Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

An toàn thương mại điện tử: Những điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.42 KB, 8 trang )

An toàn thương mại điện tử:
Những điều cần biết

Ngày nay, trên mạng internet kỳ diệu, người ta đang thực hiện hàng tỷ
đô la giao dịch mỗi ngày (trên dưới 2 ngàn tỷ USD mỗi năm).

Một khối lượng hàng hóa và tiền bạc khổng lồ đang được tỷ tỷ các điện tử
tý hon chuyển đi và đó thực sự là miếng mồi béo bở cho những tay ăn trộm hay
khủng bố có 'tri thức'.

Bảo vệ hệ thống TMĐT như thế nào?
Các giải pháp bảo vệ hệ thống TMĐT có thể được chia làm 3 loại.

Thứ nhất: bảo vệ hệ thống cung cấp dịch vụ (hệ thống máy chủ Front- End
và Back- End), bao gồm:
- Bảo vệ mạng: sử dụng tường lửa (Firewall) 2 lớp (hình vẽ), áp dụng thiết
bị phát hiện xâm nhập (IDS) cho mạng (Network IDS) và cho máy chủ (Host
IDS)...
- Bảo vệ ứng dụng và hệ thống: kiểm soát các lỗ hổng ứng dụng, nhất là
ứng dụng web. Ứng dụng tường lửa thế hệ mới có chống tấn công tầng ứng dụng,
chống virus, kiểm soát truy cập hệ thống, mã hóa dữ liệu trên server,...

Thứ hai: bảo vệ các giao dịch bao gồm: Mã hoá nội dung giao dịch, bảo
đảm giữ bí mật; Bảo đảm tính toàn vẹn của giao dịch, mọi thay đổi phải được phát
hiện; Xác định được nguồn gốc của giao dịch, bảo đảm chống từ chối giao dịch
hay giao dịch từ nguồn giả. Các biện pháp kỹ thuật bảo vệ các giao dịch này là kỹ
thuật mã hoá, chứng thực số và chữ ký số.
Thứ ba: bảo vệ các khách hàng giao dịch. Sử dụng thẻ cứng để xác thực,
chống virus và Trojan, sử dụng tường lửa cá nhân (Personal Firewall),...
Ngoài ra, các vấn đề ngoài công nghệ cũng không kém phần quan trọng đã
được đúc kết trong những khuyến cáo về an toàn cho TMĐT (ví dụ như của tổ


chức VISA) bao gồm: Thường xuyên kiểm nghiệm độ an toàn hệ thống bằng các
phương pháp đánh giá rủi ro và tấn công trắc nghiệm (Penetration Testing); Xây
dựng, duy trì và theo dõi thực hiện một chính sách an toàn thông tin cho toàn bộ
nhân viên nội bộ cũng như những người đến làm theo hợp đồng; Kiểm soát truy
cập vật lý đến các thành phần của hệ thống.
Những bài học đáng nhớ
Cuộc tấn công từ chối dịch vụ ồ ạt vào các trang web TMĐT lớn nhất trên
thế giới như Yahoo.com, Amazon.com, Buy.com... xảy ra tháng 2/2000. Các 'siêu
thị' điện tử khổng lồ này đột nhiên bị hàng triệu khách 'ma' xông vào khiến tắc
nghẽn và ngừng hoạt động vài ngày, gây thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD.

Người có tài điểu khiển âm binh chỉ là một cậu bé Mafia (Mafiaboy) chưa
đến tuổi trưởng thành đã bị bắt vài tháng sau đó. Đã bao nhiêu lần các thông tin về
thẻ tín dụng bị đánh cắp trong các kho dữ liệu của các hệ thống TMĐT.

Những kẻ trộm 'ác' thì sử dụng thẻ tín dụng đánh cắp để thực hiện một giao
dịch nào đó nhằm rút tiền đút vào túi mình, còn một số không ít kẻ trộm 'lành' thì
đưa thông tin lên một trang web và thêm vài lời bình luận.

Một trong những kẻ trộm 'lành' có tên lóng là Curador đã làm như vậy sau
khi ăn cắp được 5000 mã số thẻ từ các website như shoppingthailand.com và đăng
kèm thêm một lời cám ơn Bill Gates vì đã tạo ra phần mềm SQL Server với quyền
'cho cả thế giới đọc' trong cấu hình mặc định.

Các CSDL mà Curador đột nhập đã sử dụng SQL Server mà không sửa đổi
gì cấu hình 'nguyên bản từ Bill Gates' này. Đây là bài học lớn được gọi là 'các lỗ
hổng trong cấu hình mặc định' còn được tiếp tục phát hiện thường xuyên trong các
phiên bản PM ngày nay.
'Đem con bỏ chợ' là bài học lớn tiếp theo trong lĩnh vực TMĐT. Trong thực
tế, các công ty nhỏ không có khả năng thiết lập các hệ thống kỹ thuật riêng cho

trang web TMĐT của mình, họ thường phải mang 'đứa con' (trang web TMĐT)
của mình lên 'bỏ' ở nơi thuê chỗ (hosting).

Từ năm 2000, một công ty Nga đã có một pha trình diễn ấn tượng trước
giới báo chí nước ngoài khi họ dễ dàng chui lọt vào 20 trang web TMĐT để chứng
tỏ là họ có thể lấy cắp 25.000 số thẻ tín dụng và các thông tin đi kèm.

Những lỗ hổng mà họ lợi dụng để chui vào là do những người phát triển
trang web đã tạo ra lỗi trong chương trình ứng dụng của mình. Trên một 'chợ'
đông đảo như vậy thì việc có một vài trang web có lỗ hổng là bình thường và
thông qua lỗ hổng này, toàn 'chợ' sẽ bị vạ lây.

Các hacker Việt Nam cũng biết rõ điểm yếu này có thể khai thác như thế
nào khi họ tuyên bố là có thể 'vào' bất cứ trang web nào trên hệ thống hosting tại
Việt Nam. Các lỗ hổng ở tầng ứng dụng là nguyên nhân gây ra 75% các lần hacker
tấn công thành công một trang web. Đó là lý do tại sao sau khi đầu tư đầy đủ các
thiết bị bảo vệ mạng mà các website vẫn bị xâm phạm. Phải bảo vệ tầng ứng dụng!

×