Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển thị trường nước ngoài của công ty TNHH thanh an giai đoạn 2020 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ ---------------------

PHAN THANH THÚY

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI
CỦA CÔNG TY TNHH THANH AN GIAI ĐOẠN 2020-2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHAN THANH THÚY

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI
CỦA CÔNG TY TNHH THANH AN GIAI ĐOẠN 2020-2025

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. ĐINH VĂN TOÀN

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển thị trường nước ngoài của công
ty TNHH Thanh An giai đoạn 2020-2025” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS.Đinh Văn Toàn.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và
chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Những số liệu trong các bảng
biểu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tôi thu thập từ các
nguồn khác nhau có liệt kê lại cụ thể và chi tiết tại mục tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào trong công trình này, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2019
Học viên

PHAN THANH THÚY


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS.Đinh Văn Toàn đã
hƣớng dẫn em thực hiện đề tài này. Thầy đã giúp em định hƣớng nghiên cứu
và những góp ý thiết thực về nhiều phƣơng diện, đặc biệt là nội dung của
công trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Viện
Quản trị Kinh doanh, trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã

trang bị cho em các kiến thức khoa học của ngành học này cũng nhƣ các
phƣơng pháp trong nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực cho các phân tích,
lập luận ứng dụng vào việc thực hiện đề tài này và trong thực tế sau này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Công ty TNHH Thanh An, đặc biệt cảm
ơn Ông Tạ Bá Thuyết (Giám đốc công ty ) và Bà Tạ Thị Hà (Phó giám đốc
công ty) đã giúp đỡ em có đƣợc những tài liệu trong quá trình khảo sát cũng
nhƣ thực hiện một số nội dung nghiên cứu tại Công ty có liên quan tới đề tài
nghiên cứu của luận văn này, để em hoàn tất nội dung của phần phân tích vấn
đề nghiên cứu ở chƣơng 3: “Thực trạng phát triển thị trƣờng của Công ty
TNHH Thanh An” nói riêng và nội dung của toàn luận văn này nói chung
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Phan Thanh Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
PH N MỞ Đ U ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NƢỚC
NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................... 7
1.2. Khái quát chung về phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của doanh nghiệp ..... 9
1.2.1. Khái niệm phát triển thị trường nước ngoài ................................... 9
1.2.2. Mục tiêu và vai trò của hoạt động phát triển thị trường nước ngoài . 10
1.3. Nội dung phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp ....... 13
1.3.1. Phân tích nguồn lực doanh nghiệp ............................................... 13

1.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ....................................................... 15
1.3.3. Phân tích môi trường kinh doanh tại các thị trường mục tiêu ..... 19
1.3.4. Phân tích lợi thế cạnh tranh và lựa chọn phương thức thâm nhập
thị trường ................................................................................................. 23
1.3.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch Marketing phát triển thị trường ..... 32
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của doanh
nghiệp. ......................................................................................................... 37
1.4.1. Môi trường chính trị- pháp luật .................................................... 37
1.4.2. Môi trường kinh tế ........................................................................ 37
1.4.3. Môi trường văn hoá xã hội ........................................................... 38
1.4.4. Môi trường công nghệ................................................................... 38


1.5. Kinh nghiệm phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài từ Vinamilk ................ 39
1.5.1. Những thành tựu và thách thức..................................................... 39
1.5.2. Giải pháp đã thực hiện để vượt qua thách thức ........................... 40
1.5.3. Bài học cho doanh nghiệp............................................................. 41
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 43
2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 43
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 45
2.2.1. Phương pháp thống kê - so sánh................................................... 45
2.2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ................................. 45
2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp ............................................... 47
2.2.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 47
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI
CỦA CÔNG TY THANH AN ........................................................................ 48
3.1. Tổng quan về công ty Thanh An.......................................................... 48
3.1.1. Tầm nhìn và sứ mệnh .................................................................... 48
3.1.2. Mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh doanh ......................... 49
3.1.3. Hệ thống sản phẩm ....................................................................... 49

3.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................... 51
3.2. Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của công ty Thanh An ..................... 52
3.2.1. Phân tích nguồn lực doanh nghiệp ............................................... 52
3.2.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu ....................................................... 59
3.2.3. Phân tích môi trường kinh doanh tại các thị trường mục tiêu ..... 61
3.2.4. Phân tích lợi thế cạnh tranh và lựa chọn phương thức thâm nhập
thị trường ................................................................................................. 67
3.2.5. Xây dựng và triển khai kế hoạch Marketing phát triển thị trường..... 73
3.3. Đánh giá chung .................................................................................... 79
3.3.1. Thành tựu ...................................................................................... 79


3.3.2. Hạn chế ......................................................................................... 80
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 82
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NƢỚC NGOÀI TẠI CÔNG TY THANH AN GIAI ĐOẠN 2020-2025 ...... 85
4.1. Mục tiêu phát triển thị trƣờng và sản phẩm đến 2025 của công ty ...... 85
4.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài ................ 86
4.3. Một số giải pháp ................................................................................... 87
4.3.1. Thiết lập bộ phận chuyên trách và hoàn thiện cơ cấu công ty ..... 87
4.3.2. Hoàn thiện chính sách giá cho thị trường nước ngoài ................. 89
4.3.3. Hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu.................................................... 89
4.3.4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại .................................... 90
4.3.5. Một số giải pháp khác ................................................................... 90
4.4. Kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc .................................................... 92
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 97
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
TT
14

Từ viết tắt
ACFTA

4

ASEAN

13
5
9

C/O form E
EU
FDA

1
8
12

FTA
GDP
ISO

17
15
7

10
6

L/C
NTD
NXB
PR
RCA

16

RNGS

18
3
11
19

T/T
TNHH
USD
VEXA

2

WTO

Nguyên nghĩa
ASEAN-China Free Trade
Area

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Certificate of Origin form E
Liên minh Châu Âu
Food
and
Drug
Administration
Free Trade Agreement
Gross Domestic Product
International Organization
for Standardization
Letter of Credit
Ngƣời tiêu dùng
Nhà xuất bản
Public Relations
Revealed
Comparative
Advantage
Rice, Nut, Grain, Seed
Telegraphic Transfer
Trách nhiệm hữu hạn
United State Dollar
Vietnam
Exporters
Association
World Trade Organization

i


Nghĩa Tiếng Việt
Khu vực mậu dịch tự do
Asean - Trung Quốc

Chứng nhận xuất xứ mẫu E
Cục quản lý thực phẩm và
dƣợc phẩm Hoa Kỳ
Thỏa thuận thƣơng mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Tín dụng thƣ

Quan hệ công chúng
Lợi thế so sánh bộc lộ
Gạo, Hạt cứng, Ngô đỗ, Hạt
mềm
Điện chuyển tiền
Đô la Mỹ
Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất
khẩu thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

1


Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 1.3

4

Bảng 1.4

5

Bảng 3.1

6

Bảng 3.2 Cơ cấu lao động theo trình độ ngoại ngữ

7

Bảng 3.3

8

Bảng 3.4


8

Bảng 3.5

Nội dung
Tập trung hay phân tán thị trƣờng xuất
khẩu
Các dữ liệu hữu ích để lựa chọn thị
trƣờng
Những lợi thế và hạn chế của các hình
thức xuất khẩu
Ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng thức
phát triển quốc tế
Cơ cấu lao động theo lứa tuổi, giới tính,
trình độ, kinh nghiệm
Thâm niên công tác của đội ngũ lãnh đạo
công ty Thanh An
Cách tính giá xuất khẩu sản phẩm công
ty Thanh An
Kim ngạch xuất khẩu của công ty Thanh
An qua các năm

ii

Trang
18

20


27

31

54
57
57

73
80


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1 Quá trình lựa chọn thị trƣờng

16

2


Hình 1.2 Các chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng

23

2

Hình 1.3 Các hình thức liên doanh

30

3

Hình 1.4

4

Hình 2.1 Tiến trình nghiên cứu của đề tài

43

5

Hình 3.1 Hệ thống nhãn hiệu sản phẩm Thanh An

50

6

Hình 3.2 Hệ thống nhân sự công ty Thanh An


52

7

Hình 3.3 Tỷ lệ nhân sự khối hậu cần công ty Thanh An

55

8

Hình 3.4

9

Hình 3.5

10

Hình 3.6

11

Hình 3.7

12

Hình 3.8

13


Hình 4.1 Cơ cấu bộ phận kinh doanh quốc tế

14

Hình 4.2

Quy định nhãn “giá trị dinh dƣỡng” theo
tiêu chuẩn FDA

Tỷ lệ trình độ bộ phận sản xuất công ty
Thanh An
Kết quả tìm kiếm từ khóa “cereal ready to
drink” trên alibaba.com
Gian hàng giới thiệu sản phẩm của Thanh
An trên Alibaba.com
Gian hàng của Thanh An tại hội chợ Sial
2019
Trang web chính thức của công ty Thanh
An (2019)
Thông tin phân tích cho doanh nghiệp trên
Alibaba

iii

35

56

59


77

78

79
88
92


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu của thế giới, bắt đầu từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ 2, đặc biệt trong nhiều thập kỷ gần đây, xu thế này ngày
càng trở nên mạnh mẽ và sâu rộng, khi thế giới bƣớc vào kỷ nguyên 21, kỷ
nguyên của sự phát triển công nghệ vƣợt bậc.
Nhiều năm, kết quả của quá trình hội nhập quốc tế, những bức tƣờng
vô hình giữa các quốc gia đã và đang dần biến mất, sự liên kết giữa các quốc
gia ngày một khăng khít, những liên minh quốc gia ở phạm vi khu vực, nhƣ:
Liên minh châu Âu EU, liên minh các quốc gia Đông Nam Á Asean ... là
minh chứng thực tế về thực trạng các quốc gia, các nền kinh tế... đang ngày
mỗi xích lại gần nhau hơn, theo xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc và toàn
diện, sẽ khiến biên giới các quốc gia dần biến mất, các nền kinh tế sẽ dễ dàng
thông thƣơng với nhau nhƣ trong cùng 1 quốc gia, hình thành một “thế giới
phẳng” và một thị trƣờng lớn- toàn cầu.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nên cũng không nằm ngoài
xu thế toàn cầu hóa này. Bắt đầu bằng việc mở cửa nền kinh tế năm 1986 và
năm 1995 gia nhập ASEAN. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên WTO
đã tạo bƣớc ngoặt cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Trên sân chơi lớn đó,
xuất nhập khẩu chính là cánh cửa bƣớc ra thế giới và việc tăng cƣờng ký kết
hiệp định thƣơng mại quốc tế là điều kiện để hỗ trợ tốt cho xuất nhập khẩu.

Tính đến tháng 11 năm 2018, các hiệp định thƣơng mại Việt Nam đã
ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FTA. Mặc dù, đây là một con
số rất ấn tƣợng đối với một nƣớc Châu Á đang vƣơn lên phát triển (theo trung
tâm WTO – VCCI), nhƣng cho đến hiện tại, Việt Nam vẫn đang là nƣớc nhập
siêu. Để cân bằng cán cân kinh tế ngoại thƣơng, Chính phủ rất cần sự ý thức
trách nhiệm và những đóng góp thiết thực của các doanh nghiệp Việt Nam đối

1


với quá trình hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Các doanh nghiệp Việt Nam,
trong thời kỳ hội nhập, không chỉ nỗ lực phát triển của bản thân mà còn có
trọng trách với sự phát triển của nền kinh tế nƣớc nhà bằng chính các nỗ lực
để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là các
mặt hàng tiêu dùng ra thị trƣờng quốc tế.
Công ty TNHH Thanh An là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam, có bề dày
lịch sử gần 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ ngũ cốc,
với đa dạng sản phẩm từ bột pha, thức uống liền tới hạt ngũ cốc ăn sáng.
Công ty đã nghiên cứu và thành công với các sản phẩm ngũ cốc kết hợp với
thảo dƣợc, đƣờng không năng lƣợng dành cho ngƣời ăn kiêng.
Sứ mệnh của Thanh An đã đƣợc xác định ngay từ những ngày đầu
thành lập, là: “Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh
và sản xuất ngũ cốc tại thị trƣờng Việt Nam và hƣớng đến thị trƣờng thế
giới”. Trải qua một thời gian dài tập trung phát triển vững chắc trên thị trƣờng
nội địa, Thanh An đã có sự lớn mạnh, tự tin và chuẩn bị khá chu đáo đủ sức
bƣớc ra thị trƣờng thế giới. Điều này đƣợc phản ánh trong chiến lƣợc phát
triển kinh doanh của công ty giai đoạn 5 năm 2020-2025. Trong các mục tiêu
đƣợc đƣa ra trong Chiến lƣợc này, bên cạnh các mục tiêu chiến lƣợc phát
triển thị trƣờng trong nƣớc, lãnh đạo Công ty Thanh An cũng đã đƣa ra mục
tiêu về xuất khẩu sản phẩm trong giai đoạn 2020- 2025, cụ thể là bắt đầu từ

năm 2020: “Đƣa sản phẩm xuất khẩu ra thị trƣờng quốc tế” và từ 2020 đến
2025, chiến lƣợc của Công ty là “ít nhất đƣa sản phẩm xuất khẩu vào 5 quốc
gia trong khu vực Châu Á”.
Vấn đề đặt ra trƣớc mắt của Công ty là triển khai thành công chiến lƣợc
và kế hoạch cho loạt sản phẩm đầu tiên đƣợc “Đƣa ra thị trƣờng quốc tế”, với
không ít các thách thức, nhƣ: đối thủ cạnh tranh lớn và dày dạn kinh nghiệm,
hiểu biết, trải nghiệm về luật pháp, lề lối, kinh nghiệm trong kinh doanh quốc

2


tế còn hạn chế, chi phí cho thâm nhập và phát triển thị trƣờng cao…nhƣng
cũng nhiều thuận lợi và cơ hội lớn đang mở ra cho Công ty, nhƣ: đƣợc tham
gia vào thị trƣờng rất rộng lớn, với lƣợng khách hàng tăng lên; cơ hội bán
hàng, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng cao hơn; có sự hỗ trợ của Chính phủ,
những hiệp định thƣơng mại Việt Nam đã ký kết ngày càng nhiều, ngày càng
lớn trong những năm gần đây nói chung và Thanh An nói riêng, thuận lợi
hơn; những thành công, thất bại của nhiều doanh nghiệp đi đầu trong hội nhập
sẽ giúp các doanh nghiệp đi sau, trƣởng thành nhanh hơn, tự tin và bản lĩnh
hơn trong hội nhập ra biển lớn quốc tế.
Để có đƣợc thành công trong Phát triển thị trƣờng ra nƣớc ngoài, trƣớc
mắt và lâu dài, các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói
chung và Công ty Thanh An nói riêng, cần phải đối diện với thách thức và
đón nhận các cơ hội, không ngừng tăng cƣờng trau dồi học hỏi, có chiến lƣợc
cụ thể… để bƣớc ra thị trƣờng quốc tế một cách tự tin, nhanh chóng thích
nghi với yêu cầu của hội nhập quốc tế, để phát triển tốt không chỉ tại thị
trƣờng nội địa, mà cả ở các thị trƣờng nƣớc ngoài một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết nhƣ đã trình bày ở trên, tác giả
chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài tại công ty TNHH
Thanh An giai đoạn 2020-2025” làm đề tài luận văn của mình .

Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời những câu hỏi sau:
- Nội dung và yêu cầu của phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài?
- Thực trạng Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài tại công ty TNHH Thanh
An trong giai đoạn 2015-2019 nhƣ thế nào?
- Nâng cao và hoàn thiện các giải pháp trong Phát triển thị trƣờng nƣớc
ngoài của công ty TNHH Thanh An để đạt đƣợc mục tiêu đã nêu trong chiến
lƣợc “Đƣa sản phẩm ra thị trƣờng quốc tế” giai đoạn 2020- 2025?

3


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Đƣa ra những giải pháp để thành công trong
hoạt động Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài cho công ty TNHH Thanh An, giai
đoạn 2020-2025.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của các
doanh nghiệp.
+ Phân tích thực trạng phát triển thị trƣờng của công ty TNHH Thanh
An , đánh giá các thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng.
+ Đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu
chiến lƣợc trong Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của Công ty Thanh An trong
giai đoạn 2020-2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Công ty TNHH Thanh An
+ Thời gian: Nghiên cứu dữ liệu, số liệu về Phát triển thị trƣờng nƣớc

ngoài của Công ty qua các năm: 2015 – 2019; đề xuất phƣơng hƣớng giải pháp
Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài cho Công ty, thời kỳ 2020-2025
+ Các nội dung: Các nội dung liên quan tới Phát triển thị trƣờng nƣớc
ngoài: nghiên cứu thị trƣờng và thị trƣờng mục tiêu, nguồn lực doanh nghiệp,
khách hàng, hoạt động marketing...và các phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng
nƣớc ngoài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ:
+ Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp
4


+ Phƣơng pháp chuyên gia
+ Phƣơng pháp thống kê, so sánh
+ Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Nguồn số liệu:
+ Số liệu sơ cấp: Phiếu điêu tra, khảo sát, thăm dò ý kiến
+ Số liệu thứ cấp của các phòng ban trong doanh nghiệp từ 2015 – 2019
và các tài liệu tham khảo khác.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn bao gồm 4 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NƢỚC
NGOÀI CỦA CÔNG TY TNHH THANH AN
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NƢỚC NGOÀI TẠI CÔNG TY THANH AN GIAI ĐOẠN 2020-2025

5



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
NƢỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chủ đề nghiên cứu về thƣơng mại quốc tế, phát triển thị trƣờng đã có
rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu. Những tài liệu đó bao gồm các giáo
trình, bài luận văn có chủ đề liên quan, các bài báo trên các tạp chí khoa học
nghiên cứu về phát triển thị trƣờng quốc tế và xuất nhập khẩu. Từ những
thông tin thu thập đƣợc trong những tài liệu này, tác giả rút ra những bài học,
kết luận làm tiền đề cho những đề xuất chiến lƣợc trong nghiên cứu của tác
giá. Cụ thể một số nghiên cứu trong nƣớc mà tác giả tìm hiểu nhƣ sau.
Bài luận “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
các nước ASEAN” của tác giả Hoàng Lê Kỳ nghiên cứu năm 2015. Bài luận
đã khái quát khung lý thuyết về chính sách xuất khẩu hàng hóa, những chính
sách thúc đẩy xuất khẩu và thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trƣờng Asean trong gian đoạn 2010-2014. Bài luận cũng đƣa ra một số chính
sách giúp cải thiện và thúc thẩy xuất khẩu hàng hóa chiếm lĩnh thị trƣờng
Asean vẫn còn rất nhiều tiềm năng này. Nhìn chung, bài luận đã xây dựng lên
bức tranh toàn cảnh về xuất khẩu sang khu vực Asean giai đoạn 2010-2014
giúp cho các nhà nghiên cứu mới có cái nhìn tổng thể về thị trƣờng Asean.
Hai tác giả Huỳnh Ngọc Chƣơng và Nguyễn Tiến Trọng có bài đăng
trên tạp chí phát triển khoa học công nghệ tập 20 số Q2-2017 bài báo tựa đề
“Lợi thế và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với
Asean” làm rõ hơn thế mạnh của các mặt hàng Việt Nam đƣợc xuất khẩu
sang khu vực này. Tuy nhiên bài báo này tập trung vào những lợi thế cạnh
tranh của các nhóm hàng Việt Nam trên thị trƣờng Đông Nam Á và bằng
6



phân tích dữ liệu, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu “chỉ số lợi thế cạnh tranh
bộc lộ RCA”. Giai đoạn 2000-2015 Việt Nam đã duy trì đƣợc 91 nhóm mặt
hàng có lợi thế so sánh bộc lộ và tạo lập đƣợc mối quan hệ thông thƣơng
thuận lợi nhất với các nƣớc Singapore, Brunei, Malaysia.
Từ những nghiên cứu nêu trên, tác giả có đƣợc góc nhìn toàn cảnh về
phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc biệt là thông qua hoạt động xuất khẩu,
đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Nội dung các nghiên cứu cũng cho thấy
những lợi thế so sánh mà các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam có đƣợc cũng
nhƣ bài học thực tế về xây dựng chiến lƣợc xuất khẩu cho một doanh nghiệp
cụ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chƣa thực sự khái quát hoạt động
phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài; chƣa chỉ ra đƣợc sau khi đề ra chiến lƣợc thì
các doanh nghiệp cần có những hành động cụ thể gì, ví dụ: làm thế nào để
doanh nghiệp lựa chọn đƣợc đúng thị trƣờng, đúng phân khúc khách hàng, lựa
chọn phƣơng pháp thâm nhập thị trƣờng phù hợp và triển khai hiệu quả các
hoạt động marketing phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài? Để tìm hiểu rõ các nội
dung nêu trên tác giả đi tới quyết định nghiên cứu đề tài này.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về phát triển thị trƣờng đã từ lâu là đề tài mà nhiều nhà
kinh tế học, các chuyên gia trên thế giới dày công nghiên cứu. Trong đó nhiều
nghiên cứu đã thành các cẩm nang, thành các kiến thức đại cƣơng cho thế hệ
nghiên cứu kinh tế học sau này.
Một trong những cuốn sách đầu tiên tác giả tìm hiểu khi làm đề tài này
là. Quản trị Marketing Philip Kotler, 2006, NXB thống kê. Cuốn sách rất nổi
tiếng về những kiến thức quản trị marketing dành cho các nhà quản trị và ban
lãnh đạo tối cao của các Công ty. Trong những chiến lƣợc thâm nhập thị
trƣờng, marketing là một nội dung trọng yếu, bởi vậy tác giả tìm tới cuốn sách
để nắm vững kiến thức cơ bản nhất về marketing và quản trị marketing.
7



Kotabe&Helsen 5th Edition, Global marketing management. Nhà xuất
bản Jonh Wiley&Son. Đây là cuốn sách nghiên cứu tổng quan về quản trị
marketing toàn cầu, làm rõ về môi trƣờng marketing toàn cầu, các chiến lƣơc
cạnh tranh cũng nhƣ định hƣớng chiến lƣợc marketing quốc tế. Cuốn sách là
tài liệu tổng quan hữu ích về khung lý thuyết chiến lƣợc marketing quốc tế
hiện đại để áp dụng vào những hƣớng đi cụ thể đối với doanh nghiệp đƣợc
nghiên cứu.
Chiến lược đại dương xanh, bản dịch Công ty sách Alpha, cũng là một
trong những cuốn sách đƣợc nói tới nhiều trong giới quản trị gần đây. Tác giả
cuốn sách định nghĩa “đại dƣơng đỏ” là những chiến lƣợc cạnh tranh truyền
thống trong khi chiến lƣợc “đại dƣơng xanh” là phƣơng thức cạnh tranh của
các CÔNG TY trong kỷ nguyên mới. Tƣ duy của “chiến lƣợc đại dƣơng
xanh” rất khác biệt so với lối tƣ duy về cạnh tranh truyền thống với triết lý
“chiến thắng không cần cạnh tranh”.
Hầu hết những nghiên cứu nƣớc ngoài tập trung vào việc nghiên cứu
các hoạt động về marketing và chiến lƣợc cạnh tranh bằng những tình huống
thực tế của các công ty, tập đoàn lớn. Những cuốn sách này cực kỳ hữu ích
cho nghiên cứu về ngoại thƣơng và phát triển thị trƣờng. Tuy nhiên đối với
các doanh nghiệp Việt Nam, không thể áp dụng 100% những lý thuyết và
kinh nghiệm của các công ty nƣớc ngoài bởi nhiều yếu tố khác biệt về môi
trƣờng, văn hóa, nguồn lực…. nên thật sự cần thiết có những nghiên cứu về
Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài, dành riêng cho doanh nghiệp Việt, áp dụng
những thành tựu nghiên cứu và kinh nghiệm của các công ty nƣớc ngoài đồng
thời đƣợc “Việt hóa” để phù hợp với các doanh nghiệp trong nƣớc, đây là
mục tiêu thôi thúc tác giả lựa chọn nội dung phát triển thị trƣờng cho Công ty
Thanh An.

8



1.2. Khái quát chung về phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm phát triển thị trường nước ngoài
Trƣớc hết, “Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài” là một “chiến lƣợc”, bao
gồm hệ thống các quyết định và hành động nhằm đạt đƣợc thành công lâu dài
của tổ chức. Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài cần phải đƣợc liên kết
với các nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó xây dựng và quản trị một cách cụ thể,
thống nhất, đồng thời tuân thủ ba giai đoạn của quản trị chiến lƣợc là: hoạch
định chiến lƣợc, thực thi chiến lƣợc và kiểm soát chiến lƣợc (trang 10, Quản trị
chiến lược, Hoàng Văn Hải, 2017).
Theo Giáo sƣ, tiến sĩ Trần Minh Đạo và Vũ Trí Dũng (2007), Nội
dung của hoạt động phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài hay thâm nhập thị trƣờng
quốc tế bao gồm các quyết định cụ thể sau đây:
1.

Xác định mục tiêu của công ty ra thị trƣờng quốc tế

2.

Lựa chọn thị trƣờng thâm nhập

3.

Lựa chọn phân đoạn thị trƣờng

4.

Phân tích cạnh tranh: phân tích ngành kinh doanh, phân tích lợi

thế cạnh tranh của quốc gia bản địa

5.

Lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh

6.

Lựa chọn phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng

7.

Xây dựng kế hoạch Marketing Mix

Nhƣ vậy, “Phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài” là một chƣơng trình hành
động chi tiết đƣợc hoạch định nhằm đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp là
đƣa đƣợc sản phẩm, dịch vụ thâm nhập vào từng thị trƣờng của các quốc gia
khác trên thế giới. Nó bao gồm các vấn đề : làm thế nào để lựa chọn đúng
quốc gia mục tiêu, làm thế nào để đƣa sản phẩm thâm nhập thị trƣờng, làm
sao để thỏa mãn khách hàng, làm sao để cạnh tranh thành công với đối thủ,
làm cách nào để đáp ứng với các điều kiện thị trƣờng thay đổi…. nhằm mục
tiêu thâm nhập thị trƣờng có hiệu quả. Sau khi hoạch định cụ thể, nhà quản trị
9


xây dựng phƣơng án thực thi thông qua mô hình Marketing Mix. Trong quá
trình thực thi chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng này, nhà quản trị đồng thời phải
xây dựng phƣơng án kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh để chiến lƣợc luôn
luôn bám sát mục tiêu đã đề ra.
Từ những phân tích trên, có thể tổng quát về nội dung của “Chiến lƣợc
phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài” đó là: Một chuỗi các hành động của nhà
quản trị nhằm quản trị chiến lƣợc phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài, gồm

việc xây dựng tầm nhìn chiến lƣợc, các bƣớc đi chính xác từ xác định thị
trƣờng cho đến xây dựng kế hoạch marketing, dựa trên những mục tiêu
cốt lõi và mục tiêu dài hạn của công ty; nhằm đƣa sản phẩm thâm nhập
thị trƣờng quốc tế một cách vững chắc và lâu dài ” .
1.2.2. Mục tiêu và vai trò của hoạt động phát triển thị trường nước ngoài
Trong nền kinh tế thị trƣờng cùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nếu
nhƣ các doanh nghiệp chỉ trông chờ vào thị trƣờng nội địa với lƣợng ngƣời tiêu
dùng có hạn, và ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong nƣớc và
nƣớc ngoài thì mong muốn chiếm “miếng bánh thị trƣờng” lớn khó có thể đạt
đƣợc. Doanh nghiệp có thể chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác hay nghiên
cứu cải tiến sản phẩm…, tuy nhiên thị trƣờng vẫn hạn hẹp vì số lƣợng ngƣời tiêu
dùng không tăng lên. Chính vì vậy, tìm kiếm và phát triển ra thị trƣờng nƣớc
ngoài sẽ là một giải pháp hay bởi thị trƣờng bên ngoài biên giới quốc gia vô
cùng rộng lớn và rất đa dạng, phong phú về nhu cầu. Doanh nghiệp sẽ có nhiều
cơ hội kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau nếu họ có đủ khả năng đáp ứng.
Thâm nhập thị trƣờng thế giới không chỉ có tác động tích cực với doanh nghiệp
mà còn có lợi cho sự phát triển của quốc gia, cụ thể:
1.2.2.1. Đối với doanh nghiệp
-

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tham gia thị trƣờng quốc tế yêu cầu hàng hóa của doanh nghiệp phải lấy
nhu cầu thị trƣờng thế giới làm cơ sở cho sản xuất. Quá trình mở rộng thị trƣờng
10


đòi hỏi sản xuất phải luôn nâng cao trình độ công nghệ và năng suất lao động, đáp
ứng nhu cầu khách hàng với mức giá hợp lý. Sự đòi hỏi này buộc các doanh
nghiệp phải tự hoàn thiện bản thân để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong nhiều

trƣờng hợp, doanh nghiệp có cơ hội để gọi vốn đầu tƣ, trao đổi về công nghệ cũng
nhƣ học hỏi thêm về trình độ quản lý từ những đối tác nƣớc ngoài.
-

Tìm kiếm khách hàng mới

Thị trƣờng thế giới vô cùng rộng lớn bởi vậy sản phẩm của doanh
nghiệp đang sản xuất hiện nay có thể sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu của những
khách hàng mới ở những khu vực khác nhau, ở những phân đoạn thị trƣờng
khác nhau. Sản phẩm của doanh nghiệp đã quen thuộc với khách hàng nội địa
song với thị trƣờng nƣớc ngoài, nó có thể hấp dẫn ngƣời tiêu dung bởi sự mới
lạ, giúp tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp.
-

Cho phép doanh nghiệp kéo dài vòng đời sản phẩm

Sản phẩm của doanh nghiệp bán ở trong nƣớc đang trong giai đoạn chín
muồi khi đem ra bán trên thị trƣờng nƣớc ngoài có thể bắt đầu lại một chu kỳ sản
phẩm mới, từ đó sẽ đƣợc kéo dài thời gian tồn tại trên thị trƣờng quốc tế.
-

Giảm chi phí sản xuất

Doanh nghiệp khi thâm nhập đƣợc vào thị trƣờng mới thì có thể toàn
dụng đƣợc công suất máy móc, kinh nghiệm, sản xuất,... với quy mô lớn hơn,
từ đó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản
phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh qua việc tiết kiệm chi phí đó.
-

Mở rộng thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh


Do phạm vi của thị trƣờng nội địa hạn chế, đối thủ cạnh tranh ngày càng
nhiều nên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, mở
rộng thị trƣờng nƣớc ngoài cho phép doanh nghiệp tận dụng những ƣu đãi trong
các quy định của quốc gia khác về sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp, giảm
cƣờng độ cạnh tranh,… và từ đó giảm rủi ro trong kinh doanh.
11


1.2.2.2. Đối với sự phát triển của quốc gia
-

Tận dụng được lợi thế của quốc gia so với các nước khác để

nhanh chóng phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của quốc gia trên
trường quốc tế
Trong trao đổi thƣơng mại quốc tế, theo lý thuyết lợi thế so sánh, tất cả
các bên tham gia đều có lợi ngay cả đối với những nƣớc có năng suất lao
động thấp hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt cần phải khai thác có hiệu quả
những lợi thế so sánh của đất nƣớc trong việc tham gia vào phân công lao
động thế giới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhờ chuyên môn hóa, làm cho
sản phẩm của Việt Nam ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng quốc tế, thu
hút đƣợc nhiều vốn, tranh thủ đƣợc công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của các nƣớc để đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
-

Thúc đẩy sản xuất nội địa và mở rộng thị trường tiêu thụ

Xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia có mức thu nhập trung
bình so với khu vực và thế giới do mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp

nên sức mua không cao, làm cho thị trƣờng trong nƣớc chật hẹp không đủ khả
năng trang trải cho chi phí sản xuất các mặt hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc
tế, điều này dẫn đến kìm hãm sản xuất trong nƣớc. Thâm nhập thị trƣờng
nƣớc ngoài là một giải pháp cho những quốc gia này khi họ biết tận dụng mức
thu nhập cao, thị hiếu đa dạng của ngƣời tiêu dùng tại các quốc gia khác để
làm gia tăng nhu cầu hàng hóa, và từ đó đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị
trƣờng. Thúc đẩy trao đổi thƣơng mại và tăng cƣờng xuất khẩu là những
hƣớng đi không thể thiếu đƣợc để một quốc gia phát triển nền kinh tế.
Tóm lại, việc thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, tham gia vào hoạt động
thƣơng mại quốc tế là một vấn đề cấp thiết, một xu thế bắt buộc và một yêu cầu
khách quan. Tham gia mậu dịch quốc tế đem lại lợi ích cho cả quốc gia và doanh

12


nghiệp, tận dụng đƣợc lợi thế so sánh để phát triển kinh tế, mở rộng thị trƣờng
tiêu thụ để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm…
1.3. Nội dung phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp
Quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài
chính là hoạt động xây dựng kế hoạch. Hoạt động này đƣợc chia thành những
bƣớc đi cụ thể nhƣ sau:
1.3.1. Phân tích nguồn lực doanh nghiệp
Bắt đầu giai đoạn hoạch định chiến lƣợc, nhà quản trị doanh nghiệp cần
xem xét khả năng huy động nguồn lực để thực thi chiến lƣợc.
1.3.1.1. Nguồn nhân lực
Lao động là một nguồn lực quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp cần
lƣu tâm tới. Thứ nhất đối với lao động sản xuất nếu doanh nghiệp có ý định
đầu tƣ sản xuất tại nƣớc ngoài nên tiếp cận các quốc gia chi phí lao động thấp
nếu ngành kinh doanh là ngành sử dụng nhiều lao động và tiền công lao động
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí. Thứ hai doanh nghiệp cần đội ngũ lao

động trình độ cao, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ
tốt, giúp giảm thiểu tối đa những sai sót do bất đồng ngôn ngữ gây nên khi
triển khai các hoạt động ngoại thƣơng. Thứ ba, nhân sự càng có nhiều kinh
nghiệm kinh doanh quốc tế thì việc thực thi các hoạt động của chiến lƣợc
càng có độ chính xác cao.
Bên cạnh chất lƣợng của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cũng cần chú ý
tới cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, phân chia nhiệm vụ. Nếu nguồn nhân lực
chất lƣợng cao nhƣng tổ chức, phân chia nhiệm vụ không tốt hoặc ngƣợc lại
cơ cấu nhiệm vụ rất rõ ràng nhƣng nguồn nhân lực lại thiếu và yếu thì đều gây
ảnh hƣởng tiêu cực tới toàn bộ việc thực thi, kiểm soát chiến lƣợc. Đối với
chiến lƣợc “phát triển thị trƣờng nƣớc ngoài”, doanh nghiệp cần tổ chức thành
bộ phận riêng với đầy đủ lãnh đạo bộ phận và các nhân sự chuyên môn.
13


1.3.1.2. Nguồn lực hữu hình
Nguồn lực hữu hình bao gồm những yếu tố vật chất nhƣ: vốn sản xuất,
nhà xƣởng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trƣờng
kinh doanh.... Mỗi doanh nghiệp có các đặc trƣng về nguồn lực hữu hình riêng
trong đó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh cùng
ngành. Việc phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực hữu hình là cơ sở quan
trọng giúp các doanh nghiệp đƣa ra các quyết định phát triển thị trƣờng phù hợp
với thực tế.
Các nhà quản trị thực hiện việc phân tích các nguồn lực thông qua
những bƣớc chủ yếu nhƣ sau:
- Phân loại nguồn lực vật chất (hữu hình) hiện có của doanh nghiệp:
các nguồn vốn bằng tiền, máy móc thiết bị, nhà xƣởng, kho tàng, đất đai, vật
tƣ dự trữ...
- Xác định qui mô cơ cấu, chất lƣợng và các đặc trƣng của từng nguồn
lực vật chất.

- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng nguồn lực trong các
kế hoạch hành động của các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp theo từng kỳ.
- Đánh giá và xác định các điểm mạnh, điểm yếu về từng nguồn lực
vật chất so với những đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành và trên thị trƣờng
theo khu vực địa lý
- Tuỳ theo loại nguồn lực, việc phân tích này cần tiến hành thƣờng
xuyên định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ nhu cầu ra quyết định của các nhà
quản trị có liên quan.
1.3.1.3. Nguồn lực vô hình
Ngoài các nguồn lực trên, mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức còn có các
nguồn lực khác mà chúng ta chỉ nhận diện đƣợc qua tri giác, đó là các nguồn
lực vô hình. Nguồn lực vô hình có thể là thành quả chung của các thành viên
14


trong tổ chức hoặc một cá nhân cụ thể và ảnh hƣởng đến các quá trình hoạt
động. Chúng bao gồm nhiều yếu tố tiêu biểu nhƣ:
- Tƣ tƣởng chủ đạo trong triết lý kinhgdoanh.
- Chiến lƣợc và chínhgsách kinh doanh thích nghi với môi trƣờng
- Cơ cấu tổgchức hữu hiệu.
- Uy tín trong lãnhgđạo của nhà quản trị các cấp.
- Uy tín doanhgnghiệp trong quá trình phát triển.
- Uy tín và thị phần nhãnghiệu sản phẩm trên thị trƣờng.
- Sự tín nhiệm và trunggthành của khách hàng.
- Uy tín của ngƣời chàoghàng.
- Ý tƣởng sáng tạo của nhângviên.
- Văn hóa tổgchức bền vững.
- Vị trí giao dịch của doanhgnghiệp theo khu vực địa lý. ...
Tuỳ theo tiềm lực sẵn có, quygmô và giá trị những nguồn lực này của
mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau và thay đổi theo thời gian. Nếu không

nhận diện và đánh giá đúng mức các nguồnglực vô hình, các doanh nghiệp dễ
đánh mất các lợigthế sẵn có của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Các doanh nghiệp cần làm rõ những khu vực kinh tế, những quốc gia
và phân khúc thị trƣờng cụ thể để triển khai chiến lƣợc phát triển. Có thể hiểu
đơn giản, mỗi nƣớc trên thế giới đều là một phƣơng án cho quyết định thâm
nhập thị trƣờng. Chính vì thế nhà quản trị cần giới hạn những phƣơng án này
trong khuôn khổ có thể quản lý đƣợc.
Việc tìm kiếm thị trƣờng mới ngoài biên giới có rất nhiều cơ hội, tuy
nhiên rất khó để nhà quản trị nắm bắt rõ những cơ hội đó vì ít có khả năng
quan sát trực tiếp và nghiên cứu chuyên sâu tất cả các quốc gia. Điều mà nhà

15


×