Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Hiện trạng và định hướng sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.6 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------****----------

LÊ THI ̣HẢI LINH

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN
VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG Ở TỈNH HÀ GIANG

LUÂṆ VĂN THAC ̣ SĨKHOA HOC ̣

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------***----------

LÊ THI ̣HẢI LINH

HIÊṆ TRANG ̣ VÀĐINḤ HƯỚNG SỬDUNG ̣ BÊǸ VỮNG
TAÌ NGUYÊN RỪNG ỞTINHH̉ HÀGIANG

Chuyên ngành

: KHOA HOCC̣ MÔI TRƢỜNG

Mã số

: 60440301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ VĂN THIÊṆ

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập đến nay, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em
xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Lê Văn Thiện – Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên đã hƣớng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá
trình thực hiện để hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, cô công tác tại Bộ Môn
Sinh thái Môi trƣờng, khoa Môi trƣờng đã tạo điều kiện, chỉ bảo, động viên em,
giúp em có thêm kiến thức và kỹ năng học tập, nghiên cứu.
Em cũng xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Khoa học
Môi trƣờng Tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong việc điều tra, thu thập số
liệu, nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Cũng nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những
ngƣời đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên, quan tâm, giúp em hoàn thành luận văn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Lê Thị Hải Linh


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................2
1.1 Hệ sinh thái rừng.................................................................................... 2
1.1.1 Các khái niệm cơ bản..........................................................................2
1.1.2 Phân loaịrừng...................................................................................... 3
1.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng.................................................................7
1.2.1 Bảo tồn tính đa dạng sinh học.............................................................7
1.2.2 Bảo vệ môi trƣờng đất và nguồn nƣớc...............................................8
1.2.3 Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.......................................................8
1.3. Các nghiên cứu, sử dụng bền vững tài nguyên rừng trong và ngoài nƣớc .. 8

1.3.1 Các nghiên cứu quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên thế giới
....................................................................................................................... 10
1.3.2 Các nghiên cứu quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam .. 14

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......18
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu..........................................................................18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................18
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................20
3.1 Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng
môi trƣờng hệ sinh thái rừng ở tỉnh Hà Giang....................................... 20
3.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................20
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội............................................................27
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.......................35
3.2. Hiện trạng tài nguyên đất rừng và rừng khu vực nghiên cứu.........39



3.2.1

Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp .......................

3.2.2

Đặc điểm các trạng thái rừng ................................

3.3 Hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng các loại rừng của tỉnh ....
3.3.1

Kết quả rà soát quy hoạch rừng đặc dụng .............

3.3.2

Kết quả rà soát quy hoạch rừng phòng hộ .............

3.3.3

Kết quả rà soát quy hoạch rừng sản xuất ..............

3.4. Ảnh hƣởng của các hoạt động nhân sinh tới tài nguyên rừng ........
3.4.1. Tình hình giao rừng, giao đất lâm nghiệp ........................................

3.4.2Kết quả hoạt động sản xu

3.4.3Tổ chức quản lý và sản xu

3.4.4Hoạt động chế biến gỗ và


3.4.5Các hoạt động sản xuất lâ
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ..
3.5.1. Quy hoạch sử dụng đất.....................................................................

3.5.2Giải pháp về quản lý, sử d

3.5.3Giải pháp về cơ chế chính

3.5.4Phát triển nguồn nhân lực
3.5.5Giải pháp khoa học công
3.5.6Giải pháp tạo vốn đầu tƣ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ban QLR:

Ban Quản lý rừng

BVSKBMTE – KHHGĐ: Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa
gia đình
ĐDSH:

Đa dạng sinh học

DNNN:

Doanh nghiệp nhà nƣớc


DT:

Diện tích

Hộ GĐ:

Hộ gia đình

HTX:

Hợp tác xã

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KNDP – MP:

Kiểm nghiệm dƣợc phẩm – Mỹ phẩm

NKCĐ:

Nƣơng không cố định

Nxb:

Nhà xuất bản

PCCBXH:


Phòng chống chữa bệnh xã hội

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

PCSR-KST-CT:

Phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng

QLBV ĐVHD:

Quản lý bảo vệ động vật hoang dã

QLBVSDBV:

Quản lý bảo vệ sử dụng bền vững

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT:

Tài nguyên Môi trƣờng

TTGDSK:

Thông tin giáo dục sức khỏe


UBND:

Uỷ ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại rừng Nứa............................................................................5
Bảng 1.2 Phân loại rừng Vầu............................................................................6
Bảng 1.3 Phân loại rừng Tre, luồng.................................................................. 6
Bảng 1.4 Phân loại rừng Lồ ô........................................................................... 7
Bảng 3.1 Diện tích các loại đất rừng Tỉnh Hà Giang năm 2014.....................39
Bảng 3.2 Diện tích đất Lâm nghiệp tỉnh Hà Giang phân theo chủ quản lý....41
Bảng 3.3 Diện tích đất chƣa có rừng phân theo đơn vị hành chính...............43
Bảng 3.4 Diện tích các khu rừng đặc dụng trƣớc và sau rà soát điều chỉnh...46
Bảng 3.5 Diện tích rừng phòng hộ theo đơn vị hành chính............................50
Bảng 3.6. Diện tích đất rừng phòng hộ phân theo chủ quản lý.......................51
Bảng 3.7 Quy hoạch rừng sản xuất theo đơn vị hành chính...........................53
Bảng 3.8 Diện tích đất rừng sản xuất phân theo chủ quản lý..........................54
Bảng 3.9 Kết quả khai thác gỗ và lâm sản từ 2010 - 2014............................. 57


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Tỷ lệ % diện tích đất lâm nghiệp ở Hà Giang.................................40
Hình 3.2. Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng.......................40
Hình 3.3. Tỷ lệ % diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý................42



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với các quốc gia, đó không chỉ là
cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan trọng,
giúp điều hòa khí hậu, hạn chế tác hại của lũ lụt, hạn hán, xói mòn…Ngoài ra rừng
còn có giá trị tạo nên cảnh quan du lịch, nghiên cứu khoa học.
Hà Giang là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, có diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 792.321 ha. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005: diện tích đất lâm nghiệp
và đất đồi núi chƣa sử dụng là 573.226 ha, chiếm trên 72% tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh. Vì vậy ngành Lâm nghiệp Hà Giang có vị trí, vai trò quan trọng trong việc
tạo việc làm và cải thiện đời sống của ngƣời dân vùng núi, góp phần to lớn vào sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch tài nguyên rừng của tỉnh Hà
Giang đã đƣợc tiến hành nhƣng chƣa đồng bộ và còn một số hạn chế. Điều này dẫn
đến: Có vùng chƣa đƣợc quy hoạch, có vùng quy hoạch chồng chéo và quy hoạch
chƣa hợp lý. Hậu quả là gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và chỉ đạo
kinh doanh sử dụng rừng. Thực tế trên đã làm ảnh hƣởng đến tiềm năng khai thác
của rừng, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế của tỉnh đặc biệt là phát triển kinh tế Lâm
nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn:“Hiện trạng và định hướng sử
dụng bền vững tài nguyên rừng ở Tỉnh Hà Giang” đƣợc thực hiện nhằm nghiên
cứu, đánh giá thực trạng một số loại rừng chính của tỉnh và những tác động của con
ngƣời đến hệ sinh thái rừng ở tỉnh Hà Giang, từ đó đƣa ra một số đề xuất, định
hƣớng sử dụng tài nguyên rừng hợp lý cho phát triển bền vững.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng một số loại rừng của tỉnh Hà Giang.
- Đánh giá hiện trạng một số loại rừng dƣới tác động của tự nhiên và con

ngƣời, tiềm năng phát triển chúng.

- Đề xuất và định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên rừng của tỉnh.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Hệ sinh thái rừng
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Rừng
Một đối tƣợng đƣợc xác định là rừng nếu đạt đƣợc cả 3 tiêu chí sau:
- Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ,

cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài
cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ
và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác nhƣ bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trƣờng và cảnh quan [16].
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng
trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trƣởng chậm, trên 3,0
m đối với loài cây sinh trƣởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên đƣợc coi là
rừng.
Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm
là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không đƣợc coi là rừng.
- Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên [16].
- Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có

chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên [16].
Cây rừng trên các diện tích tập trung dƣới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dƣới 20
mét đƣợc gọi là cây phân tán [16].
1.1.1.2 Hê s ̣ inh thái rừng
Hê sC̣ inh thái rƣƣ̀ng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh

vâṭrƣƣ̀ng (các loài cây gỗ , cây buị, thảm tƣơi, hê đC̣ ôngC̣ vâṭvàvi sinh vâṭrƣƣ̀ng ) và môi
trƣờng vâṭlý của chúng (khí hâụ , đất). Nôịdung nghiên cƣƣ́u hê sC̣ inh thái rƣƣ̀ng bao
gồm cảcáthể, quần thể, quần xa v ̃ àhê sC̣ inh thái , vềmối quan hê ảC̣ nh hƣởng lâñ nhau
giƣa cac cây rƣng va giƣa chung vơi cac sinh vâṭkhac trong quần xa đo, cũng nhƣ
̃

ƣ́

mối quan hê lC̣ âñ nhau giƣa nhƣng sinh vâṭnay vơi hoan canh
của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).

2

ƣ̀


1.1.2 Phân loaị rừng
1.1.2.1 Phân loại rừng theo mục đích sử dụng
- Rừng phòng hộ: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ

đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ
môi trƣờng [2].
- Rừng đặc dụng: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu

chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trƣờng [2].
- Rừng sản xuất: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các

lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng.

1.1.2.2 Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành
- Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự

nhiên [16].
+ Rừng nguyên sinh: là rừng chƣa hoặc ít bị tác động bởi con ngƣời, thiên

tai; Cấu trúc của rừng còn tƣơng đối ổn định.
+ Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con ngƣời hoặc thiên tai tới

mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
 Rừng phục hồi: là rừng đƣợc hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất

đã mất rừng do nƣơng rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
 Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm

sản khác.
- Rừng trồng: là rừng đƣợc hình thành do con ngƣời trồng [16], bao gồm:
+ Rừng trồng mới trên đất chƣa có rừng;
+ Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
+ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Theo thời gian sinh trƣởng, rừng trồng đƣợc phân theo cấp tuổi, tùy từng loại
cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.

3


1.1.2.3 Phân loại rừng theo điều kiện lập địa
- Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất [16].
- Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu


không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt [16].
- Rừng ngập nƣớc: là rừng phát triển trên các diện tích thƣờng xuyên ngập

nƣớc hoặc định kỳ ngập nƣớc [16].
+ Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có

nƣớc triều mặn ngập thƣờng xuyên hoặc định kỳ.
+ Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trƣng là rừng

Tràm ở Nam Bộ.
+ Rừng ngập nƣớc ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nƣớc ngọt ngập

thƣờng xuyên hoặc định kỳ.
- Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát [16].

1.1.2.4 Phân loại rừng theo loài cây
- Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ [16].
+ Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.
• Rừng lá rộng thƣờng xanh: là rừng xanh quanh năm;
• Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa

chiếm 75% số cây trở lên;
• Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thƣờng xanh và cây

rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.
+ Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.
+ Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo

số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.

- Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa nhƣ: tre, mai,

diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bƣơng, giang, v.v….[16]
- Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.
- Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa[16].

4


+ Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;
+ Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che

1.1.2.5 Phân loại rừng theo trữ lượng
- Đối với rừng gỗ [16]:
+ Rừng rất giàu: trữ lƣợng cây đứng trên 300 m3/ha;
+ Rừng giàu: trữ lƣợng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;
+ Rừng trung bình: trữ lƣợng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
+ Rừng nghèo: trữ lƣợng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
+ Rừng chƣa có trữ lƣợng: rừng gỗ đƣờng kính bình quân < 8 cm, trữ

lƣợng cây đứng dƣới 10 m3/ha.
- Đối với rừng tre nứa: Rừng đƣợc phân theo loài cây, cấp đƣờng kính và cấp

mật độ [16].
+ Nứa
Bảng 1.1 Phân loại rừng Nứa
Trạng thái
Nứa to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình

- Rừng nghèo (thƣa)
Nứa nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)

5


+ Vầu

Bảng 1.2 Phân loại rừng Vầu
Trạng thái
Vầu to
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)
Vầu nhỏ
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)
+ Tre, luồng

Bảng 1.3 Phân loại rừng Tre, luồng

- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)

- Rừng giàu (dày)

- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)

6


+ Lồ ô

Bảng 1.4 Phân loại rừng Lồ ô

- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)
- Rừng giàu (dày)
- Rừng trung bình
- Rừng nghèo (thƣa)
1.1.2.6 Đất chưa có rừng
- Đất có rừng trồng chƣa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhƣng cây trồng có

chiều cao trung bình chƣa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trƣởng chậm hay 3,0 m
đối với các loài cây sinh trƣởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha.
- Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chƣa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm

nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều
cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.
- Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chƣa có rừng quy hoạch cho mục

đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng,
chít, chè vè v.v…
- Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhƣng chƣa đạt tiêu


chuẩn thành rừng.
1.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng:
1.2.1 Bảo tồn tính đa dạng sinh học
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật khác nhau. Các loài sinh vật
này có mối quan hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ. Trong đó, hệ thực vật là nguồn thức ăn
và nơi cƣ trú cho các loài động vật. Ngƣợc lại, hệ động vật cũng có vai trò rất

7


quan trọng đối với thực vật, phân của chúng tạo thêm chất hữu cơ cho đất, nhiều loài
động vật giúp thụ phấn cho thực vật và phát tán thực vật đi xa.
1.2.2 Bảo vệ môi trường đất và nguồn nước
Thảm thực vật có khả năng ngăn cản một phần nƣớc mƣa rơi xuống đất, phân
phối lại lƣợng nƣớc này và điều tiết dòng chảy trên bề mặt [19]. Lƣợng nƣớc đƣợc
tán cây giữ lại sẽ chảy từ từ xuống đất. Tại mặt đất, nƣớc có thể đƣợc thấm vào đất,
bay hơi hoặc chảy trên bề mặt. Tuy nhiên, những nơi có độ che phủ càng cao, tầng
thảm mục và lớp thảm tƣơi càng dầy đã hạn chế đƣợc tốc độ dòng chảy và bốc hơi
nƣớc nên tăng khả năng thấm và giữ nƣớc của đất, bổ sung thêm cho mạch nƣớc
ngầm.
Ngoài ra, tán rừng còn làm giảm động năng của nƣớc mƣa đối với tầng đất
mặt. Đồng thời với vai trò hạn chế dòng chảy trên mặt và hệ thống rễ các cây gỗ lớn
đan xen nhau trong lòng đất đã làm giảm đáng kể lƣợng đất bị xói mòn và xạt lở đất
[19]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nơi có rừng lƣợng đất xói mòn hàng năm chỉ vào

khoảng 1- 1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi không có rừng có thể lên tới 100 -150 tấn/ha
và dòng chảy mặt tăng 3- 4 lần.
1.2.3 Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội
Từ xa xƣa rừng đã là nơi sống cung cấp thức ăn, nƣớc uống và các nhu cầu

thiết yếu khác cho sự sinh tồn của loài ngƣời [2]. Hiện nay, xã hội loài ngƣời đã có
những bƣớc tiến xa hơn rất nhiều, nhƣng việc sử dụng tài nguyên rừng vẫn đang có
chiều hƣớng ngày càng gia tăng. Nguồn tài nguyên thực vật đƣợc sử dụng chủ yếu là
các cây gỗ lớn, cây dƣợc liệu, cây ăn đƣợc, cây làm đồ thủ công mĩ nghệ, cây làm
cảnh… tài nguyên động vật nhƣ: Các loài chim, Cầy vòi, Dúi, các loài rắn, Ong đất,
Ong vò vẽ…
1.3. Các nghiên cứu, sử dụng bền vững tài nguyên rừng trong và ngoài
nước
Từ lâu việc quản lý, sử dụng rừng bền vững đã đƣợc các nhà lâm học xem là
vấn đề cơ bản. Phần lớn các học thuyết về rừng đều hƣớng vào phân tích những quy
luật sinh trƣởng, phát triển của cá thể và quần thể rừng trong mối quan hệ với các
điều kiện tự nhiên và những tác động kỹ thuật của con ngƣời làm cơ sở để xây dựng

8


những biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao năng suất và tính ổn định của hệ
sinh thái rừng [12]. Những kiến thức liên quan đến quản lý, sử dụng rừng bền vững
đƣợc trình bày trong nhiều môn học khác nhau nhƣ Lâm học, trồng rừng, quy hoạch
rừng, điều chế rừng,... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhận thức đƣợc vai
trò quan trọng của rừng với môi trƣờng và sự phát triển bền vững nói chung, vấn đề
quản lý, sử dụng rừng bền vững nói riêng đƣợc quan tâm nhiều hơn trong đó có cả
những chuyên gia lâm nghiệp, chủ rừng, chính quyền và nhiều tổ chức kinh tế - xã
hội khác.
Theo Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) thì “Quản lý, sử dụng rừng bền vững
là quá trình quản lý, sử dụng những diện tích rừng cố định, nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng nhƣ mong
muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tƣơng lai của
rừng, không gây ra những tác động tiêu cực của những môi trƣờng vật lý và xã hội”.
Theo Tiến trình Helsinki thì quản lý, sử dụng rừng bền vững và đất rừng một cách

hợp lý để duy trì tính ĐDSH, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng
thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng
trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai, ở cấp địa phƣơng, cấp quốc gia và toàn cầu,
không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác. Hai khái niệm này đã nêu
lên đƣợc mục tiêu chung của quản lý, sử dụng rừng bền vững là đạt đƣợc sự ổn định
về diện tích, bền vững về tính ĐDSH, về năng suất kinh tế và đảm bảo hiệu quả về
môi trƣờng sinh thái của rừng. Tuy nhiên, vấn đề QLSDRBV cũng phải đảm bảo tính
linh hoạt khi áp dụng các biện pháp quản lý rừng cho phù hợp với điều kiện cụ thể
của từng địa phƣơng đƣợc quốc gia và quốc tế chấp nhận. Nhƣ vậy, QLSDRBV
đƣợc hiểu là hoạt động nhằm ngăn chặn đƣợc tình trạng mất rừng, mà trong đó việc
khai thác lợi dụng rừng không mâu thuẫn với việc duy trì diện tích và chất lƣợng của
rừng, đồng thời duy trì và phát huy đƣợc chức năng bảo vệ môi trƣờng sinh thái lâu
bền đối với con ngƣời và thiên nhiên. Quản lý rừng sử dụng bền vững nhằm phát huy
đồng thời những giá trị về các mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng của rừng. Hệ thống
những biện pháp kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ phục vụ quản lý sử dụng

9


rừng bền vững thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở những kết quả nghiên cứu cụ thể về
điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của mỗi địa phƣơng [5].
Trên quan điểm kinh tế sinh thái thì hiệu quả về mặt môi trƣờng của rừng
hoàn toàn có thể xác định đƣợc bằng giá trị kinh tế. Thực chất việc nâng cao giá trị
về môi trƣờng sinh thái của rừng sẽ góp phần giảm những chi phí cần thiết để góp
phần phục hồi và ổn định môi trƣờng sống. Với ý nghĩa này, quản lý sử dụng rừng
bền vững đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn
tại lâu dài của con ngƣời và thiên nhiên.
1.3.1 Các nghiên cứu quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên thế giới

Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết ngƣời dân

vùng núi. Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác nhau nhƣ: gỗ, củi,
lƣơng thực, thực phẩm, dƣợc liệu...quan trọng hơn nữa là rừng đảm bảo những điều
kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống của ngƣời dân.
Những cố gắng trong việc quản lý bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thƣờng gây nên
những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng dân cƣ địa phƣơng với quốc gia
[12]. Từ đây, ngƣời ta nhận thức đƣợc rằng công tác QLSDRBV phải hƣớng đến

phục vụ các nhu cầu xã hội. Việc đáp ứng các nhu cầu đó phải đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên, liên tục và ổn định lâu dài. Theo tài liệu của FAO, công cụ để
QLSDRBV phải bao gồm các quy trình công nghệ, cả các chính sách kinh tế xã hội.
Nó đảm bảo các hoạt động quản lý rừng thoả mãn đồng thời những nguyên lý về kinh
tế, xã hội và môi trƣờng. Có thể nói quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là
phƣơng thức quản lý đƣợc xã hội chấp nhận, có cơ sở về mặt khoa học, có tính khả
thi về mặt kỹ thuật và hiệu quả về mặt kinh tế.
Trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20, hệ thống quản lý sử dụng bền vững tài
nguyên rừng tập trung đã thực hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia
phát triển. Trong giai đoạn này, vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng ít đƣợc
quan tâm. Vì vậy, họ chỉ biết khai thác tài nguyên rừng lấy lâm sản và đất đai để canh
tác nông nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đã dẫn đến tình trạng khai thác quá
mức tài nguyên rừng và làm cho tài nguyên rừng ngày càng bị suy thoái nghiêm

10


trọng [12]. Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa hoc
cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng nhƣ: các
nhà lâm học Đức (G.L.Hartig - 1840:Heyer - 1883; Hundeshagen - 1926) đã đề xuất
nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loài đều tuổi; Các nhà lâm học Pháp
(Gournand - 1922) và Thụy Sỹ (H. Biolley - 1922) đã đề ra phƣơng pháp kiểm tra
điều chỉnh sản lƣợng với rừng khai thác chọn khác tuổi,...

Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng đã bị suy thoái nghiêm trọng thì con
ngƣời mới nhận thức đƣợc rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhanh
chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới. Nếu theo đà mất rừng mỗi năm khoảng 15
triệu ha nhƣ số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn
toàn bị biến mất, loài ngƣời sẽ chịu những thảm hoạ khôn lƣờng về kinh tế, xã hội và
môi trƣờng.
Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn
ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến
hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ƣớc về bảo vệ và phát triển rừng
trong đó có chiến lƣợc bảo tồn (năm 1980 và điều chỉnh năm 1991).
Gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chƣơng trình hành động rừng nhiệt
đới (TFAP năm 1985), Hội nghị quốc tế về môi trƣờng và phát triển (UNCED tại
Riode Janerio năm 1992), Công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý
hiếm (CITES), Công ƣớc về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ƣớc về thay đổi
khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), công ƣớc về chống sa mạc hoá (CCD, 1996). Hiệp
định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997). Những năm gần đây, nhiều hội nghị, hội
thảo quốc tế và quốc gia về QLSDRBV đã liên tục đƣợc tổ chức. Phân tích khái niệm
về quản lý rừng bền vững của ITTO thì QLRBV là cách thức quản lý vừa đảm bảo
đƣợc các mục tiêu sản xuất, vừa đảm bảo giữ đƣợc các giá trị kinh tế, môi trƣờng và
xã hội của tài nguyên rừng. Là tổ chức đầu tiên áp dụng vấn đề quản lý rừng bền
vững ở nhiệt đới, ITTO đã biên soạn một số tài liệu quan trọng nhƣ "Hƣớng dẫn
quản lý rừng tự nhiên nhiệt đới " (ITTO, 1990), "Tiêu chí đánh giá quản lý bền vững
rừng tự nhiên nhiệt đới" (ITTO, 1992), "Hƣớng dẫn thiết lập hệ thống quản lý bền

11


vững các khu rừng trồng trong rừng nhiệt đới" (ITTO, 1993), và "Hƣớng dẫn bảo tồn
ĐDSH của rừng sản xuất trong vùng nhiệt đới" (ITTO, 1993). ITTO cũng đã xây
dựng chiến lƣợc quản lý bền vững rừng nhiệt đới, buôn bán lâm sản nhiệt đới cho

năm 2000.
Hai động lực thúc đẩy sự hình thành hệ thống QLSDRBV là suất phát từ các
nƣớc sản xuất các sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn tái lập một lâm phận sản xuất
ổn định và khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ nhiệt đới mong muốn điều tiết việc khai
thác rừng để đáp ứng các chức năng sinh thái toàn cầu. Vấn đề đặt ra là phải xây
dựng những tổ chức đánh giá QLRBV. Trên quy mô quốc tế, hội đồng quản trị rừng
đã đƣợc thành lập để xét công nhận tƣ cách của các tổ chức xét và cấp chứng chỉ
rừng. Với sự phát triển của QLSDRBV, Canada đã đề nghị đặt vấn đề QLSDRBV
trong hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Hiện nay, trên thế giới đã có bộ tiêu chuẩn quản lý sử dụng bền vững cấp quốc
gia nhƣ: Canada, Thuỵ Điển, Malaysia, Indonesia,... và cấp quốc tế nhƣ tiến trình
Helsinki, tiến trình Montreal. Hội đồng quản trị rừng (FSC) và tổ chức gỗ nhiệt đới
đã có bộ tiêu chuẩn "Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng (P&C)" đã đƣợc công
nhận và đƣợc áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới và các tổ chức cấp chứng chỉ rừng
đều dùng bộ tiêu chí này để đánh giá tình trạng quản lý rừng và xét cấp chứng chỉ
quản lý sử dụng rừng bền vững cho các chủ rừng.
Tháng 8/1998, các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á đã họp hội nghị lần thứ
18 tại Hà Nội để thoả thuận về đề nghị của Malaysia xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số
về QLSDRBV ở vùng ASEAN (viết tắt là C&I ASEAN). Thực chất C&I của ASEAN
cũng giống nhƣ C&I của ITTO, bao gồm 7 tiêu chí và cũng chia làm 2 cấp quản lý là
cấp quốc gia và cấp đơn vị quản lý. Hiện nay, ở các nƣớc đang phát triển, khi sản
xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với ngƣời dân nông thôn, miền
núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một trong
những mô hình đƣợc đánh giá cao trên các phƣơng diện kinh tế, xã hội và môi
trƣờng sinh thái. Với mục đích quản lý sử dụng bền vững, các khu bảo vệ (protected
areas) đƣợc thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã

12



quan tâm đến việc quản lý sử dụng bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và
giải pháp đƣợc đƣa ra để áp dụng quản lý sử dụng rừng bền vững [22].
Năm 1996, tại Vƣờn quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla
thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giả pháp quản lý, khai thác bền vững
một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa ban quản lý vƣờn và
cộng đồng dân cƣ.
Trong báo cáo "Hợp tác quản lý với ngƣời dân ở nam phi - Phạm vi vận động"
của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000) đã nghiên cứu và đƣa ra giải pháp
quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững tại Vƣờn quốc gia Richtersveld chủ
yếu dựa trên hƣơng ƣớc (Contractual Agreement) quản lý bảo vệ tài nguyên, trong
đó ngƣời dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của mình còn chính quyền và ban
quản lý hỗ trợ ngƣời dân xây dựng hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội
khác.
Tại Vƣờn quốc gia Kruger của Nam Phi (2000), nhằm bảo vệ tài nguyên bền
vững, Chính phủ đã trao quyền sử dụng đất đai, chia sẻ lợi ích từ du lịch cho ngƣời
dân, ngƣợc lại ngƣời đân phải tham gia quản lý và bảo vệ tài nguyên tại Vƣờn quốc
gia. Theo Shuchenmann (1999), tại Vƣờn quốc gia Andringitra của Madagascar, để
thực hiện quản lý sử dụng rừng bền vững, Chính phủ đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc
quyền chăn thả gia súc và khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ,
cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác nhƣ có thể giữ gìn các điểm thờ
cúng thần rừng. Ngƣợc lại, ngƣời dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của
các hệ sinh thái trong khu vực.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng gia
ChitWan ở Nepal, để quản lý rừng, sử dụng rừng bền vững, cộng đồng dân cƣ vùng
đệm đƣợc tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên
vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài
nguyên là khoảng 30 - 50% thu đƣợc từ du lịch hàng năm sẽ đƣợc đầu tƣ trở lại cho
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Các mô hình quản lý sử dụng
bền vững các khu bảo vệ đƣợc nêu trên đã góp phần quản lý tài nguyên thiên nhiên.


13


Chúng đã đƣa ra đƣợc một số chính sách nhƣ chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tƣ phát triển
hạ tầng kinh tế - xã hội... và một số giải pháp nhƣ đồng quản lý, quản lý có sự tham
gia của ngƣời dân,... tuy nhiên, các mô hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và
một số khu bảo vệ có tiềm năng du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp.
1.3.2 Các nghiên cứu quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở Việt Nam
Là một nguồn tài nguyên quan trọng, rừng ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và
đời sống kinh tế nói chung của khoảng một phần ba dân số của cả nƣớc. Nó không chỉ
cung cấp những sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày nhƣ gỗ, củi, lƣơng thực, thực
phẩm, dƣợc liệu... mà còn cung cấp những sản phẩm phục vụ nhu cầu công nghiệp, thủ
công nghiệp và suất khẩu. Ngoài ra, do phân bố ở những vùng sinh thái nhậy cảm nhƣ
các vùng đầu nguồn rộng lớn, các vùng ngập mặn, các vùng sình lầy...

rừng còn là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất đến môi trƣờng của
đất nƣớc. Nó góp phần quan trọng vào việc chống lại sự biến đổi khí hậu, điều tiết
nguồn nƣớc, giảm tần suất và cƣờng độ phá hoại của các thiên tai nhƣ lũ lụt, hạn
hán, cháy rừng...[12]
Sự thất bại của công tác quản lý rừng và tài nguyên đất đai vùng đầu nguồn
trong những thập kỷ qua đã làm Việt Nam mất đi hàng triệu hecta rừng và là nguyên
nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu, gia tăng tần xuất và mức độ thiệt hại của
hạn hán, lũ lụt. Hàng năm nhà nƣớc phải đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng để củng cố đê
điều chống lũ. Mất rừng cũng là nguyên nhân chính gây nên sự sói mòn mạnh và sự
hoang hoá diện tích đất đồi núi. Quản lý rừng không hiệu quả và thiếu quy hoạch
cũng làm cho nhiều vùng đất trũng, đất ngập mặn trù phú bởi các thảm rừng tràm,
rừng đƣớc với hàng trăm loài động vật hoang rã có giá trị cao đã và đang bị thay thế
bởi các vùng nuôi tôm, các rừng trồng cây công nghiệp với mức độ mặn hoá, phèn
hoá ngày càng nghiêm trọng.
Ngoài các nguyên nhân mất rừng do sự gia tăng dân số, thiếu thốn về lƣơng thực,

phá rừng lấy đất canh tác, khai thác lâm sản quá mức, rừng Việt Nam còn bị ảnh hƣởng
bởi sự huỷ diệt trầm trọng của 2 cuộc chiến tranh kéo dài đã làm cho tài nguyên rừng bị
giảm sút vì bom đạn, chất độc hoá học tàn phá nặng nề. Nếu nhƣ tỷ lệ

14


che phủ của rừng nƣớc ta năm 1945 là 43% thì đến năm 1976 chỉ còn 33,8%. Tỷ lệ
che phủ thấp nhất là vào năm 1995 với 28,2%. Trong những năm gần đây, sự nỗ lực
của nhà nƣớc với những chính sách đổi mới , những chƣơng trình trọng điểm quốc
gia nhƣ Dự án 327, 661 đã làm cho diên tích rừng tăng lên một cách rõ rệt. Đến năm
2000, tỷ lệ che phủ rừng của cả nƣớc đã nâng lên 33,2% và đến cuối năm 2010 là
39,5% [12].
Trƣớc những biến đổi mạnh mẽ của môi trƣờng và hiểm hoạ sinh thái có thể
xảy ra thì việc quản lý sử dụng rừng bền vững ngày càng trở nên quan trọng. Phần
lớn các chƣơng trình, dự án quốc tế hỗ trợ ngành lâm nghiệp hiện nay đều hƣớng vào
QLSDRBV. Những chƣơng trình phát triển lâm nghiệp lớn của Nhà nƣớc nhƣ
chƣơng trình 327, 661,... đều xem QLSDRBV là một trong những mục tiêu quan
trọng. Lâm nghiệp đang trở thành ngành kinh tế phát triển không chỉ nhờ vào khả
năng cung cấp hàng hoá lâm sản mà còn nhờ vào khả năng các hàng hoá và dịch vụ
về môi trƣờng đáp ứng yêu cầu trong nƣớc và quốc tế [5].
Trong chiến lƣợc phát triển ngành lâm nghiệp, trƣớc năm 1945 quản lý lâm
nghiệp đƣợc tổ chức theo hạt. Ranh giới hạt lâm nghiệp không phụ thuộc nhiều vào ranh
giới hành chính tỉnh, huyện mà là đơn vị quản lý nhà nƣớc trong một lãnh thổ có rừng,
có chức năng thừa hành pháp luật [12]. Trong thời kỳ này, toàn bộ rừng nƣớc ta là rừng
tự nhiên đã đƣợc chia theo các chức năng để quản lý, sử dụng nhƣ sau:
+ Rừng chƣa quản lý: Là những diện tích rừng ở những vùng núi hiểm trở,

dân cƣ thƣa thớt, nhà nƣớc thực chất chƣa có khả năng quản lý, ngƣời dân đƣợc tự
do sử dụng lâm sản, đốt nƣơng làm rẫy. Việc khai thác sử dụng lâm sản đang ở mức

tự cung tự cấp, lâm sản chƣa trở thành hàng hoá.
+ Rừng mở để kinh doanh: Là những diện tích rừng ở những vùng có dân cƣ

và đƣờng giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản. Những diện tích rừng
này đƣợc chia thành các đơn vị nhƣ khu, từ khu đƣợc chia từ các lô khai thác và
theo chu kỳ, sản lƣợng do hạt trƣởng quản lý, đấu thầu khai thác.
+ Rừng cấm: Là những diện tích rừng sau khai thác, cần đƣợc bảo vệ để tái

sinh trong cả chu kỳ theo vòng quay điều chế, cũng có thể là khu rừng có tác dụng

15


đặc biệt cần đƣợc bảo vệ. Nhìn chung, trong thời kỳ trƣớc năm 1945 tài nguyên rừng
Việt Nam khá phong phú, nhu cầu lâm sản của con ngƣời còn thấp, mức độ tác động
của con ngƣời vào tài nguyên rừng chƣa cao, vấn đề QLSDRBV chƣa đƣợc đặt ra.
Theo số liệu thống kê tài nguyên rừng khu vực Đông Dƣơng, diện tích rừng nƣớc ta
vào năm 1986 còn khoảng 14,3 triệu hecta, tƣơng đƣơng độ che phủ 43%.
Từ sau hoà bình lập lại rừng đƣợc chia thành 3 chức năng để quản lý sử dụng
đó là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Tổ chức quản lý sử dụng của 3
loại rừng đƣợc hình thành và phát triển từ năm 1986 [5]. Trong thời kỳ này, hoạt
động của ngành lâm nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ngay sau khi hoà
bình lập lại, toàn bộ diện tích rừng và đất rừng ở miền bắc đƣợc quy hoạch vào các
lâm trƣờng quốc doanh. Nhiệm vụ chủ yếu là khai thác lâm sản để phục vụ cho nhu
cầu phát triển của các ngành kinh tế và của nhân dân, việc xây dựng và phát triển vốn
rừng tuy có đặt ra nhƣng chƣa đƣợc các đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp quan
tâm đúng mức. Cùng với mức độ tăng nhanh về dân số, tình trạng chặt phá rừng tự
nhiên lấy đất sử dụng canh tác nông nghiệp, lấy các sản phẩm gỗ, củi và các lâm sản
khác càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Những hình thức quản lý và sử dụng tài nguyên
rừng nhƣ trên đã làm cho tài nguyên rừng nƣớc ta bị tàn phá một cách nặng nề. Diện

tích rừng đã bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 10 triệu ha năm 1985.
giai đoạn từ năm 1946 - 1960, công tác bảo vệ rừng chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ,
hƣớng dẫn nông dân miền núi sản xuất trên nƣơng dẫy, ổn định công tác định canh,
định cƣ, khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Giai đoạn 1961 - 1975 QLSDRBV đƣợc
đẩy mạnh. Khoanh nuôi tái sinh rừng gắn chặt với định canh, định cƣ [12]. Công tác
khai thác rừng đã chú ý đến thực hiện theo các quy trình, quy phạm, đảm bảo xúc tiến
tái sinh tự nhiên. Nhìn chung công tác, QLSDRBV đƣợc thống nhất quản lý từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng. Sau ngày thống nhất đất nƣớc, Nhà nƣớc quản lý toàn bộ tài
nguyên rừng thông qua các lâm trƣờng quốc doanh, ngƣời dân và cộng đồng đã bị
tách rời nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên rừng một cách
nhanh chóng ở nƣớc ta.
Trong nhiều năm qua, nền kinh tế nƣớc ta đã có nhiều khởi sắc, lƣơng thực đã

16


đủ ăn và phục vụ xuất khẩu, nhiều loại chất đốt đã thay thế một phần gỗ củi nhƣ than,
điện, ga,... vì vậy, công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng đã có nhiều tiến bộ. Nhà
nƣớc có nhiều điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát
triển rừng. Cụ thể năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt trƣơng trình phủ xanh đất trống
đồi núi trọc (chƣơng trình 327) giai đoạn 1993 - 1998; tiếp đó là Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng đƣợc thực hiện từ năm 1998 - 2010 với mục tiêu là xây dựng, bảo vệ rừng để
đảm bảo an toàn môi trƣờng sinh thái, đồng thời thoả mãn nhu cầu lâm sản phục vụ cho
nền kinh tế quốc dân. Hƣởng ứng phong trào Quốc tế "Rừng và con ngƣời", tháng
6/1997 Bộ NN&PTNT thay mặt Chính phủ nƣớc ta đã ký cam kết bảo tồn ít nhất 10%
diện tích rừng gồm các hệ sinh thái rừng hiện có và cùng với cộng đồng Quốc tế, Việt
Nam sẽ tham gia thị trƣờng lâm sản bằng các sản phẩm đƣợc dán nhãn là khai thác hợp
pháp từ các khu rừng đã đƣợc cấp chứng chỉ trong khối AFTA và WTO. Hiện nay ở Việt
Nam, tiêu chuẩn quốc gia về QLSDRBV đƣợc tổ công tác FSC Việt Nam biên soạn trên
sơ sở điều chỉnh bổ sung những tiêu chuẩn và tiêu chí quản lý sử dụng rừng của FSC

quốc tế, có sử dụng những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý và sản xuất lâm nghiệp
trong nƣớc và trên thế giới, để vừa đảm bảo những tiêu chuẩn quốc tế, vừa phù hợp với
điều kiện thực tế ở Việt Nam và đã đƣợc ban Giám đốc FSC quốc tế phê duyệt năm
1999. Do những tiêu chuẩn và những tiêu chí áp dụng chung cho toàn quốc, đồng thời
phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế nên việc áp dụng không thể phù hợp hoàn
toàn trong mọi trƣờng hợp và mọi điều kiện ở từng địa phƣơng. Vì vậy, khi áp dụng
những tiêu chuẩn và những tiêu chí cần có sự mềm dẻo trong một phạm vi nhất định,
đƣợc các tổ chức chứng chỉ rừng quốc tế và FSC quốc gia chấp nhận. QLSDRBV đang
đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề bức xúc cả về quan điểm, phƣơng pháp luận đến những giải
pháp cụ thể. Các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về
QLSDRBV thực sự là những bài học quý cho quản lý sử dụng rừng ở mỗi địa phƣơng.

17


×