Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH TẠI NHẬT BẢN VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Người hướng dẫn: PGS.TS Từ Thúy Anh

Hà Nội, tháng 5 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIÊU DÙNG XANH ................................ 5
1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh ............................................... 5
1.1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm xanh ....................................................................... 5
1.1.2 Cơ sở lý luận về tiêu dùng xanh ....................................................................... 7
1.2 Một số lý thuyết liên quan đến tiêu dùng xanh....................................................... 9
1.2.1 Lý thuyết tiêu dùng có kế hoạch (TPB) của Ajzen ........................................... 9
1.2.2 Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng quan tâm đến môi trường .. 11
1.2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh ........................ 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC
ĐẨY TIÊU DÙNG XANH TẠI NHẬT BẢN............................................................. 14
2.1 Khái quát về kinh tế và tiêu dùng Nhật Bản ......................................................... 14
2.1.1 Về kinh tế ........................................................................................................ 14
2.1.2 Về tiêu dùng .................................................................................................... 18
2.2 Các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản ........................................... 19
2.2.1 Gắn nhãn sinh thái ......................................................................................... 21


2.2.2 Xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh .............................................................. 26
2.2.3 Mua sắm xanh ở khu vực công ....................................................................... 28
2.2.4 Một số biện pháp khác ................................................................................... 33
2.3 Kết quả của các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản ....................... 37
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC
ĐẨY TIÊU DÙNG XANH TẠI VIỆT NAM ............................................................. 41
3.1 Khái quát về kinh tế và tiêu dùng Việt Nam ........................................................ 41
3.1.1 Về Kinh tế ....................................................................................................... 41
3.1.2 Về Tiêu dùng ................................................................................................... 43
3.2 Thực trạng các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh đang sử dụng tại Việt Nam ... 45
3.2.1 Gắn nhãn sinh thái ......................................................................................... 47
3.2.2 Xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh .............................................................. 50


3.2.3 Mua sắm xanh ở khu vực công ....................................................................... 53
3.2.4 Các biện pháp khác ........................................................................................ 54
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH TẠI VIỆT NAM 58
4.1 Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế bền vững của quốc gia ...................... 58
4.1.1 Quan điểm chiến lược .................................................................................... 58
4.1.2 Mục tiêu .......................................................................................................... 59
4.2 Giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Việt Nam ................................................. 60
4.2.1 Về chính sách mua sắm công xanh................................................................. 61
4.2.2 Về chính sách gắn nhãn sinh thái................................................................... 62
4.2.3 Về chính sách xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh ....................................... 63
4.2.4 Một số chính sách khác .................................................................................. 64
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 66


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

A. DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng sự thay đổi cơ cấu lao động và các lĩnh vực kinh tế của Nhật Bản giai
đoạn 1950 - 2015 ............................................................................................................ 16
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số Nhật Bản giai đoạn 1872 - 2016 ............................................ 17
Bảng 2.3: Tổng hợp một số biện pháp khuyến khích tiêu dùng xanh tại Nhật Bản ...... 20
Bảng 3.1: Hiện trạng hiệu quả của các hoạt động thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Việt Nam
........................................................................................................................................ 46
Bảng 3.2: Danh sách các sản phẩm được chứng nhận nhãn xanh Việt Nam................. 49

B. DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajen (1991) .................... 10
Hình 1.2: Mô hình hành vi tiêu dùng tổng thể của người tiêu dùng quan tâm tới môi
trường ............................................................................................................................. 11
Hình 1.3: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh.......................... 13
Hình 2.1: Chi tiêu cho tiêu dùng hàng tháng của một hộ gia đình Nhật (hơn 2 người) 19
Hình 2.2: Cơ chế các biện pháp của Chính phủ Nhật ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh ................................................................................................................................ 20
Hình 2.3: Cơ cấu hoạt động của Chương trình Eco Mark nhằm đảm bảo tính minh bạch
........................................................................................................................................ 23
Hình 2.4: Vai trò của các bên liên quan trong việc mua bán xanh ở Nhật .................... 31
Hình 2.5: Tình hình thực hiện dự án mua sắm công xanh trừ các dự án công trình công
cộng ................................................................................................................................ 38
Hình 2.6: Thị phần của một số sản phẩm thân thiện với môi trường ............................ 39
Hình 2.7: Lượng chất thải trung bình hàng ngày mỗi người dân Nhật Bản thải ra từ
năm tài chính 2005 đến 2014 ......................................................................................... 40
Hình 3.1: Tỷ trọng các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 .......... 44
Hình 3.2: Cơ chế các biện pháp của Chính phủ Việt Nam ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh ....................................................................................................................... 47



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3R
AFEO
APEC
CTR
GD
GEN
GPN
GPP
ISO
JEA
MEC
MOE
OECD
UNEP

UNESCAP

Reduce - Reuse - Recycle
Giảm thiểu - Tái sử dụng - Tái chế
Actions for Environment Organization
Tổ chức Hành động vì Môi trường
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Chất thải rắn
Green Destination
Điểm đến xanh
Global Ecolabelling Network
Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu
Green Purchasing Netwwork

Mạng lưới tiêu dùng xanh
Green Public Procurement
Mua sắm công xanh
International Organization for Standardization
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa
Japan Environment Association
Hiệp hội Môi trường Nhật Bản
Center for Media in Ecducating Community
Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng
Ministry of Environment
Bộ môi trường
Organisation for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
United Nations Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc
United nations Economic and Social Commission for
Asia and the Pacific
Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương của
Liên Hiệp Quốc


1

LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 là 6,21% và năm 2017, con số
này là 6,81%. Chỉ số vĩ mô này có xu hướng quy đổi mọi thứ ra tiền nhưng lại chưa
tính hết cái giá phải trả đó là môi trường và sức khỏe con người.
Kết quả xếp hạng EPI (chỉ số đánh giá hoạt động môi trường - Environmental

Performance Index) cho thấy: Vị trí xếp hạng của Việt Nam về hoạt động bảo vệ môi
trường là 79/132 năm 2012 và 131/180 nước được xếp hạng năm 2016. Theo nghiên
cứu mới nhất về chỉ số EPI công bố năm 2016, tình hình môi trường ở Việt Nam đáng
báo động với việc xử lý nước thải, xếp hạng 124/139. Khí hậu và năng lượng, xếp hạng
105/113. Đáng chú ý nhất trong số 5 vấn đề được đánh giá theo chỉ số này, chất lượng
không khí ở Việt Nam đứng thứ 170/180, tức là gần cuối bảng.
Ô nhiễm môi trường tác động không nhỏ tới sức khỏe con người. Tại Việt Nam,
số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm
2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Tức là mỗi ngày có đến hơn 300
người chết do ung thư và con số này ngày càng tăng nhanh. Theo xếp hạng của WHO,
Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (vị trí 78/172) với tỉ lệ tử
vong 110/100.000 người. Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K: chế
độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm chiếm khoảng 35%, ô nhiễm môi
trường chiếm từ 2-8% nguyên nhân gây ung thư ở Việt Nam. Đó là con số chỉ tính
riêng với bệnh ung thư, ô nhiễm môi trường còn gây ra rất nhiều bệnh nữa như các
bệnh về phổi và đường hô hấp,…với một chi phí y tế lớn mà chúng ta chưa thể thống
kê được.
Những con số trên là minh chứng cho sự tăng trưởng không bền vững – phát
triển nền sản xuất đánh đổi bởi môi trường và sức khỏe con người. Để nền kinh tế phát
triển theo chiều sâu, trước tiên nên hướng tới một xu hướng tiêu dùng lành mạnh – tiêu


2

dùng xanh. Xu hướng này sẽ dần đào thải những sản phẩm và cách sản xuất gây tác
động xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam rất có thiện cảm với sản phẩm xanh, nhưng
từ thiện cảm đó đến hành vi tiêu dùng xanh đòi hỏi một động lực lớn hơn. Để góp phần
giải quyết những vấn đề trên, em chọn đề tài: “Thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản
và bài học cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2 Khoảng trống nghiên cứu
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu đã được dùng để nghiên cứu về hành vi
tiêu dùng xanh. Tuy nhiên tại Việt Nam, nền tảng lý thuyết liên quan đến tiêu dùng
xanh vẫn còn khá hạn chế. Có thể kể ra một số nghiên cứu nổi bật liên quan đến tiêu
dùng xanh tại Việt Nam đó là: Mô hình giả định các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng
xanh của (Vũ Anh Dũng và các cộng sự, 2012); Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh: trường hợp sinh viên Đà Nẵng (Trần Triệu Khải, 2015); Ý định tiêu dùng
thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ: vai trò của niềm tin (Nguyễn Kim Đan,
2015); Yếu tố tác động đến ý định tiêu dùng sản phẩm điện máy xanh của người tiêu
dùng tại thành phố Hồ Chí Minh – tiếp cận theo lý thuyết hành vi dự định TPB
(Nguyễn Bích Ngọc và các cộng sự, 2015); Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối
quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam (Hoàng
Thị Bảo Thoa, 2017).
Tuy nhiên các nghiên cứu kể trên chỉ đi sâu vào số liệu, khẳng định mối quan hệ
ảnh hưởng và khuyến nghị chính sách một cách chung chung mà chưa đi sâu vào phân
tích thực trạng thực hiện các chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh đó như thế nào và
hiệu quả của những giải pháp đó ra sao tại Việt Nam.
Mặt khác, khi xem xét nền kinh tế Nhật Bản ở những năm 1950, 1960 (thời kỳ
phát triển công nghiệp cao độ), đất nước này cũng từng trải qua tình trạng ô nhiễm môi
trường chưa từng thấy và kèm theo những thiệt hại về sức khoẻ hay còn gọi là


3

“pollution diseases” (Hirokazu Iwasaki, 2008). Nhưng hiện nay Nhật không chỉ có một
nền kinh tế bền vững mà chất lượng môi trường và sức khỏe con người cũng được đảm
bảo an toàn. Nhận thấy Nhật Bản là một tiền lệ thành công với xu hướng tiêu dùng
xanh tiến bộ, khóa luận sẽ đi vào phân tích các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh được
khởi xướng bởi khối nhà nước nhằm áp dụng một cách phù hợp dựa trên những nghiên
cứu đã có về đặc điểm của người tiêu dùng và nền kinh tế Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào các mục đính chính cụ thể là:
- Tìm hiểu và hệ thống hóa các khái niệm về tiêu dùng xanh trên thế giới và tại
Việt Nam. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh.
- Phân tích các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản.
- Hệ thống lại và phân tích những công cụ thúc đẩy tiêu dùng xanh từ đó đưa ra
đề xuất kiến nghị xây dựng một nền tiêu dùng bền vững ở Việt Nam.
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp thúc đẩy hành vi
tiêu dùng xanh của Nhật Bản và Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Nhật Bản (từ những năm 1950 tới nay), Việt Nam (từ
2001 tới nay).
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu trên sản phẩm xanh nói chung và
đặc biệt là thực phẩm an toàn và thiết bị tiết kiệm điện. Vì đây là những mặt hàng
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam. Cụ thể, trong
rổ hàng hóa tính CPI (2017), lương thực thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình chiếm
36,12%, thiết bị và đồ dùng gia đình chiếm 7,31% cơ cấu tiêu dùng. Do đó những bước
đầu tiên của tiêu dùng xanh chắc chắn phải bắt đầu từ các sản phẩm này.


4

Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, thu thập số liệu, đối chiếu, so sánh những
biện pháp khuyến khích tiêu dùng xanh tại Nhật Bản và Việt Nam. Khóa luận sẽ diễn
giải nội dung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh và lồng
ghép phân tích trong các chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh tại hai nước.
5 Kết cấu của khóa luận:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương nội dung:
Chương I: Lý thuyết chung về tiêu dùng xanh
Chương II: Thực trạng nền kinh tế và các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại

Nhật Bản
Chương III: Thực trạng nền kinh tế và các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh
tại Việt Nam
Chương IV: Kiến nghị thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Việt Nam
Khóa luận không thể tránh được những thiếu sót do hạn chế về số liệu và “tiêu
dùng xanh” vẫn còn là một khái niệm khá trừu tượng, do đó em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã cung cấp
những kiến thức nền tảng, đặc biệt là cô Từ Thúy Anh đã tận tình giúp đỡ để em có thể
hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!


5

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TIÊU DÙNG XANH
1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh
1.1.1 Cơ sở lý luận về sản phẩm xanh
1.1.1.1 Khái niệm sản phẩm xanh
Tuy có rất nhiều nghiên cứu về tiêu dùng xanh và sản phẩm xanh nhưng tính
đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất và ranh giới giữa những khái niệm sản
phẩm xanh được đưa ra còn nhiều hạn chế (Fabien Durif et al., 2010). Shamdasamin et
al. (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho Trái đất hoặc
gây tổn hại tài nguyên thiên nhiên và có thể tái chế, bảo tồn. Liu M.S. và S.D. Wu
(2009) định nghĩa sản phẩm xanh là các sản phẩm có chức năng hoặc ý tưởng đề cập
đến quá trình thu hồi, sản xuất, bán, sử dụng và xử lý chất thải có sẵn để tái chế, giảm ô
nhiễm và tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó Albino, Balice và Dangelico (2009) cho
rằng sản phẩm xanh là sản phẩm được thiết kế để giảm thiểu các tác động môi trường
trong toàn bộ vòng đời của nó. Cụ thể là giảm sử dụng tài nguyên không thể phục hồi,
tránh sử dụng các vật liệu độc hại và sử dụng nguồn tái tạo phù hợp với tốc độ bổ sung
của chúng. Hoàng Thị Bảo Thoa (2017) cho rằng sản phẩm xanh được xem xét là các

sản phẩm ngăn chặn, giảm, hạn chế hoặc cải thiện ảnh hưởng tới môi trường nước,
không khí và đất và các sản phẩm không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, khái niệm sản phẩm xanh còn được hiểu là sản phẩm thân thiện
với môi trường hay sản phẩm sinh thái. Trong Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm
2014 có đưa ra định nghĩa sản phẩm thân thiện với môi trường tại Điều 3, khoản 9 như
sau: “Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh
thái và được chứng nhận nhãn sinh thái”. Theo định nghĩa này, một sản phẩm được xác
định là sản phẩm xanh khi đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận
nhãn sinh thái. Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí
“được chứng nhận nhãn sinh thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sản


6

phẩm thân thiện với môi trường. Các tiêu chí đó là: (1) Sản phẩm được tạo ra từ các vật
liệu thân thiện với môi trường; (2) Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối với
môi trường và sức khỏe con người, thay cho các sản phẩm độc hại truyền thống; (3)
Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng
năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì); (4) Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện
và an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên đây mới chỉ là cách định nghĩa nêu
ra đặc điểm của một sản phẩm được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận là sản
phẩm xanh, chưa bao quát hết được nhiều sản phẩm xanh thực tế trên thị trường. Hơn
nữa, cách định nghĩa này chỉ sử dụng ở Việt Nam, mà không được công nhận chính
thức ở các văn bản Luật quốc tế.
Dựa trên cách định nghĩa ở các nghiên cứu đi trước và cơ sở phù hợp với Luật
của Việt Nam, khóa luận sẽ phân tích dưới góc độ sản phẩm xanh là các sản phẩm mà
quá trình sản xuất và sử dụng thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
1.1.1.2 Đặc điểm của sản phẩm xanh
Tổng hợp từ những cách định nghĩa về sản phẩm xanh, nhìn chung, sản phẩm

xanh (hay sản phẩm sinh thái) có những đặc điểm chung như sau:
-

Tiết kiệm năng lượng, bền và thường có yêu cầu bảo trì thấp.

-

Không chứa các hóa chất làm suy giảm tầng ôzôn, các hợp chất độc hại và
không sản sinh các sản phẩm phụ độc hại.

-

Thường được làm từ vật liệu có thể tái chế hoặc thân thiện hoặc từ nguồn có thể
tái tạo và bền vững.

-

Thu được từ các nhà sản xuất địa phương hoặc các nguồn lực sẵn có.

-

Phân hủy sinh học hoặc dễ dàng sử dụng lại một phần hoặc toàn bộ.
Tại Việt Nam, theo Quy chế Quản lý và Sử dụng Nhãn hiệu truyền thông “xanh

& sạch” ban hành theo Quyết định số 01/2016/QĐ-MEC ngày 5 tháng 5 năm 2016, các
đặc tính của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “xanh & sạch” là:


7


-

Đặc tính “an toàn”: Đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất thực phẩm an
toàn, bao gồm các quy trình do Nhà nước, tổ chức quốc tế ban hành hoặc cộng
đồng thừa nhận.

-

Đặc tính “trách nhiệm”: Đảm bảo thực hiện đầy đủ các thông số, kích thước, vị
trí, cảnh báo, lưu ý,… khi ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực
phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói theo quy định.

-

Đặc tính “nghĩa vụ”: Đảm bảo việc phát hành hóa đơn bán hàng, có đầy đủ
thông tin theo quy định.

-

Đặc tính “cộng đồng”: Đảm bảo có và thực thi Quy trình giải quyết, tôn trọng
vai trò của bên thứ ba và các biện pháp khắc phục hậu quả khi bị người tiêu
dùng khiếu nại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo quy định.

-

Đặc tính “minh bạch”: Đảm bảo công bố rõ trên trang tin điện tử tên, số điện
thoại người chịu trách nhiệm chính; đặc tính, cảnh báo về hàng hóa dịch vụ
mình cung cấp cũng như tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.

-


Đặc tính “bền vững”: Đảm bảo việc thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm bảo
vệ môi trường, giảm thiểu tác động đối với môi trường, bao gồm việc lựa chọn
nguyên vật liệu, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, có biện pháp xử
lý chất thải phù hợp và tiên tiến. Riêng đặc tính “bền vững” không phải là yêu
cầu bắt buộc để được cấp chứng nhận “Xanh & Sạch”.

1.1.2 Cơ sở lý luận về tiêu dùng xanh
1.1.2.1 Các khái niệm
-

Tiêu dùng xanh:
Lần đầu tiên khái niệm tiêu dùng xanh được nhắc đến năm 1970 (Peattie, 2010).

Từ đó có rất nhiều nghiên cứu đã mở rộng khái niệm này hoặc định nghĩa theo những
cách tương tự để phù hợp với nội dung nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhìn
chung đều đề cập đến những điểm cơ bản sau: tiêu dùng xanh là hành vi mua các sản
phẩm thân thiện với môi trường (sử dụng ít năng lượng hoặc có khả năng tái chế),
không gây hại hoặc tốt cho sức khỏe của con người đồng thời sử dụng các sản phẩm


8

sao cho ít gây hại nhất đối với môi trường (Hoàng Thị Bảo Thoa, 2017). Khóa luận sẽ
sử dụng định nghĩa này trong quá trình phân tích.
-

Ý định và Hành vi tiêu dùng xanh:
Khóa luận sử dụng khái niệm ý định của Ajzen và các cộng sự (2002): Ý định


hành vi ngụ ý sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi cho trước. Nó
được giả định là tiền đề trung gian của hành vi.
Ý định tiêu dùng xanh là ý định của một cá nhân ngụ ý thực hiện hành vi tiêu
dùng xanh.
Hành vi tiêu dùng xanh là một chuỗi các hành vi bao gồm: mua sản phẩm xanh,
sử dụng xanh (tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng, sử dụng bao bì xanh và xử lý rác) (Vũ
Anh Dũng và các cộng sự, 2012)
1.1.2.2 Vai trò của tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh không chỉ có tác động tích cực đến lối sống của cá nhân và hộ
gia đình mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia và ảnh
hưởng trực tiếp trên phạm vi toàn cầu.
Tiêu dùng xanh nâng cao mức độ an toàn về sức khỏe cho con người; Giảm
lượng sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; Phát triển các sản phẩm mới có
hàm lượng tri thức cao hơn và thân thiện với môi trường hơn. Ngoài ra, tiêu dùng xanh
còn thúc đẩy quá trình tái chế các chất thải, từ việc thu gom, phân loại cho tới sản xuất
và phát triển thị trường sử dụng các sản phẩm tái chế. Xét về dài hạn, tiêu dùng xanh sẽ
làm giảm chi phí của cuộc sống bởi việc sử dụng những nguồn lực hiệu quả hơn và
giảm thiểu chi phí y tế, chi phí bảo vệ môi trường.
Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy
kịp thời hướng tới một nền tiêu dùng xanh hoàn toàn là một định hướng đúng đắn. Hơn
nữa, tăng trưởng theo chiều sâu hướng đến phát triển bền vững đã trở thành xu hướng
chung của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là kể từ sau Hội nghị Rio+20 tại Brazil. So


9

với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi
trường) trên thị trường Việt Nam cùng với nhận thức của người tiêu dùng vẫn còn hạn
chế. Các sản phẩm được cấp nhãn sinh thái không nhiều và các sản phẩm đạt chứng
nhận về môi trường (như nhãn xanh Việt Nam, VietGap, GlobalGap) vẫn chưa thực sự

nổi bật trên thị trường. Vì người tiêu dùng hầu như chưa nhận biết được sự khác nhau
của một “thương hiệu sinh thái” và một thương hiệu thông thường nên việc đầu tư vào
công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng hệ thống sản xuất xanh của các doanh
nghiệp vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn đến giảm sức cạnh tranh khi các doanh nghiệp
Việt Nam bước ra trường quốc tế hay thậm chí là mất thị phần trên chính thị trường nội
địa do các sản phẩm xanh từ nước ngoài tràn vào. Như vậy, xu hướng tiêu dùng xanh
còn có tác động kích thích sự phát triển của nền sản xuất trong nước, kéo theo sự phát
triển đồng bộ cả từ phía cung và cầu trên thị trường.
Tiêu dùng xanh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Khi sản phẩm của
Việt Nam được sự công nhận quốc tế, để trở thành một sản phẩm sinh thái hay sản
phẩm xanh, không chỉ tiêu dùng nội địa tăng, mà còn có cơ hội được các thị trường có
rào cản kỹ thuật về môi trường cao chấp nhận. Tuy một số mặt hàng xuất khẩu Việt
Nam có chất lượng cao, giá cả hợp lý nhưng vẫn bị trả lại vì lý do quy trình sản xuất
gây hại cho môi trường.
1.2 Một số lý thuyết liên quan đến tiêu dùng xanh
1.2.1 Lý thuyết tiêu dùng có kế hoạch (TPB) của Ajzen
Phần lớn các nghiên cứu về tiêu dùng xanh coi ý định và hành vi tiêu dùng xanh
là hai đối tượng khác nhau đều sử dụng nền tảng lý luận lý thuyết tiêu dùng có kế
hoạch của Ajzen (1991). Theo lý thuyết này, ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn
đến hành vi, thể hiện việc con người sẽ cố gắng đến mức nào hay dự định sẽ dành bao
nhiêu nỗ lực vào việc thực hiện một hành vi cụ thể. Như vậy, ý định tiêu dùng xanh
càng mạnh mẽ thì khả năng thực hiện tiêu dùng xanh sẽ càng lớn.


10

Trong lý thuyết này, tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng
bởi 3 nhân tố: (1) Thái độ đối với hành vi; (2) Chuẩn mực chủ quan; (3) Nhận thức về
kiểm soát hành vi.
Hình 1.1: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajen (1991)


Thái độ
đối với
hành vi
Chuẩn
mực chủ
quan

Ý định
hành vi

Thực
hiện hành
vi

Nhận thức
về kiểm
soát hành
vi

Nguồn: Ajzen (1991)The theory of planned behavior. Organizatinal Behavior and Human
Decision Processes

(1) Thái độ thực hiện hành vi: là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về
việc thực hiện một hành vi nhất định. Thái độ miêu tả cách cá nhân đó đánh giá kết quả
của một hành động.
(2) Chuẩn mực chủ quan: là nhận thức của con người về cách phải ứng xử thế
nào để phù hợp với yêu cầu của xã hội, là niềm tin của cá nhân về việc người khác sẽ
nghĩ thế nào về hành động của mình. Chuẩn mực chủ quan thể hiện việc cá nhân tự
nhận thức những người quan trọng đối với việc ra quyết định của họ có mong muốn họ

thực hiện hành vi cụ thể nào đó hay không.
(3) Nhận thức về kiểm soát hành vi: là sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực
hiện một hành vi cá nhân có ý định thực hiện.


11

Có thể kết luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh là: thái độ
đối với hành vi tiêu dùng xanh càng tích cực, chuẩn mực chủ quan càng ủng hộ việc
thực hiện hành vi và nhận thức về kiểm soát hành vi càng ít bị cản trở thì ý định thực
hiện hành vi càng mạnh mẽ và khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh sẽ cao hơn.
1.2.2 Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng quan tâm đến môi trường
Đây là mô hình được đưa ra bởi Rylander và Allen (2001) của Hiệp hội
marketing Mỹ (American Marketing Association). Mô hình này mô tả tổng thể hành vi
tiêu dùng của người tiêu dùng quan tâm tới môi trường. Đồng thời, mô hình cũng tổng
hợp phần lớn các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh được đề xuất bởi
những nhà nghiên cứu trước đó.
Hình 1.2: Mô hình hành vi tiêu dùng tổng thể của người tiêu dùng quan tâm tới
môi trường
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới mối quan hệ
giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh:
- Nhận thức của người tiêu dùng về tính hiệu quả
của sản phẩm
- Nhạy cảm về yếu tố giá
- Niềm tin đối với quảng cáo

Ý định tiêu dùng xanh (hướng
đến hành vi bảo vệ môi trường)

Hành vi tiêu dùng:

- Mua sản phẩm xanh
- Mua sản phẩm của nhà sản xuất vì môi
trường
- Tái chế/tái sử dụng sản phẩm hoặc bao bì

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới mối quan hệ
giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh:
- Thưởng/phạt vì hành vi tiêu dùng
- Ảnh hưởng của người bên ngoài
- Nỗ lực để mua hàng và tính sẵn có của sản phẩm

Nguồn: Rylander and Allen (2001), American Marketing Association


12

Theo mô hình này, hành vi tiêu dùng xanh thực tế bị ảnh hưởng bởi ý định thực
hiện hành vi tiêu dùng xanh. Các nhân tố bên trong và bên ngoài cũng có thể ảnh
hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, để từ ý định dẫn đến
hành vi tiêu dùng xanh. Cụ thể, hai nhóm nhân tố đó là:
-

Nhóm các yếu tố bên trong: Nhận thức của người tiêu dùng về tính hiệu quả của
sản phẩm, sự nhạy cảm về yếu tố giá và niềm tin đối với quảng cáo.

-

Nhóm các yếu tố bên ngoài: Các chính sách thương mại của Chính phủ; sự tác
động của doanh nghiệp, của người bên ngoài và sự sẵn có của sản phẩm.


1.2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
Suy rộng ra từ những nghiên cứu về tiêu dùng xanh đi trước, các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh là:
-

Thu nhập: thu nhập càng cao thì khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh
càng cao

-

Thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh: càng đánh giá tích cực về tiêu dùng
xanh, càng có khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh

-

Chuẩn mực chủ quan: các đối tượng xã hội (như Chính phủ, truyền thông, người
xung quanh/gia đình, phong trào) càng đánh giá cao tiêu dùng xanh thì khả năng
thực hiện hành vi tiêu dùng xanh càng cao

-

Nhận thức về kiểm soát hành vi: càng sẵn có về thời gian, tiền, khả năng tiếp
nhận thông tin, kiến thức của bản thân, sản phẩm càng sẵn có thì khả năng thực
hiện hành vi tiêu dùng xanh càng cao

-

Các yếu tố về sản phẩm (giá, chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, nhãn sinh thái,
sự sẵn có, kênh phân phối, nguồn tin cậy): càng cạnh tranh so với sản phẩm
thường thì khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh càng cao


-

Thái độ đối với môi trường: người tiêu dùng càng quan tâm tới môi trường thì
khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh càng cao


13

-

Nhận thức về tính hiệu quả: người tiêu dùng càng thấy lợi ích của tiêu dùng
xanh thì khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh càng cao
Hình 1.3: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh

- Thu nhập
- Thái độ đối với hành vi tiêu dùng xanh
- Chuẩn mực chủ quan
- Nhận thức về kiểm soát hành vi
- Các yếu tố về sản phẩm
- Nhận thức về tính hiệu quả của tiêu dùng xanh
- Thái độ đối với môi trường

Ý định tiêu dùng xanh

Hành vi tiêu dùng xanh

Nguồn: Tác giả tổng hợp



14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VÀ CÁC BIỆN
PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH TẠI NHẬT BẢN
2.1 Khái quát về kinh tế và tiêu dùng Nhật Bản
Đối với Nhật Bản, những năm 1950, Nhật khá giống với Việt Nam hiện nay, cả
về cơ chế nguồn nhân lực, cơ cấu GDP và xuất khẩu. Nhưng chỉ trong 20 năm, Nhật
Bản đã trở thành nước công nghiệp hiện đại. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển
công nghiệp của mình, Nhật đã đánh đổi một chi phí quá lớn, đó là tình trạng ô nhiễm
môi trường chưa từng thấy và kèm theo những thiệt hại về sức khoẻ hay còn gọi là
“pollution diseases” (Hirokazu Iwasaki, 2008). Để khắc phục tình trạng đó, Nhật Bản
đã tốn một chi phí không nhỏ cùng với việc ban hành nhiều chính sách và xây dựng hệ
thống tiêu dùng xanh phủ sóng rộng khắp đất nước. Vì vậy, khóa luận không chỉ khái
quát về nền kinh tế và tiêu dùng tại Nhật hiện tại mà tác giả sẽ cung cấp thêm một số
thông tin về nền kinh tế và tiêu dùng Nhật Bản ở những năm 1950, 1960 để đối chiếu
và so sánh. Từ đó, Việt Nam có thể rút ra bài học thực tiễn và áp dụng một nền tiêu
dùng lành mạnh cho quốc gia ngay từ thời kỳ đang phát triển, không phải thực hiện
công nghiệp hóa – hiện đại hóa thành công rồi mới đi xử lý hậu quả về con người và
môi trường.
2.1.1 Về kinh tế
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc với GDP
532.191 tỷ yên năm 2016 (tương đương khoảng 4,94 nghìn tỷ USD), mức tăng trưởng
đạt 1,032%. Nền tiêu dùng Nhật Bản có quy mô lớn, rộng khắp đất nước và rất tinh vi
(U.S. Embassies abroad, 2017). Tổng dân số Nhật Bản vào năm 2016 là 126,93 triệu
người, đứng thứ 11 trên thế giới và chiếm 1,7% tổng số thế giới. Trong đó có 53,33
triệu hộ gia đình tức là trung bình có khoảng 2,38 người trên mỗi hộ. GDP bình quân
đầu người là 38.972 USD/người gấp gần 18 lần GDP bình quân đầu người của Việt
Nam là 2.171 USD/người.



15

-

Về cơ cấu GDP:
Những năm 1950, tỷ trọng Nông nghiệp trên tổng sản phẩm quốc nội GDP vẫn

khá cao. Năm 1950, số lao động làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp là 48,6%, Công
nghiệp là 21,8% và Dịch vụ là 29,7%. Năm 1955, Nông nghiệp chiếm 19,2% cơ cấu
GDP, Công nghiệp chiếm 33,7% và Dịch vụ chiếm 47,0% cơ cấu GDP. Nhưng sự
phân bổ giữa các lĩnh vực Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ thay đổi một cách
nhanh chóng và tích cực qua các năm. Đến năm 1970, Nhật đã chính thức trở thành
quốc gia có nền Công nghiệp phát triển với tỷ trọng Công nghiệp chiếm 43,1% và Dịch
vụ chiếm 50,9% trong cơ cấu GDP, tỷ trọng nông nghiệp lúc này chỉ còn 5,9% (giảm
hơn 3 lần so với năm 1955). Năm 2015, tỷ trọng Nông nghiệp chiếm 1,1% cơ cấu GDP.
Trong khi đó, con số này đối với ngành công nghiệp là 26,2% và dịch vụ là 72,7%.
Đây là một cơ cấu kinh tế tích cực, tập trung vào những ngành có giá trị gia tăng cao.
Cơ cấu này đã thay đổi gần như ngược hoàn toàn với Nhật Bản những năm 1950.
-

Về cơ cấu dân số:
Năm 1955, có 41,2% lao động làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp; 23,4% lao

động làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp và 35,5% lao động làm việc trong lĩnh vực
Dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu dân số theo lĩnh vực lao động năm 2015 thay đổi hoàn toàn:
có 4% lao động làm việc trong lĩnh vực Nông nghiệp; 25% lao động làm việc trong
lĩnh vực Công nghiệp và 71% lao động làm việc trong lĩnh vực Dịch vụ. Cụ thể cơ cấu
lao động theo ngành và sự đóng góp của các ngành vào GDP từ 1950 đến 2015 được
thể hiện ở bảng sau:



16

Bảng 2.1: Bảng sự thay đổi cơ cấu lao động và các lĩnh vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn
1950 - 2015

Nguồn: Statistics Bureau, MIC; Cabinet Office

Trong đó:
Ngành nông nghiệp gồm: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Ngành công nghiệp gồm: chế tạo tàu biển, xe hơi, xe gắn máy.
Ngành dịch vụ gồm: thương mại và tài chính.
Những năm 1950, cơ cấu dân số theo đội tuổi của Nhật là cơ cấu dân số trẻ với
số người trong độ tuổi lao động (15-64) là 59,6% (tương đương khoảng 50,13 triệu
người) và tăng dần cho tới năm 1970. Độ tuổi từ 0-14 chiếm 35,4%; trên 65 chiếm
4,9%. Thời điểm này, cơ cấu dân số của Nhật Bản khá giống với Việt Nam hiện nay,
lực lượng lao động dồi dào là một động lực thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Nhật
Bản. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản là cơ
cấu dân số già. Năm 2016, dân số nhóm (0-14 tuổi) ở Nhật Bản là 15,78 triệu người,
chiếm 12,4% tổng dân số, là mức thấp nhất trong lịch sử. Số người trong độ tuổi lao


17

động (14-64) là 76,56 triệu người, tương đương với 60,3% trên tổng dân số. Tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động này bắt đầu sụt giảm liên tục từ năm 1993. Bên cạnh đó,
tỷ lệ sinh ở Nhật cũng giảm liên tục từ năm 1965 đến nay. Điều này báo động nguy cơ
thiếu hụt lao động, đồng thời tăng tiêu dùng về lĩnh vực y tế và tăng chi phí phúc lợi xã
hội.
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số Nhật Bản giai đoạn 1872 - 2016


Nguồn: Statistics Bureau, MIC; Ministry of Health, Labour and Welfare; Ministry of Land,
Infrastructure, Transport and Tourism


18

2.1.2 Về tiêu dùng
Lịch sử Nhật Bản đã chứng kiến sự đột phá về sản lượng tiêu dùng từ những
năm 1950 đến những năm 1990 (Gordon & Andrew D., 2012). Ở thời kỳ này, các
phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt thường
ngày của người dân và có thể chi phối hành vi tiêu dùng của các cá nhân. Rất nhiều
loại hàng hóa với số lượng lớn và nổi tiếng được sản xuất ở Nhật Bản phục vụ cho tiêu
dùng và xuất khẩu. Các hộ gia đình tại Nhật bắt đầu sử dụng các thiết bị điện khí, tự
động. Nửa cuối những năm 1950 là xu hướng công nghệ mới tại Nhật Bản (Akira
Sadahiro, 1991). Tính đến năm 1960, điều tra trên 20 triệu hộ gia đình có tỷ lệ sở hữu
các mặt hàng tiêu dùng cơ bản như sau: 89% có radio; 72% có máy giặt; 66% có xe
đạp; 54% có ti vi…(Gordon & Andrew D., 2012). Những năm 1950, xu hướng tiêu
dùng Nhật Bản bắt đầu tự thay đổi và cũng thay đổi theo những biến động của xã hội.
Sau chiến tranh Triều Tiên, người tiêu dùng Nhật bắt đầu bộc lộ sự quan tâm đến các
sản phẩm tiêu dùng (Parissa Haghirian, 2011).
Theo World Bank, tỷ lệ tiêu dùng của hộ gia đình trên GDP tại Nhật Bản 2016
là 55,84%, từ năm 2013, tỷ lệ này liên tục giảm. Đối với tiêu dùng Chính phủ, giá trị
chi tiêu hằng năm liên tục tăng, đạt mức 976,758 tỷ USD năm 2016 tương đương
19,77% giá trị GDP. Tiêu dùng Chính phủ bằng khoảng 33,62% tổng tiêu dùng của hộ
gia đình, con số này cao hơn mức trung bình của thế giới là 29,32%. Tại Nhật, không
chỉ chi tiêu của các hộ gia đình, mà chi tiêu Chính phủ cũng ảnh hưởng lớn đến xu
hướng tiêu dùng của cả nền kinh tế nói chung.
Cụ thể, chi tiêu trung bình năm 2016 cho mỗi hộ gia đình (2 hoặc hơn 2 thành
viên) là 282.188 Yên. So với năm 2015, giảm 1,8% về danh nghĩa và giảm 1,7% về giá

trị thực. Trung bình chi phí tiêu dùng một tháng của mỗi cá nhân trong hộ là 94.377
Yên. Trong cơ cấu tiêu dùng của người dân Nhật Bản, đồ ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với
25,8%. Đồ gia dụng chiếm 3,7% cơ cấu tiêu dùng. Đối với hộ gia đình 1 người, chi tiêu
tiêu dùng trung bình hàng tháng là 158.911 Yên, gấp khoảng 1,68 lần cá nhân ở hộ
nhóm 2 hoặc nhiều hơn 2 thành viên. Trong tổng tiêu dùng của hộ gia đình 1 người, chi


19

phí đồ ăn, chiếm 25,1%. Đồ gia dụng chiếm 3,4%. Tỷ lệ tiêu dùng 2 nhóm hàng đồ ăn
và đồ gia dụng khá tương đồng giữa cá nhân ở hộ gia đình hai hoặc nhiều hơn 2 thành
viên và cá nhân ở hộ gia đình một thành viên.
Hình 2.1: Chi tiêu cho tiêu dùng hàng tháng của một hộ gia đình Nhật (hơn 2 người)

Nguồn: Statistics Bureau, MIC

2.2 Các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản
Kể từ những năm 1960, Nhật đã thực hiện những chính sách một cách chậm rãi
và đáng kể để đối phó với các vấn đề về môi trường. Phong trào tiêu dùng xanh ở Nhật
bắt đầu từ cuối những năm 1980. Những quy định liên quan đến chương trình phát
triển xanh được Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên chính thức ban hành vào năm 1989.
Kể từ đó, Nhật Bản đã sử dụng rất nhiều chính sách nhằm thúc đẩy tiêu dùng một cách
lành mạnh và bền vững (tiêu dùng xanh). Những công cụ đó đã tác động tích cực đến
những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh như: thái độ đối với hành vi tiêu
dùng xanh và môi trường; chuẩn mực chủ quan; nhận thức về kiểm soát hành vi; nhận
thức về tính hiệu quả của tiêu dùng xanh và làm thuận lợi các yếu tố về sản phẩm như
(giá, chất lượng, nhãn hiệu sinh thái, kênh phân phối, nguồn tin cậy) từ đó khuyến
khích người dân thực hiện tiêu dùng xanh. Trong đó, nổi bật nhất là chương trình gắn
nhãn sinh thái, chính sách mua sắm xanh ở khu vực công và xây dựng mạng lưới tiêu
dùng xanh. Ngoài ra, khóa luận cũng đi vào phân tích thêm một số giải pháp khác được



20

sử dụng để thúc đẩy tiêu dùng xanh ở Nhật Bản như thuế và ưu đãi, 3R, các dự án
thành phố thông minh. Những giải pháp cơ bản được phân tích tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp một số biện pháp khuyến khích tiêu dùng xanh tại Nhật Bản
Năm

Sự kiện

1989

Chương trình Eco Mark đã được đưa ra

1996

Mạng lưới mua hàng xanh được thành lập

2001

Đạo luật khuyến khích mua sắm hàng hoá và dịch vụ thân thiện với môi trường của
Nhà nước và các tổ chức khác (Đạo luật về Xúc tiến Mua xanh) đã có hiệu lực

2007

Luật về khuyến khích các hợp đồng xem xét giảm khí nhà kính và các khoản phát
thải khác của Nhà nước và các đối tượng khác (Luật Hợp đồng Xanh) đã có hiệu lực

Nguồn: Bộ Môi Trường, Nhật Bản


Các chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Nhật Bản đã đã tác động đến hành vi
tiêu dùng xanh của người dân thông qua cơ chế sau:
Hình 2.2: Cơ chế các biện pháp của Chính phủ Nhật ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh

- Gắn nhãn sinh thái
- Xây dựng mạng lưới
tiêu dùng xanh
- Mua sắm xanh ở khu
vực công
- Một số biện pháp
khác

- Làm người dân đánh giá cao hành vi
tiêu dùng xanh
- Làm người dân hiểu các đối tượng
xã hội đánh giá cao tiêu dùng xanh
- Nhận thức về kiểm soát hành vi dễ
dàng hơn
- Thuận lợi các yếu tố về sản phẩm
- Tăng nhận thức về tính hiệu quả của
tiêu dùng xanh
- Giáo dục thái độ đối với môi trường
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hành vi
tiêu dùng
xanh



×