Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

vốn xã hội và khả năng đa dạng hóa thu nhập của những hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư tại huyện đức hòa, tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VŨ HỒNG HẠNH

VỐN XÃ HỘI VÀ KHẢ NĂNG ĐA DẠNG HÓA THU
NHẬP CỦA NHỮNG HỘ GIA ĐÌNH SAU THU HỒI
ĐẤT, ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI HUYỆN ĐỨC
HÒA, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành : 60 31 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ MINH TRÍ

TP. Hồ Chí Minh năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Vốn xã hội và khả năng đa dạng hóa nguồn thu
nhập của những hộ dân sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư trên địa bàn huyện Đức
Hòa, tỉnh Long an” là nghiên cứu do tôi thực hiện.
Tôi xin can đoan các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính
xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Học viên thực hiện luận văn

VŨ HỒNG HẠNH


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lòng biết ơn đến Quý Thầy Cô khoa sau Đại Học đã truyền
dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Hà Minh Trí, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn quý lãnh đạo Hội Đồng Nhân Dân- Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
Long an, lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân huyện Đức Hòa, Tổng giám đốc công ty Hải Sơn và
các anh chị đồng nghiệp đã tham gia thảo luận đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Đức Hòa, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Học viên

VŨ HỒNG HẠNH


TÓM TẮT NỘI DUNG
Tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến việc thu hồi đất đang diễn ra rất
nhanh nhất là đối với các xã vùng hạ của huyện Đức Hòa, đã góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu thập ổn định cuộc sông cho người dân của địa phương trong đó có lao động
là con em của hộ dân bị thu hồi đất, bên cạnh các khu cụm công nghiệp còn đóng góp rất
lớn cho ngân sách của huyện, hình thành nền tảng các cơ cở kinh tế, làm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Đề tài “Vốn xã hội và khả năng đa dạng hóa thu nhập của những hộ gia đình
sau thu hồi đất, đền bù tái định cư tại huyện Đức Hòa tỉnh Long an” nhằm mục đích
đánh giá những yếu tố tác động đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của những hộ dân sau

thu hồi đất đền bù, tái định cư tại 7 dự án năm 2017 trên địa 6 xã thị trấn của huyện Đức
Hòa.
Qua kết quả điều tra, phỏng vấn 313 hộ gia định bị thu hồi đất, đền bù tái dịnh cư,
đề tài hy vọng sẽ cho thấy được khă năng đa dạng hóa thu nhập của hộ dân sau thu hồi
đất, đền bù, tái định cư. Bằng phương pháp thu thập số liệu mẫu và phương pháp thống kê
mô tả, hồi quy binary logistic nghiên cứu chỉ ra năm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa
dạng hóa thu nhập của hộ dân sau thu hồi đất, đền bù tái định cư gồm: tuổi của chủ hộ,
trình độ học vấn chủ hộ, sử dụng tiền đền bù, khoảng cách từ nhà đến khu cụm công
nghiệp, đến các trung tâm hành chính và vốn xã hội. Các nhân tố này vừa đảm bảo về mặt
thống kê hồi quy và các kiểm định đã có mức độ giải thích mạnh đến khả năng đa dạng
hóa thu nhập của người dân trong điều kiện sinh kế mới, căn cứ vào kết qủa nghiên cứu
tác giả đề xuất với chính quyền địa phương nơi tiến hành nghiên cứu đề ra những giải
pháp tích cực trong công tác tái định cư cho những hộ dân trong diện bị thu hồi đất, nhận
tiền đền bù và ổn định cuộc sống theo hướng bền vững.


EXECUTIVE SUMMARY
The process of industrialization and urbanization has led to the rapid acquisition of land,
especially for the lowland communes of Duc Hoa district, which has contributed to
creating jobs, increasing income and making people’s lives stable. Local people,
including laborers who are children of households whose land is reclaimed, etc. In
addition, industrial clusters also contribute greatly to the district's budget, forming the
basis of economic bases, making economic restructuring in a positive way.
The study "Social capital and the ability to diversify income of households after land
acquisition, compensation and resettlement in Duc Hoa district, Long An province" aims
to evaluate the factors affecting the ability to diversify the income of households after
land acquisition, compensation and resettlement in 7 projects in 2017 in 6 communes and
towns of Duc Hoa district.
Based on the results of 313 household interviews, the study shows the ability to diversify
income of households after land acquisition, compensation, and re-settlement. By

collecting sample data and using descriptive statistics and binary logistic regression, the
study showed five factors affecting the ability of households to diversify their income
after land acquisition, compensation and resettlement. These include the age of the head
of the household, education of the head of household, use of compensation money,
distance from home to industrial complex, administrative centers and social capital. Based
on these findings, policy implications are proposed.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DFID

FAO

Giải nghĩa Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt

Department of International

Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc

Development, U.K

Anh

Food and Agriculture

Tổ chức nông lương của Liên Hiệp


Organization of the United

Quốc

Nations
CT HĐND

Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân

CT UBND

Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân

DDH

Đa dạng hóa

HĐND- UBND

Hội đồng nhân dân- ủy ban nhân
dân

KCCN, TTHC

Khu cụm công nghiệp, trung tâm
hành chính

NĐ- CP

Nghị định chính phủ


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QLDA

Quản lý dự án

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT- BTNMT

Thông Tư Bộ Tài Nguyên Môi
Trường


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................4
1.6. Đóng góp nghiên cứu.........................................................................................................................4
1.7. Kết cấu luận văn ................................................................................................................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................................6
2.1 Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và các chính sách có liên quan đến bồi

thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi .........................................................................6
2.1.1 Các khái niệm ................................................................................................................................6
2.2.2 Các chính sách có liên quan đến bồi thường tái định cư ..............................................................7
2.2 Nông hộ, các nguồn thu nhập của nông hộ, đa dạng hóa thu nhập ...............................................9
2.3 Vốn xã hội .........................................................................................................................................11
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập và đa dạng hóa thu nhập .....................................................12
2.5 Khung sinh kế bền vững ..................................................................................................................17
2.5.1. Tài sản sinh kế ............................................................................................................................19
2.5.2. Chiến lược sinh kế ......................................................................................................................20
2.5.3. Kết quả sinh kế ...........................................................................................................................21
2.5.4. Sự chuyển đổi cấu trúc và quy trình ...........................................................................................21
2.5.5. Bối cảnh bị tổn thương ...............................................................................................................21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................24
3.1. Tổng quan về thu hồi đất giải phóng mặt bằng và tác động tới sinh kế của người dân tại 7 dự
án trên địa bàn 6 xã thị trấn huyện Đức Hòa ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Huyện Đức Hòa ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Đức Hòa ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Tình hình sử dụng và biến động đất đai huyện Đức Hòa giai đoạn 2015-2018 . Error! Bookmark
not defined.
3.3. Đánh giá công tác bồi thường, GPMB của huyện Đức Hòa ........................................................24
3.4. Khái quát về 7 dự án (Phụ lục số 2) ...............................................................................................26


3.5 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................................26
3.6 Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................................................27
3.7 Mô hình nghiên cứu: ........................................................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................39
4.1 Kết quả thống kê mô tả ....................................................................................................................39
4.1.1 Tình trạng đa dạng hóa thu nhập: ..............................................................................................39
4.1.2 Thống kê mô tả ............................................................................................................................39

4.2 Kết quả mô hình hồi quy Logistic ...................................................................................................42
4.2.2 Kiểm định Omnibus đánh gia mức độ phù họp chung của mô hình: ..........................................44
4.2.3 Kiểm định Hosmer và Lemeshow ................................................................................................44
Nguồn: Tác giả tính toán. .....................................................................................................................45
4.2.4 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ...................................................................................45
Nguồn: Tác giả tính toán. .....................................................................................................................45
4.2.5 Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình (xem Phụ lục 7) .....................................45
4.3 Thảo luận kết quả từ mô hình hồi quy ...........................................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................................................52
5.1 Kết luận .............................................................................................................................................52
5.2 Hàm ý chính sách .............................................................................................................................52
5.3 Hạn chế của luận văn .......................................................................................................................55
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo: ...........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................57
PHỤ LỤC .....................................................................................................................................................63
Phụ lục 1: Bảng hỏi ................................................................................................................................63
Phụ lục 2: Khái quát về 7 dự án ............................................................................................................69
Phụ lục 3: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa đô thị hóa. ..............72
Phụ lục 4: Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Đức Hòa ..................................................................73
Phụ lục 5: Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai huyện Đức Hòa giai đoạn năm 2015-2018
..................................................................................................................................................................73
Phụ lục 6: Xử lý các quan sát dị biệt (Outlier) ....................................................................................73
Phụ lục 7: Mức độ dự báo của mô hình ...............................................................................................74


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khung sinh kế bền vững (Nguồn DFID, 1999) ...........................................................................19


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình......................................................................................................28
Bảng 2. Bảng thống kê các dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................32
Bảng 3. Giới tính chủ hộ ............................................................................................................................39
Bảng 4. Thống kê mô tả các biến ..............................................................................................................40
Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Logistic .............................................................................43
Bảng 6. Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) ...................................................................................43
Bảng 7. Kiểm định Omnibus .....................................................................................................................44
Bảng 8. Kiểm kịnh Hosmer và Lemeshow ...............................................................................................45
Bảng 9. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình .................................................................................45
Bảng 10. Vị trí ảnh hưởng của các biến đến mức độ đa dạng hóa thu nhập ........................................48


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề
Đức Hòa là một huyện thuộc tỉnh Long An. Huyện có vị trí khá thuận lợi khi
nằm liền kề thành phố Hồ Chí Minh, từ trung tâm huyện đến trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 27km, gần hơn khoảng cách đến trung tâm tỉnh.
Nằm ở vị trí tiếp giáp với nhiều huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh,
Đức Hòa có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, hiện là địa phương
đi đầu trong việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Song song với quá trình này là việc quy hoạch xây dựng các khu cụm công
nghiệp, các khu dân dư, khu thương mại dịch vụ, các kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội cũng
đồng nghĩa với việc thu hồi đất của người dân sống tại khu vực này để giải phóng mặt
bằng tạo quỹ đất sạch để phục vụ cho các dự án.
Chính vì thế cuộc sống của người dân tại các vùng này đặc biệt là những hộ thu
hồi đất sẽ như thế nào và làm sao đời sống của họ sau khi thu hồi đất, bố trí tái định cư
phải tốt hơn nơi ở trước, mặc dù trên địa bàn huyện hiện đã có 14 khu công nghiệp và 10
cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa
phương, nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống của người dân, ngoài các quy định của
pháp luật về chính sách đền bù tái định cư, huyện cũng chú ý quan tâm đến những hộ dân

có đất bị thu hồi như: đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp ,.v.v.
Song vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, trong chuyển đổi nghề
nghiệp, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt ở nơi ở mới, nguyên nhân do thực hiện đền
bù tái định cư, đào tạo, giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi còn chưa hợp
lý.v.v ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của một số người dân bị giảm đi. Một số hộ
dân chưa tìm thấy cơ hội, điều kiện thuận lợi để tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh,
cũng như các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng, đấy là bài toán khó mà chính quyền địa
phương chưa có hướng giải quyết thỏa đáng. Trước đây, khi chưa có dự án thì thu nhập
1


của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, số ít hộ dân kinh
doanh thương mại – dịch vụ, nhờ có chủ trương thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và
tiến trình đô thị hóa sản xuất theo hướng thị trường đã và đang tác động đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập của hộ dân. Hơn
nữa, Đức Hòa là huyện tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh thì tiến trình này có ảnh hưởng
sâu sắc đến cơ cấu sản xuất của huyện và đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ dân nhất là
những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án giải tỏa, đền bù, tái định cư. Vấn đề đặt ra là
quá trình chuyển đổi cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình bị ảnh hưởng trong các vùng dự
án sau khi giải tỏa đền bù tái định cư là như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả
năng đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình. Qua trao đổi với các vị trưởng ấp trên địa bàn
của 6 xã thị trấn tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (nơi có các hộ dân bị thu hồi đất, tái
định cư) thì những hộ phụ thuộc một nguồn thu nhập thấp hơn so với những hộ có điều
kiện đa dạng hóa, các hộ đa dạng hóa có khả năng đa dạng hóa thu nhập tốt hơn.
Việc tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của
những hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long an
trong giai đoạn hiện nay nhằm phát hiện những nhân tố tác động tích cực đến đa dạng hóa
thu nhập để đề xuất chính sách phù họp giúp các hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, đặc
biệt là những hộ có tái định cư đa dạng hóa thu nhập là rất quan trọng. Chính vì thế trong
luận văn này đề tài “Vốn xã hội và khả năng đa dạng hóa thu nhập của những hộ gia đình

sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An được chọn để nghiên
cứu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa
dạng hóa thu nhập của những hộ gia đình sau thu hồi đất đền bù, tái định cư. Từ đó đề
xuất giải pháp nhằm tác động tích cực đến vốn xã hội và khả năng đa dạng hóa thu nhập
của hộ sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư.
Mục tiêu cụ thể:
2


(1) Xác định vốn xã hội và các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa
thu nhập của các hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù tái định cư trong vùng ảnh hưởng của
các dự án trên địa bàn của 6 xã thuộc huyện Đức Hòa
(2) Mức độ ảnh hưởng của vốn xã hội các yếu tố đó đến khả năng đa dạng hóa
thu nhập của các hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù tái định cư trong vùng ảnh hưởng của
các dự án trên địa bàn của 6 xã thuộc huyện Đức Hòa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Vốn xã hội và các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập
của các hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư trong vùng ảnh hưởng của các dự
án trên địa bàn của 6 xã thuộc huyện Đức Hòa,
(2) Vốn xã hội và các yếu tố được xác định ảnh hưởng như thế nào đến khả năng
đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư trong vùng ảnh
hưởng của các dự án trên địa bàn của 6 xã thuộc huyện Đức Hòa.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến vốn xã hội và khả năng đa dạng hóa thu nhập của các
hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư trong vùng ảnh hưởng của các dự án trên
địa bàn của 6 xã thuộc huyện Đức Hòa.

Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn xã hội và khả năng đa
dạng hóa thu nhập của hộ gia đình sau thu hồi đất đền bù tái định cư 7 dự án tại 6 xã –thị
trấn thuộc huyện Đức Hòa Tỉnh Long An (xã Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa
Đông, Đức Hòa Hạ, Hựu Thạnh, Thị Trấn Hậu Nghĩa).
Thời gian: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá vốn xã hội và khả năng đa dạng
hóa thu nhập của hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù, tái định cư năm 2017 đối với 7 dự án
thuộc địa bàn 6 xã –Thị trấn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh
Bắc, Đức Hòa Đông, Đức Hoà Hạ, Hưu Thanh, Thị Trấn Hậu Nghĩa).
3


1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Rà soát thu thập các văn bản pháp lý, các chính sách của UBND tỉnh Long An,
UBND huyện Đức Hòa, có liên quan đến công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng
mặt bằng và tái định cư.
Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp (danh sách các hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng
bởi các dự án có quyết định thu hồi đất, đền bù, tái định cư), từ Trung tâm phát triển quỹ
đất của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2017
Kết hợp với điều tra, khảo sát thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng hỏi để

phỏng vấn hộ, xử lý số liệu, chạy mô hình hồi quy, kiểm định mô hình, từ đó đưa ra kết
luận và gợi ý chính sách.
Phương pháp phân tích:

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, hồi qui logistic để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình sau thu
hồi đất, đền bù, tái định cư.
1.6. Đóng góp nghiên cứu

Nghiên cứu muốn hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đa dạng hóa thu
nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất, đền bù tái định cư hiện nay nhằm phát hiện
những nhân tố tích cực đến đa dạng hóa thu nhập để có chính sách phù họp, giúp các hộ
gia đình này đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo bị thu hồi đất đền bù, tái định cư tăng thu
nhập là rất cần thiết góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, giảm nghèo, cải thiện đời
sống ổn định xã hội ở địa phương.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu 5 chương cụ thể như sau:

4


Chương 1: Mở đầu bằng nêu khái quát về bối cảnh và sự cần thiết của đề tài
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2: cơ sở lý thuyết trình bày tổng quan các lý thuyết về khả năng đa dạng
hóa thu nhập, về thu hồi đất đền bù tái định cư và khung sinh kế bền vững.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết tổng quan các nghiên cứu
trước, chương này trình bày phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu cho mô hình
nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, thống kê, mô tả, phân tích dữ liệu nghiên cứu,
kết quả phân tích của mô hình hồi quy kinh tế lượng, xác định yếu tố tác động đến quyết
định khả năng đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ dân, kiểm định mô hình.
Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách nhằm giúp hộ gia đình đa dạng
hóa các nguồn thu, để tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình ổn định cuộc sống.

5



CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để tìm hiểu tác động của vốn xã hội và các nhân tố nào ảnh hưởng khả năng đa
dạng hóa thu nhập của những hộ gia đình sau thu hồi đất, đền bù tái định cư. Chương này
sẽ tổng hợp cơ sở lý thuyết có liên quan, cơ sở pháp lý, những nghiên cứu liên quan và
tổng quan về thu hồi đất giải phóng mặt bằng, hình hình sử dụng và biến động đất đai
huyện Đức Hòa .
2.1 Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và các chính sách có liên quan
đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi
2.1.1 Các khái niệm
Nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai theo quy định của luật đất đai năm 2013.
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu
hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
Tái định cư: là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người bị
ảnh hưởng bởi các dự án của nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết hoặc thu
hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải chuyển đến nơi
ở mới.
Tái định cư tự nguyện: là do nhu cầu cuộc sống người dân tự nguyện di chuyển từ
nơi này sang nơi khác.
Tái định cư bắt buộc: là do người dân bị trưng dụng đất để xây dựng các dự án vì
lợi ích chung của cộng đồng, của quốc gia buộc phải di dời chỗ ở.
Giá quyền sử dụng đất (gọi tắt là giá đất): là số tiền tính trên một đơn vị diện
tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng
đất.
6



Đối tượng được áp dụng bồi thường, hỗ trợ tái định cư: theo quy định tại Nghi định
47/2014/NĐ-CP của Chính phủ đối tượng được áp dụng bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất bao gồm: tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá
nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị nhà nước thu hồi đất và có đủ điều kiện để được bồi
thường đất, tài sản thì được bồi thường theo quy định; trường hợp sau khi bị thu hồi đất
mà không còn chỗ ở thì được bố trí tái định cư.
Giá đất áp dụng để bồi thường: theo quy định tại Nghi định 44/2014/NĐ-CP và
Thông tư 36 /2014/TT-BTNMT thì giá đất để tính bồi thường phải là giá đất có cùng mục
đích sử dụng với đất bị thu hồi tại thời điểm có quyết định thu hồi do UBND cấp tỉnh
công bố vào ngày 1/1 hằng năm. Không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích
sử dụng đất sau khi thu hồi, không bồi thường theo giá đất do thực tế sử dụng đất không
phù hợp với mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp việc bồi thường thực hiện chậm thì :
Nếu việc bồi thường chậm do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra mà giá
đất tại thời điểm bồi thường do UBND cấp tỉnh công bố cao hơn giá đất tại thời điểm có
quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường; nếu giá
đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi
thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Ngược lại, nếu việc bồi thường
chậm do người bị thu hồi gây ra thì nếu giá đất tại thời điểm bồi thường thấp hơn giá đất
tại thời điểm có quyết định thu hồi thì bồi thường theo giá đất tại thời điểm bồi thường;
nếu giá đất tại thời điểm bồi thường cao hơn giá trị tại thời điểm có quyết định thu hồi thì
bồi thường theo giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
2.2.2 Các chính sách có liên quan đến bồi thường tái định cư
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với
loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá
đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết
định thu hồi đất (tại điều 74 luật đất đai năm 2013).

7



Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì
được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định tại điều 129, điều 130
của luật đất đai 2013 bao gồm diện tích trong hạn mức và diện tích vượt hạn mức, diện
tích do được nhận thừa kế (điều 77 luật đất đai năm 2013).
Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử
dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy
chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được
bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không
vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.
Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển
chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì
được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất
(điều 79 luật đất đai năm 2013). Tại điều 83 luật đất đai năm 2013 quy định: Các khoản
hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm
việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà
phải di chuyển chỗ ở. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình,
cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn
thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di
chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường
hợp người có đất thu hồi còn trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi
nghề, tìm kiếm việc làm.
Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ
không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua
8



một suất tái định cư tối thiểu, chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu cho phù
hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương (điều 86 luật đất đai năm 2013).
Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường
thực hiện theo quy định sau đây: Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng
giá trị sản lượng của vụ thu hoạch; đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng
giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao
gồm giá trị quyền sử dụng đất; đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển
đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di
chuyển, phải trồng lại (điều 90 luật đất đai năm 2013). Tại điều 91 luật đất đai năm 2013
quy định: Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi
thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy
móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển,
lắp đặt và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể.
2.2 Khái niệm về nông hộ, các nguồn thu nhập của nông hộ, đa dạng hóa thu nhập
Nông hộ: là những hộ gia đình mà kế sinh nhai của họ có nguồn gốc chủ yếu từ
nông nghiệp, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào công việc sản xuất nông nghiệp
(Ellis, 1993).
Các nguồn thu nhập của nông hộ: Các nguồn thu nhập của nông hộ có thể được
phân loại theo ba tiêu chí: phân loại theo lĩnh vực (nông nghiệp và phi nông nghiệp); phân
loại theo chức năng (làm công ăn lương và tự tạo việc làm) hoặc phân loại theo không
gian (làm tại địa phương và di cư) (Barrett, eardon và Webb, 2001). Dựa vào lĩnh vực
hoạt động, nghiên cứu tiến hành phân chia thu nhập thành 3 loại chính: thu nhập nông
nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp và thu nhập khác.
Đa dạng hóa thu nhập: Trong nghiên cứu này, đa dạng hóa thu nhập nghĩa là sự
gia tăng trong số lượng các nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng
thu nhập của nông hộ (Ellis, 1998). Những nông hộ có thu nhập ngoài nguồn thu nhập
chính mang lại từ các hoạt động nông nghiệp được xem là nông hộ đa dạng hóa thu nhập

9



và ngược lại nông hộ chỉ có thu nhập từ nông nghiệp được xem là không đa dạng hóa thu
nhập.
Theo Scoones (1998), đa dạng hóa là việc tham gia các hoạt động đầu tư đa dạng
để tích lũy và tái đầu tư, nhằm mục đích đối phó với các cú sốc tạm thời hoặc thích ứng
lâu dài hơn với các hoạt động sinh kế .Đa dạng hóa là việc xây dựng một danh mục đầu tư
tạo thu nhập để xử lý cú sốc hoặc căng thẳng.
Trong nghiên cứu về đa dạng hóa sinh kế ở các nước đang phát triển của Ellis
(2000) thì đa dạng hóa sinh kế nông thôn được định nghĩa như là “ một quá trình mà nhờ
đó hộ nông thôn xây dung một danh mục đa dạng các hoạt động về tài sản để tồn tại và
để cải thiện mức sống của họ ”. Đa dạng hóa là sự thay đổi bản chất của nghề nghiệp toàn
thời gian chứ không phải là một cá nhân hoặc gia đình sở hữu nhiều nghành nghề. Đa
dạng hóa có thể xảy ra như một cách có chủ đích hoặc như một phản xạ để đối phó với
khủng hoảng; đa dạng hóa có thể tạo ra một mạng lưới an toàn cho người nghèo hoặc tích
lũy của cải cho người giàu có ở nông thôn.
Đa dạng hóa thu nhập còn được định nghĩa là quá trình trong đó hộ nông thôn tạo
ra được nhiều nguồn thu nhập. Đa dạng hóa có thể là quá trình chuyển đổi từ sản xuất tự
cung tự cấp các loại cây trồng chủ yếu sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường. Đa dạng hóa có thể là đa dạng từ ngành kinh tế nông nghiệp đến các hoạt động
phi nông nghiệp và đa dạng hóa cũng có thể là các quá trình mà nông dân chuyển đổi từ
cây trồng có giá trị thấp sang các hoạt động cho các loại cây trồng có giá trị cao (Minott
và cộng sự 2006).
Từ những quan điểm trên có thể thấy đa dạng hóa sinh kế là một trong những chiến
lược sinh kế, đa dạng hóa thu nhập là thước đo của đa dạng hóa sinh kế. Đa dạng hóa thu
nhập là việc xây dựng một danh mục các hoạt động đầu tư đa dạng nhằm tạo được nhiều
nguồn thu nhập nhằm giảm thiểu sự biến động thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Mức
độ đa dạng hóa thu nhập chính là mức độ đa dạng hóa các thành phần thu nhập.

10



Đa dạng hóa thu nhập là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả trường hợp nông
hộ phân phối nguồn lực của họ cho các hoạt động khác nhau. Theo Barrett và Reardon
(2001) cho rằng: “đa dạng hóa được phổ biến như là một hình thức tự đảm bảo thu nhập
trên cơ sở lựa chọn các hoạt động ít có sự biến động ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập”.
Bên cạnh đó, Ellis (2000) cũng xác định rằng đa dạng hóa thu nhập là một quá trình sử
dụng đa dạng các nguồn lực cho các hoạt động khác nhau nhằm mục đích tồn tại và cải
thiện điều kiện sống của hộ.
2.3 Lý thuyết Vốn xã hội
Đề xuất trọng tâm của lý thuyết vốn xã hội là mạng lưới các mối quan hệ tạo thành
nguồn lực quý giá cho việc thực hiện các vấn đề xã hội , cung cấp cho các thành viên của
mạng lưới “vốn sở hữu tập thể, một chứng thư” cho phép công nhận, theo nhiều nghĩa
khác nhau của từ (Bourdieu & Richardson,1986, tr.249). Phần lớn vốn này được kết tinh
trong các mạng lưới làn quen và công nhận lẫn nhau. Chẳng hạn, Bourdieu và Richardson
(1986) xác định các nghĩa vụ lâu dài phát sinh từ cảm giác biết ơn, tôn trọng và tình bạn
hoặc từ các quyền được đảm bảo về mặt thể chế có được từ tư cách thành viên trong một
gia đình, một lớp học hoặc trường học. Các nguồn lực khác có sẳn thông qua các liên hệ
hoặc mạng lưới kết nối lại. Ví dụ: Thông qua “” mối quan hệ yếu” (Granovetter,1977) và
“bạn của bạn bè” (Boissevain, 1974), các thành viên mạng lưới có thể được ưu tiên truy
cập thông tin và cơ hội. Cuối cùng, vốn xã hội quan trọng dưới dạng địa vị xã hội hoặc
danh tiếng có thể có được từ tư cách thành viên trong các mạng lưới cụ thể (Bourdieu &
Richardson, 1986; Burt, 2009).
Vốn xã hội: Theo Hanifan (1916), vốn xã hội ám chỉ thiện chí, tình thân hữu, sự
thông cảm và tương tác xã hội giữa các cá nhân và gia đình. Bourdieu (1986) cũng đồng
quan điểm với Hanifan (1986) khi cho rằng vốn xã hội có được từ việc sở hữu mạng lưới
bền vững các mối quan hệ quen biết, đã được thể chế hóa, Bourdieu (1986) đã mở rộng
khái niệm vốn xã hội của Hanifan (1916) khi cho rằng tất cả các mạng lưới quen biết góp
phần tạo ra vốn xã hội. Coleman (1988) đã bổ sung thêm điều kiện là mối quan hệ được
định hướng dựa trên các chuẩn mực (nhóm), Fukuyama (1995) đã bao quát hơn khi cho
rằng vốn xã hội là nguồn lực hình thành từ lòng tin xã hội. Như vậy định nghĩa vốn xã hội

chỉ đầy đủ khi bao gồm cả hai khía cạnh: cấu trúc và tri nhận .Khía cạnh cấu trúc của vốn
xã hội đề cập mạng lưới và thể chế kết nối con người lại với nhau đây là khía cạnh khách
11


quan và có thể quan sát được (hữu hình). Khía cạnh tri nhận của vốn xã hội ám chỉ các giá
trị (values) như chuẩn mực, lòng tin, trách nhiệm và kỳ vọng của mỗi người, trong đó
lòng tin được xem như là một thành tố chính của khía cạnh vốn xã hội tri nhận (Putnam,
1993, 1995, 2000; Fukuyama, 1995; Dasgupta, 2005).
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập và đa dạng hóa thu nhập
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Nguyễn
Đinh Yến Oanh, Nguyễn Thị Thanh Huệ và Trương Toại Nguyện (2012) “Nghiên cứu tác
động của khu công nghiệp đến sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất đối với
trường hợp khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long”: kết quả nghiên cứu cho thấy có sự
thay đổi đáng kể về sinh kế của cộng đồng sau khi bị thu hồi đất. Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự thay đổi thu nhập của hộ dân là trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ,
tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất bị thu hồi, phương án sử dụng tiền đền bù, tham gia
làm việc tại khu công nghiệp.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận An (2012) “Đánh giá của việc ảnh
hưởng thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới thu nhập của người dân tại dự án khu đô thị
mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng”, nghiên cứu cho thấy 70,75% số hộ điều tra có
thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất. Nguồn thu nhập của các hộ này chủ yếu từ
hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, làm dịch vụ. Tuy nhiên nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp bị giảm đi đáng kể trong tổng thu nhập của người dân, thu nhập chủ yếu từ
các hoạt động phi nông nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn (2010) “Sự thay đổi
thu nhập của người dân bị thu hồi đất tại khu công nghiệp Giang huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai”: Kết quả nghiên cứu bằng thống kê mô tả tám yếu tố như phương pháp nghiên
cứu rút ra từ cơ sở lý thuyết có ý nghĩa việc ảnh hưởng đến xác suất tăng thu nhập hộ
nông dân. Các yếu tố đó đang thể hiện mức độ ảnh hưởng như kỳ vọng ban đầu, riêng chỉ

có biến diện tích đất bị thu hồi có ảnh hưởng ngược với kỳ vọng ban đầu, khi những hộ có
thu nhập tăng có diện tích đất thu hồi trung bình cao hơn những hộ có thu nhập giảm. Khi
tiến hành hồi quy kinh tế lượng, kết quả mô hình thể hiện có ba biến có ý nghĩa giải thích
12


(có sig <0,05) xác suất tăng thu nhập hộ gồm: yếu tố đầu vào sản xuất kinh doanh làm
tăng xác suất thu nhập hộ; trình độ học vấn có tác động tăng thu nhập; tỷ lệ phu thuộc sẽ
giảm xác suất tăng thu nhập, trong ba biến có ý nghĩa thì mô hình kinh tế lượng thấy biến
đầu tư sản xuất kinh doanh (INVEST) có ảnh hưởng mạnh nhất đến là biến trình độ học
vấn (EDU) biến còn lại là tỷ lệ phụ thuộc (TLPHUTHUOC).
Nguyễn Hùng Sơn (2007) “Nghiên cứu đời sống của người dân sau khi bị thu hồi
đất Dự án SAMCO, Tân Thạnh Đông, Củ Chi Thành Phố Hồ Chí Minh”, cho kết luận khá
rõ về đời sống của người dân có hai hướng thay đổi, tốt hơn hoặc xấu hơn, phụ thuộc việc
phân bổ sử dụng tiền đền đền bù và chuyển đổi nghề nghiệp.
Nghiên cứu của Đỗ Lê Thúy Vy (2014) “Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng
hóa thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam”: các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu
nhập hộ gia đình nông thôn việt nam là tuổi tác, học vấn và dân tộc của chủ hộ, số lao
động và trình độ học vấn của lao động, khoảng cách đến đường và đến nơi tiêu thụ sản
phẩm, tiết kiệm, có tham gia Đảng CSVN, sự thay đổi của diện tích đất, diện tích nhà và
địa bàn sống có ảnh hưởng đến mức độ đa dạng hóa của hộ gia đình nông thôn việt nam.
Mô hình nghiên cứu của Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh (2014) “Những
yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông
thôn Việt Nam” kết quả nghiên cứu cho thấy:
Vốn con người đóng vai trò quan trọng đối với việc da dạng hóa các hoạt động
tạo thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Ngoài ra, sở hữu vốn tài chính lớn và khả năng
tiếp cận tín dụng tốt hơn, cũng như vốn xã hội tốt hơn cũng ảnh hưởng tích cực đến chỉ số
đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình nông thôn.
Bên cạnh đó, kết quả cho thấy các tác động ngoài dự kiến của một số biến đối với
chỉ số đa dạng hóa thu nhập, như vậy việc có điện thoại di đông, xe gắn máy, thành phần

dân tộc, sự hiện diện của đường vận tải và xí nghiệp tư tại địa phương đã không tác động
tích cực đến đa dạng hóa thu nhập.

13


Theo Barrett và cộng sự (2001) “Đa dạng hóa thu nhập phi nông nghiệp và chiến
lược sinh kế hộ gia đình ở nông thôn Châu Phi” đưa ra những động cơ đầu tiên gọi là
“yếu tố đẩy” như: giảm thiểu rủi ro, giảm bớt yếu tố dư thừa trong việc sử dụng lao động,
chống lại khủng hoảng hoặc hạn chế thanh khoản, chi phí giao dịch cao dẫn đến các nông
hộ tự cung cấp một số mặt hàng và dịch vụ,… Động cơ thứ hai được đưa ra bao gồm
các"yếu tố kéo": thực hiện bổ sung chiến lược giữa các hoạt động, chẳng hạn như hội
nhập cây trồng vật nuôi, xay xát và sản xuất, chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh với
trình độ công nghệ cao.
Theo Ellis (1998), “Chiến lược hộ gia đình đa dạng hóa sinh kế nông thôn”: mùa
vụ là một trong những nhân tố tạo ra thu nhập chính của nông dân, nó thay đổi theo thời
gian và các nông hộ phản ứng với việc thay đổi vụ mùa bằng cách đa dạng hóa thu nhập.
Rủi ro là một nhân tố quan trọng trong việc đa dạng hóa thu nhập của nông hộ (Ellis,
2000). Ellis (2000) lại quan tâm đến một số yếu tố mà thị trường lao động trong nông
nghiệp phải chịu như điều kiện làm việc, khu vực làm việc, chi phí giao dịch và quy định
của Chính phủ. Những nhân tố này sẽ tác động đến cung và cầu lao động do đó sẽ tác
động đến đa dạng hóa thu nhập.
Theo Ellis (2000) “Các yếu tố quyết định sự đa dạng hóa sinh kế của Rural”: di
cư là hiện tượng mà một hoặc nhiều thành viên trong gia đình phải rời bỏ gia đình của họ
trong một thời gian nhất định và nỗ lực tìm ra việc làm và tài sản mới, khi hiện tượng này
xảy ra làm cho số lượng người trong nông hộ làm công việc nông nghiệp thay đổi, từ đó
làm cho cấu trúc nông hộ thay đổi dẫn đến cấu trúc thu nhập cũ của nông hộ thay đổi và
sự đa dạng hóa trong thu nhập của hộ sẽ xảy ra.
FAO (1998) “Đào tạo về nông nghiệp và phát triển nông thôn”: kết quả cho rằng
đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố

chính: Lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động nông nghiệp; Các nhân tố giúp nông hộ tham
gia hoạt động phi nông nghiệp như giáo dục, sức khỏe, tay nghề.v.v.
Theo Alain de Janvry, Elizabeth Sadoulet và Nong Zhu (2005), “Vai trò của phi
nông nghiệp trong giảm nghèo và bất bình đẳng ở Trung Quốc”: các nhân tố ảnh hưởng
14


đến đa dạng hóa thu nhập bao gồm: đặc trưng của hộ gia đình (trình độ học vấn của
những thành viên trong hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính, diện tích đất bình quân trên đầu
người,...), đặc trưng của chính quyền địa phương và khu vực (mật độ dân cư, khoảng cách
từ làng xã đến trung tâm thành phố,…).
Ersado (2003) “Đa dạng hóa thu nhập ở Zimbabwe ý nghĩa phúc lợi từ khu vực
thành thị và nông thôn” kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập và tiêu thụ
bình quân đầu người đều có liên quan đến giới tính của chủ hộ, số lượng thành viên là
người lớn trong hộ. Lượng mua, đóng vai trò là biến công cụ trong mô hình ước lượng
mức tiêu thụ bình quân, là nhân tố rủi ro có liên quan đến đa dạng hóa thu nhập.
Idowu, A.O, J.O.Y, Aihonsu, O.Olubanjo và A.M. Shittu (2011) “Các yếu tố
quyết định đa dạng hóa thu nhập giữa các hộ nông dân ở Tây Nam Nigeria”, kết quả
nghiên cứu cho thấy: Tuổi, giới tính, giáo dục, kinh nghiệm trong các hoạt động phi nông
nghiệp đặc biệt, quy mô hộ, diện tích đất bình quân đầu người, khoảng cách đến trung
tâm đô thị và cơ sở tài sản đầu tư của các hộ gia đình là nhân tố quyết định chính của thu
nhập từ các nguồn khác nhau của các hoạt động phi nông nghiệp.
Tăng kích thước của hộ gia đình, diện tích đất bình quân đầu người và mỗi tài
sản đầu người tăng đáng kể sự đa dạng hóa thu nhập của các hộ nông dân, nông thôn,
trong khi giảm tỷ lệ phụ thuộc hộ gia đình và khoảng cách đến trung tâm đô thị tăng lên
đáng kể đa dạng hóa thu nhập.
Schwarze and Zeller (2005) “Đa dạng hóa thu nhập của các hộ gia đình nông
thôn ở trung tâm SuLaWiSi Indonesia” kết quả nghiên cứu cho thấy: Tình trạng kinh tế xã
hội có ảnh hưởng rất quan trọng đến đa dạng hóa, sự xuất hiện của những cú sốc liên quan
đến hoạt động trồng trọt trong vòng 10 năm qua ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa tổng

thể, điều này phù họp với giả thuyết đa dạng hóa là một phản ứng đối với những cú sốc.
Khoảng cách từ nhà đến đường có ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng hóa, điều này
cho thấy vùng sâu vùng xa ít có khả năng tạo việc làm bên ngoài nông nghiệp, điểm đáng
lưu ý của nghiên cứu là phát hiện ra các hộ gia đình khá giả đa dạng hóa nhiều hơn các hộ
15


×