Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tài liệu về Cá Chẽm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
KHOA ...
TÀI LIỆU VỀ CÁ CHẼM
i
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ..............................................................................i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................................iii
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh học cá chẽm.............................................................................................3
2.1.1. Hệ thống phân loại:..................................................................................................3
2.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng (FAO, 1974).......................................................4
2.1.3. Phân bố.....................................................................................................................4
2.1.4. Vòng đời...................................................................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu..........................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chẽm trên thế giới và trong
nước........................................................................................................................................6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...........................................................................6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................................6
2.3. Probiotic...........................................................................................................................8
2.3.1. Tổng quan về Probiotic............................................................................................8
2.3.2. Các nhóm vi sinh vật trong chế phẩm probiotic.....................................................9
2.3.3. Công dụng của probiotic trong nuôi trồng thủy sản..............................................11
2.3.4. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.....................12
2.4. Tổng quan về Quorum sensing......................................................................................16
2.4.1. Vật chất liên lạc của Quorum sensing....................................................................17


2.4.2. Dấu hiệu liên lạc của vi khuẩn và cơ chế tác động vào Quorum sensing.............18
2.4.3. Ứng dụng của Quorum sensing..............................................................................18
ii
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................................20
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................20
3.3. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................20
Bảng 1: Các dòng vi khuẩn probiotic dùng trong đợt thí nghiệm...........................................20
3.4. Nội dung thực hiện........................................................................................................22
3.5. Phương pháp tiến hành..................................................................................................22
3.5.1. Chăm sóc, quản lý, ấu trùng cá chẽm - Ương nuôi cá bột lên cá giống................22
Hình 2: Sơ đồ quản lý, chăm sóc ấu trùng cá chẽm giai đoạn 2-30 ngày tuổi........................23
3.5.2. Quy trình nhân sinh khối vi khuẩn trong phòng thí nghiệm..................................23
3.5.3. Cách thức bổ sung vi khuẩn vào các nghiệm thức................................................23
Hình 3: Sơ đồ làm giàu luân trùng và Artemia........................................................................25
3.5.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm...............................................................................25
Hình 4: Sơ đồ quy trình thí nghiệm chung cho đợt thí nghiệm...............................................26
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................................27
3.6. Chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................................27
3.6.1. Theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa....................................................................27
3.6.3. Xác định các chỉ tiêu tăng trưởng của ấu trùng cá chẽm.......................................28
3.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..........................................................................29
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................30
4.1. Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong các bể ương.........................................................30
4.1.1. Nhiệt độ..................................................................................................................30
Đồ thị 1: Sự biến thiên nhiệt độ nước trong các bể ương........................................................30
4.1.2. Độ pH......................................................................................................................31
Đồ thị 2: Sự biến thiên pH trong quá trình ương nuôi.............................................................31
4.1.3. Lượng khí NH3 – N...............................................................................................32
Đồ thị 3: Biểu diễn nồng độ NH3-N trung bình trong các bể ương........................................32

4.1.4. Hàm lượng NO2 – N..............................................................................................33
4.2. Chỉ tiêu Vibrio tổng số..................................................................................................34
iii
4.2.1. Vibrio tổng số trong nước ương nuôi....................................................................34
4.2.2. Vibrio tổng số trong ruột cá...................................................................................35
4.3. Tăng trưởng của cá........................................................................................................36
Các giá trị có mang ký tự (a, b hoặc c…) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)36
4.3.1. Tỷ lệ sống ..............................................................................................................36
4.3.2. Trọng lượng khô.....................................................................................................37
4.3.3. Tổng trọng lượng khô.............................................................................................38
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................40
5.1. Kết luận..........................................................................................................................40
5.2. Đề xuất...........................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................41
PHỤ LỤC.................................................................................................................................44
Phụ lục 9: Kết quả phân tích số liệu trọng lượng khô của ấu trùng cá chẽm 30 ngày tuổi
bằng phần mềm SPSS...........................................................................................................49
Phụ lục 10: Kết quả phân tích số liệu tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm 30 ngày tuổi bằng
phần mềm SPSS....................................................................................................................50
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các dòng vi khuẩn probiotic dùng trong đợt thí nghiệm . Error: Reference source not
found
Bảng 2: Tăng trưởng của cá chẽm lúc 30 ngày tuổi (%) ...... Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ..............................................................................i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................................iii
1. MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................................1

1.2. Mục tiêu đề tài.................................................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh học cá chẽm.............................................................................................3
2.1.1. Hệ thống phân loại:..................................................................................................3
2.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng (FAO, 1974).......................................................4
2.1.3. Phân bố.....................................................................................................................4
2.1.4. Vòng đời...................................................................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu..........................................................5
2.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chẽm trên thế giới và trong
nước........................................................................................................................................6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới...........................................................................6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................................6
2.3. Probiotic...........................................................................................................................8
2.3.1. Tổng quan về Probiotic............................................................................................8
2.3.2. Các nhóm vi sinh vật trong chế phẩm probiotic.....................................................9
i
2.3.3. Công dụng của probiotic trong nuôi trồng thủy sản..............................................11
2.3.4. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.....................12
2.4. Tổng quan về Quorum sensing......................................................................................16
2.4.1. Vật chất liên lạc của Quorum sensing....................................................................17
2.4.2. Dấu hiệu liên lạc của vi khuẩn và cơ chế tác động vào Quorum sensing.............18
2.4.3. Ứng dụng của Quorum sensing..............................................................................18
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................................20
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................20
3.3. Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................20
Bảng 1: Các dòng vi khuẩn probiotic dùng trong đợt thí nghiệm...........................................20
3.4. Nội dung thực hiện........................................................................................................22
3.5. Phương pháp tiến hành..................................................................................................22
3.5.1. Chăm sóc, quản lý, ấu trùng cá chẽm - Ương nuôi cá bột lên cá giống................22

Hình 2: Sơ đồ quản lý, chăm sóc ấu trùng cá chẽm giai đoạn 2-30 ngày tuổi........................23
3.5.2. Quy trình nhân sinh khối vi khuẩn trong phòng thí nghiệm..................................23
3.5.3. Cách thức bổ sung vi khuẩn vào các nghiệm thức................................................23
Hình 3: Sơ đồ làm giàu luân trùng và Artemia........................................................................25
3.5.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm...............................................................................25
Hình 4: Sơ đồ quy trình thí nghiệm chung cho đợt thí nghiệm...............................................26
Hình 5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................................27
3.6. Chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................................27
3.6.1. Theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa....................................................................27
3.6.3. Xác định các chỉ tiêu tăng trưởng của ấu trùng cá chẽm.......................................28
3.7. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..........................................................................29
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................30
4.1. Các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong các bể ương.........................................................30
4.1.1. Nhiệt độ..................................................................................................................30
Đồ thị 1: Sự biến thiên nhiệt độ nước trong các bể ương........................................................30
ii
4.1.2. Độ pH......................................................................................................................31
Đồ thị 2: Sự biến thiên pH trong quá trình ương nuôi.............................................................31
4.1.3. Lượng khí NH3 – N...............................................................................................32
Đồ thị 3: Biểu diễn nồng độ NH3-N trung bình trong các bể ương........................................32
4.1.4. Hàm lượng NO2 – N..............................................................................................33
4.2. Chỉ tiêu Vibrio tổng số..................................................................................................34
4.2.1. Vibrio tổng số trong nước ương nuôi....................................................................34
4.2.2. Vibrio tổng số trong ruột cá...................................................................................35
4.3. Tăng trưởng của cá........................................................................................................36
Các giá trị có mang ký tự (a, b hoặc c…) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05)36
4.3.1. Tỷ lệ sống ..............................................................................................................36
4.3.2. Trọng lượng khô.....................................................................................................37
4.3.3. Tổng trọng lượng khô.............................................................................................38
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................40

5.1. Kết luận..........................................................................................................................40
5.2. Đề xuất...........................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................41
PHỤ LỤC.................................................................................................................................44
Phụ lục 9: Kết quả phân tích số liệu trọng lượng khô của ấu trùng cá chẽm 30 ngày tuổi
bằng phần mềm SPSS...........................................................................................................49
Phụ lục 10: Kết quả phân tích số liệu tỷ lệ sống của ấu trùng cá chẽm 30 ngày tuổi bằng
phần mềm SPSS....................................................................................................................50
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSH: Chế phẩm sinh học
ĐC : Đối chứng
EM (Effective Microorganisms) : các vi sinh vật hữu hiệu
FAO: Food agricultural Organization: Tổ chức nông lương thế giới
iii
HH1: Hỗn hợp 1
HH2: Hỗn hợp 2
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
iv
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Dân số thế giới ngày càng tăng và nhu cầu về các sản phẩm thủy sản
cũng tăng theo trong khi sản lượng khai thác ngày một giảm đi. Sự đóng góp
đầy tiềm năng từ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong an toàn thực phẩm địa
phương, cung cấp sinh kế và dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng. Trong nuôi
trồng thuỷ sản hiện nay, việc sử dụng con giống nhân tạo đã trở nên rất phổ
biến, nhiều qui trình sản xuất giống và ương nuôi các loài thủy sản đã được
xây dựng và chuẩn hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ sống thực tế của ấu trùng trong sản
xuất giống và trong ương nuôi của nhiều loài tôm, cá được đánh giá là chưa
cao.
Trong thực tế, việc lạm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh trong

nuôi trồng thủy sản đã làm cho một số vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng
thuốc. Nhiều loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong ương nuôi ấu trùng
tôm – cá biển, vì vậy, đã không còn phát huy được công dụng. Hạn chế này
đã làm cho môi trường sản xuất, ương nuôi con giống dễ bị ô nhiễm, chất
lượng con giống giảm sút. Để thay thế các loại thuốc kháng sinh, người ta đã
nghiên cứu, sử dụng các loại vaccine, chất kích thích miễn dịch
(Immunostimulants), vi sinh (Probiotics), thể thực khuẩn (Bacteriophages), vi
tảo (Microalgae) và các loại acid béo. Trong đó, việc sử dụng các chế phẩm
Probiotic đã được đánh giá là giải pháp bền vững, có nhiều triển vọng. Vì
vậy, Probiotic ngày càng được áp dụng rộng rãi và trở nên phổ biến.
Chế phẩm sinh học (CPSH) là những sản phẩm có chứa một vài nhóm
vi sinh vật (là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm: Bacillus sp.,
Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Clostridium sp.. Ngoài
ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các enzyme (men vi sinh) như
Protease, Lipase, Amylase… có công dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt
thức ăn. Do đó, việc triển khai nghiên cứu ứng dụng probiotic trong NTTS đã
và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đây là hướng phát triển đầy
hứa hẹn giúp cho công nghệ ương nuôi ấu trùng tôm – cá biển bền vững, ổn
định.
1
Trong thế giới vi sinh, vi khuẩn sống như một quần xã, trong đời sống
của chúng đều có sự cạnh tranh và cộng tác. Tuy nhiên, sự cạnh tranh thường
diễn ra khốc liệt hơn vì vòng đời của mỗi loài ngắn. Do vậy, các vi khuẩn
phải có hệ thống liên lạc với đồng loại của chúng. Theo nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, cho rằng: Quorum sensing cho phép vi khuẩn hợp tác hành
động. Hệ thống Quorum sensing của vi khuẩn đã được phát hiện từ lâu.
Chúng có chức năng điều khiển độc lực của rất nhiều loài vi khuẩn là tác nhân
gây bệnh cho người, cho vật nuôi và cho cây trồng. Các vi khuẩn có thể tự
tổng hợp và tiết ra những chất làm dấu hiệu một cách chắc chắn, gọi là chất
kích thích (autoinducer hay là pheromones) thường là N – acyl homoserine

lactones (AHLs). Việc phá hủy hệ thống Quorum sensing của tác nhân gây
bệnh nhằm làm bất hoạt mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của tác nhân
gây bệnh, là hướng nghiên cứu - ứng dụng hoàn toàn mới trong lĩnh vực
phòng trị bệnh bằng Probiotic.
Để góp phần ngăn chặn, điều trị bệnh do vi khuẩn và đưa chế phẩm vi
sinh vào ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc tính probiotic của một số hỗn
hợp vi khuẩn phân hủy Quorum sensing trong ương nuôi ấu trùng cá
chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790)” tại Trung tâm Quốc gia giống hải sản
Nam Bộ, Vũng Tàu.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của các hỗn hợp vi khuẩn probiotic đến tỷ lệ sống
của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790) ở giai đoạn 30 ngày tuổi.
2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học cá chẽm
2.1.1. Hệ thống phân loại:
Tổ chức FAO (1974) đã tổng kết và đưa ra vị trí phân loại của cá chẽm
(tên tiếng Anh là Sea Bass, Barramundi) như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Percifermes
Họ: Centropomidae
Giống: Lates
Loài: Lates calcarifer (Bloch 1790)
Green Wood (1976) xếp Lates vào họ Centropomidae và cho biết
họ này chia làm 8 loài, loài L. calcarifer phân bố ở vùng biển Ấn Độ -
Thái Bình Dương, 7 loài còn lại phân bố ở vùng biển Châu Phi [7]. Theo
Mai Đình Yên (1979) và Nguyễn Nhật Thi (1991) Việt Nam chỉ có một
loài cá chẽm duy nhất, loài cá này được xếp vào họ cá mú và tên thường

gọi loài cá này là cá chẽm hay cá vược.
Hình 1: Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch 1790)
3
2.1.2. Hình thái và đặc điểm nhận dạng (FAO, 1974).
Cá chẽm có thân dài, dẹp, cuống đuôi khuyết sâu, đầu nhọn, miệng
cá rộng và hơi so le, hàm trên chồm tới phía sau mắt, răng dạng lông
nhung, vây lưng có 7-9 gai và 10-11 tia mềm, vây lưng và vây hậu môn
có vẩy nhỏ bao phủ, vây đuôi tròn, vẩy dạng lược rộng.
Màu sắc: Ở giai đoạn còn nhỏ khi biến thái chưa hoàn chỉnh cá có
màu đen. Đến giai đoạn cá giống phía trên có màu nâu Ôliu, hai bên và
bụng có màu sáng bạc khi cá sống trong môi trường nước mặn lợ, màu
nâu vàng trong môi trường nước ngọt. Giai đoạn trưởng thành cá có màu
xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc ở phần dưới. Màu sắc
của cá còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường sống.
2.1.3. Phân bố
- Phân bố theo vùng địa lý:
Cá chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây
Thái Bình Dương, giữa kinh tuyến 50
0
Đông – 160
0
Tây, vỹ tuyến 26
0
Bắc – 25
0
Nam. Cá còn tìm thấy ở khắp Bắc Châu Á, phía Nam kéo dài
đến Queenland (Úc) phía Tây đến Đông Châu Phi [24].
Ở Việt Nam cá phân bố khắp các vùng biển, cửa sông, lạch, tập
trung nhiều ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh Đồng Bằng Bắc
Bộ.

- Phân bố theo vùng sinh thái:
Cá chẽm là loài rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá thành
thục tìm thấy ở các vùng ven bờ gần các cửa sông nước lợ. Trong khi đó,
cá giống có thể gặp trong môi trường nước ngọt. Trong điều kiện tự
nhiên, cá chẽm lớn lên ở nước ngọt, lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ
trứng [20].
2.1.4. Vòng đời
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2-3 năm) trong
các thuỷ vực nước ngọt, nơi cửa sông nối liền với biển. Cá có tốc độ tăng
trưởng nhanh, thường đạt 3-5kg sau 2-3 năm. Cá trưởng thành 3-4 tuổi di
4
cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển nơi có độ mặn 30-
32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng. Cá đẻ trứng theo chu kỳ
trăng, cá thường đẻ vào thời điểm thuỷ triều lên. Điều này giúp trứng và
ấu trùng trôi vào vùng cửa sông, tại đó ấu trùng di chuyển ngược dòng
để lớn lên [30].
2.1.5. Đặc điểm sinh sản của đối tượng nghiên cứu
2.1.5.1. Thành thục sinh dục
Theo Kungvankij và cộng sự (1986) vào giai đoạn đầu của vòng đời
(Cỡ 1,5-2,5kg) phần lớn cá chẽm là con đực, nhưng khi đạt trọng lượng
cỡ 4-6kg phần lớn cá chuyển thành cá cái. Tuy nhiên, sau 3-4 năm nuôi,
với cùng nhóm tuổi có thể phân biệt cá đực và cá cái dựa vào các chỉ
tiêu, đặc điểm về ngoại hình như:
- Mõm cá đực hơi cong, còn mõm cá cái thẳng.
- Cơ thể cá đực thon hơn cá cái.
- Trọng lượng cá cái lớn hơn nếu cùng tuổi.
- Vây gần lỗ huyệt của cá đực dày hơn cá cái trong mùa sinh
sản.
- Đến mùa sinh sản bụng cá cái phình to hơn cá đực.
2.1.5.2. Sức sinh sản và đẻ trứng

Sức sinh sản của cá chẽm có liên quan đến kích thước và trọng
lượng của cá. Cá cái có trọng lượng 5,5-11kg cho khoảng 400.000
trứng/kg cá, cá 12-22kg cho khoảng 600-700.000 trứng/ kg cá [31].
Trước khi đẻ, cá đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn một
tuần, cá đực và cá cái sẽ bơi lội thành cặp, thường xuyên ở tầng mặt khi
sắp đẻ trứng. Cá đẻ thành nhiều đợt trong vòng 7 ngày, thời gian đẻ thường
vào lúc chiều tối đến đêm.
2.1.5.3. Phát triển phôi
Sau khi thụ tinh 30-40 phút trứng bắt đầu phân cắt, sự phân chia tế
bào tiếp tục 15-20 phút/lần và trứng phát triển tế bào trong vòng 3 giờ.
5
Sự phát triển phôi trải qua các giai đoạn thông thường: Phôi nang, phôi
vị, phôi thần kinh, phôi mầm. Tim phôi bắt đầu hoạt động sau khoảng 15
giờ và trứng nở sau 18 giờ tính từ lúc trứng thụ tinh (ở nhiệt độ 28
0
C-
30
0
C; độ mặn 30-32‰) [26].
2.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chẽm trên
thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cá chẽm (L. calcarifer) là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng
Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới, thuộc Châu Á và Thái Bình Dương. Cá được nuôi
thương phẩm nhiều ở các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia,
Đài Loan.... trong các ao đầm nước lợ và nước ngọt cũng như nuôi trong lồng
trên các vùng biển. Sinh sản nhân tạo cá chẽm được nghiên cứu thành công
đầu tiên ở Thái Lan vào những năm 1976 bằng phương pháp vuốt trứng từ
những cá bố mẹ chín muồi sinh dục đánh bắt được từ các bãi đẻ tự nhiên [31].
Đến năm 1973, Thái Lan đã thành công trọng việc kích thích cá nuôi vỗ

cho sinh sản bằng phương pháp điều chỉnh môi trường, vòng đời của loài cá
này đã được khép kín trong sản xuất giống nhân tạo. Đến năm 1985, mỗi năm
tại Thái Lan sản xuất trên 100 triệu con giống, riêng Trạm thuỷ sản Satul mỗi
năm cấp trên 30 triệu con [27]. Một số nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản
như Indonesia, Philipine, Trung Quốc, Nauy… cá chẽm được sản xuất và
nuôi thương phẩm với quy mô công nghiệp trong ao đất, nuôi lồng trên biển
với mật độ từ 2-6 con/m
3
, năng suất đạt 10- 80 tấn/ha. Như vậy, giống nhân
tạo đã trở thành nguồn cung cấp giống chủ yếu cho các trại cá biển ở các nước
này [3].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cá chẽm được đưa vào nghiên cứu, thử nghiệm sinh sản nhân tạo tại
trường Đại học Cần Thơ, Đại học thuỷ sản Nha Trang từ những năm 1994.
Công trình này mở ra triển vọng phát triển mạnh mẽ công tác nghiên cứu ứng
dụng để xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống các loài cá biển khác có
giá trị kinh tế cao bằng con đường sinh sản nhân tạo. Trong quy trình kỹ thuật
nuôi vỗ cá chẽm (cá vược) bố mẹ trong hệ thống lồng nuôi trên biển và bể xi
6
măng nước chảy tuần hoàn với hệ thống lọc sinh học, tỷ lệ cá có thể tham gia
sinh sản đạt 100%. Quy trình kỹ thuật ấp nở trứng cá, ương nuôi cá bột thành
cá giống quy mô sản xuất thương mại với tỷ lệ sống đạt 38%. Kích thích cá
vược sinh sản tự nhiên trong hệ thống bể xi măng với hệ thống lọc sinh học
bằng việc sử dụng kích dục tố, tỷ lệ đẻ trứng đạt 100%, hoặc kích thích bằng
các yếu tố sinh thái, tỷ lệ đẻ trứng đạt 95%. Sau đó, Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản II cũng tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm. Năm
2000, Viện đã nghiên cứu thành công và xây dựng quy trình khép kín công
nghệ sản xuất giống cá chẽm, từ việc thuần dưỡng và nuôi vỗ cá bố mẹ thành
thục trong bể ximăng, kích thích sinh sản, ương cá bột lên cá giống. Sau khi
thành công, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đã tiến hành chuyển

giao cho một số tỉnh ven biển. Từ đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân cũng
như các trại sản xuất giống theo quy mô hộ gia đình đã đưa đối tượng này vào
sản xuất đại trà.
Tiếp thu công nghệ từ Đại học Nha Trang, Trạm thực nghiệm nuôi
trồng thủy sản Cát Tiến (Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nuôi trồng thủy
sản Bình Định) cho sinh sản, ương nuôi thành công cá chẽm. Để có cơ sở đủ
tiêu chuẩn ương cá chẽm, tỉnh Bình Định đã đầu tư nâng cấp Trạm thực
nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến: xây dựng hệ thống xử lý nước biển, bể
nuôi cá bố mẹ với hệ thống lọc sinh học, hệ thống bể ương nuôi từ cá bột đến
giai đoạn cá hương, với tổng thể tích bể trên 60m
3
, hệ thống bể nuôi sinh khối
luân trùng (rotifer) để làm thức ăn cho cá bột, và hệ thống cung cấp khí cho
các bể nuôi... Kết quả cho thấy tỷ lệ nở thông thường từ 80-85%, đến 45
ngày, cá đạt chiều dài từ 2-3cm, đây là giai đoạn cá giống.
Trên cơ sở quy trình công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ, cho cá đẻ, thu và ấp
trứng cá, ương nuôi từ cá 1 đến 10 ngày tuổi và từ 10 – 30 ngày tuổi của
Trường Đại Học Nha Trang, tại Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Yên
Hưng - Quảng Ninh, từ tháng 3/2005 đến tháng 12/2006 Thạc sỹ Ngô Thế
Anh và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng sinh sản nhân tạo và ương
nuôi giống cá vược (Lates calcarifer Bloch 1790). Từ việc nắm vững các vấn
đề về bệnh cá; gây nuôi thức ăn tươi sống: tảo Chlorella, luân trùng
Copepoda; kỹ thuật ấp trứng Artermia… nhóm nghiên cứu đã đạt được kết
quả tốt: Năng suất trứng bình quân đạt 76.363 trứng/ kg cá cái/ đợt sinh sản;
7
tỷ lệ cá bột (so với trứng thụ tinh) đạt từ 70-90%, trung bình 82,38%; tỷ lệ
sống của cá chẽm giai đoạn từ 1-10 ngày tuổi đạt 59-71%, trung bình 62,25%;
cỡ cá đạt được từ 3,9mm–6,1mm, trung bình đạt 4,81mm; tỷ lệ sống của cá
chẽm giai đoạn từ cá 10 ngày tuổi lên cá 30 ngày tuổi đạt từ 40– 55%, trung
bình đạt 47,63% [1].

2.3. Probiotic
2.3.1. Tổng quan về Probiotic
Thuật ngữ “probiotic” được Lilly và Stilwell đề xuất năm 1965 để tả
những chất sản sinh bởi vi sinh vật làm tăng trưởng một vi sinh vật (hoặc sinh
vật) khác. Năm 1989, Parker lại định nghĩa thêm cho rõ: Probiotic là những
sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) có khả năng cộng sinh (hoặc hợp sinh) trong
đường ruột có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật, trong đó có một số tác dụng
hữu ích cho vật chủ. Trong năm này giáo sư Fuller.R có định nghĩa Probiotic
là: “Thành phần thức ăn có cấu tạo từ những vi khuẩn và có tác dụng hữu ích
lên vật chủ qua việc làm cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó”.
Ngày nay, Probiotic được định nghĩa như sau: “Probiotic là sản phẩm chứa vi
sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi”. Từ
“Probiotics” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm 2 từ “Pro” có nghĩa là
“dành cho” và “biotics” có nghĩa là “sự sống”.
Nghiên cứu ứng dụng probiotic mới chú ý trong 20 năm trở lại đây,
nhưng tác dụng của nó đã được nhận thấy từ lâu. Elie Metnhicoff là người
đầu tiên đặt nền móng cho việc sử dụng probiotic. Năm 1908, ông đề nghị sử
dụng vi khuẩn lactic (Lactobacterium delbruekii spp bulgaricus) để kéo dài
tuổi thọ cho con người. Ngày nay chế phẩm probiotic được sử dụng khá hiệu
quả trong chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi truờng. Tuy
nhiên việc ứng dụng chế phẩm này vào nuôi trồng thuỷ sản (tôm, cua, cá,
nhuyễn thể…) mới bắt đầu trong hơn thập kỷ gần đây [10].
Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM - Effective Microorganisms) có
nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sư Tiến sĩ Teruo
Higa - trường Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và
áp dụng vào thực tiễn đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài
vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn
8
lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ
hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công

nghệ lên men [11], [25].
EM được thử nghiệm tại nhiều quốc gia : Mỹ, Nam Phi, Thái Lan,
Philippin, Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca,
Nepal, Việt Nam, Triều Tiên, Belarus... và cho thấy những kết quả khả quan.
Tác giả của công nghệ EM, Giáo sư Teruo Higa mong muốn các nhà khoa
học trên thế giới cùng cộng tác để tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn
thiện chế phẩm EM. Năm 1989, tại Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Quốc tế
Nông nghiệp Thiên nhiên Cứu thế. Các nhà khoa học đã thảo luận về giá trị
của công nghệ EM và tăng cường sử dụng nó. Nhờ vậy, mạng lưới Nông
nghiệp thiên nhiên Châu Á - Thái Bình Dương (APNAN) được thành lập, đã
mở rộng hoạt động tại 20 nước trong vùng và tiếp xúc với tất cả các lục địa
trên thế giới. Đến nay, có khoảng 50 nước tham gia chương trình nghiên cứu
ứng dụng EM và các nước: Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Thái Lan… đã trực tiếp
nhập công nghệ EM từ Nhật Bản. Hiện tại, EM có thể sản xuất được tại trên
20 quốc gia trên thế giới [18].
2.3.2. Các nhóm vi sinh vật trong chế phẩm probiotic
Chế phẩm probiotic là tập hợp các chủng vi sinh vật có ích. Đó là các tế
bào sống của các chủng vi sinh vật, sống hợp sinh và sinh sản ra một số hợp
chất có tác dụng đến đời sống cây trồng, vật nuôi và cải thiện môi trường.
Thành phần chế phẩm probiotic thường có những nhóm vi sinh vật sau:
- Các nhóm vi sinh vật cơ bản: (1) Vi khuẩn lactic; (2) Vi khuẩn
Bacillus; (3) Nấm men (Saccharomyces);(4) Vi khuẩn quang dưỡng khử H
2
S
(vi khuẩn tía có lưu huỳnh, vi khuẩn tía không có lưu huỳnh và vi khuẩn
xanh).
- Các nhóm vi sinh vật phụ: (5) Nhóm vi khuẩn Nitrat hoá
(Nitrosomonas, Nitrobacter); (6) Nhóm xạ khuẩn; (7) Nhóm nấm mốc.
Trong số này nhóm xạ khuẩn, nấm mốc thường chỉ dùng khi chế phẩm bổ
sung vào phân huỷ rác thải hoặc nuôi cấy chủng sinh ra một lượng enzym đáng

kể dùng bổ sung vào chế phẩm để hỗ trợ sự phân huỷ hợp chất hữu cơ [10].
9
Có 3 nguyên tắc cơ bản để lựa chọn các chủng vi sinh vật sản xuất
CPSH là: (1) Các chủng vi sinh vật phải có hoạt tính sinh học mạnh như khả
năng sinh phức hệ enzyme cao và ổn định; (2) Không gây độc cho người, vật
nuôi, cây trồng, vi sinh vật hữu ích và (3) nuôi cấy dễ dàng, sinh trưởng tốt
trong môi trường tự nhiên, thuận lợi cho quá trình nhân giống thu sinh khối
[2].
- Các nhóm vi sinh vật được sử dụng để sản xuất chế phẩm vi sinh vật
trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
+ Các nhóm vi sinh vật sử dụng trong sản xuất CPSH phục vụ xử lý
môi trường nuôi trồng thủy sản:
• Nhóm vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh: Một số loài của nhóm vi khuẩn
Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus sp, Bacillus
megaterium...) dùng để làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các
enzyme (protease, amylase, xenlulase, kitinase) phân hủy các hợp chất
hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh do
cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữ cho môi trường luôn ở trạng
thái cân bằng sinh học.
• Nhóm vi sinh vật khử amoni và nitrat: Các loài thuộc chi Nitromonas,
Nitrobacter chúng amoni hóa NH
3
và nitrat hóa NO
3
-
thành nitơ phân tử
làm giảm độc cho môi trường.
+ Các nhóm vi sinh vật dùng để sản xuất thức ăn và kiểm soát vi sinh
vật gây bệnh gồm: Enterococcus faecium, Streptomyces cinnamonensis,
Bacillus subtilis, Lactobacillus sp., Acetobacteria sp., Saccharomyces sp.,

Pediococcus acidilatici, Lactobacillus acidophilus, L. sporogenes...
Vi khuẩn lactic: Đây là nhóm vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong
việc kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh bởi các chủng vi sinh vật này có khả
năng sinh acid lactic, bacteroxin... có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi
sinh vật gây bệnh cho tôm, cá trong môi trường. Nhóm vi sinh vật này thường
được sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho tôm, cá, làm cân bằng khu hệ vi
sinh vật đường ruột, ngăn cản sự thâm nhập của các vi sinh vật có hại vào
đường ruột, tăng khả năng phòng ngừa một số bệnh đường ruột. Đồng thời,
10
còn có tác dụng tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giúp cho vật nuôi
khỏe mạnh và phát triển nhanh [2].
2.3.3. Công dụng của probiotic trong nuôi trồng thủy sản
Khác với biện pháp sử dụng hóa chất và kháng sinh, CPSH cung cấp
một phương thức an toàn bền vững đối với người nuôi và tiêu dùng. Thay cho
việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, CPSH được sản xuất với mục đích kích
thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao, cải thiện môi trường (nước
và nền đáy ao), sức khỏe vật nuôi, cụ thể là:
- Phân hủy các hợp chất hữu cơ được tạo nên bởi nhiều nguồn khác
nhau trong ao nuôi như thức ăn dư thừa, phân của tôm cá, xác chết của sinh
vật trong ao… làm cho đáy ao và chất lượng nước trong ao được cải thiện,
làm giảm nguy cơ ô nhiễm hữu cơ từ lớp bùn đáy.
- Hấp thụ một số khí độc có thể tạo ra trong quá trình chuyển hóa chất
hữu cơ và trong quá trình trao đổi chất của vật nuôi, như Nitrosomonas spp. có
thể phân hủy amonia thành nitrite và Nitrobacter spp. phân hủy nitrite thành
nitrate, hoặc Rhodobacter spp. và Rhodococcus spp. có khả năng làm giảm
H
2
S trong đáy bùn ao, do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá
phát triển tốt.
- Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá (do kích thích tôm, cá sản

sinh ra kháng thể).
- Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi
sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật
có hại). Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm
hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được
mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm cá.
- Probiotic khi đưa vào môi trường còn có khả năng đóng vai trò điều
khiển sự phát triển ổn định của tảo phù du vì sản phẩm hoạt động phân hủy
của các vi khuẩn có lợi là CO
2
và các muối dinh dưỡng, chúng sẽ giúp cải
thiện và ổn định tảo phù du. Đặc biệt, trong các ao nuôi thâm canh probiotic
còn gián tiếp kìm hãm sự phát triển của tảo đáy làm màu nước trong ao nuôi
ổn định và thích hợp giúp ổn định hàm lượng oxy hòa tan (DO), pH trong
11
ngày đêm và trong suốt vụ nuôi.
- Ngoài ra một số chế phẩm vi sinh còn có tác dụng tăng khả năng hấp
thụ thức ăn của vật nuôi, cải thiện hệ men và vi khuẩn có lợi ở đường ruột
động vật thủy sản và phần nào kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại
trong ruột vật nuôi. Công dụng này thuộc về một số ít loại chế phẩm vi sinh
có khả năng đưa vào cơ thể vật nuôi bằng con đường thức ăn.
- Chế phẩm vi sinh về cơ bản không có các phản ứng tiêu cực tới sức
khỏe vật nuôi và môi trường, ngoại trừ buộc các nhà nuôi trồng thủy sản phải
đầu tư thêm tiền bạc trên 1 đơn vị diện tích nuôi. Tuy vậy, nếu sử dụng chế
phẩm vi sinh sẽ giúp người nuôi không hoặc rất ít cần sử dụng đến kháng sinh
và hóa chất trong suốt chu kỳ nuôi [5].
2.3.4. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
NTTS là một trong những nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên là đất
và nước, luôn gắn bó với môi trường sinh thái. Vì vậy, NTTS cần phải tăng
năng suất, nâng cao sản lượng, giá trị tiêu thụ lại vừa phát triển một cách bền

vững, lâu dài. Việc sử dụng CPSH probiotic để xử lý nước môi trường nuôi
trồng thuỷ sản là một phương án tối ưu đang được sử dụng khá phổ biến hiện
nay. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng CPSH trong NTTS như thế nào cũng là
vấn đề cần thảo luận.
CPSH được sử dụng có tác dụng điều chỉnh hệ vi sinh vật thuỷ sinh
theo hướng hạn chế các vi sinh vật gây bệnh, tăng cường sự phân huỷ các chất
hữu cơ do thức ăn thừa, do vật nuôi bài tiết, do xác động thực vật chết thối
rữa... để cải thiện môi trường, đồng thời làm tăng cường khả năng miễn dịch
của vật nuôi đối với vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các
CPSH trong nuôi trồng thuỷ sản sẽ hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc kháng
sinh, yếu tố gây ra hậu quả của việc nuôi trồng thuỷ sản kém bền vững, tạo
điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của nước ta tiến
bước vào thị trường nước ngoài một cách thuận lợi mà không gặp phải rào
cản nào.
Hiện nay có hàng trăm loại CPSH được sử dụng bao gồm chế phẩm
trộn vào thức ăn và chế phẩm xử lý nước. Các CPSH này chủ yếu do các công
ty cung cấp, phân phối, đại lý cho nước ngoài hay sử dụng công nghệ của
12
nước ngoài để sản xuất phân phối tại Việt Nam. Bởi vậy, dù có nhiều công ty
tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật đến người nuôi thì trước hết vì
mục đích thương mại để có thể thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt chứ không
phải vì quyền lợi của người sử dụng. Chưa kể đến tác dụng của chế phẩm ra
sao bởi vì những chế phẩm ngoại nhập hay chủng vi sinh vật từ nước ngoài
đưa vào Việt Nam có phù hợp với điều kiện của Việt Nam hay không thì việc
đưa một lượng đáng kể chủng vi sinh vật vào Việt Nam cũng là một mối nguy
hiểm tiềm tàng, xét về khía cạnh an toàn sinh học.
Nghề nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro do dịch bệnh. Bệnh tôm ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng sản
phẩm. Virus và vi khuẩn Vibrio là hai tác nhân gây bệnh nguy hại nhất đối với
nghề nuôi trồng thuỷ sản. Các ao hồ nuôi tôm thâm canh có môi trường nước

nuôi rất phú dưỡng do việc sử dụng quá nhiều thức ăn tổng hợp giàu protein
(30 - 40%), 92% hàm lượng các chất hữu cơ chứa nitơ ô nhiễm trong các ao
hồ nuôi có nguồn gốc từ thức ăn. Qua tính toán thì chỉ có 17% thức ăn được
đồng hoá thành sinh khối của tôm, 18% thức ăn hoà vào nước, 48% do bài
tiết, do lột xác hoặc hoạt động sống và 20% ở phân. Như vậy, môi trường
nước nuôi tôm dần bị ô nhiễm, khiến cho dịch bệnh có cơ hội phát triển. Để
hạn chế dịch bệnh, người nuôi tôm phải thường dùng các chất diệt khuẩn, chủ
yếu là các chất chlorine và các chất kháng sinh. Các biện pháp hoá học này
đều có hậu quả nguy hiểm đối với sức khoẻ của vật nuôi và sức khoẻ của con
người khi sử dụng. Đối với chlor và dẫn xuất có thể kết hợp với các chất hữu
cơ thành phức chlor hữu cơ rất độc. Việc lạm dụng các chất kháng sinh dẫn
đến hiện tượng kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh và có thể không
kiểm soát được các bệnh dịch. Do đó, việc dùng các hoá chất trong chăn nuôi
và bảo quản sản phẩm đang gặp rất nhiều khó khăn đối với các loại thuỷ sản
xuất khẩu [10].
Những năm gần đây, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất
trong nuôi trồng thủy sản, việc nghiên cứu và sử dụng các CPSH để phòng
bệnh và cải thiện môi trường trong quá trình nuôi tôm ở nước ta đang phát
triển mạnh. Theo Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hiện có khoảng trên 200
thương hiệu CPSH và vitamin đang bán trên thị trường nước ta. Đa số các
CPSH có nguồn gốc nhập ngoại, giá bán của các loại chế phẩm này khá cao,
13
nên đã gây khó khăn cho người nuôi trồng thủy sản trong việc lựa chọn một
sản phẩm vừa đạt chất lượng vừa có giá thành rẻ. Với lý do đó, các Viện
nghiên cứu, các nhà khoa học trong nước với sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước
đã nghiên cứu thành công một số các CPSH có giá thành tương đối rẻ nhưng
chất lượng thì không thua các sản phẩm của nước ngoài. Các nhà khoa học tại
Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu và sản xuất thành công
chế phẩm EBS2 để bổ sung vào thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. EBS2 có
vai trò quan trọng như những vitamin kích thích trong quá trình sinh trưởng

của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Kết quả thử nghiệm với cua biển cho
thấy trong 22 ngày đầu lô cua dùng thức ăn tổng hợp có bổ sung EBS2 đạt tốc
độ tăng trưởng 3,5%. Trong khi đó lô không bổ sung EBS2 có tốc độ tăng
trưởng là 0,9% và lô dùng thức ăn tự nhiên có tốc độ tăng trưởng là 0,5%
(Phòng Hóa sinh biển, 2001).
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phúc, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM đã nghiên
cứu chế tạo thành công hai CPSH để nuôi tôm. Hai chế phẩm này có tên là
Probact dùng để trộn vào thức ăn của tôm, và Ecobact dùng để xử lý môi
trường nước trong ao nuôi tôm. Hai CPSH này có tác dụng giảm thiểu vi sinh
vật gây bệnh cho tôm, cải thiện chất lượng nước và bùn trong các ao nuôi tôm
(góp phần tăng tính miễn dịch cho tôm trong quá trình nuôi). Bước đầu hai
chế phẩm này đã được sử dụng thử nghiệm tại một số hộ nông dân ở huyện
Cần Giờ, Nhà Bè, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cho kết quả khá tốt.
Tôm ít bị bệnh, tăng trưởng tốt, năng suất thu hoạch tăng từ 30-45% [9].
Ngoài ra, CPSH Biochie bao gồm một số chủng thuộc chi Bacillus
(Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis) và
Lactobacillus (Lactobacillus acidophilus) cũng được sử dụng rộng rãi ở trong
nước, chúng có chức năng phân hủy hợp chất hữu cơ bằng cách tiết ra các
enzyme như protease, amylase. Chúng còn có khả năng tổng hợp chất kháng
khuẩn làm giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh phát triển quá mức như Vibrio,
Aeromonas…. Sử dụng CPSH Biochie để xử lý nước nuôi tôm cá có tác dụng
làm giảm lượng bùn hữu cơ, giảm chu kỳ thay nước và cải thiện môi trường
(tăng oxi hòa tan, giảm COD, BOD). Bên cạnh đó, còn có tác dụng giảm đáng
kể tỷ lệ chết, tỷ lệ còi cọc, tăng sản lượng tôm cá và giảm mùi hôi của ngư
trường [15a].
14
Ngoài những chế phẩm probiotic trên, CPSH BioF có chứa chủng
Lactobacillus acidophillus được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng
tăng khả năng hấp thụ thức ăn và hạn chế bệnh do Aeromonas, Vibrio… gây
ra. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy khi bổ sung BioF vào thức ăn tôm

làm tăng tỷ lệ sống và đặc biệt tăng đáng kể sản lượng tôm trong ao. Trung
tâm Khuyến nông Hà Nội đã thử nghiệm nuôi tôm giống tại Sơn Thủy, Hà
Nội trong các tráng kích thước 3x2x1,5m. Chỉ sau 5 ngày thử nghiệm đã thấy
sự khác biệt về chiều dài và trọng lượng của tôm ở tráng có sử dụng chế phẩm
so với đối chứng. Tiếp tục theo dõi sau 24 ngày thấy chiều dài trung bình của
tôm ở bể thử nghiệm là 1,97 cm, ở lô đối chứng là 1,71 cm. Kết quả bước đầu
cho thấy sử dụng BioF để nuôi tôm giống rất hiệu quả, tôm tăng trưởng
nhanh, khoẻ, đồng đều [15b].
Viện Sinh học Nhiệt đới được sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học và
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã thành công trong việc nghiên cứu và
sản xuất chế phẩm probiotic BioII gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và
enzyme tiêu hóa dùng trong nuôi trồng thủy sản [4]. Chế phẩm này đã được
khảo nghiệm trên ao nuôi tôm sú ở các tỉnh cho kết quả khả quan và được
Công ty thuốc thú y và nuôi trồng thủy sản đưa ra thị trường.
Chế phẩm EM được giáo sư Teruo Higa - Nhật Bản phát minh năm
1980, được ứng dụng trong các lĩnh vực nông - ngư nghiệp trên thế giới. Tuy
nhiên, chế phẩm EM ở dạng lỏng được nhân giống từ EM gốc của Nhật Bản
với mật độ tế bào vi sinh vật có lợi cho nuôi trồng thủy sản thấp (<10
7
CFU/ml) nên hiệu quả sử dụng không cao. Để góp phần hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả chế phẩm EM, nhờ sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh, phòng Vi sinh ứng dụng - Viện Sinh học Nhiệt
đới đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm VEM (Vietnamese effective
microorganisms) sử dụng bổ sung với chế phẩm BioII. Chế phẩm VEM gồm
tập hợp các vi sinh vật hữu ích có trong chế phẩm EM. Ngoài ra, còn có thêm
một số loài vi khuẩn Bacillus spp. được chọn lọc và vi khuẩn quang dưỡng,
không chỉ có tác dụng cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản mà còn
cạnh tranh và đối kháng với các loài vi khuẩn gây bệnh tôm - cá. Mật độ tế
bào vi khuẩn Bacillus spp. và vi khuẩn quang dưỡng thêm vào tương ứng là
10

10
và 10
7
CFU/ml [4].
15
Tại Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi tôm đã áp dụng phương pháp nuôi có sử
dụng chế phẩm vi sinh. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả khá cao, có
đến gần 80% số hộ áp dụng mô hình này thu lợi nhuận ổn định. Ưu điểm của
mô hình nuôi tôm sử dụng chế phẩm vi sinh là tạo nên môi trường sạch, chi
phí thấp, tôm phát triển nhanh và hạn chế dịch bệnh, nhất là bệnh đốm trắng,
đầu vàng, phân trắng. Theo kết quả khảo sát của Bộ thuỷ sản, về mật độ nuôi
tôm 10-20 con/m
2
chiếm 60%, trong đó số hộ sử dụng chế phẩm vi sinh đạt
hiệu quả gần 80%. Ðối với hai dạng mật độ dưới 10 con/m
2
chiếm 11% và
dưới 20 con/m
2
chiếm 29%, thì những hộ chỉ sử dụng chế phẩm vi sinh đạt
hiệu quả 65-75%. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau cũng đã phối hợp
với Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ Cà Mau triển
khai mô hình nuôi tôm thâm canh bằng CPSH EM.ZEO tại xã Tân Hưng
Đông - huyện Cái Nước. Nhìn chung, việc áp dụng mô hình nuôi tôm bằng
chế phẩm EM.ZEO bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, giữ cho môi trường
của ao luôn sạch, tôm khoẻ mạnh mà hoàn toàn không sử dụng các hoá chất
độc hại, kháng sinh. Trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không bị
nhiễm bệnh. Đây là mô hình nuôi tôm công nghiệp mang tính bền vững vì
quy trình của dự án sử dụng chủ yếu vi sinh EM.ZEO.
Chế phẩm được bổ sung vào thức ăn, hoà vào nước để làm sạch hoặc

giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và xử lý ao đìa tránh được ô nhiễm H
2
S
cùng với NH
3
, CH
4
. Chế phẩm probiotic có thể dùng với chế phẩm dưỡng tảo,
tạo điều kiện cho vi tảo phát triển, tăng nguồn thức ăn cho tôm cá. Biện pháp
dùng CPSH probiotics đang là biện pháp thích hợp và có rất nhiều triển vọng
[10].
2.4. Tổng quan về Quorum sensing
Vi khuẩn sống như một quần xã, trong đời sống của chúng đều có sự
cạnh tranh và cộng tác. Tuy nhiên, trong thế giới vi sinh thì sự cạnh tranh diễn
ra khốc liệt hơn nhiều vì vòng đời của mỗi loài ngắn. Nhiều nhà khoa học cho
rằng, Quorum sensing cho phép vi khuẩn hợp tác hành động. Như vậy, có thể
định nghĩa Quorum sensing là khả năng của vi khuẩn có thể liên lạc và trao
đổi thông tin để cộng tác thông qua các chất mang dấu hiệu [21].
16
2.4.1. Vật chất liên lạc của Quorum sensing
Các vi khuẩn có thể tự tổng hợp và tiết ra những chất làm dấu hiệu một
cách chắc chắn, gọi là chất kích thích (pheromones hay là autoinducer - AI)
thường là N – acyl homoserine lactones (AHLs). Vi khuẩn cũng có cơ quan
đặc biệt để nhận biết được các tác nhân gây cảm ứng. Khi tác nhân gây cảm
ứng này bao quanh cơ quan thụ cảm của vi khuẩn thì nó làm hoạt hóa sự sao
chép của các gen chủ yếu trong đó bao gồm cả sự tổng hợp các chất gây cảm
ứng.
Khi chỉ có một vài vi khuẩn cùng loài ở các vùng lân cận thì sự truyền
thông tin làm giảm sự tập trung của các tác nhân gây cảm ứng từ mức trung
bình cho đến 0, do đó vi khuẩn tạo ra rất ít các chất gây cảm ứng. Thoạt đầu

khi ở mức độ thấp chúng khuếch tán ra khỏi vùng của chúng và xâm nhập vào
các vùng khác. Tại những vùng này vi khuẩn có những cơ chế bên trong để
truyền thông tin cho đồng loại tập trung. Sau khi thông tin được phát ra thì có
sự tập trung của đồng loại. Khi sự tập trung của đồng loại đến mức đủ lớn thì
có những tín hiệu được phát đi báo hiệu cho những vùng tương tự có mặt và
trả lời bằng 2 cách:
- Sự hợp lại của các vùng có mật độ thấp để trở thành vùng có mật độ
đủ lớn có khả năng gây hại cho vật chủ.
- Sau khi tiếp nhận được thông tin thì chúng sinh sản nhanh để đạt được
số lượng cần thiết.
Những vùng này sau một lần thông báo thì nó cũng trả lời lại và làm
cho nhiều AI báo động cho những vùng bên cạnh.
Có nhiều kiểu cơ chế của thụ cảm Quorum sensing và nhiều loại vi
khuẩn tham gia với nhiều loại cơ chế khác nhau ở các tổ chức. Tuy vậy, sự
khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của vi khuẩn Gram dương hay Gram âm.
Lần đầu tiên người ta chụp được ảnh của cơ quan thụ cảm, tác nhân gây
cảm ứng bao gồm cơ quan thụ cảm của các vi khuẩn là ở vi khuẩn Vibrio
harveyi, ảnh được chụp bằng tia X-quang vào năm 2002 [23].
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×