Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.09 KB, 17 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG
PHÁP THU THẬP
1.1. Bằng chứng kiểm toán
1.1.1. Khái niệm
Bằng chứng kiểm toán nói riêng hay bằng chứng nói chung đều là căn cứ để
đưa ra kết luận về vấn đề quan tâm.
Trước hết theo từ điển tiếng Việt: “Bằng chứng là những vật hoặc việc dùng
làm bằng, để chứng tỏ việc là có thật” như vậy bằng chứng là một căn cứ rất quan
trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán. Ngay
trong cuộc sống hàng ngày khi muốn đưa ra một ý kiến một nhận xét hay tranh
luận một vấn đề cũng cần phải có những căn cứ cụ thể. Đặc biệt trong luật pháp
bằng chứng trở thành những căn cứ pháp lý để quy kết tội danh cũng như minh
chứng sự vô tội cho chủ thể.
Trong lĩnh vực kiểm toán, bằng chứng được giới hạn hẹp hơn đó là bằng
chứng kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: “ Bằng chứng
kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan
đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý
kiến của mình. Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán,
báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.” Bằng chứng
kiểm toán không bị giới hạn về hình thức, loại hình, nó là tất cả những tài liệu mà
kiểm toán viên có thể thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán không những có
giá trị về mặt kinh tế mà cả trên các vấn đề pháp luật, khoa học kĩ thuật,…Như vậy
các bằng chứng thu thập được rất phong phú đa dạng, mỗi loại bằng chứng sẽ làm
cơ sở hình thành nên những ý kiến kiểm toán về những vấn đề khác nhau.Tuy
nhiên mỗi cuộc kiểm toán đều có những mục đích nhất định vì thế kiểm toán viên
cần lựa chọn những thông tin thích hợp với mục tiêu kiểm toán đang tiến hành. Ví
dụ nếu mục tiêu cuộc kiểm toán là đánh giá khả năng thanh toán của công ty giúp
các ngân hàng, nhà đầu tư có quyết định cho vay đối với doanh nghiệp thì các bằng
chứng được căn cứ là chủ yếu như: hệ số khả năng thanh toán tổng hợp, hệ số khả
năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, giá trị của các tài sản
thế chấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp,… còn những bằng chứng về nhân


công, tính tuân thủ pháp luật,… sẽ có ít vai trò trong việc hình thành ý kiến kiểm
toán trong trường hợp này. Như vậy quyết định thu thập và đánh giá các bằng
chứng kiểm toán thu thập được giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến xác đáng về đối
tượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đến sự thành công của cuộc kiểm toán.
Khác với bằng chứng kiểm toán, bằng chứng pháp lý là những gì chứng
minh được một sự kiện hoặc một quan hệ pháp luật.Chủ thể tiến hành thu thập
bằng chứng pháp lý là cơ quan bảo vệ và thừa hành pháp luật. Bằng chứng pháp lý
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý, kinh tế, văn hoá,…Mục đích thu thập bằng
chứng pháp lý là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của công ty được kiểm toán
nhưng không xem xét đến mức độ ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Trong khi đó bằng chứng kiểm toán có chủ thể thu thập là các kiểm toán viên, đối
tượng và mục đích chỉ trong lĩnh vực kiểm toán. Khi kiểm toán một công ty “ Việc
đánh giá và xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định nói chung
không phải là trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và các công ty kiểm
toán” Tuy nhiên bằng chứng kiểm toán cũng có thể bao gồm cả bằng chứng pháp
lý nếu việc không tuân thủ pháp luật của công ty kiểm toán làm ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính.
1.1.2. Vai trò của bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong các cuộc
kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để hình thành nên kết quả cuối cùng của
toàn bộ cuộc kiểm toán đó là kết luận kiểm toán. Như vậy sự thành công của cuộc
kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá các bằng
chứng kiểm toán thu thập được. Kết luận kiểm toán khó có thể nhận định xác đáng
về đối tượng được kiểm toán nếu bằng chứng thu được không đầy đủ, không phù
hợp và có độ tin cậy không cao.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty kiểm toán, chất lượng
kiểm toán là thước đo uy tín của các công ty trên thị trường, nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty kiểm toán. Việc đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán
phải dựa trên việc thu thập bằng chứng kiểm toán có đầy đủ và phù hợp với mục
tiêu kiểm toán trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm toán của công ty.

Bằng chứng kiểm toán là cơ sở giúp chủ nhiệm kiểm toán, Ban giám đốc
kiểm tra kiểm soát việc thực hiện của kiểm toán viên, giúp cơ quan tư pháp giám
sát đối với chủ thể kiểm toán. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp kiện tụng giữa
công ty kiểm toán và người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính thì bằng chứng
kiểm toán chính là cơ sở để kiểm toán viên chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình
trước cơ quan luật pháp.
Trong cơ chế thị trường, có nhiều người quan tâm tới tình hình tài chính và
sự phản ánh của nó trong tài liệu kế toán, những kết luận của kiểm toán viên trong
báo cáo kiểm toán tạo niềm tin cho người sử dụng chúng. Tuy nhiên họ chỉ tin
tưởng vào các kết luận này nếu chúng được đưa ra khi kiểm toán viên đã thu thập
đầy đủ bằng chứng có hiệu lực xác nhận rằng các thông tin kinh tế tài chính đều
không có sự sai lệch nghiêm trọng.
1.1.3. Phân loại bằng chứng kiểm toán
Có nhiều cách phân loại bằng chứng kiểm toán, ứng với mỗi cách phân loại
bằng chứng được chia thành các loại hình khác nhau.
 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc hình thành
Căn cứ theo nguồn gốc của các tài liệu, thông tin kiểm toán thu thập được,
bằng chứng kiểm toán được chia thành:
- Bằng chứng kiểm toán thu thập một cách trực tiếp bởi kiểm toán viên. Bằng chứng
này có độ tin cậy cao nhất, vì chúng do kiểm toán viên tự khai thác, phát hiện bằng
việc phân tích, tính toán, kiểm kê, quan sát,..
- Bằng chứng thu được từ bên thứ ba độc lập với đơn vị được kiểm toán. Bên thứ ba
bao gồm: các nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng, ngân hàng, các tổ chức tài chính
tín dụng, cơ quan thuế,..
- Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp.
 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình
Theo loại hình bằng chứng được chia thành 2 loại:
- Bằng chứng bằng tài liệu, văn bản, biên bản: biên bản kiểm kê, sổ sách kế toán, thư
xác nhận,…
- Bằng chứng trình bày bằng miệng: phỏng vấn,…

Ngoài ra bằng chứng kiểm toán còn được chia thành hai loại là bằng chứng có sẵn
và loại kiểm toán viên phải tạo ra:
- Tài liệu có sẵn (chứng từ kiểm toán): đây là nguồn bằng chứng phổ biến vì nó cung
cấp bằng chứng với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Nó gồm các chứng từ, sổ sách kế
toán, các giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, biên bản họp hội đồng quản
trị,…
- Tài liệu được tạo ra: thư xác nhận, các phiếu câu hỏi phỏng vấn, các tài liệu chứng
minh,…
1.1.4. Tính chất của bằng chứng kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định “ Kiểm toán viên và
công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm
cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán” Như
vậy, để đưa ra được kết luận kiểm toán thì kiểm toán viên phải thu thập được
những bằng chứng kiểm toán thuyết phục. Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm
toán được thể hiện bởi hai tính chất quan trọng: tính hiệu lực và tính đầy đủ.
 Tính hiệu lực:
Tính hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm
toán. Bằng chứng có tính hiệu lực cao sẽ giúp cho kiểm toán đưa ra được những
kết luận chính xác, xác thực với thực trạng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
- Loại hình bằng chứng: Bằng chứng bằng văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng
chứng bằng chứng bằng miệng. Bằng chứng bằng văn bản bao giờ cũng để lại dấu
vết đó là chữ kí của người lập, người phê duyệt, người thực hiện,… gắn trách
nhiệm của họ đối với việc đưa ra bằng chứng, bằng chứng bằng miệng thường ít có
căn cứ. Ví dụ biên bản kiểm kê có được khi kiểm toán viên chứng kiến hoặc trực
tiếp tham gia kiểm kê có độ tin cậy cao hơn là bằng chứng thu được do phỏng vấn
thủ kho của đơn vị.
- Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu
lực của bằng chứng kiểm toán, bằng chứng có nguồn gốc càng độc lập với đối
tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực. Bằng chứng thu được do kiểm toán

viên xem xét thực tế, quan sát, tính toán, phân tích, điều tra bao giờ cũng có độ tin
cậy cao nhất, bằng chứng thu được từ nguồn độc lập bên ngoài (như giấy xác nhận
của khách hàng, hoá đơn mua hàng, giấy báo nợ có của ngân hàng,…) có độ tin
cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được nhờ khách hàng cung cấp (ví dụ như
các tài liệu kế toán của đơn vị).
- Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế
nhằm ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu
hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì khả năng tồn tại sai
phạm mà hệ thống không phát hiện ra sẽ ít hơn, bằng chứng thu được có độ tin cậy
cao.
- Tính thời kỳ, thời điểm của bằng chứng kiểm toán: Mỗi một đối tượng kiểm toán
có một thời điểm kiểm tra thích hợp. Đối với các khoản mục trên bảng cân đối kế
toán của đơn vị, chứng cứ có tính thuyết phục hơn khi nó được thu thập càng gần
ngày lập Bảng cân đối kế toán. Đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh
doanh của đơn vị chứng cứ sẽ có chất lượng hơn nếu mẫu được lấy trong suốt thời
kỳ kiểm toán.
- Sự kết hợp của các bằng chứng kiểm toán: Một kết luận được căn cứ bởi nhiều
bằng chứng sẽ có hiệu lực hơn. Nếu một khoản nợ nhà cung cấp trên sổ kế toán
của công ty khớp với số tiền trong thư xác nhận của người bán, hai thông tin này
có độ tin cậy cao hơn là một thông tin đơn lẻ.
- Ngoài ra trình độ chuyên môn của các cá nhân cung cấp thông tin cũng có ảnh
hưởng đáng kể đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán. Những bằng chứng thu
được từ ý kiến của chuyên gia có chuyên môn nghiệp vụ cao bao giờ cũng có chất
lượng hơn là bằng chứng từ những người ít am hiểu về lĩnh vực đó.
 Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán
Đầy đủ là khái niệm dùng để chỉ số lượng chủng loại bằng chứng kiểm toán cần
thu thập để đưa ra kết luận cho cuộc kiểm toán. Không có thước đo chung cho tính
đầy đủ, vấn đề này đòi hỏi rất lớn ở sự suy đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên
trong từng tình huống cụ thể. Trên thực tế thường chấp nhận kiểm toán viên thu
thập bằng chứng ở mức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chắc chắn”. Kiểm

toán viên cần phải cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến tính đầy đủ của bằng chứng
kiểm toán.
- Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy càng
thấp thì càng phải thu thập nhiều bằng chứng bởi vì bằng chứng có độ tin cậy thấp
chưa đủ để nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán. Một sự khẳng

×