Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.34 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------o0o---------------

NGUYỄN HỮU NĂNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đình Phương


2

NGHỆ AN - NĂM 2012
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất quan
tâm là làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, làm cho
giáo dục – đào tạo thực sự trở thành động lực, mục tiêu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển.
Đổi mới quản lý giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là một công tác vừa
mang tầm chiến lược, vừa là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục đại học. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ
2 khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Quản lý
giáo dục là khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”. Quan điểm này


được cụ thể hóa trong chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Sau 26 năm đổi mới và 9
năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010, giáo dục đại học Việt
Nam đã phát triển rõ rệt về quy mơ, đa dạng về loại hình và các hình thức đào tạo,
bước đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình và quy trình đào tạo, huy
động được nhiều nguồn lực và tăng cường mạnh mẽ hợp tác quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu trên, giáo dục đại học Việt Nam còn bộc lộ nhiều
hạn chế và yếu kém: chất lượng đào tạo nhìn chung cịn thấp, chương trình đào tạo và
phương pháp đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí
nghiệm, cơ sở thực hành thiếu thốn, nghèo nàn, đào tạo với nghiên cứu khoa học
trong nhà trường thiếu sự gắn kết, đặc biệt phương pháp quản lý trong nhà trường
kém hiệu quả, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý - giảng viên còn hạn
chế, …. Tại thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 Thông báo kết luận của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Bộ Chính trị nhận định “chính cơng tác


3

quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém
khác”. Kết luận của Bộ Chính trị cũng đã khẳng định: để đáp ứng u cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự
nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, tồn diện và mạnh mẽ.
Hiện nay, cơng tác quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ

×