Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tình hình phát triển của đô thị việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.48 KB, 4 trang )

PHÂN TÍCH ĐƯỜNG LỐI HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, CÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY.
I.

Đường lối hiện đại hóa nông nghiệp, công nhiệp

Công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng
và nhà nước, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã
hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta lên văn minh hiện đại.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải “đặc biệt coi trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” Trong những năm gần đây nhờ có
“đổi mới” nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy
vậy nông nghiệp hiện nay đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn
đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gây gắt. Do vậy đẩy nhanh
tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu rất cần thiết.
Công nghịệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình lâu dài, cần được tiến hành
theo cách tuần tự, không nóng vội, không thể tùy tiện. Quá trình này được thực
hiện không nhằm mục đích tự thân, mà phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của
nông thôn cũng như của cả nước. Vì vậy nếu ta không nhìn nhận và phân tích một
cách sâu sắc quá trình chuyển đổi và phát triển của nền nông nghiệp hiện nay thì sẽ
khó có thể tìm ra giải pháp vi mô cũng như vĩ mô đúng và phát huy được hiệu quả
trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền nông nghiệp của đất nước.
Nông nghiệp và nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả
những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu,
đảm bảo việc làm đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu
và tiêu thụ sản phẩm của nền kinh tế, nguồn nhân lực nguồn tích lủy cho công
nghiệp hóa, phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản đã đạt đến trình độ
cao, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập niên
gần đây vẫn rất coi trọng nông nghiệp, nông thôn, thành công mà họ đã đạt được là
hiện đại hóa ngành nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, thay đổi cơ cấu


dân số nông thôn – thành thị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân


đầu người ở khu vực nông thôn, làm cho thu nhập khu vực nông thôn không chênh
lệch quá xa so với khu vực đô thị. Và do đó nông nghiệp và kinh tế nông thôn có
điều kiện tích tụ vốn cho quá trình công nghiệp hóa.
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội ,
nó luôn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quốc dân.
Hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nông
nghiệp ngày nay khẳng định vị trí của mình trong cơ cấu nền kinh tế. Nó góp phần
tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Ở nước ta, một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, 80% dân sinh
sống ở nông thôn, kinh tế còn thuần nông, cơ cấu nông nghiệp độc canh, GDP từ
nông nghiệp còn rất lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động
còn thấp thì vấn đề nông thôn lại càng trở nên quan trọng. Mục tiêu của công
nghiệp hóa mà Đảng ta đề ra là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện khẩu
hiệu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Để đạt được mục
tiêu đó trước hết không thể không thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hóa hiện đại, nông thôn văn minh.
Đó là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn phức tạp.
Khi nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn trên góc độ kinh tế chính trị thì nó
càng khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp và nông thôn. Nó chính là cơ
sở của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi nông nghiệp, nông thôn là nơi
cung cấp nguồn nhân lực lao động cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cung cấp
lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, cho toàn ngành công nghiệp.
Tình hình phát triển của đô thị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Phát triển đô thị Việt Nam nhìn chung là muộn và chậm hơn so với một số
nước ở khu vực. Phát triển không đồng điều giữa các vùng và chênh lệch nhiều
giữa các khu vực khác về đặc điểm, địa lý. Đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh,
vùng núi, vùng cao nguyên phát triển chậm. Mức sống của đô thị và nông thôn

chênh lệch lớn. Đô thị bị quá tải dồn ép ở tất cả các mặt từ hạ tầng kỹ thuật và cả
hạ tầng xã hội.


Trong 20 năm đổi mới hệ thống đô thị Việt Nam có những thành tựu nhất
định, cho đến nay diện tích đất toàn đô thị là 48.965 km2 chiếm 14,78% tổng diện
tích đất tự nhiên của cả nước; trong đó đất nội thị là 14.104 km2 (chiếm 4,26%)
đất ngoại thị là 34,861 km2 chiếm 10,52%. Mạng lưới đô thị quốc gia đã đang
được mở rộng và phát triển tại các vùng, dọc theo các trục hành lang kinh tế - kỹ
thuật quốc gia, quốc tế quan trọng.
Việc nhận dạng quy luật phát triển đô thị là bài toán tổng hợp, bài toán cực
kỳ khó khăn phức tạp. Vì vậy có những nghiên cứu cẩn trọng, nghiêm túc và khoa
học, từ phía Nhà nước, các Bộ, ngành.
Bài toán đặt ra là không được phép chủ quan, duy ý chí mà cố gắng hiểu rõ
các đòi hỏi thực tế của nền kinh tế đang vận động, đang thay thế, đổ chỗ khá linh
hoạt của đất nước chúng ta hiện nay. Giải pháp được đặc lên hàng đầu có thể kể
đến trong công cuộc quản lí, điều tiết phát triển đố thị đó là:
Thứ nhât, đường lói chung trong việc quản lý và phát triển các đô thị trên
thế giớ hiện nay là hạn chế sự phát triển quá mức của các đô thị lớn, khuyến khích
sự phát triển của các đô thị vừa và nhỏ. Điều này cũng rất phù hợp với thực tiễn
Việt Nam hiện nay, vì mạng lưới đô thị của ta không phát triển đồng điều trong cả
nước. Các đô thị chủ yếu tập trung ở phía Bắc với thủ đô Hà Nội là trung tâm và
phía Nam là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm. Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà
nước ta trong chính sách quản lý, xây dựng và phát triển đô thị cần khuyến khích
và đầu tư phát triển các đô thị nhỏ và vừa, đặc biệt ở miền Trung, Tây nguyên, các
miềm trung du miền núi phía Bắc nhằm khắc phục tình trạng không phân bổ đồng
điều trong phân bổ đô thị.
Thứ hai, Nhà nước cần có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và xã hội nhằm cải thiện các điều kiện sống, sinh hoạt và lao động cho dân cư
đô thị. Bên cạnh đó, các chính sách dựa theo quan điểm về chất theo chiều sâu chứ

không phải là mở rộng và phình to về quy mô dân cư và lãnh thổ.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách trong công tác quản lý phát
triển đô thị thông qua việc phân cấp mạnh hơn, sâu hơn. Phân định trách nhiệm


quản lý đô thị và kiểm soát phát triển cho địa phương. Đồng thời với việc hướng
dẫn cụ thể là công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phân cấp. Vấn đề này đang bị
coi nhẹ.
Thứ tư, tăng cường hơn, ráo riết hơn về yêu cầu đội ngũ chuyên môn có đủ
trình độ quản lí phát triển đô thị theo phân cấp đến tận đô thị loại 4 và 5.
Thứ năm, cơ quan quản lý cấp trên tự giác hoàn thiện trí thức, tiến hành
việc nắm bắt thông tin về phát triển đô thị của cả nước để kịp thời có các chính
sách chuẩn bị phù hợp.
Cuối cùng, nội dung quan trọng là tạo điều kiện để các đô thị theo vùng
phối hợp, liên kết. Nghiên cứu huy hoạch xây dựng Vùng nhằm giải quyết cơ bản
và sát đúng các bài toán Vùng về các mặt: Kinh tế thực lập; Xã hội ôn bình; Văn
hóa đa sắc; Môi trường cận sinh; Định cư sinh lợi; An ninh quốc gia. Lộ trình này
phải chú trọngđến các bước: Thảo luận, thương thuyết, phối hợp, ra quy chế vùng,
phối hợp, điều hành chính sách, hợp tác Vùng theo giai đoạn.

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Tuấn Anh

Năm sinh: 1986
Đại chỉ: Phú Mỹ, Phú Tân Cà Mau
Đơn vị công tác: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau




×