I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA:
1. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động đấu giá hàng hóa :
Bán đấu giá hàng hóa với tính chất là một hành vi thương mại của thương
nhân lần đầu tiên được Luật hóa trong Luật thương mại năm 1997. Tuy nhiên Luật
thương mại năm 1997 chỉ dành 2 điều( điều 139 và điều 140) quy định về đấu giá
hàng hóa. Những vấn đề cụ thể về đấu giá hàng hóa được giao cho Chính phủ quy
định chi tiết.
Trên thực tế, trong thời gian thi hành Luật Thương mại năm 1997 hoạt động
bán đấu giá hàng hóa chủ yếu được thực hiện đối với các hàng hoa là hàng bị tịch
thu do vi phạm hành chính hoặc để thi hành án.
Khắc phục sự thiếu sót của Luật thương mại 1997, nhằm tạo cơ sở pháp lí
đầy đủ cho hoạt động đấu giá hàng hóa phát triển, nâng cao hiệu quả và hiệu lực
pháp lí của hoạt động thương mại này, Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm 27
điều quy định về hoạt đôngh đấu giá hàng hóa. Luật thương mại 2005 quy định về
đấu giá hàng hóa từ điều 185 đến điều 213 trên cơ sở những quy định chung về đâí
giá tài sản trong Bộ luật dân sự. Các quy định về đấu giá hàng hóa trong Luật
thương mại 2005 tạo cơ sở pháp lí nền móng quan trọng cho sự phát triển của hoạt
động đấu giá hàng hóa ở Việt Nam.
Nghị định của Chính phủ số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 về bán đấu
giá tài sản.
2. Khái niệm, bản chất của đấu giá hàng hóa:
“Đấu giá hàng hóa là họat động thương mại, theo đó người bán hàng tự
mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện bán hàng hóa công khai để chọn
người mua trả giá cao nhất.” ( Điều 185)
Có thể nói đấu giá hàng hóa là phương thức để bên bán xác định người mua
hàng( người bán có quyền lựa chọn người mua). Về bản chất pháp lí, đấu giá hàng
hóa là một hành vi pháp lí, do sự khác nhau về chủ thể, mục đích mà đấu giá hàng
hóa có thể là một hành vi dân sự thông thường hoặc trở thành một hành vi thương
mại độc lập của thương nhân. Đối tượng đấu giá là hàng hóa thương mại được
phép lưu thông trên thị trường, có thể là những hàng hóa thông thường nhưng hầu
hết là những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng; giá ban đầu
chỉ là giá khởi điểm còn giá thực tế do những ng tham dự cuộc đấu giá xác định
trên cơ sở có sự cạnh tranh. Quan hệ đấu giá được xác lập dưới những hình thức
pháp lý nhất định. Như vậy, trong quan hệ thương mại, đấu giá có những đặc điểm
1
chung của một hoạt động thương mại. Tuy nhiên, bán đấu giá còn có những nét đặc
thù so với các hoạt động thương mại khác:
Là hoạt động bán hàng (có thể) thông qua trung gian. Trong quan hệ bán
đấu giá hàng hóa trừ trường hợp người bán đấu giá tự mình tổ chức bán đấu giá,
các trường hợp khác, ngoài bên bán, bên mua còn có sự tham gia của trung gian là
người làm dịch vụ bán đấu giá. Bên bán là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc người
được chủ sở hữu ủy quyền hoặc là người có trách nhiệm, lợi ích liên quan đến hàng
hóa bán đấu giá. Bên mua là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua hàng hóa và
đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia trả giá. Người làm
dịch vụ bán đấu giá là những tổ chức được người bán hàng hóa ủy quyền tiến hành
việc bán hàng hóa. Như vậy, quan hệ bán đấu giá có thể diễn ra giữa các đối tượng
sau:
Người có hàng hóa (chủ sở hữu của hàng hóa) – người mua;
Người có hàng hóa – người bán hàng hóa (được chủ sở hữu ủy quyền hoặc
có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật) – người mua;
Người có hàng hóa – người bán đấu giá (thương nhân kinh doanh dịch vụ
đấu giá) – người mua.
Đối tượng đấu giá: có thể là những hàng hóa thông thường nhưng hầu hết
là những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng (đồ quý hiếm, tinh
xảo, đặc biệt bởi xuất xứ hoặc chất liệu…); giá ban đầu chỉ là giá khởi điểm còn
giá thực tế do những người tham dự cuộc đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh
tranh
Hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới một
dạng rất đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng
hóa:
Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá: được xác lập giữa người bán hàng và
người làm dịch vụ đấu giá. Nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ ủy quyền bán đấu giá hàng hóa.
Văn bản bán đấu giá: thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa, được xác
lập giữa các bên liên quan (người bán hàng, người mua hàng và tổ chức bán đấu
giá). Văn bản này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ mua bán hàng hóa; là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của ng mua hàng đối
với hàng hóa bán đấu giá.
2
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẤU
GIÁ HÀNG HÓA:
1. Các hình thức bán đấu giá:
Hình thức bán đấu giá hàng hóa được hiểu là cách thức để tiến hành một
cuộc bán đấu giá. Đấu giá hàng hóa là một quy trình phức tạp. Quy trình này có thể
tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa, mục
đích và điều kiện tổ chức cuộc bán đấu giá. Có thể phân chia các hình thức đấu giá
như sau:
Căn cứ vào phương pháp xác định giá có đấu đấu giá theo hai phương
pháp đấu giá theo phương pháp nâng giá và đấu giá theo phương pháp hạ giá:
Đấu giá theo phương pháp nâng giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá,
nhân viên điều hành bán đấu giá nêu lên giá khởi điểm thấp nhất của lô hàng hay
tài sản bán đấu giá. Những người mua sẽ trả giá nâng dần lên theo từng mức mặc
cả nhất định. Theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm theo sự kết luận
của nhân viên điều hành đấu giá là người có quyền mua lô hàng hoặc tài sản đó.
Hình thức này được áp dụng phổ biến nhất trong các cuộc đấu giá vì nó có lợi cho
cả 2 bên mua và bên bán hàng hóa. Bên mua hàng được chủ động đề xướng giá đặt
mua nên quan hệ mua bán hàng hóa mang tính tự nguyện cao. Còn bên bán hàng
hóa thường được lợi về giá cả do người mua hàng hóa cạnh tranh nhau về giá cả, ở
cuộc bán đấu giá hàng hóa đó luôn có sự trả giá cao hơn giá khởi điểm mà người
bán hàng đưa ra.
Đấu giá theo phương pháp hạ giá là hình thức mà tại cuộc bán đấu giá
nhân viên điều hành nêu lên mức giá khởi điểm cao nhất, rồi sau đó hạ dần từng
nấc một để người mua đặt giá. Nếu không có người mua nào đặt giá thì lại hạ tiếp
xuống mức thấp hơn. Cứ như thế cho đến khi có người chấp nhận mua ở một mức
giá nào đó thì hàng hóa được bán cho người đó. Hình thức này không được phổ
biến lắm, chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa ( như hàng thanh lý) vì thực sự
nó không hấp dẫn đối với cả người mua lẫn người bán.
Căn cứ hình thức biểu đạt trong việc bán đấu giá, có đấu giá dùng lời
nói và đấu giá không dùng lời nói.
Đấu giá dùng lời nói là hình thức mà trong phiên bán đấu giá, nhân viên
điều hành đấu giá dùng lời nói của mình để đưa ra giá khởi điểm. Những người
mua sẽ đặt giá, cũng bằng lời nói hoặc bằng việc đưa dấu hiệu để người điều hành
đấu giá biết. Hình thức đấu giá bằng lời nói có ưu điểm là việc trả giá của mọi
3
người đều công khai. Người trả giá cao nhất được xác định ngay mà không phải
mất nhiều thời gian để so sánh, vì thế mà cuộc đấu giá nhanh chóng kết thúc.
Đấu giá không dùng lời nói là hình thức đấu giá mà việc trả giá của người
mua không được thể hiện bằng lời nói hoặc việc làm dấu hiệu mà được viết ra giấy
hoặc thông qua một hình thức nào đó sẽ thông báo cho nhân viên điều hành đấu giá
biết. Nhân viên điều hành sẽ thông báo mức giá cao nhất thông qua mỗi lẫn trả giá
trên cơ sở so sánh các mức giá chấp nhận mà họ được thông báo. Việc đấu giá kéo
dài cho tới lần trả giá mà không có ai trả giá cao hơn giá đã trả cao nhất của lần trả
giá liền kề trước đó. Phương pháp đấu giá không dùng lời nói này không áp dụng
phổ biến nhưng tính khách quan của hình thức này cao hơn hẳn hình thức đấu giá
dùng lời nói. Tuy thủ tục có phức tạp và làm mất nhiều thời gian hơn nhưng hình
thức này hạn chế được tình trạng chạy đua giữa những người mua, nâng giá lên cao
một cách quá đáng só với giá trị thực của hàng hóa
Theo Luật thương mại 2005, việc đấu giá hàng hóa được thực hiện theo một
trong hai phương thức: phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống.
2. Chủ thể tham gia bán đấu giá hàng hóa :
Người bán hàng hóa:
“Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá
uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của
pháp luật.”( khoản 2, điều 186 Luật thương mại)
Người bán hàng hóa ở đây được phân biệt với người tổ chức đấu giá hàng
hóa. Họ có thể chính là chủ sở hữu hàng hóa đứng ra kí hợp đồng dịch vụ tổ chức
bán đấu giá hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc có thể là một
trung gian làm cầu nối giữa người có hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng
hóa.
Người tổ chức bán đấu giá:
“Là thương nhân , có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán
hàng trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức bán đấu giá.” ( khoản 1 điều 186
Luật thương mại 2005)
Xét về bản chất, người tổ chức bán đấu giá là người tiến hành các công việc
cụ thể của một cuộc bán đấu giá, có thể là thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ
chức bán đấu giá hàng hóa làm nghề nghiệp của mình hoặc chính người bán hàng
tự tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp người bán hàng không tự mình tổ chức
bán đấu giá hàng hóa mà thuê một người tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến
hành bán đấu giá thì giữa hai người này phải hình thành một hợp đồng dịch vụ tổ
4
chức bán đấu giá trước khi các công việc liên quan đến bán đấu giá hàng hóa được
tiến hành. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa phải được lập thành văn
bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Người điều hành đấu giá:
“ Người điều hành bán đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được tổ
chức đấu giá ủy quyền điều hành đấu giá” ( khoản 2 điều 187 Luật thương mại
2005). Người điều hành chính là người xuất hiện chủ yếu và điều khiển các phiên
bán đấu giá theo một trình tự được pháp luật quy định với những điều kiện bán
hàng do người bán hàng đưa ra.
Người mua hàng
“Là người tham gia đấu giá hàng hóa, bao gồm tổ chức, cá nhân đăng ký
tham gia cuộc đấu giá” ( khoản 1 điều 187 Luật thương mại 2005)
Về đối tượng đăng kí mua hàng hóa, trên nguyên tắc nhà nước khuyến khích
sự cạnh tranh rộng rãi có lợi cho người bán hàng trong hoạt động bán đấu giá, trừ
một số đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật tại điều 198 Luật thương mại
2005.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá ( trong trường hợp không
phải là người bán hàng hóa)
Quyền (Điều189 Luật thương mại): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:
Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin
cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá
và người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hóa đấu giá và giao hàng hóa được bán
đấu giá cho người mua hàng.
Tổ chức cuộc đấu giá;
Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;
Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả.
Nghĩa vụ (Điều190 Luật thương mại)
Tổ chức bán đấu giá hàng hóa theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật
quy định và theo phương thức thỏa thuận với người bán hàng;
Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết
có liên quan đến hàng hóa đấu giá;
Bảo quản hàng hóa đấu giá khi được người bán giao giữ;
5
Trình bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho
người tham gia đấu giá xem xét;
Lập văn bản đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các
bên có liên quan;
Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch
vụ đấu giá hàng hóa.
Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá phải đăng
ký quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác với người bán hàng.
Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh
lệch thu được từ người rút lại giá đã trả, hoặc trả lại hàng hóa không bán được cho
người bán hàng theo thỏa thuận.
.Quyền và nghĩa vụ của người bán hàng hóa:
Trong quan hệ đấu giá tài sản, người bán hàng hóa, với tư cách độc lập với
người tổ chức bán đấu giá, có các quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền (Điều 191 Luật thương mại 2005)
Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường
hợp người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả hoặc nhận lại hàng hóa trong trường
hợp đấu giá không thành;
Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hóa;
Nghĩa vụ (Điều 192 Luật thương mại 2005)
Giao hàng hóa cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức
đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hóa và cung cấp đầy đủ, chính xác
các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá;
Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại điều 211 của Luật
này.
Quyền và nghĩa vụ của người mua hàng hóa:
Người mua hàng hóa có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào một số vấn đề chính như:
Quyền:
Tham gia trả giá
Được quyền mua hàng hóa nếu đạt điều kiện trong cuộc bán đấu giá
Nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp không mua được hàng hóa
Trả lại hàng hóa nếu hàng hóa không đúng với niêm yết, thông báo.
6