Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tại trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 123 trang )

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài Khóa luận ............................................................................ 5
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài ....................................................................... 7
2.1.

Mục đích: ............................................................................................................. 7

2.2.

Giới hạn của đề tài: .............................................................................................. 7

2.3.

Nhiệm vụ của đề tài: ............................................................................................ 7

3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: ..................................................................... 7
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu: ......................................................................................... 7

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................................... 7

4. Những giải pháp của khóa luận: ................................................................................. 8
5. Kết cấu của khóa luận: ............................................................................................... 8


PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH ..................................................................................................................................... 9
1.1.

Khái quát về du lịch ......................................................................................... 9

1.1.1.

Khái niệm về du lịch ................................................................................. 9

1.1.2.

Vai trò của du lịch Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất

nƣớc

................................................................................................................. 11

1.2.

Điểm đến du lịch ............................................................................................ 11

1.2.1.

Khái niệm về điểm đến du lịch ................................................................ 12

1.2.2.

Quy mô của một điểm đến du lịch .......................................................... 14


1.3.

Khách du lịch ................................................................................................. 14

1.3.1.

Khái niệm về khách du lịch ..................................................................... 14

1.3.2.

Phân loại khách du lịch của một điểm đến du lịch .................................. 16

1.4.

Kinh doanh du lịch ......................................................................................... 17

1.4.1.

Khái niệm về kinh doanh du lịch............................................................. 18

1.4.2.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành .................................................................... 18

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch



Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến du lịch ................................... 19

1.5.

1.5.1.

Quan niệm về khả năng thu hút khách du lịch ........................................ 19

1.5.2.

Một số yếu tố tạo nên khả năng thu hút khách du lịch tại điểm đến du

lịch

................................................................................................................. 20

1.5.2.1. Hình ảnh của điểm đến du lịch ............................................................ 21
1.5.2.2. Sản phẩm du lịch .................................................................................. 24
1.5.2.3. Giá ........................................................................................................ 29
1.5.2.4. Khả năng tiếp cận................................................................................. 30
1.5.2.5. Con ngƣời ............................................................................................ 31
1.5.4.

Hoạt động quảng bá và xúc tiến nhằm nâng cao khả năng thu hút khách

du lịch của điểm đến ............................................................................................. 33

1.5.4.1. Các công cụ xúc tiến ............................................................................ 33
1.6.

Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................... 35

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TRUNG
TÂM GIAO LƢU VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ............................................................. 36
2.1 Giới thiệu về Trung tâm Giao lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội ............................... 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 36
2.1.2. Những yếu tố tạo nên khả năng thu hút khách du lịch tại Trung tâm Giao
lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội .................................................................................. 37
2.1.2.1. Hình ảnh ............................................................................................... 37
2.1.2.2. Sản phẩm .............................................................................................. 38
2.1.2.3. Giá ........................................................................................................ 39
2.1.2.4. Khả năng tiếp cận ................................................................................. 39
2.2. Thực trạng về khả năng thu hút khách du lịch tại Trung tâm Giao lƣu Văn hóa
Phố cổ Hà Nội .......................................................................................................... 40
2.2.1. Hoạt động đã triển khai nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch của
Trung tâm .............................................................................................................. 40
2.2.1.1. Về xây dựng hình ảnh ........................................................................... 40
2.2.1.2. Về sản phẩm ......................................................................................... 40

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội


2.2.1.3. Quản trị về giá ...................................................................................... 48
2.2.1.4. Nguồn nhân lực .................................................................................... 48
2.2.1.5. Về quảng bá và xúc tiến hỗn hợp ......................................................... 49
2.2.2. Đánh giá thực trạng về khả năng thu hút khách tại Trung tâm Giao lƣu Văn
hóa Phố cổ Hà Nội. ............................................................................................... 51
2.2.2.1. Theo phƣơng pháp định lƣợng: ............................................................ 51
2.2.2.2. Theo phƣơng pháp định tính ................................................................ 67
2.3. Phân tích SWOT cho khả năng thu hút khách du lịch tại Trung tâm Giao lƣu
Văn hóa Phố cổ Hà Nội ............................................................................................ 67
2.3.1. Điểm mạnh (Strengths) ............................................................................... 67
2.31.1. Về sản phẩm: ......................................................................................... 68
2.3.1.2. Về nguồn nhân lực:............................................................................... 69
2.3.1.3. Về đối tác truyền thông: ....................................................................... 69
2.3.2. Điểm yếu (Weaknesses) .............................................................................. 70
2.3.2.1. Công tác quảng bá, xúc tiến của Trung tâm ......................................... 70
2.3.2.2. Nhân lực làm việc trong Trung tâm ..................................................... 70
2.3.3. Cơ hội (Opportunities) ................................................................................ 71
2.3.3.1. Hình ảnh của thủ đô Hà Nội ngày một đƣợc khẳng định mạnh mẽ qua
triển khai hiệu quả Chƣơng trình hợp tác tuyên truyền quảng bá TP Hà Nội trên
kênh CNN quốc tế ............................................................................................. 71
2.3.3.2. Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019) ................................................ 73
2.3.3.3. Năm Du lịch quốc gia 2019 .................................................................. 74
2.3.3.4. Cơ hội cho khả năng thu hút khách du lịch từ vị trí của Trung tâm ..... 76
2.3.4. Thách thức (Threats) ................................................................................... 78
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 78
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH TẠI TRUNG TÂM GIAO LƢU VĂN HÓA PHỐ CỔ HÀ NỘI ............................ 80
3.1. Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tại Trung tâm Giao
lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội...................................................................................... 80


Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

3.1.1. Nhóm giải pháp phát huy và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có ............ 80
3.1.1.1. Nguồn nhân lực .................................................................................... 80
3.1.1.2. Quản trị giá ........................................................................................... 81
3.1.1.3. Thời gian hoạt động trong ngày của Trung tâm ................................... 81
3.1.2. Giải pháp về sản phẩm ................................................................................ 83
3.1.3. Nhóm giải pháp về công tác quảng bá, xúc tiến về sản phẩm của Trung tâm
Giao lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội ......................................................................... 87
3.1.3.1. Về hoạt động quảng bá ......................................................................... 88
3.1.3.2. Về hoạt động xúc tiến ........................................................................... 93
3.1.4. Giải pháp về tăng cƣờng hợp tác, liên kết với các công ty, tổ chức du lịch
............................................................................................................................... 97
3.2. Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 99
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA KHÓA LUẬN .................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 102
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 104

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch



Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Khóa luận

Hà Nội đƣợc coi là trung tâm văn hoá phong phú và đa dạng nhất của cả nƣớc. Những
ngƣời muốn đi tìm hiểu một nƣớc Việt Nam “nghìn năm văn hiến” chắc chắn phải đến Hà
Nội trƣớc tiên. Mặc dù các thành quách, đền đài, cung điện đƣợc xây dựng từ triều đại
này sang triều đại khác đã bị tàn phá nhiều, có khi không còn nữa, nhƣng không có nơi
nào trong cả nƣớc còn giữ đƣợc nhiều di tích cổ xƣa nhƣ Hà Nội. Đặc biệt là các công
trình văn hoá - lịch sử nổi tiếng nhƣ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn
Quốc, chùa Kim Liên, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, đền Hai Bà… là
những công trình đƣợc xây dựng cách đây 9 - 10 thế kỷ rất có giá trị về mặt văn hoá, lịch
sử, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều bảo tàng, nhà
hát, nhà triển lãm, thƣ viện.
Về văn hoá phi vật thể, Hà Nội cũng là nơi hội tụ nhiều phong tục tập quán, thuần phong
mỹ tục, nhiều lễ hội đặc trƣng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhiều vốn cổ đƣợc phục hồi,
lƣu giữ và phát triển. Đây là một trong những thế mạnh của du lịch Hà Nội.
Trên Thế giới, du lịch phố cổ đƣợc xem là một trong những sản phẩm du lịch có sức
cuốn hút rất lớn với du khách trên khắp thế giới, và phố cổ Hà Nội cũng không ngoại
lệ. Là một trong những điểm nhấn văn hóa đặc trƣng của Hà Nội, Phố cổ Hà Nội trở
thành một lợi thế để đem đến cho khách du lịch một cái nhìn toàn diện về Thủ đô
nghìn năm văn hiến.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, lƣợng khách du lịch của Việt Nam liên tục tăng
đáng kể qua các năm. Theo đó, trong sáu tháng đầu năm 2018, khách du lịch quốc tế đến
Hà Nội ƣớc đạt hơn 3 triệu lƣợt, tăng xấp xỉ 26% so với cùng kỳ năm trƣớc, số khách du
lịch nội địa ƣớc đạt hơn 10,1 triệu lƣợt, tăng 6% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Theo số liệu của UBND quận Hoàn Kiếm, Hàng năm, thủ đô Hà Nội đón khoảng 5 - 6

triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, trong đó có trên 70% tập trung tại khu phố cổ và trong số
khoảng 15 – 16 triệu lƣợt khách trong nƣớc, phần lớn du khách cũng đến Phố cổ để tham

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

quan, khám phá những di tích lịch sử, công trình còn tồn tại với thời gian và trải nghiệm
những giá trị văn hóa của Phố cổ Hà Nội – nét văn hóa đặc trƣng của ngƣời Hà thành, bên
cạnh đó là những trải nghiệm mua sắm và thƣởng thức ẩm thực nơi đây.
Về tác động của du lịch đối với việc bảo tồn Phố cổ Hà Nội, điều đầu tiên không thể phủ
nhận đƣợc đó là sự phát triển của du lịch có tác động trực tiếp vào việc chấn hƣng và bảo
tồn các di sản văn hóa. Vì để làm du lịch, để thỏa mãn nhu cầu du lịch của con ngƣời mà
ngƣời ta phục hồi, tôn tạo lại các di tích. Du lịch góp phần làm cho các di tích sống lại vì
du lịch tạo điều kiện đƣa di sản văn hóa đến với công chúng, đƣợc khẳng định giá trị bởi
công chúng. Khi di sản đƣợc khẳng định giá trị, có sức hấp dẫn đối với khách du lịch thì
ngƣời ta sẽ ngày một mong muốn thực hiện nhu cầu du lịch của bản thân.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trong
khu phố cổ tuy có nhiều cố gắng song chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế, và chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng của khu phố cổ. Tiêu biểu là đối với các khu phố nghề, tên phố là tên loại
hàng đƣợc bán tại phố đó nhƣng do chạy theo thị hiếu của khách du lịch mà ngƣời ta
không còn buôn bán các mặt hàng theo từng tên phố nữa, các hàng hóa đƣợc bày bán
phần nhiều là hàng xuất xứ Trung Quốc, rất hiếm gặp các loại hàng hóa nội địa, bản địa.
Vì vậy, việc giới thiệu với khách du lịch cũng nhƣ đƣa đến du khách cái nhìn chân thực
nhất về giá trị văn hóa, những nét đẹp văn hóa phố cổ Hà Nội nói riêng và Hà Nội nói

chung đã gặp không ít khó khăn.
Chính vì vậy, em xin phép chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút
khách du lịch tại Trung tâm giao lƣu văn hóa phố cổ Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình. Trung tâm giao lƣu văn hóa phố cổ Hà Nội là một công trình mới đƣợc
xây dựng với mục đích là nơi giao lƣu, quảng bá những nét đẹp văn hóa phố cổ Hà Nội.
Với tƣ cách là một sinh Khoa Du lịch – Trƣờng Đại học Mở Hà Nội và cũng từng là một
thực tập sinh tại Trung tâm, em mong rằng em có thể đóng góp một phần nhỏ vào sự phát
triển của du lịch nƣớc nhà.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài
2.1.

Mục đích:

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng khả năng thu hút khách tại Trung tâm giao lƣu văn hóa
phố cổ Hà Nội và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách tại
Trung tâm trong thời gian tới.
2.2.

Giới hạn của đề tài:


Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào hoạt động thu hút khách tại Trung tâm
Giao lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2018.
2.3.

Nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
-

Phân tích cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch.

-

Đánh giá đúng thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch tại Trung tâm Giao
lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tại Trung
tâm Giao lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội.

3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu:
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu:

Trong đề tài của em, đối tƣợng nghiên cứu chính là hoạt động thu hút khách du lịch tại
Trung tâm. Từ những cơ sở của kết quả phân tích đó để đƣa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tại Trung tâm.
3.2.


Phƣơng pháp nghiên cứu:

Trong khóa luận, em đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống sau đây:
-

Phƣơng pháp thu thập thông tin

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp
-

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp

-

Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa

-

Phƣơng pháp điều tra xã hội học.

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

4. Những giải pháp của khóa luận:
Một số giải pháp mà khóa luận đƣa ra:

-

Nhóm giải pháp phát huy và nâng cao chất lƣợng dịch vụ hiện có

-

Giải pháp về sản phẩm

-

Nhóm giải pháp về công tác quảng bá, xúc tiến về sản phẩm của Trung tâm
Giao lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội

-

Giải pháp về tăng cƣờng hợp tác, liên kết với các công ty, tổ chức du lịch.

5. Kết cấu của khóa luận:
Khóa luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động thu hút khách du lịch

-

Chƣơng 2: Thực trạng khả năng thu hút khách du lịch tại Trung tâm Giao lƣu
Văn hóa Phố cổ Hà Nội

-


Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tại Trung
tâm Giao lƣu Văn hóa Phố cổ Hà Nội.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH
1.1.

Khái quát về du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch
Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do đƣợc tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau.
Con ngƣời vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm hiểu biết về cảnh quan, địa
hình, hệ động thực vật và nền văn hóa của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và
trở thành một hiện tƣợng khá quan trọng trong đời sống của con ngƣời.
Trên thế giới, hiện tƣợng du lịch đã xuất hiện từ thời kì Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, từ đó đã
phát triển đến thời kỳ hiện đại. Tuy nhiên, du lịch với tƣ cách là một ngành kinh tế chỉ
mới thực sự xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Đó là năm 1841 Thomas Cook (ngƣời Anh) đã
tổ chức chuyến đi du lịch đông ngƣời đầu tiên trong nƣớc, sau đó ra nƣớc ngoài, đánh dấu
sự ra đời của tổ chức kinh doanh lữ hành.Vào những năm 1880 các nƣớc nhƣ Pháp, Thụy
Sỹ, Áo có hoạt động kinh doanh khách sạn hiện đại rất phát triển. Đặc biệt từ những năm

1950 trở về đây ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu có tính phổ biến
trong quảng đại quần chúng trên thế giới.
Lịch sử phát triển của du lịch Việt Nam cũng đƣợc xem xét qua các thời kỳ nhƣng không
giống nhƣ lịch sử phát triển du lịch thế giới, lịch sử phát triển du lịch Việt Nam bắt đầu từ
thời kỳ phong kiến. Và cho đến sau năm 1990, khi chính sách đổi mới và thực hiện đổi
mới nền kinh tế đã gặt hái đƣợc những thành công thì du lịch đã phát triên mạnh mẽ cả về
số lƣợng lẫn các loại hình, chi tiêu và thời gian. Du lịch không chỉ diễn ra trong nƣớc mà
cả các chuyến đi du lịch ra nƣớc ngoài cũng dần tăng lên.
Du lịch với lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu, tuy nhiên việc thống nhất một khái
niệm duy nhất cho du lịch trên toàn thế giới đến nay vẫn chƣa đƣợc đƣa ra. Vì du lịch là

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

một sản phẩm đƣợc tạo ra bởi sự tƣơng tác của nhiều ngành và các bên liên quan nên để
có một khái niệm thống nhất đối với các học giả không phải là dễ dàng.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) – một tổ chức Liên Hiệp
Quốc đã định nghĩa du lịch nhƣ sau:
“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ
giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động

trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.”
Bên cạnh đó, Tổ chức cũng đƣa ra rõ ràng các dạng du lịch:
 Du lịch làm ăn
 Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt
 Du lịch nội quốc, quá biên
 Du lịch tham quan trong thành phố
 Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm
 Du lịch hội thảo, triển lãm MICE
 Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá
 Du lịch bụi
 Du lịch tình dục
 Du lịch biển đảo
 Du lịch văn hóa
 Du lịch sinh thái

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

 Du lịch y tế
 Du lịch ngƣời cao tuổi.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 tại điều 3 khoản 1 có quy định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục

đích hợp pháp khác.”
1.1.2. Vai trò của du lịch Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc
Phát triển du lịch không chỉ tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nƣớc, đóng góp
tích cực vào hoạt động xuất khẩu tại chỗ mà còn góp phần quan trọng tạo cơ hội việc làm
và thu nhập cho cộng đồng ở những vùng còn khó khăn nhƣng có tiềm năng du lịch, tạo
sức lan tỏa, động lực và kéo theo nhiều ngành kinh tế có liên quan nhƣ giao thông vận tải,
đặc biệt là hàng không, thƣơng mại, xây dựng, nông nghiệp,…cùng phát triển.
Ngoài ý nghĩa về kinh tế - xã hội, phát triển du lịch còn góp phần quan trọng vào nỗ lực
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phát triển giao lƣu văn
hóa và qua đó tăng cƣờng hiểu biết, hữu nghị giữa các dân tộc.
Phát triển du lịch còn có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần cho ngƣời dân Việt Nam. Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó
khăn, du lịch góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
1.2.

Điểm đến du lịch

Với việc phân tích, xác định vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội nói trên,
việc triển khai các hoạt động thu hút khách du lịch trở thành một nhiệm vụ cần thiết đói
với các cơ quan quản lý và để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên thì các nhà quản lý cần quy
hoạch, tổ chức không gian du lịch, đầu tƣ các dự án ƣu tiên để một điểm đến trở thành
một điểm đến du lịch.
Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Trƣờng Đại học Mở Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.1. Khái niệm về điểm đến du lịch

Một trong những mô hình của hệ thống vận hành du lịch đƣợc tạo ra bởi Leiper năm
1990:

Dòng khách đi

Khu vực gửi
khách

Khu vực trung chuyển

Khu vực nhận
khách

Dòng khách về
Hình 1. Mô hình của hệ thống vận hành du lịch của Leiper năm 1990
Khu vực nhận khách hay cũng có thể nói là các điểm đến du lịch, nơi mà các hoạt động
tham quan của khách diễn ra, điểm mà khách tới du lịch.
Điểm đến du lịch là một trong năm yếu tố không thể thiếu của hệ thống du lịch, mà tại đó,
thiếu bất kì một yếu tố nào cũng không thể tạo nên hệ thống du lịch.
Tuy nhiên, nói về khái niệm của điểm đến du lịch thì không có một khái niệm niệm nhất
quán trên toàn cầu và thuật ngữ này đƣợc sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau, cũng
giống nhƣ khái niệm về du lịch đƣợc các chuyên gia chỉ ra theo những cách tiếp cận khác
nhau.
Trƣớc tiên, theo Philip Kotler về một điểm đến:
“Một điểm đến là một khu vực có địa giới hành chính đƣợc luật pháp công nhận hay có
đƣờng biên nằm trong nhận thức của mọi ngƣời.”
Với những đặc điểm riêng biệt, các chuyên gia về marketing du lịch đã đƣa ra những khái

niệm tổng quát về điểm đến du lịch:

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đảng: “Điểm đến du lịch là nơi có các yếu tố hấp dẫn, các yếu
tố bổ sung và các sản phẩm kết hợp những yếu tố này để đáp ứng các nhu cầu và mong
muốn của du khách.”
Theo marketing điểm đến du lịch của giảng viên Nguyễn Thị Thu Mai – Khoa Du lịch –
Trƣờng Đại học Mở Hà Nội: “Điểm đến du lịch là bất cứ địa điểm nào có tài nguyên du
lịch đƣợc du khách tìm đến để thỏa mãn các nhu cầu của họ.”
Tổ chức Du lịch Thế giới đã đƣa ra quan niệm về điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là
vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du
lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính
để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng.”
Một khái niệm khác trong du lịch, đó là điểm tham quan du lịch, quan niệm về khái niệm
này đƣợc đƣa ra nhƣ sau: “Điểm tham quan du lịch là một điểm thu hút khách du lịch, nơi
khách du lịch tham quan, thƣờng có các giá trị vốn có của nó hoặc trƣng bày các giá trị
văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc đƣợc xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lƣu, mạo
hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ.”
Điểm tham quan du lịch về cơ bản có những điểm giống nhƣ định nghĩa về điểm đến du
lịch, nhƣng khác cơ bản ở chỗ là khách đến tham quan sử dụng các dịch vụ tại đây, nhƣng
không ngủ lại một đêm. Điểm tham quan du lịch rất đa dạng, thƣờng nằm trong sự sáng

tạo của những ngƣời làm du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm nhất
quán trên toàn cầu về điểm đến du lịch và thuật ngữ đƣợc sử dụng theo nhiều cách khác
nhau. Bên cạnh đó, quy mô của một điểm đến du lịch rất đa dạng, và trong một số trƣờng
hợp, điểm tham quan du lịch đƣợc coi nhƣ là một điểm đến du lịch với quy mô nhỏ.
Nhƣ vậy, có thể thấy, điểm đến du lịch là nơi có nguồn tài nguyên du lịch – tài nguyên tự
nhiên hoặc/và tài nguyên nhân văn mà du khách tìm đến để thỏa mãn các nhu cầu của họ
trong khi đi du lịch.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

1.2.2. Quy mô của một điểm đến du lịch
Quy mô của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào “địa giới hành chính đƣợc luật pháp
công nhận hay có đƣờng biên nằm trong nhận thức của mọi ngƣời” nên rất đa dạng, có thể
là một khu vực có địa giới hành chính rõ ràng hay một vùng văn hóa. Nếu phân cấp theo
địa giới hành chính, điểm đến du lịch có thể là:
 Một khu vực gồm nhiều quốc gia
 Một quốc gia
 Một khu vực trong một quốc gia: có thể là một vùng có địa giới hành chính nhƣ
một bang hay một tỉnh
 Một thành phố
 Một thị trấn
 Một địa điểm cụ thể: Văn miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long,
Trung tâm giao lƣu văn hóa phố cổ Hà Nội,...

1.3.

Khách du lịch

Với hệ thống du lịch nhƣ đã đề cập ở phần trên, có thể thấy, khách du lịch là một trong
những yếu tố quan trọng để tạo nên một hệ thống du lịch. Nếu không có khách du lịch thì
một điểm đến du lịch cũng không còn một chức năng nào cả.
Để đem lại nguồn lợi cho một đất nƣớc từ điểm đến du lịch thì cần thu hút đƣợc khách
đến nơi đó, chi tiêu tại nơi họ đến nhằm đem lại nguồn thu cho điểm đến nói riêng và đất
nƣớc đó nói chung.
1.3.1. Khái niệm về khách du lịch
Khách du lịch là một thuật ngữ không dễ định nghĩa vì nó là khái niệm mở, phụ thuộc vào
quan điểm chủ quan, đồng thời bản thân thuật ngữ khách du lịch cũng là một thuật ngữ
linh hoạt. Có rất nhiều khái niệm về khách du lịch.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch:
“Khách du lịch là những ngƣời đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh
doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hƣớng dẫn du lịch của tổ
chức thực hiện việc du lịch đó."
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 tại điều 3 khoản 2 có quy định:

“Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, từ trƣờng hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.”
Bên cạnh đó, Luật Du lịch Việt Nam 2017 tại điều 3 khoản 1 có quy định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, nghỉ dƣỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục
đích hợp pháp khác.”
Nhƣ vậy, nhìn nhận hai khái niệm có thể thấy rõ rằng, để trở thành khách du lịch cần thỏa
mãn ba yếu tố về:
 Phạm vi địa lý du lịch
 Thời gian du lịch
 Mục đích du lịch.
Đây cũng chính là ba khía cạnh mà một ngƣời phải đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn của
chúng theo Weaver và Lawton. Ba khía cạnh này đƣợc đề cập rất rõ nhƣ sau:
 Về phạm vi địa lý du lịch hay không gian du lịch: để đƣợc coi là khách du lịch,
con ngƣời phải đi ra khỏi nhà mình. Tuy vậy, những đối tƣợng này không phải lúc
nào cũng luôn đƣợc xem là du khách. Không có một khoảng cách cố định nào mà
con ngƣời phải vƣợt qua để đƣợc xem là du khách. Tổ chức Du lịch Thế giới và
những tổ chức du lịch lớn khác cho rằng một du khách phải đi ra ngoài “môi

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

trƣờng quen thuộc” của mình, hay theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 thì một

du khách phai đi ra khỏi “nơi cƣ trú thƣờng xuyên”. Điều này có nghĩa là phải đi
đến một nơi không phải nơi ở, nơi làm việc, nơi thƣờng đi lại để thực hiện các
hoạt động thƣờng nhật.
 Thời gian du lịch: khoảng thời gian du lịch cũng là một yếu tố để xác định một
ngƣời có phải khách du lịch không và thuộc loại khách nào. Không có giới hạn
chuẩn về thời gian đi du lịch để xác định ai là khách du lịch, nhƣng có rất nhiều tổ
chức sử dụng ngƣỡng tối thiểu là chuyến đi trong vài giờ để phân loại khách du
lịch nội địa đi du lịch trong ngày.
Vì có một vấn đề đƣợc đặt ra, đó là sự khác biệt giữa khách du lịch và khách tham quan,
và sự khác biệt giữa hai loại khách không phải lúc nào cũng rõ ràng. Khách tham quan là
những vị khách đi tham quan trong trong ngày. Một số học giả sử dụng thuật ngữ khách
qua đêm để mô tả khách lƣu trú lại qua đêm và sử dụng thuật ngữ khách trong ngày để chỉ
đối tƣợng khách không lƣu trú lại qua đêm ở điểm đến.
 Mục đích du lịch: họ là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, từ trƣờng hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Nhƣ vậy, là khách du lịch hay khách tham quan thì họ chỉ khác nhau ở điểm đó là thời
gian đi du lịch. Khách tham quan hoàn toàn có thể đƣợc coi là khách du lịch trong ngày.
Trong bài luận của em, khi thống kê về số lƣợng khách tại một điểm đến du lịch thì em sẽ
sử dụng thuật ngữ khách du lịch, và đó đã bao gồm khách du lịch qua đêm và khách du
lịch trong ngày.
1.3.2. Phân loại khách du lịch của một điểm đến du lịch
Đối với một điểm đến du lịch, việc phân loại khách du lịch hiện tại hay tiềm năng dựa
trên các tiêu chí phân đoạn là vô cùng cần thiết. Qua đó giúp cho các nhà quản lý điểm
đến du lịch có thể tiếp cận đƣợc với thị trƣờng khách tốt nhất có thể.
Các nhóm tiêu chí gồm:

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch



Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

 Vùng địa lý: đây là cơ sở phân đoạn cổ điển nhất dùng để chia khách du lịch thành
các nhóm dựa trên quốc tịch hay địa điểm cƣ ngụ hiện tại của họ. Đây là một trong
những cơ sở phân đoạn phổ biến nhất vì các khu vực địa lý đã đƣợc phân định rõ
ràng và việc phân tích thị trƣờng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 Nhân khẩu học: đây cũng là những tiêu thức phổ biến nhất để phân đoạn thị trƣờng
khách du lịch hiện tại và tiềm năng của điểm đến. Thƣờng đƣợc phân chia thành
các phân đoạn sau: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập,…
 Tâm lý: là một kỹ thuật phân chia thị trƣờng khách dựa trên các yếu tố tâm lý nhất
định nhƣ: động cơ, cá tính, thái độ, quan điểm và nhu cầu.
 Hành vi: các tiêu thức về hành vi cơ bản gồm: thời gian lƣu trú bình quân ở điểm
đến, phạm vi du lịch, việc thực hiện các hoạt động du lịch (nhƣ các yếu tố hấp dẫn
đƣợc lựa chọn tại điêm đến), và số lần đến thăm điểm đến.
 Sản phẩm: đây là cơ sở phân đoạn khó tiếp cận nhƣng lại phù hợp với việc sử dụng
những sản phẩm cụ thể vì phân đoạn theo sản phẩm sử dụng chính một số đặc
điểm cua sản phẩm để phân loại khách. Bản chất của phƣơng pháp này là cách mô
tả những nhóm khách có nhu cầu và mong đợi tƣơng ứng với những sản phẩm du
lịch nào đó.
 Kênh phân phối: hƣớng tiếp cận này rất hiệu quả, đặc biệt đối với những thị trƣờng
ở xa mà không thể tiếp cận đƣợc mức giá phù hợp.
 Mục đích chuyến đi: đây là phƣơng pháp chia thị trƣờng khách du lịch tiềm năng
theo mục đích chuyến đi của họ. [2]
1.4.

Kinh doanh du lịch


Một đất nƣớc hay một vùng đã có điểm đến du lịch thì việc tiếp theo đó chính là thu hút
khách du lịch tới điểm đến đó. Dễ dàng thấy đƣợc, lƣợng khách du lịch đến điểm đến và
chi tiêu tại điểm đến càng nhiều thì điểm đến đó càng thành công. Các cơ sở kinh doanh

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

dịch vụ lữ hành là nơi gửi đƣợc lƣợng khách khá ổn định cho các điểm đến du lịch và có
tác động mạnh tới quyết định sƣ dụng sản phẩm tại điểm đến du lịch.
1.4.1. Khái niệm về kinh doanh du lịch
Những vai trò quan trọng và nhu cầu về du lịch đã trở thành tiền đề cho sự hình thành và
phát triển của kinh doanh du lịch.Kinh doanh du lịch đã thực sự xuất hiện từ giữa thế kỉ
XIX với ngƣời tổ chức đầu tiên là Thomas Cook (ngƣời Anh). Ngày nay, kinh doanh du
lịch đã đƣợc mở rộng hơn bất kì ngành kinh tế nào khác trên phạm vi toàn cầu, và hoạt
động du lịch ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung của thế giới và
khu vực.
Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ giữa các hiện tƣợng
kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm
hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trƣờng. Trong
điều kiện thị trƣờng, việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh doanh du lịch đƣợc quyết
định bởi sự điều hòa nhịp nhàng giữa hai đại lƣợng cung và cầu du lịch.
Khác với các loại hàng hóa thông thƣờng sản phẩm hàng hóa trao đổi giữa hai bên cung
cầu trong du lịch không phải là vật cụ thể, cái mà du khách có đƣợc là sự cảm giác, thể
nghiệm hoặc hƣởng thụ, vì thế trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, giao lƣu hàng

hóa và giao lƣu vật là tách rời nhau. Sự trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên
cung cầu du lịch tiến hành không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá
trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách chỉ có quyền
chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du lịch. Cùng một sản phẩm du lịch vẫn bán
đƣợc nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, sản phẩm du lịch chỉ tạm thời
chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn nằm trong tay ngƣời kinh doanh, đây
chính là đặc điểm cơ bản của kinh doanh du lịch.
1.4.2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 tại điều 37 khoản 1 có quy định:

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

“Cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần xây dựng, quảng cáo, bán và tổ
chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chƣơng trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi
kinh doanh quy định trong giấy phép.”
Mục đích của các đơn vị kinh doanh du lịch là nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có sức
hấp dẫn với thị trƣờng khách, tăng doanh thu tại đơn vị, tạo dấu ấn riêng với thị trƣờng
khách về sản phẩm đó.
Đối với một điểm đến du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch ở điểm đến có vai trò quan
trọng nhất trong việc tạo ra các trải nghiệm cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ
và sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm trọn gói cho du khách.
Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ là nơi xây dựng các chƣơng tình du lịch, họ
đem chƣơng trình du lịch tiếp cận khách du lịch nhằm thu hút mối quan tâm và quyết định

tham gia chƣơng tình du lịch đó. Chính vì vậy, việc các điểm đến du lịch hợp tác với các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể đem đến lƣợng khách lớn cho điểm đến
du lịch.
1.5.

Khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến du lịch

1.5.1. Quan niệm về khả năng thu hút khách du lịch
Một điểm đến du lịch cần phải tạo ra sự hấp dẫn, sự thu hút của riêng điểm đó, nhằm tạo
ra sự khác biệt với các điểm đến khác, thu hút nhiều khách du lịch và trở thành một yếu tố
quan trọng trong các chƣơng trình du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ
hành. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể đƣa điểm đến du lịch và trong
chƣơng trình du lịch của họ và giới thiệu đến với khách du lịch và thuyết phục họ mua
chƣơng trình, tuy nhiên, những hoạt động, những dịch vụ, giá trị mà điểm đến du lịch
mang lại cho khách chính là những yếu tố quan trọng ghi dấu trong lòng du khách và tác
động mạnh đến những hành vi sau này của khách khi chọn điểm đến du lịch trong chuyến
đi du lịch của họ.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Khả năng thu hút khách du lịch chính là các yếu tố thuộc về bên trong của điểm đến du
lịch, khiến cho khách du lịch lựa chọn điểm đến đó.
Vengesayi (2003) đã đƣa ra định nghĩa cho khả năng thu hút và cạnh tranh của một điểm

đến du lịch: “Đó là khả năng một điểm đến có thể mang lại những lợi ích kinh tế, xã hội
và vật chất cho cộng đồng dân cƣ của điểm đến cũng nhƣ làm hài lòng khách du lịch.”
Theo tạp chí điện tử du lịch – Cơ quan thông tin của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã nhận
định:
“Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài
nguyên du lịch và xây dựng hình ảnh của điểm đến du lịch.
Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch đƣợc thể hiện ở khả năng đáp ứng đƣợc nhiều loại
hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch tới điểm với nguyên tắc: “Dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiện nghi”.
Tính hấp dẫn là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm gửi khách, đây là yếu tố quan trọng
nhất.”
1.5.2. Một số yếu tố tạo nên khả năng thu hút khách du lịch tại điểm đến du lịch
Nhƣ đã đề cập ở phần trên, khả năng thu hút khách du lịch chính là các yếu tố thuộc về
bên trong của điểm đến du lịch, khiến cho khách du lịch lựa chọn điểm đến đó.
Theo Vengesayi (2003), các yếu tố nguồn lực của điểm đến du lịch và hỗn hợp các hoạt
động là tiêu chí cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Đây cũng chính là lý do tại sao
du khách đánh giá, lựa chọn điểm đến này hơn điểm đến khác. Cụ thể đó là năm nhóm
yếu tố:
 Văn hóa
 Tự nhiên
 Các sự kiện
 Các hoạt động du lịch
Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội


 Hoạt động vui chơi giải trí tại điểm đến.
Các yếu tố nguồn lực và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du khách có thêm
nhiều lựa chọn, giữ họ lƣu lại điểm đến lâu hơn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với khách
du lịch. Ngoài ra, các yếu tố về danh tiếng, thƣơng hiệu, mức giá của các dịch vụ du lịch
tại điểm đến và chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên và xã hội điểm đến đƣợc đảm bảo thì mới
hấp dẫn đƣợc khách du lịch. Môi trƣờng của điểm đến là nơi các sản phẩm dịch vụ du lịch
đƣợc tạo ra và là nơi khách du lịch tƣơng tác với các công ty du lịch. Môi trƣờng này
đƣợc tạo thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có an ninh an toàn, mức độ đông đúc, chất
lƣợng nguồn nhân lực, sự cạnh tranh, hợp tác,…
Theo tạp chí Du lịch: “Tính hấp dẫn du lịch của một điểm đến du lịch bao gồm: sự phù
hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch; sức chứa; sự phát triển các loại dịch vụ phục vụ khách tại điểm đến du
lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch;… Tất cả những
giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch tại
các điểm đến du lịch.”
Đối với tất cả yếu tố tạo nên khả năng thu hút khách du lịch tại một điểm đến du lịch
đƣợc đề cập trên là thuộc những yếu tố bên trong của một điểm đến với quy mô quốc gia,
thành phố,… Còn riêng đối với một điểm đến lịch với quy mô là một địa điểm cụ thể, hay
cũng có thể xem là một điểm tham quan du lịch thì bao gồm một yếu tố cơ bản tạo nên
khả năng thu hút khách du lịch nhƣ: sản phẩm du lịch, hình ảnh của điểm đến du lịch, khả
năng tiếp cận, giá và con ngƣời hay nguồn nhân lực lao động trong điểm đến.
1.5.2.1.

Hình ảnh của điểm đến du lịch

a) Khái niệm về hình ảnh của điểm đến du lịch
Theo Crompton, 1979 đã định nghĩa về hình ảnh của điểm đến du lịch: “Hình ảnh của
điểm đến du lịch là tổng hợp những sự tin tƣởng, những nhận định, những ấn tƣợng của
một ngƣời có về một điểm đến du lịch.”


Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

b) Tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh cho một điểm đến du lịch
Hình ảnh một điểm đến du lịch đóng một vai trò quan trọng. Hình ảnh của một điểm đến
du lịch tạo ra những sự khác biệt với những điểm khác. Hình ảnh của một điểm đến du
lịch ảnh hƣởng đến những quyết định của khách du lịch vì họ không thể nhìn thấy điểm
đến vào khoảnh khắc mà họ quyết định chọn nó cho chuyến đi của họ.
Ví dụ nhƣ:
 Nói đến Bắc Kinh (Trung Quốc), ngƣời ta hình dung ở đó có Vạn Lý trƣờng thành
với câu nói bất hủ của Mao Trạch Đông “Bất đáo Trƣờng Thành phi hảo hán”
 Nói đến Campuchia, ngƣời ta hình dung đến Angkor Thom và Angkor Wat
 Nói đến Hàn Quốc, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến món Kim Chi nổi tiếng và sâm các
loại.
Nhƣ vậy, trách nhiệm của một điểm đến là tạo dựng đƣợc một hình ảnh tích cực trong con
mắt của du khách ở thị trƣờng mục tiêu cho điểm đến. Tổ chức quản lý nhà nƣớc về du
lịch sẽ sử dụng chiến lƣợc định vị và xây dựng thƣơng hiệu để cố gắng cải thiện hay thay
đổi hình ảnh của một điểm đến theo hƣớng tích cực để khuyến khích khách tới thăm.
c) Các chiến lược xây dựng hình ảnh
Để xây dựng hình ảnh cho một điểm đến du lịch cần sử dụng chiến lƣợc định vị và xây
dựng thƣơng hiệu.
Thông qua việc định vị cho điểm đến, tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch của điểm đến
đó có thể tạo ra một hình ảnh độc đáo cho các sản phẩm của điểm đến và phân biệt điểm

đến với các đối thủ cạnh tranh tại cùng các thị trƣờng mục tiêu.
Nhƣ đã đƣợc đề cập trong giáo trình Marketing điểm đến du lịch của giảng viên Nguyễ
Thị Thu Mai – Trƣờng Đại học Mở Hà Nội: “Định vị chính là quá trình tạo ra và chuyển
tải tới thị trƣờng mục tiêu những khác biệt có ý nghĩa về sản phẩm của điểm đến nhằm
chiếm đƣợc một vị trí thật đặc biệt trong tâm trí của du khách ở thị trƣờng mục tiêu”.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

Theo đó, quy trình định vị bao gồm những bƣớc khác nhau đƣợc thực hiện để theo kịp với
những thay đổi của môi trƣờng trong đó nhƣng thay đổi về nhu cầu của khách hàng, chiến
thuật của đối thủ cạnh tranh là những vấn đề đáng quan tâm nhất. Quy trình định vị gồm
ba bƣớc cơ bản:
 Đánh giá vị trí hiện tại: Điểm đến cần đánh giá quan điểm hiện tại của thị trƣờng
mục tiêu về điểm đến cũng nhƣ về các điểm đến cạnh tranh. Vì vậy, cần nghên cứu
quan điểm hiện tại của du khách cũng nhƣ nhu cầu và mong muốn của họ. Những
tiêu chuẩn du khách đặt ra khi lựa chọn điểm đến sẽ đƣợc thể hiện trên sơ đồ định
vị. Từ đó, điểm đến có thể xác định chính xác vị trí của nó cũng nhƣ vị trí của các
đối thủ cạnh tranh dƣới quan điểm của du khách.
 Lựa chọn vị trí mong muốn: Trên cơ sở xác định vị thế của điểm đến so với các đối
thủ cạnh tranh tại thị trƣờng mục tiêu, điểm đến có thể giữ vị trí hiện tại hay lựa
chọn một vị trí mới có ƣu thế hơn.
 Xây dựng tuyên bố về vị thế: Trong bƣớc này, tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch
phải thực hiện là xây dựng tuyên bố vị thế cho điểm đến. Tuyên bố này sẽ vạch ra

ý tƣởng minh họa cho điểm đến. Theo Richardson và Fluker, có hai yếu tố cần
quan tâm khi xây dựng tuyên bố vị thế [213, 10]: Một là, quan niệm của du khách
về lợi ích mà họ có đƣợc khi tới điểm đến bởi vì lợi ích chính là động cơ thúc đẩy
du khách quyết định mua. Các thông điệp xúc tiến sẽ chỉ rõ lợi ích cho khách du
lịch tiềm năng và tạo ra niềm tin vào lợi ích tốt nhất do điểm đến mang lại. Hai là,
tạo ra sự khác biệt với các điểm đến cạnh tranh, điểm đến phải là duy nhất. Đồng
thời sự khác biệt phả đƣợc du khách đặc biệt quan tâm vì có thể đáp ứng đƣợc nhu
cầu và mong muốn của họ tốt hơn so với điểm đến cạnh tranh.
Theo đó, để khắc họa hình ảnh của mình ở vị trí đã lựa chọn, tổ chức du lịch tại điểm đến
phải sử dụng chiến lƣợc thông tin để chuyển tải sự nhận dạng và hình ảnh đó tới khách du
lịch. Tổ chức du lịch tại điểm đến sử dụng một số phƣơng pháp định vị nhƣ:
 Định vị bằng giá trị giá cả

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

 Định vị dựa trên lý do khách tới điểm đến
 Định vị dựa trên du khách
 Định vị dựa trên loại sản phẩm
 Định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, trong định vị tâm lý, có hai phƣơng pháp định vị mà điểm đến có thể sử
dụng, đó là định vị khách quan và định vị chủ quan.
 Định vị khách quan: Định vị khách quan nhằm tạo ra hình ảnh về điểm đến trong
đó phản ánh đƣợc đặc điểm vật chất và chức năng của nó.

 Định vị chủ quan: Định vị chủ quan nhằm tạo ra hình ảnh trong suy nghĩ của khách
hàng dựa trên những thuộc tính chủ quan của điểm đến nhƣ: những trải nghiệm
văn hóa, sự mạo hiểm, khám phá và giải trí…
Một cách thức phổ biến khi thực hiện chiến lƣợc định vị là xây dựng và chuyển tải một
thƣơng hiệu hiệu quả cho điểm đến. Thƣơng hiệu là một hỗn hợp mang lại cho khách
hàng những lợi ích chức năng hay hiệu suất và cả những lợi ích cảm xúc, trong đó những
lợi ích cảm xúc khó bị các đối thủ cạnh tranh bắt chƣớc hơn. Ví dụ, New Zealland xây
dựng thƣơng hiệu là 100% tinh khiết New Zealland.
1.5.2.2.

Sản phẩm du lịch

a) Một số quan niệm về sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam tại điều 3 khoản 5 có chỉ rõ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp
các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thõa mãn nhu cầu của khách
du lịch.”
Trong tạp chí Du lịch có đề cập ba quan điểm cơ bản về sản phẩm du lịch nhằm đƣa ra
những nhận định rõ hơn về cấu tạo và khả năng thu hút khách của sản phẩm du lịch. Một
trong số đó đƣợc đề cập nhƣ sau:

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch


Khóa luận tốt nghiệp

Trƣờng Đại học Mở Hà Nội

“Quan điểm thứ nhất: Ngƣời ta xem xét mối quan hệ giữa các cơ sở cung ứng sản phẩm

cho khách du lịch trong quá trình đi du lịch.
Có thể thấy rằng: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ
và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du
lịch trong quá trình đi du lịch”.
Quan điểm thứ hai: Tài nguyên và sản phẩm du lịch
 Tài nguyên đó phải có tính hấp dẫn và sức thu hút khách du lịch. Các nhà nghiên
cứu về du lịch cho rằng tất cả các hiện tƣợng, sự vật, sự kiện của tự nhiên và xã hội
có sức hấp dẫn và sức thu hút đối với khách du lịch đƣợc các nhà kinh doanh du
lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, đó chính là
tài nguyên du lịch. Để tạo ra tính hấp dẫn và sức thu hút khách, ngoài các yếu tố tự
nhiên, điều quan trọng phải đầu tƣ trí tuệ và sức sáng tạo của con ngƣời.
 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Nói đến cơ sở vật chất - kỹ thuật
phục vụ du lịch ngƣời ta thƣờng nghĩ đến khách sạn, nhà hàng, quán bar, cơ sở
tham quan, nơi mua sắm, nơi giải trí... tất cả những cơ sở này phải đồng bộ với
mục tiêu thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách, đồng thời kéo dài thời gian
lƣu lại của họ. Đó là nguyên lý chung nhƣng để đảm bảo cho sự phát triển du lịch
toàn diện và có hiệu quả cao ngƣời ta thƣờng phân định ra 2 loại: điểm đến du lịch
và điểm tham quan du lịch hay chính là một loại điểm đến du lịch với quy mô là
một địa điểm cụ thể. Đối với điểm đến du lịch, cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật đồng bộ. Tại điểm tham quan du lịch không cần xây dựng các khách sạn, cơ
sở lƣu trú cho khách mà chủ yếu tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất đón
tiếp và phục vụ khách tham quan, các cơ sở ăn uống, bán hàng, đặc biệt là hàng lƣu
niệm, giải trí... nhằm tạo ra sự trải nghiệm và cảm xúc mạnh đối với khách. Vấn đề
này liên quan mật thiết đến xây dựng các chƣơng trình du lịch (tour) của các doanh
nghiệp lữ hành.

Nguyễn Thị Hồng Liên

Lớp A3K23 – Khoa Du lịch



×