Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hoạt động của khí nén

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.81 KB, 5 trang )

Câu 4:
• Hoạt động của hệ thống khí nén:
- Van trượt đảo chiều 3/2 0S có tác dụng đóng mở nguồn khí cung cấp cho hệ thống
khí nén. Khi tác động vào đầu Z(a) thì sẽ có nguồn khí qua còn nếu nhấn vào đầu
Y(b) thì van sẽ không cho dòng khí đi qua.
- Ban đầu, vị trí của các phần tử trong hệ thống khí nén như hình vẽ. Đầu của trục
pittong chạm vào cữ chặn của van 1S2, van 1S2 ở trạng thái a, cửa 2 thông với cửa
1 nối với nguồn khí nén, dòng khí này đi qua van 1S2 sẽ tới cổng logic AND.
- Khi nhấn nút ấn 1S1, nút nhấn sẽ chuyển sang trạng thái a, có dòng khí đi qua nút
nhấn 1S1 tới cổng logic AND, kết hợp với dòng khí nén đi qua van 1S2 => cổng
AND sẽ mở, cho dòng khí đi qua tác động lên van 1V2, làm đảo trạng thái của 1V2
từ b sang a, cửa 1 thông với cửa 4 nối với nguồn khí, cửa 2 thông với cửa xả 3 =>
có dòng khí đi qua cửa 1,4 của van 1V2 tới xilanh, tác động làm pittong dịch
chuyển đi ra, khí xả theo cửa 2,3 của 1V2 ra ngoài.
- Nhưng khi pittong vừa dịch chuyển sang phải, đầu của trục trượt khỏi cữ chặn của
van 1S2, van 1S2 sẽ trở về trạng thái b, không cho dòng khí đi qua => không có
dòng khí tác động đến 1V2, van 1V2 sẽ trở về trạng thái b, cửa 1 thông với cửa 2
nối với nguồn khí, cửa 4 thông với cửa 5, cửa 3 bị khóa. Dòng khí vừa đi ra khỏi
van 1V2 sẽ đi tới xilanh, làm cho pittong di chuyển trở về, khí sẽ được xả qua cửa
4, cửa 5 của van 1V2 ra ngoài.
• Như vậy, quá trình chuyển động của pittong được tóm tắt như sau: Khi nhấn vào đầu
Z(a) của van 0S, có dòng khí cung cấp cho hệ thống khí nén, khi nhấn vào van 1S1, van
1S1 sẽ cho dòng khí đi qua, tới cổng AND, kết hợp với dòng đi ra từ 1S2 => cổng
AND sẽ cho dòng đi qua tác động làm đổi trạng thái của van 1V2, van 1V2 sẽ cho dòng
khí đi qua và tác động làm cho pittong chuyển từ trái sang phải, nhưng gần như ngay
lập tức sẽ trở về vị trí ban đầu.
Câu 5:
• Hoạt động của hệ thống khí nén :
- Van trượt đảo chiều 3/2 0S có tác dụng đóng mở nguồn khí cung cấp cho hệ thống
khí nén. Khi tác động vào đầu Z(a) thì sẽ có nguồn khí qua còn nếu nhấn vào đầu
Y(b) thì van sẽ không cho dòng khí đi qua.


- Ban đầu van đảo chiều 1V2 ở trạng thái b, khi mở nguồn khí P => sẽ có dòng khí
nén đi qua cửa 1 tới cửa 2 của van 1V2, làm cho pittong dịch chuyển sang trái và có
vị trí như hình vẽ.
- Khi nhấn nút ấn 3/2 1S1 hoặc 1S2 sẽ có dòng khí đi qua cổng logic OR, tác động
làm cho van đảo chiều 5/2 1V2 đảo trạng thái, từ trạng thái b sang trạng thái a, cửa
1 thông với cửa 4, nối với nguồn khí, cửa 2 thông với cửa xả 3 => làm cho pittong
dịch chuyển từ trái sang phải, khí xả qua cửa 2,3 của van 1V2 ra ngoài.
- Khi nhả cả 2 nút nhấn 1S1 và 1S2 thì cả hai van này đều ở trạng thái b, không cho
dòng khí đi qua van => không có dòng khí qua cổng logic OR tác động lên van
1V2, do đó van 1V2 sẽ trở về trạng thái b ban đầu, cửa 1 thông với cửa 2 nối với
nguồn khí nén, cửa 4 thông với cửa 5, dòng khí nén này sẽ tới xilanh, tác động làm
cho pittong chuyển động sang trái.
Câu 6:
• Hoạt động của hệ thống khí nén :
- Van trượt đảo chiều 3/2 0S có tác dụng đóng mở nguồn khí cung cấp cho hệ thống
khí nén. Khi tác động vào đầu Z(a) thì sẽ có nguồn khí qua còn nếu nhấn vào đầu
Y(b) thì van sẽ không cho dòng khí đi qua.
- Giả sử ban đầu van đảo chiều 1V1 ở trạng thái b, khi đó dòng khí nén sẽ đi qua cửa
1 tới cửa 2, làm cho pittong dịch chuyển sang trái và có vị trí như hình vẽ.
- Khi nhấn nút ấn 3/2 1S1, van 1S1 sẽ chuyển trạng thái, dòng khí sẽ đi qua cửa 1 tới
cửa 2, tác động lên van 1V1 làm đảo trạng thái của van từ b sang a, cửa 1 nối với
cửa 4, cửa 3 nối với cửa 2, dòng khí nén sẽ đi qua cửa 1,4 tới xilanh, làm cho
pittong di chuyển từ trái sang phải, khí sẽ được xả ra ngoài thông qua van điều
chỉnh tiết lưu 1V3 và cửa 2,3 của van 1V1. Bằng cách điều chỉnh lưu lượng khí qua
van tiết lưu 1V3 ta có thể điều chỉnh được tốc độ đi ra của pittong.
- Khi nhấn nút ấn 3/2 1S2, van 1S2 sẽ chuyển trạng thái, dòng khí sẽ đi qua cửa 1 tới
cửa 2, tác động lên van 1V1 làm đảo trạng thái của van từ a sang b, cửa 2 thông với
cửa 1 nối với nguồn khí, cửa 4 nối với cửa 3, dòng khí nén sẽ đi qua cửa 1,2 tới
xilanh, làm cho pittong di chuyển từ phải sang trái, khí sẽ được xả ra ngoài thông
qua van điều chỉnh tiết lưu 1V2 và cửa 3,4 của van 1V1. Bằng cách điều chỉnh lưu

lượng khí qua van tiết lưu 1V2 ta có thể điều chỉnh được tốc độ trở về của pittong.
Câu 7:
• Hoạt động của hệ thống khí nén :
- Van trượt đảo chiều 3/2 0S có tác dụng đóng mở nguồn khí cung cấp cho hệ thống
khí nén. Khi tác động vào đầu Z(a) thì sẽ có nguồn khí qua còn nếu nhấn vào đầu
Y(b) thì van sẽ không cho dòng khí đi qua.
- Giả sử ban đầu van đảo chiều 1V2 ở trạng thái b, khi đó dòng khí nén sẽ đi qua cửa
1 tới cửa 2, làm cho pittong dịch chuyển sang trái và có vị trí như hình vẽ.
- Khi nhấn nút ấn 3/2 1S1, van 1S1 sẽ chuyển trạng thái, dòng khí sẽ đi qua cửa 1 tới
cửa 2, tác động lên van 1V2 làm đảo trạng thái của van từ b sang a, cửa 1 nối với
cửa 4, cửa 3 nối với cửa 2, cửa 5 bị khóa, dòng khí nén sẽ đi qua cửa1,4 tới xilanh,
làm cho pittong di chuyển từ trái sang phải, khí xả qua cửa 2,3 ra ngoài.
- Khi pittong ở vị trí ngoài cùng bên phải, dòng khí nén liên tục cung cấp vào sẽ gây
ra một áp suất, tác động làm mở van tràn của van điều chỉnh áp suất => khí nén sẽ
từ nguồn khí sẽ qua cửa xả của van tràn, tác động làm cho van đảo chiều 3/2 của
van 1V1 đảo trạng thái và cho dòng khí từ nguồn khí nén đi qua. Dòng khí này sẽ
tác động làm thay đổi trạng thái của van 1V2 từ b sang a, dòng khí từ nguồn khí sẽ
đi qua cửa 1,2 của van 1V2 tới xilanh, làm cho pittong chuyển động sang trái, khí
xả sẽ theo cửa 4,5 ra ngoài. Khi đó sẽ không có dòng khí nén nào tới van điều chỉnh
áp suất => van 3/2 của van áp suất sẽ trở về trạng thái ban đầu.
Câu 8:
• Hoạt động của hệ thống khí nén:
- Giả sử trạng thái ban đầu của hệ thống như hình vẽ, đầu trục của pittong 1A chạm
vào cữ chặn của van 1S2 nên van 1S2 ở trạng thái a => dòng khí sẽ đi qua cửa 1,2
của van tới cổng logic AND 1V1.
- Khi nhấn nút ấn 3/2 1S1 thì 1S1 sẽ chuyển trạng thái từ b sang a, khi đó cửa 2
thông với cửa 1 nối với nguồn khí, cửa 3 bị khóa, dòng khí sẽ đi qua 1S1 tới cổng
logic 1V1, kết hợp với dòng qua 1S2 => cổng AND sẽ mở cho dòng khí qua, dòng
khí này sẽ tác động làm thay đổi trạng thái của van 1V3 từ b sang a. Khi đó, nguồn
khí sẽ nối với cửa 1 thông với cửa 4 tới xilanh làm cho pittong đi ra, dòng khí xả

thông qua van điều chỉnh tiết lưu 1V5 và cửa 2,3 của van 1V3 ra ngoài. Ta có thế
điều chỉnh tốc độ của pittong thông qua việc điều chỉnh lưu lượng qua van 1V5.
Khi pittong chuyển động từ trái sang phải sẽ trượt khỏi con chặn của van 1S2 =>
van 1S2 sẽ trở về trạng thái b, không cho dòng khí đi qua.
- Khi pittong chạm vào con chặn của van 1S3, van 1S3 sẽ đảo trạng thái cho dòng
khí đi qua tới phần tử trễ 1V2 (rơ le thời gian đóng chậm), sau 1 thời gian van 3/2
của role sẽ chuyển trạng thái cho dòng khí nén đi qua. Ta có thể điều chỉnh thời
gian trễ bằng cách điều chỉnh lưu lượng chảy qua van điều chỉnh tiết lưu của van
1V2. Sau đó, dòng qua role đóng chậm sẽ tác lên van 1V3 làm thay đổi trạng thái từ
a sang b, nguồn khi sẽ đi qua cửa 1,2 của van 1V3 đi tới xilanh, làm cho pittong
chuyển động sang trái,( khi đầu trục của pittong 1A sẽ trượt khỏi cữ chặn của van
1S3 => van 1S3 sẽ trở về trạng thái b, không cho dòng khí đi qua), dòng khí xả sẽ
qua van điều chỉnh tiết lưu 1V4, qua cửa 4,5 của van 1V3 ra ngoài. Ta có thể điều
khiển tốc độc của pittong theo ý muốn bằng cách điều chỉnh ốc vít của van tiết lưu
1V4.
- Khi đầu pittong chạm vào cữ chặn của van 1S2 sẽ làm cho van 1S2 đảo trạng thái
từ b sang a, cho dòng khí qua.
 Kết thúc một chu kỳ hoạt động của hệ thống.
Câu 9:
• Mô tả hoạt động của hệ thống qua sơ đồ trạng thái:
- Khi nhấn nút 1S1 và đầu của trục pittong thứ 2 chạm vào cữ chặn của van đảo
chiều 3/2 2S1 thì pittong 1A sẽ chuyển động từ trái sang phải, khi đầu pittong 1A
chạm vào cữ chặn của van đảo chiều 3/2 2S2 thì pittong 2A sẽ chuyển động từ trái
sang phải, khi đầu pittong 2A chạm vào cữ chặn của van 2S2 thì pittong 1A sẽ lùi
về và chạm cữ chặn của van 1S2, sau đó van 2A sẽ lùi về.
• Phân tích hoạt động của hệ thống khí nén:
- Giả sử, ban đầu các van 1V2, 2V và các xilanh 1A,2A có vị trí như hình vẽ. Đầu
trục pittong 2A chạm vào cữ chặn của van 2S1 làm cho van 2S1 đảo trạng thái từ b
sang a, nguồn khí sẽ được nối thông từ cửa 1 đến cửa 2 của van 2S1 tới cổng logic
AND.

- Đầu trục pittong 1A chạm vào cữ chặn của van 1S2, van 1S2 sẽ đảo trạng thái sang
trạng thái a, và cho dòng khí đi tác động lên van 5/2 2V.
- Khi nhấn nút ấn 1S1, van đảo trạng thái từ b sang a, cửa 1 thông với cửa 2, cửa xả 3
bị khóa, dòng khí sẽ đi qua cửa 1,2 của van 1S1 rồi tới cổng AND. Dòng khí này
kết hợp với dòng khí đến từ van 2S1 sẽ làm thông cổng AND, dòng khí đi qua cổng
AND sẽ tác động làm đảo trạng thái của van 5/2 1V2 từ trạng thái b sang trạng thái
a, khi đó cửa 4 sẽ thông với cửa 1 nối với nguồn khí, cửa 2 thông với cửa 3, cửa 5
bị khóa => Dòng khí đi qua cửa 1,4 của van 1V2 tới xilanh, đẩy pittong đi ra, khí sẽ
được xả thông qua cửa 2 và 3 của van 1V2.
+ Khi pittong 1A chuyển động từ trái sang phải, đầu pittong sẽ trượt khỏi cữ chặn
của van 1S2, van 1S2 sẽ trở về trạng thái b, không cho dòng khí từ nguồn khí qua.
- Khi đầu pittong 1A chạm vào cữ chặn của van 1S3, làm cho van 1S3 chuyển sang
trạng thái a, dòng khí đi qua cửa 1,2 của van 1S3 tới tác động và đổi trạng thái của
van 2V từ b sang a, khi đó cửa 1 thông với cửa 4 nối với nguồn khí, cửa 2 thông với
cửa xả 3, cửa 5 bị khóa => dòng khí sẽ đi qua cửa 1,4 của van 2V tới xilanh, đẩy
pittong 2A sang phải.
+ Khi pittong 2A chuyển động từ trái sang phải, đầu pittong sẽ trượt khỏi cữ chặn
của van 2S1, van 2S1 sẽ trở về trạng thái b, không cho dòng khí từ nguồn khí qua.
- Khi đầu pittong 2A chạm vào cữ chặn của van 2S2, làm cho van 2S2 chuyển sang
trạng thái a, dòng khí đi qua cửa 1,2 của van 2S2 tới tác động và đổi trạng thái của
van 1V2 từ a sang b, khi đó cửa 1 thông với cửa 2 nối với nguồn khí, cửa 4 thông
với cửa xả 5, cửa 3 bị khóa => dòng khí sẽ đi qua cửa 1,2 của van 1V2 tới xilanh,
đẩy pittong 1A sang trái.
- Khi đầu pittong 1A chạm vào cữ chặn của van 1S2, làm cho van 1S2 chuyển sang
trạng thái a, dòng khí đi qua cửa 1,2 của van 1S2 tới tác động và đổi trạng thái của
van 2V từ a sang b, khi đó cửa 1 thông với cửa 2 nối với nguồn khí, cửa 4 thông với
cửa xả 5, cửa 3 bị khóa => dòng khí sẽ đi qua cửa 1,2 của van 2V tới xilanh, đẩy
pittong 1A sang trái, chạm vào cữ chặn 2S1 => van 2S1 sẽ đảo trạng thái, cho dòng
khí đi qua.
- Kết thúc một chu kỳ hoạt động của hệ thống khi pittong 2V chạm vào cữ chặn 2S1.

Câu 10:
• Mô tả hoạt động hệ thống của biểu đồ trạng thái:
- Khi nhấn nút START và đồng thời điều kiện đầu của pittong 1A ở vị trí 1B1,
pittong 2A ở vị trí 2B1 thì pittong 1A sẽ chuyển động từ trái sang phải, khi đầu của
pittong đến vị trí 1B2 thì sẽ tác động làm pittong 2A đi ra, khi đầu pittong 2A ở vị
trí 2B2 thì pittong 1A sẽ chuyển động từ trái sang phải, và khi đầu của pittong 1A ở
vị trí 1B1 thì sẽ tác động để pittong 2A đi từ phải về trái.
• Phân tích sự hoạt động của hệ thống khí nén:
- Tại thời điểm ban đầu, pittong 1A,2A ở các vị trí tương ứng 1B1, 2B1 sẽ hút các
tiếp điểm 1B1,2B1 do đó các cuộn hút K1,K3 sẽ có điện => tiếp điểm K1 ở các
nhánh 6,10, tiếp điểm K3 ở nhánh 6 sẽ đóng lại.
- Khi nhấn S5 (start) cuộn hút S5 có điện, sẽ hút tiếp điểm thường mở K5, do đó
cuộn hút K6 có điện, hút tiếp điểm K6 ở nhánh 7 => dòng điện sẽ đi qua cuộn cảm
ứng 1Y1 của van đảo chiều 1V. Khi cuộn cảm ứng 1Y1 có điện thì van 1V sẽ
chuyển trạng thái từ b sang a, cửa 4 nối với cửa 1 nối với nguồn khí nén, của 2
thông với cửa xả 3, cửa 5 bị khóa, dòng khí sẽ đi qua cửa 1,4 của van 1V tới xilanh
=> làm cho pittong 1A dịch chuyển từ trái sang phải. Khi chuyển động từ trái sang
phải, tiếp điểm 1B1 sẽ bị mở ra, cuộn hút K1 sẽ mất điện, tiếp điểm K1 ở nhánh 6
và 10 đang đóng sẽ mở ra => cuộn hút K6 sẽ mất điện, tiếp điểm K6 ở nhánh 7
đang đóng sẽ mở ra, do đó cuộn cảm ứng 1Y1 sẽ mất điện, nhưng do van 1V là
phần tử có nhớ nên không bị thay đổi trạng thái. Hoặc khi nhả nút ấn START (S5)
cũng làm cho 1Y1 mất điện.
- Khi đầu của pittong 1A đến vị trí 1B2, nam châm ở đầu pittong sẽ hút tiếp điểm
thường mở 1B2, do đó cuộn hút K2 ở nhánh 2 có điện, tiếp điểm tương ứng K2 ở
nhánh 8 đóng lại cho dòng điện chạy qua, tới cuộn cảm ứng 2Y1 của van 2V =>
làm thay đổi trạng thái của van 2V, sang trạng thái a, cửa 4 nối với cửa 1 nối với
nguồn khí nén, của 2 thông với cửa xả 3, cửa 5 bị khóa, dòng khí sẽ đi qua cửa 1,4
của van 2V tới xilanh => làm cho pittong 2A dịch chuyển từ trái sang phải. Khi
chuyển động từ trái sang phải, tiếp điểm 2B1 sẽ bị mở ra, cuộn hút K3 sẽ mất điện,
tiếp điểm K3 đang đóng sẽ mở ra.

- Khi đầu của pittong 2A đến vị trí 2B2, nam châm ở đầu pittong sẽ hút tiếp điểm
thường mở 2B2, do đó cuộn hút K4 ở nhánh 4 có điện, tiếp điểm tương ứng K4 ở
nhánh 9 đóng lại cho dòng điện chạy qua, tới cuộn cảm ứng 1Y2 của van 1V =>
làm thay đổi trạng thái của van 1V, sang trạng thái b, cửa 2 nối với cửa 1 nối với
nguồn khí nén, của 4 thông với cửa xả 5, cửa 3 bị khóa, dòng khí sẽ đi qua cửa 1,2
của van 1V tới xilanh => làm cho pittong 1A dịch chuyển từ phải sang trái. Khi
chuyển động từ phải sang trái, tiếp điểm 1B2 sẽ bị mở ra, cuộn hút K2 sẽ mất điện,
tiếp điểm K2 đang đóng sẽ mở ra=> cuộn cảm ứng 2Y1 của van 2V sẽ mất điện.
Khi đầu của pittong 1A đến vị trí 1B1, tiếp điểm 1B1 sẽ đóng lại => cuộn hút K1 sẽ
có điện, tiếp điểm K1 ở nhánh 6,10 đang mở sẽ đóng lại, do đó sẽ có dòng điện
chạy qua cuộn cảm ứng 2Y2 của van 2V=> van 2V đang ở trạng thái b sẽ chuyển
sang trạng thái b, cửa 2 nối với cửa 1 nối với nguồn khí nén, của 4 thông với cửa xả
5, cửa 3 bị khóa, dòng khí sẽ đi qua cửa 1,2 của van 2V tới xilanh => làm cho
pittong 2A dịch chuyển từ phải sang trái. Khi đầu của pittong 2A tới vị trí 2B1, tiếp
điểm 2B1 đang mở sẽ đóng lại, cuộn hút K3 sẽ có điện, tiếp điểm K3 đang mở sẽ
đóng lại.
- Kết thúc chu kỳ hoạt động của hệ thống khi đầu của van 2V ở vị trí 2B1.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×