ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN NGỌC CHÂU LINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN NGỌC CHÂU LINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140114
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TỪ ĐỨC VĂN
HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu cùng
các thầy cô giáo Trường Đại học giáo dục, đã nhiệt tình giảng dạy, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Từ Đức Văn,
người đã hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên
cứu và các hướng dẫn khoa học khác, đảm bảo cho luận văn hoàn thành có
chất lượng.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ, Ban Giám hiệu các trường THCS trong toàn huyện, các thầy,
cô giáo, các em học sinh đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn
bè - những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt cả quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Châu Linh
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Viết đầy đủ
CBGV
Cán bộ giáo viên
CBQL
Cán bộ quản lý
CSVC
Cơ sở vật chất
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GD
Giáo dục
GDCD
Giáo dục công dân
GDGT
Giáo dục giới tính
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
SKSS
Sức khỏe sinh sản
TBDH
Thiết bị dạy học
THCS
Trung học cơ sở
VTN
Vị thành niên
CT
Chƣơng trình
SGK
Sách giáo khoa
GDPT
Giáo dục phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. ii
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................................ 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............... 12
1.2.1. Giới tính ........................................................................................ 12
1.2.2. Hoạt động giáo dục giới tính ........................................................ 14
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh Trung học
cơ sở. ....................................................................................................... 17
1.3. Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng Trung học cơ
sở trong giai đoạn hiện nay .......................................................................... 19
1.3.1. Đặc điểm hoạt động giáo dục giới tính trong bối cảnh đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay............................. 19
1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở trong giai
đoạn hiện nay .......................................................................................... 22
1.3.3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
trường Trung học cơ sở .......................................................................... 24
1.3.4. Nội dung hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trường
Trung học cơ sở....................................................................................... 25
1.3.5. Phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh trường Trung học cơ sở ............................................................ 27
iii
1.3.6. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
trường Trung học cơ sở .......................................................................... 29
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng Trung
học cơ sở trong giai đoạn hiện nay .............................................................. 29
1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
trường Trung học cơ sở .......................................................................... 29
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
Trung học cơ sở....................................................................................... 31
1.4.3. Lực lượng tham gia quản lý trong hoạt động quản lý giáo dục
giới tính cho học sinh Trung học cơ sở................................................... 34
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh Trung học cơ sở ....................................................................... 35
1.5.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................. 35
1.5.2. Yếu tố khách quan ......................................................................... 36
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.... 39
2.1. Đặc điểm tình hình giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay ....................................... 39
2.1.1. Vài nét về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư ....................................... 39
2.1.2. Tình hình giáo dục ........................................................................ 41
2.2. Tổ chức tiến hành khảo sát ................................................................... 43
2.3. Thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........................................................ 44
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học
sinh về giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Tân Sơn .......................................................................................... 44
iv
2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh Trung
học cơ sở đã tiến hành trên địa bàn huyện Tân Sơn............................... 47
2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục
giới tính cho học sinh trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện ....... 52
2.3.4. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn .............. 53
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính của Hiệu trƣởng
các trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn, Phú Thọ ....... 54
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giới tính của Hiệu trưởng
các trường THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ................ 54
2.4.2. Thực trạng tổ chức để thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính của
Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ............................................................................................. 56
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính của Hiệu trưởng
trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........... 59
2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục giới
tính cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 62
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục
giới tính cho học sinh Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay ............. 62
2.5.1. Yếu tố khách quan ......................................................................... 62
2.5.2. Yếu tổ chủ quan ............................................................................. 63
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính
ở các trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................. 64
2.6.1. Đánh giá chung ............................................................................. 64
2.6.2. Những điểm hạn chế ..................................................................... 65
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 67
v
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TÂN SƠN, PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...............68
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp..................................................... 68
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục .......................................................... 68
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với đối tượng ........................ 68
3.1.3. Đảm bảo tích hợp nội dung giáo dục............................................ 69
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
trƣờng Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ...... 70
3.2.1. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng
trong và ngoài trường về vai trò của giáo dục giới tính cho học sinh
các trường trung học cơ sở ..................................................................... 70
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ,
giáo viên .................................................................................................. 73
3.2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung
giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học chiếm ưu thế .............. 75
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................ 81
3.2.5. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng
xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ......................... 83
3.2.6. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả về giáo dục
giới tính .................................................................................................... 86
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất ................................................ 87
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất... 88
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Cơ cấu học sinh huyện Tân Sơn 2018 – 2019 ................................. 41
Bảng 2.2.
Cơ cấu cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên huyện Tân Sơn
2018 - 2019 .................................................................................. 42
Bảng 2.3.
Khảo sát nhận thức của PHHS và giáo viên về sự cần thiết
GDGT cho học sinh THCS......................................................... 44
Bảng 2.4.
Khảo sát nhận thức của PH, GV về trách nhiệm GDGT cho
học sinh THCS ........................................................................... 45
Bảng 2.5.
Khảo sát ý kiến của GV, PH về thời điểm GDGT cho học
sinh THCS .................................................................................. 46
Bảng 2.6.
Khảo sát nhận thức của học sinh về giới và giới tính ................ 47
Bảng 2.7.
Khảo sát nhận thức của học sinh về thái độ tích cực trƣớc
các vấn đề giới tính ..................................................................... 47
Bảng 2.8.
Khảo sát nhận thức của học sinh về giáo dục kỹ năng hành
vi giới tính................................................................................... 48
Bảng 2.9.
Khảo sát tình hình tài liệu giảng dạy GDGT .............................. 49
Bảng 2.10. Khảo sát các hoạt động ngoại khóa về GDGT đã đƣợc tổ
chức ở trƣờng.............................................................................. 50
Bảng 2.11. Khảo sát thái độ của PHHS khi con em có thắc mắc về giới tính ...... 51
Bảng 2.12. Khảo sát ý kiến của học sinh về các hình thức giáo dục giới
tính cho học sinh THCS ............................................................. 52
Bảng 2.13. Khảo sát ý kiến của học sinh về các lực lƣợng tham gia giáo
dục giới tính cho học sinh THCS ............................................... 53
Bảng 2.14. Các kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh THCS................. 54
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh
THCS .......................................................................................... 55
vii
Bảng 2.16. Các hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS ............... 56
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện hoạt động GDGT cho học sinh THCS .......... 58
Bảng 2.18. Nội dung chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính .......................... 59
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện các chỉ đạo hoạt động GDGT ....................... 61
Bảng 3.1.
Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho
học sinh ở các trƣờng THCS huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .......... 89
Bảng 3.2.
Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT
cho học sinh ở các trƣờng THCS huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .... 91
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của PHHS và giáo viên về sự cần thiết GDGT
cho học sinh THCS .................................................................. 44
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của GV, PH về thời điểm GDGT cho học sinh THCS ..... 46
Biểu đồ 2.3. Tình hình tài liệu giảng dạy GDGT ......................................... 49
Biểu đồ 2.4. Thái độ của PHHS khi con em có thắc mắc về giới tính ......... 51
Biểu đồ 3.1. Mối tƣơng quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ..................................................................... 93
ix
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo giữ vị trí vô cùng quan trọng, là chìa khóa, là động
lực để phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Chính vì lý do
này mà Việt Nam đã và đang xây dựng, phát triển nền giáo dục ngày càng
hoàn thiện và thật sự vững mạnh. Trong suốt những năm qua toàn Đảng và
toàn xã hội đã luôn quan tâm và tập trung đầu tƣ rất nhiều để hoàn thiện hệ
thống giáo dục nƣớc nhà. Vì thế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng
cao và khắt khe với hệ thống giáo dục, đòi hỏi giáo dục đào tạo ra những con
ngƣời đáp ứng đƣợc nhu cầu thật sự của xã hội: “Phát triển về trí tuệ, cƣờng
tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Một trong
những phƣơng diện mà giáo dục Việt Nam cần quan tâm đó là giáo dục giới
tính (GDGT) cho vị thành niên (VTN). Giáo dục giới tính là trách nhiệm của
toàn xã hội, tuy nhiên nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo, vì nhiệm vụ của trƣờng
học không chỉ truyền đạt kiến thức văn hóa xã hội mà còn giáo dục đạo đức,
rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
Trƣớc tác động của cuộc sống hiện đại, những thay đổi về tâm sinh lý
của trẻ VTN cũng trở nên phức tạp hơn. Thời gian vừa qua cũng đã xảy ra
những câu chuyện đau lòng liên quan đến việc giáo dục giới tính và đó cũng
là hồi chuông cảnh báo cho sự thiếu hụt về kiến thức giới tính cho học sinh,
thậm chí là lỗ hổng kiến thức ở cả các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Không
thể phủ nhận là, những năm gần đây vấn đề giáo dục giới tính - một trong
những vấn đề đƣợc xem là “nhạy cảm” đã dần đƣợc tháo gỡ và ngày càng
đƣợc đề cập cởi mở hơn, bƣớc đầu hé mở những tín hiệu mới giúp cho việc
hình thành nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh đổi mới chƣơng trình giáo dục
phổ thông của Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên
Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết, nội dung giáo dục giới
1
tính, bảo vệ trẻ em sẽ đƣợc làm rõ hơn. Ông Thuyết dẫn chứng: “Chƣơng
trình có thể đƣợc giảng dạy trực tiếp nhƣ trong giáo dục lối sống, trong môn
sinh học các cấp học, kiến thức pháp luật, hay đƣợc tích hợp trong môn ngữ
văn”. Tuy nhiên, trong khi chờ chƣơng trình mới ra đời, đã có những buổi tọa
đàm, trao đổi về giáo dục giới tính và sức khỏe VTN nhằm trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản về giới tính. Ở trƣờng học cũng đã bắt đầu lồng
ghép kiến thức giáo dục giới tính, đƣa nội dung về tình yêu và tình dục vào
các hoạt động chính khóa hay ngoại khóa nhằm tƣ vấn, giải đáp những thắc
mắc liên quan đến tuổi VTN; lắng nghe mọi tâm tƣ, khó khăn trở ngại của các
em, giúp các em có kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới
tính... Thế nhƣng, trên thực tế thì đúng là việc giáo dục giới tính cho trẻ em
trong độ tuổi học sinh, nhất là độ tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) ở
nƣớc ta vẫn đang còn những khoảng trống lớn, hay nói cách khác, dƣờng nhƣ
chúng ta chƣa đi đúng quỹ đạo mà cứ mãi “kín cổng cao tƣờng”, cho rằng đó
là vấn đề tế nhị, nhạy cảm. Vì thế cho đến hôm nay khi nói đến việc giáo dục
giới tính cho học sinh thì phần đông mọi ngƣời vẫn hay ngại ngùng, e thẹn và
không thoải mái khi đề cập đến vấn đề này. Nhiều bậc phụ huynh học sinh
còn e dè, chƣa tin tƣởng vào giáo dục giới tính và còn bảo thủ cho rằng đó là
“vẽ đƣờng cho hƣơu chạy”.
Bƣớc vào tuổi VTN cả con trai và con gái đều có những thay đổi về cơ
thể, về cảm giác, thậm chí đã có những rung động đầu đời. Ở độ tuổi này, các
em chƣa hẳn là ngƣời lớn nhƣng cũng không còn là trẻ con. Nhu cầu khám
phá, giải quyết sự tò mò và ham muốn của các em tăng lên. Theo thống kê
của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả nƣớc có
khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 đƣợc báo cáo chính
thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo Tổng cục Dân số-Kế
hoạch hóa gia đình, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong những năm gần
đây đã có dấu hiệu giảm đáng kể, tuy nhiên điều đáng nói là tỉ lệ nạo phá thai
2
ở lứa tuổi VTN lại có dấu hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trƣờng hợp phá
thai. Tuy nhiên điều đáng báo động là kiến thức của VTN về phòng tránh thai,
về căn bệnh thế kỷ HIV và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục khác vẫn
còn thấp - chỉ có khoảng 20,7% VTN biết cách sử dụng các biện pháp tránh
thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên của mình. Theo các chuyên gia y tế dân số, với con số mang thai và phá thai nêu trên đây không chỉ là một gánh
nặng, thách thức lớn cho công tác dân số và phát triển nƣớc ta, mà đáng lƣu
tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ
nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Vì thế giáo dục giới tính cho trẻ VTN, đặc biệt là
học sinh trong độ tuổi THCS là vô cùng quan trọng và cần thiết để mỗi học
sinh có thể biết tự bảo vệ mình, tránh những hậu quả đáng tiếc và để có những
hành trang đầu tiên thật vững chắc bƣớc vào đời.
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, đƣợc thành lập
theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện
Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn. Huyện Tân Sơn có 17 xã, trong đó có 6 xã
thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong chƣơng trình 135 giai đoạn 20172020 [19]. Mặc dù đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo và địa
phƣơng cũng đã có nhiều thành tích đáng kể trong giáo dục. Tuy nhiên, việc
giáo dục giới tính cho học sinh, đặc biệt là giáo dục giới tính cho học sinh
THCS còn nhiều thiếu sót và bất cập. Thêm vào đó, trong phƣơng pháp giáo
dục còn để lại nhiều lỗ hổng, sự kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội
chƣa nhịp nhàng, chƣa đồng bộ, chƣa phát huy hết tác dụng của hoạt động
giáo dục giới tính. Thời gian qua cũng đã có những đề tài nghiên cứu về vấn
đề giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính, tuy nhiên chƣa
đề cập cụ thể vào lứa tuổi học sinh. Chính vì thế nên tôi chọn đề tài: “Quản lý
hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” nhằm góp phần
3
khắc phục những khó khăn trong công tác quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh THCS. Việc giáo dục đúng hƣớng sẽ giúp các em vững
vàng, tự tin bƣớc vào đời và trở thành những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
hiện nay; đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính
cho học sinh THCS trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện cho học sinh THCS.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trƣờng THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS trên
địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Cơ sở khoa học nào để các trƣờng THCS huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
quản lý hoạt động GDGT cho học sinh trƣờng THCS ?
Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
diễn ra nhƣ thế nào? Những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế đó trong công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở trƣờng THCS là
gì?
Cần những biện pháp quản lý nhƣ thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay?
4
5. Giả thuyết khoa học
Các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc
những kết quả nhất định trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh, tuy
nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập. Nếu đề xuất đƣợc những biện pháp phù
hợp với điều kiện của địa phƣơng nhằm khắc phục những hạn chế trong vấn
đề quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS trên địa bàn
huyện thì chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh sẽ cao hơn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn,tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
hiện nay.
6.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh
THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.
Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Nghiên cứu tiến hành khảo sát ở 3 trƣờng
THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, bao gồm: trƣờng THCS Tân
Phú, THCS Mỹ Thuận, THCS Minh Đài.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp
những vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và sắp xếp thành một hệ
thống lý luận.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để thăm dò ý
5
kiến đối với một số cán bộ phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trƣờng, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và một bộ phận phụ huynh, học sinh tại các
trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ về vấn đề giáo dục
giới tính trong giai đoạn hiện nay.
Phƣơng pháp quan sát: tham gia dự giờ một số tiết sinh hoạt, dự giờ các bộ
môn sinh học, giáo dục công dân và các buổi ngoại khóa của học sinh THCS có
liên quan đến chủ đề giáo dục giới tính nhằm quan sát thái độ của học sinh khi
tham gia các hoạt động này và năng lực tổ chức của ngƣời giáo viên.
Phƣơng pháp phỏng vấn: tiến hành gặp gỡ và trao đổi với ban giám hiệu,
giáo viên môn sinh học và một bộ phận phụ huynh học sinh, học sinh tại các
trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ về vấn đề giáo dục
giới tính và các vấn đề liên quan.
Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và quản lý giáo dục: thông
qua các bản báo cáo của các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ; báo cáo của Phòng giáo dục về vấn đề giáo dục giới tính để phân
tích, tổng hợp. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
8.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phƣơng pháp này để xử lý các số liệu thu thập đƣợc từ các
phƣơng pháp khác đem lại, phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
9. Những đóng góp của đề tài
Về lý luận: Xác định những cơ sở có tính khoa học về việc phải quản
lý hoạt động giáo dục cho học sinh THCS.
Về thực tiễn: Khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục giới
tính cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ phát hiện
ra những hạn chế. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh THCS trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn
hiện nay nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh.
6
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho
học sinh Trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn hiện nay.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học
sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn hiện nay.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đƣợc con ngƣời quan tâm nghiên
cứu đã từ rất lâu. Từ thời Cổ đại, giới tính là đề tài bị coi là ghê tởm và không
đƣợc phép đề cập trực tiếp. Dấu tích về giới tính và những hoạt động liên
quan đến giáo dục giới tính không hề đƣợc lƣu lại trên hài cốt đƣợc khai quật
vì vậy nó đặt ra nhiều thách thức đối với giới khảo cổ. Những mô tả về giới
tính dƣờng nhƣ vắng bóng trong các hiện vật văn hóa và chỉ đƣợc khắc họa
bằng hình vẽ, tuy nhiên ý nghĩa của nó lại chủ yếu đƣợc diễn giải theo suy
luận của con ngƣời hiện đại. Muốn xác định rõ thông điệp mà cộng đồng cổ
đại nhắn nhủ qua các hình ảnh này, giới khoa học chỉ còn cách dựa vào nguồn
văn chƣơng cổ.Tuy nhiên, vấn đề càng thêm phức tạp khi các ghi chép văn
chƣơng dƣờng nhƣ không mang tính đại diện cho toàn xã hội mà chỉ xuất phát
từ góc nhìn riêng của tác giả. Tất cả sự thiếu thốn thông tin khiến hiểu biết về
giới tính cổ đại vẫn còn là một đề tài nhiều tranh cãi [13].
Cho đến khi có sự xuất hiện của bộ môn Giải phẫu và Sinh học thì công tác
nghiên cứu các vấn đề về giới tính và giáo dục giới tính mới thật sự đƣợc tiến
hành.Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài về giới tính đƣợc các nhà
hoa học nhƣ là J. Bachocen (Thụy Sĩ), J.Mac Lenan (Anh), E. Wetermach (Phần
Lan), Lewis Henry Morgan (Mỹ), X.M. Kovalevxki (Nga) mở rộng và nghiên
cứu đến nhiều phƣơng diện của cuộc sống nhƣ đạo đức, giáo dục, tình dục,
hôn nhân và gia đình [16].
Đầu thế kỉ XX, xuất hiện một số quan điểm sinh học về vấn đề giới tính,
những nghiên cứu về giới tính và tình dục phát triển mạnh nhằm giáo dục giới
tính trên cơ sở khoa học.
8
Vào năm 1926, tại Hà Lan nhà khoa học T.Van de Velde đã cho ra đời
cuốn “Hôn nhân hiện đại”. Đây là cuốn sách khoa học hiện đại đầu tiên về
sinh lí học trong hôn nhân, nó đã góp phần nâng cao vị trí của ngƣời phụ nữ
trong gia đình và đòi hỏi quyền bình đẳng của họ [16].
Tại Mỹ, các vấn đề về tình dục và giới tính đƣợc quan tâm nghiên cứu
vào những năm 1921. Đã có nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu về lĩnh
vực này, tiêu biểu là H.Kingsey cùng các đồng nghiệp của mình. Sau đó,
W.Masters và V.Johnson tiếp tục nghiên cứu công trình này và công bố kết quả
vào năm 1966 [11].
Cho đến nay, chƣơng trình giáo dục giới tính tại Mỹ đƣợc phân theo các
cấp học. Tuy nhiên không có một chƣơng trình giáo dục quốc gia cụ thể mà
quyết định giáo dục giới tính đƣợc trao cho các bang và quận. Bên cạnh đó,
giáo dục giới tính tại gia đình cũng đƣợc phụ huynh đặc biệt quan tâm.
Thuỵ Điển là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục
giới tính cho trẻ em. Những chƣơng trình giáo dục giới tính cho học sinh
đã đƣợc Thuỵ Điển triển khai từ năm 1942. Một trong số đó là “Giáo dục
phòng tránh thai”- chƣơng trình giáo dục giới tính đầu tiên đƣợc công nhận
tại một trƣờng học. “Giáo dục phòng tránh thai” đƣợc đƣa vào giảng dạy
cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ
bản về mang thai và sinh con. Khi lên bậc trung học, các học sinh sẽ đƣợc
học về đặc tính sinh lý của nam và nữ. Năm 1966, Thụy Điển đã chính thức
đƣa “Giáo dục phòng tránh thai” và nhiều hoạt động khác về giáo dục giới
tính lên truyền hình, phá vỡ sự ngại ngùng cho phụ huynh khi trò chuyện
với con em về vấn đề này [11].
Tại Hà Lan, giáo dục giới tính đƣợc đƣa vào giảng dạy từ rất sớm.
Thậm chí, trẻ em bậc tiểu học ở nƣớc này còn đƣợc học những bài học về tôn
trọng những ngƣời chuyển đổi giới tính, lƣỡng tính hay đồng tính. Bên cạnh
đó, chủ đề giáo dục giới tính đƣợc các gia đình đề cập đến rất thƣờng xuyên
9
trong những lúc quây quần bên nhau. Có lẽ nhờ phƣơng pháp giáo này mà Hà
Lan luôn đƣợc ca ngợi là một trong những quốc gia đi đầu về giáo dục giới
tính. Hà Lan còn đƣợc đánh giá là đất nƣớc có tỉ lệ trẻ mang thai ở độ tuổi
VTN thấp nhất trên thế giới (khoảng 0,5%) [11].
Ở châu Á, chƣơng trình GDGT ở các nƣớc cũng đang có các mức độ rất
khác nhau. Các quốc gia nhƣ Indonesia, Mông Cổ, Hàn Quốc cũng có những
chính sách về giảng dạy giới tính tại trƣờng học. Malaysia, Philippines và
Thái Lan thiên về giáo dục sức khoẻ sinh sản trong khi Ấn Độ lại có chƣơng
trình với mục tiêu hƣớng tới trẻ em từ 9 tới 16 tuổi. Tại Singapore, tất cả các
cấp học đều có chƣơng trình GDGT của Bộ giáo dục. Tại cấp tiểu học, trẻ em
đƣợc dạy về việc phát triển cơ thể và cách xây dựng các mối quan hệ lành
mạnh. Tại trung học và sau đó, học sinh đƣợc dạy về sức khỏe và hành vi tình
dục cũng nhƣ cách phòng tránh bệnh lây qua đƣờng tình dục [11].
Vào những năm cuối của thế kỉ XX, giáo dục Việt Nam còn chịu nhiều
ảnh hƣởng của văn hóa truyền thống, đặc biệt là truyền thống phƣơng Đông
đã ăn sâu và làm ảnh hƣởng đến tâm lý của nhiều bậc phụ huynh, họ coi giới
tính là vấn đề nhạy cảm, là vùng“cấm địa” không đƣợc chia sẻ với con. Trong
khi đó, giáo dục giới tính trong nhà trƣờng cũng chƣa thật sự phù hợp với sự
phát triển tâm, sinh lý sớm của học sinh, nội dung vẫn còn chung chung,
không thiết thực. Các thầy cô giáo và các tổ chức xã hội thì không đƣợc trang
bị đầy đủ kiến thức về giới tính để có thể giáo dục và chia sẻ với các em.
Chính những lỗ hổng đó đã làm cho học sinh Việt Nam thiếu hụt một cách
trầm trọng kiến thức về giới tính và để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc
[11].
Tuy nhiên, sau khi chỉ thị 176A ngày 24 tháng 12 năm 1984 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trƣởng nêu rõ: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây
dựng chƣơng trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dƣỡng cho học sinh
10
những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con
cái” thì công tác GDGT cho học sinh, sinh viên đƣợc nhà trƣờng, các cơ quan
và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm rộng rãi. Từ năm 1985, nhiều nội
dung, khía cạnh của hoạt động giáo dục giới tính đƣợc các nhà khoa học nhƣ
là Trần Trọng Thuỷ, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức,
Đặng Xuân Hoài... đầu tƣ nghiên cứu. Sau khi các công trình đƣợc công bố đã
góp phần làm cơ sở cho hoạt động giáo dục giới tính tại Việt Nam[7].
Ngày 4 tháng 8 năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị Số
23/2008/CT-TTg “Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch
hóa gia đình”. Chỉ thị đã chỉ rõ nhiệm vụ của bộ GD&ĐT là triển khai có
hiệu quả hoạt động GD dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính trong và
ngoài nhà trƣờng. Chính vì vậy cần tập trung xây dựng, quy hoạch và phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các trƣờng và những ngƣời trực
tiếp tham gia giáo dục giới tính có đủ phẩm chất và trình độ chuyên môn
vững vàng nhằm nâng cao cao chất lƣợng giáo dục giới tính nói riêng và
chất lƣợng giáo dục Việt Nam nói chung.
Ngày 22 tháng 11 năm 2019 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định Phê
duyệt Chiến lƣợc Dân số Việt Nam đến năm 2030, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ
của Bộ Giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới là chủ trì, phối hợp với Bộ Y
tế và các bộ, ngành liên quan đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục dân số,
sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính theo
định hƣớng của Chiến lƣợc[28].
Ngoài ra, còn nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến giới tính nhƣ là: đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu sự
nhận thức và quan tâm của học sinh THPT về các vấn đề giới tính” của
Nguyễn Văn Phƣơng(1994); đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng việc quản lý
giáo dục giới tính cho học sinh ở các trƣờng THCS tại huyện Thuận An, Tỉnh
Bình Dƣơng và một số giải pháp” của Đỗ Hà Thế Bình (2007); luận văn thạc
11
sĩ luật học: “ Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân- gia đình Việt Nam”
của Nguyễn Thị Hoàng Giang (2014);luận án tiến sĩ: “Quyền của ngƣời đồng
tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện
nay” của Trƣơng Hồng Quang (2019)...
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Giới tính
Căn cứ vào Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật Bình đẳng giới
của Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm
2006 đã giải thích một số khái niệm nhƣ sau:
- Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội;
- Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ;
Giới tính là khái niệm đề cập tới những đặc tính về mặt sinh học của nam
giới và nữ giới mà cho phép xác định một cá nhân thuộc về giống đực hay
giống cái. Sự khác nhau này có ngay từ lúc một con ngƣời đƣợc sinh ra (trừ
trƣờng hợp dị thƣờng). Sự khác biệt giới tính rõ ràng nhất đó là việc có kinh
nguyệt, mang thai, cho con bú của phụ nữ và việc tạo ra tinh trùng của nam
giới. Ngoài những khác biệt rõ ràng kể trên, về cơ bản, những khác biệt giới
tính khác đƣợc xem xét ở góc độ tổng thể chứ không phải ở cá biệt. Ví dụ, xét
chung về mặt thể chất, nam giới cao lớn và khỏe hơn phụ nữ, nhƣng cá biệt
cũng có phụ nữ cao lớn và khỏe hơn một số nam giới. Do các đặc điểm về
giới tính là những yếu tố xác định về mặt sinh học nên chúng có tính cố định,
không thay đổi qua các thế hệ. Cụ thể, từ thời thƣợng cổ cho đến nay, việc có
kinh nguyệt, mang thai, cho con bú vẫn gắn liền với phụ nữ và chỉ với phụ
nữ; trong khi khả năng tạo ra tinh trùng vẫn chỉ là đặc quyền của nam giới.
12
Khác với giới tính, giới theo nghĩa khái quát là khái niệm đề cập đến mối
quan hệ giữa nam giới và phụ nữ và các đặc tính đƣợc xã hội gắn cho từng
nhóm.. Các đặc tính giới thƣờng đƣợc truyền thụ tiếp nhận ngay từ thuở thơ
ấu của một con ngƣời. Chẳng hạn, các bé gái thƣờng đƣợc bố mẹ cho nuôi tóc
dài, còn các bé trai thì cắt tóc ngắn. Khi nói đến sự tức giận, trong khi phụ nữ
thể hiện nó bằng lời nói thì đàn ông không kiểm soát đƣợc tính khí của họ và
thậm chí có thể dùng đến bạo lực. Các vùng của bộ não xử lý sự hung hăng có
liên quan đến các vùng của não chịu trách nhiệm gây ra hành động ở nam
giới. Ở phụ nữ, những vùng này liên quan đến những vùng có trách nhiệm
“nói” ra cảm xúc. Đó là lý do tại sao những phụ nữ giận dữ bắt đầu la hét
trong khi nam giới tức giận lại thƣờng giải quyết theo xu hƣớng bạo lực.
Đặc trƣng cơ bản nhất của giới là thông qua quá trình học tập và thời
gian mà có, do vậy giới có thể thay đổi đƣợc. Ví dụ: phụ nữ cũng có thể mạnh
mẽ và quyết đoán, trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy… Ngƣợc lại nam
giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy,
thƣ ký,.. Những đặc điểm này mang tính chất xã hội vì thế chúng có thể thay
đổi từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể
của mỗi đất nƣớc, mỗi quốc gia dƣới tác động của các yếu tố xã hội, lịch sử,
tôn giáo và điều kiện kinh tế. Cũng vì lí do đó mà có thể thấy địa vị xã hội của
phụ nữ ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ là khác nhau; phụ nữ phƣơng Tây
khác với phụ nữ phƣơng Đông, phụ nữ Châu Á khác với phụ nữ hồi giáo, phụ
nữ vùng nông thôn khác phụ nữ vùng thành thị.
Sự khác nhau giữa giới và giới tính có thể đƣợc tóm tắt trong bảng sau:
GIỚI
GIỚI TÍNH
Khái niệm xã hội học
Khái niệm sinh học
Do giáo dục mà có
Do bẩm sinh
Đa dạng
Đồng nhất
Chịu tác động của các yếu tố xã hội
Chịu sự chi phối của yếu tố sinh học
Có thể thay đổi, biến đổi
Không thể thay đổi
13
Tóm lại, khái niệm về giới tính phải đƣợc nhìn nhận một cách đầy đủ và
toàn diện, bao gồm nhiều vấn đề nhƣ là: sinh lí - tâm lí, cá nhân - xã hội, hôn
nhân - gia đình, tình yêu - tình bạn, mối quan hệ nam - nữ,…
1.2.2. Hoạt động giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một lĩnh vực phức tạp và vô cùng nhạy cảm.
Thời gian gần đây nội dung này đã đƣợc xã hội đặc biệt quan tâm nhiều
hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam những nội dung này vẫn còn bị xem là một chủ
đề nhạy cảm và ít đƣợc đề cập rộng rãi. Việc thiếu kiến thức và kỹ năng về
giới tính cũng nhƣ tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại tình dục trong giới trẻ
hiện nay đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Giáo sƣ Trần Trọng Thuỷ, Giáo sƣ Đặng Xuân Hoài cho rằng, giáo
dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo
đức con ngƣời, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan
đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con ngƣời, hình thành những quan
niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em gái, thanh nam và thanh nữ,
giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tƣơi mát về
đạo đức trong tình cảm của các em” [24].
Theo giáo sƣ Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải đƣợc xem xét
nhƣ một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội. Nó có mối liên hệ mật
thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân - gia đình và với
các mặt giáo dục khác trong nhà trƣờng phổ thông. Do vậy cần phải tiến
hành công tác giáo dục giới tính một cách đồng thời, đồng bộ trong mối
quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt giáo dục khác. Ngoài ra còn rất
nhiều quan niệm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tâm lí học giới
tính .
Có nhiều ý kiến trái chiều khi đƣa nội dung giáo dục giới tính vào trƣờng
học. Có ý kiến cho rằng chỉ nên đƣa giáo dục giới tính vào nhà trƣờng khi các
em đã “ đủ lớn”. Có ý kiến lại cho rằng không nên đƣa giáo dục giới tính vào
14