Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực hành du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch yên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 87 trang )

Sinh viên : TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

Sinh viªn : (Hä vµ tªn)

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
________________________

Họ và tên : TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH – K23QT

K19HD : 2014 - 2015

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K23QT : 2015 - 2019

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH
MÃ NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
: 52340101

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DU LỊCH – KHÁCH SẠN

HÀ NỘI, 01 - 2019


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
_______________________________

Họ và tên : TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH – K23QT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
THỰC HÀNH DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI
KHU DU LỊCH YÊN TỬ
: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

NGÀNH
MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH :

QUẢN TRỊ DU LỊCH – KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. HOÀNG QUẾ NGA

(có chữ ký kèm theo)

HÀ NỘI, 01 - 2019


TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Du Lịch – Đại Học Mở
Hà Nội em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy/cô. Em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến quý thầy/cô Khoa Du Lịch – Đại Học Mở
Hà Nội, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong những năm ngồi
trên giảng đường đại học. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý
báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Và để hoàn thành khóa luận này, em xin được gửi tới Thạc sỹ Hoàng Quế Nga, lời
cảm ơn chân thành nhất. Vô cùng biết ơn cô vì sự hướng dẫn nhiệt tình đối với em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng,vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô bỏ qua và em cũng
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy/cô để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.

Sinh viên tốt nghiệp
Họ và tên

Trần Nguyễn Huệ Anh

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------

------***------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Trần Nguyễn Huệ Anh
Lớp - Khoá : A2 – K23

ĐT : 0342355817
Ngành học : Quản Trị Du Lịch – Khách Sạn

1. Tên đề tài : Thực hành du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch Yên Tử

2. Các số liệu ban đầu : Giáo trình, sách, tạp chí, báo, điều tra tính toán và
thông tin thu thập thực tế tại Ban Quản Lý Yên Tử.

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:


Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hành du lịch có trách nhiệm tại điểm đến.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử.
Chương 3: Một số đề xuất về giải pháp thực hành du lịch có trách nhiệm tại khu du
lịch Yên Tử.

4. Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần)

: Toàn phần

5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp

: 30/10/2018

6. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn chót)

: 24/01/2019

Hà Nội, ngày 20 / 01 / năm 2019
Trưởng Khoa

Giáo viên Hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------***------

----------------------------------

BẢN NHẬN XÉT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(của Giáo viên Hướng dẫn)

Tên đề tài : Thực hành du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch Yên Tử

Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Huệ Anh

Khoá : K23

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tinh thần làm việc :
Có trách nhiệm, chịu khó học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi thông tin và cập nhật kiến thức.
Tinh thần viết luận văn nghiên túc. .......................................................................................
2. Nội dung chính Khoá luận tốt nghiệp (ưu nhược điểm chính các chương trình Khoá luận)
Yếu điểm: Rất ít số liệu thống kê chính thức của Sở du lịch Quảng Ninh, ban quản lý khu
di tích Yên Tử và các đơn vị có liên quan, nên sinh viên không có nhiều cơ sở để phân
tích, đánh giá.
Ưu điểm: Đây là một vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định sự phát triển du lịch bền

vững tại Yên Tử, cũng là vấn đề mà các cấp các ngành cần nghiên cứu và tìm giải pháp. ..
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

3. Đánh giá chung Khoá luận và điểm số (tháng điểm 10) : 9/10 .........................................

Ngày 21 / 01 / năm 2019
Giáo viên Hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên, chức danh)

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ..........................................................................1
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài: ......................................................2
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: ............................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu: ..........................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................3
7. Kết cấu của khóa luận: .......................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................5
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH DU LỊCH CÓ TRÁCH
NHIỆM TẠI ĐIỂM ĐẾN ..........................................................................................5

1.1.

Khái niệm điểm đến du lịch và các yếu tố chính của điểm đến du lịch. ..5

1.1.1.

Khái niệm điểm đến du lịch. ....................................................................5

1.1.2.

Các yếu tố chính của điểm đến du lịch. ...................................................6

1.2.

Khái niệm, nguyên tắc và mục tiêu của du lịch có trách nhiệm. .............7

1.2.1.

Khái niệm của du lịch có trách nhiệm. ....................................................7

1.2.2.

Nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm. ...................................................9

1.2.3.

Mục tiêu của du lịch có trách nhiệm. .....................................................10

1.3.


Lợi ích của việc thực hành du lịch có trách nhiệm. .................................11

1.3.1.

Lợi ích đối với khách du lịch. ................................................................ 11

1.3.2.

Lợi ích đối với doanh nghiệp du lịch. ....................................................12

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH


KHOA DU LỊCH
1.3.3.
1.4.

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Lợi ích đối với người dân địa phương. ..................................................13

Quản lý điểm đến du lịch có trách nhiệm.................................................14

1.4.1.

Xây dựng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách

nhiệm [2, 19-21].................................................................................................14
1.4.2.
1.5.


Xây dựng năng lực và chính sách tổ chức du lịch có trách nhiệm. .......16

Xu hướng du lịch xanh và nhu cầu của thị trường khách về sản phẩm

du lịch có trách nhiệm. .........................................................................................17
1.6.

Tóm tắt chương 1. .......................................................................................18

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI YÊN TỬ ...........20
2.1.

Khái quát về Yên Tử. .................................................................................20

2.1.1.

Tài nguyên du lịch tự nhiên. ..................................................................20

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. .........................................................................20
2.1.1.2. Địa chất, địa mạo. ...............................................................................21
2.1.1.3. Sinh vật. .............................................................................................. 23
2.1.2.

Tài nguyên du lịch nhân văn. .................................................................24

2.1.2.1. Di tích, di sản......................................................................................24
2.1.2.2. Am, Chùa. .........................................................................................26
2.1.2.3. Các hoạt động văn hóa, lễ hội. ..........................................................29
2.2.


Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử.................................................30

2.2.1.

Nguồn khách và lượng khách du lịch đến Yên Tử theo mùa vụ. ..........30

2.2.2.

Các dịch vụ và hoạt động du lịch chính tại Yên Tử. ............................. 33

2.2.3.

Nguồn nhân lực tại khu du lịch Yên Tử. ...............................................38

2.2.4.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. ...............................................40

2.2.4.1. Cơ sở hạ tầng công cộng. ..................................................................40
2.2.4.2. Cơ sở vật chất du lịch. .......................................................................43
2.3.

Đánh giá tác động của các hoạt động du lịch tại khu du lịch Yên Tử. ..44

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH


KHOA DU LỊCH


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.3.1.

Tác động về kinh tế................................................................................44

2.3.2.

Tác động về xã hội. ................................................................................45

2.3.3.

Tác động về môi trường.........................................................................47

2.4.

Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch tại Yên Tử...............49

2.4.1.

Cơ hội đối với sự phát triển du lịch tại Yên Tử. ....................................49

2.4.2.

Thách thức đối với sự phát triển du lịch tại Yên Tử.............................. 50

2.5.

Tóm tắt chương 2. .......................................................................................51


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP THỰC HÀNH DU LỊCH
CÓ TRÁCH NHIỆM TẠI KHU DU LỊCH YÊN TỬ. ..........................................53
3.1.

Tính cấp bách của việc thực hành du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử. .53

3.2.

Giảm tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực của du lịch đối với kinh

tế.

......................................................................................................................55

3.2.1.

Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm......55

3.2.1.2. Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng dưới chân núi Yên Tử..........58
3.2.1.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh. ............................................60
3.2.3.

Giải pháp hình thành và phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách

nhiệm.

...............................................................................................................61

3.3.


Giảm tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực của du lịch đối với

môi trường. ............................................................................................................65
3.3.1.

Bảo vệ môi trường. ................................................................................65

3.3.2.

Nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch. ...........................66

3.3.3.

Giảm tính mùa vụ. .................................................................................67

3.4.

Giảm tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực của du lịch đối với xã

hội.

......................................................................................................................68

3.4.1.

Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của các dân tộc tại Yên Tử...
...............................................................................................................68

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH



KHOA DU LỊCH
3.4.2.

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hành du lịch có

trách nhiệm. .........................................................................................................68
3.5.

Tóm tắt chương 3. .......................................................................................70

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 71

C.
1.

Kết Luận. .................................................................................................................. 71

2.

Kiến nghị. .................................................................................................................. 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 74
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 75

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH



ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2. 1: Lịch khóa tu một ngày tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử ...........................36
Bảng 2. 2: Bảng số lượng cơ sở lưu trú tại Yên Tử năm 2017......................................44
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến với Yên Tử. .......................................32
Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ lượng khách du lịch đến với Yên Tử..........................................33
Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu theo bậc đào tạo nhân lực. ...........................................................39

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

1


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài:
Du lịch đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và có
những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Tổ chức Du lịch Thế
giới đánh giá Việt Nam là một trong 6 quốc gia hàng đầu thế giới có mức tăng trưởng
du lịch cao. Tuy nhiên, cùng với mức tăng trưởng tích cực đó, ngành Du lịch đứng
trước nhiều thách thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường mà vẫn phải đảm
bảo phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú
nhưng phần lớn lại nằm ở những vùng dân cư còn khó khăn, mức sống khá thấp và

nhận thức chưa cao. Do đó, việc phát triển du lịch có trách nhiệm là một yêu cầu bức
thiết đối với ngành Du lịch Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn các di
sản văn hóa, thiên nhiên, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, đồng thời
đem đến cho du khách những trải nghiệm về văn hóa và thiên nhiên "đúng nghĩa",
"đích thực" hay “đậm chất địa phương”, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch..
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp du lịch, việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ
du lịch có trách nhiệm giúp gia tăng giá trị sản phẩm và tạo danh tiếng tốt cho doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Du lịch có trách nhiệm tại điểm đến dựa trên các nguyên tắc chủ đạo về trách nhiệm
với xã hội – môi trường – kinh tế cũng là tiền đề để phát triển du lịch bền vững cho
ngành Du lịch Việt Nam trong tương lai.
Khu di tích, thắng cảnh Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một địa điểm
nổi tiếng về du lịch tự nhiên và đặc biệt là du lịch nhân văn, bao gồm một hệ thống các
di tích lịch sử văn hóa tôn giáo, gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của
thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Có lẽ, đây là một điểm hấp dẫn đặc biệt mà không
nơi nào có được. Chính vì là vùng đất Phật linh thiêng, hàng năm thu hút đông đảo du
khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Để Yên Tử có thể phát triển một cách bền
vững, ngoài các biện pháp bảo tồn di sản, trùng tu tái tạo thì việc hướng đến thực hành
du lịch có trách nhiệm tại đây là điều rất cần thiết.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

2


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Chính từ những vấn đề cấp thiết trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Thực hành

du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch Yên Tử” cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nêu lên thực trạng phát triển du lịch hiện nay của Yên Tử và đề xuất các giải pháp
thực hành du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử để khu di tích, thắng cảnh Yên Tử có thể
phát triển mạnh mẽ và bền vững.
3. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Đối tương nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành
du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử.
4. Phạm vi nghiên cứu:
-

Về mặt thời gian : Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động
du lịch tại Yên Tử từ năm 2010 – 2018 và đề xuất các giải pháp để thực hành
du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử.

-

Về mặt không gian: Về mặt lãnh thổ, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động
du lịch trong khu di tích và danh thắng Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.

5. Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát, số liệu thống kê liên quan đến các hoạt
động du lịch và định hướng phát triển du lịch tại Yên Tử, nghiên cứu sinh tập trung
nghiên cứu làm rõ việc thực hành các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm để phát
triển du lịch tại Yên Tử được bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bổ
sung cho nhau nhằm tạo điều kiện để khoá luận đạt hiệu quả một cách khách quan và
có cơ sở khoa học. Đó là: Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thu thập,

phân tích và xử lý số liệu, phương pháp tổng hợp và so sánh.
7. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận được cấu trúc
thành 3 chương:

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

3


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hành du lịch có trách nhiệm tại điểm đến.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử.
Chương 3: Một số đề xuất về giải pháp thực hành du lịch có trách nhiệm tại khu du
lịch Yên Tử.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

4


ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA DU LỊCH

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH DU LỊCH CÓ TRÁCH

NHIỆM TẠI ĐIỂM ĐẾN
1.1.

Khái niệm điểm đến du lịch và các yếu tố chính của điểm đến du lịch.

1.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch.
Điểm đến du lịch là một trong số năm thành phần của hệ thống vận hành du lịch bao
gồm: khách du lịch, khu vực gửi khách, khu vực trung chuyển, ngành du lịch và điểm
đến du lịch. Không có một khái niệm nhất quán trên toàn cầu về điểm đến du lịch và
thuật ngữ này được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau. Để có cái nhìn toàn diện về
điểm đến du lịch, trước tiên phải hiểu khái niệm về điểm đến.
Theo Philip Kotler [6, 12]: ”Một điểm đến là một khu vực có địa giới hành chính được
pháp luật công nhận hay có đường biên nằm trong nhận thức của mọi người”. Có thể
thấy rằng, quy mô của một điểm đến rất đa dạng, có thể là một khu vực có địa giới
hành chính rõ ràng hay một vùng văn hóa.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch
(Tourism Destination) [1, 1] một cách đẩy đủ và rõ ràng: ”Điểm đến du lịch là vùng
không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du
lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành
chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên
thị trường”.
Còn theo Luật Du lịch 2017 [5, 2], khái niệm về điểm du lịch như sau: ”Điểm du lịch
là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”.
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng, điểm du lịch là nơi có nguồn tài
nguyên du lịch đa dạng, phong phú được khai thác và sử dụng để cung cấp các hoạt
động và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, để có thể tạo nên được một điểm đến hấp dẫn du
khách, nhà nước cần có quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch phù hợp, khai thác
có trách nhiệm những tài nguyên hữu hạn, phát triển và nâng cao chất lượng “sản
phẩm” du lịch đặc trưng của điểm đến du lịch. Các điểm đến du lịch của một địa
phương, một đất nước có hoạt động du lịch tốt đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội chung..


TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

5


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

1.1.2. Các yếu tố chính của điểm đến du lịch.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên một điểm đến du lịch, nghiên cứu sinh đưa ra những yếu tố
chính sau :
Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng nhất của một điểm đến du
lịch. Tài nguyên du lịch được chia ra làm hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể kể đến như địa hình, địa
chất- địa mạo, khí hậu, nguồn nước, thủy sinh vật, động vật, hang động … Tài nguyên
du lịch nhân văn là những yếu tố về con người, văn hóa, ẩm thực, tâm linh, các công
trình kiến trúc truyền thống … Tất cả những yếu tố đó tạo nên tài nguyên du lịch của
một điểm đến, một điểm đến có thể chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn
hoặc hỗn hợp tài nguyên du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng: Cơ sở hạ tầng biểu thị tất cả các dạng của
công trình xây dựng trên hoặc dưới mặt đất cần thiết cho một khu vực dân cứ sinh
sống, bao gồm cả hệ thống thông tin liên lạc mở rộng ra hệ thống bên ngoài. Cở sở vật
chất kỹ thuật của điểm đến bao gồm toàn bộ những tiện nghi vật chất và phương tiện
kỹ thuật của điểm đến du lịch, như các cơ sở lưu trú và ăn uống, các điểm hấp dẫn
được xây dựng, các khu vui chơi, giải trí, các cơ sở thương mại và dịch vụ khác. Thêm
vào đó, sự thuận tiện trong giao thông vận chuyển cũng góp phần tạo điều kiện thuận
lợi cho du khách tiếp cận điểm đến một cách dễ dàng đơn giản và nhanh chóng hơn.
Các đơn vị kinh doanh du lịch (Nguồn nhân lực du lịch): Các đơn vị kinh doanh du

lịch ở điểm đến có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các trải nghiệm cho khách
bằng cách cung các cấp dịch vụ và sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm trọn gói cho khách
du lịch. Những người trực tiếp phục vụ khách, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp
du lịch (doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, thuyết
minh viên tại các điểm tham quan, …). Họ là những người trực tiếp chịu trách nhiệm
phục vụ khách từ lúc họ đến cho đến khi họ đi. Ấn tượng của họ về sự phục vụ của các
nhân viên là rất lớn, họ đòi hỏi một sự nhiệt tình với công việc và trách nhiệm của
nhân viên đối với khách từ những công việc và hành động nhỏ nhất. Nếu như nhân
viên làm tốt sẽ tạo ra một ấn tượng sâu sắc cho khách và đây sẽ là một hình thức tuyên
truyền và quảng cáo hiệu quả nhất.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

6


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Cộng đồng dân cư địa phương : Mặc dù thái độ và hành vi của cộng đồng là những
yếu tố không được liệt kê trong sản phẩm du lịch do các đơn vị kinh doanh chào bán,
nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Một cộng
đồng dân cư hiếu khách, tôn trọng khách, nhiệt tình với khách sẽ đem lại danh tiếng
không chỉ cho địa phương mà cho cả điểm đến du lịch.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch : Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại điểm
đến có trách nhiệm trong việc tạo ra và điều chỉnh các chính sách về du lịch sao cho
phù hợp với hoạt động phát triển của điểm đến du lịch.
Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác các điểm đến du lịch như: vấn đề an ninh, an
toàn cho khách, các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán, khí hậu, môi trường …

v..v
Tất cả các thành phần tham gia phục vụ khách du lịch tại điểm đến có khả năng kết
hợp và chia sẻ với cộng đồng để cùng thụ hưởng các lợi ích từ du lịch mang lại, hoạt
động du lịch tại điểm đến mới có thể phát triển theo hướng bền vững đồng thời mang
lại những trải nghiệm hoàn hảo cho du khách.
1.2.

Khái niệm, nguyên tắc và mục tiêu của du lịch có trách nhiệm. [2, 13-16]

1.2.1. Khái niệm của du lịch có trách nhiệm.
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sự dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các
nguồn tài nguyên du lịch, bằng việc quản lý tốt các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự
nhiên, tu bổ hệ thống di tích lịch sử, các công trình kiến trúc mỹ thuật. Bên cạnh đó,
hoạt động du lịch còn hỗ trợ một cách tích cực việc tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị,
cảnh quan tại các điểm du lịch như sửa chữa nâng cấp nhà cửa thành những cơ sở du
lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương, bằng cách gia
tăng tiện ích công cộng, đường xá, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch
và cải thiện việc xử lý nước thải, thu gom rác thải và cung cấp thêm các dịch vụ môi
trường. Thông qua hoạt động du lịch có sự giao thoa giữa các nền văn hóa bản địa với
du khách trong nước và quốc tế, nâng cao đời sống tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho
con người, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, cả
về vật thể và phi vật thể. Du lịch đóng góp GDP cho nền kinh tế đất nước, mang lại cơ
hội việc làm cho cộng đồng nói chung và người dân địa phương nói riêng, nâng cao
dân trí và mang lại quyền bình đẳng con người.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

7



KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang lại những tác động tiêu cực có thể kể đến như
lượng nước thải được xả thẳng ra môi trường, không được xử lý, gây ô nhiễm môi
trường hay việc thải rác bừa bãi của khách du lịch, cũng như chặt phá rừng, san lấp
mặt bằng để xây dựng các cơ sở du lịch gây ra sụt lỡ đất, mất cân bằng hệ sinh thái và
hủy diệt sinh vật. Được coi là ngành “công nghiệp không khói” nhưng du lịch cũng
gây ra ô nhiễm không khí thông qua các phương tiện chuyên chở khách du lịch như
tàu thuyền, ô tô… Thêm vào đó, hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh
thái như việc tham quan, thu nhặt san hô, vỏ sò, ốc…gián tiếp gây hủy hoại môi
trường sống của sinh vật, làm chết các rặng san hô. Các khu rừng cấm và khu rừng
nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách tới thăm, một số động vật
hoang dã còn bị tai nạn cho chính con người gây ra. Hoạt động du lịch còn gây ra
nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và gia tăng mức độ tội phạm. Ở Việt Nam, các tệ nạn
cướp giật, ăn xin ở các điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi khác, các hoạt
động mại dâm có xu hướng gia tăng, việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng
một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường xá tắt
nghẽn, làm tổn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe doạ huỷ hoại môi trường
sinh thái và các nền văn hoá bản địa. Trong bối cảnh đó, phát triển du lịch có trách
nhiệm được coi là nguyên tắc mang tính chiến lược, và là chìa khóa để bảo đảm các lợi
ích dài hạn, bền vững.
Khác với khái niệm “du lịch bền vững” mang tính phổ quát, không rõ ràng và dễ bị
lạm dụng, du lịch có trách nhiệm chỉ ra những yêu cầu cụ thể mà ngành du lịch phải
thực hiện xoay quanh ba khía cạnh về kinh tế, văn hóa và xã hội. Chính vì lẽ đó, du
lịch có trách nhiệm được thúc đẩy trong những năm gần đây tại nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam.
"Du lịch có trách nhiệm” đã được biết đến khá rộng rãi trên thế giới kể từ Tuyên bố

Cape Town năm 2002 tại Nam Phi. Tuy nhiên phải tới năm 2011, khi Dự án Phát triển
Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, do Liên minh châu Âu tài
trợ (Dự án EU-ESRT), triển khai tại Việt Nam, lần đầu tiên các khái niệm đó mới
được nhắc đến và trở nên quen thuộc. Du lịch có trách nhiệm tại các điểm đến được
hiểu là việc hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

8


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

xã hội; tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và nâng cao phúc lợi cho người dân địa phương,
khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn
hóa... Đây chính là cách tiếp cận nhằm giảm các tác động tiêu cực và tăng cường các
tác động tích cực, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng
về lâu dài.
1.2.2. Nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm.
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận để quản lý và tiến hành du lịch đối với một
điểm đến, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch và gia tăng tác động tích
cực của nó. Kết quả của Du lịch có trách nhiệm là tạo ra một nơi tốt hơn cho mọi
người để sống và hấp dẫn hơn cho khách du lịch đến tham quan, và thước đo của sự
thành công là thu nhập cao hơn, công ăn việc làm thỏa đáng hơn, các cơ sở văn hóa, xã
hội, tự nhiên được cải thiện. Cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc
của du lịch bền vững đó là tam giác Kinh tế - Xã Hội – Môi trường.
Trong Tuyên bố Cape Town năm 2002, các nguyên tắc chủ đạo cho việc thực hiện du
lịch có trách nhiệm tại các điểm đến đã được xác định bao gồm:

Các Nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Xã hội :
1. Cộng đồng địa phương chủ động tác động vào việc lập kế hoạch, ra quyết định
và xây dựng năng lực để biến du lịch có trách nhiệm thành hiện thực.
2. Đánh giá các tác động xã hội trong suốt vòng đời hoạt động - bao gồm cả giai
đoạn quy hoạch và thiết kế dự án - để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa
hóa những tác động tích cực.
3. Nỗ lực biến du lịch như một trải nghiệm xã hội toàn diện và đảm bảo rằng mọi
người đều có quyền tham gia, đặc biệt là các cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn
thương và gặpkhó khăn.
4. Chống bóc lột tình dục, đặc biệt là bóc lột trẻ em.
5. Quan tâm văn hóa địa phương sở tại, duy trì và khuyến khích sự đa dạng xã hội
và văn hóa.
6. Nỗ lực để đảm bảo rằng du lịch góp phần cải thiện sức khỏe và giáo dục.
Các Nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Môi trường :
1. Đánh giá tác động môi trường trong suốt vòng đời của các cơ sở và các hoạt
động du lịch - bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế, đảm bảo giảm thiểu
các tác động tiêu cực và tối đa hóa những tác động tích cực.
TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

9


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2. Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, giảm chất thải và sự tiêu thụ quá mức.
3. Quản lý đa dạng tự nhiên một cách bền vững, và khi thích hợp thì khôi phục lại
sự đa dạng này; cân nhắc quy mô và loại hình du lịch mà môi trường có thể hỗ
trợ, và tôn trọng sự toàn vẹn của hệ sinh thái dễ bị tổn thương và các khu vực

cần được bảo vệ.
4. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của các đối tác cho sự phát triển
bền vững.
5. Nâng cao năng lực của mọi đối tác và đảm bảo tiến hành theo mô hình điển
hình, tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trường và bảo tồn.
Các Nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Kinh tế :
1. Đánh giá tác động kinh tế trước khi phát triển du lịch và ưu tiên tiến hành
những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và giảm
thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân địa phương, nhìn nhận rằng
du lịch có thể không phải lúc nào cũng là hình thức thích hợp nhất cho phát
triển kinh tế địa phương.
2. Tối đa hoá lợi ích kinh tế địa phương bằng cách tăng cường các mối liên kết và
giảm bớt các kẽ hở, bằng cách bảo đảm rằng các cộng đồng cùng tham gia và
hưởng lợi từ du lịch. Sử dụng du lịch để hỗ trợ giảm nghèo bằng cách áp dụng
các chiến lược vì người nghèo ở bất cứ nơi nào có thể.
3. Phát triển sản phẩm có chất lượng giúp mang lại, bổ sung và tăng cường cho
các điểm đến.
4. Tiếp thị du lịch theo cách mang lại sự toàn vẹn tự nhiên, văn hóa và xã hội của
điểm đến.
5. Thực hiện kinh doanh công bằng, giá mua và giá bán hợp lý, xây dựng mối
quan hệ đối tác đa chiều để giảm thiểu và chia sẻ nguy cơ, tuyển dụng và sử
dụng nhân viên đạt các tiêu chuẩn lao động quốc tế.
6. Hỗ trợ thích hợp và đầy đủ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô để đảm bảo
các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch cùng phát triển mạnh và bền vững.
1.2.3. Mục tiêu của du lịch có trách nhiệm.
Du lịch có trách nhiệm là công cụ, tiền đề để phát triển du lịch bền vững. Vậy nên, các
mục tiêu của phát triển du lịch bền vững cũng là mục tiêu của du lịch có trách nhiệm.
Ba mục tiêu nền tảng đó là :
TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH


10


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

1. Tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành một yếu tố quan
trọng trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái quan trọng và giúp đỡ
để bảo tồn di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn
những công trình, di sản văn hóa sống và những giá trị truyền thống của họ, và
đóng góp vào sự hiểu biết và khoan dung của liên văn hóa.
3. Đảm bảo khả thi, lợi ích kinh tế lâu dài cho tất cả các bên có liên quan được
phân phối một cách công bằng, trong đó có việc làm ổn định cơ hội tạo thu
nhập và các dịch vụ xã hội cho các địa phương, cùng với đó là góp phần xóa đói
giảm nghèo.
Mặc dù vậy, Du lịch có trách nhiệm không chỉ là việc đạt được tính bền vững, nó còn
đòi hỏi tất cả chúng ta, từ khách du lịch các nhà quản lý và nhân viên trong nhà hàng,
khách sạn, đến các cơ quan quản lý du lịch, cần tham gia tích cực hơn trong việc tạo ra
các thay đổi tích cực qua việc ra quyết định và thực hiện chúng để tối đa hóa lợi ích
kinh tế, xã hội và môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan.
1.3.

Lợi ích của việc thực hành du lịch có trách nhiệm.

Chìa khóa thành công của du lịch có trách nhiệm là sự tham gia của tất cả các bên liên
quan và chính trong mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm với từng hành động của
mình và chỉ có như thế mới có thể cùng thụ hưởng các lợi ích tích cực mà du lịch đem
lại.

1.3.1. Lợi ích đối với khách du lịch.
Khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống vận hành du lịch, không có
khách du lịch, hệ thống du lịch sẽ không thể vận hành và phát triển. Khách du lịch
cũng là yếu tố quan trọng trong việc triển khai và thực hiện du lịch có trách nhiệm tại
điểm đến.
Theo như nghiên cứu của tổ chức SNV về “thị trường cho các sản phẩm du lịch có
trách nhiệm” [2, 14], đã xác định các lợi ích sau:
Nên viết lại cho rõ ý, ví dụ như:
• Du lịch có trách nhiệm đáp ứng các nguyên tắc ngày càng cao về trách nhiệm
đối với xã hội và môi trường, mà những thị trường khách du lịch thế hệ “Bùng

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

11


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

nổ dân số” ở châu Âu và Bắc Mỹ (1961-1981) đang yêu cầu đối với những trải
nghiệm du lịch.
• Trở lại với thiên nhiên: Du lịch có trách nhiệm mang đến các loại hình du lịch
gắn với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên thông qua các hoạt động ngoài trời
như đi bộ đường dài, cắm trại, quan sát động vật hoang dã, đi xe đạp, thể thao
dưới nước và có sự tiếp xúc với cộng đồng dân cư địa phương.
• Trải nghiệm đích thực: Du lịch có trách nhiệm mang đến cho du khách trải
nghiệm về các nền văn hóa và thiên nhiên "đúng nghĩa" hay "đích thực" hay
“đậm chất địa phương” đáp ứng mong mỏi đó của khách du lịch, như các buổi
biểu diễn văn hóa đầy đủ các nét truyền thống thay vì những màn trình diễn

thương mại, hoặc được nhìn ngắm các động vật hoang dã trong môi trường
sống tự nhiên của chúng thay vì môi trường nuôi nhốt.
• Là những du khách trách nhiệm: Du lịch có trách nhiệm đề cao ý thức "bảo vệ
môi trường", giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa
phương; hỗ trợ, mang lại các cơ hội về việc làm và điều kiện làm việc cho
người dân bản địa tham gia trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được tiêu
thụ trong quá trình đi du lịch.
• Là những du khách có tâm: Các sản phẩm về du lịch có trách nhiệm tạo ra các
cơ hội để người đi du lịch có thể đóng góp hỗ trợ tình nguyện địa phương nơi
mình tham quan về mặt tài chính cũng như chuyên môn cho cộng đồng cũng
như môi trường tại điểm tham quan.
1.3.2. Lợi ích đối với doanh nghiệp du lịch.
Trở thành một doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm sẽ khiến doanh nghiệp khác biệt
với đối thủ cạnh tranh và ghi điểm trong mắt những người tiêu dùng có đạo đức, đem
lại những giá trị dài lâu cả về kinh tế lẫn sự tin tưởng của người tiêu dùng cho doanh
nghiệp và giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Ngoài ra, còn có những lợi
ích sau :
• Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng: Bằng cách tiếp cận Du lịch có trách nhiệm
bạn đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các công ty có chính sách đạo đức,
nhân viên được trả lương công bằng, được cung cấp điều kiện làm việc tốt, hòa
nhập với văn hóa, và không gây hại cho môi trường.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

12


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


• Tăng giá trị sản phẩm: Người tiêu dùng cảm thấy tốt khi mà họ đang góp phần
tích cực vào việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân địa phương về kinh tế và
xã hội. Tuân theo các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm sẽ nâng cao danh tiếng
của bạn và giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.
• Hỗ trợ cộng đồng: Bằng cách thực hiện các biện pháp có thể chứng minh là bảo
vệ môi trường và người dân cùng nền kinh tế địa phương được hưởng những lợi
ích tích cực, bạn sẽ được sự ủng hộ thuận lợi hơn từ các doanh nghiệp, cộng
đồng và chính phủ địa phương, từ đó tạo điều kiện tốt để bạn có thể tiếp tục
công việc kinh doanh.
• Tạo ra những chú ý tích cực từ cơ quan truyền thông: Là một nhà điều hành có
trách nhiệm có thể tạo ra sự chú ý tích cực của các phương tiện truyền thông
điều đó sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và tạo thêm nhiều cơ hội kinh
doanh hơn nữa.
• Giúp tiết kiệm tiền: Việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng giúp bạn tiết kiệm
chi phí. Thực hiện các điều kiện làm việc tốt dẫn đến một lực lượng lao động
vui vẻ hơn và tăng năng suất. Bảo tồn khu vực tự nhiên trong các điểm du lịch
dẫn đến việc gia tăng tỉ lệ trở lại của du khách và bảo vệ các mối quan hệ của
doanh nghiệp về lâu dài.
• Giúp giữ chân nhân viên: Thực hiện một kế hoạch có trách nhiệm tạo ra niềm
tự hào trong kinh doanh và giúp bạn thu hút và giữ nhân viên do đó làm giảm
lượng nhân viên phải thay thế và chi phí đào tạo nguồn nhân lực mới.
1.3.3. Lợi ích đối với người dân địa phương.
Tham gia vào hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân địa phương
cũng như giúp nâng cao ý thức, tri thức để bảo vệ và quảng bá bản sắc dân tộc tới
khách du lịch trong và ngoài nước. Những lợi ích đó được thể hiện một cách rõ ràng
như sau:
• Quảng bá được các giá trị văn hóa cũng như tự nhiên của địa phương mình:
Nâng cao nhận thức về tài nguyên văn hóa cũng như tự nhiên bản địa sẽ giúp
người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn được các giá trị văn hóa và thiên nhiên

của địa phương mình.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

13


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

• Tạo ra được nguồn thu phục vụ công tác bảo tồn: Phát triển du lịch là một trong
những nguồn thu quan trọng đóng góp cho công tác bảo tồn và gìn giữ các giá
trị văn hóa cũng như tự nhiên thông qua các hoạt động tham quan du lịch như
bán vé tham quan, vv. Thêm vào đó, nguồn thu từ du lịch có thể đóng góp cho
các đầu tư về con người – đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức cho
người dân địa phương để quản lý tài nguyên của chính họ một cách bền vững.
• Phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển du lịch sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của
địa phương (như đường xá, trường học, bệnh viện, thông tin, nguồn nước sạch).
Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong xây dựng và tổ chức của các hoạt
động du lịch cũng khuyến khích các ngành nghề khác hoạt động thân thiện với
môi trường hơn.
• Vai trò của giới: Mang lại các cơ hội việc làm cho phụ nữ và thanh niên. Đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn như nhân viên lễ tân, nấu ăn, dọn
dẹp là những công việc phù hợp với phụ nữ và người trẻ tuổi.
• Tạo động lực kinh doanh: Hỗ trợ nền kinh tế địa phương trên nhiều lĩnh vực,
tạo cơ hội cho các hoạt động kinh doanh liên quan, và kích thích tăng trưởng
kinh doanh địa phương một cách trực tiếp và gián tiếp.
• Các cơ hội kinh tế: Tạo ra các cơ hội trực tiếp và gián tiếp về việc làm, thu
nhập, trao đổi tiền tệ cũng như các khoản thuế đóng góp cho chính quyền địa

phương.
• Du lịch dựa vào cộng đồng: Hỗ trợ/tạo môi trường để cộng đồng tham gia một
cách chủ động vào các hoạt động du lịch, để tạo ra các nguồn thu từ hoạt động
du lịch, thông qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương.
1.4.

Quản lý điểm đến du lịch có trách nhiệm.

1.4.1. Xây dựng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách nhiệm [2,
19-21]
Sự tồn tại và xây dựng sản phẩm du lịch có trách nhiệm là điều kiện tiên quyết cho sự
thành công của việc đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào áp dụng ở Việt
Nam. Do du lịch có trách nhiệm còn là một khái niệm mới nên xây dựng sản phẩm du
lịch có trách nhiệm cần được thực hiện theo một qui trình để tạo ra nhận thức cao hơn

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

14


KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

về các yêu cầu của xây dựng du lịch có trách nhiệm, đồng thời đưa ra các bước thực tế
để biến ý tưởng thành hành động.
Để có thể phát triển được sản phẩm du lịch, trước hết ta cần hiểu rõ khái niệm thế nào
là sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Theo UNEP (United Nations Environment
Programme), mọi sản phẩm du lịch bao gồm 3 thành tố :
1. Sự trải nghiệm : Lễ hội, các sự kiện và hoạt động cộng đồng, ẩm thực và giải

trí, mua sắm, an toàn, dịch vụ.
2. Cảm xúc : Các nguồn lực về con người, văn hóa và lịch sử, lòng hiếu khách.
3. Vật chất : Cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, nơi lưu trú, nhà hàng.
Áp dụng phương pháp du lịch có trách nhiệm cũng yêu cầu tập trung vào việc
khuyến khích các nhóm có liên quan và đưa ra được những hành động rõ ràng và khả
thi mà các nhóm đó có thể đảm nhận trách nhiệm và cùng làm việc để đạt được kết
quả có lợi chung.
Để có thể xây dựng được các sản phẩm du lịch có trách nhiệm chúng ta cần biết được
mức phát triển của thị trường, động cơ và nhu cầu của khách du lịch, cuối cùng là khả
năng chi trả. Từ những yếu tố này, chúng ta có thể phân đoạn được thị trường để có
những chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch có trách nhiệm và hiệu quả từ nguồn tài
nguyên hữu hạn của điểm đến du lịch.
Ngoài việc có những chiến lược đúng đắn để tạo ra các sản phẩm du lịch có trách
nhiệm thì các hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành cũng phải
đáp ứng những tiêu chí bền vững. Nói cách khác, tất cả những doanh nghiệp tham gia
vào lĩnh vực du lịch và được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch gọi là chuỗi cung ứng
dịch vụ và đều phải bảo đảm mục tiêu bền vững trong quá trình hoạt động.
Trong ngành du lịch, chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhiều thành phần, từ dịch vụ
lưu trú, vận chuyển, ăn uống, dã ngoại, giải trí, đồ thủ công, chế biến món ăn và rác
thải, đến các cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngành du lịch của một điểm đến. Các thành phần
này cùng nhau làm nên một phần sản phẩm mà du khách đã mua cho kì nghỉ của
mình. Áp dụng tính trách nhiệm cho chuỗi cung ứng ngành du lịch yêu cầu cân nhắc
ba lĩnh vực chính của du lịch có trách nhiệm là: kinh tế, môi trường và nguyên tắc xã
hội – trong từng thành phần của sản phẩm du lịch. Điều này đòi hỏi phân tích tính
bền vững của mỗi thành tố trong chuỗi cung ứng sản xuất cho dịch vụ và sản phẩm

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

15



KHOA DU LỊCH

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

du lịch để đánh giá mức độ cam kết của họ với sự bền vững, các lĩnh vực có thể giảm
thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa các tác động tích cực. Lợi ích của chuỗi cung
ứng có trách nhiệm
• Nâng cao nhận thức về tính bền vững trong nội bộ doanh nghiệp để tăng hiệu
quả nhân viên và với các nhà cung cấp
• Doanh thu tăng qua các hành động giảm thiểu chi phí như việc giảm tiêu thụ
năng lượng
• Tăng số lượng khách hàng bởi nhu cầu các sản phẩm du lịch có trách nhiệm
đang tăng cao
• Nâng cao tính hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực,
qua đó giảm chi phí
• Tăng cường các tài sản cốt yếu của doanh nghiệp qua việc bảo vệ môi trường
và văn hóa
• Thúc đẩy kinh tế địa phương qua việc sử dụng nguồn lực địa phương.
1.4.2. Xây dựng năng lực và chính sách tổ chức du lịch có trách nhiệm.
Nhận ra được tầm quan trọng của du lịch có trách nhiệm, điều thiết yếu các doanh
nghiệp cần là xây dựng được năng lực và chính sách tổ chức du lịch có trách nhiệm.
Việc xây dựng năng lực và phát triển chính sách tổ chức có trách nhiệm liên quan tới
quá trình phát triển cơ cấu tổ chức nội bộ để trở nên có trách nhiệm hơn về kinh tế, xã
hội và môi trường. Bắt đầu bằng việc phân tích các khía cạnh trong bền vững, việc
phát triển chính sách sẽ nhằm củng cố vị trí quan trọng của tổ chức trong công việc
thực tiễn. Để thực hiện được chính sách cần phải phát triển một hệ thống các quy trình
cùng với các hướng dẫn chi tiết bổ trợ. Tiếp theo, việc tuyên truyền và phổ biến các
chính sách và quy trình cho nhân viên là bắt buộc, tiếp nối là tập huấn và phát triển
nhân viên nhằm đảm bảo việc thực hiện thành công các thực tiễn du lịch có trách

nhiệm. Các chính sách, quy định của tổ chức đối với một vấn đề cần phải rõ ràng cụ
thể và cần huấn luyện nhân viên các kỹ năng để có thể thực hiện các nhiệm vụ cần
thiết để có thể đạt được mục tiêu; nhờ đó nâng cao nhận thức và tập huấn về các quy
trình và hướng dẫn chính sách, các thành phần bổ sung cần thiết trong quá trình thực
hiện chính sách. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ nhận ra được mong muốn và mục
tiêu mà tổ chức muốn đạt được.

TRẦN NGUYỄN HUỆ ANH

16


×