Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Các biện pháp thi giáo viên giỏi tỉnh môn âm nhạc, mỹ thuật theo thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
PHÒNG GIÁO DỤC QUỲNH LƯU.

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
“Hướng dẫn học sinh làm mô hình một số nhạc cụ dân tộc phổ
biến, nhằm nâng cao chât lượng dạy học Âm nhạc thường thức”.

(Phục vụ kỳ thi GVDG Tỉnh cấp THCS năm 2020)

Họ tên: Nguyễn Thị Giang
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Châu
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc

SBD ........

NGHỆ AN – NĂM 2020

0


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH CHÂU.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh châu,ngày 06 tháng 10 năm 2020


BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
“ Hướng dẫn học sinh làm mô hình một số nhạc cụ dân tộc phổ biến,
nhằm nâng cao chât lượng dạy học Âm nhạc thường thức”.
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Dạy Âm
nhạc khối 6,7,8,9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua : Giáo viên dạy giỏi cấp huyện chu
kỳ 2015-2017; 2017-2019, 2019 -2021. SKKN bậc 3.
2 . Lý do chọn biện pháp.
a) Thực trạng:
Nhạc cụ dân tộc phổ biến được giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS
hiện nay gồm: Sáo Trúc, Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt... Mỗi
loại nhạc cụ dân tộc đều có cấu tạo riêng và cách sử dụng khác nhau, nhưng
các nhạc cụ đó đã thể hiện được bản sắc dân tộc Việt.
Hiện nay, hầu hết, khi tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc, giáo viên đều phải giới
thiệu, mô phỏng qua tranh ảnh. Chính vì vậy, học sinh không thể có cái nhìn
một cách tổng thể về cấu tạo của các nhạc cụ đó.
Một vấn đề đặt ra cho giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS là
nên hướng dẫn học sinh biết làm một số nhạc cụ dân tộc phổ biến. Và theo
tôi, đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc
cần quan tâm nghiên cứu.
Những năm gần đây, trong một số trường THCS đã có giáo viên hướng dẫn
học sinh làm mô hình nhạc cụ dân tộc phổ biến để phục vụ cho công tác dạy
học, nhưng các sản phẩm mà họ hướng dẫn học sinh làm chất lượng chưa cao,
khi sử vào giảng dạy còn có nhiều bất cập.
Một số giáo viên lại cho rằng: việc hướng dẫn học sinh làm nhạc cụ dân tộc
rất khó thực hiện, không thể làm được. Có giáo viên rất muốn tổ chức cho học
sinh làm các nhạc cụ dân tộc, nhưng họ chưa biết nên bắt đầu từ đâu, làm như
thế nào cho hiệu quả…

b, Nguyên nhân:
- Phần đa, giáo viên chưa có cái nhìn thấu đáo, toàn diện đối với bộ môn trong
trường học;


.
- Chưa nhìn thấy hết tầm quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh làm và
tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc;
- Giáo viên chưa tìm ra cách hướng dẫn học sinh làm nhạc cụ dân tộc hiệu
quả;
- Nguồn học liệu sử dụng để hướng dẫn học sinh làm mô hình nhạc cụ dân tộc
còn ít.
c, Yêu cầu cần giải quyết.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, xuất phát từ công tác giảng dạy môn Âm
nhạc ở trường THCS tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp “ Hướng dẫn học
sinh làm mô hình một số nhạc cụ dân tộc phổ biến, nhằm nâng cao chât
lượng dạy học Âm nhạc thường thức”.
Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc trong trường THCS nên hướng dẫn học
sinh làm màn nhạc cụ dân tộc phổ biến như: Sáo, Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn
Nhị, Đàn Nguyệt.
3, Mục đích, yêu cầu của biện pháp:
a, Mục đích:
- Hình thành và phát triển năng lực của học sinh như: Năng lực tự học, năng
lực duy logic, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm nguồn học liệu…
- Khi giáo viên hướng dẫn học sinh làm các nhạc cụ dân tộc phổ biến học sinh
sẽ có được tính kiên trì, chăm chỉ, khéo léo, cẩn thận, đoàn kết...
- Giúp các giáo viên biết cách hướng dẫn học sinh làm mô hình nhạc cụ dân
tộc phổ biến.
Giúp học sinh làm quen với những nhạc cụ dân tộc phổ biến.
b, Yêu cầu:

- Nên chọn mô hình các loại nhạc cụ dân tộc thông dụng, phổ biến để hướng
dẫn học sinh làm;
- Chọn mô hình các loại nhạc cụ dân tộc có cấu trúc không quá phức tập để
hướng dẫn học sinh làm;
- Chọn các nhạc cụ dân tộc sử dụng nguyện liệu gần gũi với học sinh, kinh
phí không quá tốn kém, không mất nhiều thời gian…
4, Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Thực hiện trên lớp (thời gian 45 phút)
* Giáo viên.
- Giới thiệu về các nhạc cụ dân tộc phổ biến gồm: Sáo, Đàn Bầu , Đàn
Tranh, Đàn Nhị , Đàn Nguyệt.

1


- Giới thiệu về nguyên vật liệu làm từng nhạc cụ .
+ Sáo ( Tre, Nứa, Trúc).
+ Đàn Bầu ( chai nhựa, ống tre hoặc xốp, thanh tre, dây thép)
+ Đàn Tranh ( Bìa cat tông, xốp ,dây thép, giấy màu)
+ Đàn Nhị ( Chai nhựa, thanh tre,dây thép, bìa cát tông)
+ Đàn Nguyệt ( hộp thiếc tròn, bìa Catton, thanh gỗ, dây thép)
- Phân công các nhóm thực hiện:
+ Nhóm 1- Làm Sáo.
+ Nhóm 2 - Đàn Bầu.
+ Nhóm 3 - Đàn Tranh.
+ Nhóm 4 - Đàn Nhị.
+ Nhóm 5 - Đàn Nguyệt.
- Hướng dẫn học sinh cách làm:
Ví dụ: Làm Sáo: B1: Chuẩn bị nguyên liệu
B2: Đánh bóng bề mặt cây nứa, trúc

B3: Uốn thẳng cây sáo
2


B4: Khoét lỗ
B5: Gắn nút chặn
Làm Đàn Bầu: B1: Chuẩn bị nguyên liệu
B2: Ước lượng tỉ lệ các bộ phận, vẽ thân đàn, bầu đàn,trục
đàn.
B3: Cắt tạo hình các bộ phận.
B4: Lắp ghép và trang trí.
* Học sinh.
- Phấn khởi nhận nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên.
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để làm mô hình.
- Xem tranh và ghi nhớ hình ảnh các nhạc cụ dân tộc phổ biến.
- Bước 2: Học sinh thực hiện ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên( thời
gian: 1 tuần)
* Giáo viên.
+ Theo dõi quá trình thực hiện của các em học sinh.
+ Hướng dẫn các em tìm kiếm nguyên vật liệu cần thiết.
+ Tạo điều kiện để các em thực hiện
+ Kiểm tra, đôn đốc các em thực hiện nghiêm túc công việc được giao.
*Học sinh:
+ Phân công nhiệm vụ từng em, từng nhóm làm sản phẩm, tiến hành tìm kiếm
vật liệu
+ Phản hồi thông tin cho các nhóm khác.
Bước 3: Đánh giá sản phẩm của học sinh( tổ chức trên lớp : 15 phút)
+ Học sinh trưng bày sản phẩm
+ Học sinh đánh giá sản phẩm các nhóm( hình dáng, cấu tạo, màu sắc...)
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm( chất lượng cấu trúc, hiệu quả...)

Việc tôi hướng dẫn học sinh làm mô hình nhạc cụ dân tộc các em đã biết
cách làm, tự khẳng định bản thân, rèn luyện được phẩm chất, nằng lực cho
học sinh. Học sinh biết làm các nhạc cụ dân tộc, hiểu rõ cấu trúc và tác dụng
của nó. Qua đó phát triển năng lực, tư duy logic, sáng tạo, hiểu biết về nhạc
cụ dân tộc để các em biết giữ gìn trân quý những giá trị văn hóa của người
Việt.
5. Kết quả thực hiện biện pháp giáo dục.
Hướng dẫn học sinh làm mô hình nhạc cụ dân tộc phổ biến như: Sáo, Đàn
Bầu, Đàn Tranh, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt. Đại đa số học sinh nắm được tên gọi,
cấu tạo hình dáng của các loại nhạc cụ trên kể cả những học sinh yếu. Góp
3


phần khắc phục những thiếu thốn về cơ sở vật chất của trường THCS Quỳnh
Châu nơi tôi đang công tác.

Kết quả đạt được như sau:
Số học sinh làm được mô hình nhạc cụ dân tộc phổ biến có
Lớp TSHS chất lượng:
Tốt
khá
Trung bình
6A
6B
6C
6D
Tổng

SS


SL

Tỉ lệ %

SL

Tỉ lệ %

SL

45
45
44
43
178

15
10
10
8
43

33
22
23
19
24

20
20

15
10
65

45
45
34
23
37

10
15
19
25
69

Tỉ lệ %

22
33
43
58
39

Quá trình “ Hướng dẫn học sinh làm mô hình một số nhạc cụ dân tộc phổ
biến, nhằm nâng cao chât lượng dạy học Âm nhạc thường thức”.
. Qua thống kê thấy được hiệu quả của biện pháp đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy học Âm nhạc thường thức, góp phần vào sự phát triển toàn diện
của học sinh.
6. Phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong

thời gian tới .
Việc hướng dẫn học sinh làm mô hình nhạc cụ dân tộc phổ biến trong dạy
học âm nhạc thường thức được tôi thực hiện tại trường THCS Quỳnh Châu,
nơi tôi công tác. Sau đó, tôi đã phổ biến để đồng nghiệp của tôi thực hiện ở
nhiều trường trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Khi thực hiện biện pháp này,
học sinh ở nhiều trường rất hào hứng, thích thú tham gia làm nhạc cụ dân tộc.
Sản phẩm mà các em tạo ra thể hiện sự sáng tạo. Điều đáng nói ở đây là các
đồng nghiệp của tôi nhận thấy, việc hướng dẫn học sinh làm nhạc cụ dân tộc
không phải là không thể làm được. Tôi hi vọng, biện pháp này sẽ được đồng
nghiệp đón nhận và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Với phạm vị một bài báo cáo, tôi đã đưa ra biện pháp hướng dẫn học sinh
làm mô hình nhạc cụ dân tộc phổ biến trong dạy học âm nhạc thường thức để
đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn!
7. Minh chứng:
- Mô hình nhạc cụ dân tộc học sinh tự làm có sự hướng dẫn của giáo viên
( Sáo, đàn Bầu, đàn Tranh , đàn Nhị, đàn Nguyệt)
- Hình ảnh.
4


5


6


- Video học sinh làm nhạc cụ dân tộc. ( trình chiếu)
- Phiếu đánh giá việc làm của học sinh.
- Phiếu xác nhận biện pháp được áp dụng tại một số cơ sở giáo dục.


GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Thị Giang

7


…………………………..

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU

8


BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Vận dụng kiến thức liên môn vào một số
nội dung bài học Âm nhạc ở trường THCS

Họ tên: Lê Kỳ
Đơn vị công tác: Trường THCS Hồ Xuân Hương
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc

NGHỆ AN – NĂM 2020

9



SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG tỉnh cấp THCS chu kỳ 2020-2024)
1. Tên biện pháp: Vận dụng kiến thức liên môn vào một số nội dung bài học
Âm nhạc ở trường THCS
1.1. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp
Trường THCS Hồ Xuân Hương, nơi bản thân tôi đang công tác và giảng dạy môn
Âm nhạc là trường chất lượng cao của huyện Quỳnh Lưu. Trường được đầu tư
đầy đủ cơ vật chất và các phương tiện dạy và học. Riêng phòng Âm nhạc đã đầu
tư các thiết bị dạy học thông thường và các thiết bị dạy học hiện đại nghe nhìn
như: Đàn Piano, máy chiếu, máy tính, âm thanh, TV kết nối mạng Internet v.v.
Môn học cũng được nhà trường, các đoàn thể và phụ huynh quan tâm, các em
học sinh chăm ngoan, ham học, thể hiện rõ khả năng tiếp thu và trình bày âm
nhạc của các em. Đặc biệt một số em thể hiện năng khiếu âm nhạc thực thụ của
mình qua phần trình diễn đàn Piano và thể hiện bài hát trước lớp.
Nhìn chung các em hào hứng và thực hiện tốt nội dung học hát và tập đọc nhạc
nhưng nội dung nhạc lí và tìm hiểu âm nhạc thường thức chưa sôi nổi, chưa chủ
động chiếm lĩnh kiến thức bài học. Chính vì thế đã thôi thúc tôi tìm hiểu một số
cách thức, kĩ thuật giảng dạy nội dung nhạc lí và âm nhạc thường thức ở một số
đơn vị bài học trong chương trình âm nhạc THCS để phát triển năng lực học tập
của học sinh.
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa

các môn học chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tách rời từng phương diện
kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tíc hợp liên môn là một xu hướng
tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức
của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một
cách có hệ thống và lôgic. Đặc biệt với bộ môn Âm nhạc, tích hợp liên môn sẽ
giúp học sinh dễ dàng cảm nhận cảm nhận cái hay, cái đẹp thông qua các nội
dung bài học từ các môn học khác. Nhưng làm như thế nào để nâng cao chất
lượng dạy và học Âm nhạc, kích thích sự hứng thú học nhạc cho học sinh. Để
hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy Âm nhạc không chỉ có kiến thức
âm nhạc vững vàng mà còn phải có những hiểu biết và tìm hiểu thêm các bộ môn
như Toán học, Văn học, Mỹ thuật, Lịch sử…để vận dụng kiển thức liên môn làm
phong phú thêm cho bài giảng. Đó chính là lí do tôi trình bày biện pháp “Vận


dụng kiến thức liên môn vào một số nội dung bài học Âm nhạc ở trường
THCS”
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
+ Liên môn Toán học:
Trong giảng dạy Âm nhạc, ít giáo viên nghĩ cần liên môn với Toán học, vì
đây là hai lĩnh vực khác nhau. Nhưng nếu chúng ta chịu khó tìm tòi, tìm cách liên
hệ giữa hai bộ môn này, chúng ta sẽ tạo cho học sinh điều bất ngờ, không chỉ
chiếm lĩnh kiến thức âm nhạc mà còn củng cố được kiến thức môn toán đã học.
Ví dụ :

$

Nhạc lí: Nhịp

( Tiết 5 – Chương trình Âm nhạc lớp 7 )

Trước khi bước vào giới thiệu nhịp

$

chúng ta thường củng cố 2 loại nhịp

đã học là nhịp @ và nhịp #. Các loại nhịp được viết dưới dạng phân số: nhịp

@, nhịp #, nhịp $. (Vì trong chương trình môn học, khi giới thiệu nhịp
@đã cho biết tử số là số phách có trong một ô nhịp còn mẫu số là đơn vị phách).
Nhịp $ chính là 2 nhịp @ hợp thành. Để học sinh dễ dàng hiểu được
vấn đề này tôi đã vận dụng kiến thức toán học “ Cộng hai phân số có cùng mẫu”
Bài 7 – trang 25 - Chương trình Toán lớp 6 mà các em đã được học.
Qui tắc khi cộng hai phân số có cùng mẫu số
Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu:
Công thức
+=
Thay số
+=
Khi học sinh đã nhận biết được nhịp

$

chính là 2 nhịp @ hợp thành. Ta

hướng dẫn tử số là 4 thì mỗi ô nhịp có 4 phách, mẫu số thì lấy hình nốt tròn chia
cho 4 sẽ có đơn vị phách là hình nốt đen.
Chứng minh bằng ví dụ.

Yêu cầu học sinh nêu khái niệm về nhịp $

Nhịp

$ ( còn có kí hiệu là nhịp C ), mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một

nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thư hai là phách nhẹ, phách thứ
ba là phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ.


Với cách dạy liên môn với Toán học, học sinh đã công nhận kiến thức nhạc
lí khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ. Khơi dậy được sự tìm tòi, tích cực, chủ động chiếm
lĩnh tri thức, hào hứng học tập mà không cần học thuộc lòng khái niệm như trước
đây.
Trong kiểm tra vấn đáp bộ môn âm nhạc, tôi đã vận dụng liên môn với Toán
học để làm mới câu hỏi.Tạo cho học sinh cơ hội tìm kiếm và ghi nhớ.
Ví dụ:
Câu hỏi thường sử dụng: Nhạc sĩ Mô – Da được bao nhiêu tuổi?
Câu hỏi liên môn : Em hãy cho biết hiệu năm mất và năm sinh của nhạc sĩ Mô –
Da là bao nhiêu?
Đáp án của cả hai câu trên đều là 35 tuổi. Nhưng ở câu hỏi thường sử dụng học
sinh chỉ cần nhớ 35 tuổi, còn ở câu hỏi liên môn học sinh phải nhớ năm sinh và
năm mất của nhạc sĩ Mô – Da sau đó phải làm một phép trừ thì mới có kết quả là
35 tuổi : 1791 – 1756 = 35. Với dạng câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải tư duy,
lập luận, có sự tìm tòi, tính toán, có kết quả để rồi ghi nhớ, khắc sâu.
+ Liên môn Văn học:
Khi dạy một bài hát, hay một bài tập đọc nhạc, tất cả giáo viên giảng dạy âm
nhạc đều đã liên môn với văn học để giáo dục thẩm mĩ thông qua nội dung bài hát
hay đặt lời ca mới cho giai điệu bài dân ca và một số bài tập đọc nhạc. Liên môn
văn học trong giảng dạy âm nhạc là điều tất yếu vì trong nhạc có văn và trong văn
có nhạc, tất cả các bài hát và bài tập đọc nhạc có trong chương trình âm nhạc
THCS đều có hai yếu tố là: giai điệu và lời ca. Chính điều này đã tạo cho tiết học

âm nhạc nhẹ nhàng, học sinh có cảm hứng sáng tạo và hoạt động tích cực hơn.
Bên cạnh những hình thức liên môn với văn học đã được nêu ở trên, có những
tình huống bất ngờ với giáo viên âm nhạc khi học sinh chưa hiểu một số ca từ
khó có trong bài hát và các em muốn được hiểu biết. Lúc này đòi hỏi giáo viên
cần tìm hiểu thêm về văn học để giải thích ca trừ khó có trong bài hát.
Ví dụ: Trong nội dung âm nhạc thường thức giới thiệu nhạc sĩ Trần Hoàn và bài
hát Một mùa xuân nho nhỏ ( Tiết 3 – Âm nhạc 8 ). Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
là một bài thơ hay của nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Sau
khi cho học sinh nghe bài hát, nêu nội dung và tính chất âm nhạc, cũng như cảm
nhận về bài hát, tôi đã cho học sinh tìm hiểu ca từ: Em hiểu như thế nào là
“ nhịp phách tiền?” Có nhiều học sinh đã vận dụng vốn kiến thức văn học để giải
thích, cũng như tìm chú thích của bài thơ để hiểu hơn về “ nhịp phách tiền”. Sau
đó tôi đã cho học sinh xem một số hình ảnh hoạt động nhã nhạc cung đình Huế
cũng như xem hình ảnh nhạc cụ gõ dân tộc “ Sanh tiền” để học sinh biết “ nhịp
phách tiền” chính là nhịp của nhạc cụ gõ dân tộc thường được sử dụng trong dàn


nhã nhạc. Phách tiền còn gọi là sênh tiền, là một loại nhạc cụ dân gian được chế
tác đơn giản bằng những thanh gỗ có gắn những đồng tiền, thường tấu lên nhạc
điệu nhịp nhàng, rộn rã cho những bài ca Huế tươi vui.

Nhã nhạc cung đình Huế

Sênh tiền (Phách tiền)
-Tìm ca từ có ý nghĩa để thay thế ca từ của bài hát nhưng không làm méo mó
giai điệu câu hát.
Ví dụ: Sau khi ôn tập bài hát Ngày đầu tiên đi học tôi đã cho học sinh làm bài tập
để các em vận dung liên môn văn học trong bài tập.
Em bây giờ khôn lớn, bỗng nhớ về ngày xưa, ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ
về.



Em hãy tìm từ có ý nghĩa với câu hát để điền vào chỗ trống.
Em bây giờ khôn lớn, … nhớ về ngày xưa, ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ
về.
Và học sinh đã tìm được một số từ: Nên, Cứ, Vẫn, Phải, Mãi, Luôn...Sau khi học
sinh tìm được từ cho câu hát, tôi cho học sinh hát câu hát ghép với những từ đã
tìm được để học sinh nhận biết, có từ rất dễ hát nhưng có từ khó hát hơn, làm cho
giai điệu méo mó. Các từ trên đưa vào câu hát vẫn có ý nghĩa nhưng thể hiện cảm
xúc bắt buộc, hay thường xuyên. Còn từ “bỗng” trong bài hát là một từ đắt của
bài thơ, vì nó đã diễn đạt được tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến khi bất chợt nhớ
về kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Tôi phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện biện pháp để có được kết quả trong dạy
học khi vận dụng kiến thực liên môn.
1.2. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Sau khi vận dụng kiến thức liên môn Toán và Văn trong dạy học âm nhạc đã làm
cho nội dung bài học nhẹ nhàng hơn, nội dung học nhạc lí không rập khuôn, máy
móc học thuộc mà được suy ra từ những công thức toán học cơ bản để các em
nhớ lâu hơi. Với văn học các em được trải nghiệm qua giai điệu âm nhạc để thấy
được cái hay các đẹp thông qua các bài hát đã học.
Sau khi thực hiện biện pháp “Vận dụng kiến thức liên môn vào một số nội dung
bài học Âm nhạc ở trường THCS: tôi đã khảo sát và có kết quả đáng mừng:
Lớp


số

Chưa vận dụng dạy học liên môn


Đã vận dụng dạy học liên môn

Không thích

%

Thích

%

Không thích

%

Thích

%

7A

38

24

63%

14

37%


0

0%

38

100%

8B

38

26

68%

12

32%

0

0%

38

100%

2. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác

giảng dạy trong thời gian tới
Biện pháp trên tôi đã áp dụng vào nội dung nhạc lí: giới thiệu về nhịp 4/4 ở lớp
7A và và nội dung âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa
xuân nho nhỏ ở lớp 8B trường THCS Hồ Xuân Hương năm học 2020-2021.
Trong thời gian tới tôi sẽ tìm hiểu và mở rộng cả 4 khối học với các bài học nội
dung có thể vận dụng kiến thức liên môn Toán, Văn vào bài các bài giảng. Đồng
thời mở rộng thêm một số môn như: Lịch sử, Mĩ thuật, Địa lí, Giáo dục công dân
trong nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục quốc phòng an ninh…
Biện pháp vận dụng kiến thức liên môn vào một số nội dung bài học âm
nhạc đã được áp dụng vào 2 tiết dạy tại trường THCS Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên


không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Kính mong hội đồng chấm
thi góp ý, xây dựng, chia sẻ thêm để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quỳnh Lưu ngày 12 tháng 10 năm 2020
GIÁO VIÊN DỰ THI

Lê Kỳ
XÁC NHẬN :…………………………………


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS QUỲNH THẠCH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quỳnh Thạch, ngày 13 tháng 10 năm 2020
BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
( Phục vụ kỳ thi GVDG Tỉnh cấp THCS chu kỳ 2020- 2024)

Họ tên: Trần Thị Ngọc Thu
Đơn vị: Trường THCS Quỳnh Thạch – Quỳnh Lưu – Nghệ An.
Chức vụ: Giáo viên
Môn dự thi: Mỹ Thuật
SBD:................
I. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân.
- Nhiêm vụ được phân công năm học 2020 - 2021: Giảng dạy môn mỹ thuật
6,7,8,9 và chủ nhiệm lớp 6C
- Thành tích đã đạt được trong năm học qua : GVG huyện chu kì : 2017 - 2019
và 2019 - 2021 .
- GVCNG cấp trường năm học: 2017 - 2018, 2018 - 2019, 2019 - 2020.
II. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy.
1. Tên biện pháp: Sử dụng các chất liệu sẵn có để áp dụng dạy và học bài Tạo
dáng và trang trí thời trang - mỹ thuật lớp 9 theo định hướng PTNL trong
trường THCS hiện nay.
2. Nội dung biện pháp: Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông hiện
nay, môn Mĩ thuật ở bậc THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức, những kĩ
năng cơ bản, cách sử dụng ngôn ngữ tạo hình như đường nét, hình mảng, hình
khối, màu sắc, bố cục, không gian… Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS biểu
đạt thái độ, cảm xúc, trí tưởng tưởng của bản thân, nhận biết cái đẹp, sáng tạo ra
sản phẩm có tính thẩm mĩ và đánh giá được sản phẩm. Trong quá trình hoạt động
mĩ thuật, học sinh vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt
trong cuộc sống hằng ngày, góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn diện của chương
trình giáo dục phổ thông.



Qua quá trình dạy học bài: Tạo dáng và trang trí thời trang- mĩ thuật 9 tôi
nhận thấy có một thực trạng bắt gặp từ phía học sinh đem lại khi các em làm bài
thực hành:
+ Khi các em làm bài thực hành các em hoạt động độc lập, chép bài vẽ từ
sách giáo khoa và học theo phương pháp truyền thống vẽ hình trên giấy A4 và tô
màu bằng sáp màu, màu dạ cho nên dẫn đến các em học rất nhàm chán.
+ Học sinh ít tìm tòi, lười suy nghĩ, bị động nên sản phẩm các em thể hiện
đem lại cho chúng ta thấy hết sức đơn điệu.
+ Các em bước vào bài học với sự hào hứng rất kém, không tích cực, thiếu
sự mạnh dạn, chưa muốn thay đổi mình.

Những sản phẩm thời trang của các em vẽ trên giấy và tô màu bằng sáp màu
Từ những thực trạng trên tôi xin đưa ra một biện pháp gây hứng thú, tích
cực hơn trong quá trình tiết học MT đó là : Sử dụng các chất liệu sẵn có để áp
dụng dạy và học bài Tạo dáng và trang trí thời trang - mỹ thuật 9 theo định
hướng PTNL trong trường THCS hiện nay.
3: Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp.
3.1: Chuẩn bị : cho tiết dạy và học bài Tạo dáng và trang trí thời trang sôi nổi
và đầy hứng thú hơn trong hoạt động dạy học, GV cần có sự căn dặn HS tìm hiểu
nội dung bài học và chuẩn bị khai thác các chất liệu sẵn có như: hoa, lá, cỏ cây,
… băng dán 2 mặt, keo dán giấy, giấy A4, báo cũ, và sưu tầm tranh ảnh về thời
trang.
3.2: Giao nhiệm vụ: Bằng các chất liệu mà em sưu tầm hãy vẽ thiết kế một bộ
trang phục mà em yêu thích.


+ Chia nhóm : mỗi nhóm từ 5 – 6 người
+ Phân việc: . Nhóm 1: thiết kế áo dài, nhóm 2: đầm dạ hội,…
+Bằng sự thông minh và kĩ năng khéo léo các em đã chủ động, hợp tác để tạo ra
sản phẩm với các kiểu dáng và chọn các gam màu chủ đạo phù hợp làm nổi bật

bộ trang phục bằng các chất liệu từ hoa cỏ, cây cối.
+Các em đã biết vận dụng các nguyên tắc xen kẽ giữa màu này với màu kia từ các
nguyên liệu ấy để áp dụng vào trang trí sản phẩm. Đặc biệt các em đã biết sắp đặt
giữa mảng lớn mảng nhỏ từ các cánh hoa rất khéo léo và biết tạo các họa tiết nổi
bật ở những vị trí trên bộ trang phục như phần cổ, eo, thân.
3.3. Giáo viên hướng dẫn tạo dáng và trang trí bằng các nguyên liệu
- Bước 1: vẽ phác hình dáng trang phục
- Bước 2: dùng các vật liệu trang trí
- Bước 3: Hoàn chỉnh sản phẩm
3.4. Học sinh thực hành: GV cho HS tiến hành làm bài theo nhóm
- Giao việc cho những thành viên nhóm: phác hình kiễu mẫu, người thì phân ra
loại màu của hoa, người thì tìm kiếm thông tin qua các kênh hình ảnh trong sách
giáo khoa, người thì cắt mảng, cắt các chi tiết nhỏ,…
- Thảo luận tìm ý tưởng
- Vẽ phác hình
- Hoàn thành bài
- Để thực hiện biện pháp trên cần phải sát sao, theo dõi, đồng hành cùng HS,
hướng dẫn chi tiết cho các em, quan sát tiến độ của các nhóm. Bổ sung hay góp ý
để tác phẩm hoàn chỉnh hơn.
3.5.Trưng bày giới thiệu sản phẩm:
- GV hướng dẫn học sinh treo bài


- Cho học sinh giới thiệu sản phẩm về: trình bày ý tưởng, chất liệu sử dụng, mục
đích sử dụng.
- Các nhóm bổ sung
- GV nhận xét
4: Kết quả được khi thực hiện biện pháp.
Sau khi mạnh dạn tiến hành biện pháp sử dụng các chất liệu từ hoa lá, cỏ
cây, hoa dại ven đường... vào bài dạy học Tạo dáng và trang trí thời trang – mĩ

thuật 9 tôi thấy hiệu quả đem lại rất tốt. Học sinh hào hứng, tích cực và sáng tạo
hơn rất nhiều. Đó là dấu hiệu các em đã thực sự thay đổi mình trong phương pháp
mới.
+Sản phẩm của các em đa dạng và phong phú về kiểu dáng và trang trí.
+Biết tìm tòi và sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ nhau,
+Học sinh đã biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn, biết tạo ra cái đẹp để
phục vụ đời sống. Thấy được vai trò của môn mĩ thuật trong cuộc sống và trong
học tập có ý nghĩa rất lớn.
Tôi cũng đã tiến hành tổ chức dạy thử nghiệm áp dụng biện pháp này ở
năm học 2019 -2020 tại trường Quỳnh Thạch ở lớp 9A , các em rất hứng thú, tích
cực chủ động đi tìm mọi vật xung quanh mình như hoa ở nhà đã qua sử dụng ,
hoa dại, cỏ cây, và các em tích cực để tạo ra sản phẩm trong thời gian cho phép.
Và đối với lớp 9C tôi sự dụng phương pháp cũ khi tiến hành bài dạy thì kết
quả cho thấy các em chỉ tạo dáng thời trang trên giấy A4 song rồi vẽ màu, như
vậy đối với những em không có năng khiếu là các em rất chán học và ngồi chơi
không chịu làm bài.


Trên đây là một số sản phẩm của lớp 9A mà tôi đã lưu lại, để làm minh
chứng cho biện pháp này.
Từ đó đã đưa ra được kết quả so sánh giữa 2 lớp 9A và 9C như sau:


Lớp

Tổng số

Hứng thú

Tích cực


Sáng tạo

9A

38

100%

100%

100%

9C

30

20%

30%

10%

Từ kết quả trên cho thấy dạy theo phương pháp cũ tỉ lệ độ hứng thú, độ tích
cực và sáng tạo của các em thấp. Còn dạy theo định hướng PPNL thì tỉ lệ hứng
thú, tích cực và sáng tạo cao hẳn.
5: Vận dụng mở rộng:
+ Từ các vật tìm được các em chế tạo ra đồ chơi, dụng cụ phục vụ cho góc
học tập... thể hiện những ước mơ hoài bão của các em qua những đồ vật mà các
em sáng tạo.

+ Với các nguyên liệu tìm được các em có thể áp dụng vào 1 số bài trang
trí khác: Tạo dáng và trang trí túi xách,....
+ Ngoài các chất liệu từ hoa, lá, cỏ cây... chúng ta có thể mạnh dạn khai
thác các chất liệu khác như: vải vóc, chai lọ.... để áp dụng làm bài trong bộ môn
mĩ thuật.
6. Kế hoạch, cải tiến phát triển pháp để nâng cao chất lượng công tác giảng

dạy trong thời gian tới.
Từ kết quả cụ thể cho tôi thấy trong năm học này và những năm những
năm học sau tôi sẽ áp dụng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với năng lực
của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tích cực hơn cho bộ môn
mỹ thuật theo cách này, và sẽ áp dụng vào các bài học, các phân môn khác nữa.
Song bản thân tôi phải luôn có hướng tìm tòi, học hỏi sáng tạo những cái mới,
cái hay của nghệ thuật để kích thích trí thông minh sáng tạo của các em.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
GIÁO VIÊN DỰ THI
………………………………………………………
……………………………………………………….
…………………………………………………………
……………………………………………………….. Trần Thị Ngọc Thu
………………………………………………………..
…………………………………………………………




×