[23]
Phân tích kết quả : Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu phân tích là các doanh nghiệp
xuất khẩu hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản là một ngành có thế được coi là
được hưởng lợi từ việc VND mất giá so với USD, đây cũng là điều mà chính phủ mong
muốn đạt được là khuyến khích xuất khẩu khi liên tục giảm giá VND trong thời gian
qua. Bên cạnh đó, là các doanh nghiệp xuất khẩu nguyên liệu là gỗ và chế biến thực
phẩm cũng là những doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu là xuất khẩu. Chính điều này đã
khiến cho tác động của lãi từ chênh lệch tỷ giá đến doanh thu lớn hơn so với lỗ từ chênh
lệch tỷ giá. Tuy vậy vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải giảm chi phí tài chính
này xuống đến mức thấp nhất nhằm tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận từ đó đi đến tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp.
2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC DOANH NGHIỆP XNK
VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm quản trị rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam:
Trước khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997 – 1998, tình hình thị trường ngoại
hối và tỷ giá VND so với các ngoại tệ mạnh rất ổn định. Giai đoạn này chẳng ai cần để ý
hay quan tâm gì đến rủi ro tỷ giá, mặc dù nguy cơ đe doạ của nó vẫn tiềm ẩn đâu đó. Các
nhà hoạch định chính sách chưa có động thái hay cảnh báo nào đến nguy cơ rủi ro tỷ giá.
Đến khi khủng hoảng xảy ra, tỷ giá USD và các ngoại tệ mạnh khác so với VND biến
động mạnh khiến cho các nhà nhập khẩu thiệt hại nặng nề, các nhà hoạch định chính
sách mới phản ứng bằng cách ban hành quy chế giao dịch kỳ hạn và hoán đổi. Sự phản
ứng này tỏ ra kịp thời nhưng hiệu quả tác dụng rất thấp vì các bên có liên quan bao gồm
doanh nghiệp, là người sử dụng, và ngân hàng thương mại, là người cung cấp dịch vụ,
vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các loại giao dịch này.
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-
NHNN7 ngày 10/01/1998. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 ngân hàng thương mại
có hoạt động ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước
[24]
ngoài, 7 ngân hàng thương mại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần).
Điều này cho thấy rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng hưởng
ứng chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đã vậy, ngay trong số những ngân hàng
có cung cấp giao dịch kỳ hạn và hoán đổi số lượng hợp đồng giao dịch cũng rất ít. Điều
này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần để hưởng ứng
chính sách do Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Sau năm 2000 tình hình kinh tế khu vực sáng sủa hơn sau khủng hoảng, thu ngoại tệ từ
xuất khẩu về nhiều tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước gia tăng dự trữ ngoại
tệ và sẵn sàng can thiệp để bình ổn tỷ giá hối đoái. Thực tế cho thấy rằng Ngân hàng
Nhà nước đã khá thành công trong việc quản lý tỷ giá từ năm 2000 đến khi Việt Nam gia
nhập WTO và một lần nữa các doanh nghiệp và ngân hàng thương mại luôn được che
chở trong vỏ bọc an toàn của Ngân hàng Nhà nước, và vì thế, vấn đề rủi ro tỷ giá gần
như bị lãng quên sau lần được chú ý vào năm 1998.
Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO – tổ chức kinh tế thế giới với những cam kết về
tự do hóa thương mại thì sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy
giảm và dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước cuối
cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Khi cơ chế tỷ giá linh hoạt, thì rủi ro tỷ
giá sẽ xảy ra thường xuyên hơn, mức độ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ
lớn hơn. Thực tế những năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã chứng minh điều này.
Những biến động của tỷ giá đã buộc tất cả các bên liên quan NHNN, NHTM, và đặc biệt
là các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá và đặc biệt là công
cụ phái sinh.
2.1.1. Đối với ngân hàng nhà nước:
Trong thời gian vừa qua, NHNN dưới sự chỉ đạo của Quốc hội, chính phủ đã có
những thông tư hướng dẫn, quy chế nhằm quy định và định hướng sự phát triển của thị
trường các công cụ phái sinh, đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế. Sau đây là
một số quy định đáng chú ý trong thời gian vừa qua.
Quy định về giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và giao sau:
[25]
Từ năm 1998 đến tháng 5 năm 2004, tỷ giá kỳ hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá
giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Như
vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế và của NHNN Việt Nam hoàn
toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất lớn giữa hai cách tính và một
khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN không còn phù hợp với những
diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các chủ thể tham gia loại nghiệp
vụ này trên thị trường ngoại hối.
Tỷ giá kỳ hạn tối đa = tỷ giá giao ngay tối đa + % biên độ dao động.
Hơn nữa, thời gian tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này chỉ
là 6 tháng, và như vậy không đáp ứng được nhu cầu về thời gian trong hoạt động phòng
ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường. Theo thời gian, số lượng chủ thể
trên VinaForex ngày càng đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
với thời gian riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là hơn là một năm. Vì thế,
trong thời gian tới, việc mở rộng thời gian dài hơn 6 tháng là một điều tất yếu và NHNN
không thể tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời hạn được. Đồng thời,
nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh khác mà không
riêng gì USD. Do đó, NHNN đã quyết định số 648/2004 vào ngày 28/5/2004 quy định
kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi từ 3 ngày đến 365 ngày và thay đổi lại nguyên
tắc xác định tỷ giá kỳ hạn. Tỷ giá kỳ hạn được xác định trên cơ sở:
- Tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi
- Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND ( tính theo
năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của Mỹ ( Fed Funds Target rate) của USD
do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố;
- Kỳ hạn của hợp đồng.
Có thể nói, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ hạn của các NHTM Việt Nam
tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị
trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại hối kỳ hạn nói riêng.
Quy định về giao dịch quyền chọn tiền tệ:
[26]
Theo quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN giao dịch quyền
chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó, bên mua
quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở
một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua
quyền chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng
ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Tại Quyết định này, giao dịch
quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt
Nam). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm tổ chức tín dụng (TCTD)
được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được
phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối
đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong quyết định này, các TCTD được phép không
được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được
phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi.
Đến ngày 28/12/2006 nghị định số 160/2006/NĐ – CP đã ra đời và thay thế cho quyết
định số 1452/2004/QĐ – NHNN, từ đây NHNN đã cho phép các NHTM thí điểm việc
sử dụng quyền chọn USD – VND. Đây là một tín hiệu đáng mừng dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Đến năm 2009, năm mà thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá
liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá trong và ngoài hệ thống , cùng với sự
tư vấn của ngân hàng thương mại các doanh nghiệp đã ký hợp đồng quyền chọn mua/
bán ngoại tệ dưới hình thức “ quyền chọn Mỹ”. Trong các hợp đồng này, hai bên ký với
nhau giá mong muốn, cộng với phí và không chờ đến thời điểm đáo hạn. Nhờ đó, hai
bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá chợ đen, lúc đó tỷ giá công bố của NHNN
trở nên vô nghĩa. Trước tình hình đó, ngày 18/3/2009 NHNN lại tiếp tục đưa ra văn bản
số 1820/NHNN – QLNH nghiêm cấm các NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền
đồng. Từ đây loại bỏ khỏi thị trường một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu ích. Đây có thể
được cho là một trong những hạn chế lớn của NHNN, bởi theo một cuộc khảo sát thì có
khoảng 80% giao dịch ngoại hối là giữa VND và USD, mặc dù còn có những công cụ
khác là kỳ hạn, giao sau và hoán đổi nhưng nếu loại bỏ công cụ này ra khỏi thị trường
thì rõ ràng đã hạn chế rất nhiều mong muốn quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
[27]
Quy định về thuế và hoạch toán kế toán
Theo quy định tính thuế thu nhập chịu thuế hiện nay, thì mức tính thuế đánh trên lãi thu
được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi là rất khó thực hiện vì lãi suất thả nổi thì biến
động hằng ngày và trên thế giới cũng rất ít khi tính thuế khi các doanh nghiệp tham gia
vào quản trị rủi ro bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như Việt Nam hiện nay.Bên
cạnh đó là vấn đề hạch toán kế toán. Hiện nay, trong hoạch toán kế toán chỉ chú trọng
tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/ lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì chưa
được quan tâm.
Nói tóm lại Việt Nam vẫn chưa có những khung pháp ký hoàn chỉnh để tạo môi trường
thuận lợi cho thị trường các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro tỷ giá như:
Một là, chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh về kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh.
Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc
lập điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ tài chính phái
sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ phái sinh của các tổ chức tín dụng, ngoại trừ hai quy
chế về kinh doanh hối đoái và kinh doanh vàng trên tài khoản của các tổ chức tín dụng
do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Hai là, cũng chưa có khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của thị trường công cụ tài
chính phái sinh, ngoại trừ Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Theo Quy chế này, các ngân hàng thương
mại chỉ có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với một số công cụ tài chính phái sinh
về ngoại tệ (swap, option…) với nhau qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trên thực
tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện hoạt động kinh doanh công cụ tài chính
phái sinh với khách hàng qua thị trường OTC.
Ba là, chưa có quy định pháp lý chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kinh
doanh hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh. Luật các Tổ chức tín dụng và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể cho phép các ngân hàng
thương mại cung cấp các dịch vụ phái sinh dựa trên hàng hoá và các tài sản tài chính
hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đầu tư vào các sản phẩm này. Đồng thời, pháp
luật ngân hàng chưa có quy định cụ thể về việc cấp phép, giám sát rủi ro, thanh tra của
[28]
Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh của
các ngân hàng thương mại. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được
quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng không có các sản phẩm tài chính phái sinh.
Các sản phẩm tài chính phái sinh do các tổ chức tín dụng cung cấp hiện tại đều được
Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện thí điểm.
Bốn là, các quy định của pháp luật hiện hành chưa có quy định về các biện pháp, tỷ lệ
đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro của các ngân hàng thương mại khi cung cấp hoặc đầu tư
vào các sản phẩm tài chính phái sinh và chưa có quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch mua, bán các công cụ tài
chính phái sinh.
2.1.2. Đối với ngân hàng thương mại :
Trên thị thường ngoại hối, NHTM đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ, nhà tạo lập thị
trường, nhà môi giới, nhà đầu cơ và là nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối, họ chính là một
mắc xích quan trọng trong chuỗi vận động của thị trường ngoại hối, thị trường các công
cụ phái sinh tài chính.
Sau khi chính phủ có những chính sách tạo điều kiện cho thị trường các công cụ phái
sinh phát triển, các NHTM đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng vận động chung của thế
giới, mở rộng các dịch vụ nhằm giúp các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia vào thị
trường. Nhìn chung, sau hơn 10 năm phát triển thị trường công cụ phái sinh đã có những
thành tựu đáng ghi nhận tuy chưa thật nhiều và thành công.
Trong số hơn 60 ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân
hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng
đã đăng ký với NHNN cung cấp dịch vụ phái sinh. Tuy nhiên, chỉ rất ít số đó thực sự
hoạt động và hoạt động hiệu quả. Có thể kể tên một số ít các ngân hàng nổi bật trong
việc cung cấp dịch vụ này như: