Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Chuẩn kiến thức kỷ năng môn Tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.07 KB, 47 trang )

PHẦN THỨ HAI
CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC
I. VỊ TRÍ
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh
những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò
của nó trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn
đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính
phục vụ học tập và cuộc sống. tin học có ý nghĩa to lớn đối
với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao
động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học
sinh.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, tin học
còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần
làm tăng hiệu quả giáo dục. tin học tạo ra môi trường thuận
lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị
kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không
chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ
chức đoàn thể, chính trị mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi
lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi trường học tập này
thường xuyên được cập nhật giúp cho
học sinh có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất
của xã hội.
II. MỤC TIÊU
Dạy học môn Tin học trong nhà trường phổ thông nhằm
đạt những mục tiêu sau:
1. Về kiến thức
Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các
kiến thức cơ bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin
học: các kiến thức nhập môn về tin học, hệ điều hành,
thuật toán và ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị
cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và Internet.


Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của
Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống.
1
2. Về kĩ năng
Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính
phục vụ học tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.
3. Về thái độ
Học sinh có ý thức, thói quen suy nghĩ và làm việc hợp lý,
khoa học và chính xác.
Học sinh có ý thức tìm hiểu một số vấn đề xã hội, kinh tế,
đạo đức liên quan đến tin học.
III. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH
- Tin học là môn học mới được chính thức đưa vào chương
trình dạy học ở trường phổ thông nên trước hết cần định
hướng một cách tổng thể về nội dung, phương pháp dạy
học, kiểm tra - đánh giá của môn học. Tiếp theo tiến hành
xây dựng chương trình cho từng cấp học, lớp học nhằm
đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, đồng thời tránh được
lãng phí và tình trạng chồng chéo giữa các cấp học, giữa
các môn học của cùng cấp học. Cùng với việc xây dựng
chương trình dạy học cần triển khai các hoạt động đồng bộ:
chính sách, biên chế giáo viên, phòng máy, xây dựng mạng
giáo dục, kết nối Internet, nghiên cứu phương pháp dạy
học, đào tạo giáo viên, thiết bị dạy học.
- Tin học là ngành khoa học phát triển rất nhanh, cứ vài
năm phần cứng và phần mềm lại thay đổi và được nâng
cấp. Vì vậy cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức
phổ thông và kĩ năng cơ bản để chương trình không bị

nhanh lạc hậu. Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội
dung : hoặc chỉ thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt
chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới việc hình thành và phát
triển những kĩ năng và thao tác.
- Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương và
đặc trưng của môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một
cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo
được yêu cầu chung của môn học và nâng cao nếu có điều
kiện. Khuyến khích học ngoại khoá.
- Chương trình phải có tính “mở”: có phần bắt buộc và
phần tự chọn nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập
nhật với thực tế phát triển của môn học.

2
IV. NỘI DUNG
1. MẠCH NỘI DUNG
CÁC MẠCH NỘI DUNG
TIỂU HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Một số khái niệm cơ bản của tin học
+ + *
Hệ điều hành
+ *
Soạn thảo văn bản
+ + + + *
Bảng tính
+
Đồ hoạ
+ + + *
Phần mềm trình chiếu

+
Đa phương tiện
+ *
Thuật toán
+ * *
Lập trình
+ *
Cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
+ *
Mạng và Internet
+ *
Tin học và xã hội
+ *
Chú thích:
* : Những kiến thức chính thức học.
+ : Những kiến thức chuẩn bị.
2. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
3
THỜI LƯỢNG
TIỂU HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Số phút mỗi tiết 35 35 35 45 45 45 45 45 45 45
Số tiết mỗi tuần 2 2 2 2 2 2 2 2 1,5 1,5
Số tuần mỗi năm 35 35 35 35 35 35 35 35 35 35
Số tiết học mỗi
năm
70 70 70 70 70 70 70 70 52,5 52,5
Chú thích:
- Ở Tiểu học Tin học là môn học tự chọn (không bắt buộc)
- Ở THCS Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc).

- Ở THPT Tin học là môn học bắt buộc.
3. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪNG LỚP
TIỂU HỌC
4
PHẦN I
1. Thông tin xung quanh ta
2. Bước đầu làm quen với máy tính
3. Sử dụng phần mềm trò chơi
4. Bước đầu sử dụng một vài thiết bị thông dụng
5. Soạn thảo văn bản đơn giản: gõ văn bản, mở
văn bản đã có
6. Sử dụng phần mềm đồ hoạ
7. Sử dụng phần mềm học tập
PHẦN II
1. Bước dầu sử dụng một vài thiết bị thông dụng
2. Sử dụng phần mềm học tập
3. Soạn thảo văn bản: chọn phông chữ, định dạng
trang và lưu trữ
4. Sử dụng phần mềm đồ hoạ
5. Sử dụng phần mềm âm nhạc
6. Sử dụng phần mềm vi thế giới (LOGO): vẽ
hình, tính toán
PHẦN III
1. Khai thác phần mềm học tập
2. Sử dụng phần mềm đồ hoạ
3. Soạn thảo văn bản: hoàn chỉnh sản phẩm và in.
4. Khai thác phần mềm vi thế giới (LOGO): tạo
lập một số thủ tục với các lệnh điều khiển
5
TRUNG HỌC CƠ SỞ

PHẦN I
1. Một số khái niệm cơ bản của tin học
2. Hệ điều hành.
- Khái niệm Hệ điều hành
- Tệp và Thư mục
3. Soạn thảo văn bản
- Phần mềm soạn thảo văn bản
- Soạn thảo văn bản tiếng Việt
- Bảng
- Tìm kiếm và thay thế
- Vẽ hình trong văn bản
- Chèn một đối tượng vào văn bản
4. Khai thác phần mềm học tập
PHẦN II
1. Bảng tính điện tử
- Khái niệm Bảng tính điện tử
- Làm việc với Bảng tính điện tử
- Tính toán trong Bảng tính điện tử
- Đồ thị
- Cơ sở dữ liệu
2. Khai thác phần mềm học tập.
PHẦN III
1. Lập trình đơn giản
- Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
- Chương trình P ascal đơn giản
- Tổ chức rẽ nhánh
- Tổ chức lặp
- Kiểu mảng và biến có chỉ số
- Một số thuật toán tiêu biểu
2. Khai thác phần mềm học tập

PHẦN IV
1. Mạng máy tính và Internet
- Khái niệm mạng máy tính và Internet
- Tìm kiếm thông tin trên Internet
- Thư điện tử
- Tạo trang web đơn giản
2. Phầm mềm trình chiếu
3. Đa phương tiện .
4. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virút
5. Tin học và xã hội
6
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LỚP 10
1. Một số khái niệm cơ bản của tin học
- Giới thiệu ngành khoa học tin học.
- Thông tin và dữ liệu.
- Giới thiệu về máy tính.
- Bài toán và thuật toán.
- Ngôn ngữ lập trình.
- Giải bài toán trên máy tính điện tử
- Phần mềm máy tính.
- Các ứng dụng của tin học.
- Tin học và xã hội.
2. Hệ điều hành
- Khái niệm Hệ điều hành.
- Tệp và quản lí tệp.
- Giao tiếp với hệ điều hành
- Một số hệ điều hành phổ biến.
3. Soạn thảo văn bản
- Một số khái niệm cơ bản.

- Làm quen với MS Word.
- Một số chức năng soạn thảo văn bản
- Một số công cụ trợ giúp soạn thảo.
- Làm việc với bảng .
4. Mạng máy tính và Internet
- Mạng máy tính.
- Mạng thông tin toàn cầu Internet.
- Một số dịch vụ phổ biến của Internet.
LỚP 11
1. Một số khái niệm cơ sở trong ngôn ngữ lập trình
- Phân loại ngôn ngữ lập trình.
- Chương trình dịch.
- Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
- Các thành phần cơ sở của Turbo Pascal (TP)
2. Chương trình Pascal đơn giản
- Cấu trúc chương trình.
- Một số kiểu dữ liệu chuẩn.
- Khai báo biến.
- Phép toán, biểu thức, lệnh gán.
- Tổ chức vào/ra đơn giản.
- Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
3. Tổ chức rẽ nhánh và lặp
- Tổ chức rẽ nhánh.
- Tổ chức lặp.
7
4. Kiểu dữ liệu có cấu trúc
- Kiểu mảng và biến có chỉ số.
- Kiểu dữ liệu xâu.
- Kiểu bản ghi.
5. Tệp và xử lý tệp

- Phân loại và khai báo tệp.
- Xử lí tệp.
6. Chương trình con
- Chương trình con và phân loại.
- Thủ tục.
- Hàm.
7. Đồ hoạ và âm thanh
- Một số yếu tố đồ hoạ.
- Một số yếu tố âm thanh.
LỚP 12
1. Khái niệm Cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu
- Khái niệm cơ sở dữ liệu.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ MS ACCESS
- Giới thiệu MS ACCESS.
- Cấu trúc Bảng.
- Các thao tác cơ sở.
- Truy xuất dữ liệu.
- Báo cáo.
3. Cơ sở dữ liệu quan hệ
- Các loại mô hình cơ sở dữ liệu.
- Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ.
4. Kiến trúc và bảo mật hệ cơ sở dữ liệu
- Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu.
- Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu.

8
V. GIẢI THÍCH - HƯỚNG DẪN
1. Về phương pháp dạy học

- Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có
tính đến đặc điểm riêng của bộ môn , đồng thời áp dụng
một số phương pháp dạy học tích cực sau vào dạy học tin
học:
o Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề;
o Dạy học hợp tác;
o Dạy học dựa trên đề án
- Nên tổ chức các hoạt động trong dạy học một số học phần
như soạn thảo văn bản Word, lập trình Pascal, Access ... đi
từ chương trình đơn giản đến chương trình phức tạp và dần
dần bổ sung thêm kiến thức mới. Tránh dạy theo kiểu cũ:
trình bày một cách đầy đủ kiến thức chi tiết rồi cuối cùng
mới đi tới chương trình đầy đủ, một kiểu dạy học thông
báo như vậy làm cho học sinh mệt mỏi, nhàm chán và trong
một thời gian dài không được sử dụng máy tính.
- Chú trọng phương pháp thực hành trong dạy học tin
học và cần tăng cường kết hợp giữa dạy lí thuyết và thực
hành.
Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến
thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy
tính là thiết bị dạy học - học sinh làm quen ngay với bảng
chọn, biểu tượng trên màn hình. Máy tính còn là phương
tiện học tập - học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay
kiến thức vừa học được
2. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Vì tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính
và cách tìm tòi hướng giải quyết vấn đề theo phương pháp
công nghệ cho nên ngoài kiểm tra viết cần chú ý:
o Đánh giá học sinh qua thực hành: kĩ năng sử dụng
máy tính và các phần mềm.

o Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: tìm hướng giải
quyết và biết lựa chọn công cụ thích hợp
o Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm.
o Đánh giá qua đối thoại
- Do đặc thù của môn Tin học nên việc kiểm tra đánh giá
bao gồm cả lí thuyết và thực hành, hình thức có thể là tự
luận hoặc trắc nghiệm khách quan.

3. Về việc vận dụng chương trình theo vùng miền và
các đối tượng học sinh
9
- Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc
trưng của môn học nên việc tổ chức dạy học và phương
pháp dạy học cần phải thực hiện một cách linh hoạt, với
những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu phổ cập
và nâng cao, nếu có điều kiện.
Nếu có đủ máy tính, bài thực hành được dạy ở phòng máy,
mỗi học sinh một máy. Trường hợp không có đủ cho mỗi
học sinh một máy hoặc do yêu cầu của bài học thì có thể
cho học sinh học và thực hành theo nhóm.
Nếu có điều kiện nên bố trí một số giờ cho học sinh đi
tham quan các cơ sở công nghệ thông tin.
- Giáo viên cần cho học sinh thực hành các đề tài thiết thực
liên quan đến học tập của bản thân và cuộc sống xã hội của
địa phương.
- Những trường có điều kiện nên khuyến khích học sinh lựa
chọn các chủ đề tự chọn về tin học.
- Ở Tiểu học, Tin học là môn học tự chọn (không bắt buộc)
nên dạy từ lớp nào là tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa
phương. Tuy nhiên, chương trình ở cấp Tiểu học dưới đây

phù hợp với lứa tuổi từ lớp 3 trở lên. Vì thế các nội dung
tương ứng trong chương trình được đặt tên là phần I, phần
II, phần III. Ví dụ, có thể có phương án triển khai chương
trình như sau: phần I cho lớp 3, phần II cho lớp 4 và phần
III cho lớp 5.
- Ở Trung học cơ sở, Tin học là môn học tự chọn (bắt
buộc), các nội dung tương ứng trong chương trình được đặt
tên là phần I, II, III và IV. Trường hợp triển khai dạy học
bắt đầu từ lớp 6 thì tương ứng với phần I, II, III và IV là
các lớp 6, 7 , 8 và 9. Trong trường hợp do điều kiện thực tế
về giáo viên, trang thiết bị... khi được phép của Bộ Giáo
dục và Đào tạo thì chương trình này có thể triển khai không
phải bắt đầu từ lớp 6 và không bắt buộc phải học hết tất cả
các phần.
- Vì ở Tiểu học và Trung học cơ sở, Tin học là môn tự
chọn nên chương trình môn Tin học ở Trung học phổ
thông được xây dựng trên giả thiết là học sinh chưa được
học Tin học ở cấp học dưới.
- Bên cạnh những kiến thức đã được xây dựng cho từng
cấp học, dưới đây là một số nội dung có thể lựa chọn để
dạy trong các chủ đề tự chọn:
Đồ hoạ
Thiết kế nhờ máy tính
Phần mềm trình chiếu
Soạn thảo văn bản nâng cao
Chế bản điện tử
Bảng tính điện tử
Thuật toán
Lập trình
10

Cơ sở dữ liệu
Đa phương tiện
Internet
Thiết kế trang Web
Âm nhạc
Robot
Và các nội dung khác.

11
VI. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
TIỂU HỌC
PHẦN I
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
1. Thông tin xung quanh
ta
Kiến thức
• Biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau: văn
bản, hình ảnh, âm thanh,...
• Biết được con người sử dụng thông tin theo những mục
đích khác nhau.
• Biết được máy tính là công cụ để xử lí thông tin.
Kĩ năng
• Gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau
(văn bản, hình ảnh, âm thanh) khi được tiếp cận.

- Khái niệm "xử lí thông tin" cần được
thể hiện qua các ví dụ đơn giản, dễ hiểu
đối với học sinh.
2. Bước đầu làm quen với
máy tính

Kiến thức
• Gọi tên các thiết bị máy tính thông dụng
• Quan sát một máy tính làm việc: lúc khởi động, sự thay
đổi của các đèn tín hiệu, sự trình diễn trên màn hình, nhạc
hiệu, các biểu tượng, cửa sổ làm việc.
Kĩ năng
• Biết khởi động máy và tắt máy đúng qui trình.
• Nhận và chọn biểu tượng bằng chuột.
- Cho học sinh quan sát một máy tính cụ
thể.
- Nên cho học sinh tham quan cơ quan
có sử dụng máy tính.
3. Sử dụng phần mềm trò
chơi
Kiến thức
• Biết cách khởi động/ra khỏi các trò chơi đã lựa chọn.
• Biết luật chơi của các trò chơi đơn giản.
- Phần mềm trò chơi là tuỳ chọn nhưng
phải chú ý tới tính đa mục đích của trò
chơi: giải trí, học tập và rèn nhân cách.
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Kĩ năng
• Thực hiện được di, nháy chuột, nhấn phím.
4. Kĩ năng sử dụng những
thiết bị thông dụng
Kiến thức
• Nhận biết 2 phím có gai, phím ENTER trên bàn phím.
• Nhận biết 4 vùng của bàn phím: vùng phím ký tự, vùng
phím số, vùng phím di chuyển con trỏ, vùng phím chức
năng;

• Quan sát phím được gõ, được nhấn_giữ và hiển thị tương
ứng trên màn hình.
Kĩ năng
• Đặt được các ngón đúng vị trí trên các phím cơ sở, có
thói quen đưa ngón trở về phím cơ sở sau khi gõ.
• Gõ chậm song đúng ngón các phím của hàng cơ sở, gõ
đúng ngón các phím của vùng chính (các vùng phím khác
chưa yêu cầu).
• Thực hiện được thao tác đưa đĩa (đĩa mềm, CD) vào ổ
đĩa và truy cập các chương trình trong các ổ C:, ổ A: và ổ
CD.
- Có thể sử dụng các phần mềm
MARIO, TOUCH TYPING
5. Soạn thảo văn bản đơn
giản
Kiến thức
• Biết khởi động/ra khỏi một phần mềm soạn thảo đã được
lựa chọn.
• Biết cách gõ văn bản không dấu
• Biết mở văn bản có sẵn.
Kĩ năng
• Gõ được một đoạn văn bản ngắn không dấu.
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
6. Sử dụng phần mềm đồ
hoạ
Kiến thức
• Biết khởi động/ra khỏi một phần mềm đồ hoạ đã được
lựa chọn.
• Biết tô màu theo mẫu, chọn màu đúng với màu mẫu.
• Biết mở một trang vẽ mới.

• Nhận biết các công cụ vẽ hình đơn giản.
Kĩ năng
• Vẽ được các đồ vật đơn giản.
- Hình mẫu và hình cần tô được cho sẵn
trên cùng một trang vẽ.
7. Sử dụng phần mềm học
tập
Kiến thức
• Biết dùng một phần mềm tự chọn để luyện kĩ năng gõ
bàn phím, sử dụng chuột.
• Biết sử dụng một phần mềm tự chọn để hỗ trợ học tập.
Kĩ năng
• Có kĩ năng thao tác với phần mềm như khởi động/ra
khỏi, sử dụng bảng chọn .
- Chọn phần mềm chọn phù hợp với học
sinh.
PHẦN II
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
1. Bước đầu sử dụng một
vài thiết bị thông dụng
Kiến thức
• Biết mỗi phím thuộc vùng quản lí của ngón tay nào và
ngược lại mỗi ngón tay quản lí các phím cơ bản nào.
• Biết chức năng của một vài thiết bị thông dụng.
Kĩ năng
• Gõ bàn phím bằng 10 ngón . Ngồi và nhìn đúng tư thế ,
hợp vệ sinh.
• Sử dụng được một số thiết bị ngoại vi như chuột, bàn
phím.
2. Sử dụng phần mềm học

tập
Kiến thức
• Bước đầu biết sử dụng một phần mềm hỗ trợ học môn
Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội/Toán/Ngoại ngữ.
Kĩ năng
• Có kỹ năng thao tác với phần mềm như khởi động/ra
khỏi, sử dụng bảng chọn .
- Phần mềm tuỳ chọn phù hợp với học
sinh và không trùng với phần mềm đã
chọn ở lớp trước.
3. Soạn thảo văn bản
Kiến thức
• Biết chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ
• Biết định dạng trang.
• Biết ghi văn bản
Kĩ năng
• Gõ được một đoạn văn bản có định dạng (format) theo
mẫu đơn giản
• Ghi được văn bản đã có sẵn
- Ghi tệp văn bản có sẵn (lệnh Save)
15
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
4. Sử dụng phần mềm đồ
hoạ
Kiến thức
• Biết phối hợp các nét vẽ hình cơ bản và cách chọn, pha
màu để vẽ tranh.
Kĩ năng
• Vẽ được tranh theo mẫu, vẽ tranh tự do, vẽ tranh theo
chủ điểm.

- Cho học sinh tuỳ chọn chủ điểm vẽ
5. Sử dụng phần mềm âm
nhạc
Kiến thức
• Biết một số phím đàn bằng kích chuột hoặc gõ bàn phím.
• Biết chọn, mở nghe một vài tệp nhạc có sẵn trong phần
giới thiệu của phần mềm âm nhạc đã được lựa chọn.
Kĩ năng
• Gõ một số phím của đàn mô phỏng và ghi lại thành tệp.
Mở lại các tệp đã ghi để nghe.
- Có thể chọn một trong 2 phần mềm
Aldo's Pianito 1.1 hoặc Play It! (Trong
bộ Microsoft Plus! for Kids)
- Hướng dẫn học sinh gõ tên tệp
6. Sử dụng phần mềm vi
thế giới (họ LOGO)
Kiến thức
• Biết khởi động/ra khỏi một phần mềm họ LOGO. Biết
biểu tượng của Rùa (Turtle) trên màn hình.
• Biết được các dạng hoạt động đơn giản của Rùa và câu
lệnh tương ứng: tiến (Forward), quay trái(Left), quay phải
(Right), xoá hình (ClearScreen), ....
• Biết tính toán các biểu thức số học.
Kĩ năng
• Phân biệt được cửa sổ lệnh và màn hình trình diễn hoạt
động của Rùa.
• Vẽ được hình đơn giản bằng lệnh LOGO.
- Có thể dùng một phần mềm trong họ
LOGO, ví dụ phần mềm miễn phí
Microsoft Windows Logo

(MSWLOGO)
16
PHẦN III
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
1. Khai thác phần mềm
học tập.
Kiến thức
• Biết khai thác một số chức năng của một phần mềm học
tập.
• Biết cách sử dụng phần mềm đó hỗ trợ học tập
Kĩ năng
• Có một số kĩ năng sử dụng phần mềm học tập.
- Khuyến khích lựa chọn phần mềm hỗ
trợ cho phương pháp giảng dạy môn
học
2. Sử dụng phần mềm đồ
hoạ
Kiến thức
• Biết sử dụng các công cụ cắt, dán, ghép hình, dời hình,
sao chép hình.
• Biết gõ văn bản vào hình.
Kĩ năng
• Vẽ được bức tranh đơn giản có phối hợp đồ hoạ và văn
bản .
3. Soạn thảo văn bản.
Kiến thức
• Biết biểu tượng (icon) và chức năng của mỗi công cụ cơ
bản trên thanh công cụ.
• Biết chọn vùng văn bản và các thao tác cắt, dán, di
chuyển vùng đã chọn.

• Biết tạo bảng trong văn bản, căn trái/phải/giữa trong các
ô của bảng.
• Biết chèn ảnh từ nhiều nguồn khác nhau (như clipart,
file) vào văn bản.
• Biết sử dụng một số công cụ Drawing.
Kĩ năng
- Coi trọng tính mỹ thuật của văn bản
được soạn thảo.
- Nên tổ chức bình chọn sản phẩm đẹp,
công phu, có mĩ thuật.
17
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
• Soạn thảo được một đoạn văn bản có sử dụng thanh công
cụ và các thao tác sao chép, cắt, dán. Tạo được bảng trong
văn bản. Chèn được ảnh vào văn bản.
• Trình bày các sản phẩm hợp quy cách, có thẩm mĩ.
4. Khai thác phần mềm vi
thế giới (LOGO)
Kiến thức
• Hiểu được sự tiện dụng của lệnh lặp (Repeat)
• Hiểu được việc mô tả một hành động bằng các câu lệnh
đơn.
• Hiểu được việc mô tả một dãy hành động bằng nhóm
lệnh trong một thủ tục.
• Biết được cấu trúc của một thủ tục.
• Biết viết các thủ tục đơn giản.
Kĩ năng
• Sử dụng thành thạo các lệnh cơ bản: (tiến (Forward),
quay trái(Left), quay phải (Right), xoá màn hình
(ClearScreen)

• Viết được một số thủ tục đơn giản
• Vẽ được một số hình đơn giản bằng cách dùng lệnh và
thủ tục.
- Có thể dùng các chương trình mẫu có
trong phần mềm MSWLogo.
- Cũng có thể dùng các ví dụ trong sách
The Great Logo Adventure .
- Một số thuật ngữ mới: lệnh, thủ tục,
chương trình, nhóm lệnh,... được giải
thích thông qua ví dụ có trong phần
mềm.
18

×