Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn sinh 2014 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 11 trang )



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIÊN GIANG
----ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011-2012
----MÔN THI: SINH HỌC (chuyên)

(Đề thi có 01 trang)

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 23/6/2011
Câu 1: (2 điểm)
a) Nêu ý nghĩa của các quá trính nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
b) Ở một loài giao phối, giả sử bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội gồm 2 cặp nhiễm sắc thể tương
đồng, có kí hiệu là AaBb. Một cơ thể thuộc loài này khi giảm phân và thụ tinh bình thường,
sẽ hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể nào trong các giao tử và các hợp tử?
Câu 2: (2điểm)
a) Kĩ thuật gen là gì? Trình bày cụ thể các khâu trong kĩ thuật gen.
b) Nêu tên các lĩnh vực chính của ứng dụng công nghệ gen, cho một ví dụ minh họa ở một
trong các lĩnh vực đó.
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là một hệ sinh thái? Nêu các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
Hãy kể tên các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam và các loại cây trồng chính của
từng hệ sinh thái đó?
Câu 4: (2 điểm)
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28. Trong quá trình giảm phân hình
thành tinh trùng, đã có một cặp NST không phân li nên cơ thể bố hình thành hai loại giao tử


đực có kí hiệu chung là (n +1) và (n - 1). Cơ thể mẹ giảm phân bình thường hình thành giao
tử cái (n).
a) Sự thụ tinh giữa các loại giao tử đực và giao tử cái nói trên sẽ tạo thành những loại hợp
tử nào? Tính số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào của từng hợp tử.
b) Nếu các hợp tử này đều phát triển thành cơ thể mới thì các cơ thể này có tên gọi chung
là gì? Có thể xảy ra tối đa bao nhiêu khả năng xuất hiện những dạng hợp tử nói trên?
Câu 5: (2điểm)
Ở một giống lúa, tính trạng hạt tròn (gen A quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng
hạt dài (gen a quy định).
a) Cho cây lúa có hạt tròn thụ phấn với cây lúa có hạt dài, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình thu
được ở thế hệ con nếu chỉ xét theo quy luật Men đen?
b) Một em học sinh nói: khi cho thụ phấn giữa hai cây lúa hạt tròn đều có kiểu gen dị hợp
tử, thì tỉ lệ trung bình về kiểu hình ở đời con luôn luôn xấp xỉ là 3 cây hạt tròn: 1 cây hạt
dài. Em có đồng ý với ý kiến này hay không? Vì sao?

-------- HẾT-------Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ………………………………………...Số báo danh: …………………


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIÊN GIANG
-----

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011-2012
-----

HƯỚNG DẪN CHẤM THI - ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: SINH HỌC (chuyên)
(gồm có 03 trang)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

a) Nêu ý nghĩa của các quá trính nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 1
( 2đ )

Câu 2
( 2đ )

- Ý nghĩa của nguyên phân: Là phương thức sinh sản của tế bào và lớn
lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua
các thế hệ tế bào.
- Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
+ Nhờ sự giảm phân mà giao tử tạo thành có bộ NST đơn bội. Qua thụ
tinh, bộ NST lưỡng bội được phục hồi, đảm bảo duy trì ổn định bộ NST
đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
+ Giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử qua thụ tinh tạo ra các hợp tử
mang tổ hợp NST khác nhau. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện
các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
b) Các tổ hợp nhiễm sắc thể trong các giao tử và các hợp tử?
- Hai cặp NST tương đồng AaBb, khi giảm phân sẽ cho ra 4 loại tổ hợp
NST trong giao tử là: AB; Ab; aB và ab.
- Khi các giao tử thụ tinh hình thành 9 loại tổ hợp NST trong hợp tử là:
AABB; AaBB; AABb; AaBb; AAbb; Aabb; aaBB; aaBb và aabb.

* Nếu thí sinh viết không đủ 9 tổ hợp, nhưng những tổ hợp viết được
đều đúng thì vẫn cho tối đa là 0,5đ. Trường hợp viết sai, không nắm
được bản chất vấn đề thì không cho điểm nào.
a) Kĩ thuật gen là gì? Trình bày cụ thể các khâu trong kĩ thuật gen.
* Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên ADN để
chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài
cho (tế bào cho) sang tế bào của loài nhận (tế bào nhận) nhờ thể truyền.
* Kĩ thuật gen gồm 3 khâu:
- Khâu 1: Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho, tách ADN làm thể
truyền từ vi khuẩn hoặc virut
- Khâu 2: Cắt ADN của tế bào cho và ADN làm thể truyền ở vị trí xác
định nhờ enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào
cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối, tạo thành ADN tái tổ hợp
- Khâu 3: Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen
đã ghép được biểu hiện.
* Nếu thí sinh chỉ nêu đơn giản như tóm tắt sau bài học: Kĩ thuật gen
gồm 3 khâu là tách, cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp thì cho 0,25đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ

0,5đ
0,5đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ


b) Các lĩnh vực chính của ứng dụng công nghệ gen, cho một ví dụ
minh họa.
- Có 3 lĩnh vực chính có ứng dụng kĩ thuật gen:
+ Tạo các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản
phẩm sinh học quan trọng
+ Tạo giống cây trồng biến đổi gen
+ Tạo động vật biến đổi gen
-Ví dụ: Người ta chuyển gen mã hóa hoocmôn insilin ở người vào vi
khuẩn E.coli, đã tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hàng loạt
hoocmon này, từ đó mà giá thành thuốc chữa bệnh tiểu đường giảm đi rất
nhiều.
* Thí sinh có thể lấy bấy kì ví dụ nào có trong SGK thuộc mục II, trang
92 và 93 hoặc có trong các tài liệu tham khảo nhưng phải hợp lý.

Câu 3
( 2đ )

Câu 4
(2đ )

Thế nào là một hệ sinh thái, nêu các thành phần chủ yếu của một hệ
sinh thái hoàn chỉnh. Hãy kể tên các hệ sinh thái nông nghiệp chủ
yếu ở Việt Nam và các loại cây trồng chính của từng hệ sinh thái đó?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã và môi trường sống của quần xã (sinh
cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác
động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm 4 thành phần chủ yếu:
+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục, ánh sáng...
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ: các động vật ăn thực vật, các động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn...
- Hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam gồm:
+ Vùng núi phía Bắc với các loại cây trồng chủ yếu là: Cây công
nghiệp và cây lương thực như quế, hồi, lúa nương.
+ Vùng trung du phía Bắc với các loại cây trồng chủ yếu là chè.
+ Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long với các loại
cây trồng chủ yếu là lúa nước.
+ Vùng Tây nguyên với các loại cây trồng chủ yếu là chè, cao su, cà
phê
a) Các loại hợp tử tạo thành. Số NST trong tế bào các hợp tử:
- Các loại hợp tử được tạo thành:
♂Giao tử (n + 1) x ♀Giao tử (n ) -----------> Hợp tử ( 2n +1 )
♂Giao tử (n - 1) x ♀Giao tử (n ) -----------> Hợp tử ( 2n -1 )
- Số lượng NST trong các hợp tử:
+ Hợp tử ( 2n +1 ) có 28 + 1 = 29 NST
+ Hợp tử ( 2n -1 ) có 28 - 1 = 27 NST

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ



( mỗi ý
đúng
cho
0,25đ )

0,5đ
0,5đ


b) Tên gọi chung; khả năng xuất hiện:
- Tên gọi chung: Thể dị bội
- Khả năng xuất hiện tối đa các loại hợp tử này: Đúng bằng một nửa số
NST trong bộ NST lưỡng bội, tức là 14 khả năng

a) Tỉ lệ kiểu hình thu được ở thế hệ con nếu chỉ xét theo quy luật Men
đen?
Hạt tròn là tính trạng trội nên cây lúa hạt tròn có kiểu gen là AA hoặc
Aa. Lúa hạt dài có kiểu gen là aa. Vì vậy ta xét hai khả năng:
- Khả năng 1: Lúa hạt tròn AA x Lúa hạt dài aa
G:
A
a
Kiểu gen cơ thể lai: Aa. Kiểu hình: Đồng tính lúa hạt tròn
- Khả năng 2: Lúa hạt tròn Aa x Lúa hạt dài aa
G:
A, a
a
Kiểu gen cơ thể lai: 1Aa : 1aa . Kiểu hình: 50% lúa hạt tròn và 50% lúa
hạt dài
Câu 5

(2đ )

b) Ý kiến của em, vì sao?
- Không đồng ý với ý kiến của bạn học sinh
- Lý do:
+ Những nghiên cứu về di truyền sau Men đen cho thấy kết quả phép lai
có thể còn phụ thuộc vào quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố,
mẹ có bị rối loạn trong phân li của các cặp NST hay không, có bị đột
biến gen hoặc đột biến NST hay không. Các kết quả thí nghiệm mà Men
đen thu được ở đậu Hà Lan có yếu tố may mắn, nếu có xảy ra rối loạn
trong phân li của các cặp NST hoặc có đột biến thì không rõ Men đen sẽ
kết luận như thế nào về quy luật di truyền.
+ Ví dụ: Khi lai hai cây lúa hạt tròn có kiểu gen dị hợp tử: ♂Aa x ♀Aa
Nếu trong quá trình hình thành giao tử ở bố có đột biến gen xảy ra làm
cho gen trội A biến thành gen lặn a thì kết quả kiểu hình ở thế hệ con
không thể là 3 hạt tròn : 1 hạt dài được.
* Ý b câu 5 là một câu khó đối với học sinh lớp 9, nhằm phân hóa học
sinh, vì vậy thí sinh phải nêu được ý chính như đáp án thì mới cho điểm
tối đa. Còn cách diễn đạt thì không nhất thiết phải trùng với đáp án.

0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,5đ


0,25đ








×