Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SỬ DỤNG các từ KHÓA TRONG dạy ôn THI THPT QUỐC GIA môn GDCD lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.02 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.........................................................................................2
1. Tác giả: Trần Thanh Long.....................................................................................2
2. Tên chuyên đề:......................................................................................................2
3. Nội dung chi tiết của chuyên đề............................................................................2
4. Thời lượng.............................................................................................................2
5. Đối tượng học........................................................................................................2
6. Kế hoạch dạy học chuyên đề.................................................................................2
SỬ DỤNG CÁC TỪ KHÓA TRONG DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN
GDCD LỚP 12......................................................................................................2
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.........................................................................2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 3
1. Cở sở lí luận..............................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................3
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ........................................................................3
1.1. Sử dụng từ khóa để dạy ôn KTCB các bài học trong chương trình lớp. 3
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG.......................................................4
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT...........................................................4
BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ
LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI....................................................5
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN.....................6
Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ................................7
1.2. Sử dụng các từ khóa giúp học sinh vận dụng làm các câu hỏi, các đề thi
ở các mức độ nhận thức.................................................................................9
1.2.1. Vận dụng làm các câu hỏi trong một số bài........................................9
1.2.2. Vận dụng làm một số đề minh họa...................................................20
IV. KẾT LUẬN………………………………………………………………31
Phụ lục.....................................................................................................................33
HÌNH ẢNH MINH HOẠ........................................................................................33


1


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
1. Tác giả: …………………..
2. Tên chuyên đề: SỬ DỤNG CÁC TỪ KHÓA TRONG DẠY ÔN THI THPT
QUỐC GIA MÔN GDCD LỚP 12
3. Nội dung chi tiết của chuyên đề
+ Nội dung 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn thực hiện chuyên đề.
+ Nội dung 2: Sử dụng từ khóa để dạy ôn kiến thức cơ bản (KTCB) các bài học trong
chương trình lớp 12.
+ Nội dung 3: Sử dụng các từ khóa giúp học sinh vận dụng làm các câu hỏi, các đề thi ở
các mức độ nhận thức.
4. Thời lượng
Dùng trong quá trình dạy ôn thi THPT môn GDCD (14tiết).
5. Đối tượng học : Học sinh lớp 12
6. Kế hoạch dạy học chuyên đề
SỬ DỤNG CÁC TỪ KHÓA TRONG DẠY ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN
GDCD LỚP 12
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Môn GDCD là môn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng. Môn GDCD cung cấp
cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật…. Nhờ đó góp phần hình thành nhân cách, phẩm
chất, năng lực cho học sinh THPT. Hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và
hành động, giúp học sinh THPT trở thành con người mới Xã hội chủ nghĩa, có tri thức,
phẩm chất năng lực, phát triển trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Nó trực tiếp hình
thành năng lực tư duy, phẩm chất đạo đức tư tưởng, góp phần đào tạo học sinh thành
những người lao động mới, người công dân tương lai. Mỗi nội dung trong chương trình
môn GDCD cấp THPT đều nhằm trang bị cho học sinh những tri thức và rèn luyện đạo
đức tác phong. Từ khi được được vào môn thi THPT quốc gia thì tầm quan trọng của

môn học ngày càng được đề cao.
Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục
công dân đối với khối 12. Giáo viên cần dạy chuẩn kiến thức kỹ năng, không dạy học
sinh học tủ, học lệch.Không nên chú trọng quá nhiều vào việc luyện đề thi.Việc viết câu
hỏi TNKQ để KTĐG cần bám sát kỹ thuật ra đề trắc nghiệm, tránh dàn trải, tránh xây
dựng các tình huống chưa rõ ràng, quá sức với học sinh.Nội dung giảng dạy cần gắn với
các vấn đề thực tiễn, khơi dậy khả năng sáng tạo, tự học của học sinh. Tích cực xây dựng
ngân hàng câu hỏi TNKQ và TNTL theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với đề thi THPT
quốc gia.
2


Quá trình giảng dạy và ôn tập cần chú trọng vào từng đối tượng học sinh, phân
nhóm và giao nhiệm vụ cho các em làm việc, giáo viên giảng dạy nhận thông tin và kết
quả sản phẩm sau đó nhận xét, phản hồi, chỉ rõ được cái đúng, cái sai từ đó học sinh sẽ
ghi nhớ rất lâu. Giáo viên cần đẩy mạnh việc đổi mới PPDH và KTĐG, ứng dụng mạnh
mẽ công nghệ thông tin trong dạy học. Chú trọng vào việc cập nhật thông tin, chủ trương,
chính sách, pháp luật tránh tình trạng thông tin bị cũ, lạc hậu.
Trong quá trình dạy ôn thi THPT quốc gia tôi đãrút ra những kinh nghiệm trên .
Tuy nhiên trong quá trình dạy giáo viên cần chú ý hơn đến những câu hỏi khó, tình huống
khó, chú ý cập nhật các văn bản luật, chính sách, văn kiện... để tránh hiện tượng luật cũ,
văn bản cũ, chính sách cũ và xây dựng các tình huống thực tiễn tránh mập mờ, gây khó
hiểu, gây tranh cãi cho học sinh. Đặc biệt để đạt kết quả cao kinh nghiệm sử dụng từ
khóa để nhớ kiến thức cơ bản và vận dụng vào xử lý các câu hỏi thi ở các cấp độ nhận
thức là một trong các kỹ năng tôi đã sử dụng tốt trong quá trình ôn thi THPT quốc gia. Vì
những lí do trên, tôi lựa chọn viết chuyên đề “Sử dụng các từ khóa trong dạy ôn thi
THPT quốc gia môn GDCD lớp 12”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1. Cở sở lí luận
+ Căn cứ vào văn bản hướng dẫn ôn thi THPT quốc gia của Bộ giáo dục.

+ Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hoặc chuẩn nội dung kiến thức môn
GDCD khối 12
+ Căn cứ vào mạch nội dung xuyên suốt chương trình cấp THPT
+ Căn cứ vào năng lực của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy ôn thi THPT
quốc gia
2. Cơ sở thực tiễn
Đối tượng dạy học là học sinh khối 12.
Đặc điểm của học sinh:
+ Ưu điểm: Các em học sinh theo khối thi KHXH nên có ý thức học tập, hứng thú
và khám phá bài học khi có sự định hướng của giáo viên. Khả năng nhận thức và phân tích
các tình huống pháp luật của các em tương đối tốt.
+ Hạn chế: các em HS quen cách học thuộc lòng một cách máy móc chưa được
tiếp cận nhiều với các giờ học theo hướng mới nên đôi các em còn tư duy chưa logic và
chưa xác định được các từ trọng tâm, từ khóa trong nội dung bài học.
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.1. Sử dụng từ khóa để dạy kiến thức cơ bản các bài học trong chương trình lớp 12.
Phần “công dân với pháp luật” cung cấp những hiểu biết cơ bản về bản chất, vai
trò và nội dung của pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung
chương trình gồm 10 bài, trong đó bài 10 là bài đọc thêm. Trong quá trình dạy học cần
kết hợp các phương pháp khác nhau giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản. Tuy
nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi rút ra kinh nghiệm muốn học sinh nắm chắc được
KTCB thì học sinh cầ nhớ được các từ khóa trong nội dung từng bài, từng đơn vị kiến
thức. Điều này đươc vận dụng trong quá trình dạy học cụ thể qua từng bài học. Sau đây
tác giả lựa chọn cụ thể một số bài minh họa trong chương trình SGK GDCD lớp 12. Mỗi
bài dạy là hệ thống các từ khóa sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức tốt và có hiệu quả.
3


BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
1. Khái niệm và đặc trưng của pháp luật

a. Khái niệm pháp luật
+ Hệ thống các quy tắc xử sự chung
+Do nhà nước ban hành
+ Quyền lực nhà nước.
b. Đặc trưng của pháp luật (3 đặc trưng)
- Tính quy phạm phổ biến:(áp dụng nhiều, nhiều nơi – tất cả mọi người)
+ Tác dụng:
*Phân biệt các quy phạm xã hội khác
*giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật
- Tính quyền lực, bắt buộc chung: (sức mạnh quyền lực nhà nước)
*cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật
- Tính xác định về chặt chẽ về hình thức: (Chính xác, dễ hiểu, một nghĩa)
*VBCT, VBCD
2. Bản chất của pháp luật
a. Bản chất giai cấp của pháp luật: ý chí của giai cấp cầm quyền – nhà nước là đại diện
b. Bản chất xã hội của pháp luật (bắt nguồn từ xã hội) – phản ánh nhu cầu,lợi ích của giai
cấp, tầng lớp trong xã hội
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
c. Quan hệ giữa pháp luật với Đạo đức
+ Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với
sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
+ Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải,
cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội:
* Phương tiện – hữu hiệu nhất
* Phương pháp – dân chủ và hiệu quả nhất
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.


BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật
a. Khái niệm thực hiện pháp luật:
- Hoạt động có mục đích
- Quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,
- Hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức
b. Các hình thức thực hiện pháp luật (4 hình thức)
- Sử dụng pháp luật : quyền– cho phép làm
- Thi hành pháp luật : nghĩa vụ - quy định phải làm
- Tuân thủ pháp luật : cấm.
- Áp dụng pháp luật : chức nhà nước có thẩm quyền (sự can thiệp của nhà nước)
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a. Vi phạm pháp luật: có 3 dấu hiệu cơ bản
- Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật
-Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
4


- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả
bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
* Mục đích áp dụng TNPL:
+ Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
+ Giáo dục răn đe những người khác để họ tránh
3. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
- Vi phạm hình sự: hành vi nguy hiểm cho xã hội (tội phạm)
* Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quy định
của Tòa án.
+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm

rất nghiêm trọngdo cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
*Lưu ý : Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi (không tù trung thân và tử hình)
giáo dục là chủ yếu
- Vi phạm hành chính:
* Có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm
* Xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
* Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình
gây ra.
- Vi phạm dân sự quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
- Vi phạm kỉ luậtquan hệ lao động, công vụ nhà nước (Đối tượng cán bộ công chức nhà
nước, HS,SV)

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH
VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
*Khái niệm:
- Là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia
đình
- Trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau,
- Không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.
* Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
a.Bình đẳng giữa vợ và chồng
Trong quan hệ thân nhân (nơi cư trú, tôn giáo, nhân phẩm, danh dự, tạo điều kiện cho
nhau phát triển…..)
- Trong quan hệ tài sản
*Tài sản chung (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt….)
*Tài sản riêng: có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng riêng

b. Bình đẳng giữa cha mẹ và con
*Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con (yêu thương, chăm sóc….)
* Cha mẹ (ba không)- phân biệt đối xử- lạm dụng sức lao động- xúi giục làm
những việc trái pháp luật
c. Bình đẳng giữa ông bà và cháu
5


d. Bình đẳng giữa anh, chị, em
2. Bình đẳng trong lao động.
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động?
- Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm
việc làm. - Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp
đồng lao động.
- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động (quyền làm việc, tự do chọn việc
làm…độ tuổi lao động 15Tuổi– Bộ luật Lao động)
Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động (Hợp đồng lao động, nguyên
tắc)
Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ (lao động nữ hưởng chế độ thai sản,
không được sa thải,không sử dụng vào công việc nặng nhọc….)
3. Bình đẳng trong kinh doanh.
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?
-Việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh,
-Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh
- Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
- Có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong nghề mà pháp luật không cấm.

- Đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh.
- Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị
trường,
- Bình đẳng về nghĩa vụ, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
1. Các quyền tự do cơ bản của công dân
Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định
mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân.
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân(Điều 20 Hiến pháp năm 2013)
*khái niệm:
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của
Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
*Nội dung:
+ Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền mà pháp luật cho
phép có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ xác đáng chứng
tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm
tội.
+ Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành:
*Có căn cứ- đang chuẩn bị thực tội phạm (rất và đặc biệt nghiêm trọng)
*Chính mắt trông thấy.
*Dấu vết tội phạm
+ Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (bất kỳ ai cũng
có quyền bắt – 24h)
6


b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân(Điều 20 Hiến pháp năm 2013)

*Khái niệm:
Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự
và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
của người khác.
*Nội dung:
Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Pháp luật nước ta quy định: (không ai được đánh người, hung hãn, côn đồ, đánh người
gây thương tích – giết người, đe dọa giết người , làm chết người)
Thứ hai:Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
* Khái niệm:
Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ
ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật
cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở
của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy
tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
*Nội dung:
- Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có
công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc
có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
- Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi
cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.
d. Quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
* Khái niệm: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người
khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận,
không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
e. Quyền tự do ngôn luận
Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề
chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:

- Các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố … bằng cách trực tiếp phát biểu
- Viết bài gửi đăng báo
- Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền
tự do cơ bản của công dân

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính
trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và
trong phạm vi cả nước.
Quyền bầu cử và quyền ứng cử được thể hiện tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013.
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
*Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:
7


Hiến pháp quy định, công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi
trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân.
- Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm (người bị tước quyền bầu
cử - người chấp hành hình phạt tù – người mất năng lực hành vi dân sự)
- Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử (người bị tước quyền bầu cử người chấp hành hình phạt tù – người mất năng lực hành vi dân sự…)
*Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân:
- Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân
+ Là cơ sở pháp lí chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước,
để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

a. Khái niệm về quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội
Quyền tham gia quản lí đất nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận
vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, trong
phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về
xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.
b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
*Ởphạm vi cả nước: (góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật – Trưng cầu ý dân)
*Ở phạm vi cơ sở: cơ chế Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
c.Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của toàn xã hội
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
a. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong
Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp
cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật
xâm hại .
Lưu ý: Mục đích của khiếu nại nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại.
Mục đích của tố cáo nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
*Người có quyền khiếu nại, tố cáo:
Người khiếu nại : mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.
Người tố cáo : Chỉ có công dân có quyền tố cáo.
*Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
Người giải quyết khiếu nại
Người giải quyết tố cáo
*Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: 4 BƯỚC
- Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền giải quyết khiếu nại
- Bước 2:Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và
trong thời gian do luật quy định.
- Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người
giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.
8


Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc
tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Toà
Hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết.
- Bước 4 : Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu
nại.
*Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau: 4 BƯỚC tương tự như trên
c. Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân
+ Thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
+ Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của
mình trong một xã hội dân chủ.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
+ Ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước
Như vậy, các từ khóa đã được “gạch chân” cụ thể qua một số bài học minh họa.
Việc sử dụng các từ khóa trong dạy ôn thi THPT quốc gia môn GDCD là kinh nghiệm
của tôi trong suốt những năm qua. Trong quá trình nhận thức học sinh tiếp nhận thông tin
và có nhiều phản ứng tích cực thông qua từng đơn vị kiến thức. Nắm chắc kiến thức cơ
bản là cơ sở nền tảng để các em vận dụng vào làm các câu hỏi, các đề thi ở các mức độ
nhận thức khác nhau.
1.2. Sử dụng các từ khóa giúp học sinh vận dụng làm các câu hỏi, các đề thi ở các
mức độ nhận thức.
Kiến thức cơ bản nắm chắc là cơ sở để các em vận dụng làm các câu hỏi,các đề thi
theo các mức độ nhận thức (Nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp - vận dụng cao).

Điều này, được minh họa qua hệ thống các câu hỏi theo nội dung kiến thức ở các mức độ
thông qua các bài.

1.2.1. Vận dụng làm các câu hỏi trong một số bài
Bài 2: Thực hiện pháp luật
* Mức độ nhận biết và thông hiểu
Câu 1: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
A.mục tiêu.B.định hướng.C.mục đích.D.ý thức.
Câu 2:Vi phạm hình sự là hành vi
A. rất nguy hiểm cho xã hội.
B. nguy hiểm cho xã hội.
C. tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 3:Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ
A. lao động, công vụ nhà nước.B. kinh tế tài chính.
C. tài sản và hợp đồng.D. công dân và xã hội.
Câu 4: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗido người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
A.chính trị.B.đạo đức.C.pháp luật.D.xã hội.
Câu 5: Nghĩa vụ mà các cá nhân và tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ
hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là trách nhiệm
A.pháp lí.B.hành chính.C.dân sự.D.hình sự.
Câu 6: Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước ... do pháp
luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm
9


A.hành chính.B.kỉ luật.C.dân sự.D.hình sự.
Câu 7: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp
luật cho phép làm là hình thức

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật .
D.áp dụng pháp luật.
Câu 8: Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm), làm
những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật .
D.áp dụng pháp luật.
Câu 9: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình,
làm những gì pháp luật
A.cho phép làm. B. quy định làm.
c. bắt buộc làm.
D. khuyến khích làm.
Câu 10: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những
việc phải làm), làm những gì mà pháp luật
A.quy định phải làm.
B.khuyến khích làm.
C. cho phép làm.
D. bắt buộc phải làm.
Câu 11:Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A.quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B.quy tắc quản lý nhà nước.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
D. quy tắc quản lý xã hội.
Câu 12: Hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là vi phạm
A.kỷ luật.
B.dân sự.
C.hình sự.

D.hành chính.
Câu13: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức
A.sử dụng pháp luật.
B.thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật .
D.áp dụng pháp luật.
Câu 14: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các
quyết định làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá
nhân, tổ chức là hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật .
D.áp dụng pháp luật.
Câu 15: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm,
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là vi phạm
A. hình sự.B. hành chính.C. dân sự.D. kỉ luật.
Câu 16: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các
A. quy tắc quản lí nhà nước.B. quan hệ tài tản.
C. quan hệ nhân thân.D. quan hệ lao động.
Câu 17: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp
luật cho phép làm, là hình thức nào?
A.Sử dụng pháp luật.B.Thi hành pháp luật.
C.Tuân thủ pháp luật.
D.Áp dụng pháp luật.
Câu 18: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động, làm những gì mà
pháp luật quy định làm, là hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.B.Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.D. Áp dụng pháp luật.
Câu 19: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành
những hành vi hợp pháp của công dân là

A.ban hành pháp luật.
B.xây dựng pháp luật.
10


C.thực hiện pháp luật.D.phổ biến pháp luật.
Câu 20: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ
A. 14 tuổi trở lên.B. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. 16 tuổi đến 18 tuổi.D.14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 21: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình
gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. 18 tuổi trở lên.B. từ đủ 18 tuổi trở lên.
C.từ đủ 16 tuổi trở lên.D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 22: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.
B. Tự ý nghỉ việc.
C. Vay tiền dây dưa không trả.D. Xây nhà trái phép.
Câu 23: A và B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường và bị cảnh sát giao thông xử lý.
A và B phải chịu trách nhiệm
A.hành chính.B. hình sự.C. dân sự .D. kỷ luật.
Câu 24: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc
độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 25: Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 5 năm tù vì tội hiếp dâm là
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.

C. thi hành pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
Câu 26: Bà Lan buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, theo quy định pháp luật hành vi của
bà Lan đã vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 27: Anh A sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy theo quy định
pháp luật hành vi của anh A vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 29: Anh Sơn không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa
thuận với bên bán hàng, khi đó anh Sơn đã có hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 30: Tự ý đưa hình ảnh của người khác lên facebook là hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỷ luật.
Câu 31. Trường hợp nào sau đây là vi phạm kỉ luật?
A. Đi làm muộn giờ.B. Sản xuất hàng giả
C. Chạy xe vượt đèn đỏ.D.Tội lây HIV cho người khác
*Mức độ vận dụng
Câu 32: Ông N thường xuyên dùng lòng đường làm nơi để bày bán hoa quả, do không

làm chủ tốc độ khi điều khiển xe mô tô nên anh M đã đâm vào số hoa quả của ông. Ông
N cùng con trai là anh C đã đến nhà của anh M để đòi bồi thường nhưng anh M không
đồng ý. Bức xúc ông N đã chửi bới, đập phá và làm hư hỏng đồ đạc nhà anh M. Thấy
vậy, bố anh M là ông Q ra can ngăn, yêu cầu ông N dừng lại thì bị anh C đánh. Thấy ông
N và anh C hung hăng nên anh M đã cầm gậy đánh, đuổi và đập nát xe của ông N. Những
ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông N và anh M.

B. Ông N và anh
11


C. Anh C, ông Q và anh M.

D. C. Anh C, ông N và anh M.

Câu 33: Hai bạn T và K là học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông X, nhiều lần bỏ
học và vi phạm trong giờ kiểm tra nên bị thầy M là giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở. Vì
ghét thầy nên hai bạn T và K đã rủ thêm bạn G đi bẻ gương xe máy của thầy M ở lán xe
nhà trường. Nhìn thấy hành động của T và K, hai bạn H và V đã khuyên các bạn không
nên làm vậy nhưng đã bị K và G lấy tuýp sắt đã chuẩn bị sẵn đánh gãy chân V. Thấy bạn
bị đánh, H liền tri hô để mọi người đến giúp. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm
hình sự?
A. Bạn T và bạn K.

B. Bạn T, bạn V, thầy M và bạn G.

C. Bạn T, bạn K và bạn H.

D. Bạn K và bạn G.


Câu 34: Vì cần gấp tiền để sử dụng vào việc cá nhân nên anh Q đã vay của anh H ba
mươi triệu đồng. Đến hạn trả, anh Q xin gia hạn nhưng anh H không đồng ý mà còn liên
tục gọi điện và nhắn tin đe dọa tính mạng làm anh Q bị hoảng loạn tinh thần. Biết
chuyện, em trai anh Q là anh P cùng anh M đến nhà đập phá đồ đạc và hành hung gây
thương tích nặng cho anh H. Chứng kiến cảnh anh H bị đánh đập, vợ anh là chị L lập tức
gọi điện báo công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh H, anh P và anh M.

B. Anh Q, anh P và anh M.

C. Anh H, anh M và chị L.

D. Anh P và anh Q.

Câu 35: Anh K và anh N mang hai xe máy Jupiter và Exciter đã xóa số khung, số máy
đến cầm cố tại hiệu cầm đồ của anh L được hơn năm mươi triệu đồng. Sau đó, anh N đến
nhà ông V để trả nợ còn anh K điều khiển xe mô tô chở bạn gái là chị C đi chơi. Do
không làm chủ được tốc độ, anh K đã đâm vào dải phân cách khiến chị C bị trọng
thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh N, anh L và ông V.

B. Anh K, chị C và anh N.

C. Anh K, ông V, chị C và anh L.

D. Anh K, anh N và anh L.

Câu 36: Trong lúc bơm xăng cho khách, anh D nhân viên trạm xăng đã trông thấy ông T
hút thuốc lá khi chờ đổ xăng. Mặc dù anh D đã cảnh báo, đó là hành vi nguy hiểm cần

dừng lại nhưng ông T đã không chấp hành mà còn có thái độ bất cần, cầm bật lửa và bật
lên để dọa anh A. Quá bức xúc về hành vi coi thường tính mạng người khác, anh D gọi
anh B và anh S khống chế và đưa ông T ra khỏi khu vực nguy hiểm. Ông T đã chửi bới,
xúc phạm nhân viên trạm xăng nên anh S đã đánh ông trọng thương. Những ai dưới đây
phải chịu trách nhiệm hành chính?
A. Anh S.
anh B.

B. Ông T.

D. Anh B, anh D và anh S.

D. Ông T, anh D và

Câu 37.Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là G đưa tin đồn
thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi và bị chồng chị V đánh
gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Vợ chồng chị V, em gái G và chồng chị N.

B. Vợ chồng chị V và chị N.

C. Vợ chồng chị V và G.

D. Chị V, G và chồng chị N.

Câu 38: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo
đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu
12



ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và
anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền.
Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp
thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu
trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K và anh M.
C. Ông H và ông B.

B. Ông H, ông B, anh K và anh M.
D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.

Câu 39. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người
đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại
toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã
bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng
được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được
sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.

B. Ông A và ông B.

C. Ông B và bố con ông A.

D. Ông A, ông B và ông T.

Câu 40. Vô tình nghe được hai anh công nhân T và M đang bàn bạc kế hoạch đột nhập
vào nhà ông P cướp tài sản, anh H bảo vệ đã can ngăn nhưng bị anh T dọa giết nên anh H
đành im lặng. Trong lúc anh T đột nhập vào nhà ông P thì anh M nhận được điện thoại
của vợ chuẩn bị nhập viện sinh con nên anh M lập tức bỏ về. Sau khi lấy được mười triệu

đồng cùng chiếc xe SH, anh T mang đến tiệm của anh Q để cầm cố. Vì không biết đó là
xe ăn trộm, anh Q đã đưa cho anh T ba mươi triệu đồng. Những ai dưới đây phải chịu
trách nhiệm pháp lí?
A. Anh T, anh M và anh Q.

B. Anh T và anh Q.

C. Anh T, anh M, anh H và anh Q.

D. Anh T, anh M và anh H.

Câu 41. Biết ông M cần tìm địa điểm sản xuất ma túy, anh H là em rể đã cho ông thuê
căn nhà ngoại ô của mình với giá rẻ. Trong căn nhà này, ông M thường xuyên tổ chức các
buổi tiệc sinh nhật và bán thêm một số chất kích thích khác. Qua theo dõi đã lâu, cơ quan
chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất căn nhà trên và thu giữ 2 kg ma túy. Tại thời điểm
đó, mặc dù lần đầu tiên sử dụng ma túy nhưng hai anh công nhân P và Q vẫn bị cơ quan
chức năng giữ lại để điều tra làm rõ. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm
hình sự?
A. Anh P và anh Q.

B. Anh P và anh H.

C. Anh Q và anh H.

D. Anh P, anh Q và anh H.

Câu 42. Nhân lúc ông H giám đốc công ty điện lực X đi công tác dài ngày, anh P trưởng
phòng nhân sự rủ anh K nhân viên sang phòng anh P chơi bài trước khi tan ca. Vì cần phê
duyệt hồ sơ gấp nhưng không tìm được anh P, chị T nhân viên đã giả chữ kí của anh để
gửi công văn đi. Sau khi kết thúc đợt công tác, được ông M phó phòng hành chính kể lại

toàn bộ sự việc, ngay lập tức ông H sa thải chị T và cảnh cáo anh P, anh K trong buổi họp
giao ban toàn công ty. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật kỉ luật?
A. Anh K và chị T.

B. Ông H, anh P, anh K và chị T.

C. Anh P và anh K.

D. Anh P, anh K và chị T.
13


Câu 43. Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên ông M đã va chạm vào
anh H sinh viên đang điều khiển xe đạp ngược đường một chiều khiến anh bị xây xát nhẹ.
Tức giận vì ông M không xin lỗi còn lớn tiếng chửi bới, anh H kể chuyện này với anh rể
tên T. Vô tình biết được ông M làm chung công ty với anh P bạn thân mình, anh T bí mật
rủ anh P cầm theo hung khí tìm ông M trả thù. Bị ông M lớn tiếng chửi mắng, anh P đã
đâm ông M trọng thương phải nhập viện điều trị 3 tháng. Những ai dưới đây phải chịu
trách nhiệm hành chính?
A. Ông M và anh T.

B. Anh H và anh T.

C. Ông M và anh H.

D. Ông M, anh H và anh T.

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ
* Các câu hỏi ở các mức độ
Câu 1(NB): Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu

quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nướclà hình thức
dân chủ
A. trực tiếp.

B. gián tiếp.

C. tập trung.

D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 2 (NB):Công dân đủ bao nhiêu tuổi có quyền bầu cử?
A. 16 tuổi.

B. 18 tuổi.

C. 19 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 3 (NB):Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách nào dưới đây?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Được đề cử và được giới thiệu ứng cử.
C. Tự đề của và tự ứng cử.
D. Tự giới thiệu và được giới thiệu ứng cử.
Câu 4 (NB):Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên
tắc nào?
A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do.
D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.

Câu 5(NB): Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền thảo luận các vấn đề nào
dưới đây?
A. Công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
B. Chính trị xã hội diễn ra trong khu vực và trên thế giới.
C. Chung nổi cộm có thể bùng phát thành chủ đề bàn luận ở địa phương.
D. Chính trị xã hội của đất nước đã diễn ra trong lịch sử.
Câu 6(NB): Những ai được thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ?
A. Mọi công dân.
B. Công chức, viên chức.
14


C. Cán bộ, lãnh đạo.
D. Lực lượng vũ trang.
Câu 7 (NB): Những việc phải được thông báo để công dân biết và thực hiện là nội dung
cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?
A. Cả nước.

B. Cơ sở.

C. Chính quyền.

D. Đoàn thể.

Câu 8(NB): Đâu là bước đầu tiên trong quy trình giải quyết khiếu nại?
A. Công dân làm đơn khiếu nại.
B. Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại.
C. Người giải quyết khiếu nại xem xét đơn khiếu nại.
D. Người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Câu 9(NB):Khi công dân phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại đến lợi

ích của Nhà nước thì họ có quyền làm gì?
A. Khiếu nại.

B. Tố cáo.

C. Kiến nghị.

D. Yêu cầu.

Câu 10(NB):Qui định về người có quyền khiếu nại, tố cáo thuộc nội dung nào sau đây ?
A. Ý nghĩa. B. Nội dung. C. Khái niệm. D. Cơ sở.
Câu 11(NB): Quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ
cho rằng các quyết định hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình là thực hiện quyền nào?
A. Tố cáo. B. Khiếu nại. C. Quản lí nhà nước. D. Bầu cử.
Câu 12(NB):Ởphạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và
xã hội bằng cách nào?
A. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
B. Trực tiếp bàn bạc giải quyết các vấn đề quan trọng.
C. Kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng.
D. Thực hiện các công việc trọng đại.
Câu 13 (TH):Công dân khôngđược thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào dưới
đây?
A. đang chấp hành hình phạt tù.
B. đang bị tạm giam.
C. đang điều trị ở bệnh viện.
D. đang đi công tác ngoài hải đảo.
Câu 14 (TH):Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong
lĩnh vực nào?

A. Xã hội.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Chính trị.

Câu 15 (TH): Việc nhờ người khác bầu cử hộ là vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.
15


Câu 16(TH): Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bầu cử của công dân?
A. Có danh sách bầu cử nhưng không đi bầu cử.
B. Dùng tiền để mua chuộc người khác bỏ phiếu cho mình.
C. Nhờ người khác bỏ phiếu thay mình.
D. Nhờ người khác viết phiếu vì không biết chữ nhưng trực tiếp đi bỏ phiếu.
Câu 17(TH): Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước
và xã hội của công dân?
A. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.
B. Phát huy sức mạnh của toàn dân.
C. Đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân.
D. Hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội

chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội.
Câu 18(TH): Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở phạm vi nào?
A. Cơ sở.

B. Địa phương.

C. Cả nước.

D. Trung ương.

Câu 19(TH): Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, kế hoạch sử
dụng đất ở địa phương… là những công việc dân được làm gì?
A. Thông báo để biết và thực hiện.
B. Bàn và quyết định trực tiếp.
C. Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định .
D. Giám sát kiểm tra.
Câu 20(TH): Công dân thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ
chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền dân chủ ở phạm vi nào?
A. Cơ sở. B. Cả nước. C. Trung ương. D. Địa phương
Câu 21(TH): Theo luật bầu cử Quốc hội, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật
không thể đến địa điểm bỏ phiếu được thì tổ bầu cử phải làm gì?
A. Gửi lá phiếu qua đường bưu điện
B. Nhờ người khác viết hộ phiếu bầu và bỏ hộ vào hòm phiếu.
C. Mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri.
D. Tự viết vào phiếu bầu cử và nhờ người khác bỏ vào hòm phiếu.
Câu 22(TH): Một tổ bầu cử trong khi thực hiện công tác bầu cử đã để hòm phiếu không
có nắp và cho rằng để cử tri bỏ phiếu thuận tiện. Trong trường hợp này, tổ bầu cử đã vi
phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.

Câu 23(TH):Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là
A. 21/5/1990.

B. 21/4/1991.

C. 21/5/1994.

D. 21/5/1993.
16


Câu 24(TH): Trước khi lập danh sách ứng cử viên chính thức, các ứng cử viên được Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu về nơi công tác hay nơi cư trú để làm gì?
A. Lấy ý kiến của Hội nghị cử tri. B. Báo cáo với cử tri.
C. Gặp gỡ cử tri. D. Tiếp xúc cử tri.
Câu 25(VD): Ông X đã kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân về việc cần tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử. Ông X đã thực
hiện quyền dân chủ nào sau đây?
A. Tham gia quản lí Nhà nước.
B. Tự do ngôn luận.
C. Xây dựng bộ máy nhà nước.
D. Tham gia ban hành chính sách quản lí.
Câu 26(VD):L (14 tuổi), làm thuê cho một cửa hàng cơm gần nhà M. Chứng kiến cảnh L
bị chủ nhà mắng chửi, đánh đập hàng ngày. Theo em, M nên làm gì cho phù hợp với pháp
luật?
A. Tố cáo với cơ quan chức năng.
B. Khiếu nại với chính quyền.
C. Báo cáo với chính quyền địa phương.
D. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

Câu 27 (VD):Chị A chính mắt trông thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản. Ngay lập tức chị A gọi điện cho Công an xã và kêu gọi mọi
người cùng bắt giữ kẻ gian. Trong tình huống trên chị A đã thực hiệc tốt quyền nào của
công dân?
A. Khiếu nại.
C. Tố cáo.

B. Tự do cơ bản.
D. Tham gia quản lí nhà nước.

Câu 28 (VD): Anh D đã bày tỏ quan điểm và đóng góp ý kiến của mình trong cuộc họp
bàn về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Anh D đã thực hiện quyền
nào sau đây?
A. Tự do cá nhân B. tự do ngôn luận.
C. tự do báo chí. D.Tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 29(VD):Vì muốn em trai mình trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, bà V
đã vận động một số người bỏ phiếu cho em trai. Hành vi của bà V đã vi phạm nguyên tắc
bầu cử nào sau đây?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 30(VD):Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt 400.000
đồng. Cho rằng, mức xử phạt như vậy là quá cao, anh Q cần làm gì trong các việc làm
dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Khiếu nại đến Giám đốc Công an Tỉnh.
17


B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người Cảnh sát.
C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát.
D. Khiếu nại đến người Cảnh sát đã xử phạt mình.

Câu 31(VD):Chị M là kế toán của xã X . Do mâu thuẫn cá nhân với ông T- chủ tịch xã
nên chị M đã cố ý tạo chứng cứ giả để tố cáo ông T về tội lạm dụng công quỹ. Nhận định
nào dưới đây là đúng pháp luật về hành vi của chị M?
A. Chị M đã thực hiện quyền tố cáo của công dân.
B. Chị M đã lợi dụng quyền tố cáo của công dân.
C. Chị M đã vi phạm quyền khiếu nại của công dân.
D. Chị M đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân.
Câu 32(VD):Chị T có căn cứ khẳng định ông B buôn bán gỗ lậu, để ngăn chặn việc làm
củaông B, chị T phải thực hiện quyền gì ?
A. Báo cáo.

B. Tố cáo.

C. Khiếu nại.

D. Thông báo.

Câu 33(VD):T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông K yêu cầu
T đưa phiếu cho ông xem rồi tự ý gạch tên ông N trong phiếu bầu của T rồi bỏ luôn phiếu
của T vào hòm phiếu. Hành vi của ông K đã vi phạm những nguyên tắc nào dưới đây
trong bầu cử?
A. Phổ thông và bình đẳng.
B. Bình đẳng và trực tiếp.
C. Trực tiếp và phổ thông.
D. Bỏ phiếu kín và trực tiếp.
Câu 34(VD):Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc, nhân dân xã M thống nhất biểu quyết về
việc xây dựng một đoạn đường liên thôn của xã. Ngoài kinh phí của xã có một phần đóng
góp của nhân dân. Việc nhân dân xã M được trao đổi, bàn bạc và biểu quyết là biểu hiện
nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Tham gia quản lí Nhà nước.

B. Bầu cử, ứng cử.
C. Tự do cơ bản.
D.Khiếu nại, tố cáo.
Câu 35(VD):UBND xã đồng ý cho nhà máy X đặt cơ sở sản xuất tại thôn B. Nhà máy
thường xuyên hoạt động vào ban đêm và gây ra những tiếng ồn lớn. Người dân đã viết
đơn đề nghị chính quyền xã xem xét lại quy định về thời gian sản xuất của nhà máy X
được ghi trong quyết định cấp phép của mình. Việc làm của người dân thôn X là thực
hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền khiếu nại.

B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền tự do ngôn luận.
18


Câu 36(VD): Gia đình ông G nhận được quyết định của xã về việc thu hồi một phần đất
ở của gia đình để làm đường giao thông. Gia đình ông G không đồng ý và không biết
phải làm gì. Em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây phù hợp với pháp luật để giúp gia đình
ông G?
A. Thuê luật sư để giải quyết
B. Phải chấp nhận vì đó là quyết định của xã, không thể thay đổi
C. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã
D. Viết đơn khiếu nại gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện
Câu 37 (VDC): Chị H là công nhân hợp đồng tại công ty X. Sau thời gian nghỉ chế độ,
chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng của Giám đốc công ty X vì lý do đã tìm
được người thay thế trong thời gian chị nghỉ sinh con. Theo em, chị H cần phải làm gì để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

A. Gửi đơn khiếu nại đến Trưởng phòng nhân sự.
B. Gửi đơn tố cáo sai phạm của Giám đốc.
C. Viết đơn yêu cầu Giám đốc xem xét lại.
D. Nộp đơn khiếu nại đến Giám đốc công ty.
Câu 38 (VDC):Chị L là kế toán của xã H. Nhiều lần chị phát hiện ông chủ tịch xã có
hành vi khai khống, gian lận trong chi tiêu tài chính của xã . chị đã khuyên can nhưng
ông Chủ tịch dọa đuổi việc chị. Hãy giúp chị L lựa chọn cách nào phù hợp với quy định
của pháp luật trong số những cách dưới đây?
A. Lờ đi coi như không biết hành vi đó của ông chủ tịch xã
B. Nói cho mọi người trong cơ quan biết về hành vi của ông chủ tịch xã
C. Viết đơn tố cáo ông chủ tịch xã và gửi lên huyện
D. Báo cáo hành vi của ông chủ tịch xã với công an huyện
Câu 39 (VDC):Anh Q – Trưởng công an xã – Đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình
ông N tháo dỡ công trình đang xây với lý do tự ý xây dựng trái phép. Ông N không tháo
dỡ vì cho rằng trưởng công an xã đã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N
đã viết đơn kiện trưởng công an xã lên Tòa án nhân dân huyện. Theo em, việc ông N viết
đơn kiện anh Q như vậy là
A. Hoàn toàn hợp lý
B.Thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
C. Vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
D. Không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Câu 40 (VDC): Hai cán bộ quản lí thị trường đã nhận của bà S một số tiền để cho phép
bà bán một số mặt hàng không có trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Biết được
việc này, bà T muốn phản ánh với cơ quan Nhà nước. Theo em, bà T phải làm thế nào
cho phù hợp với pháp luật?
A. Gửi đơn khiếu nại đến Thanh tra tỉnh.
B. Nộp đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
19



C. Đưa đơn tố cáo đến Công an tỉnh.
D. Gửi đơn tố cáo đến Chi cục quản lí thị trường tỉnh.
Sau khi nắm được kiến thức cơ bản thông qua kỹ năng nhớ các từ khóa các em
được thực hành vận dụng kiến thức vào làm các câu hỏi thuộc các cấp độ nhận thức. Qua
đó, các em khắc sâu nội dung kiến thức bài học làm hành trang bước vào kỳ thi THPT
quốc gia. Đặc biệt, giáo viên dạy ôn thi THPT quốc gia cần củng cố kiến thức thông qua
việc làm đềthi.
1.2.2. Vận dụng làm một số đề minh họa
Đề số 1
Câu 81: Theo quy định của pháp luật, công dân tự tiện mở thư của người khác là vi phạm
quyền đượcbảo đảm an toàn và bí mật
A. an sinh xã hội.
tín.

B. di sản quốc gia.

C. thông tư liên ngành. D. thư tín, điện

Câu 82: Nhà nước áp dụng các biện pháp cho người có hoàn cảnh khó khăn được vay
vốn ưu đãi để sảnxuất, kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật về
phát triển các lĩnh vực xã hội?
A. Triệt tiêu cạnh tranh.
B. San bằng thu nhập.
C. Duy trì lạm phát.

D. Xóa đói, giảm nghèo.

Câu 83: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng, sản xuất và kinh doanh mở
rộng thì lượngcung hàng hóa
A. tăng.


B. giữ nguyên.

C. giảm.

D. ổn định.

Câu 84: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận về việc làm có trả công, điều kiện lao động,
quyền và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và
A. chủ doanh nghiệp. B. chủ đầu tư.
diện.

C. người lao động.

D.

người

đại

Câu 85: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện
quyền thamgia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. lãnh thổ.

B. cơ sở.

C. cả nước.

D. quốc gia.


Câu 86: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi
chúng để tạo racác sản phẩm
A. bảo mật các nguồn thu nhập.
B. đo lường tỉ lệ lạm phát.
C. cân đối ngân sách quốc gia.

D. phù hợp với nhu cầu của mình.

Câu 87: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp
luật quy địnhphải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật. B. áp dụng pháp luật.
pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D.

sử

dụng

Câu 88: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được
20


tiến hành khiđủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. bạo lực gia đình.
C. tội phạm đang lẩn trốn.

B. phương tiện gây án.

D. người đang bị truy nã.

Câu 89: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật
chấm dứt
A. mọi nhu cầu cá nhân.
B. tất cả các quan hệ dân sự.
C. hành vi trái pháp luật.

D. quyền để lại tài sản thừa kế.

Câu 90: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và
quan hệ tàisản là vi phạm
A. công vụ.

B. quy chế.

C. hành chính.

D. dân sự.

Câu 91: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải
A. có người thân bảo lãnh.
B. chịu trách nhiệm pháp lí.
C. thực hiện việc tranh tụng.

D. hủy bỏ đơn tố cáo.

Câu 92: Một trong những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng
hóa là
A. chiếm lĩnh ngân sách quốc gia.

B. khuyến khích sản xuất tự cung, tự
cấp.
C. kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

D. bảo mật tỉ lệ lạm phát kinh tế.

Câu 93: Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền khiếu nại khi nhận
được
A. thông báo tuyển dụng nhân sự.
B. kế hoạch giao kết hợp đồng lao
động.
C. phiếu thăm dò ý kiến cá nhân.
D. quyết định buộc thôi việc không rõ lí
do.
Câu 94: Công dân vi phạm pháp luật dân sự khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ. B. Khai thác tài nguyên trái phép.
C. Vay tiền không trả đúng thời hạn hợp đồng. D. Tổ chức gây rối phiên tòa.
Câu 95: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không
xuất phát từ
A. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.
B. nền kinh tế tự nhiên.
C. lợi ích kinh tế đối lập.

D. điều kiện sản xuất khác nhau.

Câu 96: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,
sức khỏecủa công dân?
A. Đầu độc nạn nhân. B. Tra tấn tội phạm.
tin.


C. Đe dọa giết người. D. Giải cứu con

Câu 97: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Quản lí sản xuất.
cất trữ.

B. Tiền tệ thế giới.

C. Thước đo giá trị.

D. Phương tiện
21


Câu 98: Theo quy định của pháp luật, nguyên tắc nào dưới đây không áp dụng khi thực
hiện
giao
kết
hợp đồng lao động?
A. Trực tiếp.

B. Bình đẳng.

C. Tự nguyện.

D. Ủy quyền.

Câu 99: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thânthể của công dân?
A. Khống chế tội phạm. B. Đe dọa giết người. C. Bắt cóc con tin.

nhân.

D. Theo dõi nạn

Câu 100: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được
phát triển củacông dân?
A. Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
B. Đăng kí sở hữu trí tuệ.
C. Khuyến khích để phát triển tài năng.

D. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

Câu 101: Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông P, anh T đã tự
ý xông vàonhà ông P để tìm vợ. Anh T vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
D. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín.
Câu 102: Anh D là trưởng đoàn thanh tra liên ngành lập biên bản xử phạt và tịch thu toàn
bộ số mỹ phẩm giả mà cơ sở T đã sản xuất. Anh D đã thực hiện pháp luật theo hình thức
nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp
luật.
Câu 103: Anh T quyết định mua nhà sớm hơn dự định khi nhận thấy giá bất động sản trên
thị trường giảm mạnh. Anh T đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung cầu?
A. Cung - cầu ngang bằng với giá cả.
B. Giá cả giảm thì cầu tăng.
C. Cung - cầu tách biệt với giá cả.

D. Giá cả tăng thì cầu giảm.


Câu 104: Trường X thường xuyên bổ sung nhiều loại sách trong thư viện để phục vụ nhu
cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát
triển ở nội dung nào dưới đây?
A. Nhận chế độ ưu đãi.
B. Được cung cấp thông tin.
C. Hưởng dịch vụ truyền thông.

D. Bảo trợ quyền tác giả.

Câu 105: Trong ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì anh P đang bị tạm
giam để điềutra nên nhân viên tổ bầu cử đã mang hòm phiếu phụ đến trại tạm giam và
hướng dẫn anh P bỏ phiếu.Anh P đã được thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Ủy quyền. B. Trực tiếp. C. Đại diện. D. Công khai.
Câu 106: Khi thấy nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường tăng cao, anh A đã chuyển đổi
từ trồng câyhồ tiêu sang trồng cây cà phê nên thu được nhiều lợi nhuận. Anh A đã vận
22


dụng tác động nào dưới đâycủa quy luật giá trị?
A. Thu hút nguồn ngân sách quốc gia.
B. Thay đổi đồng bộ cơ cấu nền kinh tế.
C. Bảo lưu mọi quy trình sản xuất.
hóa.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng

Câu 107: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố
là vi phạmquyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết.

B. Quản trị truyền thông.
C. Tự do ngôn luận.

D. Quản lí nhân sự.

Câu 108: Công ty X đẩy mạnh sản xuất máy in thế hệ mới đáp ứng kịp thời nhu cầu
khách hàng và thu được lợi nhuận cao. Công ty X đã vận dụng chức năng nào dưới đây
của thị trường?
A. Điều hành.
B. Thông tin.
C. Tham vấn.
D. Hoạch định.
Câu 109: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng
công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ
sơ đầy đủ của ông B theo yêucầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả
thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V được chị N chia
tiền để làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N vàanh V có quan hệ tình cảm khiến uy
tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyềnbình đẳng trong kinh
doanh?
A. Ông A, anh V, chị N và ông B.
B. Ông A, chị N và ông B.
C. Ông A, anh V và chị N.
D. Chị N, anh V và ông B.
Câu 110: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang,
đe dọa giếtnên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên
quan đến lĩnh vực thiết kế.Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý
chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kếmới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là
tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên.Những ai dưới đây đã vi phạm quyền
sáng tạo của công dân?
A. Anh K và chị S. B. Anh K, ông N và chị S.

C. Anh K và ông N. D. Anh K, chị S, ông N và anh T.
Câu 111: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã
va chạm vớixe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang
cùng vợ là bà S bán hàngrong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố
tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gươngxe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách
nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Bà S và ông K.
B. Anh H, bà S và ông K.
C. Anh H, bà S và chị M.
D. Anh H và ông K.
Câu 112: Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh P
chồng chị làphóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của
đơn vị sai mục đích. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên
cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu
23


ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận
của công dân?
A. Anh P, ông M và chị T.
B. Anh P, ông M và chị H.
C. Anh P và ông M.
D. Ông M và chị H.
Câu 113: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ lâm nghiệp bắt giam tại một
hạt kiểm lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau
chị P mới đến thăm chồng.Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm
anh K nên bị đồng nghiệp của anh K là anhM giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi
công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công
an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khảxâm phạm về thân
thể của công dân?

A. Anh K, anh M và anh A.
B. Anh K, anh M và ông Q.
C. Anh K và anh M.
D. Anh M và ông Q.
Câu 114: Thấy vợ mình là chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công
tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô
tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông T điều
khiển xe chạy sai làn đường nên bị anhH cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm
triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt
thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại
vừa bị tố cáo?
A. Ông T, anh H và anh K.
B. Ông T, anh H, anh K và anh N.
C. Anh H và anh K.
D. Ông T và anh H.
Câu 115: Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối mức kinh
phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng chị K là thư kí
cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát hiện và phê phán việc
này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M rakhỏi cuộc họp. Sau đó, chị G là con gái bà M đã viết
bài nói xấu ông A trên mạng xã hội.Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí
nhà nước và xã hội của công dân?
A. Ông A và chị G.
B. Ông A, chị K, chị G và bà M.
C. Ông A và chị K.
D. Ông A, chị K và chị G.
Câu 116: Phát hiện anh B lấy trộm xe máy, anh T đã bắt trói rồi giải anh B đi khắp làng
để cho mọi người cùng biết. Nhằm gây sức ép để anh mình được thả, anh E là em trai của
anh B đe dọa đốt nhà anh T. Anh P là sinh viên đã ghi hình toàn bộ sự việc rồi đưa lên
mạng xã hội khiến gia đình anh B rất xấu hổ. Những ai dưới đây vi phạm quyền được
pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Anh T, anh P và anh B.
B. Anh T và anh E.
C. Anh T và anh P.

D. Anh T, anh B và anh E.

Câu 117: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao
cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi
giúp mình pha chế phẩm màu,chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng
đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩmmàu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự
24


pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất.Những ai dưới đây vi phạm pháp luật
hành chính?
A. Bà S, ông M và chị T.
B. Bà S, bà N và ông M.
C. Bà S, chị T và bà N.

D. Bà S, ông M, chị T và bà N.

Câu 118: Vì con trai là anh C kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã
thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh C
sống chung như vợ chồng vớichị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số
tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏinhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông
gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn
nhân và gia đình?
A. Bà G, anh C, bà T và chị H.
B. Bà G, chị D và anh C.
C. Bà G, anh C, chị H và chị D.


D. Bà G, anh C và chị H.

Câu 119: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại
học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K,
anh M đã làm đơn tố cáonên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng
thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh K và anh N.
B. Ông H và anh P.
C. Anh P, anh N và ông H.

D. Ông H, anh P và anh K.

Câu 120: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, chị A viết phiếu bầu
và bỏ phiếu vào hòm phiếu giúp cụ K là người không biết chữ. Sau đó, chị A phát hiện
anh B và anh C cùng bàn bạc, thống nhất viết phiếu bầu giống nhau nên yêu cầu hai
người làm lại phiếu bầu. Tuy nhiên, anh Bvà anh C không đồng ý và mỗi người tự tay bỏ
phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử
trực tiếp?
A. Chị A, cụ K và anh C.
B. Anh B và anh C.
C. Chị A và cụ K.
D. Chị A, anh B và anh C.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá
trình sản xuất là
A. laođộng.
sứclaođộng.

B. tư liệu lao động.


C. đối tượng lao động.

D.

Câu 2: Trong một cuộc thi thiết kế nhà đô thị thông minh, chị M đã nhờ anh V thiết kế và
để mình đứng tên tác giả. Vì không có ý tưởng mới nên khi thấy bạn mình là anh T đang
thiết kế nhà cho khách hàng, anh V đã lấy rồi đưa cho chị M. Chị M đã dùng mẫu thiết kế
đó tham gia cuộc thi và đạt giải nhất. Anh H là em của anh V trong một lần mượn máy tính
của anh trai đã nhìn thấy bản thiết kế trên nên sao chép và sửa tên tác giả thành tên mình
sau đó chia sẻ trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo?
A. Anh V và chị M.

B. Anh V và anh T.

C. Chị M và anh T.

D. Chị M, anh V và anh H.
25


×