Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NHẬP KHẨU Tháng 02 năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 22 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NHẬP KHẨU
Tháng 02 năm 2020

THUỘC NHIỆM VỤ
“Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics
giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, 2020


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu

MỤC LỤC
1. Mặt hàng sắt thép: ...................................................................................................... 3
1.1.

Phương thức vận tải trong nhập khẩu: .............................................................. 3

1.2.

Phương thức giao hàng nhập khẩu: ................................................................... 4

1.3.

Cảng biển, cửa khẩu nhập khẩu: ........................................................................ 4

1.4.



Thông tin liên quan: ............................................................................................ 7

2. Mặt hàng nhựa: .............................................................................................................. 8
2.1.

Phương thức vận tải: ........................................................................................... 9

2.2.

Phương thức giao hàng: .................................................................................... 10

2.3.

Cảng/cửa khẩu nhập khẩu: ............................................................................... 11

2.4.

Thông tin liên quan: .......................................................................................... 13

3. Mặt hàng máy móc thiết bị: ........................................................................................ 15
3.1.

Phương thức giao hàng: .................................................................................... 15

3.2.

Phương thức thanh toán: .................................................................................. 16

3.3.


Các thông tin liên quan: .................................................................................... 16

4. Mặt hàng than: ............................................................................................................. 17
4.1.

Phương thức vận tải: ......................................................................................... 17

4.2.

Phương thức giao hàng: .................................................................................... 18

4.3.

Cảng biển, cửa khẩu nhập khẩu: ...................................................................... 19

4.4.

Một số thông tin khác: ....................................................................................... 20

Tháng 02 - 2020

1


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu phương thức vận tải trong nhập khẩu sắt thép tháng 01 năm 2020............ 3

Hình 2: Cơ cấu phương thức giao hàng trong nhập khẩu sắt thép trong tháng 01 năm 2020
.............................................................................................................................................. 4
Hình 3: Cơ cấu cảng, cửa khẩu trong nhập khẩu sắt thép trong tháng 01 năm 2020 .......... 5
Hình 4: Cơ cấu phương thức vận tải trong NK nhựa và SP từ nhựa trong tháng 01 năm
2020...................................................................................................................................... 9
Hình 5: Cơ cấu phương thức giao hàng trong NK nhựa và sản phẩm từ nhựa trong tháng
01 năm 2020 ....................................................................................................................... 10
Hình 6: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong NK nhựa và sản phẩm từ nhựa trong tháng 01 năm
2020.................................................................................................................................... 11
Hình 7: Cơ cấu phương thức giao hàng trong nhập khẩu máy móc trong tháng 01 năm
2020.................................................................................................................................... 15
Hình 8: Cơ cấu phương thức vận tải trong NK than trong tháng 01 năm 2020 ................ 17
Hình 9: Cơ cấu phương thức giao hàng trong nhập khẩu than tháng 01 năm 2020 .......... 18
Hình 10: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong nhập khẩu than tháng 01 năm 2020 ...................... 19

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam qua một số cảng biển, cửa khẩu trong tháng 01
năm 2020 .............................................................................................................................. 5
Bảng 2: NK nhựa vào Việt Nam qua một số cảng biển, cửa khẩu tháng 01 năm 2020 .... 12
Bảng 3: Các thị trường đối tác theo phương thức vận tải NK than tháng 01 năm 2020 .. 18
Bảng 4: Top cảng biển, cửa khẩu nhập khẩu than của Việt Nam tháng 01 năm 2020 ..... 20

Tháng 02 - 2020

2


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Mặt hàng sắt thép:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan, trong tháng 01/2020, nhập khẩu thép về
nước ta đạt xấp xỉ 944,87 nghìn tấn với trị giá 570,07 triệu USD, giảm 20,88% về lượng và
giảm 21,21% về trị giá so với tháng 12/2019; so với tháng 01/2019 cũng giảm 17,95% về
lượng và giảm 28,78% về trị giá. Trong đó, nhập khẩu thép của các doanh nghiệp FDI trong
năm nay đạt 284,37 nghìn tấn với trị giá 231,24 triệu USD, giảm 9,78% về lượng và 7,99%
về trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm tương ứng 28,11% và 28,13%;
chiếm tỷ trọng 40,56% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
1.1. Phương thức vận tải trong nhập khẩu:
Nhập khẩu thép của Việt Nam trong tháng 01/2020 vẫn qua đường biển là chủ yếu
chiếm đến 99,4% về lượng và 98,66% về kim ngạch. Phương thức vận tải đường biển
được sử dụng cho nhập khẩu thép từ khá nhiều các thị trường khác nhau như: Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Mỹ, Hồng Kông (Trung
Quốc), Malaysia, Indonesia, Singapore, Ôxtrâylia, CH Dominica, Braxin, Canađa, Papua
New Guinea, Thái Lan, Bỉ, Nga, Chilê.
Hình 1: Cơ cấu phƣơng thức vận tải trong nhập khẩu sắt thép tháng 01 năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Trong khi đó, nhập khẩu mặt hàng này bằng đường sắt chỉ chiếm 0,11% về lượng và
0,14% về trị giá; sử dụng cho nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Nhập khẩu bằng
đường bộ chiếm 0,05% về lượng và 0,16% về trị giá, từ hai thị trường Trung Quốc và
Thái Lan.
Tháng 02 - 2020

3


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Ngoài ra có một lượng nhỏ thép được nhập khẩu bằng đường hàng không từ các thị
trường như: Pháp, Nhật Bản, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.
1.2. Phương thức giao hàng nhập khẩu:

Phương thức giao hàng CFR được sử dụng chủ yếu để nhập khẩu sắt thép trong năm
2020 chiếm 85,11% về lượng và 56,83% về kim ngạch, chủ yếu từ các thị trường cung
cấp như: Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia,
Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Singapore, Braxin, Papua New Guinea, Nga,
Bỉ, CH Dominica, Chilê, Thái Lan, Macao, Canađa.
Hình 2: Cơ cấu phương thức giao hàng trong nhập khẩu sắt thép trong tháng 01 năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Nhập khẩu mặt hàng này bằng phương thức CIF đứng thứ 2 chiếm 12,36% về lượng
và 38,53% về trị giá. Phương thức giao hàng này được sử dụng cho các lô hàng sắt thép
nhập khẩu từ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan (Trung
Quốc), Ôxtrâylia, Ấn Độ, Singapore, Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Đức,
Thụy Điển, Bỉ, Canađa, Tây Ban Nha, Campuchia, Nga.
Phương thức FAS chỉ chiếm 0,99% về lượng và 1,55% về trị giá; sử dụng cho nhập
khẩu từ Hàn Quốc và Thái Lan. Ngoài các phương thức chính trên, nhập khẩu sắt thép
còn bằng các phương thức khác như: FOB, DAP, FCA, DAF, DDU, EXW, DAT, CIP,
C&I, CPT, DDP.
1.3. Cảng biển, cửa khẩu nhập khẩu:
Trong tháng 01/2020, sắt thép được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất qua Cảng
Hoàng Diệu (Tp Hải Phòng), chiếm 15,84% về lượng và chiếm 11,98% về trị giá nhập
Tháng 02 - 2020

4


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
khẩu thép của cả nước và chủ yếu từ các thị trường: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan (Trung Quốc), Indonesia, Hồng Kông (Trung Quốc), Papua New Guinea, Nga, Hàn
Quốc.
Hình 3: Cơ cấu cảng, cửa khẩu trong nhập khẩu sắt thép trong tháng 01 năm 2020


Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Nhập khẩu qua Bến cảng Tổng hợp Thị Vải đứng ở vị trí thứ hai về lượng nhập khẩu
mặt hàng này, chiếm tỷ trọng 9,06% về lượng và 6,97% về trị giá; tăng mạnh 153,3% về
lượng và 113,8% về trị giá. Nguồn cung ứng thép qua cảng này chủ yếu từ: Đài Loan
(Trung Quốc), Nhật Bản.
Đứng thứ ba là Cảng Cát Lái (Tp Hồ Chí Minh) chiếm 8,85% về lượng và 13,01%
về trị giá nhập khẩu mặt hàng này; từ nhiều thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Thụy Điển,
Đức, Tây Ban Nha, Singapore, Các TVQ Arập Thống nhất, Hồng Kông (Trung Quốc),
Indonesia, Philippines, Mêhicô.
Đáng chú ý, lượng nhập khẩu từ một số cảng/cửa khẩu tăng mạnh so cùng kỳ năm
trước như: Cảng SITV (Tp Vũng Tàu) tăng 163,5%; Cảng Đình Vũ Nam Hải tăng
105,8%; Cảng POSCO (Tp Vũng Tàu) tăng 76,2%;…
Bảng 1: Nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam qua một số cảng biển, cửa khẩu trong
tháng 01 năm 2020
Tháng 01/2020
Cảng, cửa khẩu
Cảng Hoàng Diệu (Tp
Tháng 02 - 2020

Lƣợng
(đvt: tấn)
149.636

Trị giá
(đvt: USD)
68.291.330

So với T01/2019

(%)
Lƣợng
5,9

Thị trƣờng nhập khẩu

Trị giá
-19,8 Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
5


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Tháng 01/2020
Cảng, cửa khẩu

Lƣợng
(đvt: tấn)

Trị giá
(đvt: USD)

So với T01/2019
(%)
Lƣợng

Hải Phòng)
Bến cảng Tổng hợp
Thị Vải
Cảng Cát Lái (Tp Hồ
Chí Minh)


Thị trƣờng nhập khẩu

Trị giá
(Trung Quốc), Indonesia, Hồng Kông
(Trung Quốc), Papua New Guinea, Nga,
Hàn Quốc

85.639

39.733.658

153,3

113,8 Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan,
Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ấn Độ, Thụy Điển,
Đức, Tây Ban Nha, Singapore, Các TVQ
Arập Thống nhất, Hồng Kông (Trung
Quốc), Indonesia, Philippines, Mêhicô
Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan (Trung
Quốc), Hồng Kông
Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,
Hàn Quốc
Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia,
Singapore

83.591


74.190.631

-32,8

-38,7

80.364

31.636.161

163,5

108,7

74.307

33.974.665

-36,4

-48,9

70.144

32.076.417

-25,8

-44,8


62.853

22.323.008

Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Canađa

54.214

39.833.740

Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Ôxtrâylia, Braxin, Đài Loan (Trung
Quốc),

46.514

9.450.643

76,2

-69,4 Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc),

42.819

28.462.266

-8,4

-34,2


29.805

9.803.729

105,8

25.817

7.635.065

55,9

10,5

23.337

6.937.851

68,3

45,0

22.370

6.674.847

-37,5

-45,4


18.562

8.973.121

Cảng Nam Hải

17.401

9.876.272

-29,7

-52,0

Cảng Tân Thuận Đông
(Tp Hồ Chí Minh)

16.953

10.928.895

26,8

14,9

Tân Cảng Hải Phòng
(Tân Cảng Đình Vũ)

16.209


12.314.319

Cảng SITV (Tp Vũng
Tàu)
Cảng Bến Nghé (Tp
Hồ Chí Minh)
Cảng Lotus/Cảng Bông
Sen (Tp Hồ Chí Minh)
Cảng Nghi Sơn (Thanh
Hoá)
Cảng Tân Thuận (Tp
Hồ Chí Minh)
Cảng POSCO (Tp
Vũng Tàu)
Cảng Đoạn Xá - Hải
Phòng
Cảng Đình Vũ Nam
Hải
Cảng cá Hạ Long
Cảng Cái Lân (Quảng
Ninh)
Cảng Thép miền Nam
(Tp Vũng Tàu)
Cảng PTSC (Tp Vũng
Tàu)

Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc,
Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan

0,9 Hàn Quốc, Trung Quốc

Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), ấn
Độ
Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông (Trung
Quốc),
Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung
Quốc
Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc),
Macao
Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan (Trung
Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Bỉ, Canađa, Indonesia,
Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản,
Indonesia, Malaysia, ấn Độ
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan (Trung Quốc), Malaysia, Canađa,
Ấn Độ, Mỹ, Ôxtrâylia, Nga, Thụy Điển,
Thái Lan, Philippines

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Tháng 02 - 2020

6


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
1.4. Thông tin liên quan:
Ngành thép bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2019, tăng trưởng về sản phẩm và tiêu thụ
lần lượt chỉ đạt 4,4% và 6,4%, thấp hơn nhiều so mức tăng trưởng hai con số là 14,9% và
20,9% vào năm 2018. Đồng thời, tình hình xuất khẩu sắt thép gặp không ít khó khăn do thị

trường xuất khẩu đang dần bị thu hẹp, áp lực cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt ngay ở khu
vực Đông Nam Á. Năm 2019, xuất khẩu sắt thép đạt hơn 6,6 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 4,2
tỷ USD, tăng 6,6% về lượng, nhưng giảm 7,4% về kim ngạch và 13,2% về giá so cùng kỳ
năm 2018.
Ngay từ đầu năm 2020, VSA đã dự báo xu hướng khó khăn, thách thức với ngành
thép sẽ còn tiếp tục gia tăng bởi xu thế bảo hộ trên thị trường quốc tế, thị trường bất động sản,
xây dựng trong nước chưa có tín hiệu khởi sắc. Đặc biệt, ngay từ đầu năm, dịch Covid-19 đã
tác động mạnh đến ngành thép trong nước cả ở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt khoảng
65% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu bằng 80%. Với mặt hàng tôn mạ kim loại và sơn
phủ màu tiêu thụ trong nước đạt gần 70%, xuất khẩu bằng 60%; thép cán nguội bằng 87% và
xuất khẩu 43,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Về nhập khẩu, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng, khi các thị trường trên thế giới đều
nằm trong tình trạng kiểm soát bệnh dịch, khiến nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của
ngành thép bị gián đoạn, đặc biệt là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên cho biết, trong tháng 2/2020, đơn vị đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, tiêu thụ mới đạt gần 14.000 tấn, chỉ đạt 23% kế hoạch tháng. Dự kiến
tiêu thụ thép cán quý I chỉ đạt được 75% mục tiêu đề ra và việc thực hiện kế hoạch 2020 sẽ
rất khó hoàn thành.
Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt Trung cho hay, do đặt gần biên giới
Việt - Trung và phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại giữa 2 bên nên đơn vị chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất. Các mặt hàng nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị của công ty chủ
yếu nhập từ Trung Quốc bị ngừng trệ, tồn kho than cốc hiện rất thấp, không đáp ứng đủ nhu
cầu sản xuất, tiêu thụ quặng sắt trong nước. Xuất khẩu phôi thép của công ty cũng bị ngưng
trệ, dự kiến, quý II đơn vị sẽ vẫn khó khăn.

Tháng 02 - 2020

7



Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Theo đó, để giải quyết những khó khăn trên, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ, có
thể bằng các chính sách về tài chính, tín dụng, giảm lãi suất, giãn nợ; đồng thời, có chỉ đạo,
giải pháp trong việc thông quan hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và vẫn
tuân thủ các quy định về đảm bảo phòng dịch.
Về vấn đề bảo đảm nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào cho sản xuất trong
nước, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan làm việc với chính quyền các
tỉnh, địa phương của Trung Quốc xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát biên giới
có giới hạn trong việc phòng ngừa dịch bệnh để bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ
kiện đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Ngoài ra, Cục Công
nghiệp chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu làm việc với các hiệp hội ngành hàng để
nắm bắt thông tin về khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, nhu cầu nhập khẩu,
vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đề xuất các giải pháp phù hợp gỡ khó cho
doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, để có thể bảo đảm tăng trưởng và giữ vững thị phần trong
nước, các doanh nghiệp sản xuất thép cần phải cơ cấu lại sản xuất, tăng tính cạnh tranh thông
qua việc tiết kiệm chi phí, cải tiến năng lực quản trị doanh nghiệp để hạ giá thành, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tìm cách đa dạng thị trường xuất khẩu để hạn chế thiệt hại.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp ngành thép, khó khăn chủ yếu đến
từ việc các thị trường thắt chặt kiểm soát dịch bệnh, khiến cho nhập khẩu nguyên phụ liệu,
thiết bị phụ tùng cho sản xuất thép trong nước và xuất khẩu đều gặp khó. Vì vậy, doanh
nghiệp thép trong nước cần chủ động kiểm soát tồn kho nguyên vật liệu để có kế hoạch mua
bổ sung đảm bảo duy trì đủ vật tư cho sản xuất. Mặt khác, để hạn chế rủi ro, các doanh
nghiệp cần chú ý đến những diễn biến thị trường, làm tốt công tác dự báo để có những chính
sách bán hàng phù hợp nhằm ứng phó linh hoạt với những diễn biến khó lường của thị trường
trong nước cũng như thế giới.
2. Mặt hàng nhựa:
Theo thống kê tháng 01/2020, nhập khẩu nguyên liệu nhựa vào Việt Nam đạt hơn
417,28 nghìn tấn, trị giá 554,07 triệu USD, giảm 26,99% về lượng và 28,45% về trị giá so

với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm tương ứng 21,18% về lượng và 28,41% về
trị giá. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ nhựa của nước ta đạt gần 517,49
triệu USD, giảm 15,4% so với tháng trước và giảm 9,53% so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 02 - 2020

8


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
2.1. Phương thức vận tải:
Trong tháng 01/2020, mặt hàng sản phẩm nhựa và nguyên liệu nhựa được nhập khẩu
nhiều nhất qua đường biển chiếm 77,71% tỷ trọng, giảm 36,2% so với cùng kỳ năm 2019;
nguồn cung từ các thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Ả rập Xê út, Ôxtrâylia,
Đức, Indonesia, Ấn Độ, Kô-eot, Các TVQ Arập Thống nhất, Nam Phi, Bỉ, Hà Lan.
Nhập khẩu mặt hàng này bằng đường hàng không đứng thứ hai, chiếm 13,86% tỷ
trọng, giảm 19,5% so cùng kỳ năm trước và được sử dụng cho nhập khẩu từ các thị trường:
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc),
Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đức, Singapore, Thụy Sỹ, Indonesia, Philippines, Italia, Ấn Độ,
Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Canađa.
Nhập khẩu qua đường bộ tăng 22,6% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 7,21%; từ các thị
trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Papua New Guinea, Dimbabue, Lào, Hàn Quốc,
Hồng Kông (Trung Quốc), Campuchia, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Pakixtan,
Malaysia, Ba Lan.
Ngoài ra nhập khẩu mặt hàng này còn qua đường sắt nhưng chỉ chiếm phần nhỏ, từ
các thị trường: Papua New Guinea, Trung Quốc.
Hình 4: Cơ cấu phƣơng thức vận tải trong NK nhựa và SP từ nhựa trong tháng 01
năm 2020 (% tính theo trị giá, đvt: Usd)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan


Tháng 02 - 2020

9


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
2.2. Phương thức giao hàng:
Phương thức giao hàng nhập khẩu mặt hàng nhựa và nguyên liệu nhựa trong tháng
đầu năm 2020 về Việt Nam được sử dụng nhiều nhất là CIF (chiếm 51,89% tổng giá trị
nhựa nhập khẩu), giảm mạnh 42,5% so với cùng kỳ năm 2019; được sử dụng cho các lô
hàng nhập khẩu từ các thị trường: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung
Quốc), Thái Lan, Malaysia, Singapore, Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Ả rập Xê út, Đức,
Indonesia, Kô-eot, Ấn Độ, Các TVQ Arập Thống nhất, Nam Phi, Qata, Hà Lan, Nga.
Nhập khẩu mặt hàng này bằng phương thức FOB đứng thứ hai (chiếm 14,54%),
giảm 13,5% so với năm ngoái, từ các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Slovenia, Mỹ, Ixraen, Ấn Độ, Indonesia, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ôxtrâylia, Italia,
Các TVQ Arập Thống nhất.
Phương thức CFR chiếm 7,48%, giảm khá mạnh 43,1% so với cùng kỳ năm ngoái
và từ các thị trường cung cấp như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản,
Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Ả rập Xê út, Malaysia, Ấn
Độ, Bănglađet, Đức, Chilê, Bỉ, Indonesia, Philippines, Marôc, Các TVQ Arập Thống
nhất.
Hình 5: Cơ cấu phƣơng thức giao hàng trong NK nhựa và sản phẩm từ nhựa trong
tháng 01 năm 2020 (% tính theo trị giá; đvt: usd)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Tháng 02 - 2020


10


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Ngoài các phương thức trên các doanh nghiệp trong nước còn nhập khẩu mặt hàng
này bằng các phương thức giao hàng khác như: EXW, DAF, CIP, DAP, FCA, DDP đều
đạt kim ngạch trên 20 triệu USD.
2.3. Cảng/cửa khẩu nhập khẩu:
Các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu mặt hàng nhựa và nguyên liệu nhựa trong
tháng 01/2020 nhiều nhất là qua cảng Cát Lái (Tp. Hồ Chí Minh) chiếm tỷ trọng 30,86%
tương đương trị giá gần 330,71 triệu USD, giảm 50,06% so với tháng 01/2019; từ các thị
trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Nhật Bản, Singapore,
Malaysia, Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Ả rập Xê út, Đức, Indonesia, Ấn Độ, Qata, Kôeot, Các TVQ Arập Thống nhất, Nam Phi, Hà Lan, Anh.
Nhập khẩu mặt hàng này qua Tân Cảng Hải Phòng (Tân Cảng Đình Vũ) đứng thứ
hai đạt gần 157,74 tỷ USD, tăng 18,14% so với năm ngoái; chiếm tỷ trọng 8,34%; nhập từ
các thị trường chính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Ả
rập Xê út, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Nga,
Tây Ban Nha, Qata, Đức, Indonesia, Italia, Hà Lan, Tanzania.
Hình 6: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong NK nhựa và sản phẩm từ nhựa trong tháng 01
năm 2020 (% tính theo trị giá, đvt: Usd)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước còn nhập khẩu mặt hàng này qua các một số
cảng/cửa khẩu nhỏ lẻ khác như: Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), GREEN PORT (TP Hải

Tháng 02 - 2020

11



Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Phòng), Đình Vũ Nam Hải, Cảng Đình Vũ (TP Hải Phòng), PTSC Đình Vũ, Tân Cảng
(189), Cảng Hải An, Cảng Tiên sa (Đà Nẵng) với kim ngạch đạt trên 10 triệu USD.
Bảng 2: NK nhựa vào Việt Nam qua một số cảng biển, cửa khẩu tháng 01 năm 2020
Cảng/cửa khẩu

Tháng 01/2020
(đvt: USD)

So với
T01/2019 (%)

Cảng Cát Lái (Tp Hồ Chí
Minh)

330.708.578

-50,06

Tân Cảng Hải Phòng
(Tân Cảng Đình Vũ)

157.739.589

18,14

Cửa khẩu Hữu Nghị
(Lạng Sơn)


64.667.890

28,35

GREEN PORT (TP Hải
Phòng)

46.163.523

-25,41

Đình Vũ Nam Hải

44.401.873

-11,38

Cảng Đình Vũ - Hải
Phòng

40.141.062

-43,67

PTSC Đình Vũ

21.076.682

-14,97


Tân Cảng (189)

12.971.628

74,86

Cảng Hải An

12.375.652

-11,50

Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)

10.360.097

-41,22

Cảng CÁI MÉP - TCIT
(Tp Vũng Tàu)

7.070.003

60,90

Cửa khẩu Móng Cái
(Quảng Ninh)

3.642.505


-20,38

Cảng Hải Phòng

3.298.797

-61,10

Cảng Tam Hiệp

2.959.776

-42,52

Cảng ICD Phước Long 3
(TP.HCM)

2.664.984

-49,13

Tháng 02 - 2020

Thị trƣờng cung cấp chính
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan,
Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Mỹ, Hồng Kông (Trung
Quốc), Ả rập Xê út, Đức, Indonesia, Ấn Độ, Qata, Kô-eot,
Các TVQ Arập Thống nhất, Nam Phi, Hà Lan, Anh
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc,
Ả rập Xê út, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc),

Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Nga, Tây Ban Nha, Qata, Đức,
Indonesia, Italia, Hà Lan, Tanzania
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Papua New Guinea,
Dimbabue, Hồng Kông (Trung Quốc), Pakixtan, Đài Loan
(Trung Quốc), ,
Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore,
Indonesia, Ukraina, Đức, Mỹ, Bỉ, Thái Lan, Pháp,
Philippines, Ôxtrâylia, Anh, Braxin, Nam Phi
Trung Quốc, Ôxtrâylia, Ả rập Xê út, Malaysia, Hồng Kông
(Trung Quốc), Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn
Quốc, Mỹ, Đức, Indonesia, Mali, Marôc, Nhật Bản, Bỉ, Italia,
Philippines, Thái Lan, Tây Ban Nha
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hồng Kông
(Trung Quốc), Indonesia, Philippines, Đài Loan (Trung
Quốc), Campuchia, Italia, Tây Ban Nha, ấn Độ
Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia,
Singapore, Mỹ, Mali, Ả rập Xê út, Italia, Hà Lan, Đức,
Ixraen, Ôxtrâylia, Các TVQ Arập Thống nhất, Tây Ban Nha,
Campuchia, Chilê, Ấn Độ, Anh
Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Singapore, ,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Kô-eot,
Italia, Mỹ, Pháp, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Chilê, ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Thái
Lan, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Ả rập Xê
út, Singapore, Đức, Các TVQ Arập Thống nhất, Bỉ, Nga,
Canađa, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha
Nhật Bản, Mỹ, Chilê, Bỉ, Anh, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha,
Thụy Điển, Italia, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc,

Singapore, Mêhicô, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Ba Lan, Na Uy, Bồ
Đào Nha
Trung Quốc, Papua New Guinea, Dimbabue, Hồng Kông
(Trung Quốc), Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Ba Lan, ,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông
(Trung Quốc), Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Đức,
Malaysia, Mỹ, Italia, Ôxtrâylia, Indonesia, Hà Lan, Slovenia,
Bănglađet, ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Đức, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Hà Lan, Bỉ, Malaysia,
Hồng Kông (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Indonesia, Thái Lan,
Anh, Chilê, Nhật Bản, Ixraen, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,

12


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Cảng/cửa khẩu

Tháng 01/2020
(đvt: USD)

So với
T01/2019 (%)

Thị trƣờng cung cấp chính
Achentina, Đài Loan

Cảng Vict
Cảng Đoạn Xá - Hải

Phòng
Cửa khẩu Lao Cai (Lao
Cai)
Cửa khẩu Cốc Nam
(Lạng Sơn)
Cảng Cái Lân (Quảng
Ninh)

2.398.566

-73,13

1.957.545

1,63

1.211.503

213,67

997.158

-35,92

902.958

225,29

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Ả rập
Xê út, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Mỹ, Campuchia,

Đài Loan (Trung Quốc), Pháp
Kô-eot, Malaysia, Singapore, Các TVQ Arập Thống nhất, ấn
Độ
Trung Quốc, Hồng Kông
Trung Quốc
Malaysia, Kô-eot, Ấn Độ, Các TVQ Arập Thống nhất,
Singapore, Nhật Bản

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
2.4. Thông tin liên quan:
Giữ mức thuế 3% đối với nhựa PP nhập khẩu đến năm 2022
Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết, Chính phủ đã đồng ý kiến nghị của Bộ Tài
chính về việc không tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP (hạt nhựa) lên 5% mà vẫn
tiếp tục giữ mức thuế 3% đến năm 2022.
Trước đó, vào giữa tháng 11/2019, VPA nhận được công văn của Bộ Tài chính về
việc xin ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP, trong
đó Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Polypropylen
(hạt nhựa PP thuộc nhóm HS 3902) từ 3% lên 5%.
Nhận thấy dự kiến tăng thuế nhập khẩu lên 5% đối với nguồn nguyên liệu chủ yếu
sẽ gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến ngành công nghiệp nhựa còn non trẻ của nước ta, nguy
cơ doanh nghiệp nội địa sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu PP phá sản nên VPA đã có
công văn kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xem xét không tăng thuế nhập khẩu
nguyên liệu PP lên 5%, giữ nguyên mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP ở mức
3% như hiện nay, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến nguồn nguyên
liệu nhựa PP cung cấp cho ngành nhựa trong nước. Sau khi nhận được kiến nghị của
VPA, Bộ Tài chính đã có tờ trình Chính phủ đề xuất không tăng thuế nguyên liệu nhựa PP
từ mức 3% lên 5% và đã được Chính phủ đồng ý.
Được biết, việc giữ nguyên mức thuế nguyên liệu nhựa PP sẽ được kéo dài đến năm
2022, khi các nhà máy sản xuất nguyên liệu trong nước đảm bảo nguồn cung trên 50%
sản lượng nội địa. Sau thời gian này, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh thuế,


Tháng 02 - 2020

13


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích đối với việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lọc hóa dầu.
Ngoài ra, VPA cảnh báo các doanh nghiệp hội viên nguy cơ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài mượn xuất xứ Việt Nam để xuất sản phẩm nhựa sang các thị trường
khác nhằm hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại Việt Nam đang là thành viên.
Nhập khẩu sản phẩm nhựa bán thành phẩm vào Việt Nam đã tăng trên 20% trong
năm 2019, không loại trừ trường hợp doanh nghiệp mượn xuất xứ Việt Nam để bán hàng
vào thị trường khác nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Việc này có thể khiến xuất
khẩu nhựa Việt Nam gặp rủi ro, nguy cơ bị kiện phá giá tăng cao nếu để xảy ra tình trạng
bị lợi dụng xuất xứ để xuất khẩu.
Theo số liệu của VPA, năm 2019 ngành nhựa vẫn duy trì được sự tăng trưởng về
kim ngạch xuất khẩu nhưng nhìn chung mức tăng trưởng không đạt như kỳ vọng. Xét về
góc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam hiện vẫn bị lép vế do nguyên liệu
sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 15% - 35% nhu cầu cho các chủng loại
nguyên liệu nhựa khác nhau, 85% còn lại đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, số
lượng mẫu mã, chủng loại sản phẩm của ngành nhựa còn đơn điệu, chưa có nhiều sản
phẩm có giá trị gia tăng.
Tính chung cả năm, ước tính sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp nhựa tăng
7,2%, đạt 8,89 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tiếp tục tăng trưởng nhưng
ở mức thấp so với năm 2018 với mức tăng trưởng là 12,2%, tương ứng 3,418 tỷ USD.
(năm 2018 tăng 19,3% so với năm 2017, tương ứng 3,04 tỷ USD). Ước tính năm 2019,
doanh thu của ngành vẫn duy trì đà tăng trưởng ở mức 11,9% so với năm 2018 với tổng
doanh thu khoảng 17,58 tỷ USD.

Trong bối cảnh ngành nhựa thế giới đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng
trưởng sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm dần xuống quanh mức 4% từ năm 2017 đến
nay cùng với cơ cấu sản xuất nguyên liệu nhựa toàn cầu đang có xu hướng chuyển dịch
sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm nhựa thân
thiện với môi trường, tổ chức Business Monitor International (BMI) dự báo ngành nhựa
Việt Nam có thể duy trì sản lượng với đà tăng trưởng trung bình 6,5%/năm trong giai
đoạn 2019-2023. Tuy nhiên, xu hướng hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa không thân
thiện với môi trường cũng là một thách thức đối với ngành này trong khi cơ cấu xuất khẩu

Tháng 02 - 2020

14


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
của ngành, các sản phẩm bao bì truyền thống không thân thiện với môi trường chiếm tỷ
trọng tương đối lớn.
3. Mặt hàng máy móc thiết bị:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01 năm 2020, nhập khẩu mặt
hàng máy móc thiết bị của nước ta đạt hơn 2,82 tỷ USD, giảm 21,96% so với tháng 12/2019 và
giảm 17,29% so với tháng 01/2019. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn
gần 1,4 tỷ USD, giảm 14,93% so với tháng trước và giảm 22,45% so với cùng kỳ năm trước;
chiếm 49,54% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
3.1. Phương thức giao hàng:
Về phương thức giao hàng trong nhập khẩu máy móc thiết bị, trong tháng 01/2020, thì
phương thức FOB được sử dụng nhiều nhất cho 42,9% trị giá máy móc được nhập khẩu,
tăng 49,51% so với tháng 01/2019; từ các thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Đức,
Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ôxtrâylia, Canađa, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Bỉ,
Ba Lan, Thụy Điển, Braxin, Nga, Hồng Kông.
Hình 7: Cơ cấu phƣơng thức giao hàng trong nhập khẩu máy móc trong tháng 01

năm 2020 (% tính theo trị giá, đvt: Usd)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
Nhập khẩu bằng phương thức CIF đứng thứ hai chiếm 23,88% tỷ trọng, giảm mạnh
73,07% so với cùng kỳ năm trước, từ các thị trường: Nhật Bản, Indonesia, Mỹ, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Ấn Độ, Philippines, Hồng
Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Myanmar, Rumani, Ôxtrâylia, Pháp, Italia, Bỉ, Singapore.
Tháng 02 - 2020

15


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Với phương thức CFR nhập khẩu mặt hàng này chiếm 12,61% tỷ trọng, tăng 40,01%
so với cùng kỳ, từ các thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc,
Bănglađet, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Pakixtan, Thụy
Điển, Ôxtrâylia, Myanmar, Các TVQ Arập Thống nhất, CH Séc, Ả rập Xê út, Singapore,
Đan Mạch.
Ngoài các phương thức chính trên, nhập khẩu máy móc trong năm 2019 được sử
dụng với những phương thức khác như: EXW, FCA, DDP, DAP, DAF, CIP, DDU với
kim ngạch đạt trên 2 triệu USD.
3.2. Phương thức thanh toán:
Trong tháng 01/2020, nhập khẩu máy móc thiết bị vào Việt Nam vẫm sử dụng
phương thức thanh toán TTR nhiều nhất, chiếm tỷ trọng 31,84% tổng trị giá nhập khẩu
máy móc của cả nước, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019; được sử dụng nhập khẩu từ
nhiều thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Campuchia, Hà Lan, Đức,
Anh, Ôxtrâylia, Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Bănglađet, Hàn Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Ấn Độ, Myanmar, Canađa, Pháp.
Nhập khẩu sử dụng phương thức OA tăng mạnh 79,5% so với cùng kỳ năm trước,
chiếm 4,66% tỷ trọng và từ những thị trường: Mỹ, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc),

Nhật Bản, Malaysia, Rumani, Nam Phi, Bungari, Croatia, Italia, Tây Ban Nha, Anh,
Trung Quốc, Thái Lan, Bỉ, Ấn Độ, Canađa, Hàn Quốc, áo.
Nhập khẩu bằng phương thức LC giảm mạnh 80,5% chiếm 3,83% tỷ trọng và sử
dụng cho nhập khẩu từ các thị trường như: Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc,
Bỉ, Ấn Độ, Bănglađet, Pháp, Philippines, Thái Lan, Xri Lanca, Italia, Pakixtan, Qata, Mỹ,
Anh, Êcuado, Slovenia, Myanma.
Bên cạnh đó, một số phương thức thanh toán khác được sử dụng nhiều hơn trong
tháng đầu năm nay là: DP tăng 161,8%; DA tăng 64,8%; CANTRU tăng 55,8%. Ngược
lại, nhập khẩu bằng phương thức H-D-H giảm mạnh 99,8%; CAD giảm 5,8%.
3.3. Các thông tin liên quan:
Bổ sung danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được
Ngày 21/01/2020, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 292/QĐ-BCT về việc bổ
sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Tháng 02 - 2020

16


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Theo đó, mặt hàng được bổ sung vào danh mục là: Tủ điện trung thế (hay còn gọi là
tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp) có mã số theo biểu thuế nhập khẩu là 85372090.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
4. Mặt hàng than:
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 01/2020, nhập khẩu than các loại
của nước ta đạt hơn 3,33 triệu tấn, trị giá gần 262,16 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và
18,77% về trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm 2019 tăng 6,87% về lượng nhưng
giảm 22,96% về trị giá.
Các thị trường cung cấp than chính của nước ta trong tháng đầu năm nay gồm: Australia
và Indonesia; lượng than nhập khẩu từ hai thị trường này chiếm tỷ trọng hơn 76% tổng lượng

than nhập khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, lượng than nhập khẩu từ Nga tăng 31,79% so cùng
kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 16,56%; nhập từ Trung Quốc giảm mạnh 96,01% chỉ chiếm tỷ
trọng 0,14%.
4.1. Phương thức vận tải:
Nhập khẩu than trong tháng đầu năm 2020 chủ yếu bằng đường biển (chiếm tỷ trọng lớn
nhất 98,05% về lượng và 97,43% về trị giá) đạt gần gần 3,25 triệu tấn với kim ngạch trên
257,04 triệu USD, tăng 54,22% về lượng và 45,26% về trị giá so với tháng 01/2019; với nguồn
cung từ thị các trường: Australia, Indonesia, Nga, Canađa, Nam Phi, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc.
Hình 8: Cơ cấu phƣơng thức vận tải trong NK than trong tháng 01 năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Tháng 02 - 2020

17


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Nhập khẩu mặt hàng này bằng đường bộ từ thị trường Trung Quốc chiếm 0,05% về
lượng và chiếm 0,17% về trị giá; giảm mạnh 97,08% về lượng và 97,78% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2019.
Ngoài ra, một lượng nhỏ than được nhập bằng đường hàng không từ thị trường Australia,
tăng 36,47% về lượng nhưng giảm 78,65% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Bảng 3: Các thị trƣờng đối tác theo phƣơng thức vận tải NK than tháng 01 năm 2020
PT vận chuyển

Đường biển
Đường bộ
Đường hàng không

Khác

Tháng 01 năm 2020
Lƣợng
Trị giá
(đvt: tấn)
(đvt: USD)

So với T01/2019
% về
% về trị
lƣợng
giá

3.246.006

257.035.630

54,22

45,26

1.729
1
83.993

434.066
201
4.689.063


-97,08
36,47
-54,60

-97,78
-78,65
-56,70

Thị trƣờng cung cấp
Australia, Indonesia, Nga, Canađa,
Nam Phi, Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc
Trung Quốc
Australia
Indonesia, Malaysia

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
4.2. Phương thức giao hàng:
Than nhập khẩu trong tháng 01/2020 bằng phương thức giao hàng CFR chiếm tỷ trọng
lớn nhất 47,56% về lượng và 56,67% về trị giá nhập khẩu than của cả nước; tăng mạnh 84,64%
về lượng và 91,44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Phương thức này được sử dụng cho
nhập khẩu từ các thị trường: Australia, Indonesia, Canada, Trung Quốc.
Hình 9: Cơ cấu phương thức giao hàng trong nhập khẩu than trong tháng 01 năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Tháng 02 - 2020

18



Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
Các lô hàng nhập khẩu than sử dụng phương thức CFR chiếm tỷ trọng cao thứ hai đạt
34,48% về lượng và 29,13% về trị giá; tăng 25,06% về lượng và 4,17% về trị giá; sử dụng cho
nhập khẩu từ các thị trường: Australia, Nga, Nam Phi, Trung Quốc
Nhập khẩu than bằng phương thức CIF chiếm tỷ trọng 15,86% về lượng và 12% về trị
giá; tăng tương ứng 28,72% và 12,63%; nhập từ nhiều thị trường: Indonesia, Australia, Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Phương thức DAP chỉ chiếm 2,01% về lượng và trị giá, giảm 55,96% về lượng và
79,83% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; được nhập từ các thị trường: Indonesia, Nga,
Malaysia, Trung Quốc.
Bên cạnh đó, nhập khẩu than còn sử dụng các phương thức giao hàng DDU (nhập từ
Indonesia), DAP (nhập từ Trung Quốc), DDP (nhập từ Australia).
4.3. Cảng biển, cửa khẩu nhập khẩu:
Trong tháng 01/2020, nước ta nhập khẩu than nhiều nhất qua Cảng Cẩm Phả (Quảng
Ninh) chiếm tỷ trọng 35,74% về lượng và 32,51% về trị giá, cung cấp bởi hai thị trường
Australia và Nga.
Nhập khẩu qua Cảng Sơn Dương chiếm tỷ trọng 22,35% về lượng nhưng chiếm tỷ
trọng kim ngạch cao nhất 32,54%; tăng mạnh 781,63% về lượng và 840,36% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước; từ thị trường: Australia và Canađa.
Hình 10: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong nhập khẩu than trong tháng 01 năm 2020

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Tháng 02 - 2020

19


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu

Ngoài các cảng chính trên, các doanh nghiệp trong nước còn nhập khẩu than qua các
cảng khác như: Khu trung chuyển Gò Da (Tp Vũng Tàu), Bến cảng Tổng hợp Thị Vải, Cảng
Gò Dầu (Phước Thái - Đồng Nai), Cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá) với lượng nhập trên 40 nghìn
tấn.
Bảng 4: Top cảng biển, cửa khẩu nhập khẩu than của Việt Nam trong tháng 01 năm 2020
Cửa khẩu
Cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Cảng Sơn Dương
Khu trung chuyển Gò Da (Tp
Vũng Tàu)
Bến cảng Tổng hợp Thị Vải
Cảng Gò Dầu (Phước Thái - Đồng
Nai)
Cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá)
Cảng Đình Vũ - Hải Phòng
Tân Cảng (189)
Cảng Phú Mỹ (Tp Vũng Tàu)
Cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng)
Cảng Cát Lái (Tp Hồ Chí Minh)
Cảng PTSC Đình Vũ
Cảng Đình Vũ Nam Hải
Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
Cảng Nam Hải
Cảng Tiên sa (Đà Nẵng)
Cảng Hà Nội

Tháng 01 năm 2020
Lƣợng
Trị giá

(đvt: tấn) (đvt: USD)
1.190.870 85.220.102
744.745 85.308.191
483.416

27.243.454

110.537

4.377.797

58.410

1.586.926

40.974
2.594
1.876
1.490
1.445
901
823
620
181
104
56
52
1

2.745.145

458.172
347.669
103.284
344.272
288.560
217.922
98.580
49.414
40.380
18.256
41.213
201

So với T01/2019
Thị trƣờng cung cấp
% về
% về
lƣợng
trị giá
55,32
-0,67 Australia, Nga
781,63 840,36 Australia, Canađa
Indonesia, Nam Phi, Nga,
17,09 -13,26
Australia
7,91
19,29 Indonesia
Indonesia
-38,35


-98,38
-27,03
12,34
1133,33
223,07
-99,81
-84,20
366,67
157,38

-34,69 Nga
Trung Quốc
Trung Quốc
-98,75 Nga
-40,03 Trung Quốc
-5,70 Trung Quốc, Hàn Quốc
Trung Quốc
474,84 Trung Quốc
109,17 Trung Quốc
-99,78 Trung Quốc
-65,59 Indonesia
422,06 Trung Quốc, Nhật Bản
-71,47 Australia

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan
4.4. Một số thông tin khác:
Năm 2020, Việt Nam cần nhập khẩu 12 triệu tấn than để phục vụ sản xuất điện
Theo Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), năm 2020 tiếp tục dự báo sản lượng
than tiêu thụ lớn nhất từ trước tới nay, trong khi sản lượng khai thác không tăng so với năm
2019. Cung cầu than thế giới cũng biến động theo chiều không thuận lợi cho nhập khẩu, nên

việc gia tăng sản lượng than, đặc biệt cho phát điện là yêu cầu cấp bách trong điều kiện TKV
đã huy động tối đa các mỏ, dự án mới thì chậm triển khai, tồn kho than ở mức thấp nhất.
Yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó điện năng là nhu cầu không thể
thiếu nên vai trò của ngành than rất lớn. Theo quy hoạch điện VIII đang xây dựng, nguồn
Tháng 02 - 2020

20


Báo cáo tình hình hoạt động Logistics trong nhập khẩu
điện than sẽ chiếm khoảng 20.000MW và tăng lên gần 40.000-50.000MW vào trong 10 năm
tới. Do đó, nhu cầu than cho sản xuất điện đến năm 2020 là 50 triệu tấn, năm 2025 là 76 triệu
tấn và 2030 là gần 100 triệu tấn than.
Để đảm bảo đủ than cho sản xuất, dự kiến lượng than nhập khẩu cho sản xuất điện
trong năm 2020 là 12 triệu tấn và sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm 2025 với 30 triệu tấn; năm
2030 là 50 triệu tấn. Đây là nhiệm vụ đặt ra cho ngành than khoáng sản, vừa phải sản xuất
vừa tổ chức nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu than cho phát triển.
Tập đoàn cần triển khai hiệu quả, toàn bộ các nhiệm vụ đảm bảo kế hoạch 2020, đặc
biệt sản xuất đáp ứng theo nhu cầu thị trường với nhiều đơn vị khác cùng tham gia cung cấp
than cho phát triển điện. Trong đó, tập đoàn đáp ứng đủ than theo hợp đồng trong 5 năm tới,
hiện đã ký kết được hợp đồng với các đơn vị, để chủ động sản xuất, nhập khẩu, phối trộn cho
sản xuất.

Tháng 02 - 2020

21




×