Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

TIẾNG ANH chuyên đề cụm năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 29 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG ………….

CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC GÂY HỨNG THÚ HỌC
TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 6
Môn: TIẾNG ANH
Tổ bộ môn: KHOA HỌC XÃ HỘI
Người thực hiện: …………………..

………………., tháng 02 năm 2020
MỤC LỤC

1


STT

Nội dung

2

Trang


1. Danh mục chữ cái viết tắt.

4

2. 1. Lời giới thiệu.


5

3. 2. Tên chuyên đề.

5

4. 3. Tác giả chuyên đề.

5

5. 4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề.

5

6. 5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề.

6

7. 6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
8. 7. Mô tả bản chất của chuyên đề.

6
6

9. 7.1 Những nội dung lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
10. 7.1.1. Cơ sở lí luận.

6
6


11. 7.1.2. Cơ sở thực tiễn.

7

12. 7.2. Mục đích nghiên cứu.

7

13. 7.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

7

14. 7.4. Các phương pháp nghiên cứu.

3

8


15. 7.5. Đối tượng nghiên cứu.

8

16. 7.6. Phạm vi nghiên cứu.

8

17. 7.7. Thời gian nghiên cứu.

8


18. 7.8. Nội dung.

8

19. CHƯƠNG I: Thực trạng của việc dạy và học tiếng Anh ở
trường TH&THCS Bồ Sao.
20. 1. Thuận lợi.

8
8

21. 2. Khó khăn.

9

22. CHƯƠNG II: Các phương pháp chính.
23. 1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua giáo cụ
trực quan.
24. 2. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.
25. 3. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong quá trình giảng dạy.
26. 4. Phương pháp dùng bản đồ tư duy.
27. 5. Phương pháp thi đua, khen thưởng, nêu gương HS có thành
tích trong học tập.
28. 7. Phương pháp học Tiếng Anh qua Zalo.

4

9
9

11
12
19
21
21


29. 7.9. Về khả năng áp dụng của chuyên đề.
30. 8. Những thông tin cần được bảo mật.
31. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề.
32. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng chuyên đề .
33. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử
hoặc áp dụng chuyên đề lần đầu.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TH&THCS

tiểu học & trung học cơ sở

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS


Trung học cơ sở

HTTD

Hiện tại tiếp diễn

BĐTD

Bản đồ tư duy

5

22
22
22
22
24


CHUYÊN ĐỀ :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH
ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 6
1. Lời giới thiệu:
Chuyên đề này được nghiên cứu với 61 học sinh, trong đó có 26 học sinh là
nữ. Thực hiện tại trường TH&THCS Bồ Sao của tôi, một trường học với 100% học
sinh là con em nông thôn, vấn đề đầu tư sách tham khảo, nâng cao còn gặp khó
khăn, sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp ít.
Thời gian áp dụng đề tài này bắt đầu ngay vào đầu năm học 2018 – 2019.
Quá trình áp dụng đề tài này được thực hiện trên hầu hết các tiết dạy Tiếng
Anh tại hai lớp 6.

Trên cơ sở phương pháp dạy học chung, thì trong đề tài này còn nêu ra các
thủ thuật dạy mới mang tính đặc trưng, nhằm tháo gỡ khó khăn, đáp ứng yêu cầu
Tiếng Anh giao tiếp trong thời đại mở cửa, các phương pháp được đưa ra có ví dụ
minh họa kèm theo, để tiện cho giáo viên lựa chọn và áp dụng. Các phương pháp
được tiến hành ở tất cả các bước của các tiết dạy, nhưng trong đề tài này không
nhằm đưa ra một ví dụ cho cả một tiết dạy.
2. Tên chuyên đề :
“ Một số phương pháp tích cực gây hứng thú học tiếng Anh đối với học sinh
lớp 6. ”
3. Tác giả chuyên đề :
- Họ và tên: .............................
- Địa chỉ tác giả chuyên đề: Trường .............. - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề :
Họ và tên:
Địa chỉ tác giả chuyên đề: Trường ........ - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh
Phúc.
Số điện thoại:
6


5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề :
Trong dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 ở cấp THCS.
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu: Năm học 2018 - 2019
7. Mô tả bản chất của chuyên đề :
7.1. Những nội dung lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tiếng Anh là một môn học khó đối với học sinh, đặc biệt là học sinh các
vùng nông thôn. Như vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải gây được sự
hứng thú, tự tin, say mê, cố gắng học tập của bản thân các em mới mang lại kết

quả học tập tốt. Các em phải luôn là người chủ động tích cực tham gia vào quá
trình dạy và học.
Hơn nữa để nhấn mạnh việc học ngoại ngữ có ý nghĩa và mang tính thực tế,
học sinh học ngoại ngữ để giao tiếp nên cần được rèn luyện đồng thời bốn kỹ năng
nghe-nói-đọc-viết, từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp và các chức năng của nó. Vì vậy
việc cải tiến phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành phải theo hướng gợi mở,
nhằm kích thích trí tò mò, phát huy tính tích cực, chủ động tránh đơn điệu nhàm
chán, khô cứng trong một tiết học ngoại ngữ. Giáo viên gợi ý, học sinh thực hành
theo bài vừa học đó đưa vào thực tế.
Trong thực tế, một số giáo viên thường thực hiện bước này bằng cách áp đặt
học sinh bám sát vào kiến thức mới học, không có tính sáng tạo hoặc buộc học sinh
học thuộc lòng từng từ, từng câu đang học. Do vậy, học sinh còn lệ thuộc nhiều vào
giáo viên. Điều này rất hạn chế trong việc phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của
các em.
Qua nhiều năm đúc rút kinh nghiệm và qua tham khảo ý kiến của đồng
nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và ứng dụng trong đề tài “ Một số
phương pháp tích cực gây hứng thú học tiếng Anh đối với học sinh lớp 6. ”
7.1.1. Cơ sở lí luận:
Theo nghiên cứu, khi bước vào môi trường trung học cơ sở thì trẻ em có
những sự thay đổi không chỉ phát triển về tâm lý, khả năng tư duy và trí tuệ. Những
phương pháp học Tiếng Anh truyền thống dường như không còn phát huy được
hiệu quả khi mà các em học sinh tỏ rõ sự thiếu hào hứng, nhiệt huyết trong môn
học. Đối với học sinh cấp 2 trong giai đoạn chuyển giao (từ 11-15 tuổi) này đặc biệt
là học sinh lớp 6, việc xác định được một môi trường học tiếng Anh lý tưởng cho
học sinh cần được quan tâm. Học sinh khối THCS gọi là giai đoạn cầu nối bởi vì
7


đây là lúc trẻ đón nhận tiếng Anh về mặt học thuật sau nền tảng ban đầu, và cũng là
thời điểm tạo đòn bẩy cho bậc học cao hơn.

Biết được tầm quan trọng của Tiếng Anh đối tương lai của học sinh không
thể phủ định được. Chính vì vậy có rất nhiều em đã được bố mẹ rất quan tâm và có
điều kiện được học Tiếng Anh từ rất sớm. Học sinh được làm làm quen với ngoại
ngữ sớm đã tạo ra một thế hệ trẻ của đất nước được tiếp cận với nguồn tri thức,
khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới giúp Đất Nước có nền kinh tế phát triển, hội
nhập được với thế giới.
7.1.2.Cơ sơ thực tiễn
Là một giáo viên Tiếng Anh ở trường THCS, tôi luôn trăn trở là dạy làm sao
cho trò hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì vậy tôi
thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung
cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn
giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu
được vấn đề. Nhất là làm sao để thu hút các em vào hoạt động học tập, từ đó tạo ra
ấn tượng tốt đối với các em để các em đi đến với bộ môn một cách tự nguyện, hứng
thú chứ không là một sự áp đặt, ép buộc học sinh. Trên thực tế vấn đề đã được
nhiều quý thầy cô đồng nghiệp đề cập đến, song với bản thân tôi cũng có những
quan điểm riêng của mình trong vấn đề này. Vì vậy, với điều kiện thực tế của nhà
trường, thực trạng học sinh trong bộ môn Tiếng Anh ở trường TH&THCS Bồ Sao
tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề và đưa vào nghiên cứu thực tế.
7.2. Mục đích nghiên cứu.
Sau khi chuyên đề được sử dụng đạt được kết quả như sau:
- Có nhiều phương pháp được áp dụng trong các tiết học môn Tiếng Anh.
- Học sinh có hứng thú khi học bài và không còn cảm thấy sợ và áp lực khi
học môn Tiếng Anh.
- Học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong các giờ học.
- Chất lượng của bộ môn được nâng cao.
7.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
7.3.1. Vai trò của các phương pháp gây hứng thú trong quá trình dạy và học
Tiếng Anh.
7.3.2. Các phương pháp giới thiệu và kiểm tra từ vựng, ngữ pháp của học sinh

8


7.3.3. Kết quả của việc sử dụng các kĩ năng.
7.4. Các phương pháp nghiên cứu.
7.4.1. Phương pháp quan sát.
7.4.2. Phương pháp nghiên cứu và thực hành.
7.4.3. Phương pháp tổng hợp.
7.5. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 6.
- Sách giáo khoa 6 .
7.6. Phạm vi nghiên cứu.
- Tiếng anh cấp THCS.
7.7. Thời gian nghiên cứu.
- Đề tài được tiến hành từ đầu học kì I năm học 2018- 2019
7.8. Nội dung
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TH & THCS BỒ SAO.
1. Thuận lợi:
Trong những năm qua, Sở giáo dục, Phòng giáo dục đặc biệt quan tâm đến
dạy học môn tiếng Anh. Giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh được dự lớp tập huấn,
chuyên đề cụm, huyện với những nội dung thiết thực.
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên, sẵn sàng chia
sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên và tạo mọi điều kiện để chúng tôi
hoàn thành tốt công việc của mình.
Giáo viên tiếng Anh được đào tạo chính quy, được tham gia các lớp bồi
dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức, có sự nhiệt tình, năng
nổ và có nhiều kinh nghiệm.
Học sinh lớp 6 với bản chất hồn nhiên sẵn sàng tham gia vào các hoạt động
của giờ học.

Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp, gần gũi với
cuộc sống thực tế của học sinh, có nhiều tranh ảnh sinh động, tạo hứng thú cho học
sinh.
9


Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư
liệu dạy học qua Internet.
Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy môn Tiếng
Anh, ham học hỏi, tìm tòi và trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
2. Khó khăn
Địa bàn xã là một xã nhỏ, nghề nghiệp của người dân đa dạng nên có sự
chênh lệch về thu nhập. Một số gia đình có điều kiện nhờ buôn bán chưa thực sự đề
cao tầm quan trọng của việc học của con em mình, rất nhiều phụ huynh trong xã đi
làm ăn xa nên chưa thực sự quan tâm sâu sát được việc học tập của con em nói
chung và việc học ngoại ngữ nói riêng.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường còn hạn chế,
nhà trường chưa có phòng học bộ môn riêng, chưa có các trang thiết bị phục vụ
việc dạy và học ngoại ngữ như máy chiếu hay bảng tương tác...
Tâm lý học sinh ngại học, sợ học, chưa có hứng thú học với môn học vì nghĩ
Tiếng Anh là một môn học khó, lại không có sự kèm cặp giúp đỡ từ phía gia đình vì
Tiếng Anh là một môn đặc thù nên rất ít phụ huynh có thể tự kèm cặp con ở nhà.
Học sinh còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo, thiếu môi trường được
giao tiếp, nặng về học lý thuyết và yếu về thực hành cho nên khả năng giao tiếp của
một số học sinh còn thiếu tự tin trước đám đông bằng Tiếng Anh. Như vậy hiệu quả
học tập thấp, học sinh sẽ dần chán môn học, gây khó khăn cho việc học tập.
CHƯƠNG II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHÍNH
1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực quan:
Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài và các
phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật,… đều có thể gây hứng thú cho

học sinh trong học tập. Trong đó, việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp
gây hứng thú cho học sinh có hiệu quả nhất trong giảng dạy Tiếng Anh. Vì phương
tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực
tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. Với các chủ đề gần gũi, sát
thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6, giáo viên
có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như
hình ảnh hay đồ vật thật.
10


Ví dụ: Khi dạy Unit 1: My new school – getting started, để dạy các từ:
a ruler, a calculator, a notebook, a schoolbag, a rubber : một cục tẩy, a pencil
sharpener, a compass, a textbook .....

Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật có thật ở trong lớp và giới thiệu:
“This is a ruler” or “ That is a pencil sharpener” ,…
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ.
Phương pháp này giúp cho HS hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ
mà giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi và dễ đoán nghĩa đối với HS.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên giáo viên
có thể sử dụng tranh ảnh để thay thế. Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới, hình
ảnh được đưa ra để giới thiệu rất sẵn, sống động và giống với hình ảnh thật trong
cuộc sống. Vì vậy trong khi giảng dạy, GV không những phải biết khai thác và sử
dụng chúng một cách tối đa mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo.
Đây là cách dạy nhẹ nhàng nhất, dễ hiểu nhất nhưng kết quả đạt được rất cao và rất
phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Ví dụ: Khi dạy unit 5 : NATURAL WONDERS OF THE WORLD –
Getting started, để dạy các từ:
mountain : núi, river : sông, waterfall : thác nước, forest : rừng, cave : hang động,

desert ; sa mạc, lake : hồ, beach : bãi biển, island : đảo, hòn đảo, valley : thung
lũng,...
11


Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh trên lên
một tờ giấy to và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý của học sinh vào bài học rồi yêu
cầu học sinh nói về tên của các hình ảnh trong tranh bằng Tiếng Việt. Sau đó giáo
viên hướng dẫn cách đọc và viết bằng Tiếng Anh tương ứng.
Ngoài việc sử dụng các đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay
tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng chúng để củng cố bài học nhằm giúp
cho học sinh khắc sâu hơn nội dung của bài và học sôi nổi hơn.
Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm cho
giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với học sinh trong giờ
học.
2. Phương pháp thúc đẩy động cơ học tập của học sinh:
Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy
hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài việc sử
dụng các tình huống thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt
động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập. Để
giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần phải chú ý đến
tính vừa sức trong dạy học, tránh không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với
học sinh. Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử
nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành.
12


Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc
lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô
giáo chê. Theo tôi, đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải

xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các
giờ học. Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà
học sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để
tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành.
Ví dụ: Trong khi thực hành, học sinh nói: She play badminton hoặc We
has a dog,....
Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên có thể để cho học sinh trả
lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “not bad”,
“Thank you” hoặc khi học sinh nói sai, làm sai bài giáo viên có thể dùng câu lệnh
“try again”, hoặc “ try your best ”… Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và
sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất
hứng thú luyện tập.
3. Phương pháp sử dụng các trò chơi trong quá trình giảng dạy.
Đây là cách làm hữu hiệu bởi Tiếng Anh là môn học cần có nhiều người và
phải nói chuyện, giao tiếp, trao đổi mới có thể rèn luyện được khả năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ mới. Những trò chơi đơn giản nhưng hấp dẫn có tác dụng rất tốt đến
việc kích thích các em học sinh tăng cường giao tiếng và tăng khả năng tiếp cận
ngôn ngữ tiếng Anh.
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhóm, cá nhân, tập thể với các trò chủ
yếu là những hoạt động thi đấu đơn giản như nhìn tranh ghi chép lại từ bằng tiếng
Anh, viết từ mới, định nghĩa… huy động trí tuệ của đồng đội và tạo sự thi đua sôi
nổi, giúp các em phấn khích và giờ học trở nên thú vị hơn.
Tuy nhiên, tùy vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù
hợp với mục đích của bài học.
3.1. Trò chơi “Bingo” được dùng để kiểm tra vốn từ vựng của học sinh đồng
thời kiểm tra độ nhanh nhạy và kĩ năng nghe của các em:
Học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ các em đã học và có liên quan đến bài
học mới. Tuỳ vào số lượng từ có liên quan đến chủ điểm bài học, giáo viên cho học
sinh chọn một số lượng từ phù hợp viết vào một bảng có số ô tương ứng. Giáo viên
lần lượt đọc các từ nhưng không theo thứ tự. Học sinh đánh dấu vào từ có trong

13


bảng của mình khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học sinh nào có các từ liên tục theo
hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ hô to BINGO và thắng trò chơi.
Ví dụ: Khi dạy unit 2: MY HOME - Looking back.
Để giúp các em nhớ lại các danh từ đã học trong unit 2, giáo viên chuẩn bị
sẵn một số lượng khoảng 20-25 danh từ học sinh đã học.
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông và viết vào mỗi ô
vuông một danh từ bất kì nào đó mà các em đã học ở unit 4. Giáo viên đọc lần lượt
các danh từ mà mình đã chuẩn bị sẵn. Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô danh
từ mà giáo viên vừa đọc. Học sinh nào có 3 ô liên tục được đánh dấu thì hô to
“Bingo”. Học sinh nào “Bingo” bảng số của mình trước là người chiến thắng.

lamp

wardrobe

bed

table

cooker

microwave

livingroom

bedroom


kitchen

3.2. Trò chơi “Noughts and Crosses” / tic-tac toe ( cờ caro ): giúp các em luyện
tập việc sử dụng mẫu câu, khắc sâu cấu trúc về thì HTTD.

14


Giáo viên vẽ 9 ô có từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị bảng phụ. Chia lớp học
thành 2 nhóm: nhóm 1 là “noughts” (o), nhóm 2 là “crosses” (x) giống như trong
khi chơi cờ caro. Hai nhóm lần lượt chọn từ trong 9 ô và đặt câu với các từ đó. Học
sinh sử dụng mẫu câu đã học trong tiết học đó.
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 dấu (o) hoặc (x) vào ô đã chọn. Nhóm nào
tạo được 3 (o) hoặc (x) theo hàng ngang, hàng dọc hoặc chéo thì nhóm đó dành
chiến thắng.
S1: 1. Anh is playing games now.
S2: 5. My father is drinking tea.
S3: 9. Mai is watching cartoons.
S4 : 2. Tuan and Hanh are doing their homework.
S5 : 4. Lan is making cake.
S6 :................
3.3. Trò chơi “Crossword puzzles” (Trò chơi ô chữ):
Trò chơi này được dùng để kiểm tra các từ vựng của của học sinh. Học sinh
làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ đựa vào các gợi ý để tìm các chữ.
Ví dụ 4: Khi dạy unit 8: SPORTS AND GAMES- Looking back.
Để giúp học sinh ôn tập và củng cố vốn từ vựng về chủ đề vừa học, GV cho
HS chơi trò chơi theo đội để giải ô chữ. Chia lớp thành 2 đội. Hai đội lần lượt chọn
các ô chữ theo hàng ngang, dựa vào gợi ý hoăc câu hỏi để trả lời. Đội nào giải được
ô chữ hàng dọc trước sẽ thắng.


15


3.3.Trò chơi “ Lucky Apple ” – Qủa táo may mắn
Ví dụ: Khi dạy unit 10: OUR HOUSE IN THE FUTURE – Skills 1.
Sau khi học xong bài đọc, GV muốn HS khắc sâu những kiến thức ngôn ngữ
trong bài hoặc những nội dung quan trọng cần nhớ. GV có thể thiết kế trò chơi như
Lucky Apples, chia đội giúp tất cả các em cùng được tham gia vào hoạt động này.
1. Where will the house be located ? – On the ocean.
2. Lucky Apples
3. What will there be in front of and behind the house?
-There will be a swimming pool in front and a large garden behind the house
4. Lucky Apples
5. Will the house have wind energy ? – No.
6. What will the robots do?
- They will do the housework.
7. Lucky Apples
8. Will a super smart TV help surf the Internet?- Yes.

16


3.5. Trò chơi “Matching” (Nối):
Thực hiện trò chơi này bằng cách viết các từ muốn kiểm tra thành hai cột. Bên
trái là các từ bằng tiếng Anh, bên phải là nghĩa tiếng việt hoặc bên trái là câu hỏi, bên
phải là câu trả lời, ...nhưng không theo thứ tự. Học sinh lần lượt lên bảng nối các từ
với nghĩa tương ứng của nó. Nghĩa tiếng việt cũng có thể thay thế bằng định nghĩa
của từ hoặc từ trái nghĩa hoặc nối các câu hỏi với câu trả lời tương ứng.....
Ví dụ : Khi dạy unit 6 : OUR TET HOLIDAY – Looking back
A


B

1. go

a. special food

2. buy

b. a wish

3. give

c. fireworks

4. cook

d. lucky money

5. visit

e. a present

6. clean

f. the furniture

7. grow

g. trees


8. plant

h. flowers

9. make

i. relatives
17


10. hang

j. to a pagoda

11. watch

k. the calendar

12. break

l. things

Yêu cầu của bài tập này là các em phải nối các hành động ở bên cột A sao
cho phù hợp với các sự việc/ các thứ ở bên cột B.
Ví dụ: Khi dạy unit 11 : OUR GREENER WORLD – Getting started.
A
1. Air pollution
2. Water pollution
3. Soil pollution

4. Noise pollution
5. Deforestation

B
a. causes floods
b. causes breathing problems
c. causes hearing problems
d. make fish die
e. makes plants die

Yêu cầu của bài tập này là các em phải nối những nguyên nhân ở bên cột A
sao cho phù hợp với các hậu quả của nó ở bên cột B.
3.6. Trò chơi Ping-pong (Trò chơi bóng bàn)
Trò chơi này giúp học sinh vừa ôn từ vừa luyện khả năng phản xạ nhanh.
Với trò chơi này giáo viên nếu có điều kiện có thể chuẩn bị cho học sinh một
set bóng bàn đồ chơi, nếu không có thể yêu cầu học sinh dùng tay của mình cũng
được. Học sinh sẽ chơi theo cặp, giáo viên lựa chọn một chủ đề từ vựng, hai học
sinh sẽ phải lần lượt vỗ tay bạn của mình và đưa ra một từ trong chủ đề từ vựng mà
giáo viên yêu cầu. Trò chơi sẽ kết thúc nếu một trong hai học sinh không thể đưa ra
được câu trả lời đúng.
Ví dụ : Khi dạy unit 9 : CITIES OF THE WORLD.
Để giúp học sinh củng cố bài và kiểm tra sự hiểu biết của các em về thế giới
xung quanh. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ping – pong.
Hai học sinh cùng chơi trò chơi Ping-pong với chủ đề giáo viên đưa ra là tên
thủ đô của các nước trên thế giới.
S1: Hanoi
18


S2: Bangkok

S1: London
S2: Tokyo
S1: Washington
S2: Jakarta
S1: Errrrr......
S2: Seoul
(Học sinh 2 là người chiến thắng)
3.7. Trò chơi “Networks”/ “Brain storming”: Hoàn thành mạng từ/Công não
Đây là trò chơi quen thuộc dùng để ôn tập hoặc kiểm tra từ vựng của học
sinh về một chủ đề nào đó. Giáo viên viết mạng từ lên bảng. Học sinh làm việc theo
nhóm cặp hoặc cá nhân để tìm ra các thông tin theo chủ điểm bài học.
Ví dụ: Chủ điểm bài học là Types of room in the house (các loại phòng
trong nhà), Things at school/home (các đồ vật ở trường / ở nhà), subjects (các
môn học ) ... học sinh sẽ cố tìm ra các từ liên quan đến chủ điểm của bài.

Unit 6 : OUR TET HOLIDAY- Chủ điểm của bài là các hoạt động vào dịp Tết

19


Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như:
Lucky numbers, wordsquare, slap the board, what and where, the big wheel,
….. để cho giờ dạy thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh.
4. Phương pháp dùng bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy (BĐTD) được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư
duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là
một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu
tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi
người vẽ một kiểu khác nhau, dùng hình ảnh, màu sắc ( màu sắc cũng có tác dụng
kích thích não như hình ảnh ) các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một nội dung

nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng do đó
việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi HS.
Việc dùng bản đồ tư duy (Mindmap) để hệ thống hóa các phần ngữ liệu, kĩ
năng hoặc kiến thức cần ghi nhớ của toàn bài, của từng mảng kiến thức giúp học
sinh dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
Ví dụ: Khi dạy unit 3 : MY FRIENDS – Looking back .
GV giúp HS hệ thống lại kiến thức ngữ pháp về thì HTTD bằng Mindmap.

20


Với chủ đề này tôi lấy hình ảnh trung tâm là PRESENT CONTINUOUS Thì hiện tại tiếp diễn, tiếp đến từ hình ảnh trung tâm chia làm 4 nhánh chính.
Nhánh thứ nhất là “ Use ” từ nhánh này lại vẽ thêm ra 2 nhánh con liệt kê ra 2 cách
sử dụng của thì HTTD.
Nhánh thứ hai là “ Form ” từ đây liệt kê ra các thể : khẳng định, phủ định và
nghi vấn của thì HTTD. Điều này làm cho học sinh định hình được cấu trúc của câu
một cách rõ ràng hơn.
Nhánh thứ 3 là nhánh “ Adv ”, liệt kê một số các trạng từ được sử dụng ở thì
HTTD.
Nhánh cuối cùng là nhánh “V-ing”, GV liệt kê một số cách thêm đuôi “ ing ”
của một số động từ.
Ví dụ: Khi dạy unit 8 : SPORTS AND GAMES

21


Với chủ đề này tôi lấy hình ảnh trung tâm là một hình ảnh miêu tả về các
môn thể thao “SPORTS”, tiếp đến từ hình ảnh trung tâm chia làm 3 nhánh chính.
Nhánh thứ nhất là từ GO từ nhánh này lại vẽ thêm ra các nhánh con liệt kê một số
hoạt động thể thao liên quan đi sau động từ GO. Sau mỗi hoạt động này lại có các

hình ảnh minh họa để học sinh hiểu nghĩa của từ đó.
Nhánh thứ hai là nhánh PLAY từ đây liệt kê tất cả các môn thể thao khi dùng
thì đi với từ PLAY như: play soccer, play volleyball, play basketball, play baseball,
play tennis, play table tennis. Điều này làm cho học sinh không dùng sai khi chúng
muốn nói chơi môn thể thao nào vì học sinh có thể nhầm lẫn khi nói “play skip”
thay vì phải nói “skip”.
Sau cùng là nhánh DO, liệt kê một số các môn thể thao khác mà không dùng
với các động từ như GO và PLAY. Với cách thể hiện bản đồ như thế học sinh vừa
nhớ từ vừa nhớ được cách sử dụng của từ đó tốt hơn.
5. Phương pháp thi đua khen thưởng, nêu gương HS có thành tích trong học
tập.
- GV cần ưu tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu,
kém hoăc những em học sinh nhút nhát, luôn gợi mở, nhắc lại kiến cũ giúp các em
làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. Khi các em có câu trả lời đúng, GV
cần tuyên dương trước lớp. Nếu các em trả lời chưa đúng thì GV cần động viên kịp
thời.
22


Trong suốt tiết học giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen
thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ, nhóm thi đua với nhau,
giáo viên nhận xét, khen thưởng sẽ tạo nên sự ganh đua, phấn đấu giữa các nhóm,
tổ, cá nhân.
- Khen thưởng đúng đối tượng: giỏi nhất, tiến bộ nhất, tích cực nhất, vượt
khó tiến bộ. Phần thưởng có thể là 1 cục tẩy, một cái bút chì, một quyển vở hay một
tràng pháo tay... . Điều này nhằm khích lệ tinh thần học tập và phấn đấu hơn của
các em. Đồng thời GV cũng có hình thức trách phạt khéo léo đối với những học
sinh vi phạm không chuẩn bị bài, không thuộc bài mà không gây căng thẳng cho
các em. Nói một cách cầu kì, ở tâm lí học sinh chỉ cần động viên, khen ngợi điều gì
đó kịp thời là các em sẽ thích thú ngay.

6. Học tiếng Anh qua Zalo
Mới nghe ta thấy lạ, nhưng tôi nghĩ đây là phương pháp hữu ích để tôi và học
sinh có thể trao đổi việc học tập được tốt hơn, đặc biệt là kĩ năng Nghe-Nói. Đối
với cách thức này đã kết nối GV và HS có khoảng cách gần nhau hơn, để GV biết
thực chất học sinh của mình hiểu bài đến đâu, cách phát âm của học sinh đã đúng
chưa. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bài tập về nhà ở nội dung
Nghe-Nói là chính. Cách thức thực hiện như sau:
* Khi giao bài tập về nhà GV tự ghi âm đoạn văn, đoạn hội thoại do GV ghi
âm hoặc sưu tầm được gửi lên Zalo. HS tiếp nhận thông tin và trả lời câu hỏi.
* Hoặc GV yêu cầu HS nói về một chủ đề nào đó sau đó gửi lên Zalo, GV
kiểm tra HS đã phát âm đúng hay không.
Đối với HS đặc trưng là ở vùng nông thôn nên điều kiện được tiếp xúc với
các trung tâm anh ngữ hoặc với người bản ngữ gần như là không có nên kĩ năng
nghe còn nhiều hạn chế. Học trên nhóm Zalo HS có thể được nghe đoạn văn hay
đoạn hội thoại do chính GV của mình ghi âm hoặc sưu tầm làm cho HS có kĩ năng
phân tích kĩ năng Nghe-Nói tốt hơn. Làm việc trên Zalo trong công tác bồi dưỡng
HSG, GV truyền tải được được nhiều kiến thức cho HS đặc biệt HS được luyện
nghe nhiều hơn.
7.9. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Tôi đã áp dụng sáng kiến này vào trong giảng môn Tiếng Anh đối với học
sinh lớp 6 trường TH&THCS Bồ Sao từ đầu năm học 2018 – 2019, tôi thấy đa số
học sinh đã có hứng thú học môn Tiếng Anh hơn. Phần lớn học sinh trở nên tự tin
23


hơn, tích cực hơn và sáng tạo hơn trong việc giải học tập, việc thực hành các kĩ
năng của học sinh đã tốt hơn, không còn găp khó khăn như lúc trước nữa. Từ đó,
chất lượng của bộ môn Tiếng Anh ngày càng có chuyển biến tốt và đã đạt được
thành tích tốt trong các năm học qua. Giải pháp này còn có thể áp dụng cho học
sinh các khối lớp trong việc học tập môn Tiếng Anh ở tất cả trường THCS trong

huyện.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề:
- Học sinh có ý thức học tập và đam mê nghiên cứu kiến thức bộ môn.
- Giáo viên có kiến thức tổng hợp và tâm huyết huyết trong quá trình giảng
dạy bộ môn.
- Có phòng học dành riêng cho bộ môn và có đầy đủ trang thiết bị phục vụ
cho quá trình giảng dạy.
Những tài liệu tham khảo, sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng chuyên đề:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề theo ý kiến của tác giả:
* Lợi ích: Khi áp dụng chuyên đề vào giảng dạy Tiếng Anh trong trường THTHCS Bồ Sao tôi nhận thấy chất lượng học tập của các em đã có sự chuyển biến rõ
rệt. Các em thuộc được nhiều từ mới, từ đó ngữ pháp chắc hơn, cách phát âm chuẩn
hơn, phương pháp nghe đã có sự chuyển biến, các em tiếp thu bài nhanh hơn,
không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng, luôn hứng thú và thích hoạt động trong mỗi
tiết học, chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình và đặc biệt giao tiếp tiếng
Anh của các em không còn rụt rè như trước nữa.
*Kết quả trước và sau khi thực nghiệm chuyên đề.
BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM KHỐI 6
MÔN TIẾNG ANH
(Trước khi áp dụng SKKN trong giảng dạy năm học 2018- 2019)

Lớp

Sĩ số Giỏi

Khá

TB

24

Yếu

Kém


Sl

%

Sl

%

Sl

%

Sl

%

Sl

%

6A

30


2

6,7

8

26,7

15

50

5

16,6 0

0

6B

31

3

9,8

9

29,0


15

48,3 4

12,9 0

0

BẢNG 2: KẾT QUẢ CUỐI NĂM KHỐI 6
(Sau khi áp dụng SKKN trong giảng dạy năm học 2018 - 2019)
Lớp

Sĩ số

6A
6B

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Sl

%


Sl

%

Sl

%

30

5

16,7

14

46,7

10

31

6

19,4

15

48,4


9

Sl

Kém
%

Sl

%

33,3 1

3,3

0

0

20,0 1

3,2

0

0

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
chuyên đề theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Tỉ lệ học sinh yếu giảm, tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng.

- Có một học sinh giỏi đạt giải ba cấp kỳ thi Giao lưu HSG cấp huyện môn
tiếng Anh 6 năm học 2018-2019.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
chuyên đề lần đầu :
Số
TT
1

Phạm vi/Lĩnh vực
Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ
áp dụng sáng kiến

Đặng Thị Lý

Trường TH&THCS Bồ Sao

Tiết dạy minh họa
Pre. Day: 11/11/2020
25

Tiếng Anh 6,7,8,9


×