Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tìm hiểu về máy chụp ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.39 KB, 6 trang )

Tìm hiểu về máy chụp ảnh
Saturday, 12. April 2008, 13:08:48
Máy ảnh
Máy ảnh SLR (Single-lens reflex camera: phản xạ một ống kính) là loại máy ảnh dùng một tấm gương di
chuyển được, đặt giữa ống kính và phim để chiếu hình ảnh thấy được qua ống kính lên một màn ảnh
mờ để người dùng lấy nét. Hầu hết các máy ảnh SLR dùng một lăng kính năm cạnh hoặc gương 5 cạnh ở
trên đỉnh máy để quan sát ảnh qua lỗ ngắm, cũng có những kiểu ngắm khác như là ngắm ở ngang thân
hay lăng kính Porro.
Hình cắt chiếu ngang của hệ thống SLR
Màn trập trong hầu hết các máy ảnh SLR thời nay được đặt ngay trước mặt phẳng hội tụ. Nếu không,
người ta phải dùng thêm các cơ chế để ngăn ánh sáng lọt tới phim giữa các lần chụp. Ví dụ, máy
Hasselblad 500C dùng một màn trập phụ ngoài màn trập trong ống kính.
Hình cắt chiếu ngang của các thành phần quang học của một máy ảnh SLR cho thấy ánh sáng đi qua ống
kính (1), bị phản xạ ở mặt gương (2) và chiếu lên màn ảnh mờ (5). Qua thấu kính thu nhỏ (6) và phản xạ
bên trong lăng kính năm cạnh ở trên đỉnh (7) ảnh hiện lên ở lỗ ngắm (8). Khi chụp ảnh, tấm gương di
chuyển theo chiều mũi tên, màn trập ở mặt phẳng hội tụ (3) mở ra và ảnh được chiếu lên film hay bộ
cảm biến giống hệt như ảnh trên màn ảnh mờ.
Điều khác biệt giữa máy ảnh SLR với các loại máy ảnh khác là người chụp ảnh nhìn thấy hình ảnh qua lỗ
ngắm giống hệt như hình ảnh trên phim hay bộ cảm biến.
Kể từ khi công nghệ này trở nên phổ biến trong những năm 197x, SLR trở thành loại máy ảnh chính
được các nhiếp ảnh gia nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp dùng, mặc dù có một một số nhiếp ảnh gia
chụp ảnh phong cảnh thích loại máy ảnh ngắm thẳng.
Olympus OM-2
Lịch sử
Máy ảnh SLR cho phim cỡ lớn được chế ra đầu tiên vào đầu thế kỷ 20. Ihagee Kine-Exakta là máy ảnh
SLR 35mm đầu tiên và nó rất có ảnh hưởng. Các kiểu máy Exakta sau đó đều dùng cách ngắm ngang thân
và được sản xuất cho tới Thế chiến thứ hai. Một ông tổ khác của các máy ảnh SLR hiện đại là Alpa của
Thuỵ sĩ, có cải tiến và ảnh hưởng tới các máy ảnh Nhật sau này. Giải pháp lỗ ngắm ở trên được phát
minh ở Hungary trong chiến tranh, chính xác là ngày 23 Tháng tám năm 1943 bởi Jenő Dulovits. Máy ảnh
35mm đầu tiên có lỗ ngắm ở trên là Duflex, thiết kế bởi Dulovits. Máy này dùng một hệ thống gương để
chiếu một ảnh đúng chiều lên lỗ ngắm ở trên. Duflex được sản xuất hàng loạt năm 1948, và là máy ảnh


SLR đầu tiên trên thế giới có tấm gương tự trở về vị trí ngay lập tức (sau khi chụp).
Máy ảnh SLR đầu tiên sản xuất hàng loạt với lăng kính năm cạnh trên đỉnh là Contax S của Đông Đức,
năm 1949.
Người Nhật tiếp tục phát triển SLR. Năm 1952, Asahi làm cái Asahiflex, và Asahiflex IIB năm 1954. Năm
1957, Asahi Pentax giới thiệu máy ảnh SLR với lăng kính cố định và cần lên phim ở ngón tay cái bên phải.
Nikon, Canon và Yashica cũng giới thiệu những mẫu đầu tiên của họ trong năm 1959 (hiệu F, Canonflex,
và Pentamatic).
Bộ đo sáng qua ống kính (through-the-lense, TTL) xuất hiện trên các máy ảnh SLR vào đầu những năm
196x với Topcon RE Super (đo điểm) năm 1962 và Pentax Spotmatic (đo trung bình có trọng số trung
tâm). Kế tiếp là tính năng tự canh sáng được giới thiệu năm 1971 ở máy Pentax Electro Spotmatic và phổ
biến vào năm 1976 với Canon AE-1 Program, một trong những máy bán chạy nhất trong lịch sử. Không
lâu sau là tính năng tự canh sáng theo các chương trình. Điện tử, tự động hoá và thu gọn, kể cả lên phim,
trả phim bằng động cơ được ứng dụng ngày càng nhiều trong những năm 197x và 198x.
Tự động lấy nét Máy ảnh tự động lấy nét bằng phương pháp so sánh qua ống kính đầu tiên là Pentax
ME-F. Máy Minolta Maxxum 7000 xuất xưởng năm 1985 là cái đầu tiên có tự lấy nét bằng động cơ, lên
phim bằng động cơ, từ đó tính năng này trở thành tiêu chuẩn của máy SLR. Các nhà sản xuất khác đều
tham gia thị trường tự lấy nét.
Từ cuối thập kỷ 1980, sự cạnh tranh và những cải tiến kỹ thuật làm cho các máy ảnh thông minh hơn với
những cách đo sáng tiên tiến, và có sự liên lạc giữa các thành phần của máy. Phần giao tiếp với người sử
dụng cũng thay đổi nhiều: thay kim chỉ thị và LED bằng LCD hiện nhiều thông tin hơn trong lỗ ngắm cũng
như trên thân máy. Các nút vặn và nút bấm thay thế các vòng chỉnh màn trập và độ mở ống kính. Một số
máy còn có tính năng chống rung giúp cho chụp ảnh với tốc độ chậm hơn mà không cần phải kê máy cố
định.
Máy ảnh SLR số
Canon, Nikon, Samsung, Pentax, và Minolta đã sản xuất máy SLR số tương thích với các máy SLR phim của
họ (gần đây Konica-Minolta bán bộ phận sản xuất máy ảnh SLR của họ cho Sony), trong khi Olympus và
Panasonic giới thiệu những máy SLR số riêng, đó là thế hệ máy Bốn phần ba.
Khổ phim
Máy ảnh SLR được sản xuất cho hầu hết các khổ phim cũng như cho cảm biến số. Hầu hết các máy ảnh
SLR dùng phim khổ 35mm, vì khổ này tối ưu nhất giữa chất lượng ảnh, kích thước và giá. Máy ảnh SLR

với cỡ phim trung cho ảnh chất lượng cao hơn. Máy ảnh SLR số xuất hiện vào cuối thập kỷ 1990 và tới
năm 2006 thì được dùng bởi hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Những máy
ảnh SLR thời đầu được làm để dùng cỡ phim lớn nhưng hầu hết đều đã bị đào thải. Một số ít máy ảnh
SLR dùng hệ phim APS, nhưng không phổ biến lắm. Cũng có máy SLR cho khổ phim nhỏ 110.
Những đặc điểm chung
Những đặc điểm nữa của các máy ảnh SLR là đo sáng qua ống kính và điều khiển đèn chớp rất tinh vi.
Nhiều kiểu máy trên thị trường hiện nay đo ánh sáng thật sự tới phim và đóng màn trập khi đã đủ sáng.
Tương tự, chúng còn có thể phát ra nhiều chớp đèn ngắn, tính lượng ánh sáng dội trở lại từ đối tượng
chụp, rồi mới phát ra một chớp vừa đủ cho tấm ảnh đẹp. Những máy tinh vi hơn còn giúp nhiếp ảnh gia
cân bằng giữa đèn chớp và ánh sáng tự nhiên có sẵn để ra những kiểu ảnh theo yêu cầu. Những tính
năng này được đưa vào những máy SLR hạng cao cấp trước rồi từ từ xuất hiện trên các máy kiểu khác.
Ưu điểm
Nhiều ưu điểm của máy ảnh SLR liên quan đến việc ngắm qua ống kính. Những máy ảnh kiểu khác không
có khả năng này, người chụp phải ngắm qua một lỗ ngắm nằm cạnh ống kính và thấy hơi khác với hình
chụp. Dùng máy SLR thì có thể tin chắc rằng ngắm thế nào thì chụp ra thế đó. Không có hiện tượng thị
sai, độ nét được thấy trước khi chụp ở máy SLR nhất là khi chụp macro và khi dùng ống kính tele. Độ sâu
vùng chụp có thể thấy ngay khi chỉnh độ mở ống kính. Nhiều cỡ ống kính và phụ tùng được sản xuất cho
máy SLR.
So với những máy ảnh kiểu gọn hạng rẻ tiền, máy ảnh SLR hạng rẻ nhất cũng có nhiều độ mở ống kính
hơn và ống kính mở rộng hơn (thường vào cỡ f/1,4 tới f/1,8 với ống kính 50mm). Như vậy nhiếp ảnh gia
có thể chụp ảnh ở nơi ít sáng mà không cần đèn chớp, và có thể chọn độ sâu vùng chụp nhỏ, rất tiện để
làm mờ nền đằng sau đối tượng chụp, làm nổi đối tượng hơn. Cách này thường được dùng để chụp
ảnh chân dung.
Nhiều ống kính thay thế làm cho máy ảnh có thể dùng được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, làm cho
nhiếp ảnh gia có nhiều cách để thu hình hơn loại máy đơn giản. Ngoài ra, SLR có những ống kính với tiêu
cự rất dài. Như vậy có thể chụp từ rất xa, rất tiện để chụp những đối tượng nguy hiểm (động vật hoang
dã), hoặc khi không thể đến gần đối tượng.
Nhược điểm
Vì vướng gương và lăng kính, máy ảnh SLR không thể làm nhỏ gọn như các loại máy ảnh khác, như là
máy kiểu gọn tự lấy nét và máy ảnh số với màn ngắm điện tử. Gương cũng cản không cho đặt ống kính

gần phim hay bộ cảm biến, nghĩa là không thể làm ống kính wide một cách đơn giản, mà phải dùng kiểu
ống kính tele ngược, kém hơn.
Gương của máy ảnh SLR che mất lỗ ngắm khi đang chụp. Ngoài ra việc di chuyển gương làm cho tốc độ
chụp tối đa bị giới hạn, gương còn gây ồn và rung. Một số máy SLR dùng gương phản xạ một phần để
tránh nhược điểm này, ví dụ như Canon Pellix, nhưng nó lại làm giảm lượng ánh sáng thu được. Để
tránh ồn và rung, một số máy ảnh chuyên nghiệp có chế độ khoá gương, nhưng như vậy sẽ che hoàn
toàn lỗ ngắm.
Hầu hết các máy ảnh SLR số không cho xem ảnh trên màn hình LCD trước khi chụp, như máy ảnh số gọn
hay máy ảnh số lai. Như vậy chỉ có cách đưa mắt vào lỗ ngắm để chuẩn bị chụp (ngoại lệ là máy Olympus
E-330, Panasonic DMC-L1, Leica Digilux 3). Cũng không có chức năng quay phim. Cho tới năm 2006, công
nghệ bộ cảm biến và màn hình vẫn chưa khắc phục được nhược điểm này để máy ảnh số SLR được
chấp nhận rộng rãi bởi thị trường chuyên nghiệp và nghiệp dư cao cấp.
Giá của máy ảnh SLR thường đắt hơn các kiểu máy khác vì các cơ cấu phức tạp bên trong. Tính thêm các
phụ tùng như đèn chớp, ống kính các cỡ thì còn đắt hơn nữa. Do đó số tiền cần cho một bộ máy SLR
vượt quá khả năng của nhiều người chụp ảnh không chuyên.
Ngoài ra còn phải kể đến mức độ hư hỏng cũng cao hơn các kiểu máy đơn giản có chất lượng tương
đương khác vì có nhiều chi tiết chuyển động bên trong. Tuy nhiên vì máy ảnh SLR không dành cho dân
nghiệp dư, nên nó thường được làm theo những tiêu chuẩn cao hơn các kiểu máy khác, do đó thật sự
thì bền chắc hơn. Bởi vì máy SLR thay ống kính được nên có khả năng lọt bụi bẩn vào thân máy gây kẹt
gương, thậm chí làm kẹt hệ thống lấy nét của ống kính. Để giảm bớt một phần nguy cơ này, một số máy
ảnh số có bộ phận tự lau bộ cảm biến.
Cấu tạo máy ảnh cơ (SLR)và máy ảnh kỹ thuật số (DSLR)
Có lẽ một trong những câu hỏi hay được nhiều người đặt ra trước khi quyết định từ giã cách chụp ảnh
bằng phim truyền thống để bước vào thế giới của kỹ thuật số là: máy ảnh kỹ thuật số (DSLR) khác máy
ảnh Cơ (SLR) ở chỗ nào?
Có lẽ cũng khỏi cần phải nói tới những tiện dụng và những khả năng kỳ diệu của kỹ thuật số đang mang
lại cho cuộc sống của chúng ta hàng ngày nữa. Riêng trong lĩnh vực nhiếp ảnh thì bước đột phá này cũng
rất ngoạn mục.
Nhìn thoáng qua tấm hình trên đây chắc bạn cũng đã nhận ngay ra sự khác biệt của kỹ thuật số rồi nhỉ.
Thay vào vị trí quen thuộc của phim âm bản hay dương bản là một mạch điện tử cảm quang nom

rất...đơn giản. Ta cũng không cần phải mở nắp máy phía sau ra để lắp phim nữa mà một mảnh nhựa
nhỏ với những mạch điện tử ly ti đã khẽ khàng lách vào bên sườn máy ảnh thay cho những cuộn phim
cồng kềnh làm nhiệm vụ lưu giữ ảnh. Còn một bộ phận cực kỳ quan trọng nữa mà chúng ta không nhìn
thấy ở đây, một yếu tố mang tính quyết định cho sự khác biệt giữa các đại gia máy ảnh về chất lượng,
đó là phần mềm xử lý ảnh - như một bộ xử lý nhỏ của máy tính - nằm ngay trong thân máy ảnh.
Trên đây là hình ảnh của mạch điện tử cảm quang hiện đại nhất do hãng Nikon phát minh và chế tạo.
Chính nó đã tạo nên điều kỳ diệu mà không một chiếc máy ảnh nào khác có thể sánh nổi với chiếc Nikon
D2H.
Trước khi quay lại với cấu trúc của các loại mạch điện tử cảm quang thì có lẽ chúng mình cũng nên đề
cập một chút tới cái mà gần như ai cũng biết, đó là PIXEL. Nó là chữ viết tắt nhằm thể hiện Picture
ELement - yếu tố cấu thành của ảnh kỹ thuật số. Ta hãy gọi nôm na là Điểm ảnh. Mỗi một bức ảnh được
tạo nên bởi vô số Điểm ảnh. Mỗi Pixel mang một số thự tự riêng từ 0 tới 255 (giống như phổ màu căn
bản của AutoCAD vậy) Tuỳ thuộc vào hơn 16 triệu cách kết hợp khác nhau giữa các pixel của 3 kênh mầu
Red - Green - Blue (Đỏ - Xanh lá cây - Xanh da trời) mà sẽ tạo nên vô số màu khác nhau. Nếu nói theo
ngôn ngữ của tin học thì mỗi một mầu tương đương với 8 Bit (Byte) và mầu của mỗi một pixel được tạo
nên bởi 3 mầu kết hợp RGB. Ta vẫn hay nghe nói tới các tấm ảnh kỹ thuật số có "độ sâu" khác nhau như
16 bit (8 bit x2), 24 bit (8 bit x3), 36 bit (12 bit x3), 48 bit (16 bit x3).
Hiểu rõ kỹ thuật tạo hình ảnh của máy kỹ thuật số có lẽ là cách hay nhất để nhận ra sự khác biệt với
máy ảnh cơ.
Như ta đã nói ở trên về cấu tạo, khi ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh sẽ gặp một mạch điện tử cảm
quang với hệ thống lọc mầu ánh sáng, chuyển thành tín hiệu điện tử. Hiện tượng này tương đương với
phản ứng hoá học của phim âm bản hay dương bản. Tiếp theo đó máy ảnh sẽ xử lý những tín hiệu điện
tử này để tái tạo lại mầu sắc trung thực của hình ảnh (quá trình này tương đương với việc làm trong
phòng rửa ảnh cổ điển) và bạn có thể lưu trữ hình ảnh nguyên gốc hay được nén gọn lại trên các thiết bị
lưu trữ (ta vẫn gọi là Memory Card).
Trên thị trường hiện tại tồn tại hai loại mạch điện tử cảm quang là: CCD (Charge-Coupled Devices) và
CMOS (Complementary Metal-Oxide Semiconductor). Hãng Nikon mới nghiên cứu thành công một loại
thứ 3 kết hợp được những ưu điểm của cả hai loại trên là LBCAST (Lateral Burried Change Accumulator
and Sensing Transitor Array). So với CCD và CMOS thì LBCAST dùng tốn ít năng lượng hơn, ít lỗi hạt ảnh
hơn, đồng thời nó góp phần làm tăng tốc độ xử lý ảnh, làm tăng độ nhạy, độ tương phản và tái tạo màu

sắc trung thực hơn.
Nhưng cũng chính tại thiết bị đặc biệt này mà ta thấy rõ ràng sự khác biệt giữa phim cổ điển và kỹ thuật
số. Loại phim mà chúng ta vẫn hay dùng (thường được gọi là phim 35mm hay 135) có kích thước chiều
rộng 36mm x chiều cao 24mm, tỉ lệ hai cạnh thường được quy gọn thành 3:2. Đa phần thì các máy ảnh
cơ kỹ thuật số có cùng tỉ lệ này nhưng các máy Digital Compact Camera thường hay có tỉ lệ 4:3 giống như
tỉ lệ của màn hình máy tính. Điều này gây ra sự khó chịu nhỏ khi bạn muốn in ảnh kỹ thuật số được chụp
với tỉ lệ 4:3 ra giấy vì nếu giữ đúng tỉ lệ tấm ảnh của bạn sẽ là 115mm x 150mm, còn nếu bạn muốn giữ
nguyên chiều cao 100mm thì chiều rộng của ảnh sẽ bị ngắn lại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×