Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiểu về Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây và liên hệ tác động của chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.91 KB, 15 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay
của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế
thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi
nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các
doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền
kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề
nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát.
Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết
sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn
đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà
doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn
bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở
nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định,
cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng
cao đời sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan
tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất
hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm
phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả
của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng
giảm nhanh.
Bài viết này với đề tài: “ Tìm hiểu về Lạm phát ở Việt Nam trong
những năm gần đây và liên hệ tác động của chính sách” Xuất phát từ vấn đề
nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan
trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết
nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách
thấu đáo hơn, sâu sắc hơn tài chính tiền tệ
NỘI DUNG


CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT

I/ Định nghĩa lạm phát
- Quan niệm cổ điển cho rằng “Lạm phát là phát hành tiền vượt quá số
lượng tiền cần thiết trong lưu thông”. Tuy nhiên định nghĩa này không giải
thích được hiện tượng lạm phát chi phí đẩy (xuất hiện trên thế giới từ những
năm 70 hoặc ở Việt nam năm 2005) do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra
trong khi cung tiền tăng ổnđịnh. Nếu chỉ coi là lạm phát khi sự tăng giá là
kết quả của việc tăng mạnh cung tiền thì sẽ dẫn đến coi thường các nguy cơ
lạm phát có thể xảy ra.
- Một quan điểm phổ biến khác cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng
lên của mức giá chung (mức giá bình quân, mức giá tổng hợp) theo thời
gian. Tuy nhiên không phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại.
Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời,trong ngắn hạn, chẳng hạn như dịp gần Tết
Nguyên đán ở Việt nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những
biến động cung cầu tạm thời, nhiều khi có tác dụng tích cực hơn là tiêu cực
tới nền kinh tế. Những trường hợp như vậy mà đã coi là lạm phát thì sẽ dẫn
đến sự cường điệu hoá nguy cơ lạm phát.
- Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là
Milton Friedman đã định nghĩa “lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và
liên tục trong một thời gian dài”. Theo trường phái này, sự tăng lên của mức
giá chung mới chỉ phản ánh hình thức biểu hiện của lạm phát, bản chất của
lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá đó: đó là sự tăng giá với
tốc độ cao và kéo dài. Chính sự tăng giá cao và liên tục từ thời gian này đến
thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng vì vậy,
cái gọi là tỷ lệ tăng giá hàng tháng mà chúng ta có thể nghe trên đài, báo hay
vô tuyến chỉ cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với
tháng trước chứ chưa được coi là biểu hiện của lạm phát. Đó có thể chỉ là sự
thay đổi xảy ra duy nhất một lần hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài. Chỉ
khi nào tỷ lệ tăng giá vẫn duy trì cao trong thời gian dài thì mới được coi là

biểu hiện của lạm phát cao.
II/ Phân loại lạm phát
1) Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm
phát dưới 10% một năm
2) Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh
với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm.
3) Siêu lạm phát : xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao
vượt xa lạm phát phi mã, siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm
phát trên 200% .
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

I/ Lịch sử của lạm phát ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP thống kê qua các năm và ước tính cho 2010. Chi
tiêu của Nhà nước (so với GDP) đã tăng từ 5% năm 2000 lên trên 8% từ sau
năm 2005. Tỉ lệ vốn đầu tư/GDP cũng tăng lên đến 34% năm 2000 và đến
40% từ năm 2004 đến nay (2007). Từ đây các nhân tố lạm phát được nuôi
dưỡng. Đến hôm nay lạm phát quay trở lại. Năm 2004 đã xuất hiện những
dấu hiệu của cuộc lạm phát mới và được xác nhận lại vào năm 2005 nhưng
đã không có những giải pháp thoả đáng. Thậm chí đến giữa năm 2007 dấu
hiệu trở nên rõ ràng hơn thì một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố
mạnh mẽ “lạm phát không thể đến mức hai con số”. Thực tế cho thấy thì lạm
phát năm 2007 khoảng 12%, năm 2008 thi lên đến 22% một con số đáng báo
động cho một nền kinh tế non trẻ như việt nam.Cùng với những biện pháp
kiềm chế lạm phát bước sang năm 2009 lạm đã giảm chỉ con 6%. Dự báo
mới nhất cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 ở mức
6%. Lạm phát có thể tăng từ 7% trong năm 2009 lên mức hai con số do tăng
trưởng tín dụng mạnh trong thời gian gần đây. Giá hàng hóa thế giới cao trở
lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước. Bên cạnh nguy cơ lạm phát lên 2
con số. Đây là một bài toán đau đầu cho các nhà kinh tế làm sao để đạt được

các mục tiêu kinh tế đề ra.
II/Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi xảy ra lạm
phát
Cuộc chiến chống lạm phát của nền kinh tế Việt Nam giúp phát hiện
hai vấn đề: Một về cơ cấu và một về điều hành kinh tế vĩ mô. Về cơ cấu,
nền kinh tế của chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về sung
dụng tài nguyên. Sử dụng tài nguyên không hiệu quả đã làm lãng phí đồng
vốn, lãng phí nhân lực, lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong một thời gian
dài. Hệ số ICOR cao (4,5) cho thấy nền kinh tế Việt Nam là một trong
những nền kinh tế có đầu tư kém hiệu quả nhất trong khu vực, và có năng
lực cạnh tranh rất thấp. Những hệ quả tiếp theo của nó càng ngày càng lộ rõ
như thâm hụt cán cân thương mại ngày càng nghiêm trọng (chỉ riêng năm
tháng đầu năm 2008, con số này đã lên đến 14,4 tỉ USD), khiếm hụt ngân
sách luôn được duy trì ở mức 5% GDP trong nhiều năm, và kết quả tất nhiên
của nó là tốc độ lạm phát của nền kinh tế ngày càng gia tăng (theo một ước
lượng đáng tin cậy, nếu loại trừ tác động tăng giá của thị trường thế giới như
giá dầu và giá lương thực, tốc độ lạm phát do tác động nội tại của nền kinh
tế mà chủ yếu xuất phát từ vấn đề sử dụng tài nguyên không hiệu quả, đã lên
đến từ 8- 10%/năm). Tuy nhiên, giải quyết vấn đề cơ cấu là một việc làm lâu
dài, đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất cao. Bài toán về cơ cấu là bài toán
không thể có lời giải một sớm một chiều, nhưng đó là một bài toán phải kiên
trì giải quyết ngay từ bây giờ, vì rằng đó là bài toán sinh tử, quyết định
tương lai phát triển và cường thịnh hay không của nền kinh tế Việt.
Về điều hành kinh tế vĩ mô, chúng ta đang gặp phải các vấn đề trong
chính sách ngân sách và chính sách tiền tệ. Nếu mục tiêu của chính sách
ngân sách vẫn là duy trì một mức khiếm hụt lên đến 5%/GDP tiếp tục trong
thời gian dài, những nỗ lực kiểm soát lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô
sẽ rất khó thành công. Mục tiêu cân bằng ngân sách cần phải là một mục tiêu
được hướng tới kể từ bây giờ. Những nỗ lực chống lạm phát trước hết phải
được thể hiện bởi một quyết tâm từ phía Chính phủ, cụ thể hóa bởi các hành

động tiết kiệm ngân sách: tinh giản bộ máy hành chính, tiết kiệm công chi,
giảm đầu tư công. Tất cả những điều đó sẽ giúp cho việc sung dụng tài
nguyên quốc gia trở nên hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích phát triển
đầu tư tư nhân trong và ngoài nước ngay trong các lĩnh vực cần nguồn vốn
lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng. Một ngân sách cân bằng sẽ có tác dụng tích
cực hai mặt: giảm thiểu tốc độ lạm phát và tăng cường hiệu quả của việc
sung dụng tài nguyên.

×