Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BTHK môn tâm lý học tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.89 KB, 10 trang )

A.

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu,
sự phát triển của đời sống xã hội, tình hình tội phạm ở Việt Nam và trên thế giới
ngày càng phức tạp và tinh vi. Đặc biệt, chỉ tính trong những tháng đầu năm
2019, ở nước ta diễn ra rất nhiều vụ án có tình tiết ghê rợn, nổi bật như “5 người
hiếp và sát hại nữ sinh giao gà trong ngày 30 Tết”, “cứa cổ tài xế xe taxi ở Mỹ
Đình”, “Thầy cúng sát hại cả nhà tử vong”… và rất nhiều vụ án khác. Tình trạng
tội phạm diễn ra như trên luôn đặt ra câu hỏi cho nhiều người là Tại sao họ lại
phạm tội? Xuất phát từ mục đích nào? Và động cơ nào đã thúc đẩy họ thực hiện
hành vi phạm tội của mình? Vì vậy, việc nghiên cứu động cơ, mục đích của
người phạm tội luôn là một vấn đề lớn rất quan trọng đặt ra cho các nhà tâm lý
học. Trong phạm vi bài tập học kì em xin chọn đề tài số 01: “Động cơ phạm tội: lý
luận và thực tiễn” để hoàn thành bài tập của mình.
I.
1.

B.
NỘI DUNG
Khái quát chung về động cơ phạm tội
Khái niệm động cơ

Đã có rất nhiều các quan niệm khác nhau về động cơ thông qua các lý
thuyết của các tác giả khác nhau. Sau đây em xin trình bày một số quan điểm của
một số nhà tâm lí học về động cơ phạm tội:
Theo quan điểm của AbrahamMaslow về động cơ: Ông đưa ra một hệ
các thứ bậc nhu cầu được sắp xếp từ các nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất đến những
nhu cầu mang tính người hơn:
-



Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu về nhận thức
Nhu cầu về thẩm mĩ


- Nhu cầu được thể hiện mình
- Nhu cầu được giác ngộ
Maslow cho rằng, nhu cầu sinh lí là mạnh nhất, còn nhu cầu được thể hiện
mình là yếu nhất. Người ta sẽ cố gắng thỏa mãn những nhu cầu quan trọng nhất
trước tiên. Khi một người thành công trong việc thỏa mãn được nhu cầu quan
trọng, nhu cầu đó sẽ không còn là một động lực thúc đẩy trong hiện tại nữa, và
người ấy sẽ bị thúc đẩy để thỏa mãn nhu cầu quan trọng tiếp theo. Như vậy, theo
Maslow thì động cơ được hiểu như là nhu cầu, nhu cầu trở thành động lực quan
trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi và động cơ
của con người, động cơ cũng mang tính thứ bậc, có cả động cơ thuần thúy sinh
học và động cơ mang tính văn hóa – xã hội – tính người
Theo Leonchive (nhà tâm lý học Xô Viết) Ông nghiên cứu động cơ trên
cơ sở phương pháp luận tiếp cận khoa học. Trong lý luận của mình ông nghiên
cứu mối quan hệ giữa động cơ và cảm xúc, động cơ và nhu cầu, động cơ và nhân
cách và phân tích kỹ thứ bậc của động cơ. Động cơ chính là đối tượng có khả
năng đáp ứng nhu cầu đã được chủ thể tri giác, biểu tượng tư duy.. đó là sự phản
ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu. Nhưng không phải nhu cầu nào
cũng trở thành động cơ hoạt động. Chỉ khi nhu cầu “gặp” được đối tượng có khả
năng thoả mãn thì khi đó nhu cầu mới trở thành động cơ hoạt động.
Theo tâm lý học Mac_xit Tâm lý Mac – Xit lấy khái niệm hoạt động làm
trung tâm và then chốt. Bất kỳ một hoạt động nào của con người đều được gắn

với các động cơ cụ thể. Vì vậy, khi đưa ra những quan điểm, những nguyên tắc
phương pháp chỉ đạo nghiên cứu tâm lý, Vưgôtxki (1886-1934) đã đề cập tới vấn
đề động cơ. Ông chỉ ra rằng muốn nghiên cứu các mối quan hệ thực của con
người với toàn bộ thực tại xung quanh, nghĩa là nghiên cứu sự tác động qua lại
giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người trong đó có quan


hệ của con người với chính bản thân mình. Những nguyên tắc này đã đặt nền
móng cho việc nghiên cứu động cơ sau này.
Trong luận cương về Feuerbach, Marx đề cập bản chất con người không
phải cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực
của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Và nếu con
người có xác mà không có hồn thì đâu còn là con người! Và ngay cả người bình
thường thì cuộc sống bản năng cũng được ý thức hóa .
Con người không phải là cái túi đựng đầy phản xạ và hoạt động, không
phải là dòng phản ứng, cử động sống mà là một dòng hoạt động. Trong đó bao
gồm cả dòng tư tưởng, dòng ý thức, đơn vị cuộc sống là từng hoạt động cụ thể.
Như vậy một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm mục
đích thỏa mãn nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là cụ thể hóa
nhu cầu của chủ thế. Nói đơn giản hơn, hoạt động bao gồm cả hành vi, lẫn tâm
lý, ý thức, công việc chân tay và công việc trí óc. Như vậy trong khi tạo ra và
chiếm lĩnh các quan hệ xã hội, con người hình thành nên bộ mặt tâm lý, hình
thành động cơ. Như vậy, động cơ là tiền đề, điều kiện đầy đủ nhất của hoạt động.
Không có động cơ sẽ không có hoạt động của con người, động cơ đóng vai trò
thúc đẩy, duy trì hoạt động, động cơ là mục đích cuối cùng của hoạt động.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ, tuy nhiên
điểm chung của các quan điểm đều xem động cơ là sự định hướng, kích thích,
thúc đẩy hành vi và hoạt động của con người. Dưới góc độ của Tâm lí học, động
cơ được hiểu là một trạng thái tâm lí bên trong thúc đẩy hoạt động, làm tăng
thêm tính tích cực ở chủ thể và hướng thái độ của chủ thể vào những mục đích

nhất định1.
2. Động cơ phạm tội
1

Hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lí học – Đặng Thanh Nga - Tạp chí luật học


2.1.

Khái niệm động cơ phạm tội

Theo phân tích ở trên, động cơ là một trạng thái tâm lí bên trong thúc đẩy
hoạt động, làm tăng thêm tính tích cực ở chủ thể và hướng thái độ của chủ thể
vào những mục đích nhất định.
Như vậy, động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm,
mong muốn, những hình ảnh tâm lý. Ví dụ: Giết người vì động cơ đê hèn hoặc
để che giấu một tội phạm khác…
2.2.

Cơ sở hình thành động cơ phạm tội

Nhu cầu của con người là cơ sở để hình thành động cơ. Tuy nhiên, không
phải bất cứ nhu cầu nào cũng là động cơ thúc đẩy hành vi. Chỉ khi nhu cầu
không được thỏa mãn và gặp sự tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì
nó mới trở thành động cơ. Ví dụ: Động cơ của hành vi trộm cắp được hình thành
từ các yếu tố tham gia chính trong hoạt động hành vi trộm cắp, có thể là: Lòng
tham, ham muốn vật chất, muốn có tiền được ăn chơi, muốn có cuộc sống giàu
sang và đầy đủ hơn hoặc do các yếu tố như thiếu ý chí, lười biếng trong công
việc, chỉ muốn ăn chơi mà không muốn làm, dễ sa ngã,… dẫn đến việc không

chấp nhận được sự thiếu cân bằng giữa nhu cầu cho cuộc sống và số tiền mình
kiếm ra, công việc mình có… Những yếu tố trên đã thường trực, hấp dẫn người
phạm tội và khi gặp điều kiện thuận lợi, đối tượng phù hợp sẽ trở thành động cơ
thúc đẩy hành vi trộm cắp.
Động cơ phạm tội là nguyên nhân bên trong trực tiếp đưa con người đến
quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Động cơ phạm tội biểu hiện
mức đọ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của nhân cách người phạm tội.
Trong những trường hợp phạm tội với lỗi cố ý luôn tồn tại động cơ phạm tội vì
một người cố ý phạm tội là việc người đó hiểu rõ hành vi của mình là trái pháp


luật, đi ngược lại với lợi ích xã hội, nhìn thấy rằng hành vi của mình sẽ gây ra
những hậu quả xấu nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc không mong
muốn xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra; còn trong
trường hợp phạm tội với lỗi vô ý thì chỉ tồn tại động cơ ứng xử, nó không đóng
vai trò là động thúc đẩy việc thực hiện tội phạm vì một người vô ý phạm tội là
người đó thấy hành vi của mình có thể gây nguy hại đến xã hội nhưng cho rằng
hậu quả đó không xảy ra, nếu xảy ra cũng ngăn ngừa được hoặc người có hành vi
phạm tội là do bởi người đó không thấy trước được hậu quả nguy hiểm mà mình
gây ra.
Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến hành vi phạm tội.
2.3.

Ý nghĩa của việc xác định động cơ phạm tội

Việc xác định động cơ phạm tội và nghiên cứu các động cơ ấy có ý nghĩa
rất quan trọng đối với các nhà tâm lý học và cơ quan điều tra trong việc:






Xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Dự báo khả năng tái phạm của người phạm tội.
Xác định khung hình phạt đối với người phạm tội.
Xác định những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi

quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
II.
Thực tiễn áp dụng nghiên cứu động cơ phạm tội ở một số tội phạm
1. Động cơ của người phạm tội ma túy
Ở Việt Nam, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy và các tội phạm về ma
túy trong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thực
hiện. Tuy nhiên, tệ nạn ma túy và các tội phạm về ma túy ngày càng diễn ra phức
tạp; đặc biệt những người phạm tội ma túy sử dụng rất nhiều các xảo quyệt tinh
vi nhằm qua mắt các cơ quan chức năng.
Đầu tiên, nói về nhu cầu là cơ sở để hình thành động cơ phạm tội. Phần
lớn người phạm tội ma túy họ đều với mục đích vật chất, tiền bạc. Do lòng tham


về vật chất, tiền bạc, muốn hưởng thụ một cuộc sống và lối sống hơn người…
kết hợp với sự lười biếng, muốn có tiền tiêu xài hàng ngày, thiếu ý chí, dễ sa
ngã… đã là các yếu tố hấp dẫn, luôn thường trực và khi nào có điều kiện thuận
lợi thì họ sẽ thực hiện hành vi phạm tội của mình. Điểm siêu lợi nhuận của nhóm
tội ma túy, đây là điều không ai có thể phủ nhận được. Khó có tội phạm nào,
thậm chí ngành kinh tế nào mang lại lợi nhuận nhanh và nhiều như tội phạm về
ma túy. Vì thế, họat động này là hoạt động chủ đạo, tác động đến đời sống tâm lý
và sự phát triển hình thành nhân cách của họ theo hướng lệch chuẩn.
Người phạm tội ma túy là người phạm tội với “lỗi cố ý”. Họ biết hành vi
của mình là trái pháp luật, đi ngược lại với lợi ích xã hội, nhìn thấy rằng hành vi

của mình sẽ gây ra những hậu quả xấu nhưng lợi nhuận do ma túy đem lại đối
với họ là quá lớn, khiến họ bất chấp tất cả đạo lý, tù tội thậm chí cả mạng sống
của mình. Hơn nữa, một số người phạm tội tin rằng với phương thức, thủ đoạn
thực hiện hành vi phạm tội của mình sẽ khó bị phát hiện vì cất giấu, vân chuyển,
giao nhận, phi tang dễ dàng.
Tóm lại, những người phạm tội ma túy bao giờ cũng có động cơ phạm tội
và là người phạm tội với lỗi cố ý. Động cơ này thúc đẩy họ thực hiện các hành vi
phạm tội để thỏa mãn nhu cầu, đạt được mục đích như: thu được siêu lợi nhuận
từ việc mua bán trái phép chất ma túy, có muốn cuộc sống giàu nhanh mà không
cần phải làm việc quá nhiều, có một cuộc sống hơn người…
2. Động cơ người phạm tội kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cùng với đó là các tội
phạm kinh tế ngày càng gia tăng và phức tạp. Tội phạm kinh tế liên quan đến các
tội cụ thể như: buôn lậu, trốn thuế, thao túng thị trường chứng khoán, cho vay
nặng lãi trong giao dịch dân sự,… Phần lớn những người phạm tội này là người
có chức vụ quyền hạn, là công nhân viên chức,… Tội phạm kinh tế không chỉ


diễn ra ở thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm mà còn diễn ra ở huyện, thị xã
địa phương, nông thôn. Có một dấu chấm hỏi lớn đặt ra là Tại sao tội phạm kinh
tế lại diễn ra phổ biến và động cơ nào thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội
đó?
Về nhu cầu là cơ sở hình thành động cơ:
 Thứ nhất, sự khó khăn về kinh tế đã tác động trực tiếp đến đời sống của
các gia đình, của cán bộ công chức, của công nhân… làm suy giảm cả về
tinh thần lẫn vật chất. Sự suy giảm về mặt tinh thần dẫn đến hình thành
tâm lý tiêu cực, tính ích kỉ, sự tha hóa, buông thả trong lối sống; sự suy
giảm về vật chất nảy ra lòng tham, ham muốn về tiền bạc, mong muốn
một cuộc sống tốt hơn,… Hai sự suy giảm đó đã là yếu tố thúc đẩy, hấp
dẫn người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội khi có điều kiện thuận lợi.

 Thứ hai, do đời sống của con người ngày càng phát triển và được nâng
cao nên nhu cầu của con người cũng phải tăng lên. Họ muốn thỏa mãn
nhu cầu của mình hơn nên phần con sẽ trội hơn phần người. Tính ích kỷ,
tham lam, đố kỵ của con người cũng từ đó mà được bộc phát ra. Thêm sự
cuốn hút của chính đồng tiền đã khiến cho con người bất chấp mọi thứ, kể
cả tính mạng của mình.
Bên cạnh đó là do sự tác động tiêu cực của cơ chế quản lý, công tác tổ
chức cán bộ. Cơ chế quản lý trong giai đoạn trước đây dẫn đến nhiều hiện tượng
quan liêu, lợi dụng tài sản của nhà nước, tư lợi cho bản thân, xâm phạm đến tài
sản của quốc gia. Trong cơ chế quản lý mới là hàng loạt những thay đổi, cải cách
kéo theo đó là sự lúng túng, bất cập, rối loạn từ chính sách, pháp luật nhà nước,
kết hợp với tính tùy tiện, cơ hội của con người đã trở thành động cơ thúc đẩy
hành vi phạm tội của họ. Mặt khác, sự yếu kém trong trình độ quản lý, thiếu kiến
thức và kinh nghiệm hay thiếu các phẩm chất đạo đức cần thiết của lãnh đạo; xử


lý các vi phạm chưa nghiêm chỉnh đã trở thành những động cơ của hành vi phạm
tội về kinh tế.
Qua phần phân tích của hai loại tội phạm là Tội phạm ma túy và Tội phạm
kinh tế đã phần nào giúp chúng ta hiểu được động cơ thúc đẩy thực hiện hành vi
phạm tội để thỏa mãn các nhu cầu hay mục đích của người phạm tội. Thấy được
các yếu tố và điều kiện thuận lợi để giúp cho người phạm tội thực hiện hành vi
phạm tội của mình. Tìm ra được động cơ thúc đẩy thực hiện hành vi phạm tội và
điều kiện nảy sinh hành vi phạm tội là yếu tố rất quan trọng để cơ quan chức
năng có thể nhận biết được tình hình tội phạm và từ đó để đề ra các biện pháp để
ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm.
C.

KẾT LUẬN


Qua việc tìm hiểu và phân tích về động cơ phạm tội đã cho thấy việc quan
trọng của việc nghiên cứu động cơ phạm tội phục vụ cho xác định sự thật của vụ
án, xác định sự nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định các tình tiết tăng nặng
và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt. Bài làm của em
còn nhiều thiếu sót do còn hạn chế trong kinh nghiệm mong các thầy cô cho ý
kiến, và có thể bỏ qua nếu sai sót chỗ nào.

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
B. NỘI DUNG......................................................................................... 1
I. Khái quát chung về động cơ phạm tội................................................1
1. Khái niệm động cơ..............................................................................1


2. Động cơ phạm tội................................................................................ 3
2.1.

Khái niệm động cơ phạm tội.......................................................3

2.2.

Cơ sở hình thành động cơ phạm tội...........................................4

2.3.

Ý nghĩa của việc xác định động cơ phạm tội..............................5

II.Thực tiễn áp dụng nghiên cứu động cơ phạm tội ở một số tội phạm.5
1. Động cơ của người phạm tội ma túy..................................................5
2. Động cơ người phạm tội kinh tế.........................................................6

C. KẾT LUẬN........................................................................................8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Tâm lý học Tội phạm – Trường Đại học Luật Hà Nội
2. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.

3. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học Tư pháp, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012


4. Hành vi phạm tội nhìn nhận từ góc độ tâm lí học – Đặng Thanh Nga - Tạp chí
luật học
5. - Lý thuyết

về động cơ của A. MASLOW
6. - Tư tưởng dạy học của Leonchiev



×