Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

So Sánh Sơ Khởi 24 Dòng Đậu Nành Lai (Glycine Max) Triển Vọng Tại Trường Đại Học Cần Thơ Vụ Hè Thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.14 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÂM ĐẠI THẾ

SO SÁNH SƠ KHỞI 24 DÒNG ĐẬU NÀNH
LAI (Glycine max) TRIỂN VỌNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2009

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

1


Cần Thơ, 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

SO SÁNH SƠ KHỞI 24 DÒNG ĐẬU NÀNH
LAI (Glycine max) TRIỂN VỌNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2009


Giáo viên hướng dẫn:
Ths Phan Thị Thanh Thủy

Sinh viên thực hiện:
Lâm Đại Thế
MSSV: 3061021
Lớp: NÔNG HỌC K32

Cần Thơ, 2010
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
.............................................................................................................................................

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

SO SÁNH SƠ KHỞI 24 DÒNG ĐẬU NÀNH LAI (Glycine max)
TRIỂN VỌNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2009

Do sinh viên Lâm Đại Thế thực hiện và đề nạp
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày …….tháng …….năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Phan Thị Thanh Thủy


3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
.............................................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài:

SO SÁNH SƠ KHỞI 24 DÒNG ĐẬU NÀNH LAI (Glycine max)
TRIỂN VỌNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ HÈ THU 2009

Do sinh viên Lâm Đại Thế thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng.
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp.........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Chủ tịch Hội Đồng
Cần Thơ, ngày……..tháng …….năm 2010

4



TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên:

Lâm Đại Thế

Ngày sinh:

15/09/1986

Họ và tên cha:

Lâm Thol

Họ và tên mẹ:

Trương Thị Tố Nga

Địa chỉ liên lạc: Trung Bình- Tuân Tức- Thạnh Trị- Sóc Trăng
Quá trình học tập:
1991-1995: Trường Tiểu Học Tuân Tức
1996-2000: Trường Trung Học Cơ Sở Tuân Tức
2001-2004: Trường Phổ Thông Trung Học Cấp III Trần Văn Bảy
2006-2010: Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học, khoá 32, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

5


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết quả thu thập
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình trước
đây.

Tác giả luận văn

Lâm Đại Thế

6


LỜI CẢM TẠ
…………
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn chăm lo cho tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Phan Thị Thanh Thủy, người đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và đã dìu dắt lớp Nông Học khóa 32 của chúng em trong
thời gian học ở trường.
Chân thành biết ơn
Cô Thái Kim Tuyến đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm cho
em trong suốt quá trình làm luận văn này.
Chú Hùng người đã luôn động viên em trong suốt quá trình thực hiện
Quý Thầy Cô, Anh Chị trong Bộ môn Di Truyền Chọn Giống - Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm bổ ích cho chúng em.
Chân thành Cảm ơn.
Toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ đã dìu dắt
và truyền đạt kiến thức quí báu cho em trong suốt thời gian theo học ở trường.

Thân thương gởi về
Các bạn sinh viên Nông Học K32 lời chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống
và các bạn sinh viên trong dãy Kí Túc Xá Dân tộc D2, những người đã cùng tôi sẽ chia
niềm vui, nỗi buồn, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn
này.

7


Lâm Đại Thế

MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Tiểu sử cá nhân
Lời cam đoan
Lời cảm tạ
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Tóm lược

iii
iv
v
vi

viii
xi
x

MỞ ĐẦU
1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI
1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
1.2.1 Giá trị kinh tế
1.2.2 Giá trị sử dụng
1.3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
1.3.1 Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
1.3.2 Giai đoạn sinh trưởng sinh sản
1.4 CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.4.1 Thế Giới
1.4.2 Việt Nam
1.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
8

1
2
2
2
2
3
3
4
5
6
6

6
9


1.6 ĐÁNH GIÁ GIỐNG
1.6.1 Trắc nghiệm sơ khởi
1.6.2 Thử nghiệm đặc biệt ( Khảo nghiệm VCU)
1.6.3 So sánh giống hậu kỳ
1.6.4 Khảo nghiệm quốc gia và khu vực hóa giống
1.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU- NÀNH
1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh
1.7.2 Sâu bệnh
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Giống
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.1.3 Địa điểm thí nghiệm
2.1.4 Thời gian thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Phân tích số liệu
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
3.1.1 Điều kiện khí hậu
3.1.2 Tình hình sâu bệnh
3.1.3 Tình hình cỏ dại
3.1.4 Sự đổ ngã
3.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ NÔNG HỌC

3.2.1 Đặc tính sinh trưởng
3.2.2 Đặc tính nông học
3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
3.3.1 Các thành phần năng suất
3.3.2 Năng suất
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

9

10
11
11
11
11
11
12
14
18
18
18
19
19
19
19
19
19

21
22
23
23
23
24
25
26
26
26
27
31
31
35
37
37
37
38
41


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

1.1
1.2
2.1

3.2

3.3
3.4
3.5
3.6

Tựa Bảng

Trang

Các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây đậu nành
Các giai đoạn sinh trưởng sinh dục của cây đậu nành
Tên và gia hệ của 25 giống/dòng đậu nành thí nghiệm
Tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian tiến hành thí nghiệm tại
thành phố Cần Thơ từ tháng 05 đến 07/2009
Mức độ thiệt hại (cấp) của sâu xanh da láng, bệnh đốm phấn và tính đổ
ngã trên 25 giống/dòng đậu nành
Ngày trổ và ngày chín của 25 giống đậu nành được trồng tại nông
trại khoa Nông Nghiệp, trường ĐHCT vụ Hè Thu 2009
Chiều cao lúc trổ, chiều cao lúc chín và chiều cao đóng trái của 25
giống đậu nành
Số lóng, số cành (cm) của 25 giống đậu nành được trồng tại nông
trại khoa Nông Nghiệp trường ĐHCT trong vụ Hè Thu 2009
Phần trăm trái lép, một hạt, hai hạt, ba hạt của 25 giống đậu nành
Số trái trên cây, số hạt/m2, trọng lượng 100 hạt và năng suất của 25
giống đậu nành.

10

4
5

18 3.1
24
25
27
29
30
33 3.7
35


DANH SÁCH HÌNH

Hình

1
2
3
4

Tựa hình

Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Tương quan giữa chiều cao lúc trổ và chiều cao lúc chín của 25
giống/dòng đậu nành qua 3 lần lặp lại
Tương quan giữa số trái trên cây và trọng lượng 100 hạt của 25
giống/dòng đậu nành qua 3 lần lặp lại
Tương quan giữa trọng lượng 100 hạt và năng suất của 25
giống/dòng đậu nành qua 3 lần lặp lại

11


Trang

20
28
31
34


Lâm Đại Thế, 2010. “So sánh sơ khởi 24 dòng đậu nành lai (Glycine max) triển vọng
tại trường Đại Học Cần Thơ vụ Hè thu 2009”.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn Ths. Phan Thị Thanh Thủy.

TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá các dòng đậu nành lai triển vọng
và chọn ra những dòng có các đặc tính tốt, năng suất cao và ít nhiễm sâu bệnh. Hai
mươi bốn dòng lai ở thế hệ F8 và giống MTĐ 176 sử dụng làm đối chứng đã được trắc
nghiệm trong vụ Hè thu 2009. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn
ngẩu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại. Kết quả cho thấy mặc dù năng suất tất cả các
dòng đều khác biệt không ý nghĩa so với giống MTĐ 176; tuy nhiên, các dòng MTĐ
841-2, MTĐ 841-4, MTĐ 843-3 và MTĐ 843-4 đã có ưu điểm ở một số đặc tính như
thời gian sinh trưởng ngắn, phân cành khá, cho nhiều trái trên cây, tỷ lệ trái ba hạt cao,
cỡ hạt trung bình hoặc lớn, năng suất hạt đạt khá cao.

12


MỞ ĐẦU


Đậu nành [Glycine max (L.) Merrill] là cây công nghiệp ngắn ngày, có hiệu quả
kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu nành được sử dụng rất đa dạng như dùng
trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu hủ, ép thành dầu, làm bánh kẹo, sữa, nước
giải khát, nước chấm,… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn của con người cũng
như gia súc.
Trong những năm gần đây, nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã
tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nhất là cơ cấu cây trồng trên đất ruộng để nâng
cao thu nhập đồng thời cắt được nguồn sâu bệnh gây hại trên lúa. Mô hình trồng đậu
nành được bà con hưởng ứng và nhân rộng không những trồng trong vụ chính Xuân hè,
một số nông dân có điều kiện còn xuống giống cả trong vụ Hè thu muộn và vụ Đông
xuân mục đích để sản xuất đậu nành giống.
Mặt khác, việc đưa đậu nành luân canh với lúa còn là biện pháp tốt để cải tạo đất,
đồng thời tăng thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho
nông thôn. Tuy nhiên, hiện tại diện tích và năng suất đậu nành còn thấp, có thể do
nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất vẫn là giống. Vì so với các cây màu khác thì
đậu nành là cây khá mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.
Do đó, để có thể đáp ứng được yêu cầu về giống đậu nành trong sản xuất đòi hỏi
các nhà chọn giống phải nổ lực nghiên cứu, tuyển chọn ra các giống có nhiều đặc tính
tốt, năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, đồng thời phải thích nghi với điều kiện canh tác
của từng vùng, từng vụ trong năm.
Thí nghiệm “Đánh giá 24 dòng đậu nành lai triển vọng tại trại thực nghiệm trường
Đại Học Cần Thơ trong vụ Hè thu 2009” được thực hiện nhằm mục đích chọn được
giống đậu nành mới, có năng suất cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn để phóng
thích nhằm góp phần làm đa dạng nguồn giống trong sản xuất.

13


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI
Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda (1933) và về sau nhiều nhà khoa học khác
cũng đã thống nhất rằng đậu nành có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (Trung Quốc).
Xuất phát từ một loài đậu nành hoang dại, thân mảnh, dạng dây leo, có tên khoa học là
G. soja Sieb & Zinc (Hymovitz, 1970). Cũng theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản đậu
nành đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó phát triển sang Nhật Bản vào khoảng 200
năm trước Công nguyên. Đến khoảng giữa thế kỷ XVII, đậu nành phát triển sang các
nước Tây Âu và đến mãi thế kỷ XX, đậu nành mới được trồng ở châu Mỹ.
Cây đậu nành thuộc bộ Fabaceae, chi Glycine, với ba chi phụ là Glycine Wild,
Bracteata Verde và Soja. Trong đó, chi phụ Soja là chi quan trọng nhất được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Chi phụ Soja gồm có hai loài Glycine Soja Zucc (đậu
nành hoang) và Glycine max L. Merrill (đậu nành trồng) (Phạm Văn Biên, 1995).
1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
1.2.1 Giá trị kinh tế
Hiện nay việc đưa cây đậu nành luân canh trên đất lúa là một giải pháp tốt giúp
xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, vì vừa giải quyết được việc làm tại chỗ vừa tạo ra
thu nhập tương đối cao. Thêm vào đó, đậu nành còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt,
thân, rễ, lá đậu nành trả lại cho đất 60 – 75 kg N/ha (Mai Quang Vinh, 1996).
Năm 1994, sản lượng bột prôtêin lấy từ đậu nành trên thế giới là 80,3 triệu tấn
chiếm 54,5% so với các loài cây trồng khác (Phạm Văn Biên và ctv. 1996).
Ở nước ta, mặc dù trong nhiều năm qua đã có những nổ lực lớn về phía Nhà Nước,
các nhà khoa học và nông dân, song sản xuất đậu nành ở Việt Nam vẫn còn nhỏ, do
năng suất thấp hơn mong đợi và giá thành sản xuất cao. Vì Việt Nam không có khả
năng ép dầu ở quy mô công nghiệp và đang trải qua sự tăng trưởng mạnh về công nghệ
thực phẩm. Việt Nam đã trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu nành thô lớn
nhất ở Châu Á với lượng nhập khẩu hằng năm trên một triệu tấn.

14



Ở Việt Nam, các công ty dẫn đầu về nhập khẩu bột đậu nành thô bao gồm nhà
máy thức ăn gia súc và các công ty kinh doanh như Nhóm CP của Thái Lan, Cargiil
của Mỹ, Proconco của Việt - Pháp, Uni - President của Đài Loan và các công ty của
Việt Nam (Lái Thiêu, Afiex, Dabaco).
Năm 2004, Argentina là nước cung cấp bột đậu nành thô lớn nhất cho Việt Nam,
với thị phần 55%. Kế đến là Ấn Độ, xuất khẩu khoảng 380 ngàn tấn, chiếm 40%. Các
nước khác cung cấp bột đậu nành cho Việt Nam là Trung Quốc, Brazil và Mỹ. (FAO.
2004).
1.2.2 Giá trị sử dụng
Đậu nành đứng đầu về hàm lượng đạm thực vật, không những hàm lượng đạm cao
mà cả về chất lượng đạm. Đạm đậu nành có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra, đậu
nành còn chứa các chất có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol trong
máu. Chính vì giá trị dinh dưỡng của đậu nành nhiều nhà khoa học đã xem đậu nành
như một chìa khóa để giải quyết nạn thiếu protein trong dinh dưỡng con người. Ở Việt
Nam, nhân dân ta đã có kinh nghiệm chế biến hạt đậu nành thành nhiều món ăn khác
nhau như: sữa đậu nành, đậu hủ, bột đậu nành hoặc dùng qúa trình lên men để chế biến
thành các sản phẩm như tương, chao, sữa chua đậu nành,… để làm tăng giá trị dinh
dưỡng và tỷ lệ hấp thu của thức ăn.
Dầu đậu nành chứa nhiều acid béo không no cần thiết phòng chống bệnh tim mạch
cho người cao tuổi và giúp phát triển tế bào não cho trẻ nhỏ. Ngoài giá trị dinh dưỡng,
đậu nành còn có công dụng để chữa bệnh tiểu đường, suy nhược thần kinh và suy dinh
dưỡng.
1.3 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CÂY ĐẬU NÀNH
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv (1983), tốc độ tăng trưởng của cây đậu nành diễn
ra không đồng đều ở các giai đoạn khác nhau. Trong hai tuần đầu, chiều cao cây tăng
chậm, sau đó chiều cao cây tăng dần cho tới lúc trổ hoa. Trong thời kỳ trổ hoa, chiều
cao cây đạt mức tối đa. Sau đó khi kết thúc trổ hoa thân cây ngưng phát triển chiều cao.
Về mặt tích lũy chất khô, trong 20 ngày đầu, các giống đậu nành chỉ tích lũy được

một lượng chất khô rất nhỏ, bằng khoảng 3,5 – 6,5% lượng chất khô tích lũy của cây.
Sự tích lũy chất khô tăng nhanh sau khi bắt đầu trổ hoa và đạt mức cực đại vào ngày
15


thứ 60 đối với các giống ngắn ngày và ngày thứ 70 đối với các giống có thời gian sinh
trưởng trên 80 ngày.
Sự sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu nành là kết quả của sự tác động của
kiểu gen, điều kiện môi trường và biện pháp canh tác.
Việc thống nhất mô tả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu
nành không những giúp ích cho các nhà nghiên cứu mà còn giúp cho nhà nông hiểu rõ
từng giai đoạn để chăm sóc dễ dàng.
Fehr và Caviness (1977) đã dựa vào những mốc chuyển biến về hình thái, sự hình
thành các cơ quan, đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây đã đề nghị phân các giai đoạn phát triển đậu nành làm hai giai
đoạn chính: giai đoan sinh trưởng sinh dưỡng (vegetative stage) và sinh trưởng sinh
sản (reproductive stage).
1.3.1 Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng:
Bao gồm giai đoạn mọc mầm (VE), giai đoạn tử diệp (VC) và giai đoạn phát triển
các đốt trên thân chính (V1…Vn). Mô tả chi tiết từng giai đoạn được trình bày ở Bảng
1.1 và 1.2.
Bảng 1.1: Các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây đậu nành.
Ký hiệu

Tên gọi

VE

Mọc mầm


VC

Phát triển tử diệp.

Mô tả chi tiết
Tử diệp nhô lên khỏi mặt đất
Các lá đơn xuất hiện giữa hai tử diệp và các bìa của
phiến lá không còn chạm nhau.

V1

Phát triển đốt 1.

Các lá đơn đã phát triển hoàn toàn.

V2

Phát triển đốt 2.

Lá kép đầu tiên đã phát triển và các bìa của phiến lá
không còn chạm nhau.

…..

…..

Vn

Phát triển đốt thứ n


…..
Lá kép thứ n đã phát triển và các bìa của phiến lá
không còn chạm nhau.

16


1.3.2 Giai đoạn sinh trưởng sinh sản
Đậu nành là cây ngày ngắn, sự trổ hoa phụ thuộc vào quang kỳ và nhiệt độ. Điều
này có nghĩa những giống đậu nành ở vùng ôn đới khi du nhập xuống các nước nhiệt
đới (gần đường xích đạo) chúng có khuynh hướng trổ hoa sớm. Ngược lại, nếu đem
các giống đậu nành nhiệt đới lên trồng ở vùng ôn đới vào mùa hè điều kiện ngày dài,
nhiều giống sẽ không trổ hoa.
Bảng 1.2: Các giai đoạn sinh trưởng sinh dục của cây đậu nành.
Ký hiệu

Mô tả chi tiết

Tên gọi

R1

Bắt đầu trổ.

Một hoa đã nở ở bất kỳ đốt nào trên thân chính.

R2

Trổ hoàn toàn.


Hoa trổ tại 1 trong số 2 đốt trên cùng thân chính.

R3

Tượng trái.

Trái dài 5 mm ở 1 trong số 4 đốt trên cùng thân chính.

R4

Trái phát triển.

Trái dài 2 cm ở một trong 4 đốt trên cùng.

R5

Tượng hạt.

Hạt dài 3 mm trong trái.

R6

Hạt phát triển.

Trái chứa hạt xanh đầy trong khoang.

R7

Bắt đầu chín.


Trái có màu vỏ đặc trưng của giống.

R8

Chín hoàn toàn.

Khi 95% trái đạt độ chín.

Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), các thời kỳ phát triển của cây đậu nành được
chia như sau
- Thời kỳ nảy mầm và mọc mầm: bắt đầu từ khi hạt hút nước trương lên, mầm
phôi được phát động sinh trưởng, sau đó mầm mọc lên khỏi mặt đất nhờ sự duỗi ra của
vòng cong của trục dưới lá mầm.
- Thời kỳ cây con: tính từ sau giai đoạn nảy mầm đến khi cây nở hoa đầu tiên.
- Thời kỳ trổ hoa và chín: được chia thành các giai đoạn như sau
+ Giai đoạn R1: hoa bắt đầu nở
+ Giai đoạn R2: hoa nở hai đốt trên cùng
+ Giai đoạn R3: bắt đầu có quả non
+ Giai đoạn R4: quả to nhưng chưa có hạt
+ Giai đoạn R5: quả bắt đầu có hạt
+ Giai đoạn R6: quả mẩy
17


+ Giai đoạn R7: chín sinh lý, hạt đậu nành mới hình thành chứa khoảng 95% ẩm
độ, trong quá trình lớn lên, lượng nước trong hạt giảm dần, sự tích lũy chất khô cũng
như kích thước hạt tăng lên. Khi sự tích lũy chất khô gần hoàn thành, ẩm độ trong hạt
giảm nhanh và đột ngột, trong vài ngày có thể giảm từ hơn 30% xuống còn 20 – 25%,
lúc này toàn bộ lá vàng và có thể rụng đi 50% tổng số lá.
+ Giai đoạn R8: chín khô (chín thu hoạch), tùy điều kiện thời tiết, có thể đậu nành

chín khô ở ruộng, lá rụng hết, quả khô hoàn toàn, độ ẩm trong hạt còn khoảng 14- 15%.
1.4 CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường về đậu nành cũng như để năng suất và phẩm
chất hạt đậu nành thì việc đầu tiên là phải chọn ra những giống thích nghi cho từng
vùng, từng vụ.
1.4.1 Thế giới
Nhiều viện và trung tâm nông nghiệp trên thế giới đã đặt ra nhiều chương trình ưu
tiên trong chọn giống và xây dựng mạng lưới khảo nghiệm bao gồm: Trung tâm nghiên
cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC), chương trình đậu nành quốc tế (INTSOY),
viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (IITA), trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc
tế (ACIAR)
Nhiều hội thảo quốc tế về chọn giống đậu đỗ đã được tổ chức trong thời gian gần
đây: Jakata (Indonexia, 1984), Bangkok (Thái Lan, 1986 – 1987), Toronto (Canada,
1988), California (Mỹ, 1988), Cathmandu (Nepal, 1989).
1.4.2 Việt Nam
Ở nước ta sản xuất đậu nành được phân bố ở các vùng khác nhau. Những vùng
đậu nành lớn là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ, vùng Tây
Nguyên, vùng Đồng Bằng Sông Hồng.
Miền Bắc:
Từ năm 1975 – 1989, Trần Đình Long và ctv đã khảo sát tập đoàn 1430 mẫu giống
đậu nành, lai tạo 30 tổ hợp lai, giới thiệu các giống đậu nành có triển vọng: VX9- 1,
VX9- 2, VX9- 3, MV1, MV2, MV3 (Phạm Văn Biên, 1996).
Theo Nguyễn Danh Đông (1977). Miền Bắc nước ta nhập các giống V70, V90 từ
các tỉnh phía nam Trung Quốc. Các giống V70, Cúc Lục Ngạn, Vân Kiều, Xanh Lơ
18


được xử lý đột biến, qua chọn lọc thu được các giống M103, A9, A75 cho năng suất
cao và thích hợp với điều kiện sinh thái vùng.
Đến 1991, viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam đã phóng thích giống đậu nành

AK03, chọn từ dòng lai G2261 của AVRDC (1988). Giống này có khả năng chịu hạn
và chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất từ 1,55 – 2,34 tấn/ha (Ngô Quang Thắng và ctv,
1993).
Miền Nam:
Từ 1978 đến 1980, trường Đại Học Cần Thơ đã nghiên cứu và đưa ra sản xuất một
số giống đậu nành triển vọng như: MTĐ 10, MTĐ 13, MTĐ 22 và MTĐ 65 (Vương
Đình Trị và ctv, 1980).
Nguyễn Đăng Khoa và ctv. (1984) đã tuyển chọn được ba giống đậu nành có
nguồn gốc từ Nhật: Nhật 17A, Nhật 16 và Nhật 20. Các giống này có thời gian sinh
trưởng 65 – 70 ngày. Trong đó, nổi bật nhất là giống Nhật 17A có tán gọn, thích hợp
để trồng dày.
Từ 1980 đến 1990, trường Đại Học Cần Thơ đã tuyển chọn được bốn giống triển
vọng là MTĐ 229, MTĐ 136, MTĐ 176 và MTĐ 227.
Các kết quả nghiên cứu khoa học được báo cáo năm 1992 cho thấy các giống có
triển vọng là MTĐ 22 và MTĐ 176. Trong đó giống đậu nành MTĐ 176 vẫn đang
được trồng phổ biến ở ĐBSCL (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1993).
Trong những năm tiếp theo, Nguyễn Phước Đằng và Trần Thị Phụng Nga tiến
hành khảo sát 10 giống đậu nành tại Sóc Trăng vụ Xuân hè 1993 -1994 và đã chọn
được giống MTĐ 455-3, đạt năng suất 3,08 tấn/ha. Giống này cũng tỏ ra thích nghi tốt
trong điều kiện canh tác của tỉnh An Giang cùng với giống MTĐ 120 thông qua kết
quả thí nghiệm so sánh giống của Nguyễn Thị Diễm Tuyền (1988) và Trần Văn Nừng
(1994).
Qua trắc nghiệm sơ khởi năng suất của 17 dòng lai đậu nành trong vụ Đông xuân
năm 1994, một số giống đậu nành biểu hiện thành phần năng suất tương đối khá là
MTĐ 455-3, MTĐ 664, MTĐ 524-5, MTĐ 465-9, MTĐ 451, MTĐ 483-9, MTĐ 464-1
và MTĐ 483-9 (Phan Thị Thanh Thủy và ctv, 1994).

19



Theo Huỳnh Thanh Tùng (1996) việc sưu tập, xây dựng tập đoàn giống đậu nành
được thực hiện từ năm 1974. Đến nay, bộ môn Di Truyền Chọn Giống đã sưu tập và
bảo quản được 525 giống/dòng đậu nành trong đó:
- 27% có nguồn gốc từ địa phương miền Bắc và miền Nam Việt Nam
- 59% là giống nhập nội
- 14% là các giống lai ưu tú được lưu trữ làm nguồn vật liệu lai tạo.
Thí nghiệm “So sánh 15 giống dòng đậu nành có triển vọng tại nông trại khu IIĐại Học Cần Thơ, vụ Xuân hè 1995” đã chọn ra các giống cho năng suất khá cao như:
MTĐ 517- 8 (2,02 tấn/ha) và MTĐ 455-2 (2,01 tấn/ha) (Kha Hữu Vinh, 1995). Cũng
với bộ giống trên, các thí nghiệm khác được tiến hành tại Thuận Hưng- Thốt Nốt- Cần
Thơ và thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp đã chọn ra các giống có triển vọng như MTĐ
517- 8, MTĐ 455-3 và MTĐ 483-9. Tuy nhiên, giống MTĐ 176 đã được phóng thích
từ lâu vẫn tỏ ra thích nghi tốt, cho năng suất cao và ổn định. Bên cạnh đó, thí nghiệm
“So sánh 8 giống đậu nành vụ Thu đông tại trại giống Phước Sang, tỉnh Sông Bé” đã
chọn ra được hai giống nổi bật là MTĐ 176 và MTĐ 455. Đặc biệt, giống MTĐ 176 ít
bị thiệt hại năng suất do sâu bệnh tấn công (Võ Công Thành và Trương Trọng Ngôn,
1997).
Nguyễn Châu Thanh Tùng, (2000) đã thực hiện thí nghiệm “Khảo sát 12
giống/dòng đậu nành có triển vọng tại Cần Thơ, Sóc Trăng và Vĩnh Long” đã chọn
được các giống MTĐ 176, MTĐ 514-6, MTĐ 455-3. Đặc biệt các giống này biểu hiện
khả năng thích nghi với vùng có điều kiện thiên nhiên tương đối bất lợi cho sự sinh
trưởng của cây đậu nành như nguồn nước bị nhiễm mặn (Sóc Trăng).
Kết quả tuyển chọn giống đậu nành năng suất cao, phẩm chất tốt ở tỉnh Sóc Trăng
cho thấy trong số 13 giống/dòng đem khảo nghiệm có 3 giống được đánh giá có năng
suất khá cao, (1,87 – 2,29 tấn/ha) là MTĐ 720, MTĐ 176, MTĐ 687.
Thí nghiệm “Khảo sát 13 giống/dòng đậu nành có triển vọng tại Nông trại Trường
Đại Học Cần Thơ vụ Xuân hè và Đông xuân 2002” đã đề nghị sử dụng các giống MTĐ
664, MTĐ 652-5, MTĐ 652-2, MTĐ 652-4 và MTĐ 176 trong vụ Xuân hè và các
giống MTĐ 176, MTĐ 455-2, MTĐ 654-2, MTĐ 661 và MTĐ 664 trong vụ Đông
xuân (Đào Ngọc Trúc, 2002).
20



Tổng kết các thí nghiệm “So sánh 13 giống đậu nành tại Cần Thơ và An Giang
trong vụ Đông xuân và Hè thu 2002-2003” đã kết luận một số giống biểu hiện dạng
hình tốt, cho năng suất cao và ổn định qua hai vụ cho từng địa điểm. Ở Cần Thơ có các
giống MTĐ 676, MTĐ 517-8, MTĐ 652-5, MTĐ 728 và ở An Giang gồm các giống
MTĐ 720, MTĐ 664, MTĐ 670, MTĐ 455-3.
Thí nghiệm “So sánh sơ khởi 9 giống/dòng đậu nành tại trại thực nghiệm Trường
Đại Học Cần Thơ vụ Đông xuân 2004-2005 và Hè thu 2005 đã đề nghị sử dụng các
dòng lai fF8-35, fF8-21, fF8-17 và fF8 trong vụ Đông xuân và MTĐ 176, MTĐ 65 trong
vụ Hè thu (Nguyễn Ngọc Sơn, 2005).
Thí nghiệm “So sánh 12 giống đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) có triển vọng
tại Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ vụ Đông xuân 2005-2006 đã đề nghị sử dụng hai
giống là MTĐ 751 và MTĐ 760-4. (Nguyễn Thanh Tùng, 2006).
1.5 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
Tùy theo mục tiêu tuyển chọn giống mới mà có các quan điểm khác nhau trong
chọn giống đậu nành. Theo Trần Thượng Tuấn (1983) yêu cầu chính đối với giống đậu
nành ở Miền Nam là:
- Chọn các giống sinh trưởng ngắn, khoảng 90 ngày trở lại.
- Chọn giống có khả năng cho năng suất cao và ổn định.
- Chọn giống khỏe không đổ ngã .
- Chọn giống chịu được đất nhiễm phèn nhẹ, nhiễm mặn nhẹ...
- Có khả năng thích nghi tương đối rộng, ít quang cảm để có thể trồng ở nhiều
vùng và mùa vụ khác nhau nhằm giải quyết những khó khăn trong vấn đề hạt giống.
- Ở ĐBSCL, đòi hỏi giống phải chịu được đất phèn nhẹ và có thành phần cơ giới
nặng để trồng được sau vụ lúa.
- Có khả năng chống chịu được với các loài sâu bệnh chính trong vùng.
- Có khả năng tạo nốt sần với dòng vi khuẩn Rhizobium japonicum trong tự nhiên.
- Hạt có hàm lượng đạm cao.
- Giống chậm mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản.

Theo Trần Đình Long (1997) chiến lược chọn tạo giống đậu nành cho các tỉnh
miền Bắc bao gồm các chỉ tiêu:
21


- Các giống chống chịu khá với sâu bệnh hại.
- Giống có phẩm chất hạt tốt trọng lượng 100 hạt 250- 350g, màu vàng sáng, rốn
hạt trắng.
- Giống chịu nóng, chịu lạnh, chịu hạn và tìm giống chịu mát để trồng xen.
- Chọn giống có khả năng cố định đạm cao, năng suất và chất lượng tốt.
Bên cạnh quan điểm của các nhà chọn giống, theo người dân trồng đậu nành thì
một giống đậu nành lý tưởng thì phải có các tiêu chuẩn sau:
- Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, hạt có màu vàng sáng.
- Kích thước hạt trung bình hoặc to.
- Chín tập trung, rụng hết lá khi chín và không đổ ngã.
Theo Nguyễn Danh Đông (1977), tiêu chuẩn để chọn giống đậu nành tốt là:
- Năng suất cao và ổn định.
- Phẩm chất tốt và tỷ lệ đạm cao.
- Thời gian sinh trưởng phù hợp với chế độ luân canh của vùng.
- Cây có chiều cao vừa phải, đốt ngắn, tán cây gọn để có thể tăng mật độ.
- Chiều cao đóng trái thấp nhất phải từ 7 – 8 cm.
Ngoài những yêu cầu trên cũng cần chú ý đến một số tiêu chuẩn sau:
- Hạt có màu vàng sáng.
- Kích thước hạt trung bình (trọng lượng 100 hạt từ 15 – 19g).
- Chín tập trung, rụng lá khi chín và không đổ ngã (Nguyễn Châu Thanh Tùng,
2000).
1.6 ĐÁNH GIÁ GIỐNG
Khâu quan trọng trong chương trình chọn tạo giống là tổ chức mạng lưới đánh giá
giống quốc gia và sơ đồ phóng thích giống.
Các giống cây trồng mới được chọn tạo, nhập nội và bình tuyển có triển vọng

trước khi khu vực hóa hoặc đưa vào sản xuất đều phải trải qua nhiều bước kiểm tra,
đánh giá với những mức độ khác nhau gồm (1) trắc nghiệm sơ khởi, (2) các thử
nghiệm đặc biệt (khảo nghiệm VCU), (3) so sánh giống hậu kỳ, (4) khảo nghiệm giống
quốc gia, (5) khu vực hóa giống và (6) sản xuất thử.
22


1.6.1 Trắc nghiệm sơ khởi
Các giống/dòng triển vọng được trắc nghiệm trong những lô có lặp lại ở một vài
địa điểm, ít nhất qua hai vụ để xác định giá trị nông học của chúng.
1.6.2 Thử nghiệm đặc biệt (Khảo nghiệm VCU)
Là quá trình đánh giá giá trị canh tác và sử dụng (Value of Cultivation and Use)
của giống mới theo Quy phạm khảo nghiệm VCU đối với từng loài cây trồng. Giá trị
canh tác và sử dụng của giống mới là các đặc tính liên quan đến năng suất, chất lượng,
tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi của ngoại cảnh (phèn, mặn, úng, hạn,
lạnh,...), khả năng sản xuất hạt giống,...
1.6.3 So sánh giống hậu kỳ
Trong thí nghiệm này người ta đánh giá các giống/dòng tốt nhất được rút ra từ thí
nghiệm so sánh giống sơ khởi và các thử nghiệm đặc biệt. Mục đích của các so sánh
này là để xác định tính thích nghi của giống theo vùng và mùa vụ. Do đó, cần thực hiện
thí nghiệm ở nhiều địa điểm khác nhau trong nước và ít nhất qua bốn vụ. Số liệu của
các trắc nghiệm này là nền tảng để khuyến cáo giống về tính thích nghi.
1.6.4 Khảo nghiệm quốc gia và khu vực hóa giống
Các giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà phải được khảo nghiệm và công
nhận để đưa vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh. Khảo
nghiệm giống quốc gia là hình thức khảo nghiệm do các cơ quan khảo nghiệm được Bộ
Nông Nghiệp và PTNT công nhận và chỉ định. Kết luận của các cơ quan này dựa trên
cơ sở các thí nghiệm của mạng lưới đánh giá và khu vực hóa giống quốc gia được phân
bố khắp các vùng sinh thái chủ yếu trong nước. Công việc đánh giá hoàn toàn độc lập
với các cơ quan chọn giống nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả thu được để có

thể xác định chính xác những giống tốt nhất và phổ biến ra sản xuất.
1.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT ĐẬU NÀNH
Cây đậu nành có tính thích nghi khác nhau với từng vùng sản xuất và từng vụ
trong năm. Vấn đề chủ yếu là làm như thế nào đưa ra sản xuất những giống đậu nành
mới có năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện sinh thái từng vùng. Muốn
23


được như vậy nhà chọn giống phải xác định được những yêu cầu cụ thể của một giống
đậu nành, thời gian sinh trưởng thích hợp cho từng vùng sản xuất, có khả năng chống
chịu sâu bệnh, thích hợp với tiêu thụ nội địa và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh luôn là nguyên nhân quan trọng làm giới hạn năng suất của tất
cả các loại cây trồng. Độ dài của các giai đoạn sinh trưởng và cả chu kỳ sinh trưởng
của cây chẳng những phụ thuộc vào đặc điểm của giống mà còn chịu ảnh hưởng của
các yếu tố ngoại cảnh như điều kiện ánh sáng, đất đai, nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng,...
Giống chỉ phát huy hết tiềm năng năng suất khi các điều kiện môi trường tương đối
thuận lợi ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Những bất lợi của môi trường
xảy ra trong giai đoạn đầu sẽ kiềm hãm sự tăng trưởng của cây và diện tích lá dẫn đến
sự hạn chế về quang hợp. Nếu điều kiện bất lợi của môi trường xảy ra ở giai đoạn sau
sẽ làm giảm số trái trên cây, số hạt trên trái cũng như kích thước hạt nên dẫn đến sự
giảm sút năng suất (Trần Thượng Tuấn và ctv, 1983).
Các yếu tố ngoại cảnh tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành
cụ thể là:
 Đất đai
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv (1983), cây đậu nành có thể trồng trên nhiều loại
đất khác nhau, từ vùng ôn đới đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở cả Bắc và Nam
bán cầu. Tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là đất tơi xốp, phì nhiêu, pH trong khoảng 5,8 6,5. Ở ĐBSCL, đa số là đất ruộng, chứa nhiều sét, ít nhiều phèn và có pH thấp; do đó
cần bón vôi để gia tăng năng suất (Lê Ngọc Cường và ctv, 1990).
Board và Caldwell (1991), trắc nghiệm khả năng phản ứng của các giống đậu nành

trên đất có pH thấp đã kết luận rằng khi đi từ môi trường có pH = 6,4 sang môi trường
pH = 5,2 thì năng suất toàn phần giảm đến 25%. Bên cạnh đó, các tác giả còn kết luận
rằng trong môi trường đất acid hàm lượng N trong cây giảm 20% và khả năng hấp thu
N của cây giảm 37%. Với các giống khác nhau sẽ có khả năng thích ứng với các độ pH
khác nhau.

24


 Nhiệt độ
Đậu nành là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn của cây là 2400 0C. Ở các tỉnh phía
Nam có tổng tích ôn trên 3000 0C, thỏa mãn yêu cầu của cây đậu nành. Trong thời gian
cây đang sinh trưởng phát triển mạnh yêu cầu nhiệt độ ngày và đêm không chênh lệch
nhau quá nhiều, nhiệt độ ban đêm không dưới 17 0C thì cây sinh trưởng tốt. Độ nhiệt
tối hảo trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng là 20 – 28 0C, thời kỳ ra hoa nhiệt độ
thích hợp là 22 – 28 0C. Nhiệt độ liên tục nhiều ngày dưới 24 0C trước khi cây ra hoa
thì cây ra hoa chậm hơn 5 – 7 ngày (Garner và Allard, 1930).
Theo Lê Độ Hoàng và ctv (1977) nguyên nhân chính làm cho cây đậu nành năng
suất thấp là hậu quả của việc thay đổi nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí và ẩm độ
trong đất gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Theo Trần Thượng Tuấn (1983), nhiệt độ thích hợp nhất để hình thành mầm hoa là
khoảng 24 0C, nhiệt độ cao trên 28 0C có tác dụng đẩy nhanh sự trổ hoa. Ở các tỉnh
phía Nam, sự chênh lệch giữa các mùa vụ trong năm không lớn. Vì vậy ảnh hưởng của
nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành khó thấy.
 Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây chủ yếu qua quang hợp. Đậu nành
thuộc cây ngày ngắn; tuy nhiên, ngày nay nó phân bố rộng khắp thế giới với những
giống có phản ứng rất khác nhau với quang kỳ.
Trong điều kiện miền Nam nước ta, các giống ít quang cảm và không quang cảm
tỏ ra thích hợp hơn vì chúng có khả năng thích nghi rộng và trồng được nhiều mùa vụ

khác nhau (Trần Thượng Tuấn, 1983).
Theo kết quả thí nghiệm của Lê Hoàng Độ và Nguyễn Uyển Tâm (1977), cây đậu
nành sẽ kéo dài thời gian trổ hoa và thời gian sinh trưởng khi bị xử lý chiếu sáng trong
giai đoạn 30 ngày đầu của chu kỳ sinh trưởng. Sau giai đoạn này hầu như không bị ảnh
hưởng bởi quang kỳ.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv (1983), ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian sinh
trưởng và phát triển của cây đậu nành. Khi chuyển các giống đậu nành quang cảm từ
điều kiện ngày dài sang điều kiện ngày ngắn thì thời gian sinh trưởng từ mọc mầm đến
khi trổ hoa sẽ bị rút ngắn lại và ngược lại. Vì vậy, khi trồng các giống quang cảm trong
25


×