Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về khởi kiện vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.36 KB, 11 trang )

Hà Nội, 2020

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................1
I. Khởi kiện vụ án dân sự................................................................................1
1. Quyền khởi kiện..........................................................................................1
2. Phạm vi khởi kiện.......................................................................................2
3. Thời hiệu khởi kiên...........................................................................3
4. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự................................................5
5. Đơn khởi kiện...................................................................................7
6. Nộp đơn khởi kiện........................................................................................9
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................9


A. LỜI MỞ ĐẦU
Quyền dân sự được thừa nhận là một quyền năng cơ bản dành cho các chủ
thể trong pháp luật dân sự. Tuy nhiên quyền này thường hay bị xâm phạm, làm
ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Để bảo vệ quyền này,
phải kể đến biện pháp khởi kiện vụ án dân sự, theo đó các chủ thể có quyền dân
sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự, yêu cầu tòa án
giải quyết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là một biện
pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao.
Để đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng đắn vụ án dân sự cũng như bảo vệ được
quyền lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án, pháp luật đã qui định rất cụ
thể các thủ tục giải quyết vụ án dân xự tại tòa án các cấp.
Trong bài tiểu luận dưới đây, em xin phân tích đánh giá các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về khởi kiện vụ án dân sự.
B. NỘI DUNG
I. Khởi kiện vụ án dân sự
1. Quyền khởi kiện:


Quyền khởi kiện được chia ra làm hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình khi
nhận thấy quyền , lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Cụ thể, theo Điều 186
quy định về quyền khởi kiện vụ án BLTTDS năm 2015 thì:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện
hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có
thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”
- Nhóm thứ hai là khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Đối với quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnh
1


vực phụ trách, một số cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có
quyền khởi kiện phải kể đến như : cơ quan dân số, gia đình và trẻ em, công
đoàn… cụ thể được qui định tại Điều 187 như sau:
“1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ
em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình.
2. Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động
hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại
diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự
mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền
khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.

5. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”
Ta nhận thấy BLTTDS 2015 đã mở rộng hay quy định đầy đủ hơn các chủ thể
có quyền khởi kiện VADS so với quy định tại BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011). Việc mở rộng này đã đáp ứng được quyền tiếp cận công lý của
các chủ thể tham gia các quan hệ xã hội nói riêng, bảo vệ tốt hơn quyền con
người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp 2013 và đặc biệt là bảo
đảm quyền lợi cho nhóm các chủ thể yếu thế trong xã hội.
2. Phạm vi khởi kiện

2


Phạm vi khởi kiện VADS là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một
VADSA. Về phạm vi khởi kiện, theo quy định tại Điều 188, bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có
liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
- Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một
tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật
có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể
khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp
luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng
một vụ án.
Như vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp
luật có liên quan với nhau để giải quyết cùng một vụ án; hay nhiều cá nhân, cơ
quan, tổ chức cũng có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức
khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với

nhau để giải quyết trong cùng một án; hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quy định tại Điều 187 Bộ luật này có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ
pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
3. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân, gia đình… để
bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất
quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác ( Ví dụ: đối với yêu
cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước hay yêu cầu bảo vệ nhân thân thì
3


không áp dụng thời hiệu khởi kiện). Có thể nói tùy vào tính chất của mỗi loại
tranh chấp mà pháp luật có quy định về thời hiệu riêng.
Theo Điều 184 và 185 BLTTDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện được quy
định như sau:
+ Các quy định về thời hiệu của BLDS được áp dụng trong tố tụng dân sự.
+ Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu
của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi
Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
+ Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp
dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực
hiện nghĩa vụ.
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không
được thực hiện trong thời hạn qui định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của họ pháp luật qui định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian
phát sinh những sự kiện sau đây:
+ Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có
quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời

hiệu.
+ Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện,
người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà
không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự chết;

4


+ Trường hợp nếu một vụ án đã được Tòa án giải quyết bằng một bản án
hay quyết định đã có hiệu lực thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ
án đó nữa, trừ các trường hợp sau đây:
+ Bản án, quyết định của tòa án bác đơn xin ly hôn
+ Yêu cầu xin thay đổi con nuôi, thay mức cấp dưỡng,mức bồi thường
thiệt hại
+ Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho
ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện.
+ Các trường hợp khác pháp luật quy định
Như vậy, khi tham gia tố tụng, pháp luật đưa ra hai điều kiện về áp dụng
thời hiệu khởi kiện: (i) một bên hoặc các bên yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi
kiện; (ii) yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ việc. BLTTDS năm 2015 đã tôn trọng quyền tự định
đoạt của đương sự trong việc cho phép một hoặc các bên được quyền yêu cầu áp
dụng thời hiệu và loại bỏ quy định việc Tòa án tự mình lấy căn cứ thời hiệu
khởi kiện đã hết để đình chỉ giải quyết VADS. Quy định này đã giúp các chủ thể
khôi phục lại quyền và lợi ích đã bị xâm phạm dù thời hiệu khởi kiện đã hết góp
phần đảm bảo quyền khởi kiện trên thực tế.

4. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong tranh chấp dân sự là một vấn
đề hết sức quan trọng. Thẩm quyền được xác định một cách chính xác sẽ tránh
được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơ quan
tố tụng khác và với các bộ phận trong một Tòa án, góp phần giải quyết đúng
đắn, tạo điều kiện cho đương sự dễ dàng tham gia tố tụng, thực hiện quyền khởi
kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đúng đến Tòa án có thẩm
quyền giải quyết, xét xử Tòa án chỉ thụ lý VADS đối với những tranh chấp thuộc
5


thẩm quyền giải quyết của mình. Theo BLTTDS thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Tòa án được qui định như sau:
- Thẩm quyền chung
Không phải mọi tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án, mà Tòa chỉ giải quyết những tranh chấp dân sự ( hôn nhân gia đình, lao
động, kinh doanh thương mại…) qui định tại Điều 26,28,30,32 BLTTDS 2015.
Vì vậy khi có tranh chấp, người khởi kiện cần phải xác định tranh chấp đó thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án để được giải quyết.
Sau khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định nội dung tranh
chấp, yêu cầu đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với qui định. Việc này có
ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng.
- Thẩm quyền theo cấp
Khi đã xác định được tranh chấp có thuộc thẩm quyền giải quyết Tòa án
thì người khởi kiện cần xác định tiếp tranh chấp thuộc thầm quyền xét xử của
Tòa án cấp nào
Theo Luật Tổ chức Tòa án năm 2014, hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân
Việt Nam bao gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh, TAND cấp

huyện.
Thẩm quyền của Tòa án các cấp được qui định cụ thể tại Điều 35,
36,37,38 BLTTDS năm 2015.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ
Sau khi xác định được thẩm quyền chung, thẩm quyền theo cấp, người
khởi kiện chỉ cần xác định thêm Tòa án theo lãnh thổ
Việc xác định thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ được quy định rất cụ
thể tại Điều 39 BLTTDS 2015 như sau:
6


Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn
có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa
án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có
trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những
tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có
thẩm quyền giải quyết.
Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải
được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án
được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp phá của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền
giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là
Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án.
- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
Trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 40

BLTTDS thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các tòa án khác. Nếu
do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của
thỏa thuận. Như vậy, quyền tự định đoạt của các đương sự đã được pháp luật đề
cao, tôn trọng, theo đó nếu bị đơn đồng ý với nguyên đơn về việc giải quyết vụ
án tại Tòa án nguyên đơn cư trú làm việc thì Tòa án đó không được từ chối thụ
lý. Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì các
bên không được thỏa thuận mà vẫn là Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
5. Đơn khởi kiện
7


Khoản 1 Điều 189 BLTTDS 2015 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.” Theo đó, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết tranh
chấp khi có đơn khởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn
khởi kiện.
Đối với việc làm đơn khởi kiện của cá nhân:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình
hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú
của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó;
ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp
của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục
tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi
cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại
diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là
người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn
khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm

chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Đối với việc khởi kiện của cơ quan, tổ chức:
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ
quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ
án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ
chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở
phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và
đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp
thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
8


Về nội dung chính của đơn khởi kiện, được qui định cụ thể tại khoản 4
Điều 189 BLTTDS 2015.
Về chứng cứ tài liệu, theo Khoản 5 Điều 189 BLTTDS năm 2015, được
qui định như sau:
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi
ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy
đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ
hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm
phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác
theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
6. Nộp đơn khởi kiện
Theo qui định tại Điều 190 BLTTDS 2015, người khởi kiện có hai cách
thức nộp đơn khởi kiện:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền.
- Gửi theo đường dịch vụ bưu điện.
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của
Tòa án (nếu có).

C. KẾT LUẬN
Quy định của BLTTDS năm 2015 về khởi kiện VADS đã có những sự hoàn
thiên nhất định so với quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011), đã quy định khá đầy đủ, cụ thể và hợp lý về vấn đề liên quan đến khởi
kiện VADS như chủ thể có quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, những trường
hợp được khởi kiện lại v.v... nhằm hướng đến việc tạo thuận lợi cho các chủ thể
khởi kiện và việc Tòa án thụ lý VADS. Bộ luật này cũng quy định cụ thể về trình
tự, thủ tục tiếp nhận và phương thức tiếp nhận đơn khởi kiệ nhằm đảm bảo quyền
khởi kiện của các chủ thể. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì quy định của
9


pháp luật về khởi kiện VADS vẫn còn những hạn chế nhất định như sự thiếu
thống nhất giữa luật nội dung và luật hình thức, giữa BLTTDS với Luật thi hành
án dân sự, chưa có quy định cụ thể về chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu giải
quyết tranh chấp trong một số trường hợp, đặc biệt là về tranh chấ của các dòng
họ về nhà thờ họ. Bên cạnh đó, những điểm mới quy định về khởi kiện VADS
trong BLTTDSA năm 2015 cung cần được hướng dẫn cụ thể hơn để đảm bảo sự
thông nhất trong việc áp dụng pháp luật.

10



×