Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.56 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------

Phan Hữu Thành

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
ĐẤT MẶN Ở VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUÂṆ VĂN THACC̣ SĨKHOA HOCC̣

1

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------

Phan Hữu Thành

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG
ĐẤT MẶN Ở VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành: Khoa hocC̣ Môi Trƣờng
Mã số: 60440301

LUÂṆ VĂN THACC̣ SĨKHOA HOCC̣

̃



NGƢỜI HƢỚNG DÂN KHOA HOCC̣: PGS.TS. Phạm Quang Hà

Hà Nội – Năm 2014
2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học: “Đánh giá diễn biến chất
lƣợng môi trƣờng đất mặn ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long”, trƣớc tiên
tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Phạm Quang Hà đã hƣớng dẫn tận tình,
chu đáo, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Viện Môi trƣờng Nông nghiệp,
đặc biệt là các cán bộ nghiên cứu Bộ môn Hóa Môi Trƣờng – Viện Môi trƣờng
Nông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa Môi trƣờng –
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã truyền đạt cho tôi những bài giảng bổ
ích và quý giá.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia
sẽ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc
sĩ khoa học.

Tác giả

Phan Hữu Thành

3



MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 9
2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................... 10
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................ 10
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN................................................................................. 11
1.1. Khái niệm, nguồn gốc phát sinh, phân loại và đặc điểm đất mặn................11
1.1.1. Khái niệm............................................................................................. 11
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh............................................................................. 11
1.1.3. Phân loại đất mặn................................................................................ 12
1.1.4. Đặc điểm của đất mặn.......................................................................... 14
1.2. Vi hình thái và khoáng sét của đất mặn....................................................... 15
1.2.1. Đặc điểm vi hình thái đất mặn.............................................................. 15
1.2.2. Khoáng sét............................................................................................ 17
1.3. Tổng quan nghiên cứu về môi trƣờng đất mặn........................................... 19
1.3.1. Thế giới................................................................................................. 19
1.3.2. Đồng bằng sông Cửu Long................................................................... 23
1.3.2.1. Quá trình mặn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long.........................23
1.3.2.2. Quản lý và sử dụng đất mặn.............................................................. 28
1.4. Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long................................... 30
1.4.1. Vị trí địa lý............................................................................................ 30
1.4.2. Địa hình, địa mạo................................................................................. 30
1.4.3. Khí tượng, thủy văn.............................................................................. 31
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 35
2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 35
2.2. Đối tƣợng.................................................................................................... 35
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 35

4



2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ................................................................
2.4.2. Phương pháp kế thừa .............................................................................
2.4.3. Phương pháp quan trắc thực địa ...........................................................
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu đất ......................................................................
2.4.5. Phương pháp phân tích mẫu đất trong phòng thí nghiệm .....................
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................
3.1. Tình hình sử dụng đất mặn trong sản xuất nông nghiệp ở ven biển đồng
bằng sông Cửu Long .....................................................................................
3.1.1. Diện tích và phân bố ..............................................................................
3.1.2. Thưcc̣ trangc̣ sử dụng đất mặn ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long .....
3.1.3. Các hệ thống canh tác trên đất mặn ......................................................
3.1.4. Sử dụng phân bón trên đất mặn .............................................................
3.2. Hiện trạng và biến động chất lƣợng môi trƣờng đất mặn ở ven biển đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 2009 – 2013 ................................................
3.2.1. Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất mặn ...............
3.2.2. Đánh giá biến động chất lượng môi trường đất mặn giai đoạn 20092013 ........................................................................................................
3.3. Phân tích nguyên nhân gây biến động diện tích đất mặn ..............................
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý môi trƣờng đất mặn khu vực nghiên cứu ............
3.4.1. Giải pháp quản lý ...................................................................................
3.4.2. Giải pháp công trình ..............................................................................
3.4.3. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................
3.4.4. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng .................................................
3.4.5. Giải pháp quy hoạch ..............................................................................
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................

5



4.1. Kết luân....................................................................................................... 68
4.2. Kiến nghi .C̣ ................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 70
PHỤ LỤC............................................................................................................. 76

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ
THỊ Bảng 1.1. So sánh các hệ phân loại cho nhóm đất mặn
Bảng 1.2: Hàm lƣợng khoáng vật (%) trong cấp hạt sét của đất mặn
Bảng 1.3. Diện tích đất mặn ở một số châu lục trên thế giới
Bảng 1.4: Kết quả đánh giá nhiễm mặn vùng ĐBSCL
Bảng 1.5: Diện tích mặn hóa theo loại hình sử dụng ở bán đảo Cà Mau
Bảng 1.6. Các thông số khí tƣợng năm 2013 đo ở Rạch Giá
Bảng 1.7. Các thông số khí tƣợng năm 2013 đo ở Cà Mau
Bảng 2.1: Thống kê các điểm lấy mẫu đất mặn
Bảng 2.2: Phƣơng pháp phân tích chất lƣợng mẫu đất
Bảng 3.1: Diện tích đất mặn vùng Đồng bằng sông Cửa Long
Bảng 3.2. Biến động diện tích qua các thời kỳ
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng đất mặn vùng ven biển ĐBSCL
Bảng 3.4: Các cơ cấu cây trồng chính trên đất mặn vùng ven biển ĐBSCL
Bảng 3.5: Áp lực phân bón của đất mặn theo cơ cấu (ha/năm)
Bảng 3.6. Biến động chỉ tiêu đặc trƣng độ mặn đất giai đoạn 20092013 Bảng 3.7. Biến động các chỉ tiêu trao đổ đất mặn giai đoạn 20092013 Đồ thị 1.1 : Mức độ nhiễm mặn tại các địa phƣơng ở ĐBSCL
Đồ thị 1.2. Diễn biến các thông số khí tƣợng năm 2013 đo ở Rạch
Giá Đồ thị 1.3. Diễn biến các thông số khí tƣợng năm 2013 đo ở Cà
Mau Đồ thị 3.1. Kết quả phân tích pHH2O năm 2013
Đồ thị 3.2. Kết quả phân tích EC năm 2013
Đồ thị 3.3. Kết quả phân tích TSMT năm 2013

-

Đồ thị 3.4. Kết quả phân tích Cl năm 2013
Đồ thị 3.5. Kết quả phân tích Nahòa tan năm 2013
Đồ thị 3.6. Kết quả phân tích CEC và các cation trao đổi năm 2013
Đồ thị 3.7. Kết quả tính SAR năm 2013

7


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CEC: Dung tích hấp thu
CLSD: Cơ sở dữ liệu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FAO: Tổ chức nông lƣơng thế giới
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
IPCC: Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
NBD: Nƣớc biển dâng
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NXB: Nhà xuất bản
TSMT: Tổng số muối tan
TNMT: Tài nguyên môi trƣờng
TCN: Tiêu chuẩn ngành
UNDP: Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
SAR (Sodium adsorption ratio): Tỷ lệ hấp thụ natri
WB: Ngân hàng thế giới

8



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay Việt Nam có khoảng một triệu ha đất mặn chiếm khoảng 9,9% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
có diện tích đất mặn khoảng 0,8 triệu ha [5], chiếm chiếm 80% diện tích đất mặn cả
nƣớc. Quá trình mặn hóa đƣợc hình thành chủ yếu do bị nhiễm nƣớc mặn bởi thủy
triều hoặc do nƣớc mặn từ các dòng chảy ngầm di chuyển lên bề mặt đất. Quá trình
mặn hóa có quan hệ chặt chẽ với vị trí địa lý, địa hình, sự hình thành và mức độ
mặn, tác động của dòng chảy, sự xâm lấn của nƣớc biển và các hoạt động sản xuất
của con ngƣời. Một nguyên nhân khác của sự mặn hóa là vấn đề sử dụng nƣớc mặn
từ các kênh tiêu dẫn vào đồng ruộng khi thiếu nƣớc ngọt. Ở một số vùng có các
dòng suối nƣớc mặn ngầm rất gần với mặt đất, sƣ bốc hơi trong canh tác cây trồng
cạn cũng là nguyên nhân kéo nƣớc mặn lên làm nhiễm mặn tầng đất mặn.
ĐBSCL là một trong những đồng bằng rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và
trên thế giới, một vùng đất quan trọng trong sản xuất lƣơng thực lớn nhất nƣớc và
cũng là vùng thủy sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới trọng điểm của quốc gia nằm ở hạ
2

lƣu của lƣu vực sông Mê Kông với tổng diện tích là 39.734 km , chiếm khoảng
12% diện tích tự nhiên cả nƣớc với dân số trên 17 triệu ngƣời. Vấn đề xâm nhập
mặn của vùng ĐBSCL đang diễn ra trên phạm vi rất rộng, tập trung ở các tỉnh ven
biển ĐBSCL vùng tiếp giáp với biển Đông và Vịnh Thái Lan có tổng chiều dài
đƣờng biển trên 700 km gồm nhiều cửa sông và hệ thống kênh rạch dày đặc bao
gồm các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Long An, Sóc
Trăng, Bến Tre thƣờng xuyên chịu tác động triều biển Đông. Vào mùa khô thời tiết
diễn biến phức tạp nhiều đợt nắng nóng kéo dài kết hợp với thủy triều dâng diễn ra
theo chu kỳ hàng năm đã làm cho cho nƣớc mặn xâm nhập sâu vào nội đồng dọc
theo các triền sông nhƣ: ở Bạc Liêu mặn xâm nhập sâu 40 km, ở Cà Mau mặn xâm

nhập vào 50 km [21], đã gây ra những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, làm
tăng tính mặn trong đất. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nuôi trồng thủy sản
trong những năm gần đây đã có những bƣớc phát triển nhảy vọt, cơ cấu ngành có sự

9


chuyển dịch mạnh theo hƣớng phát triển nuôi trồng thủy hải sản do liên tục gia tăng
diện tích nuôi trồng, trong đó có nhiều diện tích lúa đƣợc chuyển sang nuôi tôm,
nhiều diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá nhƣờng chỗ cho phát triển thủy sản đã
làm gia tăng thêm diện tích đất mặn cho vùng ĐBSCL. Chính vì vậy việc “Đánh
giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông Cửu
Long” sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng đất mặn phục vụ sản
xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL phát triển bền vững.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định diễn biến chất lƣợng đất mặn theo thời gian và không gian giai

đoạn đoạn 2009-2013.
- Tìm hiểu các biện pháp canh tác và định hƣớng các giải pháp quản lý môi

trƣờng đất mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở địa bàn
nghiên cứu
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Cung cấp nguồn cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất
mặn ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, qua đó định hƣớng các giải pháp
quản lý và sử dụng đất mặn một cách hợp lý.

10



CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm, nguồn gốc phát sinh, phân loại và đặc điểm đất mặn
1.1.1. Khái niệm
Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan (1-1,5% hoặc hơn). Những loại muối
tan thƣờng gặp trong đất mặn là: NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3...
Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (Nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển,
nguồn gốc vi sinh vật...), nhƣng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành
phần khoáng của đá núi lửa, trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa
tan tập trung chủ yếu ở những dạng địa hình trũng, không thoát nƣớc. Ở vùng nhiệt
đới, mƣa nhiều nhƣ Việt Nam, sự phong hóa đã xảy ra mạnh mẽ, tất cả những loại
muối kể cả muối khó tan nhƣ CaCO 3, CaSO4, v.v... cũng bị hòa tan và rửa trôi ra
sông ra biển [10].
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh
Đất bị mặn hóa do hàng loạt nguyên nhân có quan hệ với nhau. Tuy nhiên, sự
phong hóa của các đá và khoáng vật của vỏ trái đất là nguồn cung cấp muối tan chủ
yếu cho đất và cho biển. Nguồn gốc các muối của một khu vực nào đó có thể do
một hoặc một số những yếu tố sau đây [23, 41]
- Các quá trình phong hóa: Muối đƣợc hình thành trong đất do các quá trình

phong hóa. Trong các điều kiện ẩm ƣớt muối trong đất theo nƣớc di chuyển ra suối,
sông, biển và đại dƣơng. Do đó, hiếm khi thấy ở các vùng khí hậu ẩm ƣớt có đất
mặn lục địa. Trong điều kiện khô hạn và bán khô hạn, các sản phẩm phong hóa tích
tụ tại chỗ và hình thành nên đất mặn và đất mặn kiềm.
- Tưới bằng nước mặn: Một hiện tƣợng thƣờng thấy ở các vùng khí hậu khô

hạn và bán khô hạn là sự có mặt của nƣớc ngầm chứa muối. Việc khai thác nƣớc
ngầm để tƣới ngày càng tăng lên do thiếu nguồn nƣớc mặt và đây chính là nguyên
nhân làm cho đất bị mặn.
- Mực nước ngầm nông: Do việc quản lý tƣới tiêu chƣa tốt, sau khi tƣới mực


nƣớc ngầm dâng lên, ở một số khu vực mực nƣớc ngầm thậm chí dâng lên với tốc

11


độ rất cao: 1-2 m/năm. Nƣớc ngầm chứa muối leo lên theo mao quản làm cho đất bị
mặn. Sự bốc hơi vùng đọng nƣớc cũng có thể đƣa lƣợng muối đáng kể lên mặt đất.
- Muối hóa thạch: Sự tích lũy muối tại vùng khô hạn thƣờng bao gồm cả

“muối hóa thạch” có nguồn gốc từ các trầm tích hoặc dung dịch bị giữ lại trong các
trầm tích biển trƣớc đây. Sự giải phóng muối có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc
do các hoạt động của con ngƣời.
- Chuyển động của muối: Các muối hòa tan có xu hƣớng di chuyển từ nơi

cao đến nơi thấp, từ nơi ẩm đến nơi khô hơn, từ ruộng đƣợc tƣới đến ruộng không
đƣợc tƣới,… Muối cũng có thể tích tụ ở những nơi mà việc tiêu nƣớc hạn chế do
việc xây dựng hệ thống thủy lợi và các hoạt động khác.
- Xâm nhập nước biển: Ở các vùng ven biển, đất bị nhiễm mặn thông qua các

con đƣờng: (i) khi thủy triều lên làm ngập đất, (ii) nƣớc biển đi vào đất liền qua các
sông, (iii) dòng nƣớc ngầm, (iv) các thể khí chứa muối, có thể di chuyển vào sâu
trong đất liền, sau đó đƣợc mƣa đƣa xuống đất. Sau một thời gian dài, sự tích lũy
này có thể làm cho đất bị mặn.
- Phân bón hóa học và các chất thải: Việc sử dụng phân bón hóa học, phân

chuồng trong nông nghiệp ngày càng tăng lên, ảnh hƣởng trực tiếp đến tích lũy
muối trong đất không đáng kể, song tác động gián tiếp có thể làm tăng thêm tốc độ
nhiễm mặn của đất.
1.1.3. Phân loại đất mặn

Căn cứ vào quá trình phát sinh, tính chất, đặc điểm, mối quan hệ với sự sinh
trƣởng của cây trồng và theo yêu cầu của sử dụng và cải tạo đất, đất mặn đƣợc chia
thành hai loại chính.
(1) Đất mặn: Là đất chứa muối tan trung tính, có hại đối với sự sinh trƣởng

của hầu hết các loại cây trồng. Các muối tan chủ yếu là natri clorua và natri sunphat.
Tuy nhiên, trong đất mặn cũng chứa canxi, magiê clorua và canxi, magiê sunphat.
Có một số tiêu chí để phân loại đất mặn nhƣ sau:
- Theo thành phần và tỷ lệ giữa các loại muối: Đất mặn clorua, đất mặn

sunphat, đất mặn clorua – sunphat và đất mặn sunphat – clorua [24, 32].

12


- Theo mức độ mặn: Đất mặn ít, đất mặn trung bình và đất mặn nhiều [32,

44].
- Theo nguồn gốc muối: Đất mặn lục địa, đất mặn ven biển [24].
- Theo nguyên nhân gây mặn: Đất mặn nguyên sinh (do mẫu chất chứa nhiều

muối, do nƣớc ngầm ở nông…) và đất mặn thứ sinh (do tác động của con ngƣời gây
nên: tƣới lƣợng nƣớc quá lớn làm dâng mực nƣớc ngầm mặn, dùng nƣớc lợ, nƣớc

mặn để tƣới vào đồng ruộng,…) [24].
- Theo pHKCl: Đất mặn trung tính, đất mặn kiềm [24].
(2) Đất mặn kiềm: Trƣớc đây gọi là đất kiềm (Alkali), là đất chứa các muối

natri thủy phân kiềm, chủ yếu là Na 2CO3. Đất mặn kiềm khác đất mặn về tính chất
hóa học, phân bố địa lý, địa hóa và sinh học. Trong tự nhiên, các loại muối natri

không xuất hiện tách biệt nhau hoàn toàn. Trong hầu hết các trƣờng hợp, hoặc các
muối trung tính, hoặc muối thủy phân kiềm đóng vai trò quyết định trong quá trình
hình thành đất và tính chất của chúng [40].
Đất mặn kiềm thoái hóa: Đƣợc gọi là một giai đoạn phát triển của đất do kết
quả của sự trôi muối, có xu hƣớng làm cho chất hữu cơ và sét chuyển xuống dƣới
phẫu diện, hình thành một lớp chặt có màu sẫm, mặt trên có ranh giới rõ rệt. Loại
này có diện tích lớn ở miền Tây Canada, Australia và Mỹ [40, 43, 48].
Trên thế giới hiện có 3 trƣờng phái phân loại đất chính đó là: Phân loại theo
nguồn gốc phát sinh, phân loại định lƣợng theo FAO-UNESCO và Soil Taxonomy
[3, 46, 53].
Bảng 1.1. So sánh các hệ phân loại cho nhóm đất mặn
Việt Nam
Nhóm đất mặn
1.

Đất mặn sú, vẹt, đƣớc

2.

Đất mặn nhiều

3.

Đất mặn trung bình và

ít
Nguồn: Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa, 2001 [31].

13



1.1.4. Đặc điểm của đất mặn
+

Do tác động của ion Na nên đất mặn có độ trƣơng lớn khi gặp nƣớc và
giảm thể tích mạnh khi khô, làm cho đất mặn hay nứt nẻ và có thể tạo thành các
váng muối màu trắng trên mặt đất. Hiện tƣợng trƣơng và co mạnh đó thƣờng đƣợc
giải thích bằng khả năng tán keo của natri [40].
Trong đất mặn, hàm lƣợng muối tan thay đổi khá rộng và có xu thế tăng dần
-

2-

-

theo chiều sâu: các ion thƣờng có trong đất mặn gồm: Anion Cl , SO4 , HCO3 và
+

2+

2+

+

cation Na , Mg , Ca ,… trong đó nồng độ Na chiếm cao nhất, tiếp đến là Mg

2+

2+


và Ca . Qua nghiên cứu ngƣời ta nhận thấy rằng: Nếu đất chỉ chứa một loại muối
tan sẽ độc hơn rất nhiều so với đất có cùng độ mặn nhƣng chứa nhiều loại muối tan
khác nhau. Hiện tƣợng này đƣợc giải thích bằng sự đối kháng ion [24].
Phẫu diện đất mặn thƣờng khá đồng đều từ trên xuống dƣới, hàm lƣợng hữu
cơ thƣờng ~ 1%. Độ pH của đất mặn có liên quan chặt với hàm lƣợng muối NaCl,
+

H2CO3 và Na trao đổi trong đất. pH đất có thể tăng lên sau khi rửa mặn, kèm theo
tăng H2CO3. Nhiều tác giả cho rằng sự xuất hiện của H 2CO3 có liên quan đến hô
hấp của rễ cây (CO2 + H2O = H2CO3 và xuất hiện NaHCO3 là một muối thủy phân
kiềm) [40].
Đất mặn của Việt Nam có đặc điểm sau:
- Đất mặn sú, vẹt, đước: Có dạng bùn lỏng, lầy, rất mặn, phản ứng trung tính

đến kiềm. Hàm lƣợng mùn trong đất cao do lá, rễ cây phân hủy, hàm lƣợng Na và
K2O tổng số từ khá đến giàu, P 2O5 tổng số trung bình, cation trao đổi từ trung bình
đến khá. Hạn chế lớn nhất của loại đất này là độ mặn quá cao và thƣờng bị ngập bởi
thủy triều nên chủ yếu đƣợc sử dụng để phát triển rừng ngập mặn hoặc nuôi trồng
thủy sản [31].
-

- Đất mặn nhiều: Đất có hàm lƣợng TSMT > 1%, lƣợng Cl > 0,15%, độ dẫn
0

điện (EC) thƣờng lớn hơn 2 dS/m ở 25 C. Đất mặn nhiều thƣờng chứa các chất dinh
dƣỡng ở mức trung bình đến khá, độ no bazơ thƣờng cao, pH trung tính song hàm
lƣợng mùn không cao vì muối của axit mùn kết hợp với Na thành Na-humat dễ tan

14



và rửa trôi. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, rất dẻo dính khi có nƣớc
và co lại, nứt nẻ khi khô [31].
-

- Đất mặn trung bình và ít: Đặc điểm cơ bản là đất ít mặn, hàm lƣợng Cl <

0,15% và EC < 2 mS/cm. Đất có phản ứng trung tính ít chua, pH KCl: 6-8, càng
2+

xuống sâu pH có xu hƣớng tăng do nồng độ muối cao hơn, tỷ lệ Ca /Mg

2+

< 1.

Hàm lƣợng đạm tổng số trung bình (0,09-0,18% N), lân tổng số từ trung bình đến
nghèo (0,05-0,17% P2O5), kali tổng số từ trung bình đến giàu (1,5-2,5% K 2O). Tuy
nhiên đất có hàm lƣợng lân dễ tiêu nghèo. Đất mặn trung bình và ít có khả năng
trồng trọt và cho năng suất cao [31].
- Đất mặn kiềm: Có hai loại: (i) cà giang muối chứa nhiều Na 2CO3 làm thành

những đốm trắng nổi lên mặt đất, khi trời khô nắng tạo thành các váng nên ngƣời
dân địa phƣơng còn gọi là vùng đất “cát lồi”; (ii) cà giàng dầu: Có màu đen hay
xám đen do chứa nhiều chất hữu cơ, pH thƣờng cao hơn 9 [31].
1.2. Vi hình thái và khoáng sét của đất mặn
1.2.1. Đặc điểm vi hình thái đất mặn
Đất mặn hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong môi
trƣờng của nƣớc biển, do trầm tích biển hoặc ảnh hƣởng của nƣớc mặn tràn hoặc mặn
mạch ven biển cửa sông. Đất có đặc tính mặn và không có tầng sulfidic, cũng nhƣ tầng

sunfuric trong phẫu diện đất. Đất có màu nâu tƣơi hoặc nâu nhạt, do bị nhiễm mặn nên
có ánh sắc tím, xuống sâu có thể là màu xám nâu hoặc xám đen do có tích lũy xác hữu
cơ. Đây là nhóm đất hình thành trên các trầm tích biển hoặc hỗn hợp sông – biển tuổi
Holocene, không có tầng phèn xuất hiện trong vòng 0 - 125 cm, phân bố trong khu vực
còn chịu ảnh hƣởng của thủy triều mặn ngập tràn bề mặt và ít nhiều vẫn còn thảm thực
vật rừng ngập mặn phát triển, đƣợc xếp vào đất mặn sú, vẹt, đƣớc. Về hình thái, toàn
bộ cột đất là những lớp sét dẻo, dính, thƣờng ít hữu cơ, không thuần thục đến bán
thuần thục, tầng mặt thƣờng ở dạng bùn lỏng bão hòa muối NaCl, nhiều hữu cơ, glay
mạnh. Phẫu diện có hình thái phẫu diện kiểu A-C, A-Cg hoặc A-Bw-Cg. Dƣới kính
hiển vi có thể quan sát đƣợc trong các tầng của toàn phẫu diện đều có hàm lƣợng
tƣơng đối lớn các mảnh vụn tròn cạnh, tuy nhiên

15


cũng có những lớp với số lƣợng lớn các mảnh vụn sắc cạnh. Có số ít các mảnh
fenspat (hàm lƣợng dao động từ 0 đến 10% và phổ biến ở mức 0-3%), tuy nhiên
hầu nhƣ không quan sát đƣợc sự có mặt của các mảnh đá khác chứng tỏ đất là sản
phẩm của quá trình phong hóa mạnh và tƣơng đối triệt để. Riêng vật liệu vụn sinh
vật, bị vỡ vụn nhiều (ít vỏ nguyên vẹn) và có độ mài nhẵn cao, trong đó nhiều vỏ
đƣợc vật liệu mịn nhồi lấp vào bên trong chứng tỏ chúng đƣợc lắng đọng, tích tụ
trong môi trƣờng rất động hoặc đƣợc tái lắng đọng nhiều lần. Quan sát đƣợc các di
tích của dòng chảy cũng nhƣ sự định hƣớng của các tàn tích thực vật, sự xếp lớp và
lặp lại có tính chu kỳ của các tập trầm tích.
Nhƣ chúng ta đã biết, tại những vùng cửa sông hoặc ven biển luôn có sự xen
kẹp mang tính chu kỳ của các lớp trầm tích sông và biển. Vào mùa mƣa, nƣớc mƣa
mang theo vật liệu trầm tích theo dòng chảy của các con sông ra biển, các vật liệu trầm
tích đƣợc lắng đọng dần theo đúng trật tự từ trong lục địa ra ngoài biển (những hạt to,
khối lƣợng lớn sẽ lắng đọng trƣớc rồi đến các hạt nhỏ hơn, đến các nguyên tố) và
ngƣợc lại vào mùa khô khi nƣớc biển tràn vào lục địa, mang theo các trầm tích biển và

chúng cũng đƣợc lắng đọng theo đúng trật tự khối lƣợng và kích thƣớc nhƣ trên, chỉ
có điều nó sẽ có chiều ngƣợc lại và mỏng dần từ phía biển vào trong lục địa. Tính chu
kỳ này còn diễn ra không chỉ theo từng mùa mà theo từng ngày, từng tháng khi có ảnh
hƣởng khá rõ của chế độ thủy triều. Chình vì những điều đó mà dƣới kính hiển vi
ngƣời ta có thể quan sát đƣợc trong toàn phẫu diện đất thấy rõ sự phân bố các lớp trầm
tích có tính định hƣớng theo phƣơng nằm ngang phẫu diện (không bị vò nhàu hay uốn
nếp), các mãnh vụn phân bố đúng trật tự trầm tích trong 1 chu kỳ, tuy nhiên mức độ
dày và mỏng của tầng lớp trầm tích là khác nhau tại các chu kỳ trầm tích khác nhau.
Nếu xét về số lƣợng của các hạt có kích thƣớc từ lớn đến bé thì các lớp trầm tích hầu
hết có dạng hình nêm theo phƣơng nằm ngang. Điều đó khẳng định môi trƣờng trầm
tích là một vùng tranh chấp về động lực giữa sông và biển, tuy nhiên chúng khá ổn định
mang tính chu kỳ. Ngoài ra còn gặp các mảnh sericit dạng vẩy, muscovit phân bố lộn
xộn của hiện tƣợng đồng trầm tích.

16


Các mảnh vụn chủ yếu là thạch anh (hàm lƣợng thạch anh dao động 0-73%,
tuy nhiên phổ biến 20-45%) cấp hạt cát nhỏ, màu đỏ vàng vàng sẫm (do nhiễm
Fe2O3), xám và không màu có dạng tròn cạnh đến nữa góc cạnh, độ mài tròn tốt và
chọn lọc (trật tự phân bố) kém,... đã phản ánh nguồn gốc vật chất trầm tích là rất xa,
tuy nhiên tốc độ trầm tích là rất nhanh và sau mỗi chu kỳ, chúng ta đều quan sát
thấy dấu ấn để lại là sự lặp lại của các tập trầm tích trong toàn phẫu diện.
Tuy cùng là môi trƣờng sông-biển và quá trình là lắng đọng với sự tƣơng tác
động lực sông – biển nhƣng thành phần vật chất lắng đọng, tốc độ, thời gian lắng
đọng là khác nhau dẫn đến sản phẩm lắng đọng là khác nhau. Trong mỗi lát mỏng,
chúng ta gặp trầm tích giống nhau về mặt trật tự nhƣng khác nhau về thành phần và
cấp độ hạt hay hình thái hạt cũng nhƣ về độ dày của lớp trầm tích đó.
Sự phân bố của thành phần cấp hạt cũng nhƣ oxit sắt tự do theo chiều thẳng
đứng của phẫu diện đƣợc quyết định bởi quá trình lắng đọng trầm tích và quá trình

canh tác. Hầu hết các phẫu diện đã chỉ ra rằng sự mất sét, oxit sắt tự do cũng nhƣ
tổng số muối tan của các tầng trên là do sự rửa trôi (do các hợp chất của sắt đã biến
đổi thành dạng dễ hòa tan hơn để di chuyển xuống các tầng thấp hơn cùng với sự
ngấm nƣớc).
Kiến trúc thƣờng có dạng sét, số ít là sét pha bột cát.
Cấu tạo chủ yếu là dạng khối, khối ít lỗ hổng.
Kết tập đất chủ yếu là liên tục, toàn bộ phẫu diện đất là một khối hoàn chỉnh,
không bị phân cắt, các lớp nằm trực tiếp trên nhau bằng những đƣờng thẳng chứ
không là các đƣờng lƣợn sóng.
Hệ thống lổ hỗng ít phát triển và mức độ lấp đầy bởi các oxit, hydroxit sắt và
các khoáng vật thứ sinh là yếu.
1.2.2. Khoáng sét
Đất mặn về mặt bản chất đƣợc xem là đất phù sa nhƣng quá trình hình thành
đất thứ cấp đã ảnh hƣởng sâu sắc đến tính chất hóa học của nhóm đất này. Quá trình
mặn hóa xảy ra do ảnh hƣởng của thủy triều và nƣớc ngầm mặn làm cho đất phù sa
chuyển thành đất mặn với đặc trƣng là đất có phản ứng trung tính đến kiềm. Nhƣ

17


vậy, mặc dù có cùng nguồn gốc nhƣng đất phù sa đƣợc xem là một trong những
loại đất màu mỡ còn đất mặn lại đƣợc xem là loại đất có vấn đề.
Hàm lƣợng khoáng vật trong cấp hạt sét của đất mặn vùng đồng bằng sông
Cửu Long đƣợc tổng hợp ở bảng 1.2
Bảng 1.2: Hàm lượng khoáng vật (%) trong cấp hạt sét của đất mặn
Khoáng vật
Mica
Chlorit
Vermiculit
Smectit

Khoáng hỗn hợp (Mx)
Kaolinit
Goethit
Gibbsit
Quartz
Feldspars
Jarosit
Nguồn: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2009 [37].
Số liệu trong bảng là Mean ± SD, (-) không xác định được.
Nhìn chung thành phần và hàm lƣợng khoáng sét trong đất mặn không có sự
khác biệt nhiều. Mica chiếm hàm lƣợng cao nhất (36%) trong cấp hạt sét, tiếp đến
là kaolinit (28%) và quartz (11%). Các loại khoáng còn lại chiếm hàm lƣợng không
đáng kể (<10%).
Khoáng sét đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu và cung cấp dinh
dƣỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, mỗi loại khoáng sét lại đóng một vai trò khác
nhau. Mica đƣợc coi là kho dự trữ kali quan trọng cho cây trồng. Khi trong đất thừa

18


+

K thì mica hấp thụ vào mạng lƣới tinh thể và giải phóng ra khi cây trồng cần.
Kaolinit là một loại khoáng kém hoạt động nhƣng cùng với goethit tạo cho đất có
cấu trúc viên và trở nên tơi xốp, thoáng khí, thoát nƣớc tốt. Đồng thời kaolinit giúp
trung hòa ảnh hƣởng của các khoáng hoạt động mạnh nhƣ smectite. Vermiculit
+

đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu và giải phóng có chọn lọc NH 4 và K


+

+

cho cây trồng, đặc biệt là ở đất ngập nƣớc khi N tồn tại chủ yếu ở dạng NH 4 .
+

+

Smectit có dung tích hấp thu lớn nhƣng vì thế mà giữ chặt NH 4 và K ; đồng thời
do có khả năng co giãn mạnh nên làm cho đất chặt bí khi ƣớt và nứt nẻ khi khô.
Chlorit không đóng vai trò nhƣ một nguồn dinh dƣỡng cho cây trồng nhƣng lại có
ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng đất. Sự có mặt của chlorit có thể
trung hòa một phần các chất axit và làm giảm hàm lƣợng các kim loại gây độc
trong đất nhƣ Fe và Al. Khoáng sét tồn tại ở dạng hỗn hợp mica, vermiculit và
smectit có thể giảm vai trò có lợi của mica và vermiculit nhƣng đồng thời cũng
giảm tác động bất lợi của smectit.
Đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có thành phần khoáng sét rất phong
phú với tất cả các loại kể trên, vì vậy tác động của chúng đến dinh dƣỡng cây trồng
cũng rất đa dạng. Điều dễ nhận thấy là mica và kaolinit chiếm lƣợng chủ yếu trong
cấp hạt sét. Nhờ đó, các loại đất này có nguồn kali dễ tiêu lớn và đất có cấu trúc tơi
xốp. Đây cũng là loại đất có tính đệm lớn, khả năng chịu đựng đƣợc các tác động ô
nhiễm môi trƣờng cao. Nếu có thể cải tạo đƣợc các đặc điểm bất lợi nhƣ tính mặn
thì các loại đất này hoàn toàn có thể trở thành đất màu mỡ không kém gì đất phù sa.
1.3. Tổng quan nghiên cứu về môi trƣờng đất mặn
1.3.1. Thế giới
Năm 1979, Szabolls đã đƣa ra bản đồ phân bố đất mặn trên thế giới với tổng
diện tích 351,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các châu lục, nhiều nhất là châu Á với
195 triệu ha; ít nhất là châu Âu với 7,8 triệu ha (Bảng 1.3).


19


Bảng 1.3. Diện tích đất mặn ở một số châu lục trên thế giới
TT

Châu lục

1

Châu Á

2

Châu Mỹ

3

Châu Phi

4

Châu Đại Dƣơng

5

Châu Âu
Tổng cộng

Theo kết quả xây dựng Bản đồ đất thế giới của FAO/UNESCO (1988) [46],

trên thế giới có khoảng 397 triệu ha đất mặn và 434 triệu ha đất kiềm, không phải
toàn bộ diện tích trên thuộc đất trồng trọt nhƣng nó bao trùm toàn bộ đất bị ảnh
hƣởng của muối ở mức độ toàn cầu. Trong tổng số 230 triệu ha đất có tƣới, có 45
triệu ha bị mặn (chiếm 19,5%) và trong gần 1.500 triệu ha đất trồng cây trồng cạn
thì có 32 triệu ha bị mặn (chiếm 2,1%) ở các mức độ khác nhau (Oldeman và cộng
sự, 1991) [50].
Phát hiện và theo dõi đất mặn bằng ảnh vệ tinh Landsat đã đƣợc nghiên cứu
ở Siwa Oasis, Egypt. Nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat chụp năm 1987 và

1999 để khoanh vùng và quản lý đất mặn ở Siwa Oasis, Western Desert, Egypt. Các
tác giả đã xây dựng chỉ số nhiễm mặn (SI) trên các ảnh vệ tinh đƣợc chụp ở hai thời
điểm khác nhau và nhận thấy rằng đất mặn đã tăng lên gấp đôi qua 12 năm. Nghiên
cứu cũng đã xây dựng đƣợc một mô hình nhận dạng đất mặn dựa trên các phép tính
toán trên ảnh viễn thám [49]. Sử dụng ảnh viễn thám để đánh giá đất có vấn đề
trong đó có đất mặn cũng đã đƣợc nghiên cứu ở Inner Mongolia, Trung Quốc.
Đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về mức thiệt hại do biến đổi
khí hậu gây ra đối với bốn nƣớc: Indonexia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam, tƣơng
đƣơng 6,7% tổng giá trị GDP hàng năm của các nƣớc này vào năm 2100, gấp đôi mức
thiệt hại trung bình trên thế giới, trong đó thiệt hại do xâm nhập mặn chiếm

tỉ lệ đáng kể [39].

20


Các thí nghiệm và mô hình trình diễn đã đƣợc tổ chức ở 22 quốc gia thuộc
các khu vực sau: (1) châu Phi (Ghana, Kenya, Nigeria và Tanzania); (2) châu Á
Thái Bình Dƣơng (Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Philippines, Thái
lan và Việt Nam); (3) châu Âu (Hungary, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ); (4) châu Mỹ La
Tinh và Caribbean (Argentina, Brazil, Cuba và Mexico); (5) vùng Cận Đông

(Egypt, Iran, Syria và Tunisia). Nghiên cứu thử nghiệm cải tạo đất mặn kiềm ở
Yucheng, Shandong, Trung Quốc (Xu Yuexian và Zhang Xingquan, 1994) qua nhiều
năm sử dụng và cải tạo ghi nhận rằng diện tích đất mặn đã biến đổi rất rõ ràng tùy
thuộc vào các biện pháp canh tác khác nhau. Khu vực thí nghiệm đƣợc hình thành
năm 1966 với 9.270 ha đất canh tác, trong đó có 7.300 ha là đất mặn. Qua một số
năm cải tạo diện tích đất mặn đã giảm đáng kể nhƣng trong một thời gian dài không
quan tâm thích đáng, diện tích đất mặn ở đây lại mở rộng tới 7.000 ha vào năm
1974. Từ năm 1975 trở đi, nhờ áp dụng các chế độ tƣới tiêu thích hợp, cải thiện đặc
tính đất bằng cây trồng và phân bón, tới năm 1990 diện tích đất mặn ở đây chỉ còn
lại 2.100 ha.[44]
Công cuộc chinh phục đất mặn để nâng cao năng suất cây trồng từ trƣớc tới
nay đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định về cải tạo đất, chọn tạo giống cây trồng,
… Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự thay đổi tính chất đất mặn qua quá trình sử
dụng, mối quan hệ giữa nƣớc – hàm lƣợng muối – chất dinh dƣỡng trong các vùng
đất đã đƣợc khai phá chƣa có nhiều [47].
Talati R. P. đã tiến hành các thí nghiệm về phân bón cho lúa trên đất mặn
vùng Baramati thuộc Bombay (Ấn Độ) và rút ra kết luận: Trong những năm đầu
mới khai hóa, việc bón lân và kali là không cần thiết, nhƣng sau đó cần phải xem
xét lại. Việc tăng lƣợng đạm lên 20-25% so với mức bón bình thƣờng đã làm tăng
năng suất lúa 70-80%, urê đƣợc xem là dạng đạm tốt nhất dùng cho đất mặn.
Nghiên cứu của Yadav J. S. cho thấy độ phì nhiêu của đất mặn thƣờng thấp
do cƣờng độ nitrat hóa bị kìm hãm trong điều kiện có hàm lƣợng muối cao. Do đó
ở những loại đất này cây trồng có phản ứng rõ rệt đối với việc sử dụng đạm. Nhìn

21


chung, kali ở đất mặn là đủ đối với nhu cầu của cây trồng do bản chất đất mặn là đất
phù sa nhiễm mặn, vốn giàu kali, trong khi hàm lƣợng lân lại rất khác nhau.
Việc quản lý đất mặn đòi hỏi phải có sự phối hợp của các hoạt động nông

nghiệp dựa trên việc điều tra chi tiết và toàn diện các đặc tính đất, chất lƣợng nƣớc
và các điều kiện đặc thù của vùng nhƣ: Khí hậu, cây trồng, kinh tế, xã hội, chính
sách, môi trƣờng văn hóa và các hệ thống nông nghiệp. Không có phƣơng pháp
đơn lẻ nào có thể điều khiển đƣợc độ mặn đặc biệt là trong nông nghiệp có tƣới.
Nhằm hỗ trợ các quốc gia có vấn đề về đất mặn, FAO đã xúc tiến tăng cƣờng các
chƣơng trình thử nghiệm về các hoạt động quản lý đất phù hợp. Từ năm 1990, các
dự án hợp tác nhằm phát triển hoạt động quản lý đất mặn hợp lý đã đƣợc thực hiện.
Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu diễn biến đất mặn theo thời gian, nhiều
nghiên cứu về sử dụng và cải tạo đất mặn cũng đã đƣợc triển khai. Ở Trung Quốc,
Viện Khoa học Đất đã nghiên cứu về ảnh hƣởng của đất mặn đối với cỏ vetiver và
hiệu quả của việc sử dụng cỏ vetiver trong việc cải tạo đất ở Rudong – Jiangsu.
Ở Pakistan, ngƣời dân đã có truyền thống cải tạo đất mặn bằng cách sử dụng

nƣớc ngọt để rửa mặn nhƣng phƣơng pháp này đã tiêu thụ một lƣợng lớn nƣớc có
chất lƣợng tốt mà có thể đƣợc dùng làm nƣớc tƣới [51]. Do sự khan hiếm nƣớc
ngọt, việc cải thiện hiệu quả rửa mặn đã đƣợc tiến hành nghiên cứu (Altaf Ali Siyal.
2005). Tác giả đã tìm ra một phƣơng pháp rửa mặn rất hiệu quả gọi là “Start-Stop”,
tức là đƣa một lƣợng nƣớc vào vừa đủ rồi dừng lại và chia thành nhiều đợt, với
cách này có thể tiết kiệm đƣợc tới 90% lƣợng nƣớc sử dụng [54].
Ở Thái Lan, phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào Thực vật thuộc Trung tâm

Công nghệ Gien Quốc gia ở Bangkok sau khi nghiên cứu “Ngân hàng gien lúa” của
Thái Lan đã tìm ra một số giống lúa có sự chịu mặn cao và đang nghiên cứu phát
triển giống lúa này. Đây là những cây lúa giống có thể chịu đƣợc nƣớc chứa 2-3%
NaCl hoặc muối tan khác, môi trƣờng này gần giống với môi trƣờng nƣớc biển.
Ở Trung Quốc, Cui Hua Huang và nnk đã nghiên cứu ảnh hƣởng của tƣới

nƣớc nhiễm mặn đến tính chất đất, các mẫu đất đƣợc tƣới nƣớc nhiễm mặn với
nồng độ 0,8 g/l, 2,0 g/l và 5,0 g/l. Kết quả cho thấy độ xốp của đất giảm khi độ mặn


22


của nƣớc tƣới tăng lên, đặc biệt là đất tầng mặt; đồng thời khả năng giữ nƣớc của
đất cũng tăng lên.
Ở Liên Bang Nga, ngƣời ta đã làm thí nghiệm trên đất mặn nhiều với các

kênh tiêu tạm thời có chiều sâu 3,0-3,5 m, cách nhau khoảng 200 m với mức rửa từ
3

39.800 – 62.700 m /ha. Trong thời gian 72 ngày đã làm thoát đi một lƣợng muối
7,5 tấn/ha và làm giảm độ mặn nƣớc ngầm rất nhiều. Kết quả cho thấy, để làm giảm
độ mặn tầng nƣớc ngầm ở độ sâu 6 m cần khoảng thời gian là 23 năm với tổng mức
3

nƣớc rửa 100.000-110.000 m /ha
Nghiên cứu của Xiaoqin Daiaa và nnk về ảnh hƣởng của độ ẩm đất và độ
mặn đến sự tăng trƣởng của hoa hƣớng dƣơng. Ở mức độ mặn thấp và trung bình
hoa hƣớng dƣơng nhạy cảm ở giai đoạn trổ hoa, còn đối với độ mặn cao ảnh hƣởng
ở thời kỳ cây con. Khi độ ẩm đất cao có thể làm giảm sản lƣợng do ảnh hƣởng của

muối ở thời kỳ cây con
Tại hội nghị về quản lý đất mặn vùng châu Á – Thái Bình Dƣơng tổ chức tại
Thái Lan tháng 8/1987, Tiến sĩ Yan Hui Jun đã nhấn mạnh rằng: đất mặn cần đƣợc
quản lý và khai thác đúng đắn, bởi lẽ diện tích có thể trồng trọt đƣợc hầu nhƣ đang
bị thu hẹp và việc tăng sản lƣợng trong tƣơng lai chủ yếu dựa vào việc tăng năng
suất cây trồng. Việc tăng thêm diện tích sẽ phải dựa vào cải tạo các loại “đất có vấn
đề”, trong đó có đất mặn.
1.3.2. Đồng bằng sông Cửu Long
1.3.2.1. Quá trình mặn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quá trình mặn hóa có quan hệ chặt chẽ với vị trí địa lý, địa hình, sự hình
thành và mức độ mặn, tác động của dòng chảy và sự xâm lấn của nƣớc biển và các
hoạt động sản xuất của con ngƣời. Ở Việt Nam và ĐBSCL, đất mặn đƣợc hình
thành chủ yếu do bị nhiễm nƣớc mặn bởi thủy triều hoặc do nƣớc mặn từ các dòng
chảy ngầm di chuyển lên bề mặt đất. Một nguyên nhân khác của sự mặn hóa là sự
sử dụng nƣớc mặn từ các kênh tiêu dẫn vào đồng ruộng khi thiếu nƣớc ngọt. Ở một
số vùng nƣớc ngầm mặn, sự tăng cƣờng bốc hơi trong canh tác cây trồng cạn cũng
là nguyên nhân kéo nƣớc mặn lên làm nhiễm mặn tầng đất mặt.

23


Vấn đề mặn vùng ĐBSCL đƣợc chia làm 2 dạng:
+ Với đất mặn tự nhiên: Bản chất trong đất đã bị mặn (đƣợc hình thành

trong điều kiện tự nhiên) bao gồm các loại đất mặn, phèn mặn và cát mặn hiện tại
của vùng, diện tích có 1.135 nghìn ha, trong đó đất cát mặn (Cm) có 1,65 nghìn ha,
đất phèn mặn có 557 nghìn ha và đất mặn có 576 nghìn ha.
+ Với các loại đất khác bị nhiễm mặn: Nƣớc mặn xâm nhập sâu vào khu vực

nội đồng vào mùa khô và ảnh hƣởng của thủy triều. Điều này thể hiện khá rõ đối
với sông Vàm Cỏ ở Long An và Tiền Giang, vì hệ thống sông này không có nguồn
nƣớc ở thƣợng lƣu nên vào mùa khô nguồn nƣớc bị cạn kiệt dẫn đến nƣớc mặn
xâm nhập vào sâu có khi đến vài chục km. Kết quả đánh thực trạng đất bị nhiễm
mặn của vùng ĐBSCL cho thấy: Toàn vùng có 688 nghìn ha đất nhiễm mặn, chiếm
17% diện tích tự nhiên của vùng, trong đó: Diện tích đất nhiễm mặn nhiều có 385
nghìn ha (chiếm 9,49% diện tích tự nhiên), đất nhiễm mặn khá là 128 nghìn ha
(chiếm 3,16% diện tích tự nhiên), đất nhiễm mặn ít 174 nghìn ha (chiếm 4,31% diện
tích tự nhiên). Cụ thể sự nhiễm mặn theo nhóm đất nhƣ ở bảng 1.4:
Bảng 1.4: Kết quả đánh giá nhiễm mặn vùng ĐBSCL

Đơn vị: ha

STT

Loại đất

1

Đất cát

2

Đất gley

3

Đất phù sa

4

Đất phèn

5

Đất lên líp

6

Đất xám
Tổng

Tỷ lệ (%)


24


×