Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Thiết kế ghép đôi sơ mi rơ mooc phục vụ chuyên chở hang siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

THIẾT KẾ GHÉP ĐÔI SƠ - MI RƠ – MOOC PHỤC VỤ
CHUYÊN CHỞ HÀNG SIÊU TRƯỜNG SIÊU TRỌNG
TRONG KHU VỰC CẢNG DUNG QUẤT

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU BẢO ANH
NGUYỄN QUANG TÙNG

Đà Nẵng – Năm 2019


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Chương 1: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA Ở
CẢNG DUNG QUẤT

1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí quảng ngãi PTSC
Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (PTSC Quảng Ngãi) tiền
thân là Chi nhánh Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí tại Quảng Ngãi, được thành lập
trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa đất nước với việc
chọn Dung Quất – Quảng Ngãi là nơi xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước.

Hình 1.1 Công ty Cổ phần Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi PTSC
Lịch sử hình thành và phát triển của PTSC Quảng Ngãi gồm những điểm mốc
chính sau:
- Ngày 17/10/1997 thành lập chi nhánh Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí tại
Quảng Ngãi (QĐ số: 1723/DK-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu
khí). Trụ sở đặt tại 111 Đại lộ Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi.


- Ngày13/06/2002 Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ban hành
QĐ số: 1160/QĐ-HĐQT về việc thành lập Xí nghiệp Dịch vụ Dầu khí Quảng
Ngãi trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Quảng
Ngãi. Trụ sở chính đặt tại 307 Đại lộ Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi.
- Ngày 19/03/2007 Hội đồng Quản trị Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật
Dầu khí ban hành QĐ số: 35/QĐ – DVKT- HĐQT về việc thành lập Công ty
TNHH MTV Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi trên sơ sở kiện toàn Xí nghiệp Dịch
vụ Dầu khí Quảng Ngãi. Trụ sở chính đặt tại Lô 4H, đường Tôn Đức Thắng,
thành phố Quảng Ngãi
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

2


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

- Ngày 01/01/2011: chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Dịch vụ
Dầu khí Quảng Ngãi PTSC (Theo QĐ số 350/QĐ-DVKT-HĐQT ngày
17/12/2010 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí
Việt Nam). Trụ sở chính đặt tại Lô 4H, đường Tôn Đức Thắng, thành phố Quảng
Ngãi.
Trải qua gần 20 năm hoạt động, đến nay PTSC Quảng Ngãi đã trưởng thành vượt
bậc, trở thành một công ty lớn mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch
vụ trong lĩnh vực dầu khí.
Phát huy thế mạnh của thương hiệu PTSC, PTSC Quảng Ngãi những năm qua đã
triển khai thành công nhiều dự án lớn tại Khu kinh tế Dung Quất như: dự án Forwarding
– bốc xếp, vận chuyển, làm thủ tục hải quan cho toàn bộ thiết bị, vật tư của Nhà máy lọc
dầu Dung Quất (10 triệu USD), dự án cung cấp đá để xử lý túi bùn đê chắn sóng Dung

Quất (6.6 triệu USD), dự án ME8/B5 – Gia công lắp đặt đường ống công nghệ của Nhà
máy lọc dầu Dung Quất (5 triệu USD), dự án khoan khảo sát địa chất Phao rót dầu thô
không bến SPM – Nhà máy lọc dầu Dung Quất (3 triệu USD), dự án đê bảo vệ bờ biển
và các cửa cống thoát nước (SPO) cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất (2.7 triệu USD), dự
án thi công tuyến ống xuất sản phẩm cho Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học BioEthanol Dung Quất (4 triệu USD), dự án xây dựng khu bồn chứa và trạm xuất xăng dầu
– KKT Dung Quất cho PV OIL (4 triệu USD), dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh
SRU – Nhà máy lọc dầu Dung Quất (4 triệu USD),…
Đặc biệt, PTSC Quảng Ngãi đã thực hiện thành công một số dự án lớn với vai trò
là tổng thầu EPC như: Dự án đầu tư bổ sung 2 bể chứa và đường bơm hút dầu thô cho
NMLD Dung Quất (40 triệu USD), mỗi bể có sức chứa 65.000m3 dầu thô, Dự án Nhà
máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (hơn 100 triệu USD) do Công ty CP
Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) làm Chủ đầu tư.
Tham gia Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Long Phú tại tỉnh Sóc Trăng, tổng
giá trị thực hiện hơn 20 triệu USD.
Tham gia Dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh SRU tại Nhà máy lọc dầu Dung
Quất, tổng giá trị thực hiện hơn 4 triệu USD.
Tham gia các gói thầu TNK4, SSF2, SMP9 tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh
Hóa, tổng giá trị thực hiện hhơn 45 triệu USD.
Với những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung,
của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, thực hiện tốt trách nhiệm của một doanh nghiệp trong
công tác an sinh xã hội đối với cộng đồng, PTSC Quảng Ngãi đã vinh dự được Nhà
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

3


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất


nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III (30/05/2010), cùng nhiều bằng khen,
giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tập đoàn Dầu khí
QG Việt Nam, Tổng Công ty PTSC, Tỉnh Quảng Ngãi,…
Bốn lần liên tiếp đoạt danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu Tỉnh Quảng Ngãi” vào
các năm 2008, 2010, 2012, 2014, Bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2013,
cờ luân lưu của UBND tỉnh Quảng Ngãi năm 2013, cờ thi đua của Bộ Công thương năm
2013, Giải thưởng môi trường năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Doanh nghiệp
tiêu biểu tỉnh Quảng Ngãi năm 2014, bằng khen của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 2014,
2015, cờ luân lưu của UBND tỉnh Quảng Ngãi năm 2015, cờ thi đua của UBND tỉnh
QN năm 2015, cờ thi đua của Bộ công thương năm 2015, cờ thi đua của Bộ Công thương
năm 2015, Bằng khen của tỉnh Quảng Ngãi năm 2016, Danh hiệu Doanh nghiệp tiêu
biểu tỉnh Quảng Ngãi năm 2016.
1.1.1. Giới thiệu xưởng cơ khí Dung Quất
Được đầu tư 163 tỷ đồng để xây dựng bởi công ty Cổ phần Dịch vụ Quãng Ngãi
PTSC với tổng diện tích của xưởng lên đến 80 000 m2 có đầy đủ khu văn phòng, sân
bãi, xưởng và nhà kho.

Hình 1.2 Xưởng cơ khí Dung Quất
Xưởng cơ khí đã giúp công ty thực hiện được nhiều dự án trong những năm qua
trong đó phải kể đến dự án Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất, dự án Nhà Máy Lọc Dầu
Nghi Sơn, và phát triển được dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa cho NMLD Dung Quất. Hiện
tại công ty đang thực hiện đơn đặt hàng gia công, chế tạo cơ khí cho các dự án: thép Hòa
Phát, nhiệt điện Long Phú, và đặc biệt còn xuất khẩu đi Trung Đông, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản, Nigeria,…
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

4



Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Hình 1.3 Dự án thi công nhà máy nguyên liệu sinh học Dung Quất
Tên: Dự án thiết kế thi công Nhà máy nguyên liệu sinh học Dung Quất
Công việc chính: Thiết kế, thi công (EPC)
Khối lượng thi công: 6.000 tons (Kết cấu thép), 120.000 ID (Đường ống)
Địa điểm: Dung Quất, Quảng Ngãi
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học miền Trung
Giá trị hợp đồng: 90 triệu USD
Thời gian thực hiện: 10/2009 – 2013
1.1.2. Giới thiệu cảng Dung Quất
Là trái tim căn cứ Cảng & Logistics của nền công nghiệp dầu khí tại Việt Nam,
PTSC đang quản lý và vận hành hệ thống 8 căn cứ Cảng tại tất cả các trung tâm trên cả
3 khu vực Bắc – Trung – Nam Việt Nam: Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng
Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng.
Cảng PTSC Dung Quất là một Cảng trong hệ thống Cảng PTSC. Với vai trò là
các dịch vụ cốt lõi của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC),
dịch vụ căn cứ Cảng & Logistics đang được tăng cường tập trung đầu tư, phát triển,
nâng cấp và mở rộng để bắt kịp với nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng tại Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

5


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất


Hình 1.4 Bến cảng số 1 Dung Quất
Được đưa vào khai thác từ cuối năm 2008, đây được đánh giá là một cảng thương
mại hiện đại, là hạ tầng hàng hải thiết yếu trong khu vực, đã và đang góp phần quan
trọng trong việc thu hút đầu tư vào khu kinh tế tổng hợp Dung Quất, khu kinh tế mở
Chu Lai và các khu công nghiệp lân cận.
Mặc dù lượng hàng tại khu vực miền Trung còn ít nhưng từ khi đi vào hoạt động,
cảng quốc tế Dung Quất đã tăng được sản lượng đều qua các năm. Năm 2013, cảng đạt
sản luợng kỷ lục 1,6 triệu tấn hàng thông qua cao nhất từ khi hoạt động và đã bắt đầu có
lãi. Năm 2014 cảng đã được đầu tư nâng cấp cầu bến từ 30.000 DWT lên đến 70.000
DWT cùng với việc xây dựng thêm các công trình phụ trợ khác, nên đã trở thành cảng
có khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất khu vực Miền Trung. Từ đó cho đến nay, Cảng liên
tục hoạt động vượt công suất và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt qua các năm.
Cảng Gemadept Dung Quất, do Gemadept nắm giữ 80,40% vốn điều lệ là một
mắt xích quan trọng của tập đoàn tại khu vực miền Trung tạo thành một chuỗi cung ứng
dịch vụ khai thác cảng – Logistics – vận tải khép kín mang lại nhiều lợi ích cho khách
hàng.
1.2. Giới thiệu hàng hóa cảng vận chuyển
Cảng Dung Quất là nơi xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và hàng hóa cho hầu hết
các Nhà đầu tư trong Khu Kinh tế Dung Quất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua Cảng
đạt khoảng 0.6 triệu tấn, số lượng tàu cập cầu trung bình 150 tàu/năm.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

6


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất


Hơn 300,000 tấn máy móc thiết bị của Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất đã được
bốc xếp vận chuyển đến công trường tuyệt đối an toàn, hầu hết vật tư, máy móc phục
vụ xây dựng nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan và toàn
bộ nhà máy Polypropylen đã được làm thủ tục hải quan, bốc xếp, vận chuyển qua bến
số 1 – Cảng Dung Quất.

Hình 1.5 Vận chuyển thiết bị đến nhà máy lọc dầu Dung Quất
Qua việc tham gia các dự án lớn về đầu tư nước ngoài như các dự án xây dựng:
nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy thép Quảng Liên,
Doosan Vina,… cảng Dung Quất được biết đến như một trong những nhà tổ chức thực
hiện dự án hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng công trình, hàng siêu
trọng, siêu trường.

Hình 1.6 Các hàng hàng hóa siêu trường siêu trọng cảng chuyên chở

1.2.1. Khái niệm hàng siêu trường siêu trọng

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

7


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Hàng hóa siêu trường: đặc điểm của loại hình hàng hóa này là không thể tháo rời.
Khi xếp lên phương tiện vận chuyển, tính luôn cả đường bao ngoài thì có kích thước:
chiều dài lớn hơn 2m, chiều rộng lớn hơn 2,5m, chiều cao lớn hơn 4,2m.

Hàng hóa siêu trọng: đặc điểm của loại hình hàng hóa này là không thể tháo rời,
tổng khối lượng của loại hàng hóa này có thể lên đến trọng lượng 32 tấn.
Hàng dự án siêu trường siêu trọng có thể là các dầm cẩu trục nhà xưởng, hoặc có
thể là các dầm cầu bê tông, các thiết bị máy móc như lò hơi, nồi hơi…
Hàng dự án siêu trường siêu trọng rất đa dạng và đặc thù, đó là các loại cấu kiện,
thiết bị, mặt bích ,du thuyền.. Thậm chí là các loại xe buýt siêu khủng nhập khẩu, máy
bay trực thăng…
Từ định nghĩa hàng hóa siêu trường siêu trọng chúng ta có thể dễ dàng hình dung
được hàng dự án siêu trường siêu trọng là các loại hàng hóa máy móc có kích thước quá
khổ quá tải, mà các phương tiện vận tải thông thường không có khả năng chuyên chở
được.
1.2.2. Giới thiệu về dự án Baltec 8851
Là dự án được thỏa thuận giữa Baltec IES PTY LTD, Australia và công ty cô
phần Quãng Ngãi PTSC. Các thiết bị sẽ được sản xuất tại xưởng cơ khí Dung Quất và
được di chuyển từ xưởng đến bến số 1 cảng Dung Quất để vận chuyển kiện hàng bằng
đường biển đến Iraq.

Hình 1.7 Kiện hàng dự án Baltec 8851
Thông tin chi tiết đơn hàng Baltec 8851 như sau:
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

8


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

- Tuyến đường vận chuyển: Xưởng cơ khí Dung Quất đến bến cảng số 1
Dung Quất.

- Mặt hàng: gồm các thành phần chi tiết của máy móc, Ge tua- bin của hệ
thống khí thải, được chia và đóng gói thành 2 kiện hàng.
- Đối với kiện hàng Guillotine Duct with Blanking Plate, Inlet Transition
Duct, Diverter Damper Drive Frame, Bypass Adapter Flange, Guillotine
Duct with Blanking Plate, Inlet Transition Duct có chiều dài lớn hơn 6,2
m chiều rộng 5,9m và chiều cao 2,6 m nặng 20,35 tấn.
- Đối với kiện hàng Diverter Damper Including Blade & Drive System,
Diverter Damper Bottom Frame, Diverter Damper Top Frame Including
Blade có chiều dài 6,8m x rộng 6,2m x cao 8,65m và nặng 80 tấn.
Từ những thông số của kiện hàng thì dự án Baltec là một trong những dự án vận
chuyển hàng siêu trường siêu trọng được Công ty Dịch vụ Cảng Dung Quất đảm nhận.
1.2.3. Khảo sát đường vận chuyển từ CDQ đến XCK
Hầu hết các đơn hàng sẽ được gia công tại xưởng cơ khí Dung Quất rồi được vận
chuyển đường bộ đến cảng Dung Quất để vận chuyển bằng đường thủy nên việc khảo
sát đoạn đường vận chuyển là việc cần thiết.
1.2.3.1. Đoạn từ cảng Dung Quất đến cầu sông Đầm
Đoạn đường này có nhiều dây sinh hoạt bắt ngang đường, độ cao thấp nhất là
5,5m, có đường dây hạ thế cao 7,5m. Làn đường có chiều rộng 15m
Đường
dây hạ áp
cao 7,5 m

Đường
dây cáp
quang cao
7m

Hình 1.8 Đường dây hạ áp cao 7,5 m, giới hạn cho phép 6m bắt ngang đường
Cầu sông Đầm: chiều rộng lòng đường: B = 15m, chiều rộng giữa 2 mép lan can
thành cầu là 17,4m chiều cao lan can 1m, số nhịp cầu 03 nhịp, chiều dài cầu L = 72m,

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

9


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

lý trình Kml +243, tải trọng cho phép: Tải trọng cho phép của cầu 8 tấn/ 1 trục xe với
khoảng cách trục d ≥ 1,31m, tải trọng cho phép của cầu 7 tấn/ 1 trục xe với khoảng cách
trục d < 1,31m.
Cầu Sông
Đầm

Dây điện
sinh hoạt bắt
ngang đường
cao 5,5m
Đường dây
hạ áp cao
15m

Cầu tạm
trước đây

Hình 1.9 Cầu Sông Đầm và cầu tạm
Cầu tạm trước đây vận chuyển hàng NMLD Dung Quất. Chiều dài cầu tạm 10m,
chiều rộng cầu tạm 10m, làng đường vào cầu tạm rộng 10m.


Hình 1.10 Cầu tạm Sông Đầm
1.2.3.2. Đoạn từ cầu Sông Đầm đến Xưởng Cơ khí Dung Quất
Đoạn đường này không có cầu, có nhiều dây điện sinh hoạt bắt ngang, có 2 đường
dây cáp quang cao 5,5 m, có một dây điện hạ thế bắt ngang trên đường vào Xưởng cơ
khí Dung Quất chiều cao 10m. Chiều rộng đường ở vị trí hẹp nhất: 15m.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

10


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Dây tín hiệu
internet
Dây điện sinh
hoạt bắt

Đường dây

ngang đường
cao 5,5m

cao 5,5m

cáp quang

Xưởng Cơ

khí

Hình 1.11 Đoạn đường từ cầu Sông Đầm đến Xưởng cơ khí Dung Quất
Xưởng cơ
khí Dung
Quất

Đường dây điện
hạ thế cao 10m
bắt ngang trước
cổng vào XCK
Dung Quât
Hình 1.12 Đường dây điện hạ thế cao 10m bắt ngang trước cổng vào XCK Dung Quất
Đối với cung đường từ Xưởng Cơ khí Dung Quất đến Cảng Dung Quất nếu vận
chuyển hàng siêu trường, siêu trọng của Dự án Baltec 8851 với chiều rộng 12m trở
xuống thì có thể vận chuyển được nhưng phải gia cố đường và cầu tạm Sông Đầm để đi
qua cầu này.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

11


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

1.3. Giới thiệu về trang thiết bị vận chuyển trong cảng Dung Quất
Các thiết bị hiện có ở cảng để phục vụ nâng hạ, vận chuyển gồm:


Hình 1.13 Cẩu bánh xích 150T ở cảng

Hình 1.14 Cẩu bánh lốp 70T ở cảng

Cẩu bánh xích được thiết kế hoạt động và làm việc cũng như di chuyển trên sự
gắn kết nhịp nhàng cũng như nhanh nhẹn nhất của sự liên kết các mắt xích được liên kết
với nhau. So với cẩu lốp, cẩu bánh xích có lực nâng lớn hơn, di chuyển tốt hơn trên các
địa hình khó khăn. Hiện tại công ty đang có các cẩu bánh xích có tải trọng lớn như 150T,
120T, 90T số lượng là một cho mỗi loại.
Xe cẩu bánh lốp là loại xe cẩu chuyên dụng dùng bánh xe và lốp cao su bình
thường. Vì ưu điểm tốc độ di chuyển và làm việc nhanh nhẹn nên cẩu bánh lốp được
dùng nhiều trong cảng để nâng các kiện hàng có khối lượng không lớn từ vài chục tấn.
Số lượng xe cẩu bánh lốp ở cảng : 70T số lượng 1, 50T số lượng 2, 25T số lượng 2.

Hình 1.15 Xe nâng điện trong cảng

Hình 1.16 Xe đầu kéo

Xe nâng hoạt động trong cảng Dung Quất là dòng xe nâng điện do vậy có chi phí
vận hành rẻ hơn và tuổi thọ cũng cao hơn. Xe nâng chủ yếu nâng hạ các hàng hóa với
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

12


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

trọng lượng lên đến vài tấn giúp đạt hiệu quả cao trong năng suất công việc. Cảng hiện

có xe nâng 15T 1 chiếc, xe nâng 5-7 T 2 chiếc, xe nâng 2,5 T có 4 chiếc.
Xe đầu kéo là phương tiện chính để vận chuyển các hàng đơn kiện hàng container
cho các chuyến đường dài. Đội xe hùng hậu và đội ngũ tài xế chuyên nghiệp hoạt động
24/24. Đội xe được trang bị 100% thiết bị giám sát hành trình vận tải GPS bởi phần
mềm quản lý hiện đại.

Hình 1.17 Trailer siêu dài 80T

Hình 1.18 Sơ-mi rơ-mooc lùn 80T 3 trục

Sơ-mi rơ-mooc là phương tiện chuyên để vận chuyển các loại hàng hóa siêu
trường, siêu trọng, quá khổ quá tải ở cảng. Có kết cấu sao cho phần chủ yếu của khối
lượng toàn bộ của phương tiện không đặt lên ô tô đầu kéo.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

13


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Chương 2: KHẢO SÁT PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN HÀNG SIÊU
TRƯỜNG SIÊU TRỌNG Ở CẢNG DUNG QUẤT

Cảng Dung Quất là nơi xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và hàng hóa cho hầu hết
các Nhà đầu tư trong Khu Kinh tế Dung Quất và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi, Quảng Nam. Hàng năm, số lượng hàng hóa được bốc xếp thông qua Cảng
đạt khoảng 0.6 triệu tấn.

2.1. Vận chuyển dùng sơ-mi rơ-mooc
2.1.1. Giới thiệu về sơ-mi rơ-mooc lùn mang BKS 76R-00378
Sơ-mi rơ-mooc là loại phương tiện giao thông đường bộ không có động cơ, có
kết cấu dùng để chở người hay hàng hóa. Được thiết kế để nối với xe ôtô đầu kéo và có
một phần đáng kể của trọng lượng toàn bộ đặt lên xe ôtô đầu kéo. Trọng lượng của sơmi rơ-mooc được phân chia trên các cụm cầu sau và một phần tựa trên mâm xoay của
xe ôtô đầu kéo.
SMRM lùn 3 trục 76R-00378 với thông số kỹ thuật như sau: Chiều dài toàn bộ
mooc 16.090[m], rộng 3.310[m], chiều cao từ mặt sàn đến sàn mooc 1.0[m].

Hình 2.1 Sơ-mi rơ-mooc lùn 76R-00378
2.1.2. Một số kiện hàng được triển khai thực hiện bằng SMRM lùn
Đối với kiện hàng Guillotine Duct with Blanking Plate, Inlet Transition Duct,
Diverter Damper Drive Frame, Bypass Adapter Flange, Guillotine Duct with Blanking
Plate, Inlet Transition Duct có chiều rộng lớn hơn 3.5[m] chiều cao nhỏ hơn 3[m].

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

14


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Để vận chuyển các kiện hàng chúng tôi sử dụng xe đầu kéo Nissan có kích thước
bao: 6615x2490x2855[mm], công suất lớn nhất/số vòng quay: 257[kW]/2200[v/ph]
khối lượng kéo theo: 46,765[tấn], SMRM lùn 76R-00378 với các thông số kỹ thuật như
đã nêu ở mục 1.1.1. Do các kiện hàng này có chiều rộng lớn hơn chiều rộng của sàn
SMRM lùn 76R-00378 nên để đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển chúng ta đặt
các dầm H300x300 lên sàn rơ-mooc như hình bên dưới.


Hình 2.2 Xe đầu kéo Nissan kéo SMRM lùn vận chuyển kiện hàng
1- Kiện hàng; 2- Khung dầm H300x300
Một số hình ảnh thực tế trong quá trình triển khai:

Hình 2.3 Xe đầu kéo Nissan kéo SMRM lùn vận chuyển thiết bị từ
XCK Dung Quất về Cảng Dung Quất
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

15


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Hình 2.4 Xe đầu kéo Nissan kéo SMRM lùn 76R-00378 vận chuyển thiết bị của dự
án Baltec từ XCK Dung Quất về Cảng Dung Quất
Qua quá trình khảo sát ta thấy chiều rộng của sơ-mi rơ-mooc lùn (3.31m) nhỏ
hơn chiều rộng của hàng hóa trong dự án (5.9m) có thể gây mất ăn toàn trong khi vận
chuyển. Để việc vận chuyển được tối ưu và đảm bảo an toàn ta có thể dùng SMRM kiểu
module hoặc ghép đôi SMRM.
2.2. Vận chuyển dùng sơ-mi rơ-mooc kiểu module
2.2.1. Định nghĩa module

Hình 2.5 SMRM kiểu module
Module là phần thân chịu tải của rơ-mooc, bao gồm tất cả các chi tiết: thuỷ lực,
khí nén, điện, các chi tiết cơ học ... được gắn vào.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng


GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

16


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Một module cần có một đầu lái đặt trên 1 đầu để có thể sử dụng với đầy đủ chức
năng của 1 rơ-mooc, đầu lái này cho phép tiến hành các thao tác kéo (bởi đầu kéo) và
truyền động các mô men lái của lốp và thanh kéo.
Một bảng điều khiển được nối với tất cả các hệ thống và mang chức năng điều
khiển mọi hoạt động: lái, nâng hạ, phanh ...
Một đầu lái được cấu thành bởi tất cả các yếu tố cần thiết cho các thao tác: lái,
nâng hạ, phanh cho 1 hay nhiều modul nối ghép.
2.2.2. Cấu tạo của đầu lái
Một thanh kéo theo tiêu chuẩn. Một thanh kéo có thể tháo rời được để truyền các
mô men lái từ thanh kéo sang các trục, thanh kéo này được lắp ráp với một ắc cho phép
có thể dẫn mô men lái từ đầu kéo hoặc tự lái bằng cơ chế thủy lực của rơ-mooc.

Hình 2.6 Đầu lái của hãng Cometto
Các thanh lái hoạt động hai chiều.
Một bảng điều khiển.
Một két dầu thuỷ lực, dung tích 160 lít.
Bộ giá đỡ cho bơm máy.
Các lỗ cắm dây hơi.
Các phích cắm điện.
Các bộ phận báo xếp càng bằng âm thanh hoặc quang học.
Bộ bơm tay sử dụng trong trường hợp khẩn cấp sử dụng để xả hay điều chỉnh các
xy lanh lái.

Một đầu lái thích hợp cho hoạt động của 1 module.
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

17


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Hai đầu lái cần thiết cho cấu hình hai hay nhiều modul, có bán kính quay vòng ở
giữa.
2.2.3. Các hình thức ghép nối giữa module và đầu lái
Rơ-mooc gồm nhiều module ghép dọc. Bằng cách này ta có thể thu được 1 cấu
hình tối đa 24 trục ghép dọc. Hai đầu lái ở mỗi đầu rơ-mooc cho phép rơ-mooc được
kéo theo hai hướng và lái theo trục chính của rơ-mooc, một ghép nối cơ học được sử
dụng để ghép các module nhằm hạn chế các biến dạng mềm qua đó khai thác tối đa hành
trình các phuộc treo.
Rơ-mooc gồm hai module ghép ngang. Hình thái này cho phép tăng tải trọng
song song việc giảm bớt chiều dài, sử dụng 1 bộ ghép ngang gồm có: một đầu lái, một
bộ các hộp đệm, một bộ các ống và đầu nối.

Hình 2.7 Ghép dọc các module

Hình 2.8 Ghép ngang các module

2.2.4. Đặc điểm một số hệ thống của Cometto
a. Hệ thống treo
Hệ thống treo song song của COMETTO đặt trên các rơ-mooc là loại phuộc treo
thuỷ lực và được chế tạo thích hợp với chế độ tải trọng cao của rơ-mooc.

Các tính chất đặc trưng của hệ thống này là:
+ Phân phối đảm bảo tải trọng không đổi trên các trục, không phụ thuộc
vào hình dạng đường xá, sự phân phối này thực hiện được nhờ có sự kết
nối thuỷ lực giữa các phuộc treo.
+ Hệ thống treo thuỷ lực được chia ra làm ba tổ hợp nhờ một loạt các van
cầu phân chia hệ thống thuỷ lực.
+ Khả năng tách rời từng phuộc treo ra khỏi hệ thống thuỷ lực, cho phép
tiến hành các thao tác bảo dưỡng, sửa chữa: thay lốp ...

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

18


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

+ Hành trình siêu dài của các xy lanh thuỷ lực cho phép vận hành trên
đường gồ ghề, ổ gà ...
+ Hiệu ứng triệt tiêu va đập trên mặt đường gồ ghề khi vận hành không tải
bằng cách sử dụng các bình chứa ni tơ lỏng nối song song với hệ thống
treo.
b. Hệ thống nâng hạ thuỷ lực
Bộ khung chịu tải của rơ-mooc được nâng hạ bằng thuỷ lực qua các xy lanh thuỷ
lực tác dụng 1 chiều của các phuộc treo.
Trong quá trình nâng hạ, hay thực hiện việc vận chuyển các xy lanh thuỷ lực của
hệ thống treo được nối lại với nhau để tạo ra 3 tổ hợp treo thuỷ lực. Ba tổ hợp thuỷ lực
này cho phép độ chịu tải của các xy lanh thuỷ lực đồng nhất, không phụ thuộc vào vị trí
của bộ khung chịu tải hay điều kiện đường xá.

Bằng phương pháp này có thể khắc phục được các bất trắc do xoắn móc, có thể
điều chỉnh được chiều cao và độ nghiêng.
Thao tác nâng hạ được tiến hành bằng cách bơm vào hay rút ra một lượng dầu
thuỷ lực trong xy lanh. Thao tác nâng được tiến hành bằng bơm máy hay bơm tay trong
trường hợp khẩn cấp, thao tác hạ được thực hiện nhờ vào tự trọng của khung rơ-mooc
tự dồn dầu thuỷ lực trong xy lanh về két.
Trong trường hợp khai thác bình thường, các tổ hợp thuỷ lực được cấu thành bởi
một số lượng như nhau các phuộc treo. Khi tiến hành thao tác nâng hạ chỉ được thực
hiện trên 1 tổ hợp trong khi các tổ hợp khác được tách rời khỏi hệ thống và giữ nguyên
chiều cao.
c. Hệ thống lái thuỷ lực
Hệ thống lái thuỷ lực được chế tạo đảm bảo một bán kính quay vòng phù hợp.
Điều này tuân thủ theo nguyên tắc tất cả các trục của phuộc treo đều đồng quy về 1
đường trung tâm nhằm loại bỏ các thiệt hại do ma sát giữa đường và lốp. Sự truyền động
các mo men lái từ tam giác lái đến trục đầu tiên và giữa các trục được thực hiện bằng
các thanh dẫn động lái (thanh ba dọc) được gắn bằng các khớp cầu.
Trong một vài trường hợp cần thiết phải tiến hành thao tác lái bằng hệ thống lái
thuỷ lực của rơ-mooc (không dẫn truyền mô men lái từ đầu kéo) ví dụ:
+ Di chuyển trong 1 phạm vi hẹp.
+ Di chuyển trên đường quanh co.
SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

19


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

+ Vận chuyển kiện hàng tự chịu tải.

Tiến hành tách momen lái từ thanh kéo sang tam giác lái bằng cách rút ắc nằm
trên đầu lái.
2.3 Phương án ghép đôi hai sơ-mi rơ-mooc
Các xe đầu kéo SMRM lùn cũng như các xe SMRM cao hiện có của Công ty tại
Cảng không chở được các kiện hàng có chiều ngang từ 7[m] trở lên, chiều cao từ 6[m]
trở lên, chiều dài từ 8[m] trở lên của Dự án Baltec. Do chiều rộng của các SMRM này
quá nhỏ (2,5m) nên không đảm bảo an toàn toàn khi vận chuyển. Nếu dùng phương án
vận chuyển bằng SMRM thủy lực ghép được với nhau theo phương ngang thì hiệu quả
kinh tế không cao.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã xây dựng mô hình một xe đầu kéo kéo hai
SMRM cao loại 12[m] bằng cách thiết kế, gia công chế tạo khung dầm ghép một mâm
xoay trung gian với hai SMRM cao loại 12[m] song song với nhau.
2.3.1 Tổng quan về phương án ghép đôi
Mô hình một xe đầu kéo kéo hai SMRM cao loại 12[m] song song với nhau bằng
cách thiết kế, gia công chế tạo khung dầm ghép một mâm xoay trung gian với hai SMRM
cao loại 12[m] để vận chuyển các kiện hàng siêu trường siêu trọng.
Thông số kỹ thuật của SMRM cao loại 12[m] như sau:
Thông số kỹ thuật

Sơ-mi rơ-mooc Huanya 2006

Đơn vị

12400 x 2480 x 1480

mm

1840

mm


7840 + 1310 + 1310

mm

Trọng lượng không tải

7040

kg

Khối lượng chuyên chở theo TK

40000

kg

Khối lượng toàn bộ theo TK

47000

kg

Kích thước tổng thể (DxRxC)
Vệt bánh xe
Chiều dài cơ sở

Hệ thông phanh
Số trục
Hệ thống treo

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

Khí nén 2 dòng
3
Phụ thuộc, nhíp lá
GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

20


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Cỡ lốp

11.00R20

Khung ghép được thiết kế trên cơ sở đảm bảo đủ độ bền và kích thước để chuyên
chở hàng hàng siêu trường siêu trọng. Kích thước của khung ghép được xác định trên
cơ sở kích thước của phần hàng hóa chuyên chở.
Khung ghép chủ yếu bao gồm các dầm dọc, dầm ngang, các dầm phụ và các
thanh gia cường. Các dầm dọc và dầm ngang có tiết diện chữ H (H300x300), hai dầm
dọc cạnh bên có tiết diện chữ C (C180x75).

6900

2500

1100

2500


1100

2200

Khung ghép được chế tạo chủ yếu bằng phương pháp cắt và hàn.

1050

2000

2700

3550

2700

2050

10950
14500

Hình 2.9 Khung dầm ghép 2 sơ-mi rơ-mooc cao loại 12m

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

21



Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Hình 2.10 Khung ghép sau khi được chế tạo
2.3.2. Một số kiện hàng được triển khai thực hiện bằng việc ghép đôi SMRM
Đối với kiện hàng Diverter Damper Including Blade & Drive System, Diverter
Damper Bottom Frame, Diverter Damper Top Frame Including Blade có chiều rộng lớn
hơn 6,2m chiều cao lớn hơn 3,5m. Đối với các kiện hàng này chúng tôi sử dụng bộ
SMRM ghép với mâm xoay trung gian để vận chuyển như hình dưới.
Hàng hoá phải đặt vào đúng vị trí chịu tải hợp lý của phương tiện để đảm bảo an
toàn cho hàng hoá và phương tiện.
Cố định được kiện hàng một cách chắc chắn trên phương tiện.
Hàng được kê lót bằng phẳng, phân bổ lực đều.

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

22


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Vị trí chằng buộc: dùng dây xích sắt có móc để quàng quanh kiện hàng

Hình 2.11 Ghép nối hai sơ-mi rơ-mooc cao với mâm xoay trung gian
1- Các dầm ngang để liên kết với dầm dọc; 2- Xe đầu kéo; 3- Mâm xoay trung gian;
4- Các dầm dọc của khung ghép; 5- Xương của 2 sơ-mi rơ-mooc

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng


GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

23


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

Hình 2.12 Dùng khung ghép để vận chuyển hàng của dự án Baltec

SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

24


Thiết kế ghép đôi sơ-mi rơ-mooc phục vụ chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng trong khu vực cảng Dung Quất

2.3.3 Đánh giá hiệu quả việc dùng khung dầm ghép đôi SMRM
So với các phương tiện vận tải đặc chủng (SMRM thủy lực có chiều ngang 3m,
gác thêm dầm và chân voi) thì mô hình một xe đầu kéo kéo 02 SMRM cao loại 12m
song song với nhau an toàn hơn khi trung chuyển, vận chuyển các kiện hàng quá khổ
cồng kềnh như các kiện hàng có chiều rộng từ 7 - 11m, chiều cao từ 9m trở xuống, dài
nhỏ hơn 12m (do 02 SMRM được ghép song song có kích thước bao gần 7m nên diện
tích tiếp xúc của mặt đáy các kiện hàng quá khổ với khung dầm rất lớn).
Đáp ứng được nhu cầu vận chuyển các kiện hàng quá khổ, quá tải. Chủ động
trong việc vận chuyển, không phụ thuộc vào các đơn vị có xe chuyên dùng bên ngoài.
Chi phí gia công chế tạo khung dầm nêu trên thấp hơn rất nhiều so với chi phí
đầu tư rơ-mooc thủy lực.


SVTH: Nguyễn Hữu Bảo Anh - Nguyễn Quang Tùng

GVHD: ThS. Nguyễn Quang Trung

25


×