Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đào tạo mba tại tp hcm so sánh giữa chương trình liên kết và chương trình trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 113 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


BÙI THỊ TUYẾT NHUNG

ĐÀO TẠO MBA TẠI TP.HCM:
SO SÁNH GIỮA CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT
VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRONG NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP.Hồ Chí Minh, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


BÙI THỊ TUYẾT NHUNG

ĐÀO TẠO MBA TẠI TP.HCM:
SO SÁNH GIỮA CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT
VÀ CHƯƠNG TRÌNH TRONG NƯỚC
Chuyên nghành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên nghành: 60340102

Người Hướng Dẫn Khoa Học:
TS. NGUYỄN QUANG TRUNG

TP.Hồ Chí Minh, 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Đào Tạo MBA Tại Tp.Hồ Chí Minh: So Sánh
Giữa Chương Trình Liên Kết Và Chương Trình Trong Nước” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2015
Tác giả

BÙI THỊ TUYẾT NHUNG

i


LỜI CÁM ƠN
Với tất cả sự chân thành, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Quang Trung,
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Giảng viên khoa Sau Đại
Học, Đại Học Mở Tp Hồ Chí Minh đã tham gia giảng dạy khóa học, đã cung cấp, chia
sẻ những kiến thức quý báu cho tôi và các học viên khác.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các anh/chị học viên lớp Thạc Sĩ Quản Trị
Kinh Doanh chương trình liên kết và chương trình trong nước tại Tp Hồ Chí Minh đã
dành thời gian giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu điều tra và nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, người luôn thương yêu,
chăm sóc tôi từ lúc bé đến lúc trưởng thành. Xin cảm ơn các Anh, Chị và các Bạn lớp
Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh 12B, trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh đã luôn giúp
đỡ, động viên tôi để hoàn thành nghiên cứu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2015
Tác giả

BÙI THỊ TUYẾT NHUNG

ii


TÓM TẮT
Hiện nay, ngoài các chương trình MBA trong nước thì các chương trình liên kết
với nước ngoài (gọi chung là chương trình liên kết) được mở ra nhiều, điều này đã tạo
nên cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường (VietNamNet, 2014). Vì vậy, việc đo
lường và nâng cao chất lượng đào tạo được xem là cách thức giúp các đơn vị đào tạo
nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững. Thực tế tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cảm
nhận và đánh giá của sinh viên về chương trình đào tạo thì phổ biến nhưng phần lớn
tập trung nghiên cứu ở các chương trình đào tạo Đại Học và chỉ tập trung nghiên cứu
về cảm nhận, đánh giá trên một chương trình đào tạo. Do đó nghiên cứu “Đào tạo
MBA tại Tp.HCM: So sánh giữa chương trình liên kết và chương trình trong nước”
được tiến hành nhằm đo lường cảm nhận và đánh giá của học viên về chương trình
MBA liên kết và chương trình trong nước cũng như mức độ hài lòng của họ về chương
trình MBA, những dự định sự nghiệp của học viên sau khi tốt nghiệp MBA, so sánh
cảm nhận, đánh giá của học viên MBA giữa chương trình liên kết và chương trình
trong nước giống và khác nhau ở điểm nào.
Lý thuyết chính được nghiên cứu là lý thuyết về giá trị cảm nhận, chất lượng hoạt
động đào tạo và sự hài lòng. Các công trình nghiên cứu trước về vấn đề này cũng được

thảo luận.
Đáp viên được lựa chọn điều tra là các học viên MBA đã hoặc đang theo học
MBA từ hai học kỳ trở lên, bao gồm sáu nhóm đến từ: MBA chương trình trong nước
Trường ĐH Mở Tp.HCM; MBA chương trình trong nước Trường ĐH Kinh Tế
Tp.HCM; MBA liên kết của chương trình CFVG, Pháp; MBA liên kết của Trường ĐH
Bruxelles, Bỉ; MBA liên kết của Trường ĐH Mở Malaysia; MBA chương trình trong
nước Trường ĐH Công Nghệ Tp.HCM. Tổng cộng có 312 bảng câu hỏi được phát ra,
thu về 305 bảng và có 299 bảng câu hỏi được sử dụng phục vụ cho nghiên cứu.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với 44 biến quan sát cho thấy có sáu
nhân tố trong thành phần Giá trị dịch vụ (gồm có 26 biến) và ba nhân tố trong thành

iii


phần Chất lượng đào tạo (gồm có 15 biến), Sự hài lòng có một nhân tố (gồm 3 biến).
Tất cả các biến trên đều có hệ số tải nhân tố đạt yêu cầu (lớn hơn 0.5).
Kiểm định giả thuyết về sự khác nhau trong cảm nhận, đánh giá và sự hài lòng
của học viên hai chương trình MBA trong nước và chương trình liên kết. Kết quả cho
thấy học viên MBA ở cả hai chương trình đều có đánh giá cao về chương trình MBA
mà họ đang theo học. Tuy nhiên đối với các học viên ở chương trình liên kết thì mức
đánh giá về chương trình cao hơn hẳn so với các học viên ở chương trình trong nước về
“Giá trị dịch vụ” và “Sự hài lòng”. Riêng đối với thành phần: “Dịch vụ hỗ trợ” thì
không có sự khác biệt trong việc đánh giá của học viên ở hai chương trình.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... I
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................II

TÓM TẮT .................................................................................................................... III
MỤC LỤC ...................................................................................................................... V
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... X
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................. XI
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... XII
DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT ................................................................ XIV
CHƯƠNG 1: ................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.2 Lý do nghiên cứu ...................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa bài nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.7 Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 5

v


CHƯƠNG 2: ................................................................................................................... 7
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 7
2.1 Định nghĩa chương trình trong nước và chương trình liên kết ................................. 7
2.2 Giá trị cảm nhận ........................................................................................................ 7
2.3 Chất lượng trong giáo dục ...................................................................................... 11
2.4 Chất lượng dịch vụ.................................................................................................. 12
2.5 Sự hài lòng của khách hàng .................................................................................... 13
2.6 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.............................................. 14
2.7 Khung phân tích ...................................................................................................... 15
2.6.1 Khung phân tích 1: .......................................................................................... 15
2.6.2 Khung phân tích 2: .......................................................................................... 17

2.8 Tóm tắt .................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 3: ................................................................................................................. 20
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20
3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.2 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 21
3.2.1 Nghiên cứu định tính ....................................................................................... 21
3.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 22
3.3 Xây dựng thang đo .................................................................................................. 26
3.4 Tóm tắt .................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 4: ................................................................................................................. 33

vi


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 33
4.1 Thống kê mô tả ....................................................................................................... 33
4.2 Đánh giá thang đo ................................................................................................... 35
4.2.1 Thang đo thành phần Giá trị dịch vụ ............................................................... 36
4.2.2 Thang đo thành phần Chất lượng đào tạo và sự hài lòng ................................ 38
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 39
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá thành phần Giá trị dịch vụ ................................. 39
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thành phần Chất lượng đào tạo và Sự hài lòng .. 40
4.4 Kiểm định các giả thuyết ........................................................................................ 41
4.4.1 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Giá trị bằng cấp”................................................................................ 42
4.4.2 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Giá trị tri thức” .................................................................................. 45
4.4.3 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Giá trị hình ảnh” ................................................................................ 47
4.4.4 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình

trong nước về “Giá trị cảm xúc” ................................................................................ 48
4.4.5 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Giá trị chức năng” ............................................................................. 50
4.4.6 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Giá trị xã hội” .................................................................................... 51
4.4.7 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Hoạt động đào tạo” ............................................................................ 52
4.4.8 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Cơ sở vật chất” .................................................................................. 54
4.4.9 Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình
trong nước về “Dịch vụ hỗ trợ” .................................................................................. 55
vii


4.4.10

Sự khác biệt về đánh giá của học viên chương trình liên kết và chương trình

trong nước về “Sự hài lòng” ....................................................................................... 56
4.5 Tóm tắt chương ....................................................................................................... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 59
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 59
5.2 Một số kiến nghị ..................................................................................................... 60
5.3 Hạn chế của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 63
5.3.1 Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 63
5.3.2 Đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65
BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH ................................................................................... 67
PHỤ LỤC 2:.................................................................................................................. 69
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG ........................................................ 69

PHỤ LỤC 3:.................................................................................................................. 78
THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 4:.................................................................................................................. 81
HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA ................................................................................. 81
PHỤ LỤC 5:.................................................................................................................. 86

viii


PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ............................................................. 86
PHỤ LỤC 6:.................................................................................................................. 90
KIỂM ĐỊNH INDEPENDENT SAMPLES T- TEST ............................................... 90

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.2 Mô hình giá trị cảm nhận theo (LeBlanc & Nguyen, 1999) .......................... 15
Hình 2.3 Mô hình sự hài lòng sinh viên theo (Diamantis & Benos, 2007) …………..17
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu………………………………………………………..21

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Thành phần mẫu khảo sát ...................................................................... 34
Đồ thị 4.2 Độ tuổi học viên .................................................................................... 34
Đồ thị 4.3 Mục đích học MBA ............................................................................... 35

xi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo “Giá trị bằng cấp”…………………………………..……………27
Bảng 3.2Thang đo “Giá trị tri thức”…………………………………...……...………27
Bảng 3.3 Thang đo “Giá trị hình ảnh”…………..………………….……..…..………28
Bảng 3.4 Thang đo “Giá trị chức năng”………………………..………..……………28
Bảng 3.5 Thang đo “Giá trị cảm xúc”…………….……………………..……………29
Bảng 3.6 Thang đo “Giá trị xã hội”…………………….………………..……………29
Bảng 3.7 Thang đo “Hoạt động đào tạo”…………………….…………..……………30
Bảng 3.8 Thang đo “Cơ sở vật chất”…………………….…..…………..……………30
Bảng 3.9 Thang đo “Dịch vụ hỗ trợ”……………………...……………..……………31
Bảng 3.10 Thang đo “Sự hài lòng”…….………………….……………..……………31
Bảng 4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha thành phần Giá trị dịch vụ ..................................... 41
Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha thành phần Chất lượng đào tạo và sự hài lòng ...... 41
Bảng 4.3 Phân tích EFA thành phần Giá trị dịch vụ ..................................................... 40
Bảng 4.4 Phân tích EFA thành phần Chất lượng đào tạo và Sự hài lòng ...................... 41
Bảng 4.5 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Giá trị bằng cấp” ..................... 44
Bảng 4.6 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Giá trị tri thức” ....................... 44
Bảng 4.7 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Giá trị hình ảnh” ..................... 47
Bảng 4.8 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Giá trị cảm xúc”...................... 49
Bảng 4.9 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Giá trị chức năng” .................. 50
Bảng 4.10 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Giá trị xã hội” ...................... 51
Bảng 4.11 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Hoạt động đào tạo” ............... 53

xii


Bảng 4.12 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Cơ sở vật chất” .................... 54
Bảng 4.13 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Dịch vụ hỗ trợ” ..................... 55

Bảng 4.14 Kiểm định Independent Samples T-Test về “Sự hài lòng” .......................... 56
Bảng 5.1 Giải pháp thực hiện với từng nhóm nhân tố ................................................... 61

xiii


DANH MỤC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT

Từ

Diễn giải

CFVG
ĐH
Eva
Evna

Trung Tâm Pháp Việt Đào Tạo Về Quản Lý
(Vietnam-French Center for Management Training)
Đại Học
Equal variances assumed
Equal variances not assumed

MBA

Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (Master of Business Administration)

Trung
bình
SD

Tp.HCM

Trung Bình
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
Thành Phố Hồ Chí Minh

xiv


CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1

Vấn đề nghiên cứu
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong

các trường đại học nói riêng. Nâng cao chất lượng là nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện
tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị đào tạo.
Cảm nhận chất lượng dịch vụ hoặc thái độ đối với sản phẩm là một ảnh hưởng có
tầm quan trọng chiến lược cho tổ chức (Russell, 2005). Theo đó tác giả cho rằng giáo
dục có thể được phân loại như một dịch vụ thị trường, ở đây là dịch vụ giáo dục.
Khi giáo dục đại học là một loại hình dịch vụ điều này đồng nghĩa các cơ sở giáo
dục đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ. Đối với các chương trình MBA khách hàng
chính là các học viên vì họ tham gia trực tiếp vào toàn bộ quá trình dịch vụ và cũng là
sản phẩm của giáo dục đào tạo.
Chất lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ
không phải bởi các đơn vị. Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng
dịch vụ qua ý kiến của học viên đang trở nên hết sức cần thiết. Qua đó các trường có
nhận định khách quan về những gì mình đã làm được và những việc cần làm trong giai
đoạn tiếp theo.

Elliott và Shin (2002) trích trong Diamantis and Benos (2007) cho rằng sự hài
lòng của người học có tầm quan trọng sống còn đối với tất cả các tổ chức giáo dục vì
điều đó: (1) thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ (2) tăng cường hình ảnh của tổ chức
(3) tập trung vào kỳ vọng và nhu cầu của người học (4) dữ liệu này sẽ giúp tăng hiệu
quả của người học trong thị trường lao động.
Nghiên cứu nhằm đo lường cảm nhận và đánh giá của học viên về các chương
trình MBA liên kết và chương trình trong nước cũng như mức độ hài lòng của họ về
chương trình MBA, những dự định sự nghiệp của học viên sau khi tốt nghiệp MBA, so

1


sánh cảm nhận, đánh giá và sự hài lòng của học viên MBA giữa chương trình liên kết
và chương trình trong nước giống và khác nhau ở điểm nào nhằm cung cấp cơ sở cho
các trường xây dựng chương trình MBA tại Tp HCM chất lượng, uy tín và hiệu quả.
1.2

Lý do nghiên cứu
Hiện nay nhu cầu nhân lực có bằng MBA tăng trung bình gần 30% trên toàn cầu

mặc dù kinh tế khó khăn, lượng người thất nghiệp tăng. Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng này. Nhu cầu tăng kéo theo sự gia tăng về cung (VietNamNet, 2014).
Hơn nữa, nhiều trường đại học quốc tế mở các chương trình MBA liên kết hoạt động
song song với các chương trình MBA trong nước điển hình như: MBA liên kết của
chương trình CFVG, Pháp; MBA liên kết của Trường ĐH Lincoln, Hoa Kỳ; MBA liên
kết của Trường ĐH Bruxelles, Bỉ; MBA liên kết của Trường ĐH Bolton, Anh; MBA
liên kết của Trường Quản lý Maastricht, Hà Lan; MBA liên kết của Trường ĐH Bách
Khoa Tây Bắc; MBA liên kết của Trường Nghĩa Thủ…Điều này đã tạo nên cuộc cạnh
tranh khốc liệt giữa các trường. Để thu hút được nhiều học viên và có định hướng phát
triển thích hợp trong thời gian tới, các trường cần biết thông tin về cảm nhận và đánh

giá của học viên về các chương trình MBA liên kết và chương trình trong nước cũng
như mức độ hài lòng của họ về chương trình MBA, những dự định sự nghiệp của học
viên sau khi tốt nghiệp MBA. Sự hiểu biết về sự khác biệt về các tiêu chí này mang lại
thông tin có giá trị cho sự phát triển của các trường và giúp xây dựng chương trình
MBA phù hợp, uy tín và hiệu quả. Từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của học viên hiện tại
và tương lai. Do đó cần có một nghiên cứu nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về
đào tạo MBA tại TP HCM.
Nghiên cứu hỗ trợ cho các trường trong nhiều cách, bao gồm theo dõi những thay
đổi trên thị trường, nhìn nhận được những điều mình đã làm tốt và đề ra nhiệm vụ cần
làm trong thời gian tới thông qua đánh giá của các học viên về chương trình, định vị
thương hiệu của trường khi đáp ứng lợi ích của học viên.
Từ các lý do trên hình thành bài nghiên cứu “Đào tạo MBA tại Tp.HCM: So
sánh giữa chương trình liên kết và chương trình trong nước”.
2


1.3

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu có 4 mục tiêu sau:
(1) Đo lường các cảm nhận, đánh giá của học viên về chương trình MBA mà họ
đã/đang theo học.
(2) Đánh giá mức độ hài lòng của học viên về chương trình MBA
(3) So sánh các cảm nhận, đánh giá của học viên MBA giữa chương trình liên kết
và chương trình trong nước
(4) Đề xuất các giải pháp cho phòng đào tạo các trường để xây dựng, chọn lựa và
cải thiện chương trình MBA.
1.4


Câu hỏi nghiên cứu

Từ 4 mục tiêu trên, 4 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
(1) Cảm nhận và đánh giá về chương trình MBA của học viên đã/đang theo học
như thế nào?
(2) Mức độ hài lòng của học viên về chương trình MBA như thế nào?
(3) Cảm nhận, đánh giá của học viên MBA giữa chương trình liên kết và chương
trình trong nước giống và khác nhau như thế nào?
(4) Cần làm gì để chương trình MBA trở nên thu hút hơn?
1.5

Ý nghĩa bài nghiên cứu
Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định được thang đo chất lượng đào tạo MBA

chương trình liên kết và chương trình trong nước tại Tp.HCM dựa trên các nghiên cứu
trước. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị nhận biết được các yếu tố của
chất lượng đào tạo MBA nhằm làm cơ sở cho việc đo lường, phân tích và hoạch định
chiến lược cạnh tranh dựa trên chất lượng đào tạo. Nghiên cứu giúp cho nhà quản trị
các trường biết được các cảm nhận, đánh giá và mức độ hài lòng của học viên về
chương trình MBA mà họ đào tạo, đó là cơ sở để nhà trường phát huy những khía cạnh

3


đã làm tốt và khắc phục những vấn đề làm chưa tốt. Kết quả của nghiên cứu cũng góp
phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực giáo dục.
1.6

Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này áp dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và


nghiên cứu định lượng để xác định các cảm nhận, đánh giá của học viên về chương
trình MBA mà họ đã/đang theo học đồng thời xác định mức độ hài lòng của học viên
về chương trình MBA, so sánh cảm nhận, đánh giá của học viên MBA giữa chương
trình liên kết và chương trình trong nước. Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua thảo luận nhóm, với hai nhóm học viên
MBA đã học từ hai kỳ trở lên, mỗi nhóm gồm 5 học viên nhằm khẳng định mô hình
nghiên cứu đã đi đúng hướng và phù hợp với thực tế tại Tp.HCM.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Bước thứ nhất: Khảo sát sơ bộ 150 học viên đang theo học MBA tại Tp HCM,
những học viên này được lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện kết hợp định ngạch
(quota sampling). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) trong lấy
mẫu định ngạch, nhà nghiên cứu quyết định tổng thể con cần quan tâm và tỷ lệ tổng thể
con này trong mẫu, lấy đủ số đó sẽ dừng lại, trong từng tổng thể con các đơn vị mẫu
được chọn theo cách thuận tiện.
Bước thứ hai: Khảo sát chính thức các học viên hiện đã theo học MBA từ hai kỳ
trở lên tại Tp HCM chương trình liên kết và chương trình trong nước, bằng việc trả lời
bảng câu hỏi đã được thiết kế và hiệu chỉnh trước đó. Nghiên cứu áp dụng thang đo
Likert với 05 mức độ đánh giá khác nhau.
Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, số liệu được nhập liệu và mã hoá bằng phần mềm
SPSS 20. Tiến hành thực hiện phân tích nhân tố EFA. Kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu, đưa ra kết luận.

4


Đối tượng khảo sát là các học viên đã theo học MBA từ hai học kỳ trở lên chương
trình trong nước và chương trình liên kết.
Đối tượng nghiên cứu là cảm nhận, đánh giá và sự hài lòng của học viên MBA.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số trường có đào tạo chương trình MBA tại
Tp.HCM. Cụ thể là:
 MBA chương trình trong nước Trường ĐH Mở Tp.HCM.
 MBA chương trình trong nước Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM.
 MBA chương trình trong nước Trường ĐH Công Nghệ Tp.HCM
 MBA liên kết của chương trình CFVG, Pháp.
 MBA liên kết của Trường ĐH Bruxelles, Bỉ.
 MBA liên kết của Trường ĐH Mở Malaysia.
1.7

Kết cấu của luận văn
Đề tài có kết cấu gồm 05 chương được hệ thống như sau:

Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu, nêu rõ lý do hình thành nên
đề tài, đưa ra mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp và đối tượng nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu và giới thiệu sơ lược kết cấu đề tài.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này trình bày các lý thuyết cơ bản về giá trị cảm nhận, các yếu tố về đào
tạo và sự hài lòng của học viên. Dựa trên sự tổng hợp các công trình nghiên cứu trước
đưa ra các cảm nhận, đánh giá của học viên, mức độ hài lòng của học viên về vấn đề
đào tạo.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này đưa ra phương pháp nghiên cứu với cách thức tiếp cận đối tượng
nghiên cứu. Cách thức tiếp cận và thu thập dữ liệu trong nghiên cứu, cách thức lấy mẫu

5


trong nghiên cứu. Điểm quan trọng ở chương 3 là đưa ra các giả thuyết và lựa chọn các

kiểm định thích hợp cho mô hình nghiên cứu. Các giả thuyết là lập luận mà luận văn
cần phải kiểm chứng bằng số liệu khảo sát thực tế tại địa phương nghiên cứu. Ngoài ra,
ở chương này luận văn còn mô tả các thuật toán thống kê ứng dụng nhằm giải thích cho
các số liệu được trình bày trong chương 4. Kết quả nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
ở chương 1 và kết quả nghiên cứu cũng chính là mục tiêu mà nghiên cứu hướng đến. Ở
chương này, nghiên cứu sử dụng số liệu được khảo sát từ học viên, bằng các lập luận
phân tích và đưa ra kết quả nghiên cứu với các số liệu thực tế từ phần mềm SPSS 20
Chương 5. KẾT LUẬN
Trong chương này nghiên cứu nhằm đúc kết lại kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm năng cao khả năng thu hút học viên một cách hiệu quả hơn. Nêu ra
các hạn chế của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

6


CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Định nghĩa chương trình trong nước và chương trình liên kết
Thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration - MBA) là
bằng thạc sĩ trang bị cho học viên kiến thức về lĩnh vực quản trị kinh doanh (từ 1 – 2
năm), chương trình đào tạo gồm: Quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực,
marketing, quản trị chiến lược, quản lý dự án, thương mại quốc tế…MBA có nguồn
gốc từ Mỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm những cách tiếp cận khoa học đối với việc
quản lý của các công ty Mỹ vào những năm đầu thế kỷ 20.
Chương trình MBA trong nước là chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh
doanh do một đơn vị giáo dục tại Việt Nam cung cấp chương trình.
Chương trình MBA liên kết là chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh tại
Việt Nam, do một đơn vị giáo dục Việt Nam hợp tác với đơn vị đào tạo nước ngoài

cung cấp chương trình (Học Viện Tài Chính, 2001).
2.2 Giá trị cảm nhận
Khái niệm "giá trị" là một phần tử quan trọng trong marketing. Quản trị
marketing được khuyến khích áp dụng các chiến lược liên quan đến giá trị kỳ vọng của
người tiêu dùng, thúc đẩy và tăng cường sự thành công lâu dài (Woodruff, 1997).
Theo Nordin and Kowalkowski (2010) tạo ra giá trị là quá trình làm tăng lợi ích
của khách hàng, qua đó làm gia tăng mối quan hệ với khách hàng. Giá trị đóng một vai
trò quan trọng và ngày càng tăng với người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các nhà tiếp
thị.
Morar (2013) cho rằng “giá trị” như sự cân bằng giữa chất lượng và lợi ích người
tiêu dùng cảm nhận trong sản phẩm/dịch vụ mua vào, liên quan đến sự hy sinh mà họ
cảm nhận bằng cách trả giá cho sản phẩm.

7


Các tổ chức ngày càng nhận ra giá trị cảm nhận của khách hàng là một yếu tố
quan trọng trong quản trị chiến lược (Spiteri & Dion, 2004). Việc tạo ra giá trị khách
hàng đã trở thành một mệnh lệnh chiến lược trong việc xây dựng và duy trì một lợi thế
cạnh tranh (Wang, Lo, Chi, & Yang, 2004).
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để định
nghĩa “giá trị cảm nhận” của khách hàng. Điển hình như: giá trị cảm nhận (perceived
value), giá trị của khách hàng (customer value), giá trị cho khách hàng (value for the
customer), giá trị cảm nhận của khách hàng (customer perceived value), giá trị khách
hàng cảm nhận (perceived customer value), giá trị của người tiêu dùng (consumer
value), giá trị tiêu dùng (consumption value). Thuật ngữ thường dùng trong nghiên cứu
là giá trị cảm nhận (perceived value) hay giá trị cảm nhận của khách hàng (customer
perceived value). Tuy nhiên mỗi nghiên cứu lại định nghĩa giá trị cảm nhận một cách
khác nhau. Cụ thể như sau:
Morar (2013) khi nghiên cứu về “Tài liệu các giá trị của người tiêu dùng, bao

gồm giá trị cảm nhận và giá trị mong đợi” theo đó, tác giả cho rằng ý tưởng của việc
tạo ra giá trị cho khách hàng liên quan đến thực tế là có sự khác biệt giữa những gì
khách hàng muốn và những gì họ có được sau khi mua sản phẩm. Tác giả cho rằng khi
khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ họ thường chọn các sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho
họ những giá trị cao nhất phù hợp với khả năng chi trả của họ. Tác giả cũng cho rằng
“giá trị cảm nhận” đại diện cho một khái niệm trừu tượng với ý nghĩa khác nhau phụ
thuộc vào bối cảnh. Nói chung, điều này được xác định từ quan điểm của người tiêu
dùng.
Zeithaml (1988) khi nghiên cứu “Giá trị cảm nhận của khách hàng về giá cả, chất
lượng và giá trị”. Tác giả cho rằng “Giá trị cảm nhận là sự đánh giá tổng thể của người
tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về
những gì nhận được và những gì phải bỏ ra”. Tác giả đánh giá thông qua việc so sánh
giữa thành phần “nhận được” và “bỏ ra” của sản phẩm, dịch vụ. Tác giả cho rằng một
số người tiêu dùng cảm nhận được giá trị khi có một mức giá thấp, những người khác
8


cảm nhận được giá trị khi có một sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả. Tóm lại mỗi
người tiêu dùng có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ.
Giá trị cảm nhận của khách hàng là mối quan hệ cảm xúc được thiết lập giữa
khách hàng và nhà cung cấp sau khi khách hàng đã sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ
của nhà cung cấp và thấy rằng sản phẩm hay dịch vụ đó tạo ra giá trị gia tăng (Spiteri
& Dion, 2004).
Định nghĩa giá trị cảm nhận của người tiêu dùng chủ yếu dựa vào các thuật ngữ
như tiện ích, giá trị, lợi ích và chất lượng (Woodruff, 1997). Ngoài ra tác giả còn cho
rằng người tiêu dùng có thể cảm nhận được giá trị khác nhau với từng trường hợp tiêu
thụ, theo thời điểm mua như: Trước khi mua, sau khi mua, và trong những tình huống
sử dụng. Hơn nữa, giá trị cảm nhận của người tiêu dùng có thể được dự đoán trong quá
trình ra quyết định hoặc thực sự có kinh nghiệm trong quá trình sử dụng. Theo đó tác
giả định nghĩa giá trị cảm nhận của khách hàng là "cảm nhận sở thích của khách hàng

để đánh giá những sản phẩm thuộc tính, biểu diễn thuộc tính, và hậu quả phát sinh từ
việc sử dụng tạo điều kiện để đạt được mục tiêu của khách hàng và mục đích sử dụng”.
Một tác giả khác Parasuraman (1997) nhấn mạnh lý trí và mục tiêu định hướng hành vi
của người tiêu dùng dẫn đến quá trình mua. Tuy nhiên gần đây hơn, tài liệu marketing
dịch vụ đã bắt đầu xem giá trị cảm nhận của khách hàng không chỉ là một cái gì đó
được tạo ra cho khách hàng, mà là một cái gì đó có liên quan đến kinh nghiệm khách
hàng và giá trị trong sử dụng (Sandstrom, Edvardsson, Kristensson, & Magnusson,
2008).
Zeithaml (1988) cho rằng: Sự lựa chọn của người tiêu dùng là một hàm của nhiều
giá trị tiêu thụ gồm các giá trị về : Chức năng, xã hội, tình cảm, tri thức và giá trị điều
kiện. Trong mỗi trường hợp người tiêu dùng phải đưa ra quyết định khác nhau và đánh
giá các thuộc tính khác nhau của sản phẩm, do đó, suy nghĩ về giá trị theo những cách
khác nhau. Và Woodruff (1997) cũng cho rằng: Giá trị cảm nhận người tiêu dùng đề
cập đến những gì người tiêu dùng tin rằng họ có được từ việc mua và sử dụng sản
phẩm, chứ không phải là những gì công ty tin rằng họ đem lại giá trị cho khách hàng.
9


×