Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BỀN
VỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ BỀN VỮNG TÀI CHÍNH
CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ BÁN CHÍNH
THỨC Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LY

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ BỀN VỮNG TÀI CHÍNH
CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
BÁN CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

GVHD: TS. DƯƠNG MINH CHÂU
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Lớp: MFB015A
MSSV: 1583402010040

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và không trùng lặp với bất kỳ đề tài
nghiên cứu cùng chủ đề đã thực hiện ở Việt Nam.

Người thực hiện
Trần Thị Ly

i


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ........................................................................................................................ i
Tóm tắt .................................................................................................................................ii
Mục lục .............................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................... iv
Danh mục các bảng .............................................................................................................. v
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3
1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................... 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 4

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 5
1.6 Ý NGHĨA, HẠN CHẾ VÀ ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ..................................... 5
1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ........... 8
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................................... 8
2.1.1 Lịch sử phát triển và các khái niệm liên quan tới tài chính vi mô .............................. 8
2.1.2 Tổ chức tài chính vi mô .............................................................................................. 9
2.1.3 Hình thức cho vay của TCTCVM ............................................................................. 10
2.1.4 Khách hàng của tổ chức TCVM ............................................................................... 11
2.1.5 Các dịch vụ tài chính vi mô và mục đích sử dụng .................................................... 11
2.1.6 Mục tiêu và vai trò của tài chính vi mô .................................................................... 12


2.1.7 Tài chính vi mô ở Việt Nam ..................................................................................... 13
2.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BỀN
VỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ BỀN VỮNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC MFIs VÀ
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC BIẾN ĐỘC LẬP .................................................... 13
2.2.1 Tác động của lợi tức trên danh mục cho vay gộp (YIELD) ..................................... 15
2.2.2 Tác động của số người vay hiện tại (NUM) ............................................................. 17
2.2.3 Tác động của chi phí trên mỗi người vay (CPB) ...................................................... 18
2.2.4 Tác động của quy mô của các TCTCVM (SIZE) ..................................................... 18
2.2.5 Tác động của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu (DER) ................................................... 19
2.2.6 Tác động của tuổi của TCTCVM (AGE).................................................................. 20
2.2.7 Tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động (OER) ............................................................ 21
2.2.8 Tác động của danh mục rủi ro (PAR) ....................................................................... 21
2.2.9 Tỷ lệ danh mục cho vay gộp trên tổng tài sản (GLPTA).......................................... 22
2.2.1 Tác động của dư nợ cho vay bình quân (ALBPB).................................................... 22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............ 27
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 27

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 27
3.2.1 Mô hình hồi quy Pooles OLS ................................................................................... 28
3.2.2 Mô hình tác động cố định (FEM) ............................................................................. 29
3.2.3 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng tác động ngẫu nhiên (REM) ..................................... 30
3.2.4 Lựa chọn mô hình ước lượng OLS, FEM, REM ...................................................... 30
3.3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU .............................................................. 31
3.3.1 Nguồn dữ liệu ........................................................................................................... 31
3.3.2 Kỹ thuật lấy mẫu và kích cỡ mẫu ............................................................................. 32
3.3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 32
3.3.4 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................. 33


CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..... 36
4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................................................... 36
4.1.1 Mô tả thống kê biến phụ thuộc ................................................................................. 36
4.1.2 Mô tả thống kê biến độc lập...................................................................................... 38
4.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN ..................................................... 42
4.3 PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 43
4.3.1 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ...................................................................... 44
4.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................... 50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 57
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 57
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 62
PHỤ LỤC


Tóm tắt
Hình thức phát triển của các tổ chức tài chính vi mô đang là sáng kiến quan
trọng, đóng góp lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo đặc biệt là ở các quốc gia

đang phát triển. Thông qua các dịch vụ tài chính phù hợp, các TCTCVM đã tiếp
cận người nghèo, người có thu nhập thấp một cách hiệu quả. Để hoạt động lâu dài,
các tổ chức TCVM ở Việt Nam đang phải đối mặt là làm thế nào để đạt được sự
bền vững hoạt động và bền vững tài chính. Nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy
Pooled OLS, FEM, REM phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến bền vững hoạt động
và bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam. Các cơ chế hạn
chế bất cân xứng thông tin và các yếu tố khác được xem xét, đánh giá mức độ ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu phản ánh bền vững hoạt động và bền vững tài chính của 35
tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2015. Nghiên cứu đã
phát hiện ra 5 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê 1% bao gồm tuổi của tổ chức
TCVM (AGE), tỷ lệ nợ trên vốn chủ sỡ hữu (DER), quy mô của các tổ chức tài
chính vi mô (LNSIZE), chi phí cho mỗi người vay (CPB) và lợi tức của danh mục
cho vay danh nghĩa (YIELD) ảnh hưởng đáng kể đến khả năng bền vững hoạt động
của các tổ chức tài chính vi mô. Mặt khác, số lượng khách hàng vay tích cực
(LNNUM) và tỷ lệ chi phí hoạt động (OER) là các biến số có ý nghĩa thống kê và
ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến khả năng tự vững tài chính của các tổ chức tài
TCVM ở Việt Nam. Nghiên cứu đề nghị những giải pháp nhằm tăng cường sự bền
vững hoạt động và bền vững tài chính của các tổ chức TCVM ở Việt Nam bao gồm
tăng hạn mức khoản vay để giảm chi phí hoạt động, tăng danh mục cho vay gộp từ
việc tăng số lượng người vay có sàng lọc, bên cạnh đó có thể sử dụng tài sản ngắn
hạn để tạo ra doanh thu tài chính bằng tiền mặt để tăng lợi tức danh mục cho vay
gộp và tìm cách phục vụ người vay với chi phí thấp nhất có thể. Cuối cùng, họ nên
tăng giá trị tổng tài sản của họ.
Từ khóa: Bền vững hoạt động, bền vững tài chính, Tài chính vi mô

ii


Summary
The form of development of microfinance institutions is an important initiative, a

major contributor to poverty reduction, especially in developing countries. Through
appropriate financial services, MFIs have approached the poor and low-income
people effectively. For long-term operation, microfinance institutions in Vietnam
are facing how to achieve operational sustainability and financial sustainability.
The study uses Pooled OLS, FEM, REM regression models to analyze the factors
affecting financial sustainability and sustainability of Vietnamese microfinance
institutions. Mechanisms to limit information asymmetry and other factors are
considered and evaluated to influence the sustainable and financially sustainable
indicators of 35 microfinance institutions in Vietnam in the period 2006-2015. The
study has found 5 factors that have a statistically significant impact of 1% including
the age of microfinance institutions (AGE), the debt to equity ratio (DER), the size
of microfinance institutions (LNSIZE), cost per borrower (CPB) and real gross
portfolio yield (YIELD) significantly affect the sustainability of microfinance
institutions. On the other hand, the number of active borrowers (LNNUM) and the
operating cost ratio (OER) are statistically significant variables and a significant
negative impact on the financial self-sufficiency of organizations microfinance in
Vietnam. The study proposes solutions to strengthen the operational sustainability
and financial sustainability of microfinance institutions in Vietnam including
increasing loan limits to reduce operating costs, increasing the pool of loan
portfolio from Increasing the number of refinanced borrowers, besides being able
to use short-term assets to generate cash financial income to increase the gross
loan portfolio income and find ways to serve borrowers at low cost possible.
Finally, they should increase the value of their total assets.
Keywords: Operational sustainability, financial sustainability, microfinance

ii


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổ chức tài chính vi mô là một khái niệm không mới trên thế giới trong lĩnh vực
tài chính nhưng ở Việt Nam thì khái niệm này cũng chưa phổ biến. Theo định nghĩa
của Ngân hàng phát triển châu Á năm 2000 thì “tổ chức tài chính vi mô là một dạng
doanh nghiệp xã hội đặc biệt với mục tiêu hoạt động là cung cấp dịch vụ tài chính
nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp
siêu nhỏ”. Trong đó, theo luật doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 thì các doanh nghiệp
siêu nhỏ được quy định với số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng 1 năm. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại (NHTM) nhanh
chóng chiếm lấy thị phần ở phân khúc doanh nghiệp này. Còn nhóm khách hàng
nghèo, khách hàng có nguồn thu nhập thấp thì các NHTM vẫn chưa đi sâu vào khai
thác. Nguyên nhân cơ bản là những đối tượng này không có tài sản thế chấp. Bên cạnh
đó, họ không nắm đầy đủ thông tin về các khoản tín dụng và cũng không có chứng từ
để cung cấp theo yêu cầu của các ngân hàng. Vậy tại sao các TCTCVM lại cấp tín
dụng cho nhóm đối tượng này, vai trò của các TCTCVM là gì ở đây? TCTCVM ngoài
vai trò trung gian tài chính còn có vai trò trung gian xã hội khi giúp người nghèo,
người có thu nhập thấp có công ăn việc làm tạo ra thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Qua đó, ta thấy sự ra đời của tổ chức tài chính vi mô có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đóng
góp cho sự phát triển của nước Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển
khác trên thế giới. Điểm này càng được thể hiện rõ ràng hơn thông qua các nghiên cứu
hay thực nghiệm nổi tiếng ở nhiều quốc gia như Bangladesh (Grameen Bank),
Phillipines (CARD Bank), Indonesia (Bank Rakyat Indonesia).
Ở Việt Nam, các tổ chức TCVM thường được phân loại theo ba khu vực: khu
vực chính thức, khu vực phi chính thức và khu vự bán chính thức. Tính đến tháng
3/2015 ở Việt Nam có 50 tổ chức TCVM hoạt động nhưng trong số đó chỉ có 3 tổ chức
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040


Trang 1


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

TCVM chính thức được của ngân hàng nhà nước phê chuẩn, còn lại là các tổ chức tài
chính vi mô bán chính thức chưa được nhà nước cấp phép. Sự tồn tại của các TCTCVM
bán chính thức ở Việt Nam xuất phát từ các dự án, chương trình xã hội với mục tiêu
phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô. Hiện nay, sự phát triển và mạng
lưới của các tổ chức này ngày cảng được mở rộng hơn nhằm hỗ trợ người nghèo một
cách sáng tạo, kịp thời. Do đó, để các tổ chức này có thể phát triển bền lâu vì sự nghiệp
phục vụ cho người nghèo thì sự phát triển bền vững của họ nên được nghiên cứu đo
lường. Thêm nữa, nguồn vốn của các tổ chức này hiện tại chủ yếu được tài trợ bởi các
đối tác, nhà tài trợ, quỹ ở trong nước và ngoài nước. Trong quá trình hoạt động hướng
đến mục tiêu phát triển bền vững, các TCTCVM cần thiết xem xét và đánh giá kỹ
lưỡng yếu tố này. Bài nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố có tác động đến mức độ
bền vững của các TCVM bán chính thức bao gồm: bền vững hoạt động (OSS) và bền
vững tài chính (FSS). Đây là 2 chỉ số hợp lý mà các tổ chức TCVM hiện nay đang sử
dụng để đo lường vì hầu hết các tổ chức TCVM hoạt động dựa trên các nguồn vốn
cung cấp từ các nhà tài trợ. Vậy khi không còn nguồn tài trợ này thì các tổ chức TCVM
sẽ hoạt động như thế nào để có thể tồn tại?
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng đã có khá nhiều nghiên
cứu liên quan đến đề tài này trong những năm gần đây. Ở Việt Nam cũng có vài nghiên
cứu quan trọng của nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) hay Citi Bank
sử dụng các phân tích định tính về TCVM kết hợp các kết quả thực nghiệm để đánh
giá tác động của TCVM với vấn đề giảm nghèo. Trong thời gian gần đây cũng có một
số công bố quốc tế có liên quan đến TCVM được thực hiện theo hướng phân tích định
tính đưa ra các nhân tố quyết định tới việc người dân ở vùng nông thôn tiếp cận với
nguồn tín dụng. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu hoàn toàn khác trong bài nghiên cứu

này vẫn chưa được đề cập trước đó: sử dụng phương pháp định lượng để xác định các
yếu tố tác động đến tính bền vững của TCVM ở Việt Nam. Nếu các tổ chức TCVM
nâng cao được tính bền vững về hoạt động và bền vững tài chính sẽ là nền tảng để
người nghèo tiếp cận với nguồn tín dụng bền vững chứ không phải các nguồn tín dụng
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 2


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

bấp bênh ngày xưa. Các TCTCVM hoạt động càng hiệu quả sẽ góp phần quan trọng
đồng thời hỗ trợ chính phủ trong các chủ trương, chính sách liên quan đến người
nghèo. Vì vậy, đề tài nghiên cứu với tựa “Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững
hoạt động và bền vững tài chính của các tổ chức TCVM bán chính thức ở Việt
Nam” đã tìm hiểu kỹ lưỡng các nghiên cứu trước trên tinh thần sẽ kế thừa và nỗ lực
bù đắp các lổ hổng mà các nghiên cứu trước đang tồn tại để đánh giá hai chỉ số OSS
và FSS.
1.2 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cũng với chủ đề này, nghiên cứu Randhawa và Gallardo (2003) thừa nhận rằng
dường như các tổ chức TCVM không thể tự duy trì hoạt động lâu dài của mình nếu
chỉ dựa trên vốn tự có mà không có nguồn vốn đến từ các nhà tài trợ. Điều này khiến
cho tương lai của các TCTCVM là không chắc chắn. Các TCTCVM mục tiêu nhắm
tới người nghèo thông qua cách tiếp cận sáng tạo, trong đó bao gồm vay theo khu vực,
hay cho vay theo nhóm hay hình thức cho vay hàng ngày với khoản vay tăng dần theo
năng lực trả nợ của người vay, chương trình trả nợ và thu nợ thường xuyên với phương
pháp đảm bảo thay thế tài sản thế chấp. Tăng trưởng hoạt động một cách bền vững là
điều tối cần thiết cho mỗi tổ chức TCVM để tiếp tục hoạt động trơn tru. Vì vậy, vấn
đề đặt ra là các tổ chức TCVM làm thế nào tăng trưởng bền vững và những yếu tố nào

có ảnh hưởng đến tính bền vững của họ.
1.3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết mục tiêu:
Xem xét các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức tại Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015.
Thông qua kết quả nghiên cứu này, các tổ chức TCVM sẽ có cái nhìn tổng quan
về thực trạng hoạt động của các TCTCVM ở Việt Nam nói chung và chính tổ chức
của họ nói riêng hiện nay đang vận hành ra sao. Đồng thời, nghiên cứu còn giúp các
tổ chức TCVM chú ý nhiều hơn đến các yếu tố này, điều chỉnh phù hợp để kiểm soát
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 3


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

tốt các chỉ số, hoạt động bền vững hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài mà họ đã đặt
ra.

Đề tài nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi sau:
(i) Các nhân tố nào tác động đến bền vững hoạt động của các tổ chức tài chính
vi mô bán chính thức?
(ii) Các nhân tố nào tác động đến bền vững tài chính của các tài chính vi mô bán
chính thức?
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào mức độ bền vững hoạt
động và bền vững tài chính của các tổ chức TCVM bán chính thức Việt Nam giai đoạn
từ 2006-2015.
Đối tượng nghiên cứu: là mức độ bền vững các tổ chức tài chính vi mô bán

chính thức ở Việt Nam.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên, luận văn khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên thế
giới để dự đoán các yếu tố có ảnh hưởng đến bền vững tài chính và bền vững hoạt
động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam. Sau đó dùng phương pháp nghiên cứu định
lượng, thông qua phần mềm STATA14 với các mô hình hồi quy tuyến tính gồm: mô
hình hồi quy Pooled OLS, mô hình hồi tác động ngẫu nhiên (Random effects model)
và mô hình hồi quy tác động cố định (Fix effects model) để đo lường tác động của các
nhân tố lên tính bền vững của tố chức TCVM bán chính thức ở Việt Nam. Nghiên cứu
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 4


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

có tiến hành các kiểm định cơ bản quan trọng trong kinh tế lượng để lựa chọn mô hình
hồi quy phù hợp nhằm tăng độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 5


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

1.5.2 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu chọn mẫu 35 tổ chức TCVM bán chính thức trong tổng số 50 tổ chức
TCVM giai đoạn từ 2006-2015. Nghiên cứu đã loại trừ các tổ chức không còn hoạt
động và không công bố thông tin rộng rãi định kỳ. Các TCTCVM nằm trong mẫu
nghiên cứu đều là các tổ chức có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và có mức
độ minh bạch thông tin cao đạt tiêu chuẩn ba sao của MIX nên đảm bảo độ tin cậy.
Tác giả thu thập dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, thông tin dữ liệu được lấy
từ các báo cáo thường niên của các TCTCVM được công bố chính thức trên website
của

MIX

market

(Microfinance

Information

Exchange

database)

MIX market là nơi tổng hợp dữ liệu và thông tin lịch sử
của hơn 2100 tổ chức TCVM trên thế giới bao gồm Việt Nam.
Dữ liệu về nghiên cứu các biến bao gồm: Lợi tức trên danh mục cho vay gộp
(YIELD), quy mô của TCTCVM (SIZE), chi phí trung bình trên mỗi người vay (CPB),
tỷ số chi phí hoạt động (OER), cơ cấu vốn (tỷ số nợ/vốn chủ sỡ hữu)(DER), tuổi của
TCTCVM (AGE), dư nợ cho vay bình quân (ALBPB), số khách hàng hiện đang vay
(NUM), rủi ro danh mục đầu tư (PAR), cấu trúc tài chính của TCTCVM (GLPTA).
1.6 Ý NGHĨA, HẠN CHẾ VÀ ĐIỂM MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa: đề tài phân tích các yếu tố tác động đến tính bền vững về hoạt động và

bền vững tài chính của các TCTCVM ở Việt Nam.
Hạn chế: Hầu hết các đề tài về tài chính vi mô đều thảo luận đến việc tổ chức
TCVM hỗ trợ chính phủ trong công tác giảm nghèo. Vì thế, đo lường thành công của
các tổ chức này thường gắn liền với thành công trong việc cải thiện cuộc sống của
khách hàng vay, cuộc sống của nhiều người khác trong cộng đồng. Vì có những hạn
chế trong quá trình tập hợp dữ liệu có liên quan đến thời gian và chi phí, nên tôi không
dùng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ người vay. Thay vào đó, nghiên cứu này
chỉ tập trung vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tính bền vững về hoạt động và
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 6


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

tài chính của các tổ chức TCVM bán chính thức ở Việt Nam từ việc thu thập nguồn
dữ liệu sẵn có trên các website chính thống. Đây là bộ dữ liệu không cân đối từ trang
Mixmarket vì có nhiều tổ chức TCVM đã không gửi báo cáo định kỳ hàng năm
lên trang này.
Điểm mới: so với các nghiên cứu của Mohd.Abdur Rahman và Ahmad Rizal
Mazlan (2014) về những yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức
TCVM ở Bangladesh thì nghiên cứu này có những điểm khác:
Đề tài nghiên cứu các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức với bộ dữ liệu 35
tổ chức giai đoạn 2006-2015, trong khi đó nghiên cứu của Mohd.Abdur Rahman và
Ahmad Rizal Mazlan (2014) với 5 MFIs giai đoạn 2005-2011.
Đề tài có nghiên cứu thêm các yếu tố tác động đến bền vững tài chính của các
TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam, còn Mohd.Abdur Rahman và Ahmad Rizal
Mazlan (2014) chỉ nghiên cứu đến bền vững hoạt động.
Bên cạnh kế thừa mô hình hồi quy Pooled OLS trong nghiên cứu của

Mohd.Abdur Rahman và Ahmad Rizal Mazlan (2014), nghiên cứu còn bổ sung thêm
2 mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình hồi quy
tác động cố định (Fix effects model) để đo lường tác động qua lại giữa các biến số.
1.7 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được nghiên cứu và có bố cục gồm 5 chương chi tiết:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài
Chương này trình bày tổng quan nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu,
câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng…
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước
Trình bày về cơ sở lý thuyết tổng quan về tài chính vi mô và bền vững tài chính
vi mô tại Việt Nam, đồng thời khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm về bền vững hoạt
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 7


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

động và bền vững tài chính mà tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện qua các thời
kỳ.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở các nghiên cứu
trước và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn trình bày tóm tắt việc thu
thập và tính toán các biến, đặt ra các giả thuyết nghiên cứu và sau cùng là trình bày
phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả thu được, chương 4 trình bày chi tiết bảng thống kê mô tả dữ

liệu, phân tích tương quan giữa các biến và phân tích kết quả nghiên cứu. Ngoài ra,
các kiểm định liên quan cũng được trình bày để tăng độ tin cậy cho các kết quả đánh
giá sự tác động của các biến đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của các
TCTCVM ở Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương cuối cùng của luận văn trình bày kết luận và các mặt hạn chế của đề tài
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp để cải thiện.

Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 8


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM
Phần này bao gồm các cơ sở lý thuyết về tài chính vi mô, bền vững tài chính vi
mô…cũng như khảo sát các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở Việt Nam và trên thế
giới đã thực hiện để tạo nền tảng nghiên cứu các chương sau.
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Lịch sử phát triển và các khái niệm liên quan tới tài chính vi mô
Tài chính vi mô (TCVM) bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 của
thế kỷ trước sau khi giáo sư Muhammad Yunnus (giải Nobel hòa bình 2006) thành lập
ngân hàng Grameen - tổ chức TCVM đầu tiên ở Bangladesh. Cho đến hiện tại, sau
hơn bốn mươi năm hoạt động đã có trên 10.000 tổ chức TCVM trên khắp thế giới.
Còn ở Việt Nam, TCVM bắt đầu được du nhập vào từ năm 1980 thông qua hoạt động
của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và chương trình viện trợ phát triển song
phương và đa phương (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2014). Mục tiêu của hầu hết các

chương trình này là bất bình đẳng thu nhập và giảm tỷ lệ người nghèo. Trong đó chia
làm 2 nhóm lớn: một số chương trình, dự án đặc thù chỉ tập trung đến các dịch vụ
TCVM và một bộ phận lớn khác tập trung vào các lợi ích của xã hội. Xét về mặt thời
gian thì TCVM đã du nhập vào Việt Nam cũng khá lâu nhưng vẫn chưa phổ biến, đặc
biệt còn khá mới ở vùng nông thôn. Dưới đây là một vài định nghĩa TCVM từ các tổ
chức có liên quan đến hình thức này.
Tài chính vi mô liên quan đến những giao dịch tài chính nhỏ. Theo định nghĩa
của nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì “TCVM là việc cung
cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ
gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…Còn theo định nghĩa của
ILO (2005) “TCVM là phương pháp tín dụng sử dụng các cơ chế hiệu quả thay thế vật
thế chấp để phân phối và thu hồi vốn vay kinh doanh ngắn hạn cho các nhà doanh
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 9


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

nghiệp nhỏ, với triển vọng là những doanh nghiệp nhỏ sẽ tăng trưởng, tạo thu nhập và
đôi khi tạo thêm việc làm, đưa người nghèo thoát khỏi nghèo khổ”.
Định nghĩa khác về TCVM, theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) “TCVM là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ như tiền gửi, các tài
khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia
đình có thu nhập thấp, những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp rất
nhỏ”.
Theo J.Ledgerwood (1999), “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm
mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp trong xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ
tài chính, dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Vai trò của TCVM bao

gồm cả trung gian về mặt tài chính và trung gian xã hội, có nghĩa là TCVM không chỉ
đơn thuần là công cụ ngân hàng mà còn là công cụ phát triển.”
Định nghĩa của MIX Market về tài chính vi mô: “Mix xác định các tổ chức tài
chính vi mô cung cấp hàng loạt các dịch vụ tài chính cho khách hàng có thu nhập thấp,
đặc biệt là phụ nữ. Sản phẩm của tổ chức tài chính vi mô có xu hướng đối với các
khoản tiền nhỏ hơn so với các tổ chức truyền thống. Những dịch vụ này bao gồm: các
khoản vay, tiết kiệm, bảo hiểm và kiều hối. Khoản vay của các tổ chức TCVM có
nhiều mục đích hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp nhỏ. Các sự đa dạng của các sản
phẩm và dịch vụ được cung cấp phản ánh thực tế nhu cầu tài chính của cá nhân, hộ gia
đình và các doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian, đặc biệt là người nghèo.”
2.1.2 Tổ chức tài chính vi mô
Theo cách định nghĩa ngắn gọn của Ngân hàng nhà nước thì “tổ chức tài chính
vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp
nhỏ”. Phần lớn các TCTCVM đều cho vay tín dụng vi mô với các khoản vay nhỏ và
chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ chính người vay. Trong ngành tài chính
vi mô, thuật ngữ TCTCVM này dùng để chỉ các tổ chức được thành lập và cung cấp
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 10


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi chính phủ (NGO), liên minh tín
dụng, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân, các tổ chức tài chính phi
ngân hàng và một bộ phận nào đó của ngân hàng nhà nước. Một số ngân hàng thương
mại cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cũng được gọi là tổ chức tài chính vi mô ngay
cả khi chỉ một phần rất nhỏ trong tài sản của họ được huy động cho mục đích cung

cấp dịch vụ tài chính vi mô.
Theo Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013) kết luận “có nhiều định nghĩa khác
nhau về TCTCVM. Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô sẽ thuộc ba nhóm:
nhóm chính thức, nhóm bán chính thức và nhóm phi chính thức”.
Các đơn vị thuộc nhóm chính thức được Chính phủ ủy quyền và phải tuân theo
các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng bao gồm hệ thống quỹ tín dụng
nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
Các đơn vị thuộc nhóm bán chính thức tuy không phải tuân theo các quy định
của hoạt động ngân hàng nhưng lại do các cơ quan chính phủ cấp giấy phép hoạt động
và chịu sự giám sát của các cơ quan này bao gồm: các tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước và chương trình của các tổ chức xã hội.
Các đơn vị thuộc nhóm phi chính thức hoạt động ngoài quy định và kiểm soát
của chính phủ bao gồm các nhóm cho vay tương hỗ dưới hình thức phường, họ, hụi,
thậm chí cho vay nặng lãi…
2.1.3 Hình thức cho vay của TCTCVM
Các tổ chức tài chính vi mô cung cấp tín dụng cho người nghèo thông qua hai
hình thức: cho vay theo nhóm hoặc cho vay dựa trên cá nhân. Cách tiếp cận cho vay
theo nhóm đã được thực hiện (ví dụ ngân hàng Grameen của Bangladesh và BancoSol
của Bolivia), đây cũng chính là điểm khác so với các phương pháp cho vay truyền
thống là giữa cá nhân vay và tổ chức tín dụng. Theo N. Hermes và R. Lensink (2007):
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 11


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

“phần lớn các khách hàng của tổ chức TCVM có thể tiếp cận khoản vay thông qua các

chương trình cho vay nhóm”. Hình thức cho vay theo nhóm được mô tả dưới đây:
Đối với hợp đồng cho vay cá nhân gọi là hợp đồng vay song phương giữa người
cho vay và người đi vay duy nhất, trách nhiệm trả nợ thuộc về chỉ cá nhân đi vay, mặc
dù trong một số trường hợp cá nhân khác có thể trả thay như là bảo lãnh. Còn đối với
cho vay theo nhóm của các tổ chức TCVM, hợp đồng dựa trên trách nhiệm liên đới
giữa các thành viên trong nhóm. Trong đó, mỗi nhóm có từ 3 đến 10 thành viên tùy
thuộc vị trí địa lý và sự đồng thuận giữa các thành viên trong nhóm để thành lập. Hình
thức cho vay theo nhóm khách hàng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi trả nợ vay
cộng hưởng của nhiều người, tức là tất cả các thành viên trong nhóm phải liên đới chịu
trách nhiệm. Do đó, nếu một nhóm có thành viên không trả nợ/vốn vay của mình,
những người khác có thể phải đóng góp để đảm bảo chi trả khoản nợ.
2.1.4 Khách hàng của tổ chức TCVM
Theo Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013) thì đối tượng của tài chính vi mô là
những người nghèo, có thu nhập thấp nhưng có việc làm cụ thể. Họ cần vốn để mở
rộng kinh doanh, nhằm làm tăng thu nhập. Trong hoạt động tài chính vi mô thương
mại, những người rất nghèo hoặc không có việc làm ổn định không thể được coi là đối
tượng tiếp cận.
2.1.5 Các dịch vụ tài chính vi mô và mục đích sử dụng
Legerwood (1999, p1) và Arsyad (2005) định nghĩa TCVM là việc cung cấp các
dịch vụ tài chính (gồm tiết kiệm và tín dụng) cho các khách hàng có thu nhập thấp.
Còn Robinson (2001) định nghĩa TCVM cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ
yếu là tín dụng và tiết kiệm cho những người nuôi cá hoặc đàn gia súc; và người điều
hành của các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ nơi hàng hóa được sản
xuất, tái chế, sửa chữa hoặc bán; người có thu nhập từ việc cho thuê một lượng nhỏ

Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 12



Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

đất đai, xe cộ, động vật kéo dài hoặc công cụ máy móc; và các cá nhân và các nhóm
khác ở cấp địa phương của các nước đang phát triển cả nông thôn và thành thị.
Các dịch vụ tài chính của các tổ chức TCVM tương đối đa dạng. Hiện nay, sản
phẩm chủ yếu ở Việt Nam vẫn là tín dụng với các món vay nhỏ. Các món vay nhỏ
thường được đầu tư cho các mục đích: (i) sản xuất nông nghiệp như trồng rau và cây
ăn quả, chăn nuôi; (ii) các dịch vụ như xây dựng, sữa chữa máy móc; (iii) nuôi cá và
nuôi trồng thủy sản; (iiii) tiểu thủ công hoặc buôn bán nhỏ. Hạn mức cho vay mà các
tổ chức TCVM tài trợ thường có hạn mức nhỏ hơn các NHTM nhưng lãi suất cho vay
lại cao hơn. Theo ILO (2005) “Vốn nhỏ giúp các khách hàng dễ quản lý và hoàn trả
nợ của họ, lãi suất cao hơn cho phép người cung cấp TCVM bù đắp được chi phí cao
của việc cho người nghèo vay”.
2.1.6 Mục tiêu và vai trò của tài chính vi mô
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) có bài “Tài chính cho người nghèo: Chiến
lược phát triển tài chính vi mô” năm 2000 đã công nhận tài chính vi mô là công cụ
mạnh mẽ để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ phát triển nhân
lực và cải thiện tình trạng của phụ nữ. Ngoài ra, các TCTCVM còn giữ vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, nơi mà cơ hội tiếp
cận với nguồn vốn tín dụng là rất ít. Chi tiết mục tiêu của TCVM ở Việt Nam gồm có:
Tạo ra những cơ hội việc làm và tạo thu nhập cho người lạo động thông qua việc
mở rộng các doanh nghiệp nhỏ. Đối tượng người lao động hướng tới chủ yếu là người
nghèo và phụ nữ.
Hỗ trợ và đa dạng hóa công việc nhằm cải thiện thu nhập từ nhiều hoạt động
khác nhau. Làm giảm sự phụ thuộc vào những vụ mùa chính trong năm của hộ gia
đình ở nông thôn
Trong dài hạn, mở rộng đối tượng tiếp cận: phục vụ những nhóm người chưa
được các tổ chức tài chính phục vụ. Bên cạnh đó, các TCTCVM cần đa dạng hóa danh
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040


Trang 13


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

mục, thực hiện đầu tư để tạo ra thu nhập đủ để trang trải các chi phí đủ để trang trải
các chi phí cung cấp các dịch vụ tài chính.
Theo Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013) các TCTCVM có vai trò “đôi” cả về
tài chính và xã hội theo, cụ thể:
Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các
TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng: huy động tiết kiệm, tái phân bổ tiết
kiệm cho đầu tư, và tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch
vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập.
Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nông thôn nhất
là người nghèo tiếp cận với dịch vụ tài chính, tăng cường sư tham gia của họ vào cuộc
sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ.
2.1.7 Tài chính vi mô ở Việt Nam
Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng và phù hợp để triển khai các dịch vụ
tài chính vi mô. Việt Nam có khoảng hơn 90 triệu người (hơn 65% dân số) cư trú tại
khu vực nông thôn và khoảng và khoảng 23.25 triệu người (khoảng 64% lực lượng lao
động ở tuổi thanh niên và trưởng thành) là lao động nông, lâm và ngư nghiệp (số liệu
tổng cục thống kê, 2015). Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, khu vực nông
thôn cũng đang được chuyển đổi nhanh chóng. Nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính
cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng là
rất lớn. Dù Việt Nam có hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn khá
hùng mạnh gồm Agribank, NHCSXH, mạng lưới Quỹ TDND và các TCTCVM, thị
trường vẫn tồn tại một khoảng trống lớn và tiềm năng.
2.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM CỦA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN

BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ BỀN VỮNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC
MFIs VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC BIẾN ĐỘC LẬP

Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 14


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

Phần này xem xét các bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước nhằm
đưa ra các giả thiết cho các biến mà tác giả nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến tính bền
vững hoạt động và bền vững tài chính của các tổ chức TCVM ở Việt Nam.
Nghiên cứu của Bassem, B. S. (2008) với dữ liệu 38 tổ chức Tài chính vi mô ở
khu vực Địa Trung Hải và dùng phương pháp phân tích bao bọc dữ liệu không tham
số (DEA) cho thấy tám tổ chức tương đối hiệu quả và có mức độ hiệu quả trung bình
đáng chú ý. Cuộc khảo sát kết thúc bằng cách đưa ra kết luận rằng quy mô của các
TCTCVM có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của chúng vì các TCTCVM
có quy mô trung bình hoạt động hiệu quả hơn các TCTCVM có quy mô lớn.
N. Hermes và cộng sự (2009) nghiên cứu tương tự chỉ ra rằng có mối quan hệ
tích cực giữa hiệu quả của TCVM và định hướng phát triển trong nước.
Nghiên cứu của Gopal và cộng sự (2011) đã kiểm tra khả năng tiếp cận và tính
bền vững của các tổ chức tài chính vi mô ở huyện Assam, Ấn Độ. Phân tích đã sử
dụng các chỉ số đánh giá thành quả tài chính như: chỉ số bền vững về hoạt động (OSS),
chỉ số bền vững về tài chính (FSS), chỉ số phụ thuộc vào trợ cấp (SDI) và tỷ lệ phụ
thuộc trợ cấp (SDR). Tác giả thấy rằng: các tổ chức TCVM đã vươn rộng tầm với đến
một số lượng khách hàng nhất định. Bài phân tích cũng đã kết luận các tổ chức TCVM
vẫn chưa đạt được sự tự vững tài chính. Còn nghiên cứu tương tự của MartinezGonzalez (2008) chỉ ra: hầu hết các tổ chức TCVM đã hiệu quả hơn trong việc theo
đuổi sự phát triển bền vững nhưng vẫn chưa đạt được các chỉ tiêu tương ứng. Cũng

vào năm này, Hermes và cộng sự đã sử dụng phân tích ngẫu nhiên để kiểm tra xem
liệu có sự đánh đổi giữa việc tiếp cận với người nghèo và hiệu quả của các tổ chức
TCVM hay không. Các phát hiện đã giải quyết bằng chứng thuyết phục rằng việc tiếp
cận cộng đồng có liên quan tiêu cực đến hiệu quả của tài chính vi mô. Cụ thể hơn,
quan sát cho thấy các TCTCVM có số dư cho vay trung bình thấp hơn cũng kém hiệu
quả hơn. Hơn nữa, những TCTCVM có nhiều đối tượng khách hàng vay là phụ nữ thì

Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 15


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

càng kém hiệu quả. Sau khi thêm một số biến kiểm soát thì kết quả nghiên cứu ở trên
vẫn có ý nghĩa lớn với các TCTCVM.
Nghiên cứu Bayeh (2012) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững tài
chính của MFIs ở Ethiopia. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số tiếp cận theo chiều rộng
cũng như chiều sâu của các tổ chức TCVM gồm có tỷ lệ phụ thuộc tài trợ, và chi phí
trên mỗi người vay có ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững về tài chính của các tổ
chức TCVM ở Ethiopia. Tuy nhiên, cơ cấu vốn và năng suất nhân viên có một tác
động không đáng kể đến tính bền vững về tài chính của các tổ chức TCVM Ethiopia
trong giai đoạn nghiên cứu.
Annim, S. K. (2012) đã thử nghiệm hai giả thuyết: đầu tiên, họ lập luận rằng có
sự đánh đổi giữa các mục tiêu xã hội của TCTCVM và hiệu quả tài chính của họ và
thứ hai, họ khẳng định sự bổ sung giữa môi trường bên ngoài và hiệu quả xã hội của
tổ chức TCVM. Nghiên cứu cho thấy, các tổ chức TCVM hiệu quả tài chính không
thể tiếp cận với các khách hàng nghèo hơn. Mặt khác thì các tổ chức TCVM hiệu quả
xã hội đã tiếp cận với các khách hàng nghèo hơn. Họ cũng quan sát thấy rằng các cơ

quan đăng ký tài sản và thiếu thông tin tín dụng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả xã hội
của tổ chức TCVM. Nghiên cứu khuyến nghị rằng vai trò hiệu quả của các tổ chức
bên ngoài và xóa bỏ các rào cản thông tin là rất quan trọng để giảm nghèo thông qua
can thiệp tài chính vi mô.
Thêm vào đó, một phân tích thực nghiệm về tính bền vững hoạt động của các
TCTCVM được trình bày bởi bởi Arnone và cộng sự (2012) cho thấy chi phí hoạt
động và tính bền vững có liên quan tiêu cực. Nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí hoạt động
ít hơn khi các tổ chức tập trung cao vào các khía cạnh tài chính truyền thống của ngân
hàng thương mại, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đẩy mạnh sự phát triển
ngành tài chính. Kế tiếp, nghiên cứu đã cố gắng tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố này
ở các vùng, quốc gia có sự khác nhau về địa lý. Cuối cùng, tác giả nhấn mạnh tầm
quan trọng của các các tính năng quản trị vĩ mô có bao gồm cơ cấu tổ chức và cơ sở
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 16


Phân tích các yếu tố tác động đến bền vững hoạt động và bền vững tài chính của
các TCTCVM bán chính thức ở Việt Nam

pháp lý. Và nghiên cứu mới nhất về chủ đề tính bền vững là nghiên cứu của Mohd.
Abdur Ranhman và Ahmad Rizal Mazian (2014) với tựa “đánh giá tính bền vững hoạt
động và các yếu tố ảnh hưởng đến biến này của các tổ chức TCVM ở Bangladesh”
2.2.1 Tác động của lợi tức trên danh mục cho vay gộp (YIELD)
Các kết quả nghiên cứu của Cull và cộng sự (2005) chỉ ra rằng lợi tức trên danh
mục cho vay gộp có ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa lên tất cả ba chỉ số lợi nhuận
(tự vững tài chính, tự vững hoạt động, và ROA), tổ chức cho vay theo từng cá nhân có
xu hướng được nhiều lợi nhuận hơn khi lãi suất trung bình của họ là cao. Tuy nhiên,
các nghiên cứu khác tương tự chỉ ra rằng kết quả trên không đúng đối với các đối
tượng ở khu vực nông thôn và mô hình cho vay theo nhóm đoàn kết. Hệ số tương quan

của lợi tức trên tổng dư nợ cho vay cho của cả hai loại phương thức cho vay là không
có ý nghĩa (ngoại trừ ngân hàng nông thôn qua thông số kỹ thuật ROA) và âm. Kiểm
định giả thuyết thống kê bằng không của hệ số tương quan này đối với ngân hàng nông
thôn cho kết quả: không ý nghĩa thống kê.
Những phát hiện của Adongo và Stork (2005) trong quá trình nghiên cứu các tổ
chức TCVM ở Namibia cho thấy các bộ dữ liệu sử dụng trong báo cáo ở thời kỳ đó
chỉ ra là các tổ chức TCVM không bền vững tài chính. Lý do là các tổ chức đã không
tính lãi suất đủ cao để bù đắp cho tất cả chi phí tài chính, phi tài chính và rủi ro hoạt
động của họ. Từ đây chúng ta có thể kết luận rằng: mặc dù không được hỗ trợ về mặt
thống kê nhưng lãi suất là một yếu tố quyết định chính đến khả năng tự vững tài chính
của các tổ chức TCVM.
Nghiên cứu của Rombrugghe và cộng sự (2007) chỉ ra rằng lợi tức trên danh mục
cho vay gộp có ảnh hưởng đến FSS của tổ chức TCVM. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn
cho thấy mối quan hệ giữa hai yếu tố này là cùng chiều và tác động mạnh mẽ thông
qua lãi suất và phí. Woller và Schreiner (2002) cũng đã nghiên cứu tác động của lợi
tức danh mục cho vay gộp tới FSS và cũng đưa ra kết luận 2 biến này có ý nghĩa thống
kê. Rombrugghe và cộng sự (2007) kết luận rằng lãi suất áp dụng cho khách hàng vay
Người thực hiện: Trần Thị Ly - 1583402010040

Trang 17


×