Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.01 KB, 94 trang )



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN



Trí Tuệ Và Phát Triển


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM






Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Quang Thắng
Sinh viên thực hiện : Lê Văn Hoàng
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại






HÀ NỘI – NĂM 2014

i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam” là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân tác giả. Các số liệu
trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn và có tính kế
thừa từ các sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu.


Tác giả


Lê Văn Hoàng
































ii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ HỆ
THỐNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
1.1.2. Các yếu tố tác động đến phân loại SMEs 7
1.1.3. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa 8
1.1.4. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển kinh tế - xã hội 10

1.1.5. Các nhân tố tác động đến hoạt động của SMEs 13
1.2. Hệ thống hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 13
1.2.1. Hệ thống các biện pháp hỗ trợ cho các SMEs ở các nước trên thế giới 13
1.2.2. Vai trò của việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 17
CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 20
2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Nhật Bản 20
2.1.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản 20
2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản 22
2.2. Hệ thống hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nhật Bản 24
2.2.1. Cải cách pháp lý 24
2.2.2. Hỗ trợ về tài chính 29
2.2.3. Hỗ trợ về kinh doanh 32
2.2.4. Hoàn thiện các tổ chức hành chính cho SMEs 36
2.2.5. Hỗ trợ nghĩa vụ về nghĩa vụ tài chính 37
2.2.6. Hỗ trợ về khoa học & công nghệ 39
2.2.7. Hỗ trợ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 40
2.2.8. Tư vấn và cung cấp thông tin cho các SMEs 40
2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 41
2.3.1. Bài học thành công 41
iii

2.3.2. Bài học chưa thành công 45
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM 47
3.1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 47
3.2. Thực trạng hoạt động của DNNVV Việt Nam 47
3.2.1. Số lượng doanh nghiệp 47
3.2.2. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam theo thành phần kinh tế và
vùng lãnh thổ 49

3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh 50
3.2.4. Đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa 51
3.2.5. Những khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 52
3.3. Hệ thống hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 53
3.3.1. Cục Phát triển doanh nghiệp 54
3.3.2. Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 58
3.3.3. Cơ quan nhà nước về trợ giúp phát triển DNNVV tại địa phương 60
3.4. Tình hình hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam 60
3.4.1. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng 60
3.4.2. Ưu đãi thuế 62
3.4.3. Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho DNNVV 62
3.4.4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV 62
3.4.5. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 63
3.5. Đánh giá chung về tình hình hỗ trợ DNNVV của Việt Nam 64
3.5.1. Những kết quả đạt được 64
3.5.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 65
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 68
4.1. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam 68
4.1.1. Cơ hội đối với sự phát triển của SMEs Việt Nam 68
iv

4.1.2. Thách thức đối với sự phát triển của SMEs Việt Nam 69
4.2. Định hướng hỗ trợ phát triển DNNVV Việt Nam đến năm 2020 70
4.3. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đến
năm 2020 72
4.3.1. Xây dựng một khung pháp lý dành riêng cho DNVVN 72
4.3.2. Cải thiện việc tiếp cận tài chính cho DNNVV theo hướng đa dạng và linh
hoạt hóa hình thức hỗ trợ 72

4.3.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ 74
4.3.4. Thúc đẩy phát triển của công nghệ 74
4.3.5. Thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành 75
4.3.6. Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng 75
4.3.7. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động, đội ngũ cán bộ quản lý
cho DNVVN 75
4.3.8. Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 76
4.3.9. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường 76
4.3.10. Hỗ trợ thông tin và tư vấn cho DNNVV 78
4.3.11. Cũng cố các cơ quan chức năng và chuyên môn phục vụ phát triển
DNNVV 78
4.4. Điều kiện để thực hiện hiệu quả các giải pháp nêu trên 79
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83








v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết
tắt
Viết đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt
1
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dƣơng
2
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3
DN

Doanh nghiệp
4
DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc
5
DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
6
ĐT&QT

Đầu tƣ và Quản trị
7

EU
European Union
Liên minh Châu Âu
8
FDI
Foreign direct investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
9
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
8
GTGT

Giá trị gia tăng
10
HTDN

Hỗ trợ doanh nghiệp
11
HTQT

Hợp tác quốc tế
12
JASMEC
Japan Small and Medium
Enterprise Corporation
Hiệp hội DNNVV
13
Jetro

Japan External Trade
Organization
Cơ quan xúc tiến ngoại
thƣơng Nhật Bản
14
OECD
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
15
SMEA
Small and Medium Enterprise
Tổng cục DNNVV
16
SMEs
Small and medium enterpries
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
vi

17
TH&CS

Tổng hợp và Chính sách
18
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
19

XTTM

Xúc tiến thƣơng mại

























vii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
STT
Tên bảng, biểu
Trang
1
Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại SME của một số nƣớc trên thế giới
5
2
Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại SME của Nhật Bản
6
3
Bảng 1.3. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
7
4
Bảng 2.1. Số lƣợng SMEs trong các ngành của Nhật Bản
23
5
Bảng 2.2. Thuế suất đối với các doanh nghiệp Nhật Bản năm 2011
31
6
Bảng 2.3. Số SMEs Nhật Bản phá sản qua các năm
38
7
Bảng 3.1. Số doanh nghiệp hoạt động đến 31/12 hàng năm từ năm
2008 – 2012
45
8
Bảng 3.2. Cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam năm 2011, phân loại
theo quy mô lao động
48

9
Bảng 3.3. Tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011,
2012 và 9 tháng đầu năm 2013
51













viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT
Tên biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
Trang
1
Biểu đồ 2.1. Vị trí của SMEs trong kinh tế Nhật Bản
22, 23
2
Biểu đồ 2.2. Thay đổi trong dƣ nợ cho vay DNNVV của
Nhật Bản
31

3
Biểu đồ 3.1. Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn
2008 – 2013
48
4
Biểu đồ 3.2. Quy mô DN Việt Nam một số năm từ năm
2002 – 2011
49
5
Biểu đồ 3.3. Số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động
từ 2010 – 2013
52
6
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Cục Phát triển doanh nghiệp
54




1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam. Với số lƣợng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam, tạo công ăn việc làm cũng nhƣ giải quyết các vấn đề xã hội.
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra một
đội ngũ doanh nhân và công nhân với kiến thức và tay nghề dần đƣợc hoàn thiện,
từng bƣớc đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới trong cạnh tranh. Đảng và Nhà nƣớc ta đã

coi phát triển các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Theo đó,
hàng loạt các Luật, Nghị định, Văn bản hƣớng dẫn đã ra đời, cùng nhiều chƣơng
trình và chính sách đã đƣợc chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện để thúc đẩy sự
phát triển của các DNNVV.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNNVV thƣờng gặp phải nhiều
khó khăn khi phải đối mặt với những biến động của nền kinh tế và sự cạnh tranh
của các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2008 tới hiện nay,
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan rộng khiến cho các DNNVV càng gặp
nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Yêu cầu đặt ra là Chính phủ cần
phải có các chính sách cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
phát triển, vƣợt qua những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Các chƣơng trình, chính sách
hỗ trợ DNNVV của Việt Nam cần dựa trên thực trạng của DNNVV Việt Nam, bên
cạnh đó cũng cần thiết học hỏi kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nƣớc đi
trƣớc. Nhật Bản là một trong những quốc gia chú trọng phát triển DNNVV từ rất
sớm. Ngay từ những thập niên 50, 60 của thế kỷ trƣớc, chiến lƣợc phát triển hệ
thống doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo nên sự phát triển thần kỳ của Nhật
Bản. Hiện nay, DNNVV chiếm 99.7% tổng số doanh nghiệp của Nhật Bản, là động
lực và là nền tảng vững chắc cho sự thăng hoa của nền kinh tế Nhật. Trải qua nhiều
cuộc khủng hoảng kinh tế, các DNNVV Nhật Bản vẫn giữ đứng vững và phát triển.
Đạt đƣợc điều đó không thể không kể đến vai trò của các chính sách và hệ thống hỗ
trợ phát triển DNNVV của Nhật Bản.
2

Chính từ các lý do trên, đề tài “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam” đƣợc chọn để nghiên cứu, nhằm góp phần
nghiên cứu các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản, cũng nhƣ rút ra một số
bài học, giải pháp giúp phát triển các DNNVV Việt Nam.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật
Bản, hoạt động của DNNVV Việt Nam và các chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm nghiên cứu các kinh nghiệm hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản, để từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm trong thực hiện các chƣơng trình, chính sách phát triển DNNVV cho Việt
Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến năm 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin và số liệu về hoạt động của
các DNNVV cũng nhƣ hoạt động hỗ trợ DNNVV của Nhật Bản, Việt Nam… đã
đƣợc công bố chính thức trên các văn bản của các Chính phủ, các Bộ, ngành, địa
phƣơng, cũng nhƣ thông tin, số liệu trên các sách, báo, tạp chí, trang web.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Tổng hợp thông tin từ những thông tin, số liệu đã
thu thập đƣợc.
- Phƣơng pháp thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện để thống kê số
lƣợng, tỷ lệ về doanh nghiệp nhỏ và vừa để từ đó làm rõ đƣợc vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích: Từ những số liệu đã thu thập tổng hợp, phƣơng
pháp phân tích đƣợc sử dụng để thấy đƣợc sự đóng góp của từng yếu tố riêng rẽ đến
kết quả thu đƣợc.
3

- Phƣơng pháp so sánh: So sánh số liệu giữa các năm, giai đoạn, giữa các
lĩnh vực trong nền kinh tế…
- Nguồn thông tin dữ liệu trong khóa luận đƣợc lấy từ nhiều nguồn nhƣ từ

các khảo sát về DNNVV, các báo cáo hàng năm về doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Nhật Bản và Việt Nam, bài viết của các nhà nghiên cứu về DNNVV, thông tin trên
các website, dữ liệu trên Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và
trên Tổng cục Thống kê.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận đƣợc
thực hiện trong 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và hệ thống hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chƣơng 2. Kinh nghiệm của Nhật Bản về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa
Chƣơng 3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Việt Nam
Chƣơng 4. Định hƣớng và một số giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam đến năm 2020










4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ HỆ
THỐNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việc đƣa ra khái niệm chính xác về doanh nghiệp SMEs có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định đúng đối tƣợng đƣợc hỗ trợ. Tuy nhiên, không có khái
niệm về DNNVV nào chung nhất cho tất cả các quốc gia, việc định nghĩa DNNVV
rất linh hoạt, tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực kinh tế, không có tiêu thức
thống nhất nào để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa cho tất cả các nƣớc trên thế
giới.
Theo nghĩa chung nhất, DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé
về vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại đó là doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Ngân
hàng thế giới, doanh nghiệp có số lƣợng lao động dƣới 10 ngƣời là doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lƣợng lao động từ 10 đến dƣới 50
ngƣời, doanh nghiệp vừa có từ 50 đến dƣới 300 lao động [36]. Tuy nhiên, mỗi nƣớc
có tiêu chí riêng để xác định DNNVV.
Tiêu chí phân loại SMEs cũng có thể khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, từng
ngành nghề, địa bàn Dù vậy, có hai nhóm tiêu thức chủ yếu dùng để phân loại
DNNVV là: tiêu thức định tính và tiêu thức định lƣợng.
- Tiêu thức định tính: Dựa trên những đặc trƣng cơ bản của doanh nghiệp
nhỏ và vừa nhƣ không có vị thế độc quyền trên thị trƣờng, chuyên môn hoá thấp, số
đầu mối quản lý ít các tiêu thức này có ƣu thế là phản ánh đúng của vấn đề nhƣng
thƣờng khó xác định trên thực tế. Do đó, nó chỉ đƣợc làm cơ sở để tham khảo mà ít
đƣợc sử dụng trên thực tế để phân loại.
- Tiêu thức định lượng: Thƣờng sử dụng các tiêu thức nhƣ là số lao động
thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên trong doanh nghiệp, giá trị tài sản hay quy
mô vốn, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.1.1. Tiêu chí xác định SMEs của một số nước trên thế giới
Các nƣớc trên thế giới thƣờng sử dụng nhóm tiêu chí định lƣợng để phân loại
doanh nghiệp. Tiêu chí định lƣợng đƣợc sử dụng cũng rất đa dạng.
5


Dƣới đây là một số tiêu chí phân loại SMEs đã đƣợc sử dụng ở 12 nƣớc trong
khu vực APEC. Trong đó, tiêu chí số lao động đƣợc sử dụng phổ biến nhất (có
12/12 nƣớc sử dụng). Còn một số tiêu chí khác đƣợc sử dụng tuỳ thuộc vào điều
kiện của từng nƣớc: vốn đầu tƣ (3/12 nƣớc), tổng giá trị tài sản (4/12 nƣớc), doanh
thu (4/12 nƣớc) và tỷ lệ góp vốn (1/12 nƣớc).
Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại SMEs của một số nƣớc trên thế giới
Nƣớc
Tiêu chí phân loại
Australia
Canada
Hongkong
Indonesia
Japan
Malaysia
Mexico
Philippines
Singapore
Taiwan
Thailand
Hoa Kỳ
Số lao động
Số lao động; Doanh thu
Số lao động
Số lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu
Số lao động; Vốn đầu tƣ
Số lao động; Tỷ lệ góp vốn
Số lao động
Số lao động; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu
Số lao động; Tổng giá trị tài sản
Vốn đầu tƣ; Tổng giá trị tài sản; Doanh thu

Số lao động; Vốn đầu tƣ
Số lao động
Nguồn: Ban thương mại và đầu tư, tiểu ban kinh doanh nhỏ và vừa của các
nước APEC, 2001
Ở Hongkong, doanh nghiệp có số lao động dƣới 200 ngƣời là DNNVV. Còn
ở Hàn Quốc, tiêu thức phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào số lao động và đƣợc
phân biệt theo hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, doanh
nghiệp có dƣới 1000 lao động, hoặc trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp dƣới 20
lao động là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cộng đồng Châu Âu xác định các doanh nghiệp có ít hơn 250 lao động tồn
tại dƣới bất kỳ hình thức pháp lý và cơ cấu sở hữu nào đều là DNNVV. Cụ thể,
doanh nghiệp có từ 1 – 9 lao động là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp có dƣới
6

50 lao động là doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp có dƣới 250 lao động là
doanh nghiệp vừa. Trong khi đó, Hoa Kỳ xác định DNNVV là những doanh nghiệp
có dƣới 100 lao động và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động
dƣới 500 ngƣời [31].
Ở Nhật Bản, DNNVV đƣợc xác định theo quy mô vốn và lao động theo định
nghĩa trong Luật cơ bản về SMEs, theo tiêu chí quy mô nguồn vốn theo định nghĩa
trong Luật thuế (Corporation Tax Act). Theo Luật cơ bản về SMEs, DNNVV đƣợc
chia theo 4 lĩnh vực: sản xuất, bán buôn, dịch vụ và bán lẻ. Doanh nghiệp siêu nhỏ
thì đƣợc xác định bởi tiêu chí số lao động. Trong khi, theo Luật thuế, DNNVV là
doanh nghiệp có số vốn hoạt động từ 100 triệu Yên trở xuống.
Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại SME của Nhật Bản

Định nghĩa trong Luật về SMEs
Luật
Thuế


Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DN siêu nhỏ
Lĩnh vực
Số vốn
Số lao động
Số lao động
Số vốn
Sản xuất
≤ 300 triệu Yên
≤ 300 ngƣời
≤ 20 ngƣời
100 triệu
Yên trở
xuống
Bán buôn
≤ 100 triệu Yên
≤ 100 ngƣời
≤ 5 ngƣởi
Dịch vụ
≤ 50 triệu Yên
≤ 100 ngƣời
≤ 5 ngƣởi
Bán lẻ
≤ 50 triệu Yên
≤ 50 ngƣời
≤ 5 ngƣởi
Nguồn: Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and Micro
Enterprises
1.1.1.2. Khái niệm và tiêu chí xác định SMEs ở Việt Nam
Theo qui định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính

phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, định nghĩa SMEs của Việt Nam
nhƣ sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô
tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng
nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”, cụ thể đƣợc thể hiện dƣới bảng 1.3 sau:

7

Bảng 1.3. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Quy mô


Khu vực
DN siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Tổng nguồn
vốn
Số lao động
I. Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản

≤10
ngƣời
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời
II. Công
nghiệp và
xây dựng
≤10
ngƣời
20 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
Từ trên 20
tỷ đồng đến
100 tỷ đồng
Từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời
III. Thƣơng

mại và dịch
vụ
≤10
ngƣời
10 tỷ đồng
trở xuống
Từ trên 10
ngƣời đến
50 ngƣời
Từ trên 10
tỷ đồng đến
50 tỷ đồng
Từ trên 50
ngƣời đến
100 ngƣời
Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
1.1.2. Các yếu tố tác động đến phân loại SMEs
Sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa, nhỏ hoàn toàn mang tính
tƣơng đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ:
- Trình độ phát triển kinh tế của đất nước: các chỉ số của các tiêu chí phân
loại sẽ tăng lên nếu trình độ phát triển của đất nƣớc đó càng cao. Nhƣ vậy, đối với
một số nƣớc có trình độ phát triển kinh tế thấp thì các chỉ số về lao động, vốn để
phân loại SMEs sẽ thấp hơn so với các nƣớc có trình độ phát triển cao hơn. Chẳng
hạn, ở Nhật Bản, doanh nghiệp có 300 lao động là SMEs, còn doanh nghiệp có quy
mô nhƣ vậy ở Hongkong lại là doanh nghiệp lớn.
- Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành sử dụng
nhiều lao động (nhƣ da giầy, dệt, may), có ngành sử dụng nhiều vốn ít lao động
(nhƣ điện, hoá chất). Do đó, khi phân loại doanh nghiệp cần tính đến tính chất này
để có sự so sánh đối chứng SMEs giữa các ngành khác nhau. Chẳng hạn: các ngành
dịch vụ có tiêu chí về lao động thƣờng thấp hơn các ngành sản xuất.

8

- Vùng lãnh thổ: các vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có trình độ phát triển giữa
kinh tế khác nhau nên số lƣợng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Chẳng
hạn, một doanh nghiệp ở thành phố đƣợc coi là nhỏ nhƣng ở vùng nông thôn, miền
núi, hải đảo lại đƣợc coi là lớn. Do đó, cần tính đến cả hệ số vùng để đảm bảo tính
phù hợp trong việc so sánh quy mô doanh nghiệp giữa các vùng khác nhau.
- Tính chất lịch sử: một doanh nghiệp trƣớc đây đƣợc coi là lớn, nhƣng cũng
với quy mô nhƣ vậy, hiện tại hoặc tƣơng lai có thể là doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa.
Chẳng hạn, ở Việt Nam, theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, DNNVV có vốn đăng
ký không quá 10 tỷ đồng, năm 2009 tiêu chí này là từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ
đồng đối với DN vừa trong lĩnh vực sản xuất.
- Phụ thuộc vào mục đích phân loại: khái niệm SMEs sẽ có sự khác nhau tuỳ
thuộc vào mục đích phân loại. Chẳng hạn, nếu mục đích phân loại DNNVV nhăm
hỗ trợ các doanh nghiệp mới ra đời, sẽ khác với mục đích phân loại để hỗ trợ cho
việc phát triển các công nghệ sạch, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trƣờng.
1.1.3. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tuy cách định nghĩa DNNVV có sự khác nhau ở mỗi quốc gia nhƣng nhìn
chung các DNNVV ở các quốc gia đều có đặc điểm chung sau:
- Có tính linh hoạt cao, dễ thích ứng với sự biến động của thị trƣờng, khả
năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo thị hiếu của khách hàng.
- SMEs đƣợc thành lập dễ dàng hơn DN lớn do nhu cầu vốn đầu tƣ ít, sử
dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phƣơng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ
nhanh nhạy hơn, đào tạo ngƣời lao động và ngƣời quản lý ít tốn kém, yêu cầu về
quản lý kinh doanh cũng không cần đòi hỏi quá cao.
- Sau khi thành lập, SMEs nhanh đi vào hoạt động và có khả năng thu hồi
vốn nhanh.
- SMEs cần diện tích không lớn và đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ công
quá hiện đại. Do đó, DNNVV có đƣợc thành lập từ thành phố đến nông thôn, miền
núi hay hải đảo góp phần giảm bớt sự chênh lệch phát triển giữa các vùng trong một

nƣớc.
- Trình độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động, trình độ quản lý nói chung
là thấp so với các doanh nghiệp lớn
9

- Quy mô về vốn nhỏ, gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn
vốn chính thức, hạn chế tài sản thế chấp cũng nhƣ độ uy tín đối với các khoản vay.
- Thiếu thông tin, thị trƣờng nhỏ, quan hệ kinh doanh hạn hẹp. Hạn chế trong
việc mở rộng thị trƣởng ra thế giới, khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng với
các đối tác bên ngoài. Sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó tiêu thụ,
độ rủi ro cao.
- Hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nƣớc nên khó hỗ trợ.
Ở Việt Nam, các DNNVV đã trải qua một quá trình phát triển gắn với quá
trình đổi mới nền kinh tế. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành
nhiều đổi mới để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, trợ giúp phát triển DNNVV. Đặc
điểm chung của các DNNVV, nhất là trong giai đoạn mới hình thành và phát triển
là còn thiếu tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý non kém, khả năng cạnh
tranh trên thị trƣờng hạn chế. Sau một thời gian phát triển, DNNVV đã có sự phát
triển đáng kể về mặt số lƣợng và tỷ trọng so với toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Ngoài những đặc điểm chung với các SME trên thế giới, đặc điểm của DNNVV ở
Việt Nam còn đƣợc thể hiện ở những đặc điểm sau:
- DNNVV có nguồn vốn nhỏ, thƣờng là những doanh nghiệp khởi sự thuộc
khu vực kinh tế tƣ nhân, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng quy mô đầu tƣ, đổi
mới công nghệ, thiết bị đƣợc thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín
dụng khác nhƣ vay, mƣợn bạn bè, ngƣời thân hay từ các tổ chức tài chính khác
trong xã hội.
- Trình độ công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc
độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ, công tác nghiên cứu trong
doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp

với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Chính điều này tạo nên sự
khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tồn tại trên thị trƣờng.
- Trình độ quản lý và tay nghề của ngƣời lao động còn hạn chế. Phần lớn các
DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, quy mô lao động nhỏ, trình độ tay nghề
chƣa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình, thuê và tuyển dụng ở các tỉnh. Lao
động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút
10

những nhà quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao do khó có thể trả lƣơng cao
và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý
cũng nhƣ những ngƣời lao động giỏi.
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ còn thấp. Nguyên
nhân là do trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lƣợng sản phẩm không cao, mẫu
mã không đa dạng khiến giá trị gia tăng của sản phẩm thấp. Hạn chế về thông tin,
hạn chế về vốn làm hạn chế năng lực cạnh tranh của DNNVV.
- Quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, nhất là quản trị tài chính; ý thức chấp
hành các chế độ chính sách chƣa cao; còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên
kết trong cùng một ngành nghề.
1.1.4. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với phát triển kinh tế - xã hội
Trên thế giới, nhiều chuyên gia đã thừa nhận khu vực doanh nghiệp nhỏ và
vừa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nƣớc. Tùy theo
trình độ phát triển kinh tế của mỗi nƣớc mà vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
cũng đƣợc thể hiện khác nhau.
Đối với các nƣớc công nghiệp phát triển cao nhƣ Cộng hòa Liên bang Đức,
Nhật Bản, Mỹ mặc dù phát triển chủ yếu do nhiều công ty lớn, cực lớn, nhƣng
doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Đối với các nƣớc ở Châu Á nhƣ: Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản,
Trung Quốc, DNNVV có vai trò cực lớn làm giảm các tiêu cực trong các cuộc
khủng hoảng tài chính - tiền tệ, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh tế - xã hội và
từng bƣớc khôi phục nền kinh tế.

Đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngoài
vai trò là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm,
góp phần tăng trƣởng kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có vai trò quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa đất nƣớc, xóa đói giảm nghèo,
giải quyết những vấn đề xã hội.
Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong sự tăng
trƣởng của nền kinh tế. Ở Việt Nam, đóng góp của khu vực này vào ngân sách quốc
gia năm 2008, 2009 lần lƣợt là 27% và 30.9% tổng số thuế và các khoản đã nộp
ngân sách của cả khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp
11

hơn 40% GDP cả nƣớc. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Viện nghiên cứu và quản lý
trung ƣơng, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đóng góp 31% giá trị sản xuất công
nghiệp; chiếm 78% mức bán lẻ của ngành thƣơng nghiệp, 64% khối lƣợng vận
chuyển hành khách và hàng hoá.
Thứ hai, tác động kinh tế - xã hội lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa là
tạo công ăn việc làm cho một số lƣợng dân cƣ, làm tăng thu nhập cho ngƣời lao
động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Ở Việt Nam, mỗi năm doanh nghiệp nhỏ và
vừa tạo ra hơn một triệu việc làm mới, số lƣợng lao động của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khoảng 7,8 triệu ngƣời, chiếm khoảng
79,2% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm khoảng 22,5% lực lƣợng lao
động của cả nƣớc.
Thứ ba, các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần làm năng động nền kinh tế
trong cơ chế thị trƣờng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các
DNNVV cùng với các doanh nghiệp lớn luôn tồn tại sự bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.
Các DNNVV có thể làm đại lý, vệ tinh, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp vật tƣ đầu
vào cho các doanh nghiệp quy môn lớn với giá rẻ hơn, góp phần hạ giá thành, nâng
cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, khi số lƣợng DNNVV
tăng lên, số lƣợng các sản phẩm và dịch vụ mới trong nền kinh tế cũng sẽ đƣợc tăng
nhanh.

Do quy mô nhỏ, DNNVV có thể linh hoạt trong sản xuất, dễ dàng thay đổi
mặt hàng, chuyển hƣớng sản xuất từ những ngành nghề kém hiệu quả sang các
ngành khác hiệu quả hơn. Điều này làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt và giảm
bớt mức độ rủi ro của nền kinh tế, tạo ra một nền kinh tế thị trƣờng hiệu quả, đảm
bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Thứ tư, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút đƣợc khá nhiều vốn trong
dân cƣ. Các ngân hàng có xu hƣớng tăng lãi suất để thu hút vốn huy động khi lạm
phát có chiều hƣớng tăng. Nhƣng không phải cứ tăng lã i suấ t thì sẽ tăng đƣợc lƣợng
tiền huy động, mà còn phụ thuộc vào chính sách của Ngân hàng Trung ƣơng cũng
nhƣ mƣ́ c tăng lã i suấ t có lớ n hơn mƣ́ c tăng lạ m phá t để đả m bả o cho ngƣờ i gƣ̉ i tiề n
có đƣợc mức lãi suất thực dƣơng hay không . Nế u không đảm bảo điều đó , ngƣờ i có
tiề n sẽ tìm cá c kênh đầ u tƣ khá c để bả o toà n vốn.
12

Trong lúc lạm phát chƣa ổn định, huy động vốn của ngân hàng chƣa hấp dẫn,
các cá nhân có tiền nhàn rỗi có nhu cầu thành lập các cơ sở sản xuất nhỏ là hợp lý,
đây là yếu tố tích cực của việc huy động vốn trong dân cƣ, do vậy hàng năm đã có
hàng trăm DNNVV đƣợc thành lập.
Thứ năm, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, nhất là
khu vực nông thôn.
Các doanh nghiệp lớn thƣờng tập trung ở các thành phố và các trung tâm
công nghiệp, gây mất cân đối về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng trong một quốc gia. Phát triển các DNNVV
sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tất cả các khía cạnh vùng kinh tế, ngành
kinh tế và thành phần kinh tế.
Đầu tiên, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nhờ sự phát triển các ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Sự phát triển của các
DNNVV này kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng
hóa các ngành nghề và lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn. Ngoài ra, việc phát triển
các DNNVV còn có tác dụng duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền

thống nhằm sản xuất các loại hàng hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ sáu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi ƣơm mầm các tài năng kinh
doanh. Sự phát triển các DNNVV có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội
ngũ doanh nhân, giúp họ làm quen với môi trƣờng kinh doanh. Sự ra đời của các
DNNVV làm xuất hiện nhiều tài năng trong kinh doanh, đó là các doanh nhân thành
đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội. Bằng sự tôn vinh những doanh
nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ đƣợc nhân rộng và truyền bá trong xã hội
dƣới nhiều kênh thông tin khác nhau, qua đó sẽ tạo nhiều tài năng mới cho đất
nƣớc. DNNVV có vai trò không nhỏ trong việc đào tạo lớp doanh nhân mới ở Việt
Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới.
Thứ bảy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần vào đô thị hoá phi tập trung.
Việc phát triển các DNNVV ở nông thôn không những góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn,
mà còn thúc đẩy đô thị hóa các vùng nông thôn.
13

1.1.5. Các nhân tố tác động đến hoạt động của SMEs
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì giới hạn tiêu thức phân loại càng
đƣợc nâng lên. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao sẽ tạo điều kiện cho sự
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ổn định hơn, có phƣơng hƣớng rõ ràng hơn,
vững bền hơn.
- Cơ chế chính sách của nhà nƣớc
Chính sách và cơ chế quản lý là yếu tố rất quang trọng ảnh hƣởng trực tiếp
tới hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một chính sách và cơ chế đúng đắn
hợp lý sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đội ngũ các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào những ngƣời sáng lập ra chúng. Sự có mặt của đội ngũ doanh nhân này cùng
với khả năng và trình độ nhận thức của họ về tình hình thị trƣờng và khả năng nắm

bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động to lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Họ luôn là những ngƣời đi đầu trong đổi mới.
- Khả năng tiếp cận các nguồn lực
Khả năng tiếp cận các nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế.
Nhất là khả năng tiếp cận về vốn, khoa học công nghệ.
1.2. Hệ thống hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Hệ thống các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các
nước trên thế giới
1.2.1.1. Tạo môi trường chung, ổn định và hoàn thiện khung khổ pháp lý thuận lợi
cho sự phát triển của các SMEs
Để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nƣớc trên thế giới ngay từ đầu đã
phải ban hành các luật có liên quan đến SMEs làm cơ sở và định hƣớng cho sự phát
triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sau này. Nhà nƣớc đảm bảo tính minh bạch
và ổn định của luật pháp, đảm bảo cho các SMEs có thể hiểu đƣợc hoàn cảnh áp
dụng của từng luật, giúp họ yên tâm kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh
của mình.
14

Năm 1963, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về SMEs làm cơ sở pháp lý cho
việc phát triển DNNVV. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã đề ra các chính sách và công
cụ chính sách đối với SMEs một cách có hệ thống, Luật về tài chính và các biện
pháp nhằm hỗ trợ SMEs (1956) và Luật xúc tiến hiện đại hóa SMEs (1963)…
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã từng bƣớc nới lỏng những quy định cản trở việc gia
nhập trị trƣờng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành nhƣ ngân
hàng, điện lực và viễn thông; cũng nhƣ tăng cƣờng thực thi Luật chống độc quyền.
Trung Quốc cũng đã ban hành Luật xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(2002) nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ, đẩy mạnh
sự phát triển và lành mạnh hóa các doanh nghiệp cũng nhƣ mở rộng phạm vi, giải
quyết việc làm….
1.2.1.2. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các quốc gia trên thế giới
không hoàn toàn giống nhau. Tùy thuộc vào tình hình mỗi nƣớc và mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau mà các quốc gia có những chính sách và biện pháp hỗ trợ phù
hợp. Tuy nhiên, phần lớn các nƣớc đều sử dụng những chính sách hỗ trợ nhƣ chính
sách về hỗ trợ cho vay và ƣu đãi nguồn vốn, hỗ trợ về công nghệ và đổi mới, tƣ vấn
quản lý, hỗ trợ đào tạo nhân lực, những chính sách ƣu đãi về thuế, lãi suất…
* Chính sách khuyến khích việc thành lập DNNVV
- Đơn giản tối đa các thủ tục đăng ký kinh doanh.
- Chính phủ thành lập các quỹ hỗ trợ để DN mới thành lập vay vốn kinh
doanh.
- Xây dựng các khu công nghiệp tập trung dành cho DNNVV để khuyến
khích các DNNVV phát triển sản xuất, tránh sự tập trung quá mức ở các đô thị cũng
nhƣ kiểm soát vấn đề môi trƣờng.
* Chính sách thị trường và cạnh tranh
- Ngăn chặn tình trạng cạnh tranh quá mức giữa các DNNVV với nhau cũng
nhƣ giữa DNNVV với các DN lớn.
- Xác định loại sản phẩm dành riêng cho DNNVV sản xuất.
15

- Khuyến khích DNNVV tham gia thầu phụ, quy định hạng mục các sản
phẩm mà các DN lớn phải cho các DNNVV làm thầu phụ.
- Yêu cầu cơ quan nhà nƣớc phải mua sản phẩm, dịch vụ của DNNVV.
- Khuyến khích các DNNVV liên kết trong cung ứng sản phẩm, vật liệu cho
Nhà Nƣớc.
* Chính sách thuế đối với DNNVV
- Miễn thuế hoặc giảm thuế cho DNNVV, nhƣ các loại thuế thu nhập, thuế
môn bài, thuế lợi tức công ty, thuế tài sản…
- Cho phép khấu trừ doanh thu chịu thuế trƣớc khi tính thuế để khuyên khích
đầu tƣ mới.
- Cho phép áp dụng chế độ khấu hao đặc biệt.

- Chính sách thuế để khuyến khích phát triển công nghệ…
* Chính sách tài chính, tín dụng, đầu tư cho DNNVV
- Hỗ trợ tài chính cho việc hiện đại hóa máy móc thiết bị.
- Hỗ trợ tài chính cho DNNVV mới thành lập áp dụng công nghệ mới, áp
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý…
- Thành lập các tổ chức, ngân hàng để cung cấp tài chính cho các DNNVV.
- Thành lập các quỹ của Chính phủ hỗ trợ DNNVV (Quỹ bảo lãnh tín dụng,
Quỹ hỗ trợ DNNVV mới thành lập, quỹ tƣơng trợ )
* Hỗ trợ về thông tin, công nghệ
- Hỗ trợ về thông tin thị trƣờng, tiếp thị.
- Thành lập Viện công nghệ chuyên nghiên cứu hỗ trợ phát triển công nghệ
cho DNVVV.
- Lập kế hoạch phát triển công nghệ cho DNNVV thông qua việc dành một
số vốn ngân sách sản xuất sản phẩm mới; sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới…
* Phát triển nguồn nhân lực:
- Tổ chức hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chƣơng trình đào tạo thƣờng có nội
dung nâng cao năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ quản lý
cũng nhƣ hỗ trợ đào tạo tay nghề ngƣời lao động.
16

- Lựa chọn và tổ chức đội ngũ chuyên gia trong nƣớc để đáp ứng nhu cầu tƣ
vấn cho DNNVV.
- Chọn một số tổ chức nghiên cứu, các trƣờng đại học làm các đơn vị hƣớng
dẫn chuyên ngành và khuyến khích các cơ quan này tự tổ chức và cung cấp dịch vụ
hỗ trợ DNNVV.
Ở các nƣớc phát triển, hệ thống các biện pháp hỗ trợ DNNVV đã tƣơng đối
hoàn thiện nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Canada…, có thể hỗ trợ cho bất kỳ SMEs nào trong
bất kỳ giai đoạn nào từ giai đoạn bắt đầu thành lập đến giai đoạn phát triển. Ở đây,
các biện pháp hỗ trợ thƣờng chú trọng đến việc phát triển SMEs theo hƣớng đối
mới công nghệ và tạo ra những sản phẩm mới. Còn đối với các nƣớc đang phát triển

nhƣ Trung Quốc, Thái Lan… các biện pháp hỗ trợ phân theo các giai đoạn khác
nhau phù hợp từng mục tiêu phát triển tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của
SMEs. Ví dụ nhƣ mục tiêu là nâng cao khả năng công nghệ và trình độ quản lý của
các SMEs thì đi kèm với mục tiêu đấy là hàng loạt các biện pháp đƣợc thực hiện
nhƣ: phát triển mạng lƣới và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển
một cách có hiệu quả, phát triển hệ thống tƣ vấn trong quản lý và giải quyết vấn đề,
hay các hỗ trợ về vốn.
1.2.1.3. Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về SMEs, các tổ chức hỗ trợ và hiệp
hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hầu hết các nƣớc hiện nay đều có cơ quan quản lý vĩ mô hoạt động của các
DNNVV. Các cơ quan này có chức năng là hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của các SMEs,
tạo ra môi trƣờng cạnh tranh tự do nhằm duy trì và tăng cƣờng sự ổn định của nền
kinh tế.
Ở Thái Lan có Uỷ ban khuyến khích DNNVV, đây là cơ quan độc lập trực
thuộc Thủ tƣớng Chính phủ. Nhiệm vụ của Uỷ ban này là soát xét định nghĩa về
DNNVV, đề xuất các chính sách và biện pháp khuyến khích DNNVV và quản lý
Quỹ phát triển DNNVV Thái Lan.
Ở Mỹ có Cục Quản lý kinh doanh nhỏ, thành lập năm 1953, với chức năng hỗ
trợ, tƣ vấn và bảo vệ lợi ích của SMEs nhằm tạo lập môi trƣờng kinh doanh cạnh
tranh, duy trì và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế.

×