Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TUYEN CHUYEN DE THI GVCNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.91 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TÍNH TỰ GIÁC TRONG HỌC
TẬP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS SƠN TRÀ

Ngạn ngữ có câu: “Gieo một thói quen- Gặt một tính cách- Gieo một tính
cách- Gặt một số phận”. Để thấy được số phận của một con người gắn liền với
một tính cách và sự cần thiết tạo ra những tính cách tốt. Điều này phải qua một
quá trình giáo dục lâu dài. Việc rèn cho học sinh những hành động tự giác ngay
từ lúc ngồi trên ghế nhà trường chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn
các em ý thức tự chủ trong hành vi ứng xử sau này.
Qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm lớp tại vùng núi, tôi nhận thấy tinh
thần tự giác trong học tập và rèn luyện của học sinh chưa cao, học sinh lười học,
không học bài, làm bài trước khi đến lớp; đi học trễ, làm việc riêng, ngủ gục
trong giờ học, không biết chào hỏi giáo viên, tham gia các phong trào của lớp
một cách đối phó, vệ sinh phòng học, phòng ở bán trú không sạch sẽ,… Việc rèn
cho học sinh tính tự giác trong học tập và rèn luyện không những giúp giáo viên
làm công tác chủ nhiệm và giáo dục hiệu quả hơn; mà còn giúp học sinh chủ
động thời gian, hoàn thành nhiệm vụ học tập kịp thời, năng động, sáng tạo, tích
cực hơn trong công việc của tập thể. Chuyên đề “Một số biện pháp rèn luyện
tính tự giác trong học tập cho học sinh ở trường PTDTBT TH&THCS Sơn
Trà” được áp dụng vào giảng dạy và chủ nhiệm lớp 8B Trường PTDTBT
TH&THCS Sơn Trà.
1. Thực trạng học sinh ở Trường PTDTBT TH&THCS Sơn Trà
1.1. Thuận lợi
Tôi đã có 7 năm làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm tại vùng núi. Những
lớp có học sinh tự giác cao trong học tập và rèn luyện thì giáo viên rất dễ triển
khai các kế hoạch và đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Còn những lớp, học sinh đi
học trễ, lười học, học tập không có kế hoạch, chán nản dẫn đến tình trạng bỏ
học, lâm vào tệ nạn xã hội… thì giáo viên rất khổ vì luôn phải theo sát đôn đốc,
nhắc nhở học sinh. Vì thế tôi thấy được sự cần thiết thực hiện một số biện pháp
rèn luyện tính tự giác trong học tập cho học sinh ở trường PTDTBT TH&THCS


Sơn Trà.
1


Được sự quan tâm của BGH nhà trường, Tổng phụ trách Đội, các tổ chức
Đội, Đoàn thể; đồng nghiệp có kinh nghiệm góp ý trong quá trình giảng dạy,
công tác chủ nhiệm và phong trào.
Đa số học sinh ở bán trú nên việc rèn tính tự giác trong học tập và rèn
luyện rất thuận lợi, tập trung và sâu sát hơn.
1.2. Khó khăn
Hầu hết học sinh là người dân tộc Co, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn,
nếp sống còn lạc hậu, phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của
con ở trường, chưa tìm thấy niềm vui khi đến lớp, tâm lí ngại khó ngại khổ, ngại
va chạm, còn trông chờ, ỷ lại…
Một số giáo viên bộ môn chưa tạo được sự hứng thú, lôi kéo học sinh vào
tiết học, vẫn còn dạy chay, không sử dụng đồ dùng dạy học, không ứng dụng
công nghệ thông tin vào tiết dạy.
2. Một số biện pháp
2.1. Biện pháp 1. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo
Bản thân giáo viên tự giác sẽ khơi dậy tính tự giác cho học sinh của mình.
Bởi thế tôi luôn ý thức tự giác trong công việc và đời sống của mình:
- Lên lớp đúng giờ, đảm bảo ngày giờ công, trang phục tác phong đúng
mực.
- Lập kế hoạch giảng dạy và chủ nhiệm hợp lý, cụ thể.
- Tự giác trong công tác soạn giảng, hồ sơ sổ sách, hồ sơ chuyên môn đầy
đủ, chuẩn bị bài dạy chu đáo, không làm việc riêng khi đang dạy,…
- Sắp xếp đồ dùng dạy học, cách trình bày bảng ngăn nắp, khoa học.
- Giữ đúng lời hứa với học sinh và người khác…
- Sống hòa nhã, thân thiện với mọi người, đoàn kết trong tập thể.

2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện cho học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch riêng cho lớp mình chủ
nhiệm như sau:
2


- Xây dựng nội qui, ý thức kỉ luật, nề nếp, trật tự của lớp phù hợp với đặc
điểm tình hình của lớp. Phổ biến, quán triệt nội qui cụ thể, rõ ràng cho học sinh.
- Tuân thủ nghiêm khắc giờ giấc trong học tập: giờ nào việc ấy, không làm
việc riêng, không nói chuyện riêng hay lơ đãng trong giờ học; đi học đúng giờ.
- Tôi hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu cụ thể từng việc làm, từng ngày
từng giờ: biết sắp xếp thời gian học tập hợp lí, tập thể dục thể thao để nâng cao
thể lực, thời gian sinh hoạt bán trú, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu bán trú, phòng
ở,…
Ví dụ minh họa:
Giáo viên gợi ý mẫu thời gian biểu, học sinh tham khảo, tự lập thời gian biểu cho bản
thân.

Thời gian

Việc làm

Cụ thể

5h30’- 5h45’

Tập thể dục buổi sáng

6h- 6h30’


Vệ sinh cá nhân, ăn sáng Đánh răng, rửa mặt, ăn
chuẩn bị lên lớp.
sáng, tác phong, chuẩn bị
sách vở…

6h45’- 11h15’

Có mặt tại lớp, tham gia Đúng giờ. Tự giác học
học tập.
tập…

11h 30’- 13h30’

Ăn trưa, sinh hoạt bán trú, Ăn trưa và dọn vệ sinh nhà
nghỉ trưa
ăn, phòng bán trú…

13h30’- 16h50’

Tự học tại phòng

17h00- 17h30’

Tập trung đúng giờ, tập
nhiệt tình.

Học bài, làm bài…

Tập thể dục




- Khuyến khích các em đọc sách, báo, sưu tầm các bài văn hay, phát động
các phong trào viết báo tường, văn nghệ, thể dục thể thao,…

3


- Hình thành cho các em thói quen tự tin trong giao tiếp và trong các hoạt
động như: biết chào hỏi mọi người, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, biết trình bày
tâm tư nguyện vọng, biết giúp đỡ bạn bè,…
- Các thành viên trong tổ thường xuyên phải theo dõi, kiểm tra lẫn nhau để
cùng xây dựng tập thể. Một số học sinh chán nản, thực hiện mang tính đối phó
thì tôi thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, động viên kịp thời.
- Khuyến khích phụ huynh thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các em chủ
động, có trách nhiệm hơn với việc học của mình.
2.3. Biện pháp 3. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và rèn luyện
Muốn học sinh có hứng thú trong học tập và rèn luyện thì phải:
- Giúp các em hiểu tầm quan trọng của việc học. Hiểu được cái hay, cái có
ý nghĩa qua từng câu chuyện người thực việc thực (thầy Nguyễn Ngọc Ký dùng
chân để viết,…), từng bài hát (Người thầy, Người giáo viên nhân dân,…)
- Luyện tập nghệ thuật đứng lớp và kĩ năng sư phạm cần thiết. Lựa chọn
nội dung kiến thức trọng tâm, cơ bản để truyền đạt cho các em. Biết kết hợp
giữa học và chơi để tạo không khí sôi nổi trong giờ học cũng như thu hút các em
vào hoạt động.
- Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Dạy học trực
quan sinh động: sử dụng đồ dùng học tập tự làm, câu chuyện kể, thí nghiệm đơn
giản, bài hát, đoạn video,…
Ví dụ minh họa:
+ Trong tiết sinh hoạt lớp tuần 02: Chiếu đoạn video về Thầy Nguyễn

Ngọc Ký. Tôi đặt ra câu hỏi khơi nguồn cảm hứng các em về tấm gương vượt
lên số phận: “Cảm xúc trong em khi xem đoạn video đó như thế nào?”
+ Trong tiết dạy môn Vật lý: Làm thí nghiệm trực quan về sự rơi tự do
bằng cách thả rơi hòn bi từ một độ cao. Sau đó yêu cầu học sinh trình bày
phương án xác định phương của trọng lực.
- Sưu tầm sách, bài báo hay về tấm gương học tập, tìm hiểu các trò chơi
dân gian, các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa.
- Lập nhóm học tập, “đôi bạn cùng tiến”, “thùng rác yêu thương”,…
4


2.4. Biện pháp 4: Tạo động lực cho học sinh bằng hình thức thi đua, khen
thưởng
- Tôi thể hiện bằng những lời nhận xét cảm xúc thể hiện sự tin tưởng vào
các em như: “Cố gắng lên em”, “Em làm rất tốt”; bằng cử chỉ thân mật, gần gũi
như ánh mắt, cái vỗ vai hay cái vỗ tay…
- Tổ chức thi đua giữa các tổ, từng phong trào học tập, phong trào Hội khỏe
phù đổng, văn nghệ, thể dục thể thao.
- Tôi đưa ra hình thức khen thưởng cụ thể dựa trên những tiêu chí của từng
tháng như: Khen tập thể (Tặng quà thi đua theo tổ hàng tháng) hay Khen cá
nhân (Tuyên dương, động viên khích lệ đối với những em có tiến bộ hàng tuần,
hàng tháng. Bình bầu gương mặt xuất sắc, có những tiến bộ vượt bậc của tháng,
kỳ, năm học để tặng quà khen thưởng kịp thời).
3. Hiệu quả các biện pháp
Qua áp dụng các biện pháp vào lớp chủ nhiệm tôi thu được kết quả cuối
năm học 2019- 2020 như sau:
Mức độ tự giác

Số lượng


Tỉ lệ

Cao

18

72%

Trung bình

5

20%

Kém

2

8%

Ghi chú

* Những bước chuyển biến tích cực so với năm học 2018-2019:
- Tình trạng học sinh không làm vệ sinh không còn, vệ sinh ở lớp học, khu
bán trú, khu vệ sinh tự quản luôn luôn được các em hoàn thành tốt.
- Ban cán sự lớp tổ chức sinh hoạt 15 phút đều đặn, trật tự và có hiệu quả.
Tình trạng nói chuyện riêng trong lớp giảm, nề nếp tự quản của học sinh được
nâng lên ngay cả khi vắng mặt giáo viên.
- Phong trào học tập của lớp đi lên. Hầu hết các em tích cực phát biểu xây
dựng bài, học bài, làm bài. Mạnh dạn đề xuất ý kiến.

- Năm học 2019 - 2020, được đánh giá cao về nề nếp, được tổng phụ trách
Đội và nhà trường tuyên dương.
5


* Kết quả thực hiện công tác chủ nhiệm lớp năm học 2019- 2020:
- Tập thể lớp đạt danh hiệu: Xuất sắc. Chi đội: Vững mạnh.
- Được Liên đội tặng giấy khen.
- Lớp tổng số: 25 học sinh. Lên lớp 25 học sinh. Đạt tỉ lệ: 100%
- Học lực: 0 Giỏi (0%), 6 Khá (24%), 19 Trung bình (76%)
- Hạnh kiểm: 21 Tốt (84%), 4 Khá (16%), 0 Trung bình (0%)
- Phong trào viết báo tường cấp trường: giải ba.
- Phong trào hội khỏe phù đổng cấp trường: giải ba.
4. Kết luận
Từ những biện pháp nêu trên, tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả cho lớp
chủ nhiệm, góp phần vào việc hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt cho học
sinh.
Tuy nhiên để hiệu quả biện pháp được duy trì và phát huy hơn nữa, tôi có ý
kiến đề nghị:
- Phía nhà trường trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đầy đủ hơn để
nâng cao chất lượng giáo dục, phát động phong trào nhiều hơn để học sinh tích
cực và có cơ hội phát huy hết năng lực bản thân, cảm thấy đến trường là niềm
vui.
- Phụ huynh học sinh cần quan tâm việc học và rèn luyện của con mình;
thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc học sinh.
- Giáo viên bộ môn nâng cao chất lượng từng tiết dạy, đổi mới phương
pháp dạy để tạo sự hứng thú nhiều hơn cho học sinh.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Sơn Trà, ngày 14 tháng 10 năm 2020
Người viết

Nguyễn Hữu Duy

Nguyễn Thị Thanh Tuyên

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×