Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với năng suất 38360 tấn sản phẩm năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
VỚI NĂNG SUẤT 38360 TẤN SẢN PHẨM/NĂM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phong
Số thẻ SV: 107150169
Lớp: 15H2B

Đà Nẵng – Năm 2019


TÓM TẮT

Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phong
Số thẻ SV: 107150169 Lớp: 15H2B
Sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
nói riêng sẽ góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, mang lại không chỉ lợi
nhuận cho các hộ chăn nuôi và nhà sản xuất mà còn giúp giảm bớt sự lệ thuộc của nguồn
thức ăn nhập khẩu từ các thị trường biến động từ đó nâng cao giá trị cho toàn bộ ngành
nông nghiệp. Do đó việc xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết
và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Chính vì lí do đó tôi được giao để tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn
nuôi với năng suất 38360 tấn sản phẩm/năm”.
Nội dung chính của đồ án có 11 chương chính, bao gồm:
Chương 1: Lập luận kinh tế kỹ thuật.
Chương 2: Tổng quan nguyên liệu và sản phẩm.
Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ.


Chương 4: Tính cân bằng vật chất.
Chương 5: Tính toán cân bằng nhiệt.
Chương 6: Tính toán và chọn thiết bị.
Chương 7: Tính tổ chức và xây dựng.
Chương 8: Tính lượng nước và hơi tiêu thụ.
Chương 9: Hệ thống thông gió và hút bụi.
Chương 10: Kiểm tra sản xuất- chất lượng sản phẩm.
Chương 11: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Năm bản vẽ A0 gồm: Bản vẽ sơ đồ quy trình công nghệ, bản vẽ mặt bằng phân
xưởng sản xuất chính, bản vẽ mặt cắt phân xưởng sản xuất chính, bản vẽ hệ thống hút
bụi và bản vẽ tổng mặt bằng nhà máy.


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA: HÓA

Độc Lập- Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ tên sinh viên: Nguyễn Văn Phong
Lớp: 15H2B
Khoa: Hóa

MSSV: 107150169
Nghành: Công nghệ Thực Phẩm.


1. Tên đề tài: “ Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với năng suất 38360 tấn
sản phẩm/ năm’’.
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
3. Các số liệu và dữ liệu ban đầu:
Năng suất: 38360 tấn sản phẩm/năm
4. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Mở đầu.
Chương 1: Lập luận kinh tế kỹ thuật.
Chương 2: Tổng quan nguyên liệu và sản phẩm.
Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ.
Chương 4: Tính cân bằng vật chất.
Chương 5: Tính toán cân bằng nhiệt.
Chương 6: Tính toán và chọn thiết bị.
Chương 7: Tính xây dựng.
Chương 8: Tính lượng nước và hơi tiêu thụ.
Chương 9: Hệ thống thông gió và hút bụi.
Chương 10: Kiểm tra sản xuất- chất lượng sản phẩm.
Chương 11: An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo .
Phụ lục.
5. Các bản vẽ và đồ thị (nếu có):
Bản vẽ số 1: Dây chuyền sản xuất (bản vẽ A0, A3).
Bản vẽ số 2: Mặt bằng phân xưởng sản xuất chính (bản vẽ A0, A3).
Bản vẽ số 3: Mặt cắt phân xưởng sản xuất chính (bản vẽ A0, A3).
Bản vẽ số 4: Sơ đồ hệ thống hút bụi (bản vẽ A0, A3).


Bản vẽ số 5: Tổng mặt bằng nhà máy (bản vẽ A0, A3).

6. Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Minh Nhật
7. Ngày giao nhiệm vụ: 27/08/2019
8. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 6/12/2019
Trưởng bộ môn
Đà Nẵng, ngày…….tháng…….năm 2019.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Đặng Minh Nhật


LỜI CẢM ƠN

Sau khi kết thúc các học phần ở trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng,
tôi được giao đề tài đồ án tốt nghiệp về Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với
năng suất 38360 tấn sản phẩm/ năm.
Qua thời gian hơn 3 tháng thực hiện đồ án, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo Đặng Minh Nhật, sự giúp đỡ của bạn bè và sự nổ lực tìm tòi học hỏi của bản thân
qua các nguồn tài liệu sách vở, internet …cũng như tham khảo từ các quá trình thực tiễn.
Đến nay đồ án cơ bản đã hoàn thành đúng thời gian quy định.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Nhật, thầy là người đã tận
tình hướng dẫn cho tôi những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong suốt quá
trình làm đồ án tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa Hóa, đặc biệt là quý
thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo
điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn!



LỜI CAM ĐOAN

Tôi: Nguyễn Văn Phong, xin cam đoan về nội dung đồ án không sao chép nội
dung cơ bản từ các đồ án khác. Các số liệu trong đồ án được sự hướng dẫn của thầy
hướng dẫn và tính toán của bản thân một cách trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích
rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình
nghiên cứu đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Phong


MỤC LỤC
TÓM TẮT ....................................................................................................................... .
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. .
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... .
MỤC LỤC ....................................................................................................................... .
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH.............................................................................. 12
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................
Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT ......................................................... 1
1.1. Vị trí của nhà máy .................................................................................................. 1
1.2. Hệ thống giao thông vận tải ................................................................................... 1
1.3. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 2
1.4. Vùng nguyên liệu .................................................................................................... 2
1.5. Nguồn cung cấp nước ............................................................................................. 2
1.6. Nguồn cung cấp điện .............................................................................................. 2

1.7. Thoát nước và xử lý nước ...................................................................................... 2
1.8. Nguồn nhân lực ....................................................................................................... 2
1.9. Thị trường tiêu thụ ................................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM ............................ 3
2.1. Nguyên liệu .............................................................................................................. 3
2.1.1. Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: .................................................................... 3
2.1.2. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật ..................................................................... 7
2.1.3. Thức ăn bổ sung................................................................................................... 7
2.1.4. Một số nguồn thức ăn khác ................................................................................ 7
2.1.5. Phụ gia thức ăn chăn nuôi .................................................................................. 7
2.2. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi ............................................................................... 11
2.2.1. Thức ăn dạng bột ............................................................................................... 12
2.2.2. Thức ăn dạng viên ............................................................................................. 12
Chương 3: CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ................ .14
3.1. Quy trình công nghệ trọng tâm ........................................................................... 14
3.1.1. Công nghệ I ........................................................................................................ 14
3.1.2. Công nghệ II ....................................................................................................... 14
3.2. Lựa chọn quy trình công nghệ ............................................................................ 15
3.3. Quy trình công nghệ ............................................................................................. 17
3.4. Thuyết minh quy trình công nghệ....................................................................... 18


3.4.1. Nạp nguyên liệu ................................................................................................. 18
3.4.2. Tách kim loại lần 1 ............................................................................................ 18
3.4.3. Sàng tạp chất ...................................................................................................... 18
3.4.4. Cân định lượng .................................................................................................. 19
3.4.5. Tách kim loại lần 2 ............................................................................................ 19
3.4.6. Nghiền mịn nguyên liệu thô .............................................................................. 19
3.4.7. Phối trộn ............................................................................................................. 20
3.4.8. Tạo viên .............................................................................................................. 21

3.4.9. Làm nguội viên .................................................................................................. 21
3.4.10. Bẻ viên............................................................................................................... 22
3.4.11. Sàng phân loại .................................................................................................. 22
3.4.12. Cân và đóng bao .............................................................................................. 22
3.5. Tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn hỗn hợp cho gà.............................................. 23
3.5.1 Yêu cầu về cảm quan.......................................................................................... 23
3.5.2 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà thịt
....................................................................................................................................... 23
3.5.3 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho gà sinh
sản ................................................................................................................................. 25
3.6. Tiêu chuẩn về thức ăn hỗn hợp cho lợn ............................................................. 26
3.6.1. Yêu cầu về cảm quan......................................................................................... 26
3.6.2 Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng ......................................................... 27
Chương 4: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT ................................................. 30
4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy .......................................................................... 30
4.2. Giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu .................................................................... 30
4.3. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho vật nuôi. ....................................................... 34
4.3.1. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho lợn sinh sản (lợn đực giống làm việc) .... 34
4.3.2. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho lợn sinh sản (lợn nái nuôi con) ............... 34
4.3.3. Xây dựng khẩu phần thức ăn cho lợn sinh sản (lợn nái chữa) ..................... 35
4.3.4. Xây dựng khẩu phần ăn cho gà lông màu (gà vỗ béo) ................................... 36
4.3.5. Xây dựng khẩu phần ăn cho gà lông màu (gà dò) .......................................... 36
4.3.6. Xây dựng khẩu phần ăn cho gà lông màu (gà con) ........................................ 37
4.4. Tính toán cân bằng vật chất ................................................................................ 38
4.4.1. Tính cân bằng vật chất đối với thức ăn dạng viên cho gà vỗ béo ................. 38
4.4.2. Tính cân bằng vật chất đối với thức ăn dạng viên cho gà dò ........................ 44
4.4.3. Tính cân bằng vật chất đối với thức ăn dạng viên cho gà con ...................... 44


4.4.4. Tính cân bằng vật chất cho sản phẩm dạng bột cho lợn đực giống làm việc

....................................................................................................................................... 44
4.4.5. Tính cân bằng vật chất cho sản phẩm dạng bột cho lợn nái nuôi con ......... 47
4.4.6. Tính cân bằng vật chất cho sản phẩm dạng bột cho lợn nái chửa................ 47
4.5. Tổng kết hao hụt, năng suất qua các công đoạn và chọn năng suất thiết kế .. 47
Chương 5: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ......................................................... 57
5.1. Tính áp suất làm việc của hơi nước .................................................................... 57
5.1.1. Tính cho công đoạn tạo viên:............................................................................ 57
5.2. Tính áp suất nồi hơi.............................................................................................. 58
Chương 6: TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ ...................................................... 59
6.1. Các thiết bị chính trong sản xuất ........................................................................ 59
6.1.1. Máy tách kim loại lần 1 ..................................................................................... 59
6.1.2. Sàng làm sạch nguyên liệu ................................................................................ 59
6.1.3. Cân định lượng tự động .................................................................................... 60
6.1.4. Máy nghiền búa có gắn tấm tách kim loại lần 2 ............................................. 61
6.1.5. Máy trộn hỗn hợp nguyên liệu thô và mịn ...................................................... 61
6.1.6. Máy tạo viên ....................................................................................................... 62
6.1.7. Máy làm nguội viên ........................................................................................... 62
6.1.8. Máy bẻ viên ........................................................................................................ 63
6.1.9. Sàng phân loại viên............................................................................................ 63
6.1.10. Cân và đóng bao sản phẩm ............................................................................. 64
6.1.11 Các xilo chứa ..................................................................................................... 64
6.2. Các thiết bị vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm ..................................... 71
6.2.1. Gàu tải ................................................................................................................ 71
6.2.2. Vít tải .................................................................................................................. 72
6.2.3. Băng tải ............................................................................................................... 74
6.3. Các thiết bị khác ................................................................................................... 74
6.3.1. Cyclone ............................................................................................................... 74
6.3.2. Máy lọc túi .......................................................................................................... 74
6.3.3. Quạt .................................................................................................................... 75
Chương 7: TÍNH TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ........................................................ 76

7.1. Tính tổ chức .......................................................................................................... 76
7.1.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức nhà máy ...................................................................... 76
7.1.2. Tổ chức lao động trong nhà máy ..................................................................... 76
7.2. Tính xây dựng ....................................................................................................... 77
7.2.1. Phân xưởng sản xuất chính .............................................................................. 77


7.2.2. Kho thành phẩm ................................................................................................ 78
7.2.3. Kho chứa nguyên liệu ........................................................................................ 78
7.2.4. Khu hành chính ................................................................................................. 80
7.2.5. Hội trường, nhà ăn ............................................................................................ 80
7.2.6. Nhà để xe ............................................................................................................ 80
7.2.7. Gara ôtô, nhà để xe điện động .......................................................................... 81
7.2.8. Phân xưởng cơ điện ........................................................................................... 81
7.2.9. Trạm biến áp ...................................................................................................... 81
7.2.10. Nhà sinh hoạt vệ sinh ...................................................................................... 81
7.2.11. Nhà bảo vệ ........................................................................................................ 82
7.2.12. Đài nước ........................................................................................................... 82
7.2.13. Phân xưởng lò hơi ............................................................................................ 82
7.2.14. Nhà chứa nhiên liệu ......................................................................................... 82
7.2.15. Trạm cân .......................................................................................................... 82
7.2.16. Trạm bơm nước ............................................................................................... 82
7.2.17. Phòng bao bì ..................................................................................................... 82
7.3. Tính tổng mặt bằng cần xây dựng nhà máy ...................................................... 83
7.3.1. Khu đất mở rộng ............................................................................................... 83
7.3.2. Diện tích khu đất xây dựng nhà máy ............................................................... 83
Chương 8: TÍNH LƯỢNG NƯỚC VÀ HƠI NƯỚC TIÊU THỤ ........................... 85
8.1. Nước dùng cho nồi hơi ......................................................................................... 85
8.2. Nước dùng cho sinh hoạt ..................................................................................... 85
8.3. Nước dùng cho cứu hỏa ....................................................................................... 85

Chương 9: THÔNG GIÓ VÀ HÚT BỤI ................................................................... 86
9.1. Tầm quan trọng của thông gió và hút bụi .......................................................... 86
9.2. Lập sơ đồ hệ thống hút bụi .................................................................................. 86
Chương 10: KIỂM TRA SẢN XUẤT - CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.................. 87
10.1. Kiểm tra sản xuất ............................................................................................... 87
10.2. Kiểm tra nguyên liệu nhập ................................................................................ 87
10.3. Kiểm tra ở công đoạn nghiền ............................................................................ 92
10.4. Kiểm tra ở công đoạn trộn................................................................................. 92
10.5. Kiểm tra thành phẩm trước khi đóng bao ....................................................... 92
10.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm .......................................................................... 92
10.6.1. Chỉ tiêu cảm quan............................................................................................ 92
10.6.2. Các chỉ tiêu hóa học và giá trị dinh dưỡng ................................................... 94
10.6.3. Các chỉ tiêu vệ sinh ........................................................................................ 101


Chương 11: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP ................. 103
11.1. An toàn lao động ............................................................................................... 103
11.1.1. Nguyên nhân gây tai nạn .............................................................................. 103
11.1.2. Những biện pháp hạn chế và yêu cầu cụ thể về an toàn ............................ 103
11.2. Vệ sinh ............................................................................................................... 105
11.2.1. Vệ sinh nhà máy............................................................................................. 105
11.2.2. Nhà cửa và thiết bị ......................................................................................... 105
11.2.3. Vệ sinh cá nhân .............................................................................................. 105
11.3. Xử lý nước thải ................................................................................................. 105
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 107


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Thống kê số ngày số ca làm việc trong 1 năm .................................................
Bảng 4. 2. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn cho lợn, gà........
Bảng 4. 3. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà, heo .....................................................................
Bảng 4. 4. Khẩu phần thức ăn cho lợn sinh sản (lợn đực giống làm việc) .......................
Bảng 4. 5. Khẩu phần ăn cho lợn sinh sản (lợn nái nuôi con)...........................................
Bảng 4. 6.Khẩu phần ăn cho lợn sinh sản (lợn nái chữa)…………………………… ….
Bảng 4. 7. Khẩu phần ăn cho gà lông màu (gà vỗ béo) ....................................................
Bảng 4. 8. Khẩu phần ăn cho gà lông màu (gà dò) ...........................................................
Bảng 4. 9. Khẩu phần ăn cho gà lông màu (gà con) .........................................................
Bảng 4. 10. Bảng tổng kết hao hụt chất khô qua các công đoạn (%) ................................
Bảng 4. 11. Tổng kết tỉ lệ hao hụt, năng suất qua các công đoạn; tỉ lệ các nguyên liệu sử
dụng trong sản xuất sản phẩm dạng viên...........................................................................
Bảng 4. 12. Tổng kết tỉ lệ hao hụt, năng suất qua các công đoạn; tỉ lệ các nguyên liệu
sử dụng trong sản xuất sản phẩm dạng bột……………………………………………
Bảng 6. 1. Kết quả tính toán tất cả các xilo cho các loại nguyên liệu ...............................
Bảng 6. 2. Tổng kết gàu tải sử dụng trong nhà máy..........................................................
Bảng 6. 3. Tổng kết vít tải sử dụng trong nhà máy ..........................................................
Bảng 6. 4 Tổng kết băng tải sử dụng trong nhà máy........................................................
Bảng 6. 5 Các thiệt bị khác…………………………………………………………..
Bảng 7. 1. Lao động trực tiếp ............................................................................................
Bảng 7. 2. Tính diện tích chứa của các loại nguyên liệu trong kho nguyên liệu ..............
Bảng 7. 3. Tổng kết khu chức năng…………………………………………………...
Bảng 10. 1. Quy định kỹ thuật đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi ............................
Bảng 10. 2. Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà sinh sản
hưởng trứng .......................................................................................................................
Bảng 10. 3. Các chỉ tiêu cảm quan của thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt ...............................
Bảng 10. 4. Hàm lượng tối đa cho phép độc tố nấm mốc, kim loại nặng, vi sinh vật
trong thức ăn bổ sung, thức ăn phụ gia cho gia súc gia cầm .............................................
Bảng 10. 5. Các phương pháp thử nghiệm các chỉ tiêu ....................................................

Bảng 10. 6. Các chỉ tiêu hóa học và giá trị dinh dưỡng cho gà ........................................
Bảng 10. 7. Các chỉ tiêu hóa học và giá trị dinh dưỡng cho lợn .......................................
Bảng 10. 8. Các chỉ tiêu vệ sinh của thức ăn hỗn hợp cho gà sinh sản hưởng trứng ........


Bảng 10. 9. Các chỉ tiêu vệ sinh cho lợn thịt ………………………………………...
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1 Sản phẩm thức ăn chăn nuôi dạng bột ........................................................... 12
Hình 2. 2 Sản phẩm thức ăn chăn nuôi dạng viên…………………………………….12
Hình 6.1 Nam châm tách kim loại lần 1………………………………………………59
Hình 6.2 Sàng lồng làm sạch nguyên liệu thô và mịn………………………………...60
Hình 6.3 Cân nhập liệu kiểu cộng dồn theo mẻ với 2 phễu………………………….60
Hình 6.4 Máy nghiền búa có gắn tấm tách kim loại kết hợp………………………...61
Hình 6.5 Máy trộn trục ngang………………………………………………………..61
Hình 6.6 Máy tạo viên………………………………………………………………62
Hình 6.7 Máy làm nguội bằng không khí ngược dòng………………………………62
Hình 6.8 Máy bẻ viên…………………………………………………………………63
Hình 6.9 Sàng rung phân loại viên nằm nghiêng…………………………………….63
Hình 6.10 Cân định lượng và đóng bao tự động sản phẩm………………………….64
Hình 6.11 Xilo………………………………………………………………………64
Hình 6.12 Gàu tải……………………………………………………………………72
Hình 6.13 Vít tải…………………………………………………………………….73
Hình 6.14 Sơ đồ máy lọc túi………………………………………………………...74
Hình 6.15 Quạt………………………………………………………………………75


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU
KCN : Khu công nghiệp
H

: Chiều cao
D
R
t

: Đường kính
: Chiều rộng
: Thời gian

T
L

: Nhiệt độ
: Chiều dài

TACN: Thức ăn chăn nuôi
CHỮ VIẾT TẮT
DO : Dầu Diesel
KCS : Phòng kiểm tra chất lượng


MỞ ĐẦU

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam có lịch sử từ lâu đời. Chăn nuôi cũng là ngành kinh
tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu
chính cho người dân, đây cũng là ngành giúp tăng thu nhập cho nông dân. Theo tông
hợp báo cáo của Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi cả nước năm tính đến tháng 3/2019
tăng so với quý 1 năm 2018 sản lượng thịt nước ta sản xuất ra như sau: thịt trâu đạt 26,3
nghìn tấn, tăng 1,8%, sản lượng thịt bò hơi đạt 99,2 nghìn tấn, tăng 2,5%, sản lượng thịt
lợn hơi đạt 1.012,2 nghìn tấn, tăng 3,2%, sản lượng thịt gia cầm hơi đạt 338,3 nghìn tấn,

tăng 6,2% [1]. Qua số những số liệu trên chúng ta dễ dàng thấy được việc tiêu thụ các
sản phẩm từ chăn nuôi ở nước ta ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó thì ngành công nghiệp
chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng, để thu
được sản phẩm chăn nuôi đạt giá trị dinh dưỡng cao thì chất lượng thức ăn cung cấp cho
chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém, việc thu được chất lượng thịt tốt thì
cũng đồng nghĩa với việc chất lượng thức ăn chăn nuôi cũng phải tốt. Do đó thức ăn
chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông
dân Việt Nam.
Thức ăn chăn nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao, mang lại tính hiệu quả
kinh tế và năng suất chăn nuôi lớn cần tập trung nhiều nguồn để sản xuất thức ăn nhằm
đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể. Theo báo mới nhất về ngành
thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam thì tổng nhu cầu TACN trong năm 2019 là hơn 24 triệu
tấn [2]. Tuy nhiên, tổng sản lượng thức ăn sử dụng trong ngành chăn nuôi mà nước ta
sản xuất ra chỉ đạt hơn 70% nhu cầu trong nước, phần còn lại thì nhập khẩu từ nước
ngoài.Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong tháng 12/2018 đạt 372 triệu USD, tăng 16,74%
so với tháng trước và tăng 53,43% so với cùng tháng năm ngoái. Các thị trường chính
cung cấp TACN cho Việt Nam bao gồm các nước: Argentina, Mỹ, Brazil và Ấn Độ.
Trong đó Argentina là thị trường cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cho nước ta, kế
đến là Mỹ và đứng thứ ba là Ấn Độ [3]. Với những số liệu trên cho thấy lượng thức ăn
chăn nuôi ở Việt Nam được nhập khẩu khá lớn do nhu cầu trong nước đáp ứng không
đủ. Đây cũng là nguyên chính khiến cho giá thịt gia súc, gia cầm tăng cao do ngành
công nghiệp phụ trợ không đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường.
Đối mặt với thực trạng trên vấn đề cấp bách được đặt ra là làm thế nào để để sản
phẩm thức ăn chăn nuôi đạt được chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, hạ giá thành của sản phẩm, áp dụng được các tiến bộ về khoa học công nghệ kỹ


thuật và quan trọng nhất là giảm thiểu tối đa về việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ
nước ngoài.
Với những lý do trên mà tôi được giao đề tài cho đồ án tốt nghiệp là “Thiết kế

nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với năng suất 70 tấn sản phẩm/ca”, bao gồm hai
loại sản phẩm: sản phẩm dạng bột và sản phẩm dạng viên.


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

Chương 1: LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT

Khi đặt ra yêu cầu xây dựng một nhà nào đó thì vấn đề cần quan tâm nhất đó là
tính khả thi và tính kinh tế của nó. Một nhà máy muốn tồn tại và phát triển được thì sản
phẩm do nhà máy sản xuất phải đáp ứng được các nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng, phải đáp ứng được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để có được những sản
phẩm đạt các yêu cầu đó, ngoài việc đầu tư dây chuyền sản xuất với các máy móc hiện
đại, thích hợp, đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, hệ thống quản lý và tổ
chức sản xuất hợp lý thì việc chọn địa điểm xây dựng cũng là yếu tố quan trọng. Địa
điểm xây dựng hợp lý sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm dễ dàng, tăng lợi nhuận cho nhà máy và phù hợp với quy hoạch chung của Quốc
gia, qua đó góp phần làm giảm bớt giá thành của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường, tăng hiệu quả kinh tế. Những nguyên tắc khi chọn địa điểm xây dựng nhà máy:
gần vùng cung ứng nguyên liệu, giao thông thông suốt, gần nguồn cung cấp năng lượng,
gần nguồn nước chất lượng, gần nơi tiêu thụ sản phẩm... Trong thực tế khó có thể chọn
được địa điểm có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn trên, do đó với một nhà máy cụ
thể cần xác định các yêu cầu và ưu tiên các yêu cầu quan trọng, qua sự phân tích và tổng
hợp số liệu, em quyết định chọn địa điểm KCN Bến Cát tỉnh Bình Dương là nơi xây
dựng nhà máy vì các ưu điểm sau:
1.1. Vị trí của nhà máy
Đây là khu công nghiệp nằm ở vị trí xã Thới Hòa, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương. Đây là khu vực tập trung phát triển chủ yếu về mảng công nghiệp,
nông nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho công nghiệp cũng như các ngành công nghiệp
phụ trợ, đây cũng là khu vực được hình thành và phát triển những năm 2002, KCN Bến

Cát gần như đã hoàn tất theo quy hoạch với mật độ phủ công nghiệp đạt gần 100%, mật
độ dân và tỉ lệ cơ sở hạ tầng hoàn thiện cũng đã đạt 100%. Nằm trong khu vực tứ giác
kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long
An, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai).
1.2. Hệ thông giao thông vận tải
• Cận với các cảng biển, sân bay quốc tế, các trung tâm dịch vụ thương mại tại
TP.HCM, cách Tân Cảng 32Km, cụm cảng Sài Gòn, cách sân bay Tân Sơn Nhất
42Km.

SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 1


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

• Tiếp giáp với quốc lộ 13 đã được nâng cấp và mở rộng 6 làn xe, là tuyến đường
huyết mạch giao thông chính nối liền với các tỉnh lân cận cũng như tỏa đi các
trục giao thông chính của cả nước.
1.3. Điều kiện tự nhiên
• Đặc điểm điều kiện đất nền cứng ( không cần gia cố nền móng), độ cao 30-35m
so với mực nước biển sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm khoảng 30% chi phú xây dựng.
• Là khu vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Khí hậu
tại đây tương đối hiền hòa và ít thiên tai.
• Hướng gió chủ đạo: Đông-Nam.
1.4. Vùng nguyên liệu
• Nguồn nguyên liệu chủ yếu lấy từ các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cần
Thơ và các tỉnh lân cận.

• Với mạng lưới giao thông phát triển rộng khắp và liên kết các vùng lại với nhau
nên quá trình thu nhận nguyên liệu cũng thuận lợi.
1.5. Nguồn cung cấp nước
• Sử dụng nguồn nước từ hệ thống cấp nước của Nhà máy xử lý nước Mỹ Phước.
1.6. Nguồn cung cấp điện
• Nguồn điện được lấy từ trạm biến áp của khu công nghiệp.
1.7. Thoát nước và xử lý nước
• Nguồn nước thải của nhà máy chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên không cần thiết
phải có hệ thống xử lý nước thải riêng trong nhà máy.
1.8. Nguồn nhân lực
• Đặc điểm dân cư có khoảng 200.000 người ở độ tuổi lao động và có từ 50007000 học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm. Ban quản lý KCN đảm bảo giới thiệu,
cung cấp cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty có thể tuyển dụng một
lực lượng lao động tốt nhất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
1.9. Thị trường tiêu thụ
• Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh miền Nam và các tỉnh lân cận.
• Cung cấp các thức ăn chăn nuôi cho các trang trại, các trang trại nuôi nhỏ lẻ trong
tỉnh cũng như ngoại tỉnh và đặc biệt có thể xuất khẩu đi nước ngoài.

SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 2


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

Định nghĩa về thức ăn chăn nuôi; Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn

mà vật nuôi (vật nuôi trên cạn và thủy sản) được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi
trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản
phẩm của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế
biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc dạng thực phẩm chức năng.
2.1. Nguyên liệu
2.1.1. Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật
2.1.1.1 Thức ăn xanh
Thức ăn xanh chiếm tỉ lệ khá cao trong khẩu phần ăn.Thức ăn xanh rất đa dạng
gồm nhiều loại: bèo tây, cây hòa thảo, cây họ đậu, các loại khoai, các loại dây, các loại
lá, các loại rau...
Thức ăn xanh giàu vitamin, nhiều nhất là carotene, vitamin A, vitamin B đặc biệt
là vitamin B2, vitamin E, vitamin D là thấp nhất. Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh
dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu là các loại axit béo chưa no.Thức ăn xanh chứa
nhiều nước 60-85%, có hàm lượng protein cao [4].
Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu hóa đối với các loại
nhai lại là 75-80%, đối với lợn là 60-70% là loại thức ăn dễ trồng, cho năng suất cao
hơn [4].
Nhìn chung thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây
trồng, điều kiện khí hậu, đất đai kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng
2.1.1.2 Thức ăn thô khô
Thức ăn thô khô bao gồm cỏ tự nhiên hay cỏ trồng, rơm rạ, cây lạc, cây ngô sau
khi thu hoạch bắp và một số phế phụ phẩm nông nghiệp khác phơi khô.
Thức ăn thô khô thường có hàm lượng xơ thô cao (20-37% theo chất khô), nghèo
protein, năng lượng và nghèo chất dinh dưỡng [7].
Rơm rạ: nước ta có hơn 7 triệu ha lúa với sản lượng thóc hàng năm hơn 32 triệu tấn và
cũng có khoảng 32 triệu tấn rơm rạ. Rơm rạ là nguồn thức ăn rất quan trọng cho trâu bò
nước ta. Rơm rạ chứa nhiều chất xơ (333g/kg chất khô), hàm lượng protein thô thấp
(52g/kg chất khô), giá trị năng lượng thấp (1664kcal ME/kg chất khô). Do đó nếu chỉ
dùng rơm rạ thì không đủ chất dinh dưỡng [7].
Cây ngô sau khi thu hoạch bắp:Hàm lượng chất xơ trong cây ngô thấp hơn trong

rơm
SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 3


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

2.1.1.3 Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng
a. Những nguyên liệu chính trong nhóm [9].
-Các loại hạt ngũ cốc (ngô, cao lương, lúa mì, yến mạch...) và phụ phẩm chế biến
từ hạt cốc (cám gạo, tấm, cám mì).
-Sản phẩm dạng khô của các loại củ chứa nhiều tinh bột (sắn, khoai lang...)
-Dầu thực vật, mỡ động vật dạng thô.
b. Đặc điểm chính của nguyên liệu giàu năng lượng [9].
-Đặc điểm chính của nhóm nguyên liệu giàu năng lượng là trong thành phần chứa
nhiều tinh bột và một số nguyên liệu trong nhóm giàu chất béo.
-Tinh bột là thành phần chính của hạt ngũ cốc và một số loại củ, quả. Các hạt tinh
bột không hòa tan trong nước và không có mùi vị.
-Chất béo (lipit) có ít trong hạt ngũ cốc (ngô, cao lượng, mì...) nhưng lại có nhiều
trong các loại hạt có dầu (đậu tương, hướng dương, lạc, vừng...).
-Hạt ngũ cốc và phụ phẩm chế biến hạt cốc: Hạt ngũ cốc có thành phần chính là
tinh bột, chiếm 50-70% protein trong hạt cốc biến động từ 7-15% nhưng ở lúa mì tỉ lệ
protein cao hơn có thể tới 22%. Hạt ngũ cốc thường thiếu các axit amin cần thiết như
lysin, methionin, threonin. Hạt ngũ cốc có hàm lượng chất béo thấp chỉ từ 2-5%, hàm
lượng chất xơ từ 7-14%. Hạt ngũ cốc thường nghèo chất khoáng, canxi chỉ khoảng
0,15%, photpho 0,3-0,5%. Hạt ngũ cốc thường nghèo vitamin A, D, B2.
+Ngô: là nguồn năng lượng tuyệt vời cho vật nuôi. Ngô được sử dụng như một

nguyên liệu chuẩn để các nguyên liệu cung cấp năng lượng khác so sánh với nó. Trong
khẩu phần thức ăn cho lơn, gia cầm, ngô có thể dùng đến 60%.
+Lúa gạo: lúa gạo dùng cho người là chính tuy nhiên lúa gạo khi dồi dào hoặc
loại lúa gạo chất lượng thấp cũng được dùng trong chăn nuôi như là nguồn năng lượng.
+Tấm, cám là phụ phẩm của quá trình chế biến gạo. Trong chế biến gạo ta thu
được 10-12% cám cho chăn nuôi. Cám gạo mới xay xát rất giàu axit linoleic, vitamin
B1. Cám gạo thường rất dễ bị ôi do có hàm lượng chất béo cao. Cám gạo có thể dùng
tối đa tới 40% trong khẩu phần ăn cho lợn. Tấm chứa nhiều năng lượng và protein thô
nhưng dùng không phổ biến bằng cám gạo trong công nghiệp chế biến thức ăn chăn
nuôi.
+Lúa mì: lúa mì chủ yếu dùng cho người. Lúa mì cao cấp chỉ được dùng cho chăn
nuôi khi sản lượng sản xuất ra dồi dào, giá cả hạ. Hàm lượng năng lượng tiêu hóa của
lúa mì ngang bằng với ngô nhưng lúa mì có hàm lượng protein cao hơn ngô. Các axit
amin như lysin và methionin trong lúa mì có hàm lượng rất hạn chế.
+Lúa miến: lúa miến cũng được sử dụng như là nguồn năng lượng trong thức ăn
cho lợn. Hàm lượng năng lượng trong lúa miến thấp hơn ngô và lúa mì nhưng lại cao
SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 4


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

hơn kiều mạch. Chất lượng protein trong lúa miến tương tự như ngô, kém hơn lúa mì và
kiều mạch.
+Kiều mạch: được dùng nhiều ở Châu Âu nhưng ít được dùng ở các nước nhiệt
đới do giá cả và hàm lượng chất xơ cao. Kiều mạch chứa ít dầu, lợn ăn kiều mạch mỡ
thường bị trắng và rắn chắc.

-Sản phẩm dạng khô của các loại củ chứa nhiều tinh bột (sắn, khoai lang...)
Sắn củ là loại nguyên liệu giàu năng lượng tương đương với các loại hạt ngũ cốc,
vì vậy sắn là loại củ được dùng nhiều trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Sắn khô có tới
70% tinh bột, protein thấp chỉ 2-4%, sắn cũng nghèo chất khoáng như canxi, photpho
và nghèo methionin. Trong sắn tươi có axit HCN và gốc CN của axit này độc. Có khoảng
80-150mg CN trong một kg sắn tươi, chất CN tập trung nhiều ở lớp vỏ thứ hai. Vì vậy
để tránh độc do chất CN gây ra người ta thái sắn thành lát phơi khô, bóc hết vỏ nghiền
thành bột rồi phơi khô hay để tươi bóc vỏ luộc chín mới sử dụng. Bột sắn có thể trộn
vào thức ăn cho gia cầm tới 10% thức ăn cho lợn 20%, cho gia súc nhai lại tới 25%.
-Dầu thực vật, mỡ động vật dạng thô: Các loại dầu, mỡ thô cũng dùng để bổ sung
năng lượng nhưng chúng chỉ được dùng để bổ sung khi năng lượng của các nguyên liệu
dùng phối trộn trong công thức thức ăn quá thấp. Tỉ lệ bổ sung các loại dầu, mỡ thô
thường không vượt quá 5%.
2.1.1.4 Nhóm nguyên liệu giàu protein
a. Những nguyên liệu chính trong nhóm.
-Các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc thực vật: Các loại hạt họ đậu, bột
đậu tương nguyên dầu, khô dầu các loại (khô dầu đậu tương, hạt cải, hạt bông, hạt hướng
dương...)
-Các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc động vật: Bột cá, bột máu, bột thịt,
bột lông vũ, bột phụ phẩm chế biến thịt, sữa, bột phụ phẩm chế biến tôm, cá, mực...
-Các sản phẩm cao đạm do tổng hợp, chế biến cô đặc hay lên men tạo thành gồm:
Soycomil, gluten ngô, gluten mì...
b. Đặc điểm chung của nguyên liệu
-Nhóm nguyên liệu này cũng rất đa dạng. Đặc điểm chính của các nguyên liệu
trong nhóm là trong thành phần chứa nhiều chất đạm (protein).
-Khi xây dựng các công thức thức ăn cho vật nuôi từ các loại nguyên liệu khác
nhau phải quan tâm để đảm bảo mức nhu cầu protein thô phù hợp cho loại vật nuôi theo
độ tuổi và cân bằng về số lượng, chủng loại của axit amin theo nhu cầu của vật nuôi đó.
Nếu thức ăn không đủ, không cân bằng được axit amin thì việc tổng hợp protein không
thể thực hiện được. Vật nuôi chỉ có thể tổng hợp một nữa số axit amin mà chúng cần

SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 5


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

nửa, còn lại phải được cung cấp từ bên ngoài vào qua thức ăn. Những axit amin phải
cung cấp từ bên ngoài vào gọi là axit amin cần thiết.
-Các nguyên liệu giàu protein có nguồn gốc thực vật.
+Đậu hạt, bột đậu khi sử dụng không nên cho gia súc, gia cầm ăn sống vì sẽ giảm
tính ngon miệng, giảm tỉ lệ tiêu hóa và gây ngộ độc. Trước khi dùng phải xử lý nhiệt
rang chín, hầm chín để tăng tỉ lệ tiêu hóa và khử độc. Mức sử dụng trong khẩu phần ăn
cho lợn 10-12%, cho động vật nhai lại 5-10%.
+Bột đậu tương, khô dầu đậu tương là nguyên liệu giàu đạm quan trọng trong
chăn nuôi. Tỉ lệ sử dụng nguyên liệu này trong thành phần thức ăn hỗn hợp rất cao 1525% tùy loại thức ăn. Hầu hết lượng đậu tương, khô dầu đậu tương thường dùng trong
chăn nuôi ở nước ta đều phải nhập khẩu.
+Khô dầu là sản phẩm phụ của công nghệ chế biến dầu ăn, có rất nhiều loại khô
dầu nhưng trong đó khô dầu đậu tương được dùng phổ biến nhất. Hàm lượng protein
trong khô dầu rất cao 35-18% tùy loại. Lượng khô dầu sử dụng trong công thức thức ăn
chăn nuôi cũng khá cao từ 15-30% tùy thuộc độ tuổi và loại vật nuôi. Khô dầu là nguồn
protein thực vật lớn nhất được sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong đó khô
dầu đậu tương là nguồn chính.
+Protein đậu tương cô đặc: sản phẩm này chứa 65-70% protein và khoảng 4,2%
lysin. Protein đậu tương cô đặc được điều chế bằng cách rút những loại đường có thể
hòa tan trong nước, tro và những phân tử nhỏ ra khỏi bột đậu tương để khử mỡ bằng
cồn, axit hòa tan hoặc chiết xuất bằng nước nóng
+Khô dầu hạt bông được xếp thứ hai sau khô dầu đậu tương nhưng việc sử dụng

còn hạn chế do tính độc của nó do gossypol tự do dư thừa được phát hiện trong những
tuyến sắc tố của hạt bông. Khô dầu hạt bông có hàm lượng khá cao protein nhưng lại
thấp về lysin và trytophan. Khô dầu hạt bông nếu dùng thay khô dầu đậu tương chỉ nên
thay không quá 50% tùy theo loại và tuổi của vật nuôi.
+Khô dầu hạt cải: có 35-40% protein thô, chứa ít lysin nhưng lại nhiều axit amin
chứa lưu huỳnh hơn so với khô dầu đậu tương. Khô dầu hạt cải chỉ có thể thay thế khô
dầu đậu tương ở mức <50% nhưng còn tùy theo loại vật nuôi để quyết định mức thay
thế.
+Khô dầu hạt hướng dương: có hàm lượng protein khoảng 32-35%, có ít lysin
nhưng lại nhiều axit amin chứa lưu huỳnh hơn so với khô dầu đậu tương. Khô dầu hạt
hướng dương hạn chế sử dụng vì hàm lượng chất xơ cao (22-24%). Khô dầu hạt hướng
dương cũng chỉ có thể thay thế khô dầu đậu tương ở mức dưới 25% nhưng còn tùy theo
loài vật nuôi để quyết định mức thay thế.
SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 6


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

+Gluten bột mì khô: đây là phần protein của bột mì còn lại sau khi tách chiết tinh
bột còn lại sau khi tách chiết tinh bột làm thực phẩm cho người. Hàm lượng protein
trong gluten mì rất cao từ 60% trở lên nhưng lysin chỉ thấp khoảng 1,3%. Nếu sử dụng
gluten mì có bổ sung axit amin thì rất tốt.
2.1.2. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật
2.1.2.1 Bột cá
Bột cá có tỉ lệ protein rất cao từ 50% trở lên. Tỉ lệ các axit amin trong bột cá cân
đối và trong đó có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Bột cá còn là nguyên liệu giàu

khoáng, hàm lượng canxi, photpho cao, ngoài ra bột cá còn giàu vitamin B12, B1 và có
cả vitamin A, D. Nhìn chung thành phần dinh dưỡng của bột cá dao động lớn tùy thuộc
theo nguồn cá nguyên liệu để chế biến bột cá và tùy thuộc vào công nghệ chế biến. Chất
lượng bột cá phụ thuộc nhiều vào hàm lượng đạm (protein), độ tươi của nguyên liệu đưa
vào sản xuất bột cá và tỉ lệ tạp chất. Có thể nói bột cá nguồn đạm động vật chính dùng
trong thức ăn chăn nuôi. Có hai loại bột cá là bột cá mặn và bột cá nhạt.
2.1.2.2 Bột thịt xương
Bột thịt xương là nguồn protein, canxi, photpho rất tốt cho vật nuôi nhưng bột
thịt xương có ít tritophan và methionin. Bột thịt xương có biến động rất lớn về thành
phần chất lượng do nguồn nguyên liệu thô để chế biến bột thịt xương rất đa dạng. Kỹ
thuật chế biến bột xương cũng ảnh hưởng đến chất lượng, nếu sấy khô ở nhiệt độ cao
quá sẽ làm giảm giá trị của protein và làm giảm khả năng tiêu hóa bột thịt xương.
2.1.2.3 Bột máu
Bột máu là sản phẩm chế biến từ phụ phẩm máu thu nhập từ các lò mổ. Bột máu
cũng có nhiều loại tùy theo cách chế biến. Bột máu nói chung có tỉ lệ protein cao nhưng
methionin thấp. Khỉ bổ sung bột máu vào khẩu phần phải xem tỉ lệ methionin để bổ sung
thêm methionin tổng hợp.
2.1.3. Thức ăn bổ sung
-Các axit amin tổng hợp (axit amin công nghiệp). Khi tách các hợp chất sinh học
người ta thu được 100 axit amin trong đó có 20-22 axit amin quan trọng cho vật nuôi.
Dùng axit amin công nghiệp có lợi : giảm được một phần nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
đắt tiền như bột cá, bột đậu tương, khô dầu, đậu tương, đơn giản hóa được thành phần
nguyên liệu khi phối hợp khẩu phần, giúp việc lập khẩu phần đậm đặc dễ dàng hơn.
-Chất khoáng rất cần cho sức khỏe và cấu tạo thành hình thể của vật nuôi. Chức
năng của chất khoáng rất khác nhau, tham gia vào cấu trúc của một số mô và tham gia
vào hàng loạt chức năng điều hòa trong cơ thể. Chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể, tuy
nhiên không thể bổ sung khoáng một cách tùy tiện, nếu bổ sung không hợp lý sẽ lợi bất
SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật


Page 7


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

cập hại vì tất cả các chất khoáng đều có độc tố nhất định. Có hai nhóm chất khoáng: đa
lượng và vi lượng.
-Khoáng đa lượng: Canxi, Photpho, Natri, Clo, Magie, Kali. Magie và Kali cần
cho vật nuôi nhưng hai chất khoáng này thường có đủ trong hạt cốc. Canxi và Photpho
là hai nguyên tố cần cho sự phát triển của bộ xương, 90% Canxi, 80% Photpho trong cở
thể nằm trong xương và răng. Thiếu Ca, P sẽ làm suy yếu sự khoáng hóa xương cốt,
giảm độ chắc của xương và làm cho sinh trưởng kém. Sự có mặt của Ca, P trong các mô
mềm cũng rất quan trọng vì chúng cần cho sự đông máu, co cơ và trao đổi năng lượng.
Nhu cầu Ca, P của vật nuôi thường theo một tỉ lệ thích hợp nên khi bổ sung cần tính cho
phù hợp theo tỉ lệ đó. Ca, P thường được bổ sung qua bột xương, bột thịt, bột cá, bột vỏ
sò, bột đầu tôm...
-Khoáng vi lượng: Zn, Cu, Fe, Mn, I, Se...Các khoáng vi lượng thường có trong
các nguyên liệu thức ăn thiên nhiên, tuy nhiên khi bổ sung ta thường sử dụng các loại
premix khoáng.
-Premix có nghĩa là chất trộn trước và được định nghĩa như sau: Premix là một
hỗn hợp các chất vi dinh dưỡng cùng với chất mang (chất pha loãng, chất đệm).
-Thông thường trong thành phần của premix có hai phần: các chất chính (hoạt
chất) và chất mang (chất pha loãng, chất đệm). Thực chất premix là hỗn hợp các chất vi
dinh dưỡng đã được các hãng sản xuất tính toán để sản xuất ra sản phẩm premix đặc
trưng cho từng loài gia súc, gia cầm và theo độ tuổi. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi,
nhà chăn nuôi khi sử dụng premix phải tuân theo hướng dẫn sử dụng của hãng.
+Chất chính (hoạt chất) trong premix thường chiếm 30-50% so với tổng số và là
những chất khác nhau ở mỗi loại premix (chất chính của premix khoáng là những chất
khoáng ở tỉ lệ khác nhau, chất chính của premix vitamin là các loại vitamin...)

+Chất mang (chất pha loãng, chất đệm) chiếm 50-70% trong thành phần của
premix. Các chất mang thường rất đa dạng như: bột vỏ trấu, bột lõi ngô, canxi photphat,
canxi propionat, silicon dioxit, bột thân cây lúa mì...Các nhà sản xuất premix phải lựa
chọn chất mang cho phù hợp giữa chất mang và chất chính để hoạt chất và chất mang
hòa đồng, bổ trợ nhau.
-Premix có rất nhiều loại: premix khoáng, premix vitamin, premix axit amin,
premix kháng sinh, premix hỗn hợp khoáng-vitamin-axit amin.
2.1.4. Một số nguồn thức ăn khác
Vitamin có rất nhiều chức năng: các vitamin cần cho chức năng chuyển hóa bình
thường, cho quá trình phát triển của các mô, cho sức khỏe và sinh trưởng của vật nuôi...

SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 8


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 70 tấn sản phẩm/ca

Cây xanh, rau, cỏ tươi là nguồn vitamin tự nhiên dồi dào cho vật nuôi. Trong hạt,
củ quả cũng có các vitamin nhưng trong quá trình làm khô, bảo quản lượng vitamin bị
hao hụt đáng kể hoặc không thể tiêu hóa được.
Nguồn vitamin để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi chủ yếu dùng vitamin tổng hợp.
Vitamin tổng hợp có tác dụng mạnh hơn do có hàm lượng vitamin cao trong sản phẩm.
Nguồn vitamin tổng hợp bổ sung vào thức ăn dưới dạng premix vitamin.
2.1.5. Phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Phụ gia thức ăn chăn nuôi là một nhóm nguyên liệu rất đa dạng về chủng loại cũng
như về chức năng. Hầu hết các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đều dùng phụ gia để
bảo quản, cải thiện hiệu quả và chất lượng thức ăn, kích thích tính thèm ăn, kích thích

tăng trưởng, tăng sức đề kháng cho vật nuôi...
+Các chất bảo quản
-Chất chống nấm mốc.
Sự hiện diện của nấm mốc là không thể tránh được và ta cũng không thể diệt
được hết nấm mốc mà chỉ hạn chế sự phát triển, lây lan của chúng. Biện pháp hữu hiệu
nhất là điều khiển độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện bảo quản để hạn chế cho nấm mốc sinh sôi,
phát triển, lây lan. Ngoài ra biện pháp hỗ trợ là dùng các chất chống nấm mốc để bảo
quản được tốt hơn, lâu hơn. Nấm mốc trong nguyên liệu gây ra nhiều mối nguy hại như:
+Làm mất cảm quan do chúng làm biến chất, làm mất màu, mất mùi tự
nhiên của nguyên liệu.
+Tiết ra các độc tố nấm mốc. Đây là mối nguy hại lớn nhất vì ta có thể
diệt trừ nấm mốc nhưng không thể loại trừ được các chất độc do nấm mốc sinh ra trong
nguyên liệu thức ăn.
+Chất chống nấm mốc được dùng để bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi hoặc thức ăn chăn nuôi đã chế biến. Các chất chống nấm mốc có hai công dụng:
tiêu hủy, diệt trừ nấm mốc và ngăn chặn, hạn chế nấm mốc phát triển.
Để đạt hiệu quả bảo quản cao, các chất chống nấm mốc phải có các đặc tính sau:
+Thích hợp với nguyên liệu, với thức ăn đưa vào bảo quản.
+Có phổ tác động rộng, diệt, hạn chế được sự phát triển của nhiều loại
nấm mốc.
+Không độc đối với cơ thể vật nuôi.
+Không ảnh hưởng đến tính ngon miệng.
-Chất chống oxy hóa
Các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng chất béo (dầu, mỡ) cao thường
dễ bị oxy hóa. Quá trình oxy hóa sẽ gây ra những hậu quả:
SVTH: Nguyễn Văn Phong

GVHD: PGS.TS. Đặng Minh Nhật

Page 9



×