu lớn.
b. Đặt trưng của các loại cột sắc ký.
Việc tách riêng từng cấu tử của hỗn hợp tùy thuộc vào sự tương tác của
các cấu phần đó đối với pha tĩnh, hệ quả là thời gian lưu của mỗi cấu phần sẽ
khác nhau.
c. Độ phân giải Rs
Một sắc ký đồ được xem là phân giải tốt khi các tính hiệu mũi ở gần
bên nhau tách rời nhau ra nghĩa là tính hiệu đường của các mũi này tách rời ra.
2.3.2.2. Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC):
Là phương pháp chia tách trong đó pha động là chất lỏng còn pha tĩnh
chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một
chất lỏng đã phủ lên một chất mang rắn hay là một chất mang đã được biến
đổi bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Qúa trình sắc kí lỏng dựa
trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay phân loại theo kích cỡ ( rây
phân tử.
- Nguyên lý hoạt động cũng giống như sắc ký khí.

GVHD: Vương Thanh Tùng

16

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519



Luận văn TN CBTS K32

Trường Đại Học Cần Thơ

Hệ Thống HPLC
Hình 2.5. Hệ thống sắc ký lỏng cao áp (HPLC)

- Hệ thống trang bị của HPLC đơn giản và đủ để làm việc được theo kỹ
thuật HPLC bao gồm 6 bộ phận chính sau đây:
i. Bình đựng dung môi và hệ thống xử lý dung môi: Trong trường
hợp rửa giải thường (isocratic) chỉ cần một bình dung môi. Trong trường hợp
rửa giải gradient: thường dùng 2, 3, 4…bình dung môi khác nhau và hệ dung
môi rửa giải là hỗn hợp các dung môi trên được trộn trong quá trình sắc ký với
tỷ lệ biến đổi theo chương trình đã định và có bộ phận đuổi khí dung môi
trước khi vào cột.
ii. Bơm cao áp: hệ thống cung cấp dung môi, có tác dụng bơm pha
động vào cột tách và điều khiển tốc độ dòng, áp suất của pha động, đồng thời
cũng có tác dụng rữa giải các chất hòa tan ra khỏi cột sắc ký. Thông thường
bơm này điều chỉnh đước áp suất từ (0 – 400 bar).
iii. Bộ phận bơm mẫu: bơm mẫu phân tích vào máy với một lượng
nhất định. Có thể tiêm mẫu bằng tay hay tiêm mẫu tự động. Mẫu được bơm
vào với một lượng 20µl/ lần.
iv. Cột HPLC: là cột chứa pha tĩnh – đây là yếu tố quyết định đến
quá trình tách sắc ký, cột tách có các kích cỡ khác nhau theo chiều dài và
đường kính. Nói chung, các cột tách phân tích thường có kích thước chiều dài
từ 10 – 25 cm; đường kính trong từ 2 – 5 mm.
v. Trang bị phát hiện chất phân tích (detector): đây là thiết bị phát
hiện chất phân tích, có nhiều loại khác nhau tùy từng mục đích cụ thể như: UV
– VIS, huỳnh quang, khối phổ ...tùy theo chất phân tích mà chọn loại detector

GVHD: Vương Thanh Tùng

17

SVTH: Võ Phước Thọ - 2065519


×