Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

(Thảo luận quản trị rủi ro) bày tỏ quan điểm nếu sếp mình là người thích rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

————

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI:
BÀY TỎ QUAN ĐIỂM KHI SẾP LÀ NGƯỜI THÍCH RỦI RO

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Lớp HP

: Đào Hồng Hạnh
: 06
: 2052BMGM0411

HÀ NỘI - 2020


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Phần I. Giới thiệu về Jackma(Mã Vân):...................................................................3
Phần II. Tình huống.....................................................................................................6
1. Tình huống:.............................................................................................................. 6
2. Các nhân tố ảnh hưởng:..........................................................................................7
Phần III. Đánh giá và tổng kết:................................................................................16
1. Đánh giá:................................................................................................................16
2. Bài học:................................................................................................................... 16
KẾT LUẬN................................................................................................................19




LỜI MỞ ĐẦU
Trên thị trường luôn tồn tại 2 dạng nhà đầu tư: nhà đầu tư ngại rủi ro và nhà
đầu tư yêu thích rủi ro. Đối với nhà đầu tư yêu thích rủi ro thì anh ta sẵn lòng
chấp nhận một mức rủi ro tăng thêm cao với tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tăng lên
thấp. Có bao giờ bạn nghĩ sếp mình là người thích rủi ro thì sẽ như thế nào? Một
công ty có sếp lãnh đạo là người thích rủi ro sẽ ra sao? Người thành công nhất là
người mạo hiểm nhất. Những người thành công nhất thế giới có được như ngày
hôm nay là nhờ vào một thời điểm nào đó trong đời, họ sẵn sàng đương đầu với
những nguy cơ tiềm ẩn để theo đuổi ước mơ của mình. Người thích rủi ro là
người dám nghĩ lớn, có những điên rồ trong suy nghĩ hay thậm chí họ có chút gì
đó dám đương đầu với rủi ro. So với chấp nhận rủi ro, thích rủi ro thì mang tính
thất bại sẽ nghiêm trọng hơn nhưng nó thiên về tính cách con người hơn, ngược
lại chấp nhận rủi ro sẽ lường trước được mức độ rủi ro về chi phí trong tương
lai. Các bạn có nghĩ rằng, một trong nhưng tỷ phú thành công nhất trên thế giới
hay thậm chí những người thành công trẻ tuổi họ có thích rủi ro và nếu họ là
người thích rủi ro thì nó ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp của họ?
Jack Ma cũng không ngoại lệ. Một trong những công ty đầu tiên của ông China Pages đã thất bại thê thảm, khi ông phải hợp tác với China Telecom để rồi
mất luôn quyền kiểm soát công ty. Những ngày đầu kinh doanh, Ma cũng đốt hết
rất nhiều tiền và từng phải sa thải toàn bộ nhân viên ở nước ngoài. Dù vậy, ông
cho biết mình sẽ không được như ngày hôm nay nếu không có những bài học từ
thất bại đó.
Ma nổi tiếng với biệt danh “Jack Khùng”, dù từ “khùng” ở đây không
mang nghĩa xúc phạm. Ông luôn có những bài phát biểu truyền cảm hứng và
những màn biểu diễn nghệ thuật khiến các nhân viên cảm thấy vui vẻ. Thậm chí,
Ma còn nổi tiếng vì chủ trì rất nhiều đám cưới cho nhân viên nữa.
Vậy chính sự táo bạo, thích rủi ro trong kinh doanh của Jackma nó đã ảnh
hưởng như thế nào đến bản thân ông, nhân viên nói riêng và công ty Alibaba nói
chung.

1


Đi sâu vào phân tích làm rõ đề tài: “Bày tỏ quan điểm nếu sếp mình là
người thích rủi ro?”, nhóm đã chọn tình huống Jackma và sự táo bạo trong quá
trình sáng lập Alibaba.

2


Đề tài thảo luận:
Bày tỏ quan điểm nếu sếp mình là người thích rủi ro?
Phần I. Giới thiệu về Jackma(Mã Vân):
Mã Vân sinh ngày 10 tháng 9 năm 1964, hay còn biết đến với cái tên Jack
Ma là một nhà kinh doanh người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn, nhà đầu tư,
diễn viên, nhà từ thiện. Ông là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập
đoàn Alibaba, một tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Vào tháng 1 năm 2019, ông
là một trong những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng 39.1 tỉ đô la
Mĩ, đồng thời là một trong những người giàu nhất thế giới. Triết lí kinh doanh
cơ bản của Ma là một nền kinh tế mở và được định hướng bởi thị trường.Ông là
một danh nhân vô cùng lạc quan và hài hước với triết lý sống cực kì vui vẻ.
Là một nhà kinh doanh nổi bật, Jack Ma được xem là đại sứ toàn cầu cho
doanh nghiệp Trung Quốc và vì thế thường được tạp chí Forbes liệt kê là một
trong những người quyền lực nhất thế giới. Ông cũng được xem như một hình
mẫu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Năm 2017, ông được xếp hạng thứ hai
trong danh sách "50 nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới" hàng năm của Fortune.
Vào ngày 10 tháng 9 năm 2018, ông tuyên bố sẽ nghỉ hưu từ Alibaba và theo
đuổi công việc giáo dục, có hiệu lực trong một năm với người kế nhiệm ông làm
chủ tịch điều hành là Daniel Giang.
 Vì sao Jackma được coi là người thích rủi ro?

Jack Ma đã xin việc với 30 công việc khác nhau và đều bị từ chối. Ông tâm
sự: “ Tôi đã xin một công việc nghành cảnh sát; họ đã nói tôi không đủ tốt”, “
Tôi đã tới KFC khi họ tới thành phố tôi. Hai mươi tư người nộp đơn. Hai mươi
ba người đã được nhận. Tôi là người duy nhất bị từ chối”.....
Jack Ma cho biết, khi ông trình bày ý tưởng kinh doanh trên internet cho 24
người bạn của mình, có tới 23 người bảo với ông hãy quên ý tưởng đó đi. Chỉ có
một 1 người duy nhất nói: “Jack, nếu muốn, anh cứ thử làm đi. Nếu không ổn thì
hãy quay đầu”.
3


Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ của mình đến cùng và đã
chạm đến thành công. Jack chia sẻ: “Hầu hết mọi người đều có những ý tưởng
yêu thích vào buổi tối, nhưng khi thức dậy vào sáng hôm sau, họ lại quay lại với
công việc thường ngày. Chúng ta phải làm điều gì khác biệt đi chứ”.
Ông luôn có quan điểm ‘Thất bại là chuyện thường”. Ít người biết rằng
trước khi có được những thành công cùng Alibaba thì Jackma đã từng thất bại
với một công ty khởi nghiệp mang tên China Pages. Bên cạnh đó Alibaba cũng
từng thất bại nặng nề khi tham gia vào thị trường tìm kiếm.
Điều này giúp bạn hiểu rằng, ngay cả những người thành công nhất cũng đã
từng phải nếm mùi thất bại cay đắng trước khi gặt hái những trái ngọt. Khi mới
khởi nghiệp bạn phải luôn sẵn sàng đối mặt với những thất bại cũng như tìm
cách đứng dậy sau vấp ngã.
Jack Ma dám nghĩ lớn:
Jack Ma hiện là người giàu thứ 3 Trung Quốc với 37.5 tỷ USD ( tháng 10
năm 2019) và là một trong những người quyền lực nhất thế giới. Tuy nhiên, Ma
trước đây chỉ là một giáo viên tiếng Anh tại một trường đại học ở thị trấn nhỏ,
với mức lương chỉ 12 USD một tháng.
Để học tiếng Anh tốt, ông thường xuyên tới chỗ nhiều khách du lịch để
luyện tập với họ. Ông đã thành lập đại gia thương mại điện tử Alibaba trong căn

hộ của mình cách đây gần 20 năm, và chưa từng hối hận. Ma cũng có tầm nhìn
rất xa: tạo ra 10 triệu doanh nghiệp có lợi nhuận và 100 triệu việc làm trong 20
năm tới.
Không ngại rủi ro
Một trong những công ty Internet đầu tiên của ông - China Pages đã thất
bại nặng nề, khi cuối cùng ông phải hợp tác với China Telecom và mất luôn
quyền kiểm soát công ty. Những ngày đầu kinh doanh, Ma cũng tiêu tốn rất
nhiều tiền. Ông từng có thời điểm phải sa thải toàn bộ nhân viên ở nước ngoài.
Dù vậy, Jack Ma cho rằng mình sẽ không có được vị trí như hôm nay nếu không
có những bài học từ thất bại đó.
4


Sự điên rồ từ bên trong:
JackMa thì đã quá nổi tiếng với biệt danh "Jack Khùng", dù từ "khùng" ở
đây chỉ mang nghĩa trêu đùa. Những bài phát biểu của ông luôn truyền cảm
hứng cho nhân viên. Ông còn rất chịu khó hóa trang, tập luyện để biểu diễn
trong các buổi tiệc của Alibaba. Thậm chí, Ma còn nổi tiếng vì chủ trì rất nhiều
đám cưới cho nhân viên công ty.
“Muốn ngồi một vị trí không ai có thể ngồi thì phải chịu cảm giác không ai
có thể chịu”, câu nói này hoàn toàn đúng với Jach Ma. Jack Ma là người dám
mạo hiểm đương đầu với rủi ro; là người biết đạp lên rủi ro, khó khăn để
thành công. Song ông cũng là người biết chấp nhận những khó khăn, rủi ro
trong kinh doanh để từ đó rút kinh nghiệm và phát triển bản thân hay công việc
của mình. Ở đây, chúng ta có thể nói ông là người biết chấp nhận rủi ro để vượt
qua nhưng mặt khác so với những người làm quản trị chưa chắc họ đã biết “
chấp nhận rủi ro” như Jack Ma. Jack Ma là một người có rất nhiều thất bại, ông
từng đứng dưới vực sâu, tay trắng, trải qua những cảm giác mà con người khó ai
có thể cảm nhận được. Nên từ những cái đó sẽ tạo động lực làm việc cho ông
hoặc ông sẽ bất chấp làm việc sau 1 loạt những thất bại mà bản thân phải trải

qua. Vì thế khác so với những nhà quản trị bình thường khác. Có thể, đối với các
nhà quản trị việc thất bại nhiều và vực lên như Jack Ma, có thể nói là hoàn toàn
không có. Họ sẽ không đủ độ kiên trì và nhẫn nại làm lại công việc của mình.
Nên có thể họ biết chấp nhận rủi ro nhưng cũng chỉ là “ chấp nhận”.

5


Phần II. Tình huống
1. Tình huống:
Jackma thành lập trang China Pages, trang web chuyên về tuyển dụng và
tìm kiếm khách hàng, đó gần như là trang web thương mại đầu tiên của Trung
Quốc.
Tất nhiên China Pages thất bại thảm hại do Jack Ma chưa có kinh nghiệm
gì về thương mại điện tử, 4 năm sau ông thành lập công ty mới, đặt tên là
Alibaba.
Những thành viên đầu tiên của đế chế Alibaba

Khi Ma thành lập Alibaba năm 1998, ông gặp rất nhiều khó khăn về tiền
bạc, công ty của ông lỗ vốn liên tục trong 3 năm đầu tiên. "Người khổng lồ"
Alibaba khởi nghiệp với 17 thành viên và ai cũng nghèo rớt mồng tơi. Chẳng ai
dám nghĩ sẽ có ngày Alibaba trị giá 160 tỷ USD như bây giờ.
Thách thức lớn nhất của Jack Ma lúc đó là chẳng có ngân hàng nào chịu
chuyển tiền cho Alibaba, thế là ông quyết định tự xây dựng nên hệ thống chuyển
tiền riêng, đó là Alipay, hệ thống thanh toán khổng lồ chỉ đứng sau Paypal bây
giờ.
6


"Rất nhiều người bảo tôi Alipay là một ý tưởng ngu ngốc, nhưng tôi chả

quan tâm, vẫn có người dùng thì ngu cũng được" - Jack Ma chia sẻ về ý tưởng
táo bạo của ông.
Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 800 triệu người sử dụng Alipay để
thanh toán trực tuyến, nếu Jack Ma nghe theo những lời ngăn cản, thì đế chế của
ông đã không thể thành công như ngày hôm nay.
2. Các nhân tố ảnh hưởng:
a. Tính cách:
 Cá nhân:
- Lạc quan:
 Hai lần trượt cấp 2, hai lần trượt đại học, 10 lần bị Havard từ chối và
cuối cùng đành chấp nhận vào ngôi trường được xem là tệ nhất ở quê nhà của
mình.
 Sau khi tốt nghiệp đại học, Jack Ma đã ứng tuyển vào 30 công việc khác
nhau và đều liên tục bị từ chối. Thậm chí, ông còn nộp hồ sơ để xin làm cảnh
sát. Tuy nhiên, họ còn trả lời ông một cách thẳng thừng rằng "Không đủ tiêu
chuẩn", chẳng cần phải đợi qua một ngày để xét duyệt.
 Trong số 24 ứng viên nộp hồ sơ vào KFC, có 23 người được nhận và
Jack Ma là người duy nhất bị loại.
 Sau những chuỗi thất bại nối tiếp như vậy, Jack Ma vẫn giữ được một
tinh thần lạc quan đáng khâm phục. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông
là:
 Ông tin rằng mọi thất bại mà mình gặp được chỉ là một bài kiểm tra của
cuộc đời và luôn vui vẻ, lạc quan trước những thử thách đó “ Mỗi ngày tôi đều
gặp rất nhiều vấn đề, nếu khóc có thể giải quyết thì tôi sẽ khóc cả ngày. Tuy
nhiên, khóc chỉ giúp tôi nhẹ lòng hơn, còn đội của tôi sẽ không vui. Do đó, điều
tôi phải làm là khiến bản thân vui vẻ. Tôi tự làm ấm tay trái bằng tay phải của
mình".

7



8


- Kiên trì, chăm chỉ, cố chấp:
 Khi còn trẻ, vì muốn trau dồi tiếng Anh nên mỗi sáng Jack Ma đã đạp xe
45 phút đến khách sạn quốc tế và nói chuyện bằng tiếng Anh với người nước
ngoài. Bên cạnh đó, ông còn làm hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài
miễn phí để nâng cao khả năng ngôn ngữ.
 Jack Ma kiên trì tới mức cố chấp, ông đã thi trượt Đại học tới 2 lần, vậy
mà vẫn quyết tâm đặt chân vào giảng đường Sư phạm để được trở thành một
giáo viên tiếng Anh như giấc mơ từ thuở thơ ấu.
 Dù bị Havard từ chối nhưng Jack Ma vẫn không hề nản lòng mà vẫn tiếp
tục nộp hồ sơ xin học tới 10 lần.
 Mặc dù học Toán không giỏi, lại chưa bao giờ học quản trị và chưa đọc
được báo cáo tài chính, nhưng Jack Ma vẫn quyết tâm theo đuổi con đường mà
mình đã chọn. Chính sự kiên nhẫn đã giúp ông vượt qua bao thất bại hết lần này
đến lần khác.
 Ông đã từng trình bày ý tưởng kinh doanh của mình trên Internet với 24
người bạn và có tới 23 người bảo với ông hãy quên ý tưởng điên rồ ấy đi. Chỉ có
một người duy nhất nói: “Jack, nếu muốn, anh cứ thử làm đi. Nếu không ổn thì
hãy quay đầu”. Điều đó có nghĩa không ai ủng hộ ý tưởng của Jack Ma đưa ra,
người cuối cùng họ chỉ đưa ra lời khuyên như động viên Jack Ma chứ không
phải hoàn toàn ủng hộ. Tuy không ai ủng hộ ý tưởng của mình nhưng Jack Ma
vẫn kiên trì thực hiện.
- Khiêm tốn:
 Ông không thích khoe của, cũng không bao giờ tự ban đặc quyền bởi
khối tài sản kếch xù của mình. Ông luôn nói chuyện với mọi người một cách
bình dị và dân dã nhất.
 Ông luôn nhấn mạnh sự nghiệp thành công của mình là nhờ chọn đúng

đối tác. Và sự lớn mạnh của Alibaba là nhờ công sức tưới tắm bởi mồ hôi nước
mắt của đội ngũ nhân viên.

9


10


 Nhân viên:
- Tích cực:
 Jack Ma khiêm tốn và luôn coi trọng nhân viên, đồng đội của mình nên
ông thường đề cao ý tưởng đóng góp của nhân viên, từ ý tưởng nhỏ đến lớn, từ ý
tưởng bình thường đến những sáng kiến. Do đó, nhân viên ở đây luôn thoải mái
đưa ra các kiến nghị, ý kiến của bản thân. Họ thấy được sự tôn trọng và tâm
quan trọng của bản than mình khi làm việc ở đấy.
 Jack Ma là người lạc quan và là người truyền cảm hứng cho các nhân
viên của mình. "Chúng ta sẽ làm được bởi chúng ta còn trẻ, và chúng ta sẽ
không bao giờ, không bao giờ từ bỏ", Jack Ma từng nói với các nhân viên của
mình. Vì vậy, dù có gặp khó khăn trong công việc nhưng những người lao động
ở công ty này vẫn giữ được sự nhiệt tình, tìm kiếm những cơ hội mới, thích thú
với những thử thách.
- Tiêu cực:
 Sự kiên trì, chăm chỉ đến mức cố chấp của Jack Ma khiến nhân viên cảm
thấy căng thẳng, áp lực với khối lượng công việc. Jack Ma cho biết công ty này
không cần những người chỉ muốn làm 8 tiếng mỗi ngày. Thay vào đó, ông ủng
hộ văn hóa làm việc nổi tiếng khắc nghiệt 996 của ngành này. Đó là 9h sáng đến
9h tối mỗi ngày, 6 ngày một tuần "Nếu muốn gia nhập Alibaba, anh cần sẵn sàng
làm việc 12 giờ mỗi ngày".
 Doanh nghiệp:

- Tích cực:
 Khi mới ra mắt, không ngân hàng nào chịu chuyển tiền cho Alibaba nên
Jack Ma đã tạo ra Alipay dù rất nhiều người khuyên can hay nói nó khùng điên.
Hiện nay, Alipay là một trong những ngân hàng chuyển tiền di động lớn nhất
Trung Quốc.
 Trong 3 năm đầu thành lập, Alibaba gần như không mang lại lợi nhuận
vì Internet lúc bấy giờ còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, Jack Ma vẫn tiếp

11


tục kiên trì và ông đã tìm được một đối tác Nhật Bản – Softbank Corp đầu tư 20
triệu USD để mở rộng trang Taobao, là một trong những website mua sắm trực
tuyến lớn nhất hiện nay. Hai Website Taobao và Tmall đóng góp đến 80% doanh
thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc với số lượng truy cập mỗi ngày lên
đến 100 triệu lượt.
- Tiêu cực:
 Sự khiêm tốn đã có lúc khiến Jack Ma xem nhẹ cả bản thân mình. Trong
thời kỳ đầu mở rộng Alibaba, Jack Ma cũng giống như các công ty khác áp dụng
mô hình lính nhảy dù. Ra sức mời gọi những người quản lý chuyên nghiệp tới
để quản lý công ty. Nhưng sự thành công ngày hôm nay của công ty lại đến từ
sự quản lý của Jack Ma và những người đồng đội
b. Thái độ:
 Cá nhân: Khi nói về lỗi lầm lớn nhất của mình, Jack Ma kể về khi ông
thành lập Alibaba và nói với mọi người trong đội rằng vị trí cao nhất mà họ có
thể đạt được nên là cấp quản lý, còn những người điều hành thì nên thuê từ bên
ngoài. Ông đã tự rút ra cho mình bài học và giờ đây, nhấn mạnh tầm quan trọng
của thái độ và đam mê hơn là những kĩ năng trên lý thuyết.
- Jack Ma rất ngoan cố:
 Bên cạnh khả năng nhìn xa trông rộng, Jack Ma cho rằng người lãnh đạo

cần phải ngoan cường và có tầm nhìn rõ ràng. Tự hào về công việc mình làm và
không bao giờ nói không là chìa khóa cho triết lý kinh doanh của Jack Ma.
 Jack Ma từng nói: "Tôi không biết định nghĩa thành công là gì, nhưng tôi
biết thế nào là thất bại. Với tôi, từ bỏ chính là thất bại lớn nhất". Như nhiều lãnh
đạo vĩ đại khác, Jack Ma tin rằng con người có khả năng học hỏi được nhiều
nhất từ những trở ngại và khó khăn. Chìa khóa thành công là phải bền gan và
học hỏi từ những sai lầm của mình.
 Thái độ kiên cường trước những khó khăn, không dễ dàng gục ngã
trước thất bại giống như chìa khóa cho sự thành công của Jack Ma. Thái độ này
một phần nào đó thể hiện sự thích mạo hiểm, rủi ro của ông.
12


 Sự ngoan cố, kiên cường được thể hiện rõ trong quá trình thành Alibaba
và Alipay. Thiếu vốn, lỗ vốn, không ai muốn giúp đỡ không làm nhụt chí của
Jack Ma. Biết rằng nếu tiếp tục sẽ có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro không thể
lường trước được nhưng Jack Ma vẫn kiên cường, quyết tâm theo đuổi đến
cùng.
- Jack Ma không tạo kẻ thù: Một trong những điều khác biệt độc đáo
trong triết lý kinh doanh của Jack Ma là ý tưởng về những cuộc cạnh tranh thân
thiện. Jack Ma không coi đối thủ là kẻ thù mà là những người bạn, những người
mà ông có thể học hỏi và thử thách ông để khám phá ra tiềm năng tối đa của bản
thân mình.
- “Không than vãn, nghe người khác than phiền”:
 Cách đây 20 năm, như bao bạn trẻ bế tắc trước cánh cổng cuộc đời, cậu
thanh niên ấy cũng từng than thở, oán trách. Ông chán ghét Bill Gates tài giỏi,
oán than xã hội bất công, rồi cũng rơi vào những thảm cảnh với hoàng loạt câu
từ chối tuyển dụng. Thế nhưng khác với người khác, ông ngồi và suy nghĩ về
nguyên nhân tại sao bản thân lại thất bại.
 Chỉ khi ông dừng việc kêu than và oán trách, đổ lỗi cho người khác, ông

mới nhận ra những hành động này thật ngu ngốc và tốn thời gian, nó chẳng giúp
ông giải quyết được điều gì và thay đổi được sự thật phũ phàng ngoài kia. Hơn
thế nữa, Jack ma còn ngộ ra một đạo lý để trở thành con người với những triết lý
nhân sinh sâu sắc, đó chính là lắng nghe từ chính những lời than phiền của
người khác.
 Jack Ma không chỉ lắng nghe nhân viên, những điều tích cực mà ông còn
lắng nghe những ý kiến tiêu cực. Điều đó, không những không tạo áp lực cho
Jack Ma mà nó còn làm cho ý chí bên trong ông càng trở nên kiên cường, là
động lực trên con đường thành công của ông. "Rất nhiều người bảo tôi Alipay là
một ý tưởng ngu ngốc, nhưng tôi chả quan tâm, vẫn có người dùng thì ngu cũng
được" - Jack Ma chia sẻ về ý tưởng táo bạo của ông.

13


 Bên cạnh sự khéo léo sử dụng nghệ thuật lắng nghe, Jackma còn linh
hoạt sử dụng nghệ thuật “Bay cao cùng đại bàng” để có thể dễ dàng hơn trong
hành trình đi tìm những cái mới và tạo dựng sự thành công vang dội.
 Sự khôn khéo của Jack Ma ở chỗ kết nối với những “đại bàng” - những
nhà quản lý thông minh, có năng lực và sáng tạo quanh mình. Tỷ phú Trung
Quốc không bao giờ cho mình là chuyên gia “biết tuốt” và cũng không mặc định
ông là người sáng lập tập đoàn nên phải giành quyền quản lý mọi mảng miếng
kinh doanh. Một điều rất lạ, Jack Ma luôn sẵn sàng thu nạp các giám đốc điều
hành ngoại quốc để thực hiện mục tiêu Đông - Tây kết hợp.
 Tỷ phú Trung Quốc kết bạn với Jerry Yang, đồng sáng lập Yahoo và
Masayoshi Son, chủ tịch của gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản Softbank. Cả hai
đều là những nhà đầu tư vào Alibaba từ rất sớm và giúp tập đoàn Trung Quốc
phát triển nhanh chóng. Yahoo và Softbank đã được “hoàn vốn” rất nhiều vào
ngày Alibaba thực hiện IPO.
 Thành công ở Jack Ma cho thấy doanh nhân thành công là người biết

học cách để người khác chia sẻ và cùng kiểm soát công việc và họ chỉ nên làm
những điều vì doanh nghiệp, chứ không phải vì cái tôi.
- Jackma luôn giữ bầu không khí vui vẻ tại Alibaba:
 Để minh họa nguyên tắc thái độ quan trọng, ông chủ tập đoàn thương
mại điện tử Alibaba kể một sai lầm lớn trong sự nghiệp kinh doanh.
"Vào năm 2001, tôi mắc một sai lầm. Tôi nói với 18 cộng sự trong công ty
rằng họ không đủ năng lực để đảm đương những vị trí quản lý cấp cao", ông nói.
 Với suy nghĩ như thế, Jack Ma thuê người ngoài công ty vào những vị
trí như phó chủ tịch tập đoàn, giám đốc các bộ phận. Sau vài năm, tất cả những
người đó đều ra đi vì không thể đảm đương công việc hoặc không cùng chí
hướng với Jack Ma. Trong khi đó,những cộng sự mà ông nghi ngờ năng lực
quản lý dần trở thành các phó chủ tịch và giám đốc.

14


 Nhân viên:
- Tích cực:
 Nhân viên sẽ được thúc đẩy làm việc, không ngừng sáng tạo, làm việc
hiệu quả cao bởi tác động tích cực từ tinh thần lạc quan của Jack Ma.
 Jack Ma luôn tạo bầu không khí làm việc vui vẻ cho các nhân viên tạo sự
gần gũi giữa sếp và nhân viên, giảm áp lực cho nhân viên khi làm việc, giữ chân
được những người tài, phát huy hết được những khả năng của nhân viên.
 Nghệ thuật lắng nghe của ông giúp nhân viên cảm nhận được rằng mình
đang được tôn trọng. Từ đó, nhân viên càng kính nể ông hơn vì ông không chỉ
có tài mà còn có đức. Không chỉ vậy, nhân viên sẽ nhận ra được trách nhiệm của
mình với ông.
- Tiêu cực:
 Môi trường làm việc thoải mái sẽ ẩn chứa rủi ro từ những nhân viên lười
biếng.

 Sự lạc quan và kiên trì của Jack Ma có thể gây áp lực đối với nhân viên.
Jack Ma luôn phấn đấu hoàn thành tốt những mục tiêu mình đã đề ra và không
ngần ngại thử sức với những điều mới. Điều này có thể làm nhân viên mệt mỏi
vì phải làm những công việc hơi quá sức so với khả năng của mình.
 Doanh nghiệp:
- Tích cực:
 Doanh nghiệp luôn được phát triển toàn diện và từng ngày hoàn thiện do
thái độ ham học hỏi của Jack Ma.
 Jack Ma không tạo ra sự cạnh tranh thân thiện giúp tạo được nhiều cơ
hội hợp tác phát triển với các doanh nghiệp khác.
 Alibaba có đội ngũ nhân viên tốt được hình thành từ kết quả thành công
của sự thấu hiểu của Jack Ma với nhân viên giúp Alibaba có lợi thế cạnh tranh
mạnh- lợi thế về sự hài hòa nội bộ không gì có thể thay thế được.

15


- Tiêu cực: Đôi khi cạnh tranh thân thiện lại đem lại thiệt thòi cho
Alibaba, chẳng hạn Alibaba có thể bị chơi xấu.
c. Hành động
 Cá nhân:
- "Từ thời còn trẻ, để học tiếng Anh và biết thêm văn hóa quốc tế, anh ấy
thường tổ chức các tour tham quan miễn phí cho khách du lịch nước ngoài về
địa phương của mình"
- Sau khi nộp đơn vào 30 công ty với các vị trí khác nhau và đều không
trúng tuyển. Thậm chí ngay cả cậu thanh niên Mã Vân đến thử vận may tại cửa
hàng KFC, kết quả là trong 24 người đến xin việc, tất cả đều được nhận làm việc
ngoài trừ ông. Mặc dù vậy, ông vẫn kiên trì tìm kiếm cơ hội cho bản thân.
- Một người liên tục thất bại, nhưng lại mạo hiểm thuyết phục 12 người
bạn đầu tư vào dự án của ông.

- Mất 4 năm để có thể cho ra đời sản phẩm ưng ý, nhưng Jack Ma lại phải
tiêu tốn thêm 3 năm tiếp theo trong sự khốn đốn, chật vật vì lỗ vốn liên tục. Sau
7 năm liên tục lỗ vốn, 17 thành viên xây dựng nên đế chế Alibaba ngày ấy ai
cũng nghèo rớt mồng tơi. Nhưng ông vẫn mạo hiểm đặt cược để tiếp tục gầy
dựng tiếp sự nghiệp. Chẳng ai dám nghĩ đến giá trị khởi nghiệp rồi sẽ lên tới 160
tỷ USD như bây giờ.
"Rất nhiều người bảo tôi Alipay là một ý tưởng ngu ngốc, nhưng tôi chả
quan tâm, vẫn có người dùng thì ngu cũng được" - Jack Ma chia sẻ về ý tưởng
táo bạo của ông. Một ý tưởng táo bạo và không kém phần rủi ro.
 Và thực sự gian nan thử sức, nếu không có sự bền bỉ, quyết tâm và bản
lĩnh hơn người, dám chấp nhận rủi ro, thất bại liệu Jack Ma có đủ sức để trải qua
sang hàng loạt biến cố thăng trầm trong cuộc đời. Cho đến ngày hôm nay, khi có
hơn 800 triệu người sử dụng Alipay để thanh toán trực tuyến, thử nghĩ mà xem
nếu như Jack Ma nghe theo những lời ngăn cản ấy và từ bỏ Alipay, thì liệu đế
chế của ông có thành công như ngày hôm nay?

16


 Jack Ma khởi động, vận hành, thất bại, lạc quan, rồi lại tiếp tục vòng
quay ấy cho đến khi thành công.

17


 Nhân viên:
- Luôn động viên nhân viên chống tham nhũng, sẵn sàng chia cổ phần cho
nhân viên nếu xứng đáng.
- Jack Ma thích tuyển dụng những doanh nhân đầy nhiệt huyết chứ không
phải là những người nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Lý do là vì ông tin vào sự

cống hiến và cách tân hơn những thành tích trên giấy tờ.
Tiêu cực: mất thời gian, chi phí đào tạo.
 Đồng nghiệp:
- Trả lời câu hỏi của sinh viên Việt Nam về “bí quyết” chọn người đồng
sáng lập, đối tác tốt, tỷ phú Jack Ma khuyên rằng, nên tìm người có cùng tầm
nhìn. “Chúng ta tìm đối tác không phải hy vọng vì kiếm được rất nhiều tiền, mà
vì nỗ lực cùng biến những điều mong muốn diễn ra. Họ có thể không giỏi nhất,
mà là người có thể hỗ trợ và hiểu bạn”.
- Jack Ma cho rằng, không cần tìm người tốt nhất, nhưng phải tìm đúng
người để phát triển và bồi dưỡng vì “Để làm kinh doanh, điều quan trọng nhất
không phải là tiền bạc, mà là những người chia sẻ ý tưởng cùng bạn. Không ai
tự thành công được, không ai bước đi xa được mà đi một mình. Muốn đi nhanh
thì đi một mình, nhưng muốn đi xa cần phải có “đồng đội”.

18


Phần III. Đánh giá và tổng kết:
1. Đánh giá:
 Thành công:
-

Khởi nghiệp gần như từ hai bàn tay trắng, Jack Ma đã xây dựng thành

công "đế chế" thương mại điện tử Alibaba lớn nhất tại Trung Quốc.
- Rủi ro luôn mang theo cơ hội, dám nhìn thẳng vào rủi ro, dám mạo hiểm,
sẽ càng dễ để nắm bắt cơ hội thành công. Như đã trình bày, Jack Ma là một ông
chủ thích rủi ro, ông cũng là người sẵn sàng chấp nhận, đương đầu với rủi ro đó.
Điều đó đã góp một phần trong sự thành công của Jack Ma: “Từ một thầy giáo
nghèo trở thành thành tỷ phú giàu có nhất nhì Trung Quốc”.

-

Bên cạnh những cơ hội đã đạt, những rủi ro cũng đã nhiều lần làm ông

vấp ngã, nhưng từ những vấp ngã Jack Ma đã rút được những bài học kinh
nghiệm, càng làm ông có sức mạnh để thay đổi, vực dậy sau những lần vất ngã,
hoàn thiện hơn,...
 Hạn chế:
- Rủi ro là một con dao 2 lưỡi. Nó vừa là cơ hội, lại vừa là tổn thất nếu
không đánh giá và kiểm soát tốt.
- Thành công của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba đã đưa Jack Ma trở
thành tỷ phú giàu có nhất nhì Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trước đó
ông đã gặp không ít thất bại. ChinaPages là công ty khởi nhiệp được Jack Ma
thành lập trước Alibaba nhưng nó lại thất bại hoàn toàn.
2. Bài học:
- Con đường đi đến thành công ngày hôm nay của Jack Ma – CEO
Alibaba không hề dễ dàng và bằng phẳng. Vị tỷ phú giàu có nhất nhì Trung
Quốc này đã trải qua không ít lần thất bại.
- Câu chuyện kinh doanh thành công của Jack Ma kể với giới doanh nhân
trên thế giới, “thất bại” luôn được nhắc tới để từ đó rút ra những bài học quý giá.

19


 Thất bại là chuyện đương nhiên Chớ vội nhìn vào thành công của Jack
Ma ở hiện tại mà cho rằng vị tỷ phú này chẳng biết nếm mùi thất bại là như thế
nào.
 Câu chuyện kinh doanh thành công của Jack Ma không biến ông trở nên
giàu có trong một đêm chỉ sau một giấc ngủ. Jack Ma đã từng trải qua rất nhiều
những thất bại, nếm trải mùi vị bị “từ chối” của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế

giới. Jack Ma trở nên “quen thuộc” với những thất bại và những lời từ chối.
+) “Ông đã từng trượt kỳ thi tuyển đại học 3 lần. Ông gửi đơn xin việc đến
30 công ty đều bị từ chối cả.
+) Và ông tưởng chừng như “tất cả mọi thứ đều quay lưng lại” với ông khi
nộp đơn xin việc tại một cửa hàng KFC cùng với 23 người, kết quả là cả 23
người đều được nhận trừ ông. Còn nữa, ông xin vào Đại học Harvard 10 lần và
cả 10 lần đều bị từ chối”.
+) Ông đã từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn khi được hỏi về những lá
đơn xin học thất bại tại Harvard: “Một ngày nào đó, tôi phải dạy học ở đây”.
+) Tập đoàn Alibaba mà Jack Ma thành lập cũng đã vấp phải những thất bại
khi tham gia vào thị trường tìm kiếm. Trước đó, China Pages là công ty khởi
nghiệp đầu tiên của Jack Ma cũng bị thất bại hoàn toàn. Thất bại đối với Jack
Ma là chuyện hết sức bình thường và là chuyện hiển nhiên cần phải trải qua
trước khi đi đến được thành công.
Thành công và thất bại là cặp song sinh luôn đi đôi với nhau. Nếu thành
công mà quá dễ dàng và không có sự thất bại thì là thành công không trọn vẹn.
Phải là một nhà lãnh đạo sáng suốt, không ngại rủi ro mà giám nghĩ lớn,
đương đầu với những khó khăn.
Từ đó tích luỹ, đặt cược tất cả số phận của mình để thành lập một công
ty khi không nắm chắc phần thắng trong vốn kiến thức cho bản thân Tuy nhiên
không thể phủ nhận sự kiên trì, không chịu thua trước mọi khó khăn của ông và
cách ông lãnh đạo, dẫn dắt alibaba như ngày hôm nay. Trong cuộc sống không
phải nhà quả trị nào cũng có thể được như Jack Ma, không ai có thể thích rủi ro.
20


Jack Ma là câu chuyện có thật về một tấm gương thành công bằng ý chí
vượt qua mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Tuy nhiên, điều ấn tượng không nằm
ở giá trị tài sản ông có mà là ở sự kiên nhẫn.
 Jack Ma là bằng chứng cho khẳng định rằng không hề có bất cứ thất bại

nào (kể cả sự khủng hoảng có tuyệt vọng đến mức nào) có thể khiến chúng ta từ
bỏ việc đạt được giấc mơ mình mong muốn.

21


KẾT LUẬN
Jackma – cái tên quá quen thuộc trong giới kinh doanh hiện nay, ngay cả
giới trẻ đam mê kinh doanh cũng không hề xa lạ. Tỷ phú Jack Ma giàu có đủ để
không bao giờ phải thách thức bản thân như vậy. Nhưng có thể ông ấy không
muốn quên đi những cảm giác khi chấp nhận một thử thách mới với nhiều rủi ro.
"Hãy tự đặt mình vào đó. Gây ra một sự mạo hiểm. Đừng lo sợ khi trông giống
một kẻ khờ. Hãy làm những gì bạn thích”.
Thành công của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba đã đưa Jack Ma trở
thành tỷ phú giàu có nhất nhì Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trước đó
ông đã gặp không ít thất bại. ChinaPages là công ty khởi nhiệp được Jack Ma
thành lập trước Alibaba nhưng nó lại thất bại hoàn toàn. Ngay cả Alibaba cũng
đã vấp phải thất bại khi tham gia vào thị trường tìm kiếm.
Câu chuyện kinh doanh của Jack Ma cho thấy rằng những người tài giỏi
nhất, thành công nhất cũng không ít lần gặp phải thất bại. Đó là chuyện bình
thường. Để có được thành công bạn phải vượt những khó khăn, thất bại ban đầu.
Không ngừng kiên trì và nhẫn nại biến giấc mơ của mình thành sự thật.
Thích là một chuyện, thích rủi ro nhưng vẫn xen lẫn chấp nhận rủi ro mà
mình sẽ gặp phải, tìm hiểu nghiên cứu để mà lường trước. Cái mặt lợi mà đối
với một người thích rủi ro mang lại là sự táo bạo, quyết đoán, ứng biến nhanh
trong mọi tình huống, nhưng bù lại hạn chế gặp phải là thất bại không hề nhỏ, tất
nhiên cũng có thành công nhưng để đạt được thành công không dễ dàng gì.
Chính những nhân viên trong công ty mà có sếp là người thích rủi ro họ
cũng tác động lớn về tính cách và môi trường làm việc hằng ngày.


22


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT

Họ và tên

Mã sinh
viên

Lớp
hành
chính

Nội dung

Đánh giá
Nhóm

51
52
53
54
55
56
57
58
59

60

Nguyễn Thị
Ngọc Linh
Tạ Thị Diệu
Linh (thư ký)

18D10032
4
18D10014
5

K54A6

Làm pp

K54A3

Tạ Thị Khánh
18D10014
Linh
6
Trần Diệu Linh 18D10002
6
Trần Thị
18D10032
Khánh Linh
5
(nhóm trưởng)


K54A3

Trịnh Khánh
Linh
Vũ Thị Loan

K54A4

Lập biên bản
+ Đánh
giá&tổng kết
Ảnh hưởng
của hành động
Giới thiệu về
Jackma
Tổng hợp
Word + Lời
mở đầu, kết
thúc
Ảnh hưởng
của tính cách
Giới thiệu về
Jackma
Ảnh hưởng
của thái độ
Thuyết trình

Nguyễn Thị
Lộc
Nguyễn Hoàng

Long
Lưu Thùy Ly

18D10020
5
18D10020
6
18D10032
7
18D10020
7
18D10008
8

K54A1
K54A6

K54A4
K54A6
K54A4
K54A2

Đánh
giá&tổng kết

Giáo
viên



×