Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Để thi HSG tiếng Việt lớp 5 (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.16 KB, 4 trang )

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 - TIẾNG VIỆT
===============================================================================================
ĐỀ LUYỆN SỐ 7
Thứ ......, ngày .......tháng ........năm...........
PHẦN THỨ NHẤT : ĐỌC HIỂU
BIỂN ĐẸP
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực
lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm
bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có những quãng nắng xuyên xuống
biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Có quãng biển thâm xì,
nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như
ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ thấy một màu
trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da
trời.
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không
có gió mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc như một màu bạc
trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh trong veo màu mảnh chai. Những con sóng nhè
nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
-Vũ Tú Nam-
Đọc đoạn văn và khoanh vào trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Bài văn thuộc kiểu bài gì?
A. Tả đồ vật B. Tả cây cối C. Tả cảnh D. Kể chuyện
Câu 2 : Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên
như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.”. Tiếng “cánh ” trong từ “cánh buồm” là không
giống tiếng “cánh” trong từ :
A. Cánh diều B. Cánh hoa C. Cánh đồng D. Cánh én
Câu 3 : Trong câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con


thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên”. Từ không thể thay thế cho từ
“loáng thoáng ” là từ:
A. Lưa thưa B. Lác đác C. Thấp thoáng D. Đây đó
Câu 4: Câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền
như ....” Từ đồng âm với tiếng “đục ” trong từ “ đỏ đục” là:
A. Đục ngầu B. Đục đẽo C. Vẩn đục D. Trong đục
Câu 5: Trong bài văn này, có mấy câu văn sử dụng phép so sánh?
A. 2 câu B. 3 câu C. 4 câu D. 6 câu
Câu 6: Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên
như đàn bướm múa lượn giữa trời ”. Chủ ngữ trong câu này là :
A. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào
B. Những cánh buồm nâu trên biển
C. Những cánh buồm nâu
D. Những cánh buồm
Câu 7: Trong câu: “Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi
hồi, như ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” Hình ảnh “ Những cánh buồm”
được so sánh với hình ảnh “ngực bác nông dân” dựa vào đặc điểm nào để so sánh?
A. Ướt đẫm lại B. Bồi hồi C. Khoẻ nhẹ D. Cả ba ý trên
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 5 - TIẾNG VIỆT
===============================================================================================
Câu 8 : Trong câu: “Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.”
Vị ngữ của câu này là
A. Nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
B. Liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
C. Bọt sóng màu bưởi đào.
D. Màu bưởi đào.
Câu9 : Câu : “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con
thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.” 2 Từ “đỏ đục” và từ “loáng thoáng”
chúng là:
A. 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp

B. 2 từ ghép có nghĩa phân loại
C. 1 từ ghép có nghĩa tổng hợp và 1 từ láy
D. Cả hai đều là từ láy
Câu10 : Bài văn này tác giả tả cảnh biển bằng cách:
A. Tả theo trật tự thời gian trong ngày.
Dùng cách liên tưởng thú vị cho ta thấy
biển có tâm trạng như một con người.
B. Từng bộ phận của biển với cách quan
sát độc đáo của tác giả.
C. Tả cảnh biển vào các thời điểm khác
nhau. Bằng cách so sánh, nhân hoá và liên
tưởng, bài văn đã cho người đọc thấy được
vẻ độc đáo của biển.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
PHẦN THỨ HAI: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Bài 1: Thay từ in nghiêng trong các dòng dưới đây bằng những từ đồng nghĩa và viết tiếp
để hoàn thành câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá:
1. Về chiều, bầu trời cao........................................................................................................
................................................................................................................................................
2. Những dãy núi dài.............................................................................................................
................................................................................................................................................
3. Cánh đồng rộng.................................................................................................................
................................................................................................................................................
4. Trên bầu trời. tiếng sáo diều vi vu.....................................................................................
................................................................................................................................................
5. Nước sông quê tôi trong...................................................................................................
................................................................................................................................................
6. Những khóm hoa ở mảnh vườn trước cửa nhà em rung rinh..........................................
................................................................................................................................................
Bài 2: Hãy tìm trong đoạn thơ sau từ nào được dùng với nghĩa chuyển?

“Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì
Cái ấm không nghe
Tai sao mọc được
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía...”
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT
===============================================================================================
PHẦN THỨ BA: TẬP LÀM VĂN
“ Cảnh vật trưa hè ở đây thật yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng
lặng, không một tiếng động nhỏ, chỉ một màu nắng chói chang.”
Dựa vào nội dung đoạn văn trên, kết hợp với sự tưởng tượng của mình, em hãy
tả lại cảnh vật ở quê em vào một buổi trưa hè.
=================================================================================
3
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - 5 - TIẾNG VIỆT
===============================================================================================
=================================================================================
4

×