Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐT&PTHT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.91 KB, 15 trang )

1
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH
TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHĐT&PTHT
3.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh tại NHĐT&PTHT
Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ ngày càng có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế địa phương nói riêng. Đây
sẽ là thị trường tiềm năng và mang tính định hướng lâu dài cho hoạt động phát
triển dịch vụ tín dụng của Chi nhánh. Do vậy các định hướng cụ thể của Chi
nhánh như sau:
- Bám sát chủ trương định hướng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trên cơ
sở hoạt động của chi nhánh phù hợp với chính sách phát triển của kinh tế địa
phương và thoả mãn tối đa nhu cầu hợp lý về tín dụng của Chi nhánh đối với
khách hàng.
- Cơ cấu lại dư nợ tín dụng tại địa bàn theo xu hướng thị trường tiềm năng
và kinh doanh đa năng, tiếp tục chuyển đổi theo xu nướng tăng dần tỷ trọng cho
vay ngắn hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay xây lắp, mở rộng tín dụng ngoài quốc
doanh, dân doanh. Mở rộng tín dụng gắn liền với phát triển dịch vụ tại các khu
công nghiệp, khu đô thị mới; Đẩy mạnh tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu, cho vay
làng nghề,…
- Triển khai các hoạt động nhằm quảng bá rộng rãi về hình ảnh và các sản
phẩm tín dụng của Ngân hàng, chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách
hàng.
- Mở rộng tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đi liền với đảm
bảo chất lượng cho các khoản vay. Trong quá trình triển khai các sản phẩm tín
dụng, cần có sự chủ động đánh giá, chọn lọc các khách hàng ngoài quốc doanh
đáp ứng đủ điều kiện: có phương án kinh doanh tốt, có tài chính lành mạnh, có
uy tín trên thị trường…
11
2
3.2. Những giải pháp nhằm mở rộng qui mô cho vay với khu vực kinh tế


ngoài Quốc doanh
3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức và nâng cao chất lượng nhân sự
Trong hoạt động của Hệ thống Ngân hàng nói chung và hoạt động của Chi
nhánh nói chung, công tác tổ chức luôn thể hiện được vai trò rất lớn của mình.
Công tác tổ chức được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện để các cán bộ phát huy tốt
nhất năng lực của mình, nâng cao hiệu quả, ngược lại sẽ kìm hãm , o ép sự năng
động và nhiệt tình. Do vậy, để phát triển tín dụng ngoài quốc doanh có hiệu quả
thì Chi nhánh cần chú trọng đến công tác tổ chức và hoàn thiện nhân tố con
người, để xây dựng và thu hút được đội ngũ cán bộ tiên tiến, tinh thông nghiệp
và trung thành với ngân hàng.
● Cán bộ tín dụng cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Nắm vững các qui trình, thủ tục và các kĩ thuật nghiệp vụ tín dụng.
- Có kĩ năng tốt trong việc thu thập và xử lí thông tin, phục vụ cho việc đánh
giá khách hàng, thẩm định cá dự án đầu tư.
- Cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, phân tích được tình hình
tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng, xác định được tiềm năng phát
triển và dự báo được những biến động trong tương lai và nắm rõ được tư cách
đạo đức của khách hàng. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị truờng đòi hỏi cán bộ tín
dụng phải có am hiểu nhất định về lĩnh vực mà mình quản lý.
-Nắm vững các chủ trương của Đảng và Nhà nước và tình hình phát triển kinh
tế, xã hội để nắm được những cơ hội và có sự thích nghi kịp thời với các biến
động của thị trường vốn.
● Chú trọng công tác tuyển dụng:
Cần nhanh chóng tiến hành tuyển dụng mới thêm nhân lực để đáp ứng sự
thiếu hụt về cán bộ trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, tạo điều kiện nhanh
22
3
chóng mở rộng thêm các phòng, điểm giao dịch. Tuy nhiên, trong quá trình
tuyển dụng cần chú trọng đến chất lượng của các ứng viên về trình độ chuyện
môn, tư cách đạo đức nhằm đáp ứng được cái yêu cầu của công tác tín dụng.

● Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạn,dài hạn cho cán bộ tín dụng.
Tổ chức tốt việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tham quan
học hỏi kinh nghiệm những nơi làm tốt công tác tín dụng. Mọi hình thức đào tạo
đều phải có kiểm tra, viết thu hoạch. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ
tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tuyên truyền, giáo dục lòng
tự hào, sự say mê nghề nghiệp. Phối kết hợp với các trường trong công tác đào
tạo kiến thức thực tế cho sinh viên ngành ngân hàng.
● Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng nên đưa ra những chế độ đãi ngộ xứng đáng
về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để khuyến khích, động viên kịp thời
những cán bộ có thành tích tốt trong công tác, tránh bình quân chủ nghĩa trong
thu nhập, vì công tác này thực sự nặng nề, lắm rủi ro nên đòi hỏi cán bộ phải hết
sức nố lực và cố gắng.
3.2.2. Hoàn thiện chính sách cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh
3.2.2.1. Chính sách khách hàng
Về định hướng đối tượng khách hàng, bên canh giữ vững khối khách hàng
Quốc doanh hiện có thì cần tập trung mở rộng khối khách hàng ngoài quốc
doanh. Chi nhánh cần tập trung đầu tư vào một số thị trường tiềm năng như: các
cụm, điểm CN, làng nghề truyền thống, các doanh nghiệp dân doanh và các
khách hàng có tiềm năng xuất nhập khẩu có sử dụng nhiều sản phẩm tín dụng
Ngân hàng. Cần tránh tư tưởng phân biệt giữa các thành phần kinh tế quốc doanh
với ngoài quốc doanh, tạo sự bình đẳng đối với mọi đối tượng khách hàng.
33
4
3.3.2.2. Chính sách lãi suất
Chi nhánh cần xây dựng được một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt,
mềm dẻo theo tình hình biến động chung của thị trường. Lãi suất là yếu tố quyết
định đến thu nhập của ngân hàng nhưng lại là chi phí của khách hàng. Do vậy, để
giải quyết tốt mối quan hệ này thì ngoài lãi suất của Ngân hàng ĐT&PT Việt
Nam công bố thì cần căn cứ vào từng lĩnh vực kinh doanh và môi trường kinh

tế trên địa bàn mà đưa ra các mức lãi suất hợp lý, có tính cạnh tranh so với các tổ
chức tín dụng khác trên địa bàn. Các giải pháp cụ thể:
- Duy trì thường xuyên phân loại và chấm điểm khách hàng: Đối với các
DNNQD có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh, có tài chính mạnh, hiệu quả
kinh doanh tốt, khả năng trả nợ vốn vay cao thì Chi nhánh có thể hạ mức lãi suất
cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp này vay vốn mở rộng sản xuất kinh
doanh, còn đối với các DNNQD mới có quan hệ với Chi nhánh chưa đáp ứng
được yêu cầu về tài sản thế chấp nhưng qua công tác thẩm định đánh giá thấy
phương án kinh danh tốt, năng lực quản lý cao, hiệu quả, đảm bảo khả năng trả
nợ thì Chi nhánh có thể cho vay nhưng với mức lãi suất cao hơn.
- Đa dạng hoá các mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực
kinh doanh có đặc thù khác nhau. Áp dụng các mức lãi suất ưu đãi đối với các
ngành kinh tế có vòng quay vốn nhanh, sản xuất kinh doanh những mặt hàng có
trọng điểm.
3.3.2.3. Thời hạn tín dụng và kì hạn nợ
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm rất nhiều loại hình kinh tế,
do vậy Chi nhánh cần có các thời hạn cũng như kì hạn cho vay hết sức linh hoạt.
Dựa trên các báo cáo về hoạt động của khách hàng để xem xét các yếu tố như kế
hoạch sản xuất kinh doanh, chu kì kinh doanh, vòng quay vốn từ đó đưa ra kì
hạn nợ và thời hạn nợ hợp lý.
44
5
Đặc biệt, thời hạn tối đa tài trợ cho tài sản lưu động theo quy định hiện
hành của BIDV là 12 tháng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
doanh trên địa bàn như : hợp đồng sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền
thống, các sản phẩm dịch vụ khác,… mà nhu cầu vốn lưu động có thể dài hơn.
Do vậy, ngân hàng có thể kéo dài thời hạn tín dụng đối với những ngành nghề
cụ thể.
3.3.2.4. Chính sách về các khoản đảm bảo
Đa số các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn đều có vốn tự

qui mô nhỏ nhưng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh lại rất lớn.
Do vậy, trong quá trình hoạt động thì ngân hàng cần có sự linh động và đa dạng
các loại hình hình đảm bảo nhằm tạo điều kiện cho đông đảo khách hàng có điều
kiện tiếp cận với nguồn vốn vay.
- Đối với các khách hàng mới cần tiến hành thẩm định chặt chẽ, đánh giá
chính xác tài sản đảm bảo.
- Đối với một số dự án sản xuất, kinh doanh mang tính khả thi cao thì
Ngân hàng nên có chế độ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo cao hơn các khoản
vay thông thường nhằm đáp ứng tối đa về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và
hộ sản xuất.
- Áp dụng rộng rãi hình thức đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Chính sách này nếu triển khai tốt sẽ tạo thuận lợi giúp những khách hàng tiềm
năng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn.
3.2.3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng.
Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần
thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín
55
6
dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng ( hồ sơ vay vốn, thông tin
giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng…), từ khách hàng ( theo
chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp) từ các nguồn thông tin khác( các
cơ quan thông tin đại chúng, tòa án…)
Để đảm bảo cho hệ thống thông tin của các NHTM hoạt động có hiệu quả,
là nơi tin cậy để giúp các cán bộ tín dụng nắm được các thông tin cần thiết, cần
thực hiện một số biện pháp sau:
- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các chủ đầu tư. Trước mắt
phải kiểm toán tài liệu, cân đối kế toán và kết quả hoạt động tài chính của các
đơn vị xin vay vốn, trước mắt thực hiện đối với các dự án có quy mô từ trung
bình trở lên.

- Tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hóa, cung cấp
thông tin và các báo cáo ngược lại trên mạng online cho tất cả các chi nhánh
NHTM và các phòng ban NHTM TW.
- Kết nối với các hệ thống thông tin khác của NHNN, Bộ thương mại, Bộ
công nghiệp…thu thập thông tin tín dụng toàn ngành Ngân hàng và thông tin
kinh tế khác.
3.2.4. Phát triển mạng lưới
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển theo kịp với sự phát triển kinh tế trên địa
bàn, Chi nhánh cần triển khai ngay việc mở rộng mạng lưới tín dụng theo hai
hướng sau:
- Tại địa bàn đặt các khu công nghiệp như khu CN cao Láng Hoà Lạc, khu đô
thị mới Bắc và Nam An Khánh, khu Chương Mỹ,.. đều cách trụ sở chính của Chi
nhánh 20-30km nhưng chưa có các phòng giao dịch để triển khai các hoạt động
cho vay, phát triển dịch vụ. Do vậy, Chi nhánh cần tiến hành thành lập các phòng
giao dịch tại các địa bàn phù hợp, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
66

×