Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.75 KB, 17 trang )

Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá
1.1.Khái niệm
Dự phòng:Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian
1.2.Bản chất
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa
thực chi vào chi phí kinh doanh,chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có
nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ liền
sau.Dự phòng làm tăng tổng số chi phí do vậy nó đồng nghĩa với sự tạm thời giảm
thu nhập ròng của niên độ báo cáo-niên độ lập dự phòng
1.3.Phân loại
1.3.1.Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư
của doanh nghiệp bị giảm giá và giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ
chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ
1.3.2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư,thàng phẩm,hàng hóa tồn
kho bị giảm giá(bao gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,kém phẩm chất,lạc hậu
mốt,lạc hậu kĩ thuật,lỗi thời ,ứ đọng,chậm luân chuyển,sản phẩm dở dang,chi phí
dịch vụ dở dang)
1.3.3.Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn
thanh toán,nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do
khách nợ không có khả năng thanh toán.
Để lập dự phòng và ghi nhận vào chi phí của niên độ báo cáo,doanh
nghiệp cần tuân thủ những điều khoản quy định của chế độ tài chính hiện hành về
những điếu kiện lập dự phòng.
1.4.Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng
1.4.1.Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán
năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài
chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm)


thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên
độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính
giữa niên độ.
* Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự
phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài
chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và
văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo
hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc
cam kết với khách hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng
có liên quan và một số chuyên gia nếu cần. Giám đốc doanh nghiệp quyết định
thành lập Hội đồng.
*Nguyên tắc ghi nhận
Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
-Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại(nghĩa vụ pháp lý hoặc nghiã vụ liên
đới)do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
-Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ;
-Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó
*Giá trị ước tính hợp lý
GIá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý nhất
về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghiã vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế
toán năm
*Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn
Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và các
trường hợp phải được xem xét khi xác định được giá trị ước tính hợp lý nhất cho
một khoản dự phòng
*Giá trị hiện tại
Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu thì giá trị của một

khoản dự phòng cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí dự tính để
thanh toán nghĩa vụ nợ
*Các khoản bồi hoàn
Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán một khoản dự phòng dự tính
được bên khác bồi hoàn thì khoản bồi hoàn này chỉ được ghi nhận khi doanh
nghiệp chắc chắn sẻ nhận được khoản bồi hoàn đó.Khoản bồi hoàn này phải được
ghi nhận như một tài sản riêng biệt.Giá trị ghi nhận của khoản bồi hoàn không
được vượt quá giá trị khoản dự phòng
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,chi phí liên quan đến khoản dự
phòng có thể được trình bày theo giá trị sau khi trừ giá trị khoản bồi hoàn được ghi
nhận
*Thay đổi các khoản dự phòng
Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ
kế toán năm để phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại.Nếu doanh
nghiệp chắc chắn không phải chịu sự giảm sút về lợi ích kinh tế do không phải chi
trả nghĩa vụ nợ thì khoản dự phòng đó phải được hoàn nhập
*Sử dụng các khoản dự phòng
Chỉ nên sử dụng một khoản dự phòng cho những chi phí mà khoản dự phòng
đó đã được lập từ ban đầu
*Áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị
Doanh nghiệp không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ trong
tương lai
1.4.2.Phương pháp xác định dự phòng
Phương pháp xác định dự phòng cần lập hay đã lập cần hoàn nhập
được áp dụng riêng cho mỗi đối tượng dự phòng
1.4.2.1.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
*Mục đích dự phòng
Đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị
giảm giá khi thu hồi,chuyển nhượng,bán;giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn
thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác định giá trị thực

tế của các khoản đầu tư tài chính khi lập báo cáo”Bảng cân đối kế toán”
*Phương pháp xác định
Dự phòng giảm giá chứng khoán:Số dự phòng phải lập cho niên độ liền sau
niên độ báo cáo được tính toán trên 2 căn cứ:thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy
ra trong niên độ báo cáo(niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh
nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau(năm N+1).Trên cơ sở đã biết
doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công
việc sau.
-Bước 1:Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo từng loại.
-Bước 2:Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào,đối chiếu
với giá trị thị trường vào ngày kiểm kê(ngày cuối niên độ báo cáo-niên độ xảy ra
việc trích lập dự phòng)
-Bước 3:Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại chứng khoán
nào có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào
của chứng khoán.
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự
phòng
giảm giá
đầu tư ở
mức
chứng
khoán
=
Số lượng
chứng khoán
bị giảm giá tại
thời điểm lập
báo cáo tài
chính

x
Giá chứng
khoán hạch
toán trên sổ
kế toán
-
Giá chứng
khoán thực
tế trên thị
trường
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư,
có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào
bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán
vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Những chứng khoán không được phép mua,bán tự do trên thị trường thì
doanh nghiệp không được phép lập dự phòng giảm giá
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị
thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,công ty trách nhiệm hữu
hạn 2 thành viên trở nên,công ty cổ phần,hợp danh,liên doanh,liên kết và các
khoản đầu tư tài chính dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà
doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ(trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định
trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và
tính theo công thức sau:
Mức dự
phòng
tổn thất
các
khoản

đầu tư tài
chính
=
Vốn góp
thực tế
của các
bên tại tổ
chức kinh
tế
-
Vốn
chủ
sở
hữu
thực

x
Vốn đầu tư của
doanh nghiệp
Tổng vốn góp
thực tế của các
bên tại tổ chức
kinh tế
- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng
cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số
411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-
BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).
- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ
chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế
toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ

Tài chính).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh
tế.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có
tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài
chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chính của doanh nghiệp.

×