Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu, thu nhận protein từ sinh khối rong nước lợ (chaetomorpha sp ) để ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.82 KB, 28 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Bạch Ngọc Minh

NGHIÊN CỨU, THU NHẬN PROTEIN TỪ SINH KHỐI
RONG NƯỚC LỢ (Chaetomorpha sp.) ĐỂ ỨNG DỤNG
TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã sỗ: 9 42 02 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – 2020


1

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công
nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Hoàng Kim Anh


Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TSKH Ngô Kế Sương

Phản biện 1: …
Phản biện 2: …
Phản biện 3: ….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến
sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi …
giờ ..’, ngày … tháng … năm 201….

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay một số loài rong (như Chaetomorpha sp.,) đang mọc tự
nhiên trong khắp các ao hồ nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Sau khi thu hoạch tôm, rong bị vớt ra khỏi ao và để thành
đống, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, các thành phần trong rong có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.
Việc nghiên cứu và thu nhận các sản phẩm có giá trị từ rong sẽ tận
dụng nguyên liệu sẵn có để tạo ra các giá trị gia tăng đồng thời giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương. Đặc biệt, protein
trong rong có thành phần acid amin cân đối và hàm lượng các acid
amin thiết yếu khá cao. Các loại protein thực vật cũng có nhiều tính
chất chức năng tốt khiến chúng được sử dụng rộng rãi trong các sản

phẩm thực phẩm chế biến. Ngoài ra, một số loại protein từ rong cũng
thể hiện các tính chất sinh học như khả năng kháng khuẩn, kháng oxy
hóa. Nghiên cứu thu nhận protein từ rong mở ra cơ hội sử dụng nguồn
đạm thực vật để thay thế nguồn đạm từ động vật trong thực phẩm.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu quá trình thu nhận protein concentrate từ sinh khối
rong Chaetomorpha sp. Khảo sát các tính chất sinh học, tính chất chức
năng và giá trị dinh dưỡng của protein concentrate từ rong để có thể
ứng dụng vào thực phẩm.
3. Tính mới và ý nghĩa của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thu nhận chế phẩm protein concentrate
từ rong Chaetomorpha sp., nguồn nguyên liệu mới chưa được khai
thác trong nước và trên thế giới. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử
dụng kỹ thuật siêu âm kết hợp với một loại cellulase mới để thủy phân
thành tế bào rong nhằm tăng cường khả năng trích ly protein. Khác
với các loại cellulase thông thường (có pH tối ưu trong vùng acid),
enzyme cellulase mới hoạt động tốt trong vùng pH từ 6,5-7,5 nên thích


2

hợp sử dụng để hỗ trợ trích ly protein từ sinh khối rong là nhóm protein
tan tốt trong môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ.
Ngoài ra, đề tài có ý nghĩa khoa học khi cung cấp những thông tin
hoàn toàn mới và có hệ thống về các nhóm protein trong rong
Chaetomorpha sp. như thành phần acid amin, các phân đoạn protein
và kích thước phân tử của nhóm protein tan trong nước và tan trong
kiềm; các đặc điểm về hình thái, cũng như khả năng kháng khuẩn,
kháng oxy hóa, tính chất chức năng, khả năng tiêu hóa trong điều kiện
in vitro và in vivo của các chế chế phẩm protein concentrate từ rong

Chaetomorpha sp.
4. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
- Khảo sát quá trình trích ly và tinh sạch protein để thu 2 chế phẩm
protein tan trong nước và tan trong kiềm từ rong Chaetomorpha sp.
- Xác định thành phần acid amin, hình thái và cấu trúc, các tính chất
chức năng, hoạt tính sinh học và giá trị dinh dưỡng của protein
concentrate từ rong.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Rong lục Chaetomorpha sp.
Rong lục thuộc chi Chaetomorpha là các cơ thể đa bào được tạo
thành bởi các tế bào hình trụ, được đặc trưng bởi các sợi không phân
nhánh.
Ngành : Chlorophyta
Lớp
: Ulvophyceae
Bộ
: Cladophorales
Họ
: Cladophoraceae
Chi
: Chaetomorpha
Có khoảng 50 loài Chaetomorpha hiện được công nhận dựa trên
một số đặc điểm hình thái, chẳng hạn như hình thức tăng trưởng, kích


3

thước tế bào và hình dạng của các tế bào đính kèm (Leliaert, Frederik
và cộng sự 2011).
1.2. Protein từ rong

Hàm lượng protein trong rong có sự khác nhau tùy theo loài. Kết quả
khảo sát của Kumar (2010) trên 18 loài rong biển khác nhau thuộc 3
ngành Chlorophyta, Phaeophyta, Rhodophyta tại Ấn Độ cho thấy hàm
lượng protein thay đổi từ 10 – 35%. Hàm lượng protein trong rong còn
bị ảnh hưởng bởi chu kỳ mùa trong năm. Theo Fleurence (1999), hàm
lượng protein của rong P. palmate dao động từ 9 – 25% theo mùa với
lượng protein cao nhất thu được trong các tháng mùa xuân và mùa đông.
Đối với rong lục Ulva lactuca, tháng thu nhận protein cao nhất là tháng
tám với 32,7% protein trên trọng lượng khô (Fattah và Sarry,1987).
Protein từ rong có đầy đủ các thành phần acid amin thiết yếu với tỷ
lệ cân đối hơn nhiều so với các loại protein từ thực vật trên cạn. Protein
từ rong cũng rất giàu acid aspartic và acid glutamic. Đáng chú ý là
lysine được biết đến với nồng độ tương đối thấp trong các nguồn
protein thực vật nhưng lại rất dồi dào trong trong rong. Chính vì thế,
protein từ rong có thể được sử dụng như một nguồn dinh dưỡng có giá
trị trong chế độ ăn uống của con người.
Các loại protein có giá trị thu nhận từ rong bao gồm lectin và
phycobiliprotein. Bên cạnh đó, chế phẩm protein concentrate và
protein isolate từ rong cũng có triển vọng sử dụng trong thực phẩm để
thay thế cho protein động vật do có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh
tim mạch (Lammi và cộng sự, 2019).
1.3. Thu nhận protein từ rong
Tác nhân chủ yếu được sử dụng để trích ly protein từ rong là dung
môi kiềm. Tuy nhiên, việc trích ly protein bị hạn chế bởi các
polysaccharides trong thành tế bào. Phương án thường được lựa chọn
là sử dụng hệ enzyme thủy phân thành tế bào. Fleurence và cộng sự
(1995) đã nghiên cứu sử dụng các enzyme khác nhau trên các loài rong


4


đỏ, kết quả là hoạt động của các carrageenase và cellulase đã giúp hiệu
quả thu nhận protein tăng 10 lần. Ngoài ra sử dụng sóng siêu âm để
trích ly các thành phần protein, carbohydrate… từ rong cũng được
nghiên cứu nhiều.
Trong số các phương pháp trích ly mới hiện nay, có thể kể đến
phương pháp SFE sử dụng CO2 siêu tới hạn và phương pháp PLE sử
dụng dung môi lỏng ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao để tách các
chất có khả năng kháng khuẩn, kháng ung thư và kháng oxi hóa từ
rong S.pallidum và H.elongate (Fitzgeral 2011).
Sau khi nhận được dịch chiết protein thô, nhiều phương pháp khác
nhau được sử dụng để tinh sạch protein. Trong nhóm các phương pháp
truyền thống có phương pháp kết tủa bằng các tác nhân như dung môi
hữu cơ, muối trung tính, kết tủa tại điểm đẳng điện... Protein sau đó
được tiếp tục tinh sạch bằng các phương pháp hiện đại như thẩm tích,
lọc màng, sắc kí lọc gel, sắc kí trao đổi ion, sắc kí ái lực… để thu được
sản phẩm có độ tinh sạch cao hơn.
1.4. Các tính chất của chế phẩm protein concentrate
Chế phẩm protein concentrate được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
thành phần và hàm lượng acid amin, hình thái và cấu trúc, tính chất chức
năng và giá trị dinh dưỡng để có thể sử dụng trong công nghiệp thực
phẩm. Bên cạnh đó, một số tính chất sinh học đặc biệt của chế phẩm
protein cũng được xác định nhằm đánh giá triển vọng ứng dụng của
nguồn protein mới trong các lĩnh vực khác.


5

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu nghiên cứu

Rong Chaetomorpha sp. được thu nhận sau 15 – 20 ngày phát triển,
được thu tại các ao nuôi tôm quảng canh tại huyện Giá Rai, Bạc Liêu.
Rong được vận chuyển trong thùng xốp trong ngày đến phòng thí
nghiệm. Rong được rửa để loại tạp chất, sau đó phơi khô, xay nhỏ và
sấy tới độ ẩm 5%, bảo quản trong bình hút ẩm ở nhiệt độ phòng.
Enzyme
Cellulase của hãng Genecor (Mỹ), tên thương mại là Crestone
Conc. có khả năng hoạt động tốt trong vùng pH trung tính từ 6,0 – 7,5,
nhiệt độ từ 450C – 550C; có hoạt tính 1.100 UI/ml.
2.2. Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ nghiên cứu thể hiện ở hình 2.2
2.3. Bố trí thí nghiệm
2.3.1. Xác định các nhóm protein trong rong
Phương pháp của Hu và Esen (1981) được sử dụng để xác định các
nhóm protein trong rong dựa vào khả năng hòa tan của chúng trong
các dung môi khác nhau.
2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nguyên liệu đến hiệu
suất trích ly protein
Các yếu tố được nghiên cứu trong quá trình xử lý nguyên liệu gồm
ảnh hưởng của nhiệt độ sấy rong (40-1050C) và kích thước xay rong
(0,25-1mm).


6
Rong nguyên liệu
Khảo sát quá trình
xử lý nguyên liệu
Sấy, xay nhỏ
Enzyme


Trích ly 1

Khảo sát và tối ưu
hóa quá trình trích
ly nhóm protein tan
trong nước

Dịch trích
protein

Dung môi
kiềm

Trích ly 2

Khảo sát và tối ưu
hóa quá trình trích
ly nhóm protein tan
trong kiềm

Dịch trích protein
Khảo sát điều kiện
kết tủa protein
Tủa protein

Thẩm tích loại
muối
Sấy đông khô

PC tan trong nước

và tan trong kiềm

Hình thái, cấu trúc
Tính chất chức
năng
Tính chất sinh học
Giá trị dinh dưỡng

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình thu nhận protein concentrate từ rong
Chaetomorpha sp.


7

2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình tríc-h ly
nhóm protein tan trong nước có sự hỗ trợ của enzyme
Các yếu tố khảo sát là loại dung dịch đệm (sử dụng làm dung môi
trích ly), pH (5,0-8,0), tỷ lệ nguyên liệu và dung môi (1:5 đến 1:30),
nồng độ enzyme (50-150 UI/g), thời gian (1-8 giờ) và nhiệt độ trích ly
(300C đến 700C). Hàm mục tiêu là hiệu suất trích ly protein và
Phycocyanin.
Tối ưu hóa quá trình trích ly: sử dụng mô hình quy hoạch thực
nghiệm bậc 2 với sự hỗ trợ của phần mềm Modde 5.0.
2.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình trích ly
nhóm protein tan trong kiềm
Các yếu tố được khảo sát gồm tỷ lệ dung môi và nguyên liệu (1:10
đến 1:30), nồng độ dung môi (0,5-1,5%), nhiệt độ (300C-700C) và
thời gian trích ly (30-90 phút). Hàm mục tiêu là hiệu suất trích ly nhóm
protein tan trong kiềm. Quá trình trích ly protein tan trong kiềm được
tối ưu hóa sử dụng mô hình quy hoạch thực nghiệm bậc 2 với sự hỗ

trợ của phần mềm Modde 5.0.
2.3.5. Nghiên cứu quá trình tinh sạch protein
Khảo sát quá trình kết tủa protein bằng các phương pháp khác nhau:
kết tủa đẳng điện bằng HCl, kết tủa bằng dung môi ethanol, kết tủa
bằng muối amoni sulphate và nâng cao độ tinh sạch bằng phương pháp
thẩm tích. Hàm mục tiêu là hiệu suất thu sản phẩm và hàm lượng
protein trong chế phẩm protein.
2.3.6. Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và cấu trúc của chế phẩm
protein từ rong
Protein được tách phân đoạn bằng sắc ký lọc gel, sử dụng cột
50x1,5 cm và hạt Biogel P100 có kích thước 100 – 200 mesh (10 –
40µm). Các phân đoạn protein thu được sau quá trình sắc ký được xác
định kích thước phân tử. Chế phẩm protein concentrate cũng được sử


8

dụng để xác định thành phần acid amin và quan sát hình thái trên kính
hiển vi điện tử.
2.3.7. Xác định tính chất sinh học của chế phẩm protein concentrate
Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn trên 3 chủng vi khuẩn gây bệnh
cho người là: S. aureus, E. coli, P. aeruginosa.
Thử nghiệm hoạt tính kháng oxy hoá dựa trên các cơ chế: bắt gốc
tự do DPPH, bắt gốc tự do ABTS•+, tương tác với ion Fe2+ và ức chế
quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào.
2.3.8. Xác định tính chất chức năng của chế phẩm protein
Xác định các tính chất chức năng của chế phẩm protein concentrate từ
rong bao gồm: khả năng tạo bọt và độ ổn định của bọt; khả năng tạo gel;
khả năng hòa tan; khả năng hấp thu nước; khả năng tạo nhũ. So sánh với
chế phẩm protein concentrate từ đậu nành.

2.3.9. Đánh giá giá trị dinh dưỡng trong điều kiện in vitro
Xác định các chỉ tiêu sau của chế phẩm protein concentrate:
- Khả năng tiêu hóa (IVPD)
- Chỉ số điểm acid amin (AAS)
- Chỉ số tiêu hoá protein dựa theo acid amin (PDCAAS)
2.3.10. Đánh giá giá trị dinh dưỡng trong điều kiện in vivo
Mô hình in vivo được thực hiện trên đối tượng chuột bạch, với 4 nhóm
có các chế độ ăn riêng biệt.
- Nhóm 1: Chế độ ăn không chứa protein
- Nhóm 2: Chế độ ăn thường (thức ăn Viện Pasteur cung cấp)
- Nhóm 3: Chế độ ăn AIN 93 có chứa protein APC
- Nhóm 4: Chế độ ăn AIN 93 có chứa protein từ đậu nành
Các chỉ tiêu đánh giá: Hệ số tăng trọng (PER), Tỷ lệ hấp thu protein
tịnh (NPR) và giá trị sinh học của protein (BV)
2.4. Phương pháp phân tích


9

- Các thành phần hóa sinh của rong được xác định theo phương pháp
LAPS (Standard compositional laboratory analytical procedure) được
mô tả bởi Dien và cộng sự, 2010.
- Hàm lượng protein hòa tan thu được sau quá trình trích ly được xác
định bằng phương pháp Lowry và Bradford.
- Hàm lượng Phycocyanin được xác định bằng cách sử dụng thiết bị
đo quang phổ UV-Vis (Bennett và Bogorad, 1973).
- Cấu trúc của rong nguyên liệu và chế phẩm protein được quan sát
bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM).
- Thành phần acid amin của chế phẩm protein được xác định bằng
HPLC, sử dụng cột Aminex của Biorad và đầu dò RI.

- Kích thước phân tử của các phân đoạn protein được xác định bằng
điện di và LC-MS/MS
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp lại. Kết quả được
xử lý thống kê bằng phần mềm Statghraphics, đánh giá sự khác biệt
giữa các kết quả thu được ở mức ý nghĩa α=0,05.
Số liệu tối ưu hóa quá trình trích ly bằng quy hoạch thực nghiệm
bậc 2 được xử lý bằng phần mềm Moodle 5.0.
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần protein trong rong
3.1.1. Xác định thành phần sinh hóa của rong
Hàm lượng carbohydrate và protein trong sinh khối rong
Chaetomorpha lần lượt là 47,19% và 12,68%. Hàm lượng protein trong
rong Chaetomorpha sp. không cao (12,68%-20%) khi so sánh với hàm
lượng protein trong đậu nành là nguồn nguyên liệu thực vật thường
được sử dụng để thu nhận các chế phẩm protein concentrate và isolate.
Tuy nhiên việc tách chiết protein từ rong, theo sau đó là sử dụng bã rong


10

sau khi tách protein để sản xuất ethanol sinh học và phân bón vi sinh sẽ
tạo ra chuỗi giá trị khép kín của nguyên liệu với nhiều sản phẩm đa
dạng, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, mở ra hướng phát triển
bền vững cho nguồn nguyên liệu hiện đang bị bỏ phí này.
3.1.2. Xác định các nhóm protein trong rong
Rong sẽ được xử lý lần lượt bằng nước cất; NaCl 0,5M; ethanol 70%
và NaOH 0,1M để xác định các nhóm protein.
Kết quả cho thấy trong rong Chaetomorpha sp., nhóm protein tan
trong kiềm chiếm tỷ lệ cao nhất 55,27%, nhóm protein tan trong nước

chiếm 34,33% so với tổng lượng protein. Hai nhóm protein tan trong
muối và cồn có tỷ lệ thấp tương ứng là 6,07% và 4,32%.
Kết quả phân tích các nhóm protein trong rong là cơ sở cho việc lựa
chọn dung môi thích hợp cho quá trình trích ly protein. Từ kết quả trên,
chúng tôi quyết định lựa chọn khảo sát quá trình trích ly của hai nhóm
protein có hàm lượng cao trong rong là nhóm tan trong nước và nhóm
tan trong kiềm.
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nguyên liệu đến hiệu
suất trích ly protein
Sinh khối rong sau khi thu hoạch cần được phơi sấy để có thể bảo
quản trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhiệt độ sấy quá cao có thể làm biến
tính protein và ảnh hưởng đến thành phần acid amin. Kích thước rong
sau khi xay cũng ảnh hưởng đến diện tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên
liệu và dung môi, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả trích ly. Kết quả cho
thấy nhiệt độ sấy ở 600C và kích thước nguyên liệu nhỏ hơn 0,1mm là
tốt nhất cho quá trình trích ly protein.
3.3. Khảo sát quá trình trích ly nhóm protein tan trong nước với
sự hỗ trợ của cellulase
Ở các tế bào thực vật thành tế bào cấu tạo từ cellulose rất chắc chắn,
do đó để việc phá vỡ tế bào có hiệu quả, ngoài sự hỗ trợ của các tác


11

động vật lý như sóng siêu âm, enzyme cellulase cũng được sử dụng để
cắt đứt các liên kết của thành tế bào và giải phóng protein. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sử dụng đệm phosphate 0,1M pH 7 với tỷ lệ
nguyên liệu:dung dịch đệm 1:20 là thích hợp cho hoạt động của
enzyme. Nồng độ cellulase sử dụng là 100UI/g, thời gian và nhiệt độ
trích ly tối ưu lần lượt là 60 phút và 500C. Các điều kiện này cũng là

điều kiện thích hợp để thu nhận Phycocyanin. Hàm lượng
Phycocyanin thu được cao nhất là 0,39 mg/g rong khô, chiếm khoảng
1% so với tổng hàm lượng của nhóm protein tan trong nước thu được
trong dịch trích (38,36 mg/g rong khô).
Tối ưu hoá quá trình trích ly protein tan trong nước
Thủy phân sinh khối rong bằng enzyme là một phản ứng trong hệ dị
thể, vì vậy khả năng tiếp xúc của enzyme với cơ chất là vấn đề quan
trọng. Tỷ lệ nguyên liệu/cơ chất:dung dịch đệm cao sẽ làm tăng độ nhớt
môi trường, hạn chế khả năng truyền khối. Ngược lại, sử dụng nồng độ
cơ chất thấp sẽ làm loãng dịch trích và gây khó khăn trong quá trình
trích ly tiếp theo bằng dung môi kiềm. Trong thí nghiệm này pH 7 và tỷ
lệ nguyên liệu/cơ chất:dung môi 1:20 được giữ cố định ở mức tối ưu.
Quá trình tối ưu hóa được thiết lập với 3 thông số biến đổi là nồng
độ enzyme (X1), nhiệt độ (X2) và thời gian trích ly (X3), sử dụng mô
hình tối ưu hóa ba yếu tố trực giao cấp 2 có tâm xoay với 3 thí nghiệm
ở tâm. Phương trình hồi quy mô tả hàm lượng protein hòa tan thu được
trong dịch trích như sau:
Y1 = 37,024 + 3,452 X1 + 2,322 X3 – 3,137 X12 – 1,417 X32
Nồng độ enzyme và thời gian trích ly ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
suất trích ly protein, tuy nhiên sự tương tác của các yếu tố này lại
không có ảnh hưởng đến hàm lượng protein thu được trong dịch trích
(p>0.05). Các điều kiện tối ưu của quá trình trích ly là nồng độ enzyme
là 121 UI/g cơ chất, nhiệt độ và thời gian trích ly tương ứng là 400C là


12

90 phút. Hàm lượng protein hòa tan dự đoán theo phương trình hồi
quy và thu được trong thực nghiệm là 38,921 và 37,651 mg/g rong
khô, khác biệt 3,27%.

3.4. Khảo sát quá trình trích ly nhóm protein tan trong kiềm bằng
dung môi NaOH
Các kết quả khảo sát đơn yếu tố cho thấy, các thông số kỹ thuật
phù hợp đối với quá trình trích ly nhóm protein tan trong kiềm bao
gồm tỷ lệ cơ chất và dung môi (1:20), nồng độ NaOH 1%, thời gian
và nhiệt độ trích ly tương ứng là 60 phút và 500C.
Trên cơ sở các kết quả này, quá trình tối ưu hóa được thực hiện
theo mô hình trực giao cấp 2 có tâm xoáy với 3 thí nghiệm tại tâm.
Các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình trích ly được lựa chọn làm
thông số biến đổi là thời gian trích ly (X4) và nồng độ NaOH (X5).
Phương trình hồi quy mô tả hàm lượng protein hòa tan thu được trong
dịch trích như sau:
Y2 = 65,180 + 6,321 X4 + 10,224 X5 – 5,509 X4 X5 – 8,259 X52
Kết quả cho thấy nồng độ NaOH và thời gian trích ly thể hiện ảnh
hưởng tương hỗ của đến hàm lượng protein. Khi sử dụng nồng độ
NaOH thấp sẽ cần nhiều thời gian để quá trình trích ly đạt hiệu suất
tối ưu. Ngược lại khi sử dụng NaOH ở nồng độ cao, quá trình trích ly
sẽ nhanh chóng đạt tới trạng thái cân bằng và việc kéo dài thời gian sẽ
không làm tăng đáng kể hiệu suất trích ly. Hàm lượng protein hoà tan
dự đoán đạt cao nhất 68,651 mg/g rong khô tại nồng độ NaOH là 1,2%
và thời gian trích ly là 72 phút, khác biệt 0,8% so với kết quả thực
nghiệm.
Đánh giá hiệu quả trích ly protein bằng các phương pháp


13

Trong thí nghiệm này, bể
siêu âm Elma có tần số sóng
35kHz được sử dụng kết hợp

với cellulase để tăng hiệu
quả thủy phân thành tế bào.
Cấu trúc tinh thể phức tạp
của cellulose khiến nó bền
Hình 3.5. Hiệu quả trích ly 2 nhóm protein tan
trong nước và tan trong kiềm bằng các phương
với các tác động thủy phân.
pháp khác nhau
Khi sử dụng kết hợp với
cellulase, sóng siêu âm giúp phá vỡ cấu trúc tinh thể của cellulose, tạo
điều kiện để enzyme có thể tiếp cận tốt hơn với cơ chất để thủy phân
thành tế bào rong một cách hiệu quả. Chính vì vậy, sử dụng kết hợp
cả siêu âm và enzyme giúp tăng hiệu suất trích ly protein từ sinh khối
rong một cách rõ rệt so với đối chứng (67,9 so với 43,34 mg/g rong
khô).
Hình thái cấu trúc của rong nguyên liệu và bã rong sau trích ly được
nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM).
a

b

Hình 3.7. Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử quét (độ phóng đại 250x, thang đo
50µm) của bã rong Chaetomorpha sp. sau khi trích ly protein
(a) Không sử dụng siêu âm và enzyme (b) Có sử dụng siêu âm và enzyme

Khi không có các biện pháp hỗ trợ, thành tế bào rong bị phá vỡ
không hiệu quả, nên nhiều tế bào còn nguyên các thành phần nội bào
chưa được trích ly (Hình 3.7a). Ngược lại, với sự hỗ trợ của siêu âm



14

và enzyme, hầu như tất cả các tế bào rong đều teo lại do đã giải phóng
triệt để các thành phần nội bào (Hình 3.7b).
3.5. Nghiên cứu quá trình tinh sạch protein
Quá trình kết tủa đẳng điện và kết tủa bằng dung môi ethanol cho
hiệu suất thu protein không cao, độ tinh sạch của kết tủa protein < 50%.
Khi sử dụng muối (NH4)2SO4 bão hòa 70%, hiệu suất tủa và độ tinh sạch
của nhóm protein tan trong nước đạt tương ứng 62,86% và 58,77%, của
nhóm protein tan trong kiềm đạt tương ứng 65,29% và 62,29%. Mẫu
được đem thẩm tích bằng màng bán thấm cellophane có kích thước lỗ
14kDa để loại bỏ muối, hiệu suất thu hồi nhóm protein tan trong nước
và tan trong kiềm tương ứng là 70,81%, 71,08%; độ tinh sạch tương ứng
là 72,80% và 75,50%.
3.6. Xác định tính chất của chế phẩm protein concentrate
3.6.1. Thành phần sinh hoá của chế phẩm protein concentrate
Để thu nhận chế phẩm protein concentrate, chúng tôi tiến hành
trích ly hai phân đoạn protein tan trong nước và tan trong kiềm, sau đó
kết tủa bằng muối ammonium và thẩm tích loại muối theo các điều
kiện tối ưu. Chế phẩm protein sau khi sấy đông khô đến độ ẩm dưới
10% w/w. Hàm lượng protein trong hai chế phẩm APC-N và APC-K
lần lượt là 72,8% và 76,3%.
3.6.2. Thành phần acid amin trong protein của rong
Bảng 3.17. Thành phần acid amin trong chế phẩm protein
Acid amin

Hàm lượng acid amin trong chế phẩm
protein (g/100g protein)
Chế phẩm APC-N


Chế phẩm APC-K

Aspatic acid

11,7 ± 0,2

11,5 ± 0,15

Glutamic acid

16,1 ± 0,09

15,7 ± 0,14

Serine

5,3 ± 0,03

5,1 ± 0,1

Histidine

1,4 ± 0,07

1,7 ± 0,25


15
Arginine


5,3 ± 0,15

6,2 ± 0,1

Glycine

4,9 ± 0,18

4,9 ± 0,12

Threonine

4,1 ± 0,16

5,1 ± 0,23

Alanine

7,3 ± 0,11

7,8 ± 0,09

Tyrosine

4,5 ± 0,09

4,1 ± 0,06

Methionine


3,6 ± 0,15

3,5 ± 0,15

Valine

5,4 ± 0,18

6,5 ± 0,09

Phenylanine

5,9 ± 0,34

5,9 ± 0,18

Isoleucine

3,5 ± 0,15

4,6 ± 0,01

Leucine

8,3 ± 0,14

8,6 ± 0,09

Lysine


5,1 ± 0,18

5,6 ± 0,07

Cystine

3,0 ± 0,05

1,8 ± 0,09

Proline

4,6 ± 0,09

1,4 ± 0,05

Hàm lượng các acid amin thiết yếu trong protein của Chaetomorpha
sp. chiếm tỷ lệ cao, tổng hàm lượng của 8 acid amin không thay thế trong
chế phẩm protein APC-N và APC-K chiếm tương ứng 37,3% và 41,5%
so với tổng lượng protein. Hàm lượng các acid amin như methionine,
lysine và threonine trong chế phẩm protein từ rong cao hơn so với các
protein có nguồn gốc thực vật.
3.6.3. Hình thái cấu trúc của chế phẩm protein concentrate
Hình 3.9 cho thấy cấu trúc của chế phẩm protein concentrate có dạng
tấm. Chế phẩm protein tan trong nước APC-N có cấu trúc tấm phẳng và
lớn, trong khi chế phẩm protein tan trong kiềm APC-K có cấu trúc dạng
tấm nhỏ hơn, bề mặt gồ ghề và xốp. Thông thường các tấm có cấu trúc
nhỏ và xốp sẽ có độ hoà tan cao hơn. Cấu trúc vi mô của hai loại protein
concentrate có thể được dùng để giải thích khả năng hoà tan của chúng
(Hu và cộng sự, 2013).



16
a

b

c

d

Hình 3.9. Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử quét của protein concentrate ở độ
phóng đại 500x, thang đo 50µm và ở độ phóng đại 1000x, thang đo 10µm.
(a), (b) chế phẩm APC.N; (c), (d) chế phẩm APC.K

3.6.4. Xác định kích thước và khối lượng phân tử của các phân đoạn
protein
Chế phẩm protein concentrate từ rong sẽ được phân đoạn bằng sắc
ký lọc gel và xác định kích thước phân tử bằng điện di SDS-PAGE.
Các phân tử protein có cấu trúc rất phức tạp. Cấu trúc không gian của
protein cũng như khả năng bị biến tính trong môi trường chứa SDS có
thể ảnh hưởng đến khả năng di động của protein. Bên cạnh đó, protein
còn có thể liên kết với các thành phần phi protein khác và rất khó để
có thể tách riêng protein ra khỏi các thành phần này trong các điều
kiện chạy điện di SDS-PAGE thông thường. Sự ảnh hưởng của hình
dạng và kích thước của các thành phần liên kết phi protein đến tính di
động của protein là rất khó dự đoán. Theo nhiều nghiên cứu, các
protein trong rong thường có bản chất là các glycoprotein.
Glycoprotein là các protein có chứa các oligosaccharide/
polysaccharide liên kết cộng hóa trị với các acid amin thích hợp. Các

glycoprotein có độ linh động điện di thấp và trọng lượng phân tử cao,
do đó tạo ra hiện tượng kéo thành dải trong gel điện di.
Hai mẫu protein tan trong nước và tan trong kiềm được gửi đến
phòng thí nghiệm Sinh hoá, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Quốc


17

gia Tp.HCM để xác định kích thước phân tử bằng phương pháp LCMS/MS, sử dụng kĩ thuật ion hoá mẫu bằng tia lửa điện (ESI) và xác
định khối lượng phân tử bằng QTOF. Sắc ký đồ của hai mẫu protein khi
phân tích LC/MS/MS thể hiện ở hình 3.15 và hình 3.16. Kết quả phân
tích khối phổ của các peak này như sau.
- Mẫu protein tan trong nước chứa các mảnh protein có kích thước lần
lượt là 11,4 kDa, 13,6 kDa, 15,4 kDa, 27,2 kDa và 38,6 kDa (Hình
3.15)
- Mẫu protein tan trong kiềm chứa các mảnh protein có kích thước lần
lượt là 11,4 kDa, 21,1 kDa, 27,2 kDa, 34,1 kDa 40,5 kDa và 63,8 kDa
(Hình 3.16).

Hình 3.15. Kết quả phân tích
MS mẫu APC-N

Hình 3.16. Kết quả phân tích
MS mẫu APC-K

3.7. Xác định tính chất sinh học của protein
3.7.1. Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật
Những chủng vi khuẩn kiểm định gây bệnh ở người do ATCC cung
cấp: S.aureus, E.coli, P.aeruginosa.
Khi so sánh với đối chứng là kháng sinh Kanamycin với nồng độ

khuyến nghị là 10µg/ml, hiệu quả kháng khuẩn của protein concentrate
từ rong là khá tốt đối với vi khuẩn S. aureus và P. aeruginosa (Đường
kính vòng kháng khuẩn đối với 2 vi khuẩn này tương ứng là 6 mm và
6,33 mm). Kháng sinh có hiệu quả kháng vi khuẩn E. coli cao hơn gấp
đôi so với khi sử dụng protein concentrate từ rong. Tuy nhiên, giá trị


18

MIC (nồng độ thấp nhất tại đó chế phẩm thể hiện hoạt tính kháng khuẩn)
của chế phẩm protein từ rong cao hơn nhiều so với đối chứng là kháng
sinh Kanamycin. Điều đó cũng cho thấy, hoạt tính kháng khuẩn của chế
phẩm protein từ rong còn khá thấp, chưa đủ để có thể đưa vào ứng dụng
thực tế.
3.7.2. Thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hoá
Khả năng chống oxi hoá của hai chế phẩm Chaetomorpha protein
concentrate được thử nghiệm theo các cơ chế khác nhau.
Ở cùng một nồng độ, chế phẩm APC.N có hoạt tính bắt gốc tự do
DPPH cao hơn hẳn chế phẩm APC.K. Ở cùng nồng độ thử nghiệm là
78,125 µg/ml thì tỉ lệ % hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của hai mẫu chế
phẩm APC.N và APC.K lần lượt là 73,97% và 22,22%. Hoạt tính bắt
gốc tự do DPPH của chế phẩm APC-K ở nồng độ thử nghiệm 312,55
µg/ml là 55,18%. Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH của chế phẩm APC.N
cao hơn có thể là do trong nhóm protein tan trong nước có chứa
Phycocyanin là nhóm protein có hoạt tính kháng oxi hoá. Ngoài ra, phân
tử protein thu nhận từ rong cũng có thể chứa các thành phần acid amin
có khả năng kháng oxy hóa như cysteine (chứa nhóm thiol), các acid
amin chứa nhóm phenolic như tyrosin.
Với mục tiêu đánh giá khả năng ứng dụng chế phẩm APC-N trong
thực phẩm chức năng giàu chất chống oxi hóa, APC-N tiếp tục được

sử dụng để nghiên cứu sâu hơn về khả năng chống oxi hoá bằng các
cơ chế khác nhau. Các thí nghiệm được thực hiện tại Phòng thí nghiệm
Sinh hoá Trung tâm Sâm và Dược liệu, ĐH Y Dược, Tp HCM.
Tóm lại các thí nghiệm đánh giá khả năng kháng oxy hóa của chế
phẩm protein tan trong nước từ rong Chaetomorpha sp. cho thấy,
APC-N có khả năng kháng oxy hóa bằng nhiều cơ chế khác nhau. Chế
phẩm APC-N là protein concentrate với hàm lượng protein 72,8%
w/w. Ngoài protein tan trong nước và phycocyanin, chế phẩm APC-N


19

cũng có thể chứa các thành khác có thể đóng góp vào hoạt tính kháng
oxy hóa như các polysaccharide hòa tan, polyphenol thực vật,
chlorophyll … Do còn chứa tạp chất, nên hoạt tính kháng oxy hóa của
chế phẩm APC-N so với đối chứng là các hóa chất tinh khiết như
vitamin C, Na2EDTA của Sigma còn thấp (thấp hơn khoảng 5-20 lần).
Tuy nhiên, trong thí nghiệm trên tế bào màng não chuột, APC-N lại
thể hiện khả năng ức chế peroxy hóa lipid màng tế bào tương tự Trolox
tinh khiết (Calbiochem Ltd. Co.).
Nhìn chung, hoạt tính chống oxi hoá của chế phẩm APC-N theo
thứ tự từ mạnh đến yếu dựa trên các cơ chế khả năng bắt gốc tự do
DPPH, ức chế peroxy hóa lipid màng tế bào, khả năng liên kết với ion
Fe2+, và khả năng trung hoà gốc tự do ABTS•+ với các giá trị IC50
tương ứng là 19,11 µg/ml, 21,52 µg/ml, 31,46 µg/ml và 52,24 µg/ml.
Khả năng kháng oxy hóa tốt bằng nhiều cơ chế khác nhau ở nồng độ
µg/ml cho thấy triển vọng ứng dụng chế phẩm APC-N để kháng oxy
hóa trong thực phẩm chức năng.
3.8. Xác định tính chất chức năng của protein
Độ hòa tan là chỉ số khá quan trọng của protein được sử dụng trong

công nghệ đồ uống. Protein từ rong có khả năng hòa tan trong môi
trường trung tính và kiềm, trong khi protein từ đậu nành có thể tan tốt ở
cả môi trường acid, trung tính và kiềm. Chế phẩm APC-N có khả năng
hòa tan cao hơn chế phẩm APC-K (12,6 và 10,3% tại pH7), nguyên
nhân có thể do tỉ lệ các nhóm ưa nước trên bề mặt phân tử protein trong
chế phẩm APC-N cao hơn.
Khả năng hấp thu nước của chế phẩm protein APC-K khá thấp
(18,5%), thấp hơn so với chế phẩm APC-N (57,8%) và chế phẩm
protein đậu nành (49,33%). Phân tử protein trong chế phẩm APC.N có
thể có những vùng ưa nước trải rộng hoặc có cấu trúc xoắn cuộn để
che giấu các vùng kị nước bên trong. Những vùng ưa nước là nơi sẽ


20

hình thành liên kết hydro với các phân tử nước xung quanh, giúp hấp
thu nước lên đại phân tử protein.
Khả năng tạo gel có vai trò trong việc tạo ra các tính chất kết cấu của
nhiều loại thực phẩm. Gel cũng làm tăng độ nhớt, độ bám dính, và cải
thiện liên kết nước và dầu/chất béo. Kết quả cho thấy cả hai chế phẩm
protein APC-N và APC-K từ rong Chaetomorpha sp. đều có nồng độ
tạo gel tối thiểu (LGC) là 10%, thể hiện khả năng tạo gel tốt so với
protein đậu nành và nhiều loại protein thực vật khác.
Chế phẩm APC-K có khả năng tạo bọt và làm bền bọt rất tốt. Chế
phẩm protein APC-N và protein concentrate từ đậu nành mặc dù có khả
năng tạo bọt tương đương với chế phẩm APC-K (40-43%) do khả năng
hòa tan tốt tại pH 7, nhưng có thể do thiếu các nhóm acid amin kị nước
có thể tương tác tốt với bề mặt phân chia pha (giúp tạo lớp màng protein
bao quanh các bọt khí dai, bền) nên hệ bọt tạo ra có độ bền kém hơn
(75-78% so với 90%).

Chế phẩm APC-K cũng có khả năng tạo nhũ và làm bền hệ nhũ
cao. Các nhóm kị nước chiếm tỷ lệ cao trong protein tan trong kiềm
giúp chúng tương tác tốt với pha dầu của các giọt béo, đồng thời tỷ lệ
các acid amin như aspartic acid, glutamic acid khá cao trong protein
của rong Chaetomorpha sp. có thể giúp tạo nên lực đẩy tĩnh điện giữa
các giọt béo và cải thiện khả năng làm bền hệ nhũ tương thực phẩm.
3.9. Đánh giá giá trị dinh dưỡng trong điều kiện in vitro
Nghiên cứu này tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng trong điều kiện in
vitro của protein concentrate từ rong lục Chaetomorpha sp. để đánh
giá tiềm năng sử dụng chúng như là một nguồn protein thực vật mới
trong thực phẩm.
Với hàm lượng protein đạt 76,3% và khả năng tiêu hóa IVDP hơn
83,8%, chế phẩm APC-K có giá trị PDCAAS của các acid amin thiết yếu
lớn hơn 1 ngoại trừ histidine. Hàm lượng histidine trong chế phẩm APC-


21

K đáp ứng 95% nhu cầu của người trưởng thành theo khuyến cáo của
WHO (2007). Chế phẩm APC-N có hàm lượng protein 72,8%, khả năng
tiêu hóa IVDP là 79. Chế phẩm này bị thiếu hụt hai acid amin thiết yếu
gồm lysine và histidine với chỉ số PDCAAS tương ứng là 0,95 và 0,73.
Như vậy, chế phẩm APC-K có giá trị về mặt dinh dưỡng cao hơn chế
phẩm APC-N.
3.10. Đánh giá giá trị dinh dưỡng của chế phẩm APC-K trong điều
kiện in vivo
Sau 4 tuần, mức độ tăng trọng lượng cơ thể của 3 nhóm chuột có sự
khác biệt; nhóm chuột ăn thức ăn chứa protein đậu nành và chế phẩm
APC-K tăng 60-63%, nhóm ăn thức ăn thường tăng 54%.
Hệ số tăng trọng (PER) là chỉ số dùng để đo lường chất lượng protein.

Giá trị PER khi sử dụng chế phẩm protein APC-K từ rong Chaetomorpha
đạt tương ứng là 2,12, thấp hơn PER của các protein động vật như trứng
gà (3,9), thịt bò (2,6) và cá (3,5). Tuy nhiên giá trị này cao hơn một số
protein thực vật như bột mì (0,6), đậu (1,5).
Tỷ lệ hấp thu protein tịnh (NPR) thể hiện rằng protein không chỉ cần
cho sự phát triển cơ thể mà còn cần để duy trì sự sống. Sự chênh lệnh giá
trị của 2 chỉ số này tùy thuộc vào loại protein. Mức độ chênh lệch giữa 2
chỉ số PER và NPR của APC-K là 35%. Mức độ chênh lệch giữa 2 chỉ số
PER và NPR khi sử dụng thức ăn thông thường là cao nhất, cho thấy
nguồn thức ăn này đươc sử dụng nhiều cho việc duy trì sự sống hơn là
sinh tổng hợp protein cho cơ thể.
Giá trị sinh học (BV) thể hiện hiệu quả sử dụng của protein đối với cơ
thể trong quá trình tăng trưởng và duy trì sự sống. BV khi sử dụng chế
phẩm APC-K từ Chaetomorpha đạt 79,32, cao hơn chỉ số BV của protein
đậu nành và thức ăn thông thường. Với hàm lượng protein cao (76,5%),
lượng tạp chất phi protein thấp nên hiệu quả sử dụng protein trong chế
phẩm APC-K khá tốt.


22

So với nhóm chuột sử dụng protein đậu nành, nhóm chuột ăn
protein Chaetomorpha có chỉ số đường huyết tương đương trong khi
nhóm ăn thức ăn thường có đường huyết cao gần 4 lần. Sử dụng APCK cũng khá hiệu quả trong việc giữ chỉ số triglyceride máu không tăng
cao hơn ở nhóm chuột ăn thức ăn thường. Chỉ số LDL-C thấp hơn so
với protein đậu nành. Như vậy, có thể nói chuột sử dụng khẩu phần ăn
có protein từ Chaetomorpha có tình trạng sức khỏe tim mạch ổn định
hơn. Chỉ số HDL-C của nhóm chuột ăn protein Chaetomorpha cũng
cao hơn nhóm protein đậu nành. Đây nhóm cholesterol cần thiết để
duy trì sức khỏe tim mạch. Với 4 chỉ số máu này, có thể kết luận nhóm

sử dụng khầu phần ăn chứa protein từ Chaetomorpha có thể duy trì
sức khỏe và không có nguy cơ mắc các loại bệnh mãn tính phổ biến
hiện nay có liên quan tới chế độ dinh dưỡng như như tim mạch, tiểu
đường, béo phì.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Rong mền Chaetomorpha sp. có hàm lượng protein dao động trong
khoảng 12,68%-20% là nguyên liệu phù hợp để thu nhận chế phẩm
protein concentrate. Rong cần được sấy khô đến hàm ẩm dưới 10% và
xay nhỏ đến kích thước 0,1mm trước khi sử dụng để trích ly protein.
Quá trình trích ly nhóm protein tan trong nước được thực hiện trong
bể siêu âm tần số 35 kHz với sự hỗ trợ của enzyme cellulase ở các điều
kiện tối ưu như sau: dung môi trích ly là dung dịch đệm phosphate 0,1M,
pH 7, tỷ lệ bột rong và dung dịch đệm 1: 20, nồng độ cellulase 121 UI/g
cơ chất, nhiệt độ 400C và thời gian trích ly 90 phút. Hiệu suất trích ly
đạt 37,65 mg/g rong khô, hàm lượng Phycocyanin thu được là 0,378
mg/g rong khô Bã rong sau đó được tiếp tục sử dụng để trích ly nhóm
protein tan trong kiềm bằng dung môi NaOH 1,2% ở nhiệt độ 500C và
thời gian trích ly là 72 phút. Hiệu suất thu nhận protein đạt 68,1 mg/g
rong khô.


23

Sử dụng muối amonium sulphate để kết tủa protein kết hợp với loại
muối bằng thẩm tích là phương án cho hiệu quả tinh sạch protein
concentrate tốt nhất. Chế phẩm protein concentrate tan trong nước
APC-N và tan trong kiềm APC-K thu được có độ tinh sạch tương ứng
là 72,8% và 76,3%.
Hai chế phẩm protein concentrate APC-K và APC-N đã được đánh
giá hình thái bằng kính hiển vi điện tử quét SEM, xác định thành phần

acid amin, xác định kích thước phân tử bằng điện di và LC-MS/MS.
Chế phẩm protein tan trong nước APC-N có hàm lượng protein
72,8%, có tiềm năng sử dụng trong thực phẩm chức năng, do thể hiện
khả năng kháng kháng oxi hoá dựa trên các cơ chế ức chế peroxy hóa
lipid màng tế bào, khả năng liên kết với ion Fe2+, khả năng trung hoà
gốc tự do ABTS•+ và khả năng bắt gốc tự do DPPH với các giá trị IC50
tương ứng là 21,52 µg/ml, 31,46 µg/ml, 52,24 µg/ml và 19,11 µg/ml.
Chế phẩm protein tan trong kiềm APC-K có hàm lượng protein
76,3%, có các tính chất chức năng tốt, đặc biệt là khả năng tạo gel, khả
năng nhũ hóa và làm bền bọt. APC.K cũng có khả năng tiêu hoá cao
với giá trị IVPD ~80%, thành phần acid amin cân đối và tương đối phù
hợp với nhu cầu của người trưởng thành. APC-K có giá trị dinh dưỡng
cao, khả năng tiêu hóa in vivo tốt với các giá trị PER, NPR, BV tương
ứng là 2,12; 3,28 và 79,32, tương đương với protein concentrate từ đậu
nành và cao hơn nhiều nguồn protein thực vật phổ biến.
Đề nghị
Do một số lý do chủ quan và khách quan đề tài còn một số khía
cạnh chưa được tiếp cận và nghiên cứu hoàn thiện. Chế phẩm protein
concentrate từ rong có nhiều tiềm năng ứng dụng trong thực phẩm do
đó nhóm nghiên cứu có một số đề nghị sau:
Nghiên cứu thêm một số phương án tinh sạch và thu nhận APC để
có thể thực hiện trên quy mô lớn.


×