Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI LƯU VỰC VÙNG CỬA SÔNG CU ĐÊ. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.54 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

ĐẶNG NGUYỄN THỤC ANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI LƯU VỰC
VÙNG CỬA SÔNG CU ĐÊ

Chuyên ngành
Mã số

: Kỹ thuật môi trường
: 60.52.03.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN VĂN QUANG

Phản biện 1: TS. ĐẶNG QUANG VINH
Phản biện 2: TS. NGUYỄN DƯƠNG QUANG CHÁNH

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt


nghiệp thạc sĩ kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách
khoa vào ngày 03 tháng11 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
-Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Khoản 4, Điều 37 Luật Tài nguyên nước [18] thì việc
cấp phép xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào khả năng tiếp
nhận nước thải của nguồn nước. Tuy nhiên, hiện nay việc điều tra,
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, hồ là
nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa được Sở
Tài nguyên và Môi trường thực hiện, trình UBND thành phố Đà Nẵng
xem xét, phê duyệt theo quy định. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá
khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực vùng cửa sông Cu Đê có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm quản lý có hiệu quả việc xả nước thải
vào nguồn nước của các dự án phát triển vào khu vực hạ lưu sông Cu
Đê, đảm bảo nằm trong khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
và không gây tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cu
Đêtheo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật quản lý xả thải và khai thác
hợp lý, bền vững nguồn nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Có được mô hình chất lượng nước, mô phỏng sự lan truyền và
phân bổ các chất ô nhiễm trên các đoạn sông Cu Đê ở vùng hạ lưu sau
khi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến chất lượng
nước theo các kịch bản phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực vùng hạ
lưu sông Cu Đê.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


2
Chất lượng nước sông Cu Đê, và các quá trình lan truyền chất
trên các đoạn sông vùng hạ lưu sông Cu Đê với chiều dài 7,8 km tính
từ vịnh Đà Nẵng.
Các thông số chất lượng nước, đánh giá hiện trạng chất lượng
nước sông Cu Đê và đoạn sông tiếp nhận nước thải bao gồm: pH, Độ
mặn (Sal.), DO, TSS, BOD5, BOD, COD, N-NH4, N-NO3, T-N, PPO4, T-P và Coliform; đánh giá các nguồn thải: BOD5, BOD, COD, NNH4, P-PO4 và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực
sông theo thông số chất hữu cơ (BOD5 và BOD).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian,chất lượng nước trong các tháng mùa khô: Từ tháng
03 đến tháng 08.
Không gian,lưu vực sông chịu ảnh hưởng của thủy triều (từ
ngã ba suối Cây đến vịnh Đà Nẵng). Các nguồn thải từ các hoạt động
phát triển trên lưu vực, được xác định theo các số liệu hiện trạng và
quy hoạch các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông Cu
Đê.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở áp dụng phối hợp
các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp kế thừa
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp xử lý thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp
thông tin, dữ liệu
Phương pháp tiếp cận theo quy mô đoạn sông
Phương pháp mô hình hóa toán học
Phương pháp quan trắc và phân tích
Phương pháp đánh giá
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


3
5.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả của đề tài: các chuỗi số liệu quan trắc chất lượng
nước, có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu về chất lượng nước
sông;
Phương pháp thiết lập mô hình bằng các chuỗi số liệu thực đo
và giá trị của các hệ số: chuyển hóa các chất hữu cơ kBODvà hệ số phân
tán Ex xác định được có giá trị tham khảo trong các nghiên cứu về
đánh giá sức tải và nghiên cứu dự báo xu thế chất lượng nước trên lưu
vực sông Cu Đê cũng như các lưu vực sông có điều kiện tương tự.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đóng góp thêm 03 chuỗi số liệu quan trắc đồng bộ chất lượng
nước sông Cu Đê cho nguồn số liệu quan trắc chất lượng nước sông,
phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng.
Mô hình chất lượng nước đã được thiết lập có đủ độ tin cậy
cần thiết để sử dụng như là một công cụ đánh giá khả năng tiếp nhận
nước thải của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực, hỗ
trợ quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Cu Đê và đề xuất các giải

pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả và thảo luận
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Nguồn nước và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của
nguồn nước
1.1.1. Nguồn nước và phân loại nguồn nước
1.1.1.1. Nguồn nước [18]


4
Là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng cho mục đích sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển,
các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ
nước khác.
1.1.1.2. Phân loại nguồn nước
Theo mục đích sử dụng được chia thành các loại nguồn nước:
cấp cho sinh hoạt và các mục đích khác như giải trí, tiếp xúc với
nguồn nước và nuôi trồng các loại thuỷ sản.
Theo độ mặn thường theo nồng độ muối trong nguồn nước
được chia thành nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Theo vị trí nguồn nước chia thành các nguồn nước mặt (sông,
suối, ao, hồ...) và nước ngầm.
1.1.2. Chất lượng nguồn nước
Nguồn nước của sông, hồ,…luôn có chứa một lượng các loại
vật chất nhất định, bao gồm các chất vô cơ, chất hữu cơ, các vị khuẩn

và vi sinh vật… Tất cả các loại vật chất có trong nước sẽ tạo nên chất
lượng của nguồn nước.
1.1.2.1. Các thông số đánh giá chất lượng nguồn nước
* Các chỉ tiêu vật lý
* Các chỉ tiêu hóa học
* Các chỉ tiêu sinh học
1.1.2.2. Quản lý chất lượng nguồn nước
Quản lý chất lượng nguồn nước là tổng hợp các biện pháp, luật
pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng nguồn nước đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và xả nước thải
vào nguồn nước một cách hợp lý, đúng đắn phục vụ phát triển kinh tế
xã hội nhưng vẫn đảm bảo giá trị giới hạn các thông số chất lượng
nguồn nước nằm trong Quy chuẩn cho phép [18].


5
1.1.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn
nước
1.1.3.1. Các khái niệm cơ bản[12]
Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, là khả năng
nguồn nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo
đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng
[18].
1.1.3.2. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải, sức chịu tải của sông[5]
a) Phương pháp đánh giá trực tiếp
Công thức đánh giá:
b) Phương pháp đánh giá gián tiếp


(1.1)

Công thức đánh giá:
(1.2)
c)Phương pháp đánh giá bằng phương pháp mô hình
Ngày 29/12/2017, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
ban hành Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá khả
năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ thay
thế cho Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT. Theo quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT thì đối với đoạn
sông bị ảnh hưởng của thủy triều chỉ áp dụng phương pháp mô hình
để đánh giá. Mô hình để đánh giá phải được hiệu chuẩn trước khi thực
hiện việc đánh giá.
1.2. Mô hình chất lượng nước và các ứng dụng trong đánh giá khả
năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước
1.2.1. Mô hình chất lượng nước
1.2.1.1. Khái niệm
Trên cơ sở định luật bảo toàn khối lượng, phương trình vi phân


6
mô tả quá trình xáo trộn, lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm
trong chất lỏng lý tưởng, ta có phương trình vi phân tổng quát như sau:
(
(

)

)


(

)

(1.6)

Trong đó :
Dx, Dy, Dz:Hệ số khuếch tán phân tử, m2/s.
ux, uy, uz: Vận tốc dòng chảy theo các phương x,y,z, m/s.
F(S): Số hạng đặc trưng cho quá trình chuyển hoá các chất ô
nhiễm bởi các quá trình vật lý, hoá học và sinh học diễn ra trong dòng
chảy.
1.2.1.2. Các mô hình chất lượng nước
a) Mô hình tải - phân tán 2 chiều
Thường áp dụng cho các sông có chiều dài và chiều rộng lớn
hơn rất nhiều so với chiều sâu. Khi đó chúng ta có thể bỏ qua chiều
sâu, và với giả thiết, bỏ qua sự tải do vận tốc dòng chảy, quá trình
khuếch tán theo phương oz từ phương trình (1.8) ta có phương trình
mô tả quá trình lan truyền, khuếch tán các chất tại một điểm trong
dòng chảy:
(1.9)
Trong đó:
C: Nồng độ các chất trong dòng chảy, mg/l.
ux, uy:Thành phần vận tốc trong dòng chảy theo phương x,
y,m/s.
Ex, Ey: Hệ số phân tán rối vật chất theo phương x, y tại mặt
cắt trong dòng chảy, m2/s
b) Mô hình tải - phân tán 1 chiều
Thường áp dụng cho các sông có chiều dài lớn hơn rất nhiều

lần so với chiều sâu và chiều rộng. Khi đó chúng ta có thể bỏ qua


7
chiều sâu và chiều rộng, với giả thiết, bỏ qua sự tải do vận tốc dòng
chảy, quá trình khuếch tán theo các phương oy, oz từ phương trình
(1.8) ta có phương trình tải - phân tán một chiều các chất tại một điểm
trong dòng chảy
(

)

(1.10)

Trong đó:
C: Nồng độ các chất trong dòng chảy, mg/l.
ux: Thành phần vận tốc trong dòng chảy theo phương x,m/s.
Ex: Hệ số phân tán rối vật chất trong dòngchảy theo phương
x,m2/s
c) Mô hình tải 1 chiều
Thường áp dụng cho các sông có chiều dài lớn hơn rất nhiều
lần so với chiều sâu và chiều rộng. Khi đó chúng ta có thể bỏ qua
chiều sâu và chiều rộng, với giả thiết, bỏ qua sự tải do vận tốc dòng
chảy theo các phương oy, oz và bỏ qua quá trình khuếch tán từ phương
trình (1.8) ta có phương trình tải một chiều các chất tại một điểm trong
dòng chảy
(1.11)
Trong đó:
C: Nồng độ các chất trong dòng chảy, mg/l.
ux: Thành phần vận tốc trong dòng chảy theo phương x,m/s.

d) Mô hình phân tán một chiều
Tương tự như trên và thường áp dụng cho các đoạn sông có
chiều dài lớn hơn rất nhiều lần so với chiều sâu và chiều rộng và có
vận tốc dòng chảy bé. Khi đó chúng ta có thể bỏ qua chiều sâu và
chiều rộng và bỏ qua sự lan truyền chất do quá trình tải và bỏ qua quá
trình khuếch tán theo các phương oy, oz từ phương trình (1.8) ta có
phương trình phân tán một chiều các chất tại một điểm trong dòng


8
chảy
(1.12)
Trong đó:
C: Nồng độ các chất trong dòng chảy, mg/l.
Ex:Hệ số phân tán rối vật chất trong dòng chảy theo
phương x,m2/s
e) Mô hình phân hủy và chuyển hóa
Với giả thiết, bỏ qua sự tải do vận tốc dòng chảy và bỏ qua
quá trình khuếch tán theo các phương oy, oz từ phương trình (1.6) ta
có phương trình phân hủy và chuyển hóa các chất như sau:
(1.13)
Trong đó:
C: Nồng độ các chất trong dòng chảy, mg/l.
Giá trị k (hằng số tộc độ phân hủy), được xác định dựa trên cơ
sở phân tích các quá trình sinh thái chất lượng nước xảy ra trong dòng
chảy. Sự chuyển hóa các chất trong dòng chảy có liên quan đến tất cả
các quá trình sinh thái trong hệ sinh thái dòng chảy sông.
1.2.2. Ứng dụng các mô hình trong đánh giá khả năng tiếp
nhận nước thải của sông
Ứng dụng Mike 11 đánh giá chất lượng nước lưu vực sông

Đồng Nai, tác giả Nguyễn Huy Khôi đã sử dụng Mike 11 với các
modul thủy lực (HD), mưa dòng chảy (RR), tải khuếch tán (AD) và
ECOLAB mô phỏng chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai theo hai
thông số BODmax và DOmin cho kết quả: trong các tháng mùa kiệt, khi
dòng chảy thượng nguồn giảm, chất lượng nước sẽ xấu đi, đặc biệt các
đoạn sông chảy qua các khu công nghiệp và đô thị [11].
Ứng dụng mô hình Mike 11 tính toán thủy lực, chất lượng nước
cho lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, tác giả Trần Hồng Thái và cộng


9
sự đã sử dụng MIKE 11 với các modul AD và ECOLAB, mô phỏng
chất lượng nước cho toàn bộ hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai, cho kết
quả về thủy văn, thủy lực là khá tốt và để có được ứng dụng hiệu quả
quy hoạch các nguồn thải, cần có được số liệu đồng bộ và có độ tin
cậy về thủy lực và chất lượng nước. [20]
Ứng dụng mô hình Mike 11 mô phỏng quá trình lan tryền chất ô
nhiễm do nuôi trồng thủy sản trên một số sông lớn tỉnh Quảng Trị, tác
giả Nguyễn Vũ Anh Tuấn và cộng sự đãsử dụng modul HD, AD và
WQ mô phỏng chất lượng nước trên các hệ thống sông Bến Hải,
Thạch Hãn và Sa Lung cho kết quả về sự dịch chuyển và thời gian
phục hồi lại chất lượng nước ban đầu phù hợp với số liệu quan trắc của
Sở Tài nguyên và Môi trường trong các năm 2013 và 2014 [22].
Ứng dụng mô hình Mike 21 FM mô phỏng chất lượng nước
khu vực ven biển Đình Vũ- Hải Phòng, tác giả Trần Hồng Thái đã
nghiên cứu cho kết quả là bộ tham số thủy lực cho kết quả hiệu chỉnh
và kiểm định tốt và theo kết quả quan trắc năm 2014 và 2015, bộ tham
số ECOLAB có sai số tương đổi [21].
Tổng hợp các nội dung và kết quả của các nghiên cứu trên cho
thấy: sử dụng các mô hình (phần mềm) làm rõ được xu thế biến đổi

chất lượng nước do các ảnh hưởng của dòng chảy theo mùa. Độ tin
cậy về chất lượng nước vào thời điểm mùa kiệt với các chất ô nhiễm
cụ thể chưa được làm rõ, nguyên nhân là do: (i) thiếu các số liệu về
quá trình phân tán (Ex), sự phân hủy (kd) và chuyển hóa (kr) các chất ô
nhiễm xem xét trong dòng chảy (thường sử dụng các số liệu được mặc
định sẵn có trong modul WQ và Ecolab; (ii) thiếu các chuỗi số liệu
đồng bộ và có đảm bảo độ tin cậy làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh và
kiểm định mô hình.
1.3. Hiện trạng chất lượng nguồn nước sông Cu đê
1.3.1. Giới thiệu lưu vực sông Cu Đê


10
Lưu vực sông Cu Đê có chiều dài 38km, diện tích lưu vực 425,2
km và dòng chảy được hợp lưu bởi sông Nam và sông Bắc. Lưu
lượng dòng chảy chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, vào mùa
khô, lưu lượng dòng chảy nhỏ và chịu ảnh hưởng của triều.
Tại vùng sông hạ lưu sông Cu Đê, do địa hình thấp, dòng chảy
trong sông chịu ảnh hưởng của thủy triều, mực nước sông lên xuống
trong ngày theo sự lên xuống của thủy triều. Các tháng mùa khô vùng
cửa sông thường bị xâm nhập mặn, chiều dài đoạn sông bị xâm nhập
mặn biến đổi theo chế độ triều và dòng chảy từ thượng lưu và dao
động trong khoảng từ 8 đến 14 km
2

1.3.2. Hiện trạng chất lượng nguồn nước
Theo kết quả quan trắc trong 03 đợt vào các ngày 09/6/2018,
7/7/2018 và 11/7/2018 tại 09 vị trí cho thấy chất lượng nước vùng cửa
sông Cu Đê nhìn chung là tương đối tốt.Tất cả các chỉ tiêu đều nằm
trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mặt [1]. Phía hạ lưu do bị

tác động của nhiều nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, khu dân cư
nên các giá trị BOD5, NH4+, NO3-, PO43- có xu hướng cao hơn so với
khu vực thượng lưu. Đặc biệt vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy nhỏ,
ảnh hưởng của triều cao, sông có độ dốc nhỏ nên trên chiều dài gần16
km tính từ vùng cửa sông Cu Đê thường xuyên bị nhiễm mặn với nồng
độ thay đổi theo lưu lượng dòng chảy từ thượng lưu và biên độ triều.
Trong những năm khô hạn, mặn có thể xâm nhập vào đến cửa Khe
Cầy, thôn Bàu Bàng, xã Hòa Bắc[30].
1.3.3. Các nghiên cứu và các dự án phát triển kinh tế xã hội
Theo quy hoạch hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì nguồn nước sông Cu Đê là
nguồn cung cấp nước chính cho nhà máy nước Hòa Liên. Bên cạnh đó,
việc hình thành các khu đô thị mới ven sông và tăng quy mô các dự án


11
đầu tư vào các khu công nghiệp, việc mở rộng diện tích nuôi tôm sẽ
gây áp lực lớn đến chất lượng nguồn nước mặt và suy giảm khả năng
tiếp nhận, sức chịu tải của vùng cửa sông Cu Đê.Tuy nhiên, hiện nay,
trên toàn bộ các lưu vực sông tại Đà Nẵng chưa có một nghiên cứu nào
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải/sức chịu tải của sông.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi
2.1.1. Đối tượng
Chất lượng nước sông Cu Đê, thành phố Đà Nẵng và các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình lan truyền chất ô nhiễm trên đoạn sông
vùng hạ lưu.
Đoạn sông đánh giá, được lựa chọn có chiều dài 7,8 km (cách
cầu Trường Định khoảng 2,8 km về phía thượng lưu) (Xem hình 2.1).

Các thông số chất lượng nước, đánh giá hiện trạng chất lượng
nước sông Cu Đê và đoạn sông tiếp nhận nước thải bao gồm: pH, Độ
mặn (Sal.), DO, TSS, BOD5, COD, N-NH4, N-NO3, T-N, P-PO4, T-P
và Coliform; đánh giá các nguồn thải: BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 và
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của đoạn sông với thông số chất
hữu cơ theo BOD5 và BOD.
2.1.2. Phạm vi
Thời gian, dòng chảy sông vào mùa kiệt và trong khoảng thời
gian từ tháng 03 đến tháng 08.
Không gian, các nguồn thải vào đoạn sông đánh giá được xem
xét dựa trên cơ sở hiện trạng và theo quy hoạch các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông Cu Đê.
2.2. Nội dung
2.2.1. Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan


12
Các số liệu, tài liệu thu thập bao gồm: (i) Các số liệu và đề tài
nghiên cứu có liên quan đến chế độ thủy văn, dòng chảy sông Cu Đê;
(ii) Các số liệu quan trắc chất lượng nước của Chi cục bảo vệ môi
trường, thành phố Đà Nẵng; (iii) Các số liệu quan trắc chất lượng
nước từ các đề tài và dự án có liên quan; (iv) Các nguồn thải: nước
thải sau xử lý từ KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng và KCN
Thanh Vinh và các trạm xử lý nước thải theo quy hoạch thoát nước và
xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước
Mục đích
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cu Đê, xác định
nguồn thải và chiều dài đoạn sông đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải.

Nội dung
Thực hiện khảo sát, đo nhanh các thông số: pH, DO, Sal. và
lấy mẫu phân tích các thông số chất lượng nước tại các mặt cắt dọc
theo chiều dòng chảy và tại các vị trí khác nhau theo độ sâu và khoảng
cách tại một mặt cắt.
Các thông số chất lượng nước phân tích tại phòng thí nghiệm
bao gồm: TSS, chất hữu cơ (BOD5 và COD), chất dinh dưỡng: N-NH4;
N-NO3; P-PO4 và Coliform.
Qúa trình khảo sát và lấy mẫu được thực hiện 03 đợt trong các
ngày: 09/06, 07/07 và 11/07/2018.
2.2.3. Xây dựng mô hình chất lượng nước
Mục đích
Lựa chọn mô hình chất lượng nước và xác định các hệ số của
mô hình: thủy lực (u), tốc độ phân tán (E) và chuyển hóa các chất ô
nhiễm (kr) trên đoạn sông đánh giá.
Nội dung


13
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu [14], sử dụng phần mềm
Mike 11 tính toán thủy lực sông Cu Đê, xác định vận tốc dòng chảy
(ux) trên đoạn sông đánh giá và tại các điểm cần quan tâm trong các
tháng mùa kiệt.
- Lấy mẫu nước và vận chuyển về phòng thí nghiệm, xác định
hệ số tốc độ phân hủy chất hữu cơ theo BOD tại phòng thí nghiệm.
- Lựa chọn mô hình chất lượng nước, từ các số liệu quan trắc
chất lượng nước, sự xâm nhập mặn trong các tháng mùa kiệt, xác định
mô hình chất lượng nước được lựa chọn cho đoạn sông đánh giá.
-Xác định hệ số phân tán (Ex) bằng chuỗi số liệu thực đo:
2.2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải

a) Mục đích
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải sau xử lý theo hiện
trạng các hoạt động phát triển và quy hoạch trong tương lai trên lưu
vực.Chi tiết xem phụ lục 2.
b) Nội dung
Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải sau xử lý của Khu
công nghệ cao bằng phương pháp mô hình trong điều kiện các tháng
mùa hè.
Xây dựng các kịch bản và tính toán khả năng tiếp nhận nước
thải của lưu vực sông theo các kịch bản.
2.3. Phương pháp
2.3.1. Lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích các thông số
chất lượng nước
Việc phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Trung
tâm Nghiên cứu Bảo vệ Môi trường (EPRC), trường Đại học Bách
khoa, Đại học Đà Nẵng.
2.3.2. Xác định các hệ số của phương trình lan truyền chất
trong sông


14
2.3.2.1. Phương pháp đo vận tốc tại biên
Đo vận tốc tại các biên cho lưu vực sông chịu ảnh hưởng triều,
được thực hiện theo phương pháp đo 6 điểm, vận tốc tính toán tại mặt
cắt biên được xác định theo công thức:
(2.1)
2.3.2.2. Xác định vận tốc dòng chảy ux
Để xác định vận tốc dòng chảy (ux) trên đoạn sông đánh giá và
tại các điểm cần quan tâm trong các tháng mùa kiệt, học viên sử dụng
mô hình MIKE 11.

2.3.2.3. Hằng số tốc độ phân hủy chất hữu cơ theo BOD (kd)
Giá trị kBOD được xác định theo phương trình (1.9), từ các kết
quả quan trắc giá trị BODt theo thời gian (20 ngày) trong điều kiện
phòng thí nghiệm, xác định giá trị BODu và kBOD theo phương trình:
(2.4)
tính toán giá trị kBOD theo phương pháp bình phương tối thiểu với hai
mẫu nước tổ hợp tại mặt cắt MC4 và MC5.
2.3.2.4. Xác định hệ số khuếch tán Ex
Tương tự, giá trị Ex được xác định từ phương trình (1.7). Từ
các kết quả quan trắc giá trị vận tốc ux tại biên thượng lưu, tính toán
vận tốc dòng chảy trên các đoạn sông đánh giá và từ các số liệu quan
trắc độ mặn (Sal.)theo khoảng cách (x), từ phương trình:
(2.5)
tính toán xác định giá Ex trên các đoạn sông theo phương pháp bình
phương tối thiểu.
2.3.2.5. Hiệu chỉnh (xác định hệ số tốc độ chuyển hóa kr) và
kiểm định mô hình
Từ các giá trị hằng số tốc độ chuyển hóa (k) của các chất ô
nhiễm BOD xác định được trong điều kiện phòng thí nghiệm và hệ số


15
Ex từ các số liệu thực đo, xác định hệ số chuyển hóa (kr) của các chất
trong quá trình lan truyền trên các đoạn sông.
Xây dựng kịch bản, được thiết lập dựa trên cơ sở cơ sở các phân
tích ở chương I về: (i) Lưu lượng và chất lượng nước sau xử lý của các
trạm XLNT của các KCN ở thời điểm hiện tại; (2) Hiện trạng các kênh
dẫn nước sau xử lý từ các KCN. Các kịch bản giả định như sau:
Kịch bản 1 (KB1): Trạm XLNT khu CNC hoạt động hết công
suất (4500m3) với chất lượng nước sau xử lý đạt cột A, như đăng ký

dòng chảy sông trung bình mùa khô và cực tiểu. Các nguồn thải khác:
từ KCN Hòa Khánh, sinh hoạt từ các cụm dân cư, khu đô thị ven
sông,…như hiện tại.
Kịch bản 2 (KB2): Nguồn thải từ khu CNC như KB1, KCN Hòa
Khánh nâng công suất xử lý lên 10.000m3/ngđ với chất lượng nước đạt
cột B.
Kịch bản 3 (KB3):như KB2 thêm trạm XLNT đô thị Liên Chiểu
đi vào hoạt động với thải lượng 16.000m3/ngđ. với chất lượng nước
sau xử lý đạt cột B.
Các kịch bản khác: KB4. Trạm XLNT KCN Hòa Khánh gặp sự
cố công trình sinh học, nước thải chỉ xử lý qua công đoạn cơ học; KB5,
trạm XLNT Liên Chiểu gặp sự cố tương tự.
Các kịch bản trên được tính toán với lưu lượng dòng chảy trung
bình và kiệt nhất trong mùa khô và từ kết quả tính toán giá trị ux trung
bình bằng phần mềm MIKE, tính toán và đánh giá khả năng tiếp nhận
của đoạn sông.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng chất lượng nước sông Cu đê
- Chất lượng nước sông Cu Đê từ tháng 6 -7/2018 nhìn chung
vẫn tốt, hầu hết các thông số phân tích đều đạt QCVN


16
08:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt, cột B1, một số thông số đáp ứng cột A2
- Chất lượng nước sông Cu Đê đoạn từ cầu Trường Định lên
đến ngã ba Suối Cầy (phần thượng nguồn) vẫn còn tốt, hầu hết tất cả
các thông số phân tích trong thời gian khảo sát đều đạt QCVN
08:2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước

mặt, cột A.
- Qúa trình hòa tan, xáo trộn chất ô nhiễm trong đoạn sông
nghiên cứu diễn ra gần như hoàn toàn theo chiều rộng và chiều sông.
Phía hạ lưu do bị tác động của nhiều nguồn thải từ hoạt động công
nghiệp, khu dân cư nên các giá trị BOD5, NH4+, NO3-,PO43- có xu
hướng cao hơn so với khu vực thượng lưu. Đặc biệt vào mùa khô, lưu
lượng dòng chảy nhỏ, ảnh hưởng của triều cao, sông có độ dốc nhỏ
nên trên chiều dài gần 16 km tính từ vùng cửa sông Cu Đê thường
xuyên bị nhiễm mặn với nồng độ thay đổi theo lưu lượng dòng chảy từ
thượng lưu và biên độ triều. Theo Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT
và từ các kết quả quan trắc độ mặn dọc sông cho phép xác định đoạn
sông đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước có khoảng
cách 7.8 km kể từ cửa sông Cu Đê.
3.2. Mô hình chất lượng nước
3.2.1. Kết quả tính toán giá trị ux tại biên thượng lưu (MC8) của
đoạn sông đánh gía bằng Mike 11
a) Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
Từ các chuỗi số liệu mô phỏng mô hình mưa dòng chảy MIKE
– NAM [14], sử dụng chuỗi số liệu thực đo liên tục trong các ngày 09
đến 11 tháng 6 năm 2017, kết quả hiệu chỉnh và kết quả kiểm định và
xác định được giá trị hệ số nhám (n) trên các đoạn sông được trình bày
trong bảng kết quả bảng 3.1.


17
Bảng 3.1. Kết quả bộ thông số hệ số nhám (n) của mô hình sau khi đã
kiểm định
STT

Tên sông


Lý trình

Hệ số nhám (n)

1

Cu Đê

14000

0.03

2

Cu Đê

12000

0.03

3

Cu Đê

10000

0.03

4


Cu Đê

8000

0.03

5

Cu Đê

6000

0.03

6

Cu Đê

4000

0.03

7

Cu Đê

2000

0.03


8

Cu Đê

0

0.03

b) Kết quả tính toán vận tốc dòng chảy tại các vị trí
So với các kết qủa tính toán với các giá trị thực đo tại thủy
trục dòng chảy tại MC8 trong các 3- 4/08 và 14 -15/08/2018, các giá trị
quan trắc được có giá trị lớn hơn giá trị trung bình. Kết quả tính toán
được bằng MIKE 11 là hợp lý.Vì thời điểm quan trắc là cuối mùa kiệt
và trước đó đã có các đợt mưa rào ở vùng thượng lưu, nên lưu lượng
đổ về hạ lưu là lớn hơn.
3.2.2. Kết quả xác định hằng số tốc độ phân hủy (kd)
Kết quả tính toán được cho thấy: giá trị kBODtại MC3 có giá trị
là 0,057ngày-1 và tại MC5 là 0,047 d-1. So số liệu được khuyến cáo sử
dụng trong các phần mềm, nếu không có giá trị thực đo, chọn kBOD =
0,2d-1 [31], giá trị xác định được là nhỏ hơn hơn rất nhiều lần, nhưng
so với các kết quả trong các nghiên cứu giá trị kBOD của sông Chao
Phaya (0,06ngày-1) và kênh thoát nước ở Bangkok, Thái Lan (0,07
ngày-1) [9] kết quả có được là xấp xỉ nhỏ hơn. Nếu xem xét đồng thời
cùng với mức độ nhiễm mặn của đoạn sông xem xét và các khuyến
cáo giá trị kiến nghị trong các nghiên cứu của Charpa [9] thì kết quả


18
có được là hợp lý, do đoạn sông xem xét có mức độ nhiễm mặn cao

hơn nên tốc độ phân hủy là chậm hơn.
3.2.3. Kết quả tính toán giá trị hệ số phân tán dọc (Ex) bằng
số liệu thực đo
Các kết quả tính toán cho thấy: giá trị Ex trung bình trong đợt I
trên đoạn V và VI xấp xỉ khoảng 450m2/s, đoạn IV và III xấp xỉ
khoảng 270m2/s, đoạn II khoảng 110m2/s và đoạn I chỉ còn khoảng
60m2/s. So với kết quả tính toán theo công thức kinh nghiệm trong tài
liệu […], kết quả tính toán được là không hợp lý (Ex tỷ lệ thuận với
chiều rộng và tỷ lệ nghịch với độ dốc lòng dẫn). Nguyên nhân là do:
lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn nhỏ (19.6m3/s), dẫn đến vận tốc
dòng chảy trên các đoạn sông là rất nhỏ và với cửa sông hẹp (MC 2:
…m2), nên các đoạn sông III, IV, V và VI gần như là vũng (vịnh nhỏ)
chứa nước. Đoạn II mặc dù có chiều rộng xấp xỉ đoạn III và gần cửa
biển, có sự trao đổi liên tục do dòng triều, nhưng có giá trị Exnhỏ hơn,
do có sự tích lũy vật chất trong các lớp nước tầng đáy do độ sâu hơn.
Riêng đoạn I hệ số phân tán nhỏ do hẹp và chịu ảnh hưởng của dòng
chảy (dòng chảy thuận nghịch theo triều).
So sánh giá trị Exđợt I với các kết quả đợt II (lưu lượng
3
16.8m /s) cho thấy: khoảng dao động giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất
là 9-12% và trung bình là nhỏ hơn 10%, điều đó chứng tỏ các giá trị
Exxác định được, đảm bảo độ tin cậy cần thiết.
3.2.4. Hiệu chỉnh và kiểm định hệ số tốc độ chuyển hóa chất
hữu cơ
3.2.4.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình (xác định giá trị kr)
So sánh kết quả tính toán và giá trị thực đo theo thời điểm (2h,
4h và 6h) và trung bình cho thấy: nếu sử dụng giá trị kd xác định được
tại phòng thí nghiệm cho giá trị BOD nhỏ hơn so với giá trị thực đo.
Với giả thiết chỉ có nguồn thải là kênh thoát nước thải sau xử lý từ



19
KCN Hòa Khánh và các cụm dân cư dọc theo kênh thì quy luật phân
bổ giá trị BOD là logic, do quá trình lan truyền chất chịu ảnh hưởng
đồng thời của hai quá trình tải và phân tán. Mức chênh lệch lớn trên
đoạn sông II, III, IV là do các nguồn thải phân tán (các hoạt động khai
thác thủy sản và sự tích lũy trong lớp nước ở tầng đáy) và sự giảm
nhanh trên đoạn I là do sự pha loãng của dòng triều.
Bảng 3.4. Kết quả hiệu chỉnh giá trị kr
Hệ số chuyển hóa (ngày-1)

Đoạn sông

Chiều dài

(Từ MC đến MC)

(m)

kd

kr

Stt
1

Đoạn I: MC1-MC3

241


0.05

0.05

2

Đoạn II: MC3-MC4

1193

0.0575*

0.04

3

Đoạn III: MC4-MC5

1006

0.048*

0.035

4

Đoạn IV: MC5-MC6

2240


0.048

0.02

5

Đoạn V: MC6-MC7

1550

0.048

0.02

6

Đoạn V: MC7-MC8

1200

0.048

0.02

Ghi chú
(*) Gía trị thực đo tại phòng thí nghiệm.
3.2.4.2. Kết quả kiểm định mô hình
Các kết quả tính toán cho giá trị trung cao hơn so với giá trị
thực đo. Theo chiều dòng chảy: sai số lớn nhất là 11.3% và trung bình
7,7% và tại MC5: lớn hất là 15.7% và trung bình là 11.4%; tại MC6:

lớn nhất là 18.5% và trung bình là 13.5%. Kết quả có được là hợp lý
và có độ tin cậy rất cao, do việc xác định giá trị kr sử dụng kết quả
thực nghiệm và bằng các chuỗi số liệu thực đo (u và Ex) và thời điểm
quan trắc để có được hai chuỗi số liệu đo là tương đương, nên ảnh
hưởng của các yếu tố liên quan (điều kiện khí hậu, khí tượng, chế độ
thủy lực,…) đến độ tin cậy của giá trị kr đã được loại bỏ.
3.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của lưu vực sông bằng
mô hình đã thiết lập


20
3.3.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải sau xử lý của
khu công nghệ cao
Kịch bản 1 (KB1)
Kết quả mô phỏng cho thấy: khi lưu lượng nước từ thượng
nguồn giảm nồng độ các chất hữu cơ ở các đoạn sông vùng thượng lưu
tăng với mức tăng đáng kể. Với lưu lượng dao động trong khoảng 1520m3/s, BOD5 khoảng 3mg/l, khi lưu lượng giảm còn khoảng 10m3/s
(trung bình mùa kiệt) là khoảng 4mg/l và trong ngày kiệt nhất là
khoảng trên 4mg/l. Ngược lại, giá trị BOD5 trong đoạn sông từ Cầu
Nam Ô ra biển, không có sự thay đổi đáng kể. Nguyên nhân là do có
sự pha loãng của dòng triều và nồng độ chất hữu cơ trong nước biển là
ổn định.
Kịch bản 2 (KB2)
Kết quả mô phỏng cho thấy trong trường hợp này khi lưu
lượng nước từ thượng nguồn giảm nồng độ các chất hữu cơ ở các đoạn
sông vùng thượng lưu có tăng nhưng không đáng kể. Với lưu lượng
dao động trong khoảng 15-20m3/s, BOD5 khoảng 4 mg/l, khi lưu
lượng giảm còn khoảng 10m3/s (trung bình mùa kiệt) là khoảng 4, 5
mg/l và trong ngày kiệt nhất là khoảng trên 4,5 mg/l. Ngược lại, giá trị
BOD5 trong đoạn sông từ Cầu Nam Ô ra biển, không có sự thay đổi

đáng kể. Nguyên nhân là do có sự pha loãng của dòng triều và nồng độ
chất hữu cơ trong nước biển là ổn định.
Mức tăng giá trị BOD so với thời điểm hiện tại (KB1) không
đáng kể là do: mức quy định giữa cột A (30mg/l) so với cột B
(50mg/l), tải trọng chất hữu cơ chỉ tăng thêm khoảng 90kg/ngđ. nên
mức tăng tại điểm tiếp nhận là không đáng kể (khoảng 0,1mg/l).
So sánh kết quả tính toán với mức quy định theo QCVN 08
MT-2015/BTNMT cho thấy: hoạt động xả thải của khu CNC không
gây ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố nồng độ chất hữu cơ theo


21
BOD5 và BOD.
3.3.2. Kết quả tính toán và dự báo theo các kịch bản
Kịch bản 3.(KB3)
Kết quả mô phỏng cho thấy trong trường hợp này khi lưu
lượng nước từ thượng nguồn giảm nồng độ các chất hữu cơ ở các đoạn
sông vùng thượng lưu có tăng gần 1 mg/l so với hiện tại. Với lưu
lượng dao động trong khoảng 15-20m3/s, BOD5 khoảng 4,7 mg/l, khi
lưu lượng giảm còn khoảng 10m3/s (trung bình mùa kiệt) là khoảng 5
mg/l và trong ngày kiệt nhất là khoảng trên 5,2 mg/l. Ngược lại, giá trị
BOD5 trong đoạn sông từ Cầu Nam Ô ra biển, không có sự thay đổi
đáng kể. Nguyên nhân là do có sự pha loãng của dòng triều và nồng độ
chất hữu cơ trong nước biển là ổn định.
Kịch bản 4(KB4)
Kết quả mô phỏng cho thấy:
Kết quả mô phỏng cho thấy trong trường hợp nhà máy nước
Hòa Liên đi vào hoạt động với công suất: giai đoạn I: 120.000m3/ngđ
diễn biến nồng độ các chất hữu cơ trong đoạn sông nghiên cứu tương
tự trường hợp 3. Tuy nhiên, khi Nhà máy nước Hòa Liên đi vào hoạt

động giai đoạn II.240.000m3/ngđ.tương ứng 2.8m3/slàm giảm đáng kể
lưu lượng nước từ thượng nguồn dẫn đến nồng độ các chất hữu cơ ở
các đoạn sông vùng thượng lưu có tăng khoảng1 mg/l so với hiện tại
tại tất cả hầu hết các vị trí trên chiều dài đoạn sông 7,8 km tính từ cửa
sông. Nguyên nhân là do vào thời kỳ kiệt nhất, lưu lượng dòng chảy
quá bé do Nhà máy nước đã khai thác khoảng 1/3 lưu lượng kiệt nhất,
dẫn đến đoạn sông này hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của thủy triều và
khả năng tải ra biển rất kém. Ngược lại, giá trị BOD5 trong đoạn sông
từ Cầu Nam Ô ra biển, không có sự thay đổi đáng kể. Nguyên nhân là
do có sự pha loãng của dòng triều và nồng độ chất hữu cơ trong nước
biển là ổn định.


22
Kịch bản 5(KB5)
Kết quả mô phỏng cho thấy: Khi trạm xử lý KCN Hòa Khánh bị
sự cố chỉ xử lý cơ học, TXLNT Liên Chiểu sự cố sinh học, giá trị
BOD vùng thượng lưu điểm xả có xu thế tăng, mức tăng BOD trong
trường hợp Nhà máy nước Hòa Liên hoạt động giai đoạn 2 cao hơn so
với giai đoạn 1 khoảng gần 1 mg/l . Kết quả có được là hợp lý, do
vùng hạ lưu có sự pha loãng của dòng triều và vùng hạ lưu có vận tốc
dòng chảy nhỏ, sự phân bổ vật chất chịu ảnh hưởng của quá trình phân
tán; thấp hơn so với cột B2, QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
3.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cu đê bằng
phương pháp bảo toàn khối lượng
- Trong tất cả các thời đoạn 2018, 2020 và 2030 khi các Trạm
XLNT hoạt động bình thường và nước thải của khu dân cư khoảng
1500 - 3000 m3/ngày đêm không qua xử lý thì sông Cu Đê vẫn còn
khả năng tiếp nhận nước thải đối với các thông số BOD và COD.
- Trong tất cả các thời đoạn 2018, 2020 và 2030 khi các Trạm

XLNT KCN Hòa Khánh gặp sự cố và nước thải của khu dân cư
khoảng 1500 - 3000 m3/ngày đêm không qua xử lý thì ở kịch bản năm
2030 sông Cu Đê không còn khả năng tiếp nhận nước thải đối với các
thông số BOD và COD vào ngày lưu lượng kiệt nhất ứng với 6.8 m3/s.
- Trong thời đoạn năm 2020 khi Trạm XLNT KCN Hòa Khánh
và Trạm XLNT sinh hoạt Liên Chiểu gặp sự cố không qua xử lý xả
thải thẳng ra sông và nước thải của khu dân cư khoảng 1500 - 2000
m3/ngày đêm không qua xử lý thì sông Cu Đê không còn khả năng tiếp
nhận nước thải đối với thông số COD vào ngày lưu lượng kiệt nhất
ứng với 6.8 m3/s.
- Trong thời đoạn năm 2030 khi Trạm XLNT KCN Hòa Khánh
và Trạm XLNT sinh hoạt Liên Chiểu gặp sự cố không qua xử lý xả
thải thẳng ra sông và nước thải của khu dân cư khoảng 1500 - 2000


23
m /ngày đêm không qua xử lý thì sông Cu Đê không còn khả năng tiếp
nhận nước thải đối với cả 02 thông số BOD và COD ứng với tất cả các
lưu lượng dòng chảy trên sông ngày kiệt nhất 6.8 m3/s, trung bình mùa
kiệt 9,5 m3/s và ngày nhiều nước mùa kiệt 16,8 m3/s.
3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Sông Cu Đê là sông nội tỉnh trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển hiện trạng và tương lai, nhiều
khu dân cư, khu đô thị mới mọc lên, cùng với nước thải từ hoạt động
công nghiệp ngày càng làm gia tăng lượng nước thải vào sông Cu Đê,
tiềm ẩn các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, biến đổi khí hậu

cộng với việc xây dựng các công trình khai thác, sử dụng nguồn nước
mặt ở khu vực thượng lưu (Nhà máy nước Hòa Liên) sẽ làm suy giảm
về số lượng đối với nguồn nước sông Cu Đê nếu không có phương án
khai thác, sử dụng tổng hợp và kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào
nguồn nước.
2. Chất lượng nước đoạn sông đánh giá trong mùa kiệt chịu
ảnh hưởng đồng thời cả 03 quá trình tải, phân tán và chuyển hóa. Ở
thời điểm hiện tại, chất lượng nước chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm và đạt
cột B1, 08-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, cần quan tâm đến vấn đề
xâm nhập mặn để có giải pháp cũng như quy hoạch chiến lược một
cách khoa học, phù hợp với diễn biến BĐKH nhằm đảm bảo an ninh
nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Kết quả quan trắc 03 đợt
từ tháng 7- tháng 8 năm 2018 cho thấy:
- Chất lượng nước sông Cu Đê đoạn từ cầu Trường Định lên
đến ngã ba Suối Cầy (phần thượng nguồn) vẫn còn tốt, hầu hết tất cả
các thông số phân tích trong thời gian khảo sát đều đạt QCVN


×