Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro phơi nhiễm PHTHALATE từ không khí trong nhà tại hà nội, việt nam 8440112

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGÔ THỊ TUYẾN YẾN

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO PHƠI
NHIỄM PHTHALATE TỪ KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGÔ THỊ TUYẾN YẾN

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO PHƠI
NHIỄM PHTHALATE TỪ KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
TẠI HÀ NỘI, VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 8440112.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Mạnh Trí


PGS.TS. Từ Bình Minh


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 104.04-2017.310

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Trần Mạnh Trí,
PGS.TS. Từ Bình Minh đã giao đề tài và tận tình hƣớng dẫn, truyền thụ kiến thức
khoa học và hƣớng dẫn về chuyên môn trong quá trình em học tập, nghiên cứu, tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đang học tập và nghiên
cứu tại bộ môn Hóa Phân Tích và Hóa Hữu Cơ - Trƣờng Đại Học Khoa Học Tự
Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ em để em có kết quả
nhƣ ngày hôm nay.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo, Các anh chị em trong Trung Tâm Phân Tích,
Viện Hóa Học Công Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, khích lệ em trong suốt thời
gian vừa qua.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên giúp em
hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Học viên

Ngô Thị Tuyến Yến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ .
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................................... .

DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. .
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................................2
1.1. Tổng quan về phthalate...................................................................................2
1.1.1. Giới thiệu về phthalate..............................................................................2
1.1.2. Tính chất của phthalate.............................................................................5
1.1.3. Độc tính của phthalate..............................................................................7
1.1.4. Quá trình chuyển hóa các phthalate trong cơ thể ngƣời..........................12
1.1.5. Quy chuẩn hàm lƣợng phthalate............................................................. 15
1.2. Các phƣơng pháp phân tích phthalate.......................................................... 19
1.3. Phƣơng pháp sắc ký GC/MS........................................................................ 19
1.3.1. Khái niệm................................................................................................ 19
1.3.2. Sơ đồ và nguyên tắc hoạt động thiết bị GC/MS...................................... 20
1.4. Các thông số cơ bản của phƣơng pháp phân tích......................................... 21
1.4.1. Giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng................................................. 21
1.4.2. Độ chính xác của phép đo....................................................................... 22
1.4.3. Độ thu hồi............................................................................................... 23
1.4.4. Khoảng tuyến tính.................................................................................. 24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM.................25
2.1. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu................................................................ 25
2.1.1. Mục tiêu.................................................................................................. 25


2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 25
2.2. Hóa chất, thiết bị........................................................................................... 25
2.2.1. Hóa chất.................................................................................................. 25
2.3. Khảo sát điều kiện tối ƣu.............................................................................. 27
2.3.1. Lựa chọn cột tách sắc ký......................................................................... 27
2.3.2. Khảo sát chƣơng trình nhiệt độ............................................................... 27
2.3.3. Khảo sát dung môi chiết.......................................................................... 28

2.3.4. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của thiết bị............29
2.4. Quá trình chuẩn bị mẫu................................................................................. 29
2.4.1. Làm sạch dụng cụ trƣớc khi tiến hành thu mẫu......................................29
2.4.2. Cân màng lọc và ghi các điều kiện tiến hành trƣớc khi thu mẫu............29
2.4.3. Thu mẫu.................................................................................................. 30
2.4.4. Chuẩn bị chất chuẩn và chất đồng hành.................................................. 33
2.4.5. Quy trình chuẩn bị mẫu trắng.................................................................. 33
2.5. Xử lý mẫu..................................................................................................... 34
2.5.1. Phthalate trên pha hơi.............................................................................. 34
2.5.2. Phthalate trên pha hạt.............................................................................. 34
2.6. Xác định các thông số của phƣơng pháp...................................................... 34
2.6.1. Độ thu hồi và độ lặp lại của phƣơng pháp.............................................. 34
2.6.2. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp. .35
2.6.3. Khoảng tuyến tính................................................................................... 35
2.7. Đánh giá sự thay đổi nồng độ phthalate theo nhiệt độ.................................. 35
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 37
3.1. Tối ƣu điều kiện chiết tách và phân tích sắc ký phthalate............................37


3.1.1. Lựa chọn cột tách sắc ký......................................................................... 37
3.1.2. Khảo sát chu trình nhiệt độ..................................................................... 37
3.1.3. Khảo sát dung môi chiết.......................................................................... 38
3.1.4. Tính đặc hiệu, độ chọn lọc của phƣơng pháp.........................................39
3.1.5. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của thiết bị........................... 41
3.1.6. Đƣờng chuẩn và khoảng tuyến tính........................................................ 41
3.2. Chuẩn bị mẫu trắng....................................................................................... 43
3.2.1. Hàm lƣợng phthalate trong PUF và filter mới........................................ 43
3.2.2. Hàm lƣợng phthalate trong mẫu trắng.................................................... 43
3.2.3. Đánh giá sự thay đổi nồng độ phthalate khi nhiệt độ thay đổi.................44
3.3. Xác định các thông số của phƣơng pháp...................................................... 46

3.3.1. Giới hạn phát hiện và định lƣợng của phƣơng pháp.............................46
3.3.2. Độ thu hồi và độ lặp lại của phƣơng pháp.............................................. 47
3.4. Quy trình phân tích...................................................................................... 49
3.5. Kết quả phân tích một số mẫu không khí trong nhà...................................... 50
3.5.1. Nồng độ phthalate trong pha hơi............................................................. 50
3.5.2. Nồng độ phthalate trong pha hạt............................................................. 52
3.5.3. Nồng độ phthalate trong không khí......................................................... 55
3.5.4. So sánh tỉ lệ nồng độ phthalate giữa pha hơi và pha hạt.......................... 56
3.5.5. Sự phân bố các phthalate trong mẫu không khí....................................... 57
3.5.6. So sánh kết quả nồng độ phthalate trong không khí với các nghiên cứu
khác trên thế giới..................................................................................................... 59
3.6. Hằng số kp và kow........................................................................................ 59
3.6.1. Xác định hằng số kp và kow..................................................................... 59
3.6.2. So Sánh giá trị ƣớc lƣợng logKow với các nghiên cứu khác.................62


3.7. Ƣớc lƣợng mức độ phơi nhiễm phthalate qua con đƣờng hít thở không khí. 64

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN...................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 69
PHỤ LỤC
..................................................................................................................
Phụ lục 1: Đƣờng chuẩn của 10 phthalate
.............................................................
Phụ lục 2: Phân tích phƣơng sai một yếu tố.........................................................
Phụ lục 3: Sắc ký đồ của một số mẫu thực ...........................................................


Chữ viết tắt
BzBP

DBP
DCHP
DEHP
DEP
DiBP
DMP
DnHP
DnOP
DPP
PVC
PUF
GC
IDL
IQL
MDL
MQL
MS
RSD
SD


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số phthalate thƣờng gặp....................................................................3
Bảng 1.2. Tính chất lý, hoá học của các phthalate trong nghiên cứu này..................6
Bảng 1.3. LD50 của một số phthalate.........................................................................8
Bảng 1.4. Quy định về hàm lƣợng phthalate ở một số nƣớc trên thế giới...............15
Bảng 2.1. Các điều kiện tiến hành thu mẫu............................................................. 32
Bảng 3.1. Các mảnh ion dùng để định lƣợng của các chất chuẩn............................38
Bảng 3.2. Hiệu suất thu hồi (%) khi dùng dung môi chiết ở các tỉ lệ khác nhau......39

Bảng 3.3. Thời gian lƣu của phthalate..................................................................... 40
Bảng 3.4. IDL và IQL của phthalate....................................................................... 41
Bảng 3.5. Sự phụ thuộc diện tích pic vào nồng độ phthalate...................................42
Bảng 3.6. Phƣơng trình đƣờng chuẩn của các phthalate......................................... 42
Bảng 3.7. Hàm lƣợng các phthalate có trong mỗi PUF mới.................................... 43
Bảng 3.8. Hàm lƣợng các phthalate có trong mẫu trắng ở pha hơi(ng)...................44
Bảng 3.9. Nồng độ phthalate trong không khí ở các nhiệt độ khác nhau.................45
Bảng 3.10. MDL và MQL của các phthalate........................................................... 46
Bảng 3.11. Độ thu hồi và lặp lại của các d4- phthalate trong pha hơi (%)...............47
Bảng 3.12. Độ thu hồi và lặp lại của các d4- phthalate trong pha hạt (%)................48
Bảng 3.13. Nồng độ phthalate trong pha hơi (ng/m3)............................................. 51
Bảng 3.14. Nồng độ phthalate trong pha hạt (ng/mg)............................................. 53
Bảng 3.15. Nồng độ phthalate trong không khí (ng/m3).......................................... 55
Bảng 3.16. Kết quả log ( KP)................................................................................... 60
Bảng 3.17. Kết quả log ( Kow)................................................................................. 61


Bảng 3.18. So sánh giá trị logKow trong một số nghiên cứu khác nhau..................63
Bảng 3.19. Mức độ ƣớc lƣợng phơi nhiễm phthalate thông qua con đƣờng hít thở
không khí trong nhà (ng/kg-bw/ngày)..................................................................... 65
Bảng 3.20. Mức độ ƣớc lƣợng phơi nhiễm phthalate thông qua các con đƣờng khác
nhau (ng/kg-bw/ngày)............................................................................................. 67


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống sắc ký khí GC-MS........................................................... 20
Hình 2.1. Máy sắc ký khí GC.................................................................................. 27
Hình 2.2. Dụng cụ thu mẫu khí................................................................................ 31
Hình 2.3. Bộ thu mẫu khí........................................................................................ 31
Hình 3.1. Chƣơng trình nhiệt độ buồng cột............................................................. 37

Hình 3.2. Sắc ký đồ chất chuẩn phthalate 500 ng/mL............................................. 40
Hình 3.3. Sự phụ thuộc nồng độ phthalate trong không khí vào nhiệt độ...............46
Hình 3.4. Sơ đồ xử lí mẫu không khí....................................................................... 49
Hình 3.5. Nồng độ các phthalate trong pha hơi....................................................... 52
Hình 3.6. Nồng độ các phthalate trong pha hạt (ng/mg).......................................... 54
Hình 3.7. Nồng độ các phthalate trong không khí.................................................. 56
Hình 3.8. Tỉ lệ phthalate giữa pha hơi và pha hạt.................................................... 57
Hình 3.9. Sự phân bố các phthalate trong không khí............................................... 58
Hình 3.10. So sánh nồng độ phthalate ở Hà Nội với một số thành phố trên thế giới.
59
Hình 3.11. Giá trị ƣớc lƣợng trung bình của logKp và logKow đối với mỗi
phthalate.................................................................................................................. 62
Hình 3.12. So sánh giá trị logKow trong một số nghiên cứu khác nhau.................63
Hình 3.13. Mức độ ƣớc lƣợng phơi nhiễm phthalate thông qua con đƣờng hít thở
không khí trong nhà (ng/kg-bw/ngày)..................................................................... 66


MỞ ĐẦU
Phthalate là diester của acid phthalic, chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong
các sản phẩm gia dụng và vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chúng
đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nhựa polyvinyl cloride (PVC) và
các loại nhựa khác nhƣ polyvinyl acetate, ester cenlulose và polyurethane. Trong
vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, quần áo, thực phẩm (vật liệu đóng
gói) và các sản phẩm y tế, mỹ phẩm. Phthalate còn đƣợc sử dụng làm tăng tính kết
dính trong chất tẩy rửa, dung môi. Tuy nhiên khả năng tích lũy sinh học, độc tính
và những ảnh hƣởng xấu của phthalate đối với động vật phòng thí nghiệm, sự
phân bố của phthalate trong các môi trƣờng khác nhau nhƣ không khí, đất, nƣớc,
trầm tích, bùn và bụi,... cũng là vấn đề đáng đƣợc quan tâm và đã đƣợc báo cáo
trong nhiều nghiên cứu trƣớc. Tuy nhiên, cho đến nay những hiểu biết chung về
lớp hợp chất này trên thế giới vẫn còn khá hạn chế. Tại Việt Nam, qua tìm hiểu

chúng tôi nhận thấy mới chỉ có một vài nghiên cứu cơ bản về phƣơng pháp xác
định phthalate trong môi trƣờng và thực phẩm. Nhằm hoàn thiện quy trình phân
tích và đóng góp thêm những hiểu biết về sự phân bố, khả năng rủi ro cho những
cƣ dân sống trong môi trƣờng bị ô nhiễm phathalte, chúng tôi đã thực hiện đề tài
nghiên cứu "Nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro phơi nhiễm phthalate từ
không khí trong nhà tại Hà Nội, Việt Nam".
Mục tiêu:
1. Xây dựng phƣơng pháp xác định phthalate trong mẫu không khí trong

nhà sử dụng kĩ thuật sắc kí khí ghép nối khối phổ.
2. Thu thập mẫu và xác định sự phân bố của phthalate từ không khí trong

nhà tại Hà Nội, Việt Nam.
3. Đánh giá rủi ro phơi nhiễm phthalate qua con đƣờng hít thở không khí

đối với các nhóm đối tƣợng khác nhau.
Phƣơng pháp: Xác định hàm lƣợng phthalate bằng phƣơng pháp sắc ký khí
khối phổ (GC/MS).
1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về phthalate
1.1.1. Giới thiệu về phthalate
Phthalate hay còn gọi là các diester của 1,2-benzenedicarboxylic acid hoặc
phthalic acid. Phthalate là loại hóa chất công nghiệp đƣợc sử dụng rộng rãi trong
ngành nhựa để tạo ra tính mềm dẻo và độ bền chắc cho sản phẩm. Phthalate đƣợc
sử dụng làm chất trợ dẻo trong việc chế tạo nhựa polyinyl chloride (PVC). Chất
trợ dẻo đƣợc nhóm thành các loại sau: Phthalate, terephthalate, epoxy, aliphatic
(chủ yếu là adipate và hydro hóa phthalate), trimellitate, polymeric, phosphate, và

một số thành phần khác. Trong đó các ester của acid phthalic, thƣờng đƣợc gọi là
chất làm dẻo phthalate, là loại chất làm dẻo chủ yếu đƣợc sản xuất và tiêu thụ trên
thế giới. Năm 2014, trên thế giới sản lƣợng sản xuất nhựa dẻo khoảng 8 triệu tấn,
trong đó phthalate chiếm 70%, giảm từ khoảng 88% năm 2005; chúng đƣợc dự
báo sẽ chiếm 65% lƣợng tiêu thụ thế giới trong năm 2019 [12].
Phthalate đƣợc tìm thấy trong vật liệu xây dựng, bọc đệm, vinyl sàn, sơn
tƣờng, sợi, bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em và mỹ phẩm nhƣ sơn móng tay, gel vuốt
tóc, kem dƣỡng da, nƣớc hoa,... chúng đƣợc thêm vào để làm tăng độ bóng, độ mịn,
độ bám bề mặt và giữ mùi lâu hơn...[2], [19]. Phthalate đƣợc sử dụng tùy thuộc vào
những thuộc tính khác nhau của chúng ví dụ nhƣ trọng lƣợng phân tử. Một số
phthalate có trọng lƣợng phân tử cao (7C đến 13C) đƣợc bổ sung vào nhựa để làm
tăng tính dẻo và độ bền của vật liệu, phthalate có trọng lƣợng phân tử thấp (2C đến
6C) thƣờng đƣợc dùng làm tăng tính kết dính trong chất tẩy rửa, dung môi
[27]. Phthalate đƣợc dùng làm chất chống tạo bọt trong sản xuất giấy [34]. Trong

ngành y dƣợc phthalate còn đƣợc ứng dụng sản xuất các loại dụng cụ, thiết bị y tế,
các phthalate thƣờng có trong những túi nhựa đựng máu, dây truyền nƣớc và hóa
chất, ống thông tiểu, ống súc dạ dày... Diethyl phthalate (DEP) có tính diệt khuẩn
cao nên đƣợc dùng nhƣ một chất trị bệnh ghẻ. Đặc biệt, DEP đƣợc dùng làm chất
hóa dẻo trong bao phim viên thuốc, nhƣng lớp phim bao này thƣờng rất mỏng

2


cộng với việc sử dụng hàng ngày chỉ một lƣợng nhỏ nên coi nhƣ lƣợng vào cơ thể
không đáng kể [28].
Công thức cấu tạo chung của phthalate

Đây là công thức cấu tạo chung của các ester phthalate hay còn đƣợc gọi là
diester của acid benzenedicarboxylic.

R và R’ là 2 gốc hydrocarbon. Cấu trúc khác nhau của 2 nhánh này sẽ tạo ra
những tính chất hóa học và vật lý rất riêng của từng chất và làm thay đổi hoạt tính
sinh học của chúng [29]. Tên gọi, công thức hoá học của một số phthalate thông
dụng đƣợc thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Một số phthalate thƣờng gặp
No

1

2

3

4

5



6

7

8

9

10

11


12

13

14

15

16

17

18



19

20

21

22

23

24

25


1.1.2. Tính chất của phthalate
- Nhóm các ester phthalate là các chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi nhẹ, tan

không đáng kể trong nƣớc và carbon tetracloride nhƣng lại tan tốt trong các dung
môi hữu cơ nhƣ methanol, acetonitrile, hexane, các dung dịch dầu ăn, chất béo.
Chúng có thể tan đƣợc trong máu và những chất dịch cơ thể có chứa lipoprotein.
- Khi bị phân hủy nhiệt, các phthalate này cho khí mùi hơi chát.
- Phthalate không có tƣơng tác với các muối nitrate, kiềm, acid hay những

chất oxy hóa mạnh.
- Phthalate là một nhóm hóa chất đƣợc sử dụng nhƣ chất làm dẻo, trong đó

cung cấp tính linh hoạt và độ bền cho nhựa nhƣ polyvinyl cloride (PVC).
- Phthalate khác nhau rất nhiều về tính chất hóa học do độ dài chuỗi khác

nhau của chúng. Do đó, sự phân bố của phthalate trên các môi trƣờng khác nhau
cũng khác nhau. Trọng lƣợng phân tử dao động từ khoảng 194 đến 550 g/ mol, độ


5


hòa tan trong nƣớc và hệ số phân tán octanol- nƣớc tăng theo trọng lƣợng phân
tử. Nhƣ với hầu hết các hóa chất kỵ nƣớc hữu cơ, các ester phthalate ít hòa tan
trong nƣớc mặn hơn trong nƣớc ngọt [32]. Tính chất lý hoá học của một số
phthalate đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tính chất lý, hoá học của các phthalate trong nghiên cứu này

STT


Phthalate

1

DMP

2

DEP

3

DBP

4

DiBP


6


BzBP

6

DnHP

DnOP


8

9

5

DCHP

10

DPP

1.1.3. Độc tính của phthalate
Phthalate đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và
tiêu dùng của con ngƣời, do phthalate không tạo thành một liên kết hoá học bền
7


vững với chất dẻo, chỉ có sự tƣơng tác lƣỡng cực giữa chúng nên chúng có thể
thoát khỏi sản phẩm ra môi trƣờng một cách dễ dàng.
Chƣa có nhiều thử nghiệm về tác hại của các phthalate đối với cơ thể con
ngƣời. Tuy nhiên đối với những nghiên cứu trên động vật (cụ thể là chuột ở cả hai
giống đực và cái) đã cho ta thấy những kết quả đáng sợ về độc tính của các
phthalate này. Theo nghiên cứu trƣớc đây đã nêu ra độc tính của các phthalate này
trên những con chuột đƣợc tiêm vào một lƣợng phthalate nhất định. Tất cả các
phthalate kiểm tra đều có những tác hại về hệ sinh sản và một điều đáng lƣu ý ở
một số thai nhi bị biến đổi ở hầu hết các động vật đƣợc tiêm. Các phthalate khi
đƣợc tiêm vào tĩnh mạch chuột, cơ thể chuột tích tụ các phthalate lại trong phổi,
gan và lá lách với những lƣợng khác nhau các phthalate và dần dần làm mất chức

năng của các bộ phận đó [28], [36]. Trong các nghiên cứu trên động vật thí
nghiệm, khi tiếp xúc với phthalate lâu dài sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh bất
thƣờng nhƣ hở hàm ếch, các dị tật xƣơng và đƣờng hô hấp tăng và tỉ lệ tử vong
của thai nhi tăng lên [4]
Để đánh giá mức độ độc tính của phthalate, một nghiên cứu đã đƣợc khảo
sát trên chuột hoặc thỏ qua nhiều con đƣờng phơi nhiễm khác nhau, kết quả thể
hiện trong bảng 1.3 [14].
Bảng 1.3. LD50 của một số phthalate .
Phthalate

DBP

DMP
DEP
DBP



DEHP

LD50- (Lethal Dose - là liều lƣợng của hoá chất phơi nhiễm trong cùng một
thời điểm, gây ra cái chết cho 50% (một nửa) của một nhóm động vật dùng thử
nghiệm).
Một nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của 14 chất phthalate đã đƣợc tìm
thấy trong tất cả các mẫu nƣớc tiểu của ngƣời từ một số nƣớc châu á nhƣ: Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kuwait, Malaysia và Việt Nam [36], cho thấy
sự phơi nhiễm phổ biến của con ngƣời với phthalate ở các nƣớc Châu á này.
Sự ảnh hƣởng của phthalate đến sức khoẻ con ngƣời đã đƣợc chỉ ra trong
mối liên quan giữa sự phơi nhiễm phthalate cao và các bệnh về nội tiết và hệ sinh
sản của con ngƣời, về trí thông minh và hành vi của trẻ, sự phơi nhiễm nồng độ

phthalate cao có thể làm cho phụ nữ bị lạc nội mạng tử cung, vô sinh [29], nam
giới ở độ tuổi thanh thiếu niên khi cơ quan sinh sản chƣa phát triển hoàn toàn, bị
nhiễm các phthalate ở một mức độ, cơ thể bị gia tăng tỷ lệ tinh hoàn không mong
muốn, tinh hoàn giảm trọng lƣợng hoặc giảm khoảng cách giữa hậu môn và
dƣơng vật...[36]. Một nghiên cứu báo cáo rằng việc tăng tỉ lệ mắc bệnh Eczema và
viêm mũi ở trẻ em có liên quan đến nồng độ BBP tăng cao trong bụi nhà [28].
Nghiên cứu trên lâm sàng và nghiên cứu trên ngƣời cho thấy phthalate có
thể làm cho cơ thể bị kháng insulin và đái tháo đƣờng tuýp II; thừa cân và béo phì,
dị thƣờng xƣơng, dị ứng và hen suyễn, ung thƣ ...[20].
Gần nhất, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đài Loan thực hiện tại
Khoa Y (ĐH Quốc gia Chen Kung) nghiên cứu trên 30 bé gái dậy thì sớm so với
33 bé gái bình thƣờng. Kết quả nƣớc tiểu bé gái dậy thì sớm chứa lƣợng
monomethyl phthalate cao hơn nhiều so với bé gái bình thƣờng và cho rằng đây là
một nguyên nhân gây dậy thì sớm cho các bé gái. Theo các nhà khoa học, các dẫn
xuất phthalate đƣợc xác định là các xenoestrogen, do đó chúng sẽ làm rối loạn nội
tiết (endocrine disruptors), cụ thể là làm rối loạn hệ thống hormone giới tính và
9


×