Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
NĂNG SUẤT 36000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM.
SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐINH THỊ TÚ UYÊN
SỐ THẺ SV: 107140109
LỚP: 14H2A

Đà Nẵng – Năm 2019


TÓM TẮT

Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản
phẩm/năm.
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Tú Uyên
Số thẻ SV: 107140109

Lớp: 14H2A

Ở nước ta ngành chăn nuôi phát triển dưới nhiều hình thức như trang trại, hộ gia
đình...thức ăn gia súc, gia cầm gắn liền với hoạt động chăn nuôi. Việc xây dựng một
nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi không những giúp giảm bớt sự lệ thuộc của nguồn
thức ăn nhập khẩu từ các thị trường biến động mà còn tạo điều kiện việc làm cho
người dân.
Chính vì lí do đó tôi được giao để tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi với năng suất 36000 tấn sản phẩm/ năm”.
Đồ án bao gồm 1 bản thuyết minh và 5 bản vẽ Ao:
Bản thuyết minh gồm có 11 chương:


- Chương 1: Lập luận kinh tế kĩ thuật
- Chương 2: Tổng quan nguyên liệu, tổng quan sản phẩm
- Chương 3: Chọn và thuyết minh công nghệ
- Chương 4: Tính cân bằng vật chất
- Chương 5: Tính và chọn thiết bị
- Chương 6: Tính cân bằng nhiệt
- Chương 7: Tính tổ chức và xây dựng
- Chương 8: Tính lượng nước và hơi tiêu thụ
- Chương 9: Thông gió và hút bụi
- Chương 10: Kiểm tra sản xuất, chất lượng sản phẩm
- Chương 11: An toàn lao động – vệ sinh công nghiệp.
Về phần bản vẽ gồm có 5 bản vẽ được thể hiện trên cỡ giấy A0 gồm:
- Bản vẽ số 1: Sơ đồ quy trình công nghệ.
- Bản vẽ số 2: Mặt bằng phân xưởng sản xuất chính.
- Bản vẽ số 3: Mặt cắt phân xưởng sản xuất chính.
- Bản vẽ số 4: Hệ thống hút bụi.
- Bản vẽ số 5: Tổng mặt bằng nhà máy.


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA: HÓA

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: Đinh Thị Tú Uyên


Số thẻ sinh viên: 107140109

Lớp: 14H2A
Khoa: Hóa
Ngành: Công nghệ thực phẩm
1. Tên đề tài đồ án:
Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm.
2. Đề tài thuộc diện:

Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện.

3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
- Năng suất: 36000 tấn sản phẩm/năm.
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KĨ THUẬT
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
CHƯƠNG 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
CHƯƠNG 5: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ
CHƯƠNG 6: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT
CHƯƠNG 7: TỔ CHỨC VÀ TÍNH XÂY DỰNG
CHƯƠNG 8: TÍNH LƯỢNG NƯỚC VÀ HƠI TIÊU THỤ
CHƯƠNG 9: HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ HÚT BỤI
CHƯƠNG 10: KIỂM TRA SẢN XUẤT- CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CHƯƠNG 11: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5. Các bản vẽ, đồ thị
BẢN VẼ SỐ 1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (AO)
BẢN VẼ SỐ 2: MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH (AO)
BẢN VẼ SỐ 3: MẶT CẮT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÍNH (AO)
BẢN VẼ SỐ 4: HỆ THỐNG HÚT BỤI (AO)
BẢN VẼ SỐ 5: TỔNG MẶT BẰNG NHÀ MÁY (AO)


6. Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Minh Nhật
7. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 23/ 01/ 2019
8. Ngày hoàn thành đồ án: 30/ 05/ 2019
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Trưởng Bộ môn Công nghệ thực phẩm

Đặng Minh Nhật

Người hướng dẫn

Đặng Minh Nhật


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập ở giảng đường đại học, nhờ sự dạy bảo tận tình của
quý thầy cô đã giúp cho tôi hiểu biết được nhiều kiến thức hữu ích. Tôi xin cám ơn
quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa, tôi cũng xin chân thành cám ơn quý thầy cô
bộ môn Công nghệ thực phẩm đã cho tôi những kĩ năng, kiến thức chuyên ngành từ lý
thuyết đến thực tế.

Với đề tài tốt nghiệp “Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất
36000 tấn sản phẩm/năm” này đã giúp tôi hoàn thành chương trình đại học.
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Đặng Minh Nhật, giảng viên
bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm – trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian làm đồ án.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Hóa đã dạy cho tôi những kiến thức
chuyên ngành hữu ích, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

i


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

LỜI CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT

Tôi: Đinh Thị Tú Uyên, xin cam đoan về nội dung đồ án không sao chép nội dung
cơ bản từ các đồ án khác. Các số liệu trong đồ án được sự hướng dẫn của thầy hướng
dẫn và tính toán của bản thân một cách trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ
ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình
nghiên cứu đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.

Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Tú Uyên

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

ii


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

MỤC LỤC
TÓM TẮT

i

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

i

LỜI CẢM ƠN

i

LỜI CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT

ii


MỤC LỤC

iii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

2

1.1.

Địa điểm xây dựng

2

1.2.

Nguồn nguyên liệu

2

1.3.

Hệ thống giao thông vận tải

3


1.4.

Nguồn cung cấp điện

3

1.5.

Nguồn cung cấp nước

3

1.6.

Thoát nước và xử lí nước

3

1.7.

Hợp tác hoá

3

1.8.

Nguồn nhân lực

4


1.9.

Nguồn cung cấp nhiên liệu

4

1.10.

Thị trường sản phẩm

4

2.1.

Tổng quan nguyên liệu

5

2.1.1.

Thức ăn từ nguồn thực vật

5

2.1.2.

Thức ăn từ nguồn động vật

8


2.1.3.

Các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp khác

9

2.1.4.

Thức ăn bổ sung

10

2.2.

Tổng quan sản phẩm

11

2.2.1.

Các định nghĩa

11

2.2.2.

Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi

11


2.2.3.

Thức ăn hỗn hợp và vai trò của nó

14

2.2.4.

Phân loại thức ăn hỗn hợp

14

2.2.5.

Thức ăn hỗn hợp dạng viên, dạng bột

15

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

iii


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

CHƯƠNG 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

16


3.1.

Chọn dây chuyền công nghệ

16

3.2.

Sơ đồ quy trình công nghệ

18

3.3.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

19

3.3.1.

Cấp nguyên liệu

19

3.3.2.

Tách kim loại lần 1

19


3.3.3.

Sàng tạp chất

19

3.3.4.

Chứa nguyên liệu

19

3.3.5.

Định lượng

20

3.3.6.

Tách kim loại lần 2

20

3.3.7.

Nghiền nguyên liệu

20


3.3.8.

Phối trộn

21

3.3.9.

Ép viên

21

3.3.10. Làm nguội

22

3.3.11. Bẻ viên và phân loại viên

22

3.3.12. Cân và đóng bao

22

CHƯƠNG 4: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT

23

4.1.


Kế hoạch sản xuất của nhà máy

23

4.1.1.

Biểu đồ nhập liệu của nhà máy

23

4.1.2.

Biểu đồ sản xuất của nhà máy

23

4.2.

Xây dựng khẩu phần thức ăn:

24

4.2.1.

Thành phần hóa học, đặc điểm của nguyên liệu dùng làm thức ăn chăn nuôi: 25

4.2.2.

Lập thực đơn cho gà:


25

4.2.3.

Lập thực đơn cho heo:

28

4.3.

Tính cân bằng vật chất:

31

4.3.1.

Tỷ lệ hao hụt qua các công đoạn:

31

4.3.2.

Tính cân bằng vật chất cho sản phẩm dạng bột:

33

4.3.3.

Tính cân bằng vật chất cho sản phẩm dạng viên


38

CHƯƠNG 5: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ
SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

47
iv


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

5.1.

Xilô chứa

47

5.1.1.

Xilo chứa nguyên liệu thô sau khi sàng tạp chất

48

5.1.2.

Xilo chứa nguyên liệu thô chờ đi nghiền


49

5.1.3.

Xilo chứa nguyên liệu mịn sau khi định lượng đợi đi phối trộn

53

5.1.4.

Xilo chứa nguyên liệu thô sau khi nghiền, chờ đi phối trộn

53

5.1.5.

Xilô chứa bột sau phối trộn đợi tạo viên

53

5.1.6.

Xilô chứa bột thành phẩm sau phối trộn là:

53

5.1.7.

Xilô chứa sản phẩm viên


53

5.1.8.

Thùng chứa rỉ đường

55

5.2.

Các thiết bị vận chuyển

56

5.2.1.

Gàu tải

56

5.2.2.

Vít tải

56

5.2.3.

Băng tải


57

5.3.

Thiết bị chính

57

5.3.1.

Thiết bị sàng tạp chất

57

5.3.2.

Cân tự động

58

5.3.3.

Thiết bị nghiền

60

5.3.4.

Thiết bị phối trộn


60

5.3.5.

Thiết bị tạo viên

61

5.3.6.

Thiết bị làm nguội viên

62

5.3.7.

Thiết bị bẻ viên

63

5.3.8.

Thiết bị phân loại viên

64

5.3.9.

Thiết bị cân-đóng bao


64

CHƯƠNG 6: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT

67

6.1.

Tính áp suất làm việc của hơi nước.

67

6.2.

Tính nồi hơi

68

CHƯƠNG 7: TÍNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG

69

7.1

Tính tổ chức

69

7.1.1.


Sơ đồ hệ thống tổ chức nhà máy

69

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

v


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

7.1.2.

Tổ chức lao động trong nhà máy

69

7.2

Tính xây dựng

70

7.2.1.

Phân xưởng sản xuất chính

71


7.2.2.

Kho thành phẩm

71

7.2.3.

Kho chứa nguyên liệu

71

7.2.4.

Khu hành chính

72

7.2.5.

Hội trường, nhà ăn

73

7.2.6.

Nhà để xe

73


7.2.7.

Gara ôtô, nhà để xe điện động

74

7.2.8.

Phân xưởng cơ điện

74

7.2.9.

Trạm biến áp

74

7.2.10. Trạm phát điện dự phòng

74

7.2.11. Nhà sinh hoạt vệ sinh

74

7.2.12. Nhà bảo vệ

75


7.2.13. Phân xưởng lò hơi

75

7.2.14. Nhà chứa nhiên liệu

75

7.2.15. Trạm cân

75

7.2.16. Trạm bơm nước

75

CHƯƠNG 8 TÍNH LƯỢNG NƯỚC VÀ HƠI NƯỚC TIÊU THỤ

78

8.1.

Nước dùng cho nồi hơi

78

8.2.

Nước dùng cho sinh hoạt


78

8.3.

Nước dùng cho cứu hỏa

78

CHƯƠNG 9 THÔNG GIÓ VÀ HÚT BỤI

79

9.1.

Tầm quan trọng của thông gió và hút bụi

79

9.2.

Lập sơ đồ mạng hút bụi

79

CHƯƠNG 10 KIỂM TRA SẢN XUẤT - CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
10.1.

Kiểm tra sản xuất


80
80

10.1.2. Kiểm tra ở công đoạn nghiền

86

10.1.3. Kiểm tra ở công đoạn trộn

86

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

vi


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

10.1.4. Kiểm tra thành phẩm trước khi đóng bao
10.2.

Đánh giá chất lượng sản phẩm

86
86

10.2.3. Thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt


89

CHƯƠNG 11: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP

92

11.1.

An toàn lao động

92

11.2.

Vệ sinh

93

11.2.1. Vệ sinh nhà máy

94

11.2.2. Nhà cửa và thiết bị

94

11.2.3. Vệ sinh cá nhân

94


Xử lý nước thải

94

11.3.

KẾT LUẬN

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO

96

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

vii


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 5. 1: Thiết bị sàng lồng...................................................................................... 58
Hình 5. 2: Cân định lượng tự động ............................................................................. 59
Hình 5. 3: Thiết bị nghiền búa kiểu nhỏ giọt .............................................................. 60
Hình 5. 4: Thiết bị phối trộn....................................................................................... 61
Hình 5. 5: Thiết bị tạo viên ........................................................................................ 62

Hình 5. 6: Thiết bị làm nguội viên ............................................................................. 63
Hình 5. 7: Thiết bị bẻ viên ......................................................................................... 63
Hình 5. 8: Thiết bị phân loại viên............................................................................... 64
Hình 5. 9: Thiết bị cân đóng bao tự động ................................................................... 65

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

viii


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4. 1: Biểu đồ nhập liệu của nhà máy
23
Bảng 4. 2: Biểu đồ sản xuất của nhà máy ................................................................... 24
Bảng 4. 3: Thành phần nguyên liệu sử dụng: ............................................................. 25
Bảng 4. 4: Tiêu chuẩn thức ăn cho gà hướng thịt: (TCVN 2265:2007) ....................... 25
Bảng 4. 5: Công thức thành phần cho gà từ 0-3tuần tuổi ............................................ 26
Bảng 4. 6: Công thức thành phần cho gà từ 4-6 tuần tuổi ........................................... 27
Bảng 4. 7: Công thức thành phần cho gà sau 6 tuần tuổi ............................................ 28
Bảng 4. 8: Tiêu chuẩn thức ăn cho heo thịt: ............................................................... 28
Bảng 4. 9: Công thức khẩu phần ăn dành cho heo thịt giai đoạn khởi động: ............... 29
Bảng 4. 10: Công thức khẩu phần ăn dành cho heo thịt giai đoạn lợn choai: .............. 30
Bảng 4. 11: Công thức khẩu phần ăn dành cho heo thịt giai đoạn vỗ béo: .................. 31
Bảng 4. 12: Bảng tổng kết % hao hụt qua các công đoạn ........................................... 33
Bảng 4. 13: Tổng kết tỉ lệ hao hụt, năng suất qua các công đoạn; tỉ lệ các nguyên liệu

sử dụng; lượng nguyên liệu đi vào các xilo chứa đối với sản phẩm dạng bột.............. 37
Bảng 4. 14: Tổng kết tỉ lệ hao hụt, năng suất qua các công đoạn; tỉ lệ các nguyên liệu
sử dụng; lượng nguyên liệu đi vào các xilo chứa đối với sản phẩm dạng viên ............ 43
Bảng 4. 15: Bảng tổng kết năng suất của từng công đoạn khi sản xuất thức ăn cho gà
và lợn......................................................................................................................... 45
Bảng 5. 1: Bảng tổng kết xilo chứa trong nhà máy
53
Bảng 5. 2: Tổng kết gàu tải sử dụng trong nhà máy ................................................... 56
Bảng 5. 3: Tổng kết vít tải sử dụng trong nhà máy ..................................................... 57
Bảng 5. 4: Tổng kết băng tải sử dụng trong nhà máy ................................................. 57
Bảng 5. 5: Tổng kết chọn thiết bị chính...................................................................... 66
Bảng 7. 1: Lao động trực tiếp
70
Bảng 7. 2: Tính diện tích chứa của các loại nguyên liệu trong kho nguyên liệu .......... 72
Bảng 7. 3: Tổng kết các công trình trong nhà máy ..................................................... 76
Bảng 10. 1: Quy định kỹ thuật đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
80
Bảng 10. 2: Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà sinh sản
hưởng trứng (53 TCV 37-80) ..................................................................................... 87
Bảng 10. 3: Các chỉ tiêu hóa học và giá trị dinh dưỡng (953 TCV 37-80) .................. 87
Bảng 10. 4: Các chỉ tiêu vệ sinh của thức ăn hỗn hợp cho gà sinh sản hưởng trứng (53
TCV 37-80) ............................................................................................................... 89
Bảng 10. 5: Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt .......................... 89
SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

ix



Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

Bảng 10. 6: Các chỉ tiêu hóa học và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn
thịt ............................................................................................................................. 90
Bảng 10. 7: Các chỉ tiêu vệ sinh thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt .................................... 91

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

x


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KÝ HIỆU:
H: Chiều cao
D: Đường kính
D x R x C: Dài x Rộng x Cao
R: Bán kính
T: Thời gian
t: Nhiệt độ
p: Áp suất
CHỮ VIẾT TẮT:
KCS: Phòng kiểm tra chất lượng
TCVN: Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên


GVHD: Đặng Minh Nhật

xi


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

MỞ ĐẦU

Ở đất nước ta, ngành chăn nuôi gia súc gia cầm đã có từ lâu đời. Chăn nuôi là
ngành kinh tế quan trọng của nước ta, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người
dân Việt Nam. Đây cũng chính là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải
quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Với nền kinh tế đang phát triển cùng với khoa học công nghệ, xu hướng người tiêu
dùng luôn đòi hỏi nguồn thực phẩm phải đạt giá trị dinh dưỡng, chất lượng tốt. Để đáp
ứng được nhu cầu đó, ngoài việc tập trung vào các vấn đề về giống, thú y, kiến thức
chăn nuôi,… thì nguồn thức ăn là yếu tố vô cùng quan trọng để cho vật nuôi sinh
trưởng, phát triển tốt và cho nguồn thực phẩm đạt chất lượng như mong muốn.
Ngành chăn nuôi đang trong quá trình phát triển và tái cơ cấu mạnh theo hướng tập
trung, công nghiệp và hội nhập quốc tế. Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi duy trì ở
mức tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp
khá mạnh, tạo tiền đề cho phát triển chăn nuôi, như ngành công nghiệp chế biến thức
ăn chăn nuôi.
Theo Cục Chăn nuôi, ngành thức ăn chăn nuôi sau hơn 20 năm hội nhập đã thu hút
được thành tựu rất lớn, mức tăng trưởng trung bình từ 10-15%/năm, đã đưa Việt Nam
trở thành nước có tốc độ ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi phát triển nhất khu vực.
Năm 2017, cả nước có 245 nhà máy thức ăn chăn nuôi với năng suất thiết kế trên 30
triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong nước cũng còn rất nhiều tồn

tại. Chất lượng thức ăn chưa ổn định, độ an toàn thấp, gây ảnh hưởng đến năng suất,
chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi. Tỷ trọng nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi nhập khẩu ngày càng lớn và gia tăng làm giảm giá trị gia tăng của sản xuất
trong nước. Ngoài ra, sự phân bố các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi không
đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông
Cửu Long.
Thức ăn chăn nuôi muốn có giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế và
năng suất cao cần kết hợp nhiều nhóm nguyên liệu nhằm đa dạng hóa sản phẩm. Vấn
đề này đòi hỏi ngành thức ăn chăn nuôi phải có những dây chuyền công nghệ hiện đại
để tạo ra thức ăn có chất lượng tốt, cân đối chất dinh dưỡng. Vì vậy việc xây dựng nhà
máy chế biến thức ăn chăn nuôi với thiết bị tiên tiến là hết sức cần thiết.
Với lý do trên mà tôi được giao nhiệm vụ “Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi với năng suất 36000 tấn sản phẩm/ năm”.
SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

1


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

CHƯƠNG 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

Ngành chăn nuôi là một trong hai ngành quan trọng trong nền nông nghiệp của
nước ta. Nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn là
nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân. Vì vậy, việc đầu tư nhà máy chế
biến thức ăn chăn nuôi là hết sức cần thiết. Việc lựa chọn kĩ thuật phụ thuộc địa điểm
xây dựng sao cho phù hợp với hướng phát triển của địa phương, chất lượng ban đầu
của nguyên liệu cũng như sản phẩm và vệ sinh môi trường phải được đảm bảo và đặt

lên hàng đầu.
Sau đây là một số các điều kiện và yêu cầu cần phải có để xây dựng nhà máy, để
nhà máy tồn tại và phát triển
1.1. Địa điểm xây dựng
Chọn địa điểm xây dựng cho phù hợp là một vấn đề quan trọng, vì nó ảnh hưởng
đến hoạt động của nhà máy sau này. Điều kiện đầu tiên cần xem xét là điều kiện khí
hậu, thuỷ văn và cấu tạo đất, tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến độ bền của công trình, khả năng làm việc của thiết bị và con người, sức khoẻ của
cán bộ công nhân viên và khả năng mở rộng nhà máy sau này.
Qua tìm hiểu vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải và các điều kiện
khác, tôi quyết định xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm tại khu công
nghiệp Quán Ngang, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Vì tại đây có địa
hình bằng phẳng đã quy hoạch, mật độ dân cư ít, giá đất tính theo m2 thấp, gần nguồn
điện, gần nguồn nguyên liệu của các địa phương, gần đường quốc lộ và gần tuyến
đường sắt Bắc-Nam.
Quảng Trị là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó
là mùa mưa và mùa nắng.
Các thông số về khí tượng ở địa phương:
- Nhiệt độ trung bình năm: 24 ÷ 250C.
-

Lượng mưa trung bình năm: 2200 ÷ 2500 mm.
Độ ẩm trung bình năm: 83 ÷ 88%.
Số giờ nắng cao: trung bình 5 ÷ 6 giờ/ ngày.
Gió: mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa nắng chịu ảnh

hưởng của gió Tây Nam.
1.2. Nguồn nguyên liệu
Quảng Trị là tỉnh có diện tích đất rộng, lại có bờ biển kéo dài thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp và thủy sản do đó nguồn nguyên liệu chủ yếu được lấy tại các địa

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

2


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

phương trong tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó, các tỉnh lân cận như Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An … cũng sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho
nhà máy.
Các nông sản như sắn, ngô rất dồi dào và phong phú ở các huyện Cam Lộ, Gio
Linh, Vĩnh Linh, ngoài ra còn có thể thu mua từ các huyện lân cận như Tuyên Hóa,
Minh Hóa (Quảng Bình), A Lưới (Huế).
Các nguyên liệu mịn như cám được thu mua từ các nhà máy xay xát chế biến gạo,
chủ yếu từ đồng bằng sông Cửu Long, khô dầu từ các nhà máy chế biến dầu.
Bột cá, bột xương thu mua từ nhà máy chế biến bột cá ở tỉnh Quảng Bình.
Rỉ đường thu mua từ nhà máy chế biến đường ở tỉnh Quảng Ngãi.
Khoáng, vitamin, các phụ liệu khác có thể nhập khẩu từ Thái Lan hoặc thu mua
trong nước.
Hiện nay mạng lưới giao thông trong tỉnh đã phát triển rộng khắp và liên kết các
vùng lại với nhau nên quá trình thu nhận nguyên liệu ngày càng thuận lợi.
1.3. Hệ thống giao thông vận tải
Vị trí xây dựng tại khu vực có hệ thống đường bộ phát triển thuận lợi cho việc xuất
sản phẩm và nhập nguyên liệu của nhà máy với thị trường bên ngoài.
1.4. Nguồn cung cấp điện
Một nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm cần một lượng điện khá lớn để phục
vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích: Sử dụng
để các thiết bị hoạt động, chiếu sáng trong sản xuất và sinh hoạt.

Sử dụng nguồn điện từ hiệu điện thế 220V/380V, nguồn điện cho nhà máy lấy từ
lưới điện quốc gia 500 kV được hạ thế xuống còn 220V/380V. Ngoài ra, để đảm bảo
cho việc sản xuất được liên tục nhà máy còn lắp thêm máy phát điện dự phòng để tiếp
ứng khi có sự cố.
1.5. Nguồn cung cấp nước
Nước là nhu cầu không thể thiếu, phục vụ cho quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc,
thiết bị, nhu cầu sinh hoạt,…
Sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước của tỉnh, ngoài ra trong nhà máy còn
khoan thêm một số giếng bơm để có thể sử dụng khi cần thiết nhằm chủ động nguồn
nước (có bể lọc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng).
1.6. Thoát nước và xử lí nước
Nguồn nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên không ảnh hưởng
đến môi trường sản xuất của nhà máy cũng như môi trường xung quanh nên không cần
thiết phải có hệ thống xử lý nước thải riêng trong nhà máy.
1.7. Hợp tác hoá
SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

3


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

Gần nhà máy có các xưởng chế biến lương thực, các trại chăn nuôi, như vậy có
thể tận dụng các chế phẩm, phế liệu của các xưởng, tiêu thụ sản phẩm nhanh…
1.8. Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của nhà máy chủ yếu tuyển dụng tại địa phương,
điều này góp phần giảm chi phí xây dựng khu nhà ở cho công nhân đồng thời giải
quyết được việc làm cho người dân.

Đội ngũ cán bộ được tuyển dụng, đào tạo từ các trường đại học Bách Khoa, đại học
Kinh tế Đà Nẵng và đại học Huế nên khá trẻ, năng động, dễ tiếp thu và học hỏi khoa
học kỹ thuật trên thế giới.
1.9. Nguồn cung cấp nhiên liệu
Nhà máy sử dụng dầu do chủ yếu được lấy từ các trạm xăng dầu trong huyện.
1.10. Thị trường sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở trong tỉnh và các tỉnh lân cận miền Trung.
Cung cấp sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho các trang trại, các trại chăn nuôi nhỏ lẻ
trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh và nước ngoài.
Kết luận: Qua những thuận lợi kể trên tôi quyết định chọn địa điểm tại khu công
nghiệp Quán Ngang, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để xây dựng nhà
máy sản xuất thức ăn chăn với năng suất 36000 tấn sản phẩm/ năm. Với năng suất như
vậy hi vọng có thể đáp ứng nhu cầu thị trường.

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

4


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

2.1. Tổng quan nguyên liệu
Ngày nay, thức ăn chăn nuôi được chế biến nhằm cân bằng đầy đủ các chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn để phù hợp với nhu cầu sinh trưởng, phát triển và sinh sản
của gia súc, gia cầm.
Để cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp như: protein, các chất

khoáng, năng lượng, vitamin,… người ta thường sử dụng các loại nguyên liệu sau:
2.1.1. Thức ăn từ nguồn thực vật
2.1.1.1. Thức ăn xanh [2], [9]
Bao gồm các loại lá xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ được sử
dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh là loại thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn
của loài nhai lại (trâu, bò, dê,...), là loại thức ăn mà người và gia súc đều sử dụng ở
trạng thái tươi xanh. [2]
Thức ăn xanh có thể chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ tự nhiên và gieo trồng.
Nhóm cây hoà thảo như cỏ ở bãi chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô,... Nhóm cây họ đậu
như cỏ stylo, cây điền thanh, bèo dâu, mục tức,...và các loại thưc ăn xanh khác như rau
lấp, bèo cái, bèo Nhật Bản, thân chuối, rau muống,.. [2]
• Đặc điểm dinh dưỡng: [9]
- Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80-90%, tỷ
lệ xơ trung bình ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành 6-8%. Do thức ăn xanh chứa
nhiều nước, nhiều xơ nên khối lượng lớn gia súc không ăn được nhiều.
- Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng, là loại thức ăn dễ trồng và cho
năng suất cao.
- Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất là tiền vitamin A (Caroten), vitamin B,
đặc biệt là B12 và vitamin E, vitamin D rất thấp.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp nên giá trị dinh
dưỡng thấp. Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô,
chủ yếu là axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tùy theo loại thức ăn,
tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch.
• Những điểm cần chú ý khi sử dụng:
- Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch
sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng chất khô thấp. Ngược lại, thu hoạch muộn hàm
lượng nước giảm. [2]

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên


GVHD: Đặng Minh Nhật

5


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

- Đề phòng một số chất có sẵn trong thức ăn: lá sắn, cây cao lương, cỏ Xu đăng…
có độc tố HCN. Hàm lượng HCN thường cao ở giai đoạn còn non và giảm dần ở giai
đoạn trưởng thành. [2]
- Ngoài ra, trong thức ăn xanh thường chứa NO3 dưới dạng KNO3 khoảng 1÷1,5%.
Hàm lượng NO3 quá cao làm con vật ngộ độc và chết. [2]
2.1.1.2. Thức ăn từ rễ, củ, quả [9], [2]
Đây là một loại thức ăn chủ yếu trong khẩu phần ăn của gia súc. Thức ăn củ, rễ,
quả dễ trồng và cho năng suất cao, khoai tây 180-200 tạ/ha, khoai lang 5-6 tấn/ha.
• Đặc điểm dinh dưỡng:
Loại thức ăn này có hàm lượng nước cao 75-92%, protein thấp 5-11% (tính theo
vật chất khô). Đây là loại thức ăn giàu tinh bột (ở củ) và đường dễ tan (ở quả), đường
chủ yếu là saccharose. Nghèo khoáng, Ca, P thấp, giàu kali, vitamin thấp, hàm lượng
xơ thấp.
• Nhược điểm của thức ăn củ, rễ, quả: là khó bảo quản sau khi thu hoạch do rất dễ bị
thối hỏng. Mặt khác trong rễ, củ, quả giàu tinh bột và đường dễ tan nên là môi trường
thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, vì vậy cũng rất khó bảo quản ở dạng tươi.
2.1.1.3. Thức ăn từ hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ [9], [2]
Tên “ngũ cốc” là tên đặt cho các loại cây trồng thuộc nhóm “cỏ” được trồng bằng
hạt. Hạt cốc gồm: hạt lúa, ngô, đại mạch, kê… Sản phẩm phụ của hạt cốc gồm cám,
tấm, tấm bối, trấu…
• Đặc điểm dinh dưỡng:
- Thành phần chủ yếu của hạt ngũ cốc là tinh bột, trong đó gồm amylose và
amylopectin (thành phần chính).

- Protein biến động từ 8-12%, nhiều nhất ở lúa mì (22%). Protein hạt ngũ cốc thiếu
các axit amin cần thiết đặc biệt là lyzin, methionin, threonin, riêng lúa mạch hàm
lượng lyzin cao hơn một chút. Protein có vai trò thúc đẩy sự sinh trưởng của mầm hạt.
- Hàm lượng lipit từ 2-5%, nhiều nhất ở ngô và lúa mạch.
- Hàm lượng xơ thô từ 7-14% nhiều nhất là các loại hạt có vỏ như lúa mạch và
thóc, ít nhất là ở bột mì và ngô từ 1,8-3%.
- Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất là ở ngô 3,3Mcal/1kg và thấp
nhất là ở lúa mạch 2,4Mcal/1kg.
- Hạt cốc rất nghèo khoáng nhất là Canxi, hàm lượng Canxi 0,15%, Photpho
khoảng 0,3-0,5%.
- Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin D, A, B12 (trừ ngô vàng rất giàu caroten), giàu E
và B1 (nhất là cám gạo).

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

6


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

- Hạt ngũ cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn và gia cầm. Hạt ngũ
cốc và sản phẩm phụ của nó chiếm khoảng 90% phần năng lượng cung cấp trong khẩu
phần.
• Ngô:
Ngô gồm 3 loại: ngô trắng, ngô vàng, ngô đỏ. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít
vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu ở
dạng kém hấp thu là phytate.
Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc, gia cầm và là loại thức ăn rất giàu

năng lượng (3200÷3300 kcal/kg ngô hạt). Ngô chứa 73% tinh bột, 8÷13% protein thô,
lipit từ 3÷6% chủ yếu là axit béo chưa no. Ngô có tính ngon miệng, tỉ lệ tiêu hóa cao.
• Thóc:
Thóc là loại ngũ cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Thóc được dùng chủ yếu cho
loài nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho người, lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20%
khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo
chứa khoảng 11÷13% protein thô và 10÷15% lipit.
• Các phụ phẩm:
- Cám gạo: là phụ phẩm quan trọng nhất của thóc lúa, là nguồn thức ăn quan trọng
trong chăn nuôi lợn. Cám gạo bao gồm vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít tấm. Thóc
bình quân có 10% cám, 20% trấu. Năng lượng trao đổi của cám gạo 2.650 Kcal/kg,
hàm lượng protein 12,5%, hàm lượng dầu 13,5%. Cám là loại thức ăn giàu vitamin
nhóm B1, B6, B, biotin và rất hấp dẫn đối với mọi vật nuôi. Tuy nhiên dầu cám là các
axit béo chưa no dẫn đến ôi mỡ, giảm chất lượng cám, cám trở nên đắng khét.
- Cám lúa mì: là phụ phẩm của công nghệ chế biến bột mì. Cám mì là loại thức ăn
tốt để nuôi lợn. So với cám gạo, cám mì có hàm lượng protein cao hơn (15,5%), ít dầu
hơn (4%), năng lượng trao đổi bằng 2.420 Kcal/kg. Cám mì thường có 2 loại: loại màu
vàng nâu nhạt hoàn toàn là vỏ cám, loại màu ngà trắng, ngoài vỏ cám còn lẫn cả tinh
bột.
- Tấm: trong quá trình xay xát gạo thu hồi được 3% tấm. Về mặt dinh dưỡng, tấm
tương đương gạo. Về mặt năng lượng và protein, tấm tương đương ngô.
2.1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu [2], [1], [5]
Gồm đậu xanh, đậu tương, đậu mèo, đậu triều, lạc, vừng,…
• Đặc điểm dinh dưỡng: là loại thức ăn giàu protein, 30÷40% protein thô, chất lượng
protein cao hơn và cân đối hơn so với hạt cốc. Protein thức ăn họ đậu không bằng
protein động vật, nhưng một số hạt đậu giá trị sinh học protein của chúng gần bằng với
cá, trứng, sữa.
a) Đậu tương và khô dầu đậu tương
SVTH: Đinh Thị Tú Uyên


GVHD: Đặng Minh Nhật

7


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

• Đậu tương:
Đậu tương là một trong những loại họ đậu được sử dụng phổ biến đối với gia súc,
gia cầm. Trong đậu tương có 50% protein thô, 16÷21% lipit, protein đậu tương chứa
đầy đủ các axit amin cần thiết như cystine, lyzine nhưng methionine là axit amin hạn
chế nhất trong đậu tương. Đậu tương giàu Ca, P hơn so với hạt ngũ cốc nhưng nghèo
vitamin nhóm B nên khi sử dụng cần bổ sung thêm vitamin nhóm B, bột thịt, bột cá.
• Khô dầu đậu tương:
Khô đâu đậu tương là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu tương. Là nguồn
protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Cũng giống như
bột đậu tương, khô dầu đậu tương cũng có hàm lượng protein cao khoảng 42÷45%
theo vật chất khô.
b) Lạc và khô dầu lạc
• Lạc:
Lạc là cây trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới nhưng lạc ít được sử dụng trong
chăn nuôi ở dạng nguyên hạt mà chỉ sử dụng phế phẩm của chế biến dầu từ lạc. Lạc rất
giàu năng lượng do hàm lượng dầu cao nhưng lại thiếu hụt các axit amin chứa lưu
huỳnh và tryptopan.
• Khô dầu lạc
Khô dầu lạc là nguồn thức ăn giàu protein phổ biến sử dụng trong chăn nuôi. Khô
dầu lạc trên thị trường có loại cả vỏ, có loại lạc nhân.
Khô dầu lạc vỏ tỷ lệ protein thấp, khoảng 30%, tỷ lệ xơ cao 23%, tỷ lệ dầu 8%, do
tỷ lệ xơ cao nên không dùng để nuôi gia cầm, lợn.
Khô dầu lạc nhân chiết ly có tỷ lệ protein 49÷57%, tỷ lệ dầu 0,6÷3%, tỷ lệ xơ

4,0÷5,7%. Khô dầu lạc nhân tuy có hàm lượng protein cao, hàm lượng xơ thấp, nhưng
kém khô dầu đậu tương chiết ly về hàm lượng lysine, methionine, isolosine.
Để nâng cao hiệu quả của khẩu phần, nên sử dụng khô dầu lạc phối hợp với bột cá,
khô đậu tương hoặc bổ sung axit amin công nghiệp.
c) Khô dầu đậu nành:
Khô dầu đậu nành chứa 1% chất béo, là một trong những protein hữu hiệu nhất cho
động vật. Protein của nó chứa đầy đủ các axit amin không thay thế nhưng hàm lượng
cystine và methionine còn thấp. Bã đậu nành chứa một số độc tố, chất kích thích hoặc
ức chế sinh trưởng, bánh dầu đậu nành nghèo vitamin nhóm B nhưng là nguồn cung
cấp Ca, P khá hơn hạt ngũ cốc.
2.1.2. Thức ăn từ nguồn động vật [9]
Bao gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến như
chế biến thịt cá, lò mổ gia súc gia cầm, chế biến sữa, tôm, cua, mực. . .Các loại này có
SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

8


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

giá trị dinh dưỡng khá cao, hàm lượng protein thô khoảng trên dưới 50%, có đầy đủ
các acid amin không thay thế, là loại thức ăn cân đối nhất đối với gia súc gia cầm.
a) Bột cá:
Bột cá chứa 50÷60% protein, mỡ thô 0,67%, giàu Ca, P, chứa các nguyên tố vi
lượng Fe, Cu, Co, Zn, Se, I, giàu vitamin B1 và B12, ngoài ra còn có vitamin A và D.
Là nguồn thức ăn protein tuyệt vời chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, đặc biệt là
lyzin và methionin. Là thành phần không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi. Bột cá
được chế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp. Trong

protein bột cá có đầy đủ axit amin không thay thế: Lyzin 7,5%, methionin 3%,
izolơxin 4,8%... Protein bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35÷60%, khoảng tổng
số biến động từ 19,6%÷34,5% trong đó muối: 0,5÷10 %, canxi 5,5÷8,7%, phốt pho
3,5÷4,8%, các chất hữu cơ trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêu hoá và hấp thu với
tỷ lệ cao 85÷90%.
b) Bột thịt, xương:
Là sản phẩm dạng bột từ xương động vật, cung cấp protein, canxi, khoáng và các
nguyên tố vi lượng khác. Thành phần dinh dưỡng của bột thịt xương thường không ổn
định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chế biến. Các chế phẩm của lò mổ thịt được
thu gom đem hấp chín, sấy khô, nghiền thành bột làm thức ăn bổ sung protein.
Bột thịt có 60÷70% protein, 7,2% lipit, 7% Ca, 4% P, có giá trị dinh dưỡng cao
nhưng khó bảo quản, dễ bị ôi, sinh mùi khó chịu, phá hoại các loại vitamin.
Giá trị sinh học của protein trong bột thịt xương cũng biến động và phụ thuộc vào tỉ
lệ các mô liên kết trong nguyên liệu. Tỉ lệ mô liên kết càng nhiều, giá trị sinh học của
protein càng thấp. Trong khẩu phần ăn có thể thay thế bột xương bằng bột sò, bột hến,
bột đá...
Bột cá, bột xương đắt tiền, để đảm bảo giá thành của khẩu phần ăn, cần tính toán, sử
dụng hợp lí đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và giá thành.
2.1.3. Các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp khác [5]
2.1.3.1. Sản phẩm phụ của ngành chế biến đường, tinh bột.
Trong chăn nuôi việc sử dụng rỉ đường làm nguồn thức ăn năng lượng khá phổ
biến. Tuy nhiên dùng với tỷ lệ lớn có thể gây ra tiêu chảy ở heo và gia cầm do hàm
lượng khoáng trong rỉ đường cao. Trong rỉ đường hàm lượng chất khô 70 – 75%, rỉ
đường nghèo protein. Sử dụng rỉ đường để tăng tính ngon miệng, giảm độ bụi hoặc
làm chất kết dính trong thức ăn viên.
Mức sử dụng trong thức ăn hỗn hợp: trâu bò 15%, bê nghé 8%, heo 15%, gà 5%.
2.1.3.2. Các sản phẩm phụ của ngành nấu rượu bia

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên


GVHD: Đặng Minh Nhật

9


Đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 36000 tấn sản phẩm/năm

Các sản phẩm này thường bao gồm: bã rượu, bã malt, …đều là những loại thức ăn
nhiều nước (90% là nước) do vậy khó bảo quản và vận chuyển.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg bã rượu có 0,26 đơn vị thức ăn, 46g protein tiêu
hóa. Trong 1kg bã bia khô có 0,8-0,9 đơn vị thức ăn, 80-90 protein tiêu hóa.
Hiện nay, bã rượu là nguồn nguyên liệu rất tốt rẻ tiền để sản xuất thu sinh khối
nấm men cho gia súc.
Mức sử dụng cho lợn và gia cầm: 5÷10% khối lượng khẩu phần, bê là 20% khối
lượng khẩu phần.
2.1.4. Thức ăn bổ sung [2], [5]
2.1.4.1. Vai trò của thức ăn bổ sung
- Thức ăn bổ sung là một loại thức ăn hay hỗn hợp thức ăn nhằm bổ sung dinh
dưỡng còn thiếu trong khẩu phần để khẩu phần được cân bằng.
- Thức ăn bổ sung làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng năng suất và chất lượng
vật nuôi.
- Kích thích sinh trưởng, khả năng sinh sản và phòng bệnh
2.1.4.2. Phân loại thức ăn bổ sung
+ Thức ăn bổ sung đạm, urê, các loại muối amoni, các axit amin công nghiệp, nấm
men.
+ Thức ăn bổ sung khoáng bột xương, bột vỏ sò (hến), bột cá.
+ Thức ăn bổ sung vitamin, các chế phẩm vitamin A, D, B12.
+ Thức ăn bổ sung kháng sinh.
+ Thức ăn bổ sung các loại khoáng để làm cho thức ăn có màu sắc ưa thích, các
chất chống oxi hóa, các muối phòng bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi, các chất nhũ hóa

tăng độ phân tán, các chất kết dính.
2.1.4.3. Các loại thức ăn bổ sung
a) Muối ăn
Bổ sung vào thức ăn để vật nuôi ăn ngon miệng. Thường dùng muối thường hoặc
muối trong cá khô, muối hạt. Hàm lượng dùng phải ≤ 1%, nếu nhiều quá sẽ bị ngộ độc,
tiêu chảy hoặc phù thủng.
b) Các loại Premix
Premix là hỗn hợp của một hay nhiều nguyên tố hay chất vi lượng cùng với chất
pha loãng. Một số premix phổ biến:
- Premix kháng sinh vitamin: Điển hình là biovit 40, thành phần chủ yếu là
biomycine 40g/kg và các vitamin nhóm B (chủ yếu là B12).

SVTH: Đinh Thị Tú Uyên

GVHD: Đặng Minh Nhật

10


×